Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho

MỤC LỤC

 

Chương 1: Mở đầu .Trang 1

1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu . Trang 1

1.2 Ý nghĩa của đề tài .Trang 3

1.3 Mục đích nghiêm cứu .Trang 4

1.4 Nội dung nghiên cứu .Trang 4

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .Trang 4

1.6 Phương pháp nghiên cứu .Trang 4

1.6.1 Phương pháp luận .Trang 5

1.6.2 phương pháp cụ thể .Trang 5

17 Ý nghĩa khoa học của đề tài .Trang 6

Chương 2: Tổng quan về chất thải rắn .Trang 7

2.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn .Trang 7

2.1.1 Khái niệm chất thải rán .Trang 7

2.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn .Trang 7

2.1.3 Phân loại chất thải rắn .Trang 9

2.1.3.1 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý .Trang 9

2.1.3.2 Phân loại theo quan điểm thông thường .Trang 10

2.1.4 Thành phần chất thải rắn . Trang 12

2.1.5 Tính chất chất thải rắn .Trang 14

2.1.5.1 Tính chất vật lý của chất thải rắn .Trang 14

2.1.5.2 Tính chất hoá học của chất thải rắn .Trang 17

2.1.5.3 Tính chất sinh học của chất thải rắn .Trang 21

2.1.5.4 Khả năng phân huỷ sinh học của thành phần chất thải hữu cơ .Trang 22

2.1.5.5 Sự phát sinh mùi .Trang 23

2.1.5.6 Sự phát sinh ruồi nhặng .Trang 24

2.1.6 Tốc độ phát sinh chất thải rắn .Trang 25

2.2 Sự chuyển hoá tính chất của chất thải rắn đô thị .Trang 25

2.2.1 Sự chuyển hoá vật lý .Trang 25

2.2.1.1 Tách các thành phần trong chất thải rắn .Trang 26

2.2.1.2 Giảm thể tích chất thải rắn bằng phương pháp cơ học .Trang 26

2.2.1.3 Giảm kích thước chất thải rắn bằng phương pháp cơ học .Trang 26

2.2.2 Sự chuyển hoá hoá học .Trang 27

2.2.2.1 Quá trình đốt cháy (oxi hoá hoá học) .Trang 27

2.2.2.2 Quá trình nhiệt phân .Trang 27

2.2.2.3 Quá trình khí hoá .Trang 28

2.2.2.4 Sự chuyển hoá sinh học .Trang 28

2.2.2.5 Ủ phân hiếu khí .Trang 28

2.2.2.6 Phân huỷ kỵ khí .Trang 29

2.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường .Trang 31

2.3.1 Rác gây ô nhiễm môi trường đất .Trang 31

2.3.2 Rác gây ô nhiễm nguồn nước – cản trở dòng chảy .Trang 31

2.3.3 Rác gây ô nhiễm môi trường không khí .Trang 32

2.3.4 Giảm mỹ quan đô thị .Trang 33

2.3.5 Rác ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng .Trang 34

2.3.6 Tăng trưởng chi phí về y tế do ô nhiễm .Trang 35

Chương 3 hệ thống quản lý chất thải rắn .Trang 36

3.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn .Trang 36

3.2 Các hình thức thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt được áp dung tại Việt Nam .Trang 36

3.2.1 Hình thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn .Trang 36

3.2.2 Các biện pháp xử lý chất thải rắn được áp dụng tại Việt Nam .Trang 38

3.2.2.1 Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh .Trang 38

3.2.2.2 Công nghệ ép kiện .Trang 38

3.2.2.3 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ HYDROMEX .Trang 39

3.2.2.4 Công nghệ đốt CTR và thu hồi nhiệt năng .Trang 40

3.2.2.5 Công nghệ ủ sinh học .Trang 42

3.2.2.6 Công nghệ tái chế và tái sử dụng rác thải .Trang 46

3.3 Chính sách 3R (Reduce, Reuse, Recycle) .Trang 50

3.3.1 3R là gì .Trang 50

3.3.2 Hiện trạng áp dụng chính sách 3R tại Việt Nam .Trang 51

3.3.2 Tiềm năng áp dụng tại Việt Nam .Trang 52

3.4 Một số mô hình, công nghệ tái chế, tá sử dụng rác thải sinh hoạt có hiệu quả được áp dụng tại Việt Nam .Trang 53

3.4.1 Công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn xây dựng thương mại và sản xuất Nam Thành (Ninh Thuận) .Trang 53

3.4.2 Nhà máy xử lý rác Đông Vinh, địa chỉ KCN Bắc Vinh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An .Trang 58

3.4.3 Nhà máy xử lý rác ở Hóc Môn Tp Hồ Chí Minh .Trang 59

3.4.4 Nhà máy phân rác Cầu Diễn – Hà Nội .Trang 60

Chương 4 Hiện Trạng công tác quản lý và dự báo tốc độ phat sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho .Trang 61

4.1 Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Mỹ Tho .Trang 61

4.1.1 Nguồn phát sinh .Trang 61

4.1.2 Thành phần chính .Trang 61

4.1.3 Khối lượng rác thải sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho .Trang 63

4.2 Công tác tổ chức quản lý .Trang 63

4.3 Hiện trạng hệ thống thu gom .Trang 65

4.3.1 Lao động và phương tiện .Trang 65

4.3.1.1 Lao động .Trang 65

4.3.1.2 Phương tiện .Trang 66

4.3.1.3 Tổ chức thu gom .Trang 67

4.3.1.4 Hình thức thu gom .Trang 68

4.3.1.5 Lưu giữ tại nguồn .Trang 68

4.4 Hiện trạng hệ thống vận chuyển .Trang 70

4.4.1 Lao động và phương tiện .Trang 70

4.4.2 Thời gian vận chuyển .Trang 71

4.4.3 Hình thức hoạt động .Trang 71

4.5 Hiện trạng xử lý rác sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho .Trang 72

4.5.1 Thiết kế của một hố chôn lấp .Trang 73

4.5.2 Quy trình sử dụng bãi .Trang 74

4.5.3 Tái sử dụng .Trang 74

4.6 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho .Trang 75

4.6.1 Đánh giá công tác thu gom .Trang 75

4.6.1.1 Thuận lợi .Trang 75

4.6.1.2 Khó khăn .Trang 76

4.6.2 Đánh giá công tác vận chuyển .Trang 77

4.6.2.1 Thuận lợi .Trang 77

4.6.2.2 Khó khăn .Trang 77

4.6.3 Đánh giá công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Tân Lập .Trang 77

4.6.4 Đánh giá công tác tái sử dụng rác thải sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho .Trang 78

4.7 Dự báo tốc độ gia tăng dân số và tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho đến năm 2020 .Trang 79

4.7.1 Dự báo tốc độ gia tăng dân số .Trang 79

4.7.2 Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn .Trang 82

Chương 5 Đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho .Trang 85

5.1 Phân loại và lưu trữ chất thải rắn tại nguồn .Trang 85

5.1.1 Phương án phân loại và lưu trữ CTR tại hộ gia đình .Trang 85

5.1.1.1 Phương án phân loại và lưu trữ tại nguồn .Trang 85

5.1.1.2 Hình thức đầu tư .Trang 85

5.1.2 Phương án phân loại và lưu trữ rác chợ .Trang 86

5.1.3 Phương án phân loại, lưu trữ CTR tại các nguồn phát sinh khác .Trang 86

5.1.3.1 Phương án phân loại và lưu trữ CTR .trang 87

5.1.3.2 Hình thức đầu tư .Trang 87

5.2 Chuẩn hoá trang thiết bị lưu trữ và thu gom chất thải rắn phục vụ công tác phân loại rác tại nguồn .Trang 88

5.2.1 Túi nylon .Trang 88

5.2.2 Thùng chứa rác hộ gia đình .Trang 89

5.3 Nghiên cứu cải tiến quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt hiện hữu phù hợp với chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn .Trang 91

5.3.1 Phương án cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển RTSH .Trang 92

5.3.1.1 Phương án cải tiến thứ nhất .Trang 92

5.3.1.2 phương án cải tiến thừ hai .Trang 92

5.4 Xây dựng chương trình giáo dục, tuyên truyền về hiệu quà của chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn .Trang 95

5.2 Công nghệ sản xuất phân compost từ rác thải sinh hoạt thành phần hữu cơ .Trang 98

5.2.1 Lợi ích từ việc sản xuất phân compost từ rác thải sinh hoạt thành phần hữu cơ đối với thành phố Mỹ Tho .Trang 98

5.2.2 Đề xuất áp dụng công nghệ sản xuất phân compost từ rác thải sinh hoạt thành phần hữu cơ phù hợp đối với thành phố Mỹ Tho .Trang 99

5.2.2.1 Mô hình xây dựng .Trang 99

5.2.2.2 Mục tiêu .Trang 99

5.2.2.3 Nội dung chủ yếu .Trang 99

5.2.2.4 Sơ lược về quy trình công nghệ .Trang 101

Chương 6 Kết luận và kiến nghị .Trang 113

6.1 Kết luận .Trang 113

6.2 Kiến nghị .Trang 114

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3136 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nguyên liệu đã được chế biến, sản xuất (mà nếu không tái chế thì chúng sẽ trở thành rác thải) trở thành các sản phẩm mới. Tái chế giúp ngăn cho rác không phải chôn xuống đất hay đốt cháy, giảm bớt lượng tiêu thụ nguyên liệu thô, và giảm được lượng năng lượng phải sử dụng hơn so với quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô. Các nguyên liệu phổ biến được tái chế là thuỷ tinh, giấy, nhôm, hắc ín, thép, vải và nhựa. Các nguyên liệu này có thể là rác thải từ quá trình sản xuất hoặc là rác thải tiêu dùng. Tái chế là yếu tố chủ chốt của việc quản lý rác thải hiện đại. Tái chế đã là một hoạt động phổ biến trong lịch sử nhân loại. Trước thời kỳ công nghiệp tại châu Âu, người ta đã thu nhặt các mảnh vụn làm từ đồng và các kim loại có giá trị khác, nung chảy để tái sử dụng. Ở Anh, tro bụi từ việc đốt gỗ và than được dùng để làm nguyên liệu làm gạch. Động lực chủ yếu của những kiểu tái chế này là lợi thế kinh tế của việc sử dụng nguyên liệu tái chế so với việc dùng nguyên liệu gốc, cũng như do thiếu bộ phận loại bỏ rác ở các thành phố đông đúc. Tái chế giấy xuất hiện ở nước Anh vào năm 1921,khi Tổ Chức Rác Thải Giấy Anh Quốc (British Waste Paper Association) được thành lập để khuyến khích kinh doanh trong lĩnh vực tái chế giấy loại. Việc thiếu các nguồn nguyên liệu là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh thế giới lại càng thôi thúc con người tái chế. Những chiến dịch vận động lớn đã được tổ chức trong thời kỳ Chiến Tranh Thế Giới II ở mỗi nước tham chiến, thúc đẩy nhân dân bảo tồn kim loại và sợi; ở Mĩ, quá trình tái chế được đặc biệt coi trọng. Sau khi chiến tranh kết thúc, các chương trình bảo tồn nguồn nguyên liệu được lập ra trong thời gian chiến tranh tiếp tục được duy trì ở những nước nghèo tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản. Tại Mĩ, sự đầu tư lớn tiếp theo cho tái chế là vào những năm 1970, do chi phí nhiên liệu tăng (sử dụng nguyên liệu tái chế tiết kiệm năng lượng hơn so với sử dụng nguyên liệu gốc). Năm 1973, thành phố Berkeley, California bắt đầu một trong những chương trình thu gom tại lề đường đầu tiên bằng những lần thu lượm giấy báo từ các khu vực dân cư hàng tháng. Từ đó nhiều nước đã bắt đầu và mở rộng các chiến dịch thu gom tại nhà. Một sự kiện nữa đánh dấu cho nỗ lực tái chế xảy ra vào năm 1989 cũng tại thành phố Berkeley, đó là lệnh cấm sử dụng bao gói bằng chất liệu polystyrene để giữ ấm bánh hamburger McDonald’s. Một tác động của lện cấm này là đã tăng cường sự quản lý tại Dow Chemical, nhà sản xuất polystyrene lớn nhất thế giới, dẫn đến nỗ lực lớn đầu tiên để chứng minh rằng nhựa cũng có thể được tái chế. Đến năm 1999, chỉ riêng tại Mĩ đã có 1677 công ty tham gia vào ngành công nghiệp tái chế nhựa từ rác thải tiêu dùng. Thùng rác phân loại rác để tái chế So sánh giữa tái chế và sản xuất thông thường Nhôm: Tái chế 1 kg nhôm tiết kiệm được 8 kg quặng bô xít, 4 kg sản phẩm hoá chất và 14 kwh điện. Trong khi phải cần đến 20 lần năng lượng để sản xuất nhôm từ quặng bô xít so với việc tái chế Thủy tinh: tái chế giúp giảm 20% khí thải và 32% năng lượng sử dụng. Cứ mỗi tấn thuỷ tinh được tái chế, khoảng 315 kg carbon dioxide được giảm và 1,2 tấn nguyên liệu thô được tiết kiệm. Giấy: 1 tấn giấy tái chế giúp bảo tồn được 7000 gallon nước, 17 đến 31 cây, 4000 kwh điện và giảm 60 pound khí gây ô nhiễm. Chế biến từ giấy tái chế sẽ dùng ít hơn 20% năng lượng so với việc chế biến từ gỗ. Một trong những tác dụng chính của việc tái chế là giảm được lượng nguyên liệu thô mới phải sử dụng. Về mặt lý thuyết, tái chế cho phép người ta tiếp tục sử dụng một nguyên liệu cho cùng một mục đích, và thực tế trong nhiều trường hợp điều này đúng chẳng hạn như việc tái chế kim loại và thủy tinh. Tuy nhiên, trong trường hợp với sợi thì việc tái chế thường chỉ tăng thời gian sử dụng của nguyên liệu, dần dần nó sẽ kém hữu dụng đi; chẳng hạn khi giấy được tái chế, sợi giấy sẽ ngắn đi làm cho nó kém hữu dụng trong việc sản xuất giấy cao cấp. Trong nhiều trường hợp, nguy cơ gây ô nhiễm có thể xảy ra trong quá trình tái chế. Làm giảm việc sử dụng nguyên liệu thô, tái chế có thể tạo nên những lợi ích cao hơn về nguyên liệu ở những nơi mà chi phí chế tạo nguyên liệu là đắt đỏ (xét cả về mặt kinh tế, xã hội hay môi trường). Chẳng hạn như việc tái chế nhôm làm giảm lượng thải CO2 đến 95%. Liên quan đến vấn đề hạn chế về nguồn nguyên liệu và đất để đổ rác lại càng nâng cao tầm quan trọng của việc tái chế. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất với môi trường phải đạt được thông qua việc giảm lượng rác thải và tái sử dụng các vật dụng dưới hình dạng hiện tại của chúng, chẳng hạn như dùng lại các chai lọ. Tất cả các kĩ thuật tái chế đều tiêu hao năng lượng, cho việc vận chuyển và sản xuất, và nhiều khi cần cả một lượng nước đáng kể nữa. Cả hai nguồn tài nguyên này đều có tác động về mặt môi trường nên các nhà hoạt động luôn ủng hộ khẩu hiệu “Reduce, Reuse, Recycle” nghĩa là “giảm, tái sử dụng, tái chế” để ám chỉ thứ tự ưu tiên của các hoạt động trong quản lý rác thải. Tái chế rác là một trong những biện pháp được ưu tiên không chỉ nhằm giảm thiểu rác thải tại nguồn mà còn đóng góp quan trọng đến nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Tái chế rác được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và nhiều ngành công nghiệp do mang lại những lợi ích sau: Bảo tồn nguồn lợi sản xuất tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên giảm nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô cho sản xuất Ngăn ngừa sự phát tán các chất độc hại vào môi trường Cung cấp nguồn nguyên vật liệu có giá trị cho công nghiệp Kích thích phát triển những qui trình công nghệ sản xuất sạch hơn Tránh phải thực hiện các qui trình mang tính bắt buộc như xử lí hoặc chôn lấp rác thải Các hoạt động thu hồi và tái chế chất thải: Hoạt động thu hồi và tái chế chất thải được thực hiện thông qua hệ thống thu gom theo mạng lưới 3 cấp gồm: Cấp thứ 1 : gồm người đồng nát và người nhặt rác Cấp thứ 2: những người thu mua đồng nát,người thu mua phế liệu từ những người thu nhặt tại bãi đổ rác, người nhặt rác và đồng nát trên vỉa hè trong toàn thành phố Cấp thứ 3: Gồm những người buôn bán hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn ở nhiều địa điểm cố định và các đại lý thu mua là điểm nút đặc biệt trong buôn bán như các bên trung gian giữa các ngành công nghiệp và người bán lại Tùy thuộc vào vị trí, nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thành phần chất thải mà lựa chọn các phương pháp tái sinh khác nhau Các loại chất rắn và xỉ không thể sử dụng được nữa được đổ ở bãi chôn lấp hoặc đổ xuống biển. Tất cả các vật liệu trước và sau khi sử dụng có thể cần cho hoạt động kinh doanh có trong rác thải đô thị như các chất thải hữu cơ, kim loại, nhựa, giấy, kín, .. được gọi là “vật liệu có thể tái chế “ Hoạt động tái chế cũng cần chi phí để thu gom, vận chuyển, chế biến và ngăn chặn các hoạt động tiêu cực lên môi trường do quá trình tái chế gây ra, do đó, nếu như chi phí tái chế cao hơn lợi ích tái chế thì lúc đó hoạt động tái chế không được coi là hoạt động kinh doanh. Nếu chi phí tái chế thấp hơn lợi ích tái chế thì hoạt động tái chế được coi la hoạt động kinh doanh 3.3 Chính sách 3R (Reduce, Reuse, Recycle) 3.3.1 3R là gì R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce- Reuse -Recycle - Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất , mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nlon để nhằm giảm lượng rác thải phát sinh từ túi nilon… - Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng nước nước… - Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác. 3R là hoạt động nhằm góp phần: - Ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường - Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải - Giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác. 3.3.2 Hiện trạng áp dụng chính sách 3R tại Việt Nam Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2009, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng tới 0,9 kg lên 1,2 kg/ người/ ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 kg lên 0,65 kg/ người/ ngày tại các đô thị nhỏ. Dự báo, tổng lượng chất thải rắn phát sinh có thể tăng lên đến 25 triệu tấn vào năm 2010, 35 triệu tấn vào năm 2015, 45 triệu tấn vào năm 2020. Trong khí đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20%. Và phương thức xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp. Việc chôn lấp như vậy chiếm quỹ đất ngày càng nhiều, gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm do nước rỉ rác từ các bãi rác, tăng phát thải khí mêtan (CH4) - một loại khí nhà kính làm gia tăng biến đổi khí hậu. Cơ sở hạ tầng, công nghệ về xử lý chất thải còn yếu kém. Cả nước có 91 bãi chôn lấp rác thải thì có đến 70 bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không hợp vệ sinh. Ngành công nghiệp tái chế chưa phát triển do chưa được quan tâm đúng mức. Một số địa phương đã và đang thực hiện những dự án 3R, điển hình là Dự án 3R Hà Nội, song nhìn chung mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ, không đồng bộ và thiếu định hướng. Còn lại các hộ gia đình trong cả nước chưa được trang bị thiết bị để phân loại rác thải tại nguồn. Các điểm trung chuyển cũng như vận chuyển rác thải chưa được xây dựng, trang bị đầy đủ để đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xử lý riêng từng loại rác thải. Nên kể cả rác đã được phân loại tại nguồn (nằm trong dự án 3R) thì khi thu gom rác thải, công nhân môi trường đô thị cũng thường lại gom chung với rác thải chưa phân loại. Bên cạnh đó, cộng đồng rộng lớn chưa nhận thấy những lợi ích của việc thực hiện 3R. Số lượng doanh nghiệp tham gia áp dụng sản xuất sinh học cũng mới chỉ khoảng 200 trên tổng số 200.000 doanh nghiệp. 3.3.2 Tiềm năng áp dụng tại Việt Nam Trên thực tế, tỷ lệ gia tăng dân số nhanh, mức sống ngày càng được cải thiện, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng. Công nghiệp hóa làm tăng lượng chất thải rắn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ khiến các loại chất thải nguy hại, chất thải điện tử cũng sẽ gia tăng. Trong khi đó, nếu phân loại tại nguồn tốt, chất thải rắn sinh hoạt có thể tái chế khoảng 60 - 65%. Chất thải hữu cơ cao trong rác thải sinh hoạt có tiềm năng lớn trong việc chế biến phân compost. Với lĩnh vực công nghiệp, một số ngành công nghiệp có khả năng tái sử dụng, tái chế tới 80% lượng chất thải. Thậm chí, các công nghệ mới như Seraphin, Tâm Sinh Nghĩa, Công ty thủy lực đã được áp dụng ở một số thành phố như Hà Nội (Sơn Tây), Vinh, Huế, Ninh Thuận đem lại tỷ lệ tái chế tới hơn 90%, đồng nghĩa chất thải mới phải chôn lấp chỉ dưới 10%. Như vậy, chất thải có vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia. Do đó, chất thải cần phải được coi trọng, được thống kê, đánh giá, phân tích và phân loại để tái chế, tái sử dụng tốt trước khi đem tiêu hủy. 3.4 Một số mô hình, công nghệ tái chế, tá sử dụng rác thải sinh hoạt có hiệu quả được áp dụng tại Việt Nam 3.4.1 Công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn xây dựng thương mại và sản xuất Nam Thành (Ninh Thuận) Công ty TNHH XD – TM & SX Nam Thành chuyên sản xuất PHCVS từ nguyên liệu chủ yếu là rác thải sinh hoạt Nguồn rác thải sinh hoạt này được công ty trực tiếp thu gom tại địa bàn thị xã Phan Rang và các khu vực lân cận với khối lượng trung bình từ 100 – 150 tấn/ngày. Sau đó, chúng sẽ được vận chuyển tập trung về nhà máy. Tại đây, RTSH được phân loại, xử lý và chế biến thành PHCVS phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Sơ đồ công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt của Công ty TNHH XD – TM & SX Nam Thành như sau: Phun vi sinh phân huỷ Nghiền Rác SH Phun vi sinh khử mùi Hoàn lưu vật liệu chứa phân Phun vi sinh đặc chủng Thành phẩm Cành cây, vỏ xe… Xà bần, vải… Bao nilong Vật liệu chứa sắt Hệ thống sấy Phối trộn phụ gia Mùn hoai Sàng 3mm Hệ thống sấy Bãi giảm ẩm Ủ hiếu khí Vô cơ tái sinh Vô cơ tái sử dụng Tái sử dụng Vô cơ chôn lấp Phun vi sinh khử mùi Ly tâm Băm, rửa Tách, phân loại Đóng kiện Bãi chôn lấp Máy băm Tuyển gió Tuyển từ Phân loại sơ bộ lần 2 Nghiền, xé rác Phân loại sơ bộ lần 1 Tiếp nhận Đóng bao Bao bì, các sản phẩm Sân phơi Máy ó định hình Hạt nhựa Hình 3.3 Quy trình hoạt động của Nhà máy Nam Thành * Thuyết minh quy trình công nghệ RTSH từ các xe thu gom, sau khi xác định trọng lượng được đưa vào nhà tiếp nhận rác (receiving tank). Tại đây, công nhân tiến hành phun, xịt chế phẩm vi sinh khử mùi và diệt khuẩn NTC. Từ nhà tiếp nhận, RT sẽ được xe xúc chuyên dụng đưa vào băng chuyền dẫn sang nhà tách lựa và được phân loại sơ bộ lần một bằng tay (picking conveyor). Công nhân đứng dọc hai bên băng chuyền tiến hành tách bỏ các vật thể có kích thước lớn như vỏ xe, cành cây… Sau đó, rác thải tiếp tục theo băng chuyền đi vào máy nghiền, để xé các túi nilong, bao bì đựng rác và nghiền sơ bộ các vật liệu rác còn lại có kích thước tương đối lớn. Tiếp theo, rác thải được phun vi sinh khử mùi và tiến hành phân loại bằng tay lần hai (second picking conveyor) để loại bỏ những vật thể vô cơ có kích thước nhỏ công nhân có thể nhặt được qua băng chuyền. Sau giai đoạn phân loại lần hai, rác thải đã tương đối đồng nhất về mặt vật lý (thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ cao hơn so với trong rác thải nạp liệu). Vật thể rắn không tái sinh được như gạch đá, xà bần sẽ được tập trung vào bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Giai đoạn tiếp theo là tiến hành phân loại từ (magnetic separator) để tách các vật liệu chứa sắt bằng hệ thống tuyển từ. Tại đây, các thanh mảnh kim loại, nắp chai, kim tiêm... được giữ lại. Công nhân tiến hành thu gom để bán phế liệu. Sau đó, rác thải tiếp tục được đưa qua hệ thống tách gió, loại bỏ những vật liệu có trọng lượng riêng nhỏ như bao nilong. Sau khi qua hệ thống tách gió, rác thải theo hệ thống băng chuyền đến lồng quay (kích thước lỗ 5 x 5 cm). Tại đây, các vật liệu có kích thước lớn hơn 5 x 5 cm bị giữ lại và lấy ra định kỳ bằng cửa bên thành lồng quay, chuyển sang máy băm sao cho có kích thước tương đương 5 x 5 cm. Sau đó, theo hệ thống băng chuyền, tuyển từ, tách gió đến máy trộn. Các vật liệu có kích thước nhỏ hơn 5 x 5 cm theo các lỗ sàng lồng rơi vào sàng thu, tiếp tục theo hệ thống băng chuyền, tuyển từ, tách gió đến máy trộn. Máy trộn có chức năng trộn lẫn các vật liệu lại với nhau, đồng thời việc gia chủng vi sinh Protect NTC, cân bằng tỷ lệ C/N, điều chỉnh độ ẩm, bổ sung dinh dưỡng cho phù hợp cũng được tiến hành. Sau đó, tất cả các loại RT hữu cơ đã được phân loại, xử lý trên được vận chuyển đến bể ủ hiếu khí bằng xe chuyên dụng. Dưới đáy sàn ủ có hệ thống phân phối khí, cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí sử dụng trong quá trình phân hủy CHC. Sau khi kiểm tra các thông số như mật độ vi sinh Protect NTC, độ ẩm, tỷ lệ C/N… đạt hoàn toàn trong thành phần RT, chúng sẽ được tạo thành luống trên diện tích bể ủ, phủ lớp than bùn, bơm khí lên men. Quá trình ủ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 25 – 30 ngày. Trong quá trình ủ, tiến hành đảo trộn định kỳ bằng xe chuyên dụng (rác mới ủ đảo trộn 10 ngày/lần, rác đã ủ được một thời gian thì đảo trộn 5 ngày/lần), kiểm tra và hiệu chỉnh nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Nước rỉ rác phát sinh trong quá trình ủ được quy tụ về hố thu gom trong hệ thống nhà ủ và sử dụng hồi ẩm trong thời gian vài ngày sau đó. CTR sau khi ủ hiếu khí được mang đi ủ chín khoảng mười ngày. Trong quá trình ủ chín, quá trình đảo trộn cũng được thực hiện. Sau khi ủ chín, RT đã được mùn hóa có độ ẩm từ 35 – 40%, tiếp tục được mang ra bãi giảm ẩm vào mùa khô từ tháng 1 – 9, còn vào mùa mưa sẽ được mang vào hệ thống sấy. Tiếp theo, chất thải rắn hữu cơ đã mùn hoá theo hệ thống băng chuyền tới sàng rung có kích thước lỗ sàng 3 x 3 mm. Tại đây, các vật liệu có kích thước lớn hơn lỗ sàng theo hệ thống băng chuyền đi ra ngoài. Các vật liệu này được ủ lại bằng phương pháp ủ kỵ khí có theo dõi nâng ẩm và gia cố vi sinh, quá trình ủ được thực hiện từ 4 – 5 tháng. Hoặc chúng sẽ được hoàn lưu về giai đoạn ủ hiếu khí. Mùn tinh sau khi qua lỗ sàng theo hệ thống băng chuyền vào hầm chứa, sau đó được đưa sang chảo trộn. Tại đây, các chất phụ gia, VSV đặc chủng kháng bệnh được thêm vào tùy theo mục đích tạo ra sản phẩm. Tiếp theo, mùn tinh được chuyển đến máy se viên nhằm làm tăng khối lượng riêng của mùn, tạo điều kiện cho quá trình bón phân sau này được dễ dàng hơn. Cuối công đoạn này, độ ẩm của mùn tinh còn tương đối cao (30 – 35%) nên được chuyển đến hệ thống sấy hoặc sân phơi nhằm làm cho độ ẩm giảm đến tiêu chuẩn cho phép (20 – 22%). Mùn tinh sau khi qua máy sấy được chuyển đến hệ thống đóng bao cho ra thành phẩm phân hữu cơ vi sinh phục vụ nông nghiệp. Tất cả các loại nhựa, bao nilong thu được từ khâu tách lựa sẽ được chuyển đến phân xưởng 5. Phân xưởng này có nhiệm vụ phân loại theo chủng loại, xử lý nguyên liệu theo kích thước, rửa, ly tâm bằng các thiết bị đặc thù. Sau đó, đưa ra sân phơi vô cơ cho đến khi khô tuyệt đối và tiếp tục qua máy ó, định hình và sản xuất ra hạt nhựa tái sinh và phôi nhựa theo chủng loại đã phân loại. Hạt nhựa sẽ được phân xưởng 6 tiếp nhận, xử lý và sản xuất hạt PE dùng để sản xuất túi, hạt PP sản xuất bao bì PP. Phân xưởng này bao gồm các hệ thống: kéo sợi, dệt, cán màng, thổi túi, in tạo ra sản phẩm bao bì hoàn thiện phục vụ cho nhà máy và các cơ sở sản xuất theo yêu cầu. 3.4.2 Nhà máy xử lý rác Đông Vinh, địa chỉ KCN Bắc Vinh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Công nghệ xử lý được áp dụng tại Nhà máy là sử dụng công nghệ xử lý rác mang tên seraphin Có thể tóm tắt quá trình xử lý rác thải như sau: Ban đầu rác từ khu dân cư được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệ thống phun vi sinh khử mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại. Tiếp đến, băng tải sẽ chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói. Rác tiếp tục đi qua hệ thống tuyển từ (hút sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt xuống sàng lồng. Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển rác vô cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt. Trong quá trình vận chuyển này, một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm chúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại. Sau đó, rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Buồng ủ có chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vi khuẩn. Rác biến thành phân khi được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng. Phân trên sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá học. Phân dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian 7-10 ngày. Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tại Công ty tiếp tục phát triển hệ thống xử lý phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín. Phế thải trơ và dẻo đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch. Sản phẩm thu được ở giai đoạn này là phế thải dẻo sạch. Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt, phối trộn, sơ chế, gia nhiệt bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lực cao. Thành phẩm cuối cùng là ống cống panel, cọc gia cố nền móng, ván sàn, cốp pha, gạch bloc... Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg seraphin (chất thải vô cơ không huỷ được) và 250-300kg phân vi sinh. Loại phân này hiện đã được bán trên thị trường với giá 500 đồng/kg. Như vậy, qua các công đoạn tách lọc - tái chế, công nghệ seraphin làm cho rác thải sinh hoạt được chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ vi sinh, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất đồ dân dụng, vật liệu cho công nghiệp. Các sản phẩm này đã được cơ quan chức năng, trong đó có Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng kiểm định và đánh giá là hoàn toàn đảm bảo về mặt vệ sinh và thân thiện môi trường. Với công nghệ seraphin, Việt Nam có thể xoá bỏ khoảng 52 bãi rác lớn, thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mục đích xã hội tốt đẹp hơn. 3.4.3 Nhà máy xử lý rác ở Hóc Môn Tp Hồ Chí Minh Nhà máy xử lý rác Hóc Môn là nhà máy làm phân hữu cơ hiếu khí do Đan Mạch tài trợ. Công nghệ này được cơ khí hoá cao, sử dụng hai lò ủ trong môi trường bổ sung và duy trì liên tục không khí và độ ẩm. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, công nghệ này trở nên không còn phù hợp nữa do: Không đáp ứng được với lượng rác ngày càng gia tăng (quá tải) Tính chất và thành phần rác ngày càng phức tạp, không còn phù hợp với công nghệ thiết kế ban đầu. Nhà máy phân rác Hóc Môn sử dụng phương pháp ủ khí, hầu hết các công đoạn đều thủ công. Các bãi tập kết rác được gom thành những đống cao 1.5 – 2.0m và được khử bằng một lớp vôi bột để khử mùi. Tuy nhiên, do lượng rác gia tăng mạnh, việc ủ yếm khí không thể đáp ứng được do thời gian ủ quá lâu, đòi hỏi mặt bằng phải lớn. 3.4.4 Nhà máy phân rác Cầu Diễn – Hà Nội Thủ đô Hà Nội tiếp nhận dự án viện trợ của Tây Ban Nha đầu tư cho nhà máy phân rác Cầu Diễn công suất 200 tấn rác tươi/ngày. Nhà máy này sử dụng công nghệ ủ hiếu khí, nhằm rút ngắn thời gian phân huỷ rác để đáp ứng với lượng rác khổng lồ. Việc ủ hiếu khí ở đây được thực hiện nhờ VSV hiếu khí sẵn có trong rác, có bổ sung thêm VSV phân lập và nhân giống. Quá trình ủ được thực hiện trong các hầm ủ, thổi gió cưỡng bức và duy trì độ ẩm thích hợp. Công nghệ ủ rác ở Cầu Diễn là một trong những công nghệ tiên tiến nhất, tuy nhiên nó đòi hỏi đầu tư lớn.. CHƯƠNG 4 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ DỰ BÁO TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP MỸ THO 4.1 Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Mỹ Tho 4.1.1 Nguồn phát sinh Mỹ Tho là đô thị loại II có số dân 215.200 người (năm 2010). Như đã phân tích, nguồn phát sinh CTR chính của thành phố bao gồm các nguồn sau: - Rác sinh hoạt từ các hộ gia đình - Rác từ các công trình công cộng như chợ, công viên - Rác trong khâu quét dọn đường phố - Rác từ các công sở, trường học, cơ quan - Rác từ các cơ sở sản xuất, nhà hàng - Rác từ các bệnh viện, bao hồm rác sinh hoạt, rác y tế, bệnh phẩm đã được xử lý - Rác từ các công trình đang xây dựng, phá huỷ để xây dựng mới, sữa chữa nâng cấp 4.1.2 Thành phần chính Kết quả khảo sát về thành phần rác tại thành phố Mỹ Tho được trình bày ở Bảng 4.1 dưới đây. Bảng 4.1 Thành phần rác đô thị của TP Mỹ Tho Thành phần Bao gồm Phần trăm (%) Giấy Sách, báo, tạp chí và các vật liệu giấy khác 3.89 Thuỷ tinh Thuỷ tinh 0.21 Kim loại Lon sắt, lon nhôm, hợp kim các loại 0.23 Nhựa Chai nhựa, bao nilon, các loại khác 6.37 Chất hữu cơ Thức ăn thừa, rau trái, các chất hữu cơ khác 77.53 Các chất độc hại Pin, acqui, sơn, bệnh phẩm 0.06 Xà bần Sành, sứ, bêtông, vỏ sò 2.14 Chất hữu cơ khó phân huỷ Cao su, da, giả da 0.99 Các chất có thể đốt cháy Cành cây gỗ, vải vun, lông gia súc, tóc 8.58 TỔNG CỘNG 100 (Nguồn: Công ty Công trình đô thị thành phố Mỹ Tho) Hình 4.1 Các thành phần có trong rác thài sinh hoạt của Mỹ Tho Kết quả cho thấy rác thải của thành phố Mỹ Tho cũng có một số đặc trưng như các thành phố khác trong nước, đó là thành phần rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao (77.53%). Mặt khác còn thấy thành phần rác có thể tái sử dụng (nylon, nhựa, mũ, giấy, thuỷ tinh …) cũng chiếm tỷ lệ quan trọng. Tại bãi rác, có một nhóm chuyên thu nhặt phế liệu cho biết: rác khi được vận chuyển đến đây cũng đã bị lựa lại khá nhiều từ lúc tải rác trên xe đẩy tay và chuyển lên xe tải. Điều này cho thấy lượng rác có thể tái sử dụng của thành phố khá cao, vì vậy cần phải có công tác quản lý tốt trong việc thu nhặt phế liệu để góp phần mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho môi trường và vừa tiết kiệm được nguyên liệu. 4.1.3 Khối lượng rác thải sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho Cùng với sự phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao kéo theo tình hình rác thải trên địa bàn diễn biến khá phức tạp. Lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều, theo thống kê hiện nay tổng lượng rác thải sinh hoạt được thu gom tại thành phố Mỹ Tho khoảng 250 tấn/ngày đêm, với nguồn phát sinh đa dạng và khó kiểm soát đã tạo nên áp lực rất lớn đối với công tác giữ gìn vệ sinh môi trường. 4.2 Công tác tổ chức quản lý Hiện nay, tại địa bàn thành phố Mỹ Tho đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt là Công ty Công Trình Đô thị thành phố Mỹ Tho. Công ty được thành lập theo Quyết định số 699/1998/QĐ-UB ngày 31 tháng 3 năm 1998 của UBND tỉnh Tiền Giang. Công ty có các chức năng chính như sau: - Thu gom, vận chuyển rác từ 48 tuyến đường với hơn 20.000 hộ dân, các chợ, cơ quan, trường học, rác thải sinh hoạt bệnh viện (rác y tế được thu gom riêng đốt thiêu huỷ) trong nội ô thành phố và một số xã ngoại thành, KCN Mỹ Tho và xã Bình Đức đến bãi rác Tân Lập để xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Công ty đã bố trí hợp lý các vị trí thu gom gồm 92 điểm trung chuyển, các điểm trung chuyển với số lượng lớn rác thải được bố trí chủ yếu vào các buổi tối gồm 24 điểm. Theo thống kê, tỉ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý RSH trên địa bàn thành phố Mỹ Tho hiện đạt khoảng 95%. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện các chức năng khác như: - Duy tu bảo dưỡng hệ thống cầu đường, cống thoát nước. - Bảo trì quản l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van tot nghiep.doc
  • docLOI CAM DOAN.doc
  • docloi cam on.doc
  • docloi noi dau.doc
  • docmuc luc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
  • doctrang bia chinh.doc
  • doctrang bia phu.doc
Tài liệu liên quan