MỤC LỤC
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI, TỈNH ĐỒNG NAI
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MUC CÁC HÌNH vii
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Đối tượng nghiên cứu 3
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
1.7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP
2.1 Tổng quan về quản lý môi trường khu công nghiệp 4
2.1.1. Những bất cập trong công tác quản lý môi trường 4
2.1.2. Một số kiến nghị 8
2.2. Hệ thống Nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp 11
2.2.1. Một số kết quả đã đạt được 11
2.2.2. Một số biện pháp quản lý đã thực hiện 12
2.2.3. Những hạn chế, bất cập 13
2.2.4. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu kinh tế 15
2.2.5. Tiếp tục triển khai công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch khu công nghiệp đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ 15
2.2.6. Nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực môi trường khu công nghiệp 16
2.3. Các phương pháp quản lý môi trường khu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay 17
2.3.1. Khu công nghiệp sinh thái 17
2.3.1.1. Khái niệm khu công nghiệp sinh thái 17
2.3.1.2. Mục tiêu của khu công nghiệp sinh thái 18
2.3.1.3. Nguyên tắc xây dựng khu công nghiệp sinh thái 18
2.3.1.4. Yêu cầu đối với khu công nghiệp sinh thái 18
2.3.1.5. Lợi ích của việc phát triển khu công nghiệp sinh thái 19
2.3.1.6. Khả năng ứng dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam 21
2.3.2. Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 29
2.3.2.1. Giới thiệu chung 29
2.3.2.2. Mục đích 29
2.3.2.3. Lợi ích 29
2.3.2.4. Triết lý 30
2.3.2.5. Nguyên tắc 31
2.3.2.6. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hệ thống 32
2.3.2.7. Các khu công nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 32
2.4. Các công cụ dùng trong quản lý môi trường 37
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI
3.1. Giới thiệu về khu công nghiệp Hố Nai 38
3.1.1. Thông tin chung về khu công nghiệp 38
3.1.2. Vị trí địa lý khu công nghiệp Hố Nai 38
3.1.3. Qui mô diện tích 38
3.1.4. Các loại hình sản xuất trong khu công nghiệp 39
3.1.5. Các dạng sản phẩm chính 39
3.1.6. Thông tin về hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp 39
3.1.7. Cơ cấu quản lý môi trường trong khu công nghiệp 40
3.2. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp 42
3.2.1. Mặt bằng thiết kế 42
3.2.2. Hệ thống cấp điện 42
3.2.3. Hệ thống cấp thoát nước 42
3.2.3.1. Hệ thống cấp nước 42
3.2.3.2. Hệ thống thoát nước 43
3.2.3.3. Hệ thống giao thông 43
3.2.3.4. Hệ thống thông tin liên lạc 46
3.2.3.5. Hệ thống phòng cháy chữa cháy 47
3.2.3.6. Hệ thống cây xanh 47
3.3. Các nguồn gây ô nhiễm chính của khu công nghiệp Hố Nai 47
3.3.1. Nước thải 48
3.3.1.1. Nước thải sinh hoạt 48
3.3.1.2. Nước thải sản xuất 49
3.3.1.3 Nước mưa chảy tràn 50
3.3.2. Khí thải 50
3.3.2.1. Khí thải phát sinh từ dây chuyền công nghệ sản xuất 50
3.3.2.2. Khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu 52
3.3.2.3. Khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải 52
3.3.2.4. Khí thải từ các hoạt động khác 52
3.3.3. Chất thải rắn 53
3.3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 53
3.3.3.2. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 53
3.3.3.3. Chất thải nguy hại 54
3.3.4. Tiếng ồn và chấn động rung 54
3.3.5. Sự cố cháy nổ 54
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI
4.1. Nước thải. 55
4.1.1. Hệ thống xử lý 55
4.1.1.1. Sơ đồ công nghệ 55
4.1.1.2. Thuyết minh quy trình công nghệ 57
4.1.1.3. Hiệu quả xử lý của công nghệ 58
4.1.2. Chất lượng nước thải 60
4.1.3. Chất lượng nước mặt 62
4.1.4. Chất lượng nước ngầm 63
4.1.5. Nước mưa chảy tràn 64
4.2. Khí thải 65
4.3. Chất thải rắn 67
4.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 67
4.3.2. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 67
4.3.3. Chất thải nguy hại 67
4.4. Tiếng ồn và rung 69
4.5. Phòng chống sự cố cháy nổ 69
4.6. Tổng hợp các vấn đề môi trường còn tồn tại trong khu công nghiệp Hố Nai 69
CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLMT TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI
5.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường 71
5.1.1. Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 71
5.1.1.1. Biện pháp chung 71
5.1.1.2. Các biện pháp sử dụng thiết bị xử lý ô nhiễm không khí 73
5.1.2. Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 73
5.1.2.1. Phương án thoát nước và quản lý nguồn nước thải 74
5.1.2.2. Phương án xử lý nước thải tại nguồn 75
5.1.2.3. Phương án xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp 75
5.1.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn 80
5.1.3.1. Biện pháp thu gom và phân loại 81
5.1.3.2. Biện pháp khống chế ô nhiễm tại trạm trung chuyển chất thải rắn tập trung 81
5.1.3.3. Giảm thiểu phát thải 82
5.1.4. Biện pháp khống chế tiếng ồn và độ rung 82
5.1.5. Biện pháp phòng chống và ứng phó sự cố cháy nổ 83
5.2. Giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 83
5.2.1. Nội dung 83
5.2.2. Thực hiện 84
5.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường 85
5.2.4. Giải pháp giáo dục, truyền thông môi trường 87
5.3. Hướng tới xây dựng khu công nghiệp sinh thái 88
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận 91
6.2. Kiến nghị 92
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3165 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp Hố Nai, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuẩn quốc tế, đến nay đã lấp đầy 100% diện tích và là KCN duy nhất có 100% các doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Nguyễn Công Bình, Phó TGĐ Công ty phát triển KCN Long Bình cho biết: Được đầu tư từ năm 1994, thời điểm vấn đề BVMT vẫn chưa thực sự được coi trọng. Mặc dù chưa có áp lực của cơ quan Nhà nước, nhưng từ khi bắt tay lập dự án, Công ty đã đặc biệt coi trọng vấn đề BVMT. Nhà máy XLNT chính là hạng mục đầu tiên được hoàn thành tại KCN này. Hơn nữa, đây là liên doanh giữa một đơn vị quân đội của Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản - một đất nước với những tiêu chuẩn môi trường khắt khe nhất thế giới nên các tiêu chí môi trường của KCN Loteco được áp dụng ở mức cao nhất. KCN Loteco đang áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Ấn tượng ban đầu khi đặt chân tới KCN Loteco chính là hệ thống cây xanh rợp mát trên khắp các tuyến đường nội khu và bên trong các nhà máy sản xuất. Diện tích cây xanh và thảm cỏ tại đây chiếm tới 18% diện tích đã góp phần điều hòa không khí, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho môi trường sản xuất công nghiệp vốn luôn nóng nực, ngột ngạt.
Hiện nay, việc đầu tư xây dựng hệ thống XLNT đạt tiêu chuẩn, đủ công suất xử lý là vấn đề "khó" đối với mọi KCN. Tuy nhiên, tại KCN Loteco, hệ thống XLNT đạt tiêu chuẩn không những đảm bảo công suất hiện tại mà còn có thể dự phòng cho nhiều năm về sau. Trong đó, Nhà máy thứ nhất có công suất 1.500 m3/ ngày đêm, sử dụng công nghệ xử lý hóa lý sinh của Nhật Bản. Nhà máy thứ hai có công suất 4.000m3/ ngày đêm, sử dụng công nghệ UNITANK một bậc hiếu khí có khử nitơ được chuyển giao từ Công ty Seghers Keppel của Bỉ. Kết quả phân tích 31 chỉ tiêu của mẫu nước thải sau xử lý của 2 nhà máy này cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước thải đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, cột A. đặc biệt, nước thải sau xử lý đã được sử dụng làm nước tưới cây xanh trong KCN, góp phần giảm lượng nước sạch tưới cây, tiết kiệm đáng kể chi phí.
Mặc dù chỉ với 02 nhà máy đã hoàn toàn đáp ứng được khối lượng nước thải hiện tại, nhưng KCN Loteco đang tiếp tục đầu tư nhà máy XLNT thứ 3 có công suất 4.000m3/ ngày đêm ( tháng 03/2010 đưa vào sử dụng). Theo Ông Bình, việc đầu tư thêm nhà máy XLNT nhằm dự phòng khi khối lương nước thải của các doanh nghiệp tăng lên và vận hành khi các nhà máy khác bảo dưỡng, bảo trì. Có thể nói, đây là một điều chưa từng có ở bất kỳ KCN nào trên cả nước.
Ngoài ra, tại KCN Loteco các nguồn chất thải khác cũng được phân loại ngay tại nguồn. Trong đó, CTRSH được thu gom bởi công ty DV MT ĐT Biên Hòa; chất thải nguy hại được thu gom bởi công ty TNHH Xi Măng Holcim Việt Nam.
Với tiêu chí là một KCN sạch nên các doanh nghiệp khi muốn đầu tư vào đây đều phải cam kết thực hiện đầy đủ hệ thống quy định về bảo vệ môi trường nghiêm ngặt. Theo đó, 100% các doanh nghiệp phải đấu nối dây chuyền XLNT vào hệ thống xử lý tập trung của KCN, đồng thời trước đó phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn nước thải loại B.
Năm 2008, KCN Loteco đã đạt giải thưởng "Thương hiệu xanh bền vững" do Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam trao tặng. Hiện tại, KCN Loteco đang triển khai các bước để mở rộng diện tích thêm 200ha.
2.4. Các công cụ dùng trong QLMT [17]
Để thực thi các giải pháp QLMT trong KCN, các công cụ QLMT cần phải được triển khai đồng bộ và phù hợp với từng vấn đề môi trường đặc thù.
Bảng 2.1: Các công cụ dùng trong QLMT KCN
Công cụ pháp luật và chính sách
Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường gồm:
- Những qui định chung
- Tiêu chuẩn nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải…)
- Tiêu chuẩn không khí (khói, bụi, khí thải…)
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.
- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ…
- Tiêu chuẩn lien quan đến môi trường do các hoạt đông khai thác khoáng sản trong long đất, ngoài biển…
Công cụ kinh tế
Gồm có:
- Thuế tài nguyên
- Thuế môi trường
- Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường
- Hệ thống đặt cọc – hoàn trả
- Ký quỹ môi trường
- Trợ cấp môi trường
- Quỹ môi trường
Công cụ kỹ thuật QLMT
Bao gồm:
- Đánh giá môi trường
- Kiểm toán môi trường
- Hệ thống quan trắc môi trường
- Xử lý chất thải
- Tái chế và sử dụng chất thải
Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường
Bao gồm:
- Giáo dục môi trường gồm những nội dung chủ yếu:
+ Đưa giáo dục môi trường vào trường học
+ Cung cấp thông tin cho những người có quyền ra quyết định
+ Đào tạo chuyên gia về môi trường
- Truyền thông môi trường
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ KCN HỐ NAI
3.1. Giới thiệu về KCN Hố Nai
3.1.1. Thông tin chung về KCN
Tên tiếng việt: KCN Hố Nai
Tên tiếng Anh: Ho Nai Industrial Zone.
Địa chỉ: KCN Hố Nai, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Khu công nghiệp Hố Nai được thành lập năm 1998 theo quyết định số: 287/QĐ – TTg ngày 08 tháng 04 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ, đến nay KCN Hố Nai đã có 102 công ty/ nhà máy thuê đất (90 công ty/ nhà máy đang hoạt động ổn định).
3.1.2. Vị Trí địa lý KCN Hố Nai
Phía Bắc giáp đường sắt Bắc Nam và cách quốc lộ 1.800m.
Phía Tây giáp khu quân sự;
Phía Nam giáp đường điện cao thế;
Phía Đông giáp khu dân cư.
Cách trung tâm TP.HCM 35 Km
Cách cảng Đồng Nai 7 Km, Tân Cảng 30 Km,
Cảng Phú Mỹ 46 Km.
3.1.3. Qui mô diện tích
Diện tích : 225,71 ha
Thuộc địa bàn :
+ Xã Bắc Sơn, xã Hố Nai-huyện Trảng Bom.
+ Xã Phước Tân-huyện Long Thành
- Diện tích đất cho thuê tối đa: 151,17ha.
- Diện tích cây xanh: 33,8 ha chiếm khoảng 16.79% diện tích
- Diện tích đã cho thuê: 120,7 (chiếm khoảng 80% diện tích có thể cho thuê.
3.1.4. Các loại hình sản xuất trong KCN
KCN Hố Nai mang tính chất là KCN đa ngành với các loại hình công nghiệp (theo ĐTM đã được duyệt) đa dạng như sau:
a. Công nghiệp nhẹ gồm: + May mặc
+ Lắp ráp các linh kiện điện, điện tử.
+ Các loại hình công nghiệp nhẹ khác.
b. Công nghiệp cơ khí lắp ráp xe máy, ô tô.
c. Công nghiệp hương liệu hóa mỹ phẩm.
d. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất.
e. Công nghiệp chế biến gỗ.
f. Công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc.
3.1.5. Các dạng sản phẩm chính
Hiện nay, các sản phẩm sản xuất từ KCN Hố Nai rất đa dạng, các sản phẩm này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Các sản phẩm gồm: linh kiện xe máy, ô tô (ống xả xe, khung xe, đồ nhựa, giảm xóc, yên xe, đèn xe, dây điện xe, còi xe, ốc vít…) vỏ ruột xe ôtô, xe máy, linh kiện điện, điện tử, quần áo may mặc sẵn, thức ăn chăn nuôi, đồ gỗ xuất khẩu, xi mạ, sơn sản phẩm kim loại, sản phẩm điện công nghiệp, động cơ điện, mô tơ điện, găng tay, nhựa đường, bao bì nhựa, bảng mạch điện tử, lò xo, dây điện các loại, dây ăngten…
3.1.6. Thông tin về hoạt động sản xuất tại KCN
Hiện tại, KCN Hố Nai đã có tổng cộng 101 công ty/nhà máy được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào KCN Hố Nai, trong đó có 90 công ty/ nhà máy đã đầu tư và đang hoạt động ổn định, 4 công ty/nhà máy ngưng hoạt động. Còn lại 7 công ty/ nhà máy đang xây dựng. ( xem phụ lục 1 bảng 1).
Hiện nay, tổng số lao động làm việc tại KCN Hố Nai là: 11.000 người.
Hình 5: Bảng thống kê tình hình các doanh nghiệp đầu tư vào KCN Hố Nai
Bảng thống kê trên cho thấy các ngành công nghiệp nhẹ; công nghiệp cơ khí lắp ráp xe máy, ô tô chiếm đa số đến 77% so với các ngành công nghiệp khác.
3.1.7 Cơ cấu QLMT trong KCN
Trong KCN Hố Nai mọi hoạt động liên quan đến môi trường ngoài sự quản lý của các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai, còn có sự quản lý và hướng dẫn của Công ty hạ Tầng KCN Hố Nai và phải tuân thủ theo quy chế BVMT KCN Hố Nai như sau:
- Phải lập báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết BVMT tùy theo quy mô của dự án theo Nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ và cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trong suốt thời gian hoạt động của dự án.
- Phải thực hiện việc tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải. Nước thải các loại phải được xử lý đạt Tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống XLNT tập trung KCN Hố Nai.
- Phải thực hiện các biện pháp kiểm soát và xử lý cục bộ ngay tại nguồn các hoạt động phát sinh các chất ÔNKK Đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường liên quan đến chất lượng không khí: TCVN 6991:2001; TCVN 6994:2001 ứng với hệ số phân vùng Kv = 1 và TCVN 5939:2005 (cột B); TCVN 5940:2005, không chỉ dùng chiều cao ống khói để phát tán khí thải hay quạt hút khí thải thẳng ra môi trường ngoài.
- Phải có biện pháp chống ồn nếu có hoạt động gây ra tiếng ồn và không vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo quy định sau:
Từ 06h – 18h
Từ 18h – 22h
Từ 22h – 06h
75dBA
70dBA
50dBA
- CTRSH, công nghiệp không nguy hại phải hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định. Chất thải nguy hại (CTNH) phải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo quyết định số 155/1999/QĐ – TTg ngày 16/7/1999 của thủ tướng chính phủ và Quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 2582/2001/QĐ.UBT ngày 30/7/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
- Phải thực hiện trồng cây xanh đạt tối thiểu 15% trên tổng diện tích của Doanh nghiệp để tạo cảnh quang môi trường và điều hòa khí hậu.
- Phải thực hiện chương trình giám sát môi trường theo định kỳ 06 tháng/ lần và có báo cáo gởi về cơ quan có chức năng
- Không được thải, bỏ tất cả các loại chất thải ra ngoài hàng rào nhà máy.
- Không được chôn lấp chất thải trong khuôn viên đất thuê quyền sử dụng.
- Không được để rò rỉ và thẩm lậu dầu nhớt, các hoá chất và các chất độc hại khác vào đất.
- Không được khai thác nước ngầm (theo chỉ thị 08/2006/CT.UBND ngày 20/02/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc tổ chức thực hiện quy định về cấp phép thăm do, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước).
- Các doanh nghiệp trong KCN có sản phẩm tàng trữ và vận chuyển các chất phóng xạ, các nguồn phát xạ ion hoá, các chất độc hại, các chất dễ cháy nổ phải tuân thủ theo các qui định hiện hành.
- Phải nộp tất cả các phiếu xác nhận về việc thực hiện BVMT do các cơ quan quản lý nhà nước cấp cho Công ty Cổ phần KCN Hố Nai.
- Phải chịu chế độ thanh tra môi trường thường xuyên, định kỳ, đột xuất của các cấp thẩm quyền.
- Khi có sự cố xảy ra, các doanh nghiệp KCN phải có trách nhiệm báo cáo cho các Cơ quan quản lý cùng phối hợp triển khai, các biện pháp ứng cứu và khắc phục sự cố một cách có hiệu qủa.
Quy chế này được ban hành năm 2007, các tiêu chuẩn được thay đổi theo các quy chuẩn hiện hành.
3.2. Cơ sở hạ tầng KCN
3.2.1. Mặt bằng thiết kế
3.2.2. Hệ thống cấp điện
Nguồn cung cấp điện chủ yếu của KCN là mạng lưới điện quốc gia thông qua trạm điện 220/110KV ở Long Bình.
Hiện tại, đã xây dựng trạm giảm áp trung gian 110/22KV-40MW cho toàn KCN Hố Nai, nguồn điện cấp cho trạm giảm áp này là tuyến 110KV lấy từ trạm 220/110KV Long Bình dẫn tới.
3.2.3. Hệ thống cấp thoát nước
3.2.3.1. Hệ thống cấp nước
a. Nhu cầu cấp nước
Tổng lượng nước cấp cho KCN khoảng 7.800 (m3/ngày.đêm), trong đó:
- Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất là Q2 = 6.000 (m3/ngày.đêm), theo định mức khoảng 40 m3/ha/ngày.đêm.
- Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt của cán bộ công nhân viên (CBCNV) khoảng Q’2 = 1.800 (m3/ngày.đêm), định mức khoảng 120 lít/người/ngày.đêm.
b. Nguồn nước cấp
Theo quy hoạch chung nguồn nước cấp cho KCN Hố Nai được sử dụng từ nguồn nước cấp của Tp.Biên Hòa. Hiện tại nước cấp từ nhà máy nước Long Bình được dẫn bằng một tuyến ống có Φ500 về cấp cho KCN Hố Nai thông qua trạm cấp nước có công suất 18.000 m3/ngày.đêm.
3.2.3.2. Hệ thống thoát nước
a. Hệ Thống Mạng Lưới Thoát Nước Thải (xem phụ lục 1 bảng 2)
Tổng diện tích đất chưa cho thuê (bao gồm cả phần diện tích đất chưa giải tỏa) khoảng 32 ha.
Lượng nước cấp cho khu vực này là 22 - 25 m3/ha.ngày ( Điều 2.4 TCXDVN 33:2006)
Mạng lưới thoát nước thải bao gồm:
* Mạng lưới thoát nước thải bên trong nhà máy: do mỗi nhà máy tự đầu tư xây dựng
* Mạng lưới thoát nước thải bên ngoài nhà máy: thu gom nước thải của tất cả nhà máy và dẫn về trạm XLNT tập trung của KCN
b. Hệ Thống Mạng Lưới Thoát Nước Mưa (xem phụ lục 1 bảng 3)
3.2.3.3. Hệ thống giao thông
a. Giao thông đối ngoại :
Theo quy hoạch giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tuyến đường ở phía Đông của KCN Hố Nai là đường vành đai 3 đi từ Tp.Hồ Chí Minh vòng xuống phía Nam Tp.Biên Hòa đi đến sân bay Long Thành.
b. Giao thông nội bộ của KCN:
Có 2 loại đường:
+ Một tuyến đường chính cấp 1 : Tuyến đường này đi suốt chiều dài KCN và nối với đường đối ngoại, đường có 6 làn xe, mỗi bên 3 làn xe, mỗi làn xe rộng 3,75m; dải ngăn cách ở giữa rộng 3m, dải kỹ thuật mỗi bên rộng 10m và lộ giới đường 47m;
+ Năm tuyến đường chính cấp 2 : các tuyến đường này có 2 làn xe mỗi hướng, mỗi làn xe rộng 3,75m; chiều rộng mặt đường rộng 15m, dải kỹ thuật mỗi bên rộng 10m và lộ giới đường 35m;
+ Các tuyến đường nhánh nội bộ gồm 2 loại : loại 1 : có mặt đường rộng 11,25m và lộ giới đường 31,5m. Loại 2 : có mặt đường rộng 8m và lộ giới 24m.
Toàn bộ hệ thống giao thống nội bộ trong KCN Hố Nai được xây dựng bằng đường bê tông nhựa nóng, với tổng chiều dài đường khoảng 14,2km. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của đường nội bộ trong KCN Hố Nai như sau:
- Tải trọng H30: 30 tấn;
- Lộ giới: + Đường chính : 45m;
+ Đường nhánh chính : 28m;
+ Đường nhánh phụ : 24m;
- Tốc độ thiết kế: từ 40 km/h đến 60 km/h;
- Bán kính tối thiểu: 100m;
- Độ dốc tối đa: 5%.
Mạng lưới đường giao thông nội bộ của KCN Hố Nai được xây dựng gồm những tuyến đường sau:
- Tuyến đường chính 1 (ký hiệu đường D3) : được đấu nối tiếp từ đường số 1 với những thông số kỹ thuật như sau :
+ Mặt đường rộng 15m;
+ Dải kỹ thuật mỗi bên rộng 15m, trên dải kỹ thuật là đường đi bộ mỗi bên rộng 1,5m; còn lại trồng cây xanh và bên dưới dải kỹ thuật dùng để bố trí các đường dây, đường ống;
+ Lộ giới rộng 45m.
- Tuyến đường chính 2 (ký hiệu đường N2): tuyến đường này được đấu nối từ đường vành đai vào KCN, với những thông số kỹ thuật như sau:
+ Mặt đường rộng mỗi bên rộng 8m;
+ Dải phân cách ở giữa rộng 3m;
+ Dải kỹ thuật mỗi bên rộng 10m, trên dải kỹ thuật là đường đi bộ mỗi bên rộng 1,5m; còn lại trồng cây xanh và bên dưới dải kỹ thuật dùng để bố trí các đường dây, đường ống;
+ Lộ giới rộng 39m.
- Tuyến đường chính 3 (ký hiệu đường N3): tuyến đường này đi từ đường D2 đến đường D3, với những thống số kỹ thuật như sau:
+ Mặt đường rộng 12m;
+ Dải kỹ thuật mỗi bên rộng 8m, trên dải kỹ thuật là đường đi bộ mỗi bên rộng 1,5m; còn lại trồng cây xanh và bên dưới dải kỹ thuật dùng để bố trí các đường dây, đường ống;
+ Lộ giới rộng 28m.
- Tuyến đường nội bộ (ký hiệu đường D1): tuyến đường này đi dọc theo ranh giới phía Tây KCN, với những thông số kỹ thuật như sau:
+ Mặt đường rộng 12m;
+ Dải kỹ thuật mỗi bên phía Suối Nhỏ rộng 3m và bên phía đất công nghiệp rộng 8m;
+ Lộ giới rộng 23m.
- Các tuyến đường còn lại là đường nội bộ đi vuông góc hoặc song song với các tuyến đường chính trên, với những thông số kỹ thuật như sau:
+ Mặt đường rộng 8m;
+ Dải kỹ thuật mỗi bên rộng 8m;
+ Lộ giới rộng 24m.
- Song song với ranh giới cách ly đường điện cao thế, dọc ranh giới phía Đông và dọc 2 bên bờ Suối Nhỏ là tuyến đường nội bộ, với những thông số kỹ thuật như sau:
+ Mặt đường rộng 8m;
+ Dải kỹ thuật rộng 3m;
+ Lộ giới rộng 19m.
3.2.3.4. Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho KCN sẽ là một hệ thống được ghép nối vào mạng viễn thông từ Bưu điện của KCN Hố Nai, mà mạng lưới viễn thông của bưu điện KCN Hố Nai được ghép nối vào mạng viễn thông của bưu điện tỉnh Đồng Nai.
Hệ thống nội bộ được xây dựng một mạng cáp điện thoại có dung lượng đủ để đáp ứng được nhu cầu về viễn thông cho KCN Hố Nai.
Do nhu cầu sửa dụng thuê bao của KCN là 3.537 máy, do đó sẽ đầu tư một tuyến có tổng dung lượng 3.600 đôi.
Đầu tư xây dựng một hệ thống viễn thông hoàn chỉnh, có khả năng kết nối nội bộ với mạng viễn thông quốc gia, nhằm đáp ứng các nhu cầu viễn thông với các loại hình dịch vụ cho các nhà đầu tư trong KCN, cụ thể như:
- Thông tin thoại, fax truyền thông;
- XDSL : đường dây thuê bao số, sử dụng cho các loại hình đa dịch vụ như : thoại, truyền data, internet, conferent... trên một đôi dây cáp;
- DDN; X25 : truyền số liệu, chuyển mạch gói.
Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc của dự án dựa trên cơ sở các mạng cáp điện thoại đáp ứng nhu cầu về sử dụng điện thoại theo từng khu vực, theo từng giai đoạn phát triển.
Các tuyến cáp trong KCN dùng loại cáp đồng từ 10 đến 2.000 đôi, có tiết diện lõi dây 0,5mm luồn trong ống PVC được chôn ngầm dọc theo một bên hoặc cả hai bên vỉa hè các tuyến đường trong KCN, gồm đường cáp tổng, các cáp nhánh, hộp tập điểm,… đến các khu vực.
Vị trí các hộp cáp nằm giữa hai nhà máy trong KCN để tiện cho việc lắp đặt thêm thuê bao cho các nhà máy khi có nhu cầu.
Hệ thống thông tin liên lạc của KCN Hố Nai sẽ do ngành bưu chính viễn thông đảm nhiệm.
3.2.3.5. Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Trên các tuyến ống cấp nước chính bố trí các trụ lấy nước cứu hỏa Ф100, khoảng cách giữa các trụ cứu hỏa khoảng 150m và khoảng cách từ mép đường đến trụ là 2,5m. Mặt khác, ưu tiên bố trí các trụ cứu hỏa tại các ngã ba, ngã tư để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy nước cứu hỏa, tổng số trụ cứu hỏa được đầu tư xây dựng phục vụ cho dự án khoảng 90 trụ.
3.2.3.6. Hệ thống cây xanh
Sử dụng phần đất trũng thấp dọc hai bên con suối Nhỏ, chảy xuyên giữa KCN từ Bắc xuống Nam để xây dựng công viên cây xanh và hồ nước, vừa đảm bảo cho việc thoát nước mưa, vừa tạo môi trường cảnh quan cho KCN.
Các dải cây xanh cách ly KCN với khu dân cư, KCN với khu đất quốc phòng được xây dựng với chiều rộng tối thiểu 50m. Tổng diện tích trồng cây xanh và hồ nước là 45,49ha (chiếm 16,79% diện tích KCN). Ngoài ra, diện tích hành lang cách của đường điện cao thế cũng được tận dụng trồng cỏ và cây xanh. Tuy nhiên cây xanh được sử dụng trồng ở đây là các loại cây có độ cao thấp (>5m) nhằm đảm bảo an toàn cho đường điện theo Công văn số 268/CV-EVN-ĐLĐN13 ngày 01 tháng 02 năm 2005 của Tổng công ty điện lực Việt Nam về việc hành lang an toàn đường dây cao áp.
Tất cả các đường ống và đường dây đều ngầm dưới vỉa hè dọc theo các tuyến đường giao thông chính. Khoảng cách từ mép đường đến đường ống, đường dây là 1,5m; khoảng cách từ mép đường đến tim cây xanh và cột đèn là 1,5m – 2m. Khoảng cách từ tường rào đến tường của ông trình tối thiểu là 5m.
3.3. Các nguồn gây ô nhiễm chính của KCN Hố Nai
Các nguồn gây ô nhiễm chính trong quá trình hoạt động KCN Hố Nai chủ yếu bao gồm:
- Nước thải sản xuất (NTSX), nước vệ sinh công nghiệp, nước thải sinh hoạt (NTSH), nước mưa chảy tràn.
- Khí thải từ quá trình sản xuất (nồi hơi, máy phát điện, hoạt động giao thông và các thiết bị công nghệ) có sử dụng nhiên liệu hóa thạch (dầu DO, FO…).
- Chất thải rắn: CTRSH, chất thải rắn công nghiệp (CTRCN).
- Phế liệu công nghiệp và chất thải nguy hại (CTNH).
3.3.1. Nước thải
Hiện tại Công ty Kinh doanh hạ tầng KCN không dùng nước cho tưới cây hay dùng cho các hoạt động khác mà chỉ dùng cấp cho các doanh nghiệp trong KCN Hố Nai và Phóng cháy chữa cháy là 3924 m3/ngày.đêm. Trong đó, ước tính tổng lượng nước thải ra nguồn tiếp nhận suối Nhỏ 3924x 80% = 3139 m3.
(Nguồn: Công ty cấp nước Long Bình-Công ty Cổ Phần KCN Hố Nai)
3.3.1.1. Nước thải sinh hoạt
NTSH : phát sinh do hoạt động sinh hoạt của cán bộ ,công nhân viên làm việc trong KCN, thành phần và tính chất của nước thải phát sinh từ nguồn tương đối ổn định, gồm các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, vi sinh. Cụ thể các nguồn phát sinh được liệt kê như sau:
+ Phát sinh từ nhà vệ sinh, các bồn tắm giặt;
+ Phát sinh từ nhà bếp, căn tin và khu văn phòng.
Lượng nước thải này tập trung chủ yếu từ các nhà máy có số lượng công nhân đông như: các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, bảng mạch điện tử, công ty may…
Tổng lượng NTSH của KCN Hố Nai thải ra nguồn tiếp nhận Suối Nhỏ với lưu lượng là 550 m3/ngày. Được tính như sau:
+ Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân được tính theo quy định 20 TCN-33-85 của Bộ Xây Dựng là 25lít/người/ca làm việc.
+ Nước dùng cho nhu cầu ăn uống, chuẩn bị bữa ăn của công nhân được tính theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474-87 là 25lít/người/bữa ăn.
* Lượng nước thải sinh hoạt = 11.000 người x 50 lít/người = 550m3
Về đặc điểm và tính chất của nguồn nước thải này chứa các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất rắn lơ lững (SS), chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh. Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua công đoạn xử lý đạt Tiêu chuẩn quy định, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực.
3.3.1.2. Nước thải sản xuất
- NTSX: phát sinh từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN, thành phần và tính chất nước thải rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hình sản xuất cụ thể. Các nguồn phát sinh NTSX được liệt kê cụ thể:
+ Nước thải phát sinh từ các dây chuyền công nghệ sản xuất;
+ Nước thải phát sinh từ các hệ thống, thiết bị giải nhiệt;
+ Nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh thiết bị, nhà xưởng;
+ Nước thải phát sinh từ quá trình xử lý khí thải, quản lý CTR (từ các trạm trung chuyển, lưu trữ CTR).
ÔNMT nước do nước thải nhiễm bẩn vô cơ chứa kim loại nặng trong nước thải xuất hiện ở một số ngành công nghiệp đặc trưng, ảnh hưởng của các chất vô cơ chứa kim loại nặng gây ra trong môi trường nước rất khó phát hiện, vì chúng không gây ra mùi, một số chất không màu.
ÔNMT nước do nước thải nhiễm bẫn hữu cơ, đây là dạng ô nhiễm phổ biến, rất đặc trưng ở các KCN Hố Nai; hầu hết các chất hữu cơ đều có thời gian phân hủy ngắn, phát sinh mùi hôi lan tỏa ra không khí xung quanh, mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào trình độ và quy mô sản xuất, chế biến nguyên liệu và nguồn nguyên liệu.
Về đặc điểm và tính chất của lượng nước thải này chứa các kim loại nặng, dầu khoáng, chất hữu cơ, chất rắn lơ lững… Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua công đoạn xử lý đạt tiêu chuẩn quy định, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực.
Tổng lượng NTCN của KCN Hố Nai thải ra nguồn tiếp nhận Suối Nhỏ với lưu lượng khoảng: 3.139 m3/ngày – 550 m3/ngày = 2.589 m3/ngày.
3.3.1.3 Nước mưa chảy tràn
- Nước mưa chảy tràn : chảy tràn trên toàn bộ bề mặt KCN sẽ cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ, các tạp chất rơi vãi trên mặt đất và các tạm chất bám trên mái nhà xưởng xuống nguồn nước tiếp nhận.
- Như vậy, với các nguồn phát sinh nước thải và tính chất như trên, cho thấy NTSX và NTSX có tải lượng ô nhiễm cao, đây cũng là vấn đề chung ở các KCN đang hoạt động.
3.3.2. Khí thải
Nguồn gây tác động đến môi trường không khí có liên quan đến chất thải trong quá trình hoạt động lâu dài của KCN Hố Nai, được xác định là phát sinh từ quá trình hoạt động của các dây chuyền công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý và các hoạt động lưu trữ, cụ thể như sau:
- Khí thải phát sinh từ các dây chuyền công nghệ sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp trong KCN;
- Khí thải phát sinh từ các máy móc thiết bị đốt nhiên liệu;
- Khí thải phát sinh từ các hoạt động giao thông vận tải;
- Hơi hóa chất, dung môi phát sinh từ hoạt động lưu trữ nhiên, nguyên liệu và hóa chất;
- Khí thải phát sinh từ hoạt động quản lý, xử lý chất thải (nước thải, CTRSH, CTRCN và CTNH).
Từ các nguồn gây ô nhiễm được liệt kê như ở trên, có thể phân loại theo từng loại nguồn phát thải như sau:
3.3.2.1. Khí thải phát sinh từ dây chuyền công nghệ sản xuất
KCN Hố Nai thu hút các ngành nghề sản xuất công nghiệp thuộc loại hình công nghiệp nhẹ, có tính chất tổng hợp và đa ngành. Do đó nguồn phát sinh khí thải từ dây chuyền công nghệ rất đa dạng và phụ thuộc vào từng loại hình ngành nghề sản xuất khác nhau. Thành phần và nguồn gốc phát sinh khí thải cụ thể của từng ngành công nghiệp được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.1: Thành phần và nguồn gốc phát sinh khí thải của từng loại hình công nghiệp trong KCN Hố Nai
Nguồn phát sinh
Thành phần
khí thải
Loại hình
sản xuất công nghiệp
Khí thải sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu. Hầu hết các ngành công nghiệp hoạt động tại KCN Hố Nai đều sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau để làm chất đốt nhắm cung cấp năng lượng. Hầu hết các loại nhiên liệu được sử dụng rộng rãi cho các hoạt động sản xuất công nghiệp hầu hết là dầu DO, FO,…
Bụi, COX, SOX, NOX, CXHY…
- Các nhà máy sản xuất vỏ ruột xe, sản xuất các sản phẩm từ cao su, nhựa dùng cho xe máy như: Công ty Cao su Kenda, Công ty HHCN Chilanshinh… - Các nhà máy cơ khí, luyện kim: Công ty HHCN chính xác VPIC, Công ty đúc chính xác CQS May’s, Công ty HH Tín Dũng (VCFP),…
- Các nhà máy chế biến gỗ: Công ty TNHH Việt Hoằng,…
Khí thải phát sinh từ các công nghệ sản xuất. Tùy theo các loại hình công nghệ sẽ thải các khí thải chứa bụi hoặc hơi khí độc tương ứng. Sơ bộ có thể nhận diện được các chất ô nhiễm không khí tương ứng với các loại ngành nghề sản xuất
- Bụi, khói nhạt, hơi hóa chất (hợp chất chứa lưu huỳnh: H2SO4, SO2, H2S; hợp chất chứa Clo: HCl, Cl2), hơi dung môi aceton, xylen, toluen…
- Các hợp chất hữu cơ
- Phát sinh từ các ngành