Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt viii

Danh mục bảng xi

Danh mục hình ảnh x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG ĐỀ TÀI 3

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5

1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 5

1.7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

1.8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 6

 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 8

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH Y TẾ 8

2.2. ĐẶC TRƯNG RÁC THẢI Y TẾ 8

2.2.1. Khái niệm về CTRYT 8

2.2.2. Thành phần của CTRYT 9

2.2.3. Phân loại CTRYT 10

2.3. TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 13

2.3.1. Đối với môi trường 13

2.3.1.1. Đối với môi trường đất 13

2.3.1.2. Đối với môi trường không khí 13

2.3.1.3. Đối với môi trường nước 13

2.3.2. Đối với sức khỏe 13

2.3.2.1. Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp 13

2.3.2.2. Tác động từ CTRYT 14

2.4. QUẢN LÝ CTRYT 16

2.4.1. Giảm thiểu tại nguồn 16

2.4.2. Quản lý và kiểm soát ở bệnh viện 16

2.4.3. Quản lý kho hóa chất 17

2.4.4. Thu gom, phân loại và vận chuyển 17

2.5. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CTRYT TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 19

2.5.1. Trên thế giới 19

2.5.2. Tại Việt Nam 23

 

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐKKVHM VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN 26

3.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN 26

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 26

3.1.1.1. Vị trí địa lý 26

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên 27

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 27

3.1.3. Cơ sở pháp lý 29

3.1.4. Chức năng của bệnh viện 30

3.1.4.1. Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh 30

3.1.4.2. Đào tạo cán bộ y tế 31

3.1.4.3. Nghiên cứu khoa học về y học và phòng bệnh 31

3.1.5. Quy mô và cơ cấu tổ chức của bệnh viện 31

3.1.6. Tình hình hoạt động y tế tại bệnh viện 32

3.2. NGUỒN PHÁT SINH CTRYT TẠI BỆNH VIỆN 34

3.3. VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN 35

3.3.1. Quy chế bệnh viện (phụ lục 1) 35

3.3.2. Quy chế Bộ y tế (phụ lục 2) 36

3.3.3. Các văn bản pháp luật (phụ lục 3) 36

3.3.4. Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện 37

3.3.5. Công tác vệ sinh tại bệnh viện 38

3.3.6. Công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện 40

3.3.7. Công tác xử lý CTRYT trong bệnh viện 41

 

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRYT TẠI BỆNH VIỆN ĐKKVHM 42

4.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA BỆNH VIỆN 42

4.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN 43

4.2.1. Đánh giá công tác quản lý hành chính đối với CTRYT 43

4.2.1.1 Kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác quản lý CTRYT 44

4.2.1.2. Đảm bảo an toàn trong công tác quản lý CTRYT 45

4.2.2. Đánh giá các mặt kỹ thuật trong việc quản lý CTRYT 46

4.2.2.1. Công tác quản lý lượng CTRYT phát sinh tại bệnh viện 46

4.2.2.2. Công tác phân loại, thu gom CTRYT tại nguồn phát sinh 49

4.2.2.3. Công tác vận chuyển CTRYT 52

4.2.2.4. Nhà lưu giữ CTRYT 53

4.2.2.5. Xử lý CTRYT 54

4.2.2.6. Trang thiết bị lưu giữ, thu gom và vận chuyển CTRYT 55

4.3. PHÂN TÍCH SỰ KHÔNG PHÙ HỢP THEO QUI ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRYT 55

 

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRYT TẠI BỆNH VIỆN ĐKKVHM 58

5.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN 58

5.1.1. Cơ cấu tổ chức 59

5.1.2. Nhiệm vụ của Ban môi trường 59

5.2. NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN 60

5.2.1. Hệ thống quản lý hành chánh 60

5.2.1.1. Hoàn thiện công tác quản lý hành chính đối với chất thải 60

5.2.1.2. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải 61

5.2.1.3. Tăng cường pháp chế đối với các trường hợp vi phạm 61

5.2.2. Cải thiện vệ sinh môi trường bệnh viện 61

5.2.3. Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường 62

5.2.3.1. Giáo dục cộng đồng 63

5.2.3.2. Nâng cao năng lực tổ chức 64

5.3. CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTR TẠI BỆNH VIỆN 65

5.3.1. Giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn 65

5.3.2. Hoàn thiện hệ thống trang thiết bị lưu giữ, thu gom và vận chuyển CTRYT 67

5.3.3. Xây dựng lại nhà chứa rác 69

5.4. GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN 73

5.5. GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN 74

5.5.1. Quản lý tốt nội vi 74

5.5.2. Giải pháp kinh tế 74

5.5.3. Giải pháp kêu gọi đầu tư 74

 

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

6.1. KẾT LUẬN 75

6.2. KIẾN NGHỊ 76

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

docx77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7408 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e và chứng nhận sức khỏe theo Quy định của Nhà nước. Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và các Ngành. Tổ chức khám giám định sức khỏe, giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết. 3.1.4.2 Đào tạo cán bộ y tế Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn. 3.1.4.3 Nghiên cứu khoa học về y học và phòng bệnh Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các Ngành. Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.  Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. 3.1.5 Quy mô và cơ cấu tổ chức của bệnh viện Bệnh viện ĐKKVHM hoạt động với quy mô hiện tại 551 giường bệnh, theo quy định của Sở Y tế đối với bệnh viện hạng hai được bàn giao chỉ tiêu là 520 giường bệnh gồm 510 cho nội trú và 10 giường lưu, thì hiện tại bệnh viện đã tăng cường thêm giường bệnh vượt chỉ tiêu cho phép 31 giường để phục vụ cho số lượng bệnh nhân ngày càng tăng tại bệnh viện. Là bệnh viện khu vực phục vụ cho cán bộ và nhân dân huyện Hóc Môn và các tỉnh lân cận. Bệnh viện có nhiều cán bộ, y bác sĩ có năng lực chuyên môn, du học nước ngoài. Với tổng số cán bộ hiện tại là 371 người, trong đó bác sĩ là 71 người, dược sĩ 23 người, điều dưỡng 165 người còn lại là nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý và nhân viên khác. Cơ cấu tổ chức bệnh viện gồm: ban giám đốc, 4 phòng chức năng là: phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính hành chính quản trị, phòng tài chính kế toán điều dưỡng và các khoa lâm sàng - cận lâm sàng. Hiện tại bệnh viện có 13 khoa lâm sàng - cận lâm sàng như sau: Các khoa lâm sàng (là khoa có giường bệnh và người bệnh ở lại bệnh viện điều trị) gồm có 9 khoa là: khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Cấp cứu, Liên chuyên khoa (tai-mũi-họng, răng hàm mặt, mắt), Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, Đông y. Các khoa cận lâm sàng ( là khoa không có người bệnh nằm điều trị) gồm có: khoa Khám bệnh, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh và Dược. Ngoài ra bệnh viện còn có một cơ sở phòng khám khu vực 2 ở Xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, bệnh viện đang xin quyết định của Sở y tế thành phố chuẩn bị thành lập thêm một số khoa là khoa Y học cổ truyền, khoa Vật lý trị liệu-phục hồi chức năng…để hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ, chăm lo sức khỏe cho người dân. Hình 3.3: Sơ đồ bệnh Viện ĐKKVHM (Nguồn: Tác giả, 2011) 3.1.6 Tình hình hoạt động y tế tại bệnh viện Tình hình khám và chữa bệnh tại bệnh viện được trình bày trong bảng 3.1 sau đây. Bảng 3.1: Thống kê hoạt động y tế bệnh viện năm 2010 và tháng 7 năm 2011 Năm 2010 7th – 2011 Nội trú - Tổng số bệnh nhân nhập viện: 31.894 người. - Tổng số ngày điều trị: 155.114 ngày. - Ngày điều trị trung bình: 5,34 ngày/1 bệnh nhân. - Công suất sử dụng giường bệnh: 83,3% - Tổng số bệnh nhân nhập viện: 22.384 người. - Tổng số ngày điều trị: 114.359 ngày. - Ngày điều trị trung bình: 5,46 ngày/ 1 bệnh nhân. - Công suất sử dụng giường bệnh: 60,24% Ngoại trú - Tổng số bệnh nhân điều trị: 8.650 người. - Tổng số ngày điều trị: 37.339 ngày. - Ngày điều trị trung bình: 4,32 ngày/ 1 bệnh nhân. - Công suất điều trị: 102,3% - Tổng số bệnh nhân điều trị: 6.474 người. - Tổng số ngày điều trị: 29.376 ngày. - Ngày điều trị trung bình: 5,54 ngày/ 1 bệnh nhân. - Công suất điều trị: 80,5% Ngoại chẩn - Tổng số lượt khám: 619.902 lượt - Tổng số bệnh nhân tử vong: 84 người, trong đó tử vong trước khi vào bệnh viện là 71 người, tại các khoa là 13 người. - Tồng số phẫu thuật: 4.500 lượt. - Thủ thuật: 8.656 lượt. - Tổng số xét nghiệm: 365.414 lượt - Chụp X-quang: 37.615 lượt. - Nội soi: 1.134 lượt. - Điện tim: 15.894 lượt - Siêu âm: 45.149 lượt - Tổng số lượt khám: 303.869 lượt. - Tổng số bệnh nhân tử vong: 65 người, trong đó tử vong trước khi vào bệnh viện là 47 người, tại các khoa là 18 người. - Tổng số phẫu thuật: 2.900 lượt. - Thủ thuật: 6.407 lượt. - Tổng số xét nghiệm: 315.083 lượt - Chụp X-quang: 24.395 lượt. - Nội soi: 691 lượt. - Điện tim: 12.627 lượt - Siêu âm: 29.945 lượt ( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt đông khám và chữa bệnh tại bệnh viện, 2011) 3.2 NGUỒN PHÁT SINH CTRYT TẠI BỆNH VIỆN Nguồn phát sinh và thành phần chất thải tại bệnh viện rất đa dạng. Nhưng nhìn chung, toàn bộ lượng chất thải y tế tại bệnh viện được phát sinh từ các hoạt động khám và chữa bệnh, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, người thân thăm bệnh và tất cả các nhân viên, cán bộ y tế. Bệnh viện ĐKKVHM chưa có khoa điều trị ung bướu nên về phần chất thải phóng xạ không có. Vì vậy, rác thải bệnh viện thường phát sinh từ những hoạt động chủ yếu sau: CTRYT phát sinh từ các khâu khám và chữa bệnh như bông băng, túi nhựa, kim tiêm, dao mổ, phim chụp X-quang, dược phẩm, bệnh phẩm, găng tay cao su, chai lọ… Chất thải rắn sinh hoạt từ quá trình sinh hoạt hằng ngày của nhân viên y tế, bệnh nhân, người thăm nuôi như: giấy vụn, vỏ đồ hộp, thức ăn thừa, rau, vỏ trái cây, carton, thủy tinh, gỗ, tro…. Nhìn chung, việc phân loại và xác định nguồn thải của bệnh viện tóm tắt như sau: Bảng 3.2: Phân loại và xác định nguồn phát sinh chất thải Loại chất thải rắn Nguồn phát sinh chất thải Chất thải sinh hoạt Từ nhà bếp, văn phòng làm việc của nhân viên y tế, căn tin, ở các phòng bệnh… Chất thải lâm sàng Chất thải không sắc nhọn Từ quá trình khám chữa bệnh: bông băng hay bất kỳ dụng cụ nào có thấm máu, chất bài tiết của bệnh nhân… Từ phòng mổ: các cơ quan bộ phận cơ thể bệnh nhân sau khi phẫu thuật, bột bó thấm máu của bệnh nhân… Vật sắc nhọn Các ống kim tiêm, dây truyền dịch, dao kéo hay các dụng cụ sắc nhọn sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh và trong khi phẫu thuật Ống đựng mẫu bệnh phẩm Chất thải hóa học nguy hại Các hóa chất, dược phẩm quá hạn, chụp X quang… (Nguồn: Tác giả, 2011) 3.3 VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN Các văn bản liên quan đang được triển khai tại bệnh viện. Nhằm xem xét tính phù hợp của các qui trình quản lý CTR hiện tại với các văn bản pháp luật có liên quan, trong phần này sẽ tóm lược các quy chế và văn bản pháp luật trong công tác quản lý và xử lý CTRYT. 3.3.1 Quy chế bệnh viện (phụ lục 1) Quy chế bệnh viện đề ra các quy định cụ thể về xử lý và kiểm soát nghiêm ngặt chất thải tại bệnh viện, vì đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường vừa là nguồn gây bệnh. Ngoài ra, các cấp lãnh đạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện, giám sát và xây dựng các văn bản để hướng mọi viên chức, cá nhân thực hiện xử lý chất thải theo quy định đúng kỹ thuật. 3.3.2 Quy chế Bộ Y tế (phụ lục 2) Theo quy chế “Bảo vệ Môi trường tại các cơ sở y tế” của Bộ Y tế nêu rõ vai trò chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ môi trường, quyền và trách nhiệm của Ban chỉ đạo hoặc từng tổ chức cá nhân trong việc đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh, đề xuất các biện pháp xử lý để bảo vệ môi trường trong ngành Y tế. 3.3.3 Các văn bản quy chế quản lý chất thải (phụ lục 3) Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế. Quy chế này quy định về hoạt động quản lý chất thải y tế, quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quản lý chất thải y tế (tiêu chuẩn dụng cụ bao bì đựng và vận chuyển, phân loại, thu gom, lưu giữ… CTR tại các cơ sở y tế). Quyết định số 1895/QĐ-BYT ngày 19/09/1997 ban hành Quy chế bệnh viện trong đó có quy chế công tác xử lý chất thải, thì khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và giám sát việc xử lý chất thải trong toàn bệnh viện. Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT-BKHCNMT-BYT ngày 28/12/1999 hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế. Đối với chất thải rắn: các vật liệu rắn bị nhiễm bẩn phóng xạ: ống tiêm, thuỷ tinh vỡ,... được thu gom trong các bao bì bằng chất dẻo, bao bì này được đặt trong thùng bằng kim loại, thùng được đóng mở bằng chân. Hàng ngày bao bì được đưa vào một trong hai bể cách biệt như đối với chất thải lỏng. Các bể này được xây cất tại một nơi riêng biệt, được che chắn và bảo vệ để chờ phân rã phóng xạ đến mức nhỏ hơn quy định, sau đó được thải ra môi trường như rác thường. Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại. Quy chế này quy định việc quản lý chất thải nguy hại trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH nhằm ngăn ngừa và giảm tối đa việc phát sinh các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. 3.3.4 Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện Khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện dựa theo tiêu chuẩn CDC (Center for Disease Control - Trung tâm kiểm soát dịch bệnh), theo các tiêu chí của CDC, người mắc bệnh nhiễm khuẩn này trong thời gian nằm viện : Không có bất cứ biểu hiện, ủ bệnh lúc nhập viện. Nhiễm khuẩn xuất hiện tối thiểu 48 giờ sau khi vào viện. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng. Nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện hay còn gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các cơ sở y tế. Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể được xem như là bệnh gây ra bởi bệnh viện vì đây là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian bệnh nhân nằm viện. Những nghiên cứu cho thấy rằng nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí thời gian điều trị. Hoạt động kiểm soát và chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện hiện nay đều do Tổ chống nhiễm khuẩn nằm trong phòng chức năng Tài chính hành chính – quản trị của bệnh viện chịu trách nhiệm. Cơ cấu tổ chức nhằm quản lý tất cả các hoạt động trong bệnh viện bao gồm kiểm soát nhiễm khuẩn, ngăn ngừa ô nhiễm, quy trình thực hành tiệt khuẩn, khử khuẩn, quy trình vệ sinh, công tác quản lý chất thải. Nhiệm vụ của Tổ chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện như sau: Tổ chống nhiễm khuẩn có nhiệm vụ giám sát, điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện, thông qua việc kiểm tra các phòng khoa, kiểm tra hồ sơ bệnh nhân, xem lại các kết quả xét nghiệm và tình hình bệnh nhân khi mới nhập viện. Sẵn sàng trả lời những thắc mắc về chống nhiễm khuẩn cho các khoa phòng và phát hiện những điểm yếu hoặc không an toàn trong các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn mà các khoa phòng đang áp dụng thực hiện. Xây dựng, kiểm tra và áp dụng những chính sách, quy trình chống nhiễm khuẩn nhằm duy trì sự tuân thủ theo quy chế chống nhiễm khuẩn tại các khoa phòng. Tổng kết và thông báo những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn cho tất cả các nhân viên y tế có liên quan. Theo dõi phơi nhiễm do bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế. Triển khai những điều tra đặc biệt để phát hiện dịch bệnh trong bệnh viện, phối hợp báo cáo các bệnh án lây nhiễm cao đến Sở Y tế hoặc Bộ Y tế. Vì vậy trước tình trạng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, bệnh viện đã có biện pháp chống nhiễm khuẩn chuyên sâu, tổ chức công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện hoàn chỉnh, triển khai các biện pháp chống nhiễm khuẩn nhằm giảm mức tối đa nhiễm khuẩn bệnh viện cũng như cho cả nhân viên y tế với mục đích chung nhất là nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh. Chương trình thực hiện chất lượng tốt chăm sóc vào trong những thực hành lâm sàng. Cho nên nhiễm khuẩn bệnh viện thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho bệnh viện, hỗ trợ cho công tác quản lý toàn bệnh viện tốt hơn, thân thiện với môi trường. 3.3.5 Công tác vệ sinh tại bệnh viện Bệnh viện là nơi hội tụ nhiều mầm bệnh nguy hiểm, có nguy cơ lây nhiễm cao. Muốn hạn chế các nguy cơ cho con người và môi trường, đảm bảo sức khỏe và không gian sinh hoạt thông thoáng, bệnh viện cần phải làm tốt tất cả các mặt công tác vệ sinh bệnh viện, giữ cho bệnh viện luôn sạch đẹp. Làm tốt công tác vệ sinh bệnh viện sẽ đem lại lợi ích cho nhiều đối tượng cụ thể như: Bệnh nhân đến khám và chữa bệnh hay người thăm nuôi tại bệnh viện. Nhân viên y tế phục vụ người bệnh trong bệnh viện. Người dân sống xung quanh chịu ảnh hưởng của chất thải bệnh viện Lợi ích của vệ sinh môi trường bệnh viện sẽ tạo nên những bước thuận lợi trong hoạt động, thể hiện các mặt sau: Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc điều trị bệnh tật và phục hồi sức khỏe của người bệnh, tạo một cảm giác an toàn, thoải mái khi đến khám và chữa bệnh. Hạn chế các tai biến trong điều trị và nguy cơ lây nhiễm chéo. Đảm bảo an toàn lao động nghề nghiệp cho tất cả nhân viên làm việc trong bệnh viện tránh bị mắc các bệnh nghề nghiệp do phải tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm. Tạo điều kiện để ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ y học mới vào phục vụ công tác khám và chữa bệnh tại bệnh viện. Nêu tấm gương tốt về vệ sinh phòng bệnh cho bệnh nhân và người nhà của họ, góp phần giáo dục vệ sinh và nhận thức cho mọi người. Vì vậy, công tác vệ sinh tại bệnh viện là vấn đề ưu tiên, giữ cho bệnh viện luôn sạch, cải thiện môi trường bệnh viện trong lành, xanh - sạch - đẹp. Dựa theo quy chế quản lý bệnh viện của Bộ Y tế, công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh tại bệnh viện ĐKKVHM luôn được Ban lãnh đạo quan tâm và thực hiện: Ban lãnh đạo bệnh viện luôn đóng vải trò chỉ đạo, tiên phong hướng dẫn các thành viên bao gồm các trưởng khoa của mỗi khoa trong bệnh viện, đại diên công đoàn tham gia, bác sĩ, nữ hộ sinh…thực hiện tốt công tác giữ vệ sinh chung trong sinh hoạt. Xây dựng kế hoạch hành động, hướng dẫn thực hiện, sơ kết tổng kết công tác bảo vệ môi trường, kiểm tra và báo cáo chất lượng môi trường tại bệnh viện. Trật tự vệ sinh tại các phòng khoa và buồng bệnh theo đúng quy chế bệnh viện, có nội quy hướng dẫn tất cả mọi người trong bệnh viện thực hiện. 3.3.6 Công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện Quản lý chất thải bệnh viện là một trong những khâu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bệnh viện vì lượng chất thải phát sinh hàng ngày khá lớn và chứa nhiều thành phần độc hại. Quá trình quản lý tốt là thực hiện song song hệ thống quản lý hành chính và kỹ thuật trong quản lý chất thải y tế tại bệnh viện. Vì vậy quản lý CTRYT nguy hại là các hoạt động kiểm soát chất thải nguy hại trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển và tiêu hủy cuối cùng. Chất thải bệnh viện Chất thải rắn Chất thải y tế Chất thải thông thường Chôn lấp Tái chế Đốt Hình 3.4: Quy trình quản lý CTRYT bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Hóc Môn Hiện nay, cơ cấu chức năng quản lý mảng môi trường tại bệnh viện là Tổ chống nhiễm khuẩn trong phòng chức năng Tài chính hành chính – quản trị của bệnh viện chịu trách nhiệm, ngườu chịu trách nhiệm giám sát quản lý chất thải cũng như ký kết hợp đồng vận chuyển xử lý là bác sĩ khoa nội, không phải là người chuyên sâu am hiểu trong lĩnh vực môi trường. 3.3.7 Công tác xử lý CTRYT trong bệnh viện Về xử lý hóa chất quá hạn (đây chính là chất thải theo phân loại của Bộ y tế là chất thải dược phẩm bao gồm dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không có nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào, ở đây BVĐKKV Hóc Môn thực hiện theo đúng quy định về quy chế quản lý chất thải y tế (Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của bộ trưởng bộ y tế) – loại hóa chất này được đem đi thiêu hủy cùng với chất thải y tế độc hại khác ở nhiệt độ cao, đảm bảo khả năng tiêu hủy của thuốc. Về rác thải là những mô tạng, cơ thể con người thì bệnh viện sẽ cho vào những hủ keo thêm chất Formaldehyde vừa đủ. Sau đó sẽ gửi bệnh phẩm xuống bệnh viện lớn của thành phố để xét nghiệm bệnh phẩm và tiêu hủy. Riêng đối với chất thải y tế và chất thải sinh hoạt sẽ được vận chuyển theo xe riêng, đơn vị khác nhau và đến hai đại điểm khác nhau để xử lý. Về rác thải y tế sẽ được giữ lạnh tại bệnh viện sau đó Công ty Môi trường Đô thị thành phố sẽ đến vận chuyển đem đi và được xử lý tại lò đốt Bình Hưng Hòa. Chi phí xử lý rác hiện nay của bệnh viện đều được Nhà nước chi trả hoàn toàn. Thời gian vận chuyển xử lý là cách một ngày lấy rác một ngày. Đối với rác thải sinh hoạt thì bệnh viện ký hợp đồng vận chuyển hàng ngày với công ty Dịch vụ công ích huyện Hóc Môn, chi phí phải trả theo đề án thu phí năm 2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường quy định, sẽ được vận chuyển đến bãi rác của thành phố chôn lấp. CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRYT TẠI BVĐKKV HÓC MÔN 4.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA BỆNH VIỆN Có thể nói công tác kiểm soát chất lượng môi trường thì bệnh viện ĐKKVHM đã có biện pháp quản lý tốt, ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân, nhân viên y tế, bảo đảm môi trường lao động và làm việc an toàn. Điều đó cho thấy bệnh viện đã thực hiện công tác vệ sinh môi trường chung rất tốt, cụ thể những việc bệnh viện đã làm như sau: Trồng cây xanh bóng mát, có công viên sinh hoạt, sân chơi thể thao cho bệnh nhân, nhân viên y tế. Trang bị đầy đủ thùng rác cho mục đích chứa rác sinh hoạt chung trong khu vực ngoài bệnh viện. Hệ thống thoát nước cống rãnh thường thoáng không phát sinh mùi hôi, không có rác hay vật thể nào làm nghẹt cống. Trật tự vệ sinh khoa và buồng bệnh được lau dọn thường xuyên, không ẩm ướt, tường hành lang buồng bệnh không có vết bẩn tạo không gian thoải mái cho người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tường quét vôi màu sáng để tăng phản chiếu ánh sáng khu vực đi lại. Có nội quy trật tự vệ sinh buồng bệnh, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà thăm nuôi thực hiện. Bệnh viện còn nghiêm cấm nhân viên y tế không được để chậu cây cảnh trang trí trong phòng tiêm, phòng phẫu thuật vì trong đất có chứa vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Mặc dù nhân viên hộ lý đã có nhắc nhở nhiều đến người thăm nuôi về việc thải rác đúng nơi quy định nhưng dọc theo hành lang vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi, tại các phòng bệnh vẫn còn tình trạng người dân ý thức chưa cao vứt rác xuống khu vực thoát nước. 4.2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CTRYT TẠI BỆNH VIỆN Xã hội ngày càng phát triển, việc bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm, quản lý chất thải bệnh viện là một trong những khâu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bệnh viện vì lượng chất thải y tế bệnh viện phát sinh hàng ngày rất lớn và chứa nhiều thành phần nguy hại. Do đó, đòi hỏi phương thức quản lý bao gồm hệ thống phân loại, thu gom phải đảm bảo ô nhiễm không gia tăng và không gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn bệnh viện phát sinh ngoài hoạt động khám và chữa bệnh, còn các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, người thăm nuôi và nhân viên y tế. Bệnh viện trang bị thùng rác sinh hoạt tại mỗi phòng khoa và buồng bệnh. Công tác quét dọn rác tại các phòng bệnh luôn làm tốt, nhìn chung luôn sạch sẽ. Toàn khuôn viên bệnh viện không hề phát sinh mùi hôi hay xuất hiện rùi nhặng làm ảnh hưởng sức khỏe của toàn thể mọi người trong bệnh viện. 4.2.1 Đánh giá công tác quản lý hành chính đối với CTRYT Hệ thống quản lý hành chính trong công tác quản lý chất thải tại bệnh viện bao gồm sự phối hợp của ban lãnh đạo,các phòng ban, tổ chống nhiễm khuẩn và tất cả các khoa tại bệnh viện. Trong đó, tổ chống nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát, nhắc nhở việc thực hiện quy chế quản lý chất thải và giữ vệ sinh môi trường bệnh viện. Cách thức quản lý bao gồm hệ thống phân loại thu gom phải đảm bảo ô nhiễm không gia tăng và không gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Việc quản lý chất thải rắn về mặt hành chính tốt là đảm bảo hai vấn đề sau: Kiểm tra, giám sát và chỉ đạo toàn thể nhân viên thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật về quản lý chất thải rắn theo quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ y tế ban hành. Đảm bảo sự an toàn trong công tác quản lý chất thải, khắc phục sự cố và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và bệnh nhân cũng như người thăm nuôi, hạn chế bệnh nghề nghiệp. 4.2.1.1 Kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác quản lý CTRYT Khi quy chế quản lý chất thải y tế được Bộ Y tế ban hành, vấn đề đào tạo, giám sát và chỉ đạo công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện đã thực hiện và đạt được một số thành quả sau: Bệnh viện đã nhanh chóng phổ biến kiến thức, quy trình việc phân loại thu gom rác đến toàn thể nhân viên y tế trong bệnh viện. Tại các khoa phòng đã thực hiện khá tốt quy định chung từ phân loại, lưu giữ và thu gom chất thải. Tại bệnh viện chưa có xuất hiện hiện tượng người dân vào bới rác hay ghi nhận vi phạm nào về việc nhân viên y tế lấy rác thải đem ra ngoài bán, tái sử dụng trái phép. Hàng tuần tổ chống nhiễm khuẩn đều luân phiên đến các khoa phòng để kiểm tra nhắc nhở nhân viên y tế thực hiện đúng việc phân loại rác thải theo quy định của Bộ y tế. Bệnh viện đã áp dụng một số biện pháp mạnh đối với nhân viên y tế phải thực hiện đúng quy định, nếu vi phạm, hình thức kỷ luật có thể buộc thôi việc. Tuy nhiên, tổ chống nhiễm khuẩn chỉ quan tâm đến việc nhân viên y tế phân loại chất thải và quá trình bàn giao chất thải cho công ty Môi trường đô thị vận chuyển xử lý, nhưng còn vấn đề số lượng thải tại mỗi khoa cũng như quá trình thu gom vận chuyển về nhà lưu giữ thì chưa có sự quan tâm chặt chẽ. Do đó, cần hoàn thiện hơn công tác kiểm tra, giám sát tất cả các khâu của quá trình quản lý chất thải tại bệnh viện. 4.2.1.2 Đảm bảo an toàn trong công tác quản lý CTRYT Sự nguy hại đến sức khỏe của nhân viên y tế, bệnh nhân, người thăm nuôi luôn là mối quan tâm hàng đầu tại bệnh viện. Sự ảnh hưởng do độc tính còn tồn tại trong các chất thải y tế liên quan đến bất cứ sự tiếp xúc có thể xảy ra trong quá trình khám và chữa bệnh, quá trình thải bỏ lưu giữ tại mỗi khoa phòng, quá trình thu gom vận chuyển và xử lý. Việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân giúp người làm việc an tâm và phòng tránh được các nguy cơ có thể xảy ra đối với chất thải lây nhiễm cao. Vì vậy, để đảm bảo tính an toàn cho nhân viên y tế, bệnh viện đã trang bị đầy đủ găng tay cao su, khẩu trang, xà phòng rửa sát trùng cho nhân viên khi có nhu cầu sử dụng. Tất cả nhân viên khi làm việc đều phải chấp hành quy định, trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân, nếu phát hiện bệnh viện sẽ kiểm điểm làm gương, xử phạt nghiêm khắc tránh việc tái phạm lần sau. Bệnh viện đã đưa ra những hướng dẫn về việc sử dụng các bảo hộ cá nhân như sau: Khi ra vào các khoa phải thay trang phục y tế, cởi bỏ các trang thiết bị đã sử dụng trước khi rời khỏi khu vực làm việc và sau khi chúng đã nhiễm bẩn. Để các trang thiết bị bảo hộ cá nhân đã qua sử dụng vào đúng vị trí thải bỏ quy định như thùng rác, các vật dụng lưu giữ để giặt, khử trùng và tái sử dụng hoặc hủy bỏ. Mang các loại găng tay thích hợp khi tiếp xúc với các chất thải có khả năng lây nhiễm khác nhau. Nếu găng bị rách, bong, thủng hay nghiễm bẩn phải lập tức thay thế bằng một cái khác hoàn toàn nguyên vẹn. Đối với các loại găng tay có thể sử dụng nhiều lần thì có thế khử trùng trước khi tái sử dụng, còn về găng tay chỉ được sử dụng một lần nghiêm cấm các hành vi đem đi tái sử dụng lại, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. 4.2.2 Đánh giá các mặt kỹ thuật trong việc quản lý CTRYT Quy trình quản lý CTRYT theo đúng trình tự các khâu như sau: phân loại chất thải tại nguồn, lưu giữ tại khoa phòng, thu gom vận chuyển về nhà lưu giữ chung của bệnh viện và giai đoạn xử lý cuối cùng. Công tác quản lý lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện Hiện nay, bệnh viện đang đầu tư cơ sở vật chất, trang bị nhiều thiết bị y tế để tăng năng lực khám và chữa bệnh. Là một bệnh viện lớn của huyện nên bên cạnh những thế mạnh trong công tác khám và chữa bệnh của bệnh viện thì hiện nay một vấn đề nhức nhối là tình trạng chất thải y tế thải ra với khối lượng khá lớn. Tại bệnh viện có lượng rác thải trung bình một ngày hiện nay là khoảng 1200 kg rác thải, trong đó rác y tế khoảng 130 kg chiếm khoảng 10.83%, còn lại là rác sinh hoạt. Bên cạnh đó, số lượng bơm kim tiêm sử dụng là khoảng 480 – 500 kim tiêm/ngày. Số lượng thùng rác hiện tại cho việc chứa rác thì bệnh viện trang bị cho mỗi khoa 4 thùng loại lớn dung tích 120 lít, với 2 thùng rác màu cam chứa rác y tế và 2 thùng rác màu xanh chứa rác sinh hoạt cho việc lưu giữ và vận chuyển. Do đó, tổng số thùng rác cung cấp cho các khoa là 26 thùng rác y tế và 26 thùng rác sinh hoạt. Riêng thùng đựng vật sắc nhọn, bệnh viện mua số lượng lớn theo từng quý tức là 3 tháng/lần, thùng đựng chỉ được vận chuyển về nhà lưu giữ khi số lượng bơm kim tiêm đầy. Theo số liệu thống kê của tổ chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện năm 2011, lượng CTRYT tại bệnh viện từ năm 2007 đến 7 tháng đầu năm 2011 được thể hiện ở bảng 4.1 sau đây: Bảng 4.1: Lượng CTR từ năm 2007 → 7 tháng đầu năm 2011 tại bệnh viện Năm Số giường thực kê (giường) Tổng số b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbài làm_.docx
  • docBM Trang bia DA, KLTN.doc
  • docMCLC~1.DOC
  • docPHIEU GIAO DO AN.doc
  • docPHLC~1.DOC
Tài liệu liên quan