Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại Khu chế xuất Linh Trung II, thành phố Hồ Chí Minh

3.2.2.4 Nước thải sinh hoạt

 Là nước thải ra quá trình sử dụng cho nhu cầu ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, từ các nhà làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn, của công nhân viên hoạt động trong nhà máy, xí nghiệp hay công nhân viên quản lý KCX. Đặc điểm tính chất của nguồn nước thải này chứa các chất hữu cơ (BOD,COD), chất rắn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (N,P), dầu mỡ, vi sinh,

 Trung bình một ngày một công nhân trong KCX tiêu dùng khoảng 100 lít nước cho sinh hoạt mỗi ngày, KCX Linh Trung có khoảng 16.000 lao động. Do đó, lượng nước thải sinh hoạt một ngày thải ra tại KCX Linh Trung II khoảng 1.600m3/ngày.

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại Khu chế xuất Linh Trung II, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 4 Độ màu Pt – Co 22 30 ≤ 50 5 Clo dư mg/l 0,02 0,03 ≤ 2 6 N tổng mg/l 17,02 - ≤ 30 7 P tổng mg/l 5,6 - ≤ 6 ( Nguồn phòng thí nghiệm nhà máy xử lý nước thải tập trung KCX Linh Trung II) Kết luận: Dựa vào bảng 3.8 cho thấy các chỉ tiêu sau xử lý nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 24:2009/BTNMT. Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu nước từ cống xả của hệ thống XLNT – KCX Linh Trung II STT CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH ĐƠN VỊ KẾT QUẢ QUI CHUẨN NƯỚC THẢI Cột B QCVN 24:2009/BTNMT NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 1 pH - 6,74 5,5 – 9 Mẫu nước có các chỉ tiêu yêu cầu phân tích đạt quy chuẩn nước thải công nghiệp theo cột B QCVN 24:2009/BTNMT 2 Nhu cầu oxy hóa học COD mgO2/l 25 100 3 Nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 mgO2/l 8 50 4 Tổng cặn lơ lửng TSS mg/l 14 100 5 Tổng Nitơ mg/l 24,7 30 6 Tổng photpho Ptc mg/l 2,55 6 7 Crom III Cr3+ mg/l KPH <0,05 1 8 Niken Ni mg/l 0,042 0,5 9 Tổng Coliform MPN/100ml 3,9 x 103 5.000 (Nguồn: Viện môi trường và tài nguyên, ĐH Quốc Gia Tp.HCM) Nước thải sinh hoạt Là nước thải ra quá trình sử dụng cho nhu cầu ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, từ các nhà làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn,…của công nhân viên hoạt động trong nhà máy, xí nghiệp hay công nhân viên quản lý KCX. Đặc điểm tính chất của nguồn nước thải này chứa các chất hữu cơ (BOD,COD), chất rắn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (N,P), dầu mỡ, vi sinh,… Trung bình một ngày một công nhân trong KCX tiêu dùng khoảng 100 lít nước cho sinh hoạt mỗi ngày, KCX Linh Trung có khoảng 16.000 lao động. Do đó, lượng nước thải sinh hoạt một ngày thải ra tại KCX Linh Trung II khoảng 1.600m3/ngày. Môi trường không khí Nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm không khí Khí thải từ các hoạt động sản xuất Khói từ nguồn đốt nguyên liệu Nhiều ngành công nghiệp trong KCX dùng các nhiên liệu để làm chất đốt nhằm cung cấp năng lượng cho các quá trình công nghệ khác nhau. Các nhà máy chếbiến lương thực thực phẩm dùng nhiên liệu để cấp nhiệt cho các công đoạn nấu, sấy, hấp… Các nhà máy giấy, cơ khí, nhựa,…sử dụng hệ thống lò hơi cũng cần được cung cấp nhiệt. Nhiên liệu cho máy phát điện dự phòng Bụi Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải Xe vận chuyển trên các tuyến đường Xe máy của công nhân Xe tải Xe làm nhiệm vụ xếp dỡ và vận chuyển nội bộ trong nhà máy, KCX Khi vận chuyển như vậy các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng, dầu Diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói khá lớn chứa: NO2, CxHy, CO, CO2,… Khí thải từ các hoạt động khác Khí thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCX và khu xử lý nước thải cục bộ tại các nhà máy, chất ô nhiễm cũng phát sinh từ công trình xử lý: bể tập trung, bể sinh học, sân phơi bùn,… Thành phần các chất ô nhiễm không khí rất đa dạng: NH3, H2S, Metal, Mercaptan và các khí khác tùy thuộc vào thành phần của nước thải. lượng khí thải này không lớn nhưng có mùi đặc trưng. Khí thải từ khu vực xử lý rác Tại khu vực lưu trữ, phân loại và xử lý rác, khí thải gây ô nhiễm không khí xuất phát từ việc lên men, phân hủy kị khí các rác khi để lâu ngày. Hiện tại Đại Nhân Hòa là một công ty chuyên vận chuyển CTR trong khu vực KCX, đây là nơi tập kết CTR của toàn khu trước khi được đem đi xử lý. Hiện trạng môi trường không khí Theo khảo sát, hiện tại KCX Linh Trung II còn một số nhà máy phát sinh khí thải mà không xử lý cục bộ tại đơn vị sản xuất. Các chất ô nhiễm chính trong khu vực KCX Linh Trung II gồm: bụi, NOx, SO2, CO… Bảng 3.10 Chất lượng không khí xung quanh trong KCX Linh Trung II STT Vị trí đo đạc Bụi (mg/l) NOx (mg/m3) SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) Hydrocacbon (mg/m3) 1 Cuối đường 3 Trước cổng công ty TNHH Bao bì giấy nhôn New Toyo 0,2 0,14 0,23 3,05 2,7 2 Trên đường B – gần cổng công ty Freetrend & công ty Vinawood 0,3 0,16 0,27 4,01 3,8 3 Khu vực trước cổng ban quản lý 0,2 0,11 0,18 2,53 1,3 4 Cuối đường 2, gần công ty Theodore Alexander 0,2 0,13 0,20 3,00 2,3 5 Khu vực trước cổng B của KCX 0,3 0,19 0,31 5,09 3,3 6 Khu vực trước cổng KCN Đồng An ( hộ dân số 1289, tỉnh lộ 43, KP 2, Bình Chiểu, Thủ Đức) 0,3 0,20 0,34 8,15 4,6 ( Nguồn: Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường năm 2010) Kết luận: dựa bảng 3.10 các chỉ tiêu về chất lượng không khí tại KCX Linh Trung II nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT. Tiếng ồn Có nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn khác nhau: Theo nơi xuất hiện tiếng ồn: phân ra tiếng ồn trong nhà máy sản xuất và tiếng ồn trong sinh hoạt. Theo nguồn xuất phát tiếng ồn: phân ra tiếng ồn cơ khí, tiếng ồn khí động và tiếng ồn các máy điện. Tiếng ồn cơ khí: Gây ra bởi sự làm việc của các máy móc do sự chuyển động của các cơ cấu phát ra tiếng ồn không khí trực tiếp. Gây ra bởi bề mặt các cơ cấu hoặc các bộ phận kết cấu liên quan với chúng. Gây ra bởi sự va chạm giữa các vật thể trong các thao tác đập búa khi rèn, gò, dát kim loại,... Tiếng ồn khí động: Sinh ra do chất lỏng hoặc hơi, khí chuyển động vận tốc lớn (tiếng ồn quạt máy, máy khí nén, các động cơ phản lực...). Tiếng ồn của máy phát điện: Do sự rung động của các phần tĩnh và phần quay dưới ảnh hưởng của lực từ thay đổi tác dụng ở khe không khí và ở ngay trong vật liệu của máy điện. Do sự chuyển động của các dòng không khí ở trong máy và sự rung động các chi tiết và các đầu mối do sự không cân bằng của phần quay. Nguồn rung động phát sinh: Trong công tác đầm các kết cấu bêtông cốt thép tấm lớn từ vữa bêtông cũng khi sử dụng các đầm rung lớn hoặc các loại đầm cầm tay. Từ các loại dụng cụ cơ khí với bộ phận chuyển động điện hoặc khí nén là những nguồn rung động gây tác dụng cục bộ lên cơ thể con người. Bảng 3.11 Chất lượng tiếng ồn tại một số điểm trong KCX Linh Trung II STT Vị trí đo đạc Tiếng ồn (dBA) 1 Cuối đường 3 Trước cổng công ty TNHH Bao bì giấy nhôn New Toyo 61,3 2 Trên đường B – gần cổng công ty Freetrend & công ty Vinawood 66,3 3 Khu vực trước cổng ban quản lý 56,1 4 Cuối đường 2, gần công ty Theodore Alexander 61,9 5 Khu vực trước cổng B của KCX 66,7 6 Khu vực trước cổng KCN Đồng An ( hộ dân số 1289, tỉnh lộ 43, KP 2, Bình Chiểu, Thủ Đức) 65,7 (Nguồn trung tâm công nghệ và quản lý môi trường, năm 2010) Kết luận: Dựa vào bảng 3.11 cho thấy mức độ tiếng ồn tại một số điểm của KCX Linh Trung II nằm trong giới hon cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT thời gian từ 6h đến 21h. Chất thải rắn Nguồn phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt Phát sinh từ việc ăn uống sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong các nhà máy trong KCX: chất thải chủ yếu là thức ăn thừa, túi nilon, hộp cơm, giấy, báo,… Từ nhà ăn: thực phẩm thịt cá, rau quả dư thừa, túi nilon Từ khu vực văn phòng: giấy, vỏ lon, chai nhựa loại bỏ,… Từ khu vực tập thể: chuyên gia, công nhân trong công ty Chất thải rắn công nghiệp Tùy vào mỗi thành phần nguyên liệu đầu vào và sản phẩm ra của mỗi nhà máy mà tính chất cũng như số lượng chất thải công nghiệp cũng khác nhau đối với từng nhà máy. Đối với xí nghiệp may: chất thải rắn chủ yếu là vải vụn, có khi là những sản phẩm bị lỗi,… Đối với xưởng sản xuất gỗ: chất thải rắn chủ yếu là mùn cưa, gỗ vụn,… Đối với ban quản lý KCX: chất thải rắn chủ yếu là giấy in, báo, đồ dùng văn phòng bị hư,… Bùn thải từ nhà máy XLNT tập trung tại KCX Linh Trung II. Kết quả phân tích thành phần mẫu bùn được trình bày trong bảng 3.12 Bảng 3.12: Kết quả phân tích mẫu bùn thải tại nhà máy XLNT tập trung KCX Linh Trung II STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 07:2009/BTNMT (nồng độ ngâm chiết) 1 pH - 4,42 pH ≤ 2,0 hoặc pH ≥ 12,5 2 CN- mg/kg mẫu gửi 0,95 590 3 Phenol mg/l dd chiết KPH (< 0,1) 1.000 4 As mg/l dd chiết KPH (< 1) 2 5 Hg mg/l dd chiết KPH (< 0,001) 0,2 6 Pb mg/l dd chiết KPH (< 0,36) 15 7 Cd mg/l dd chiết KPH (< 0,02) 0,5 8 Crtc mg/l dd chiết KPH (< 0,18) 5 9 Ni mg/l dd chiết 0,41 70 10 Thallium mg/l dd chiết KPH (< 0,1) 7 11 Se mg/l dd chiết KPH (< 0,1) 1 (Nguồn Viện môi trường và tài nguyên, 2010) Chất thải nguy hại Cũng như chất thải rắn khác, chất thải rắn nguy hại tùy thuộc vào thành phần nguyên liệu đầu vào và sản phẩm xuất ra của các nhà máy trong KCX. Tuy nhiên, đối với Linh Trung II, CTNH chủ yếu là: bóng đèn vỡ, giẻ lau có dính dầu trong quá trình lau chùi, sửa chữa máy móc, mực in, hóa chất thí nghiệm, pin, thuốc bảo vệ thực vật,… Khối lượng CTR phát sinh Lượng chất thải công nghiệp phát sinh trong KCX với thành phần chủ yếu là rac thải sinh hoạt và rác thải các ngành công nghiệp nhẹ, trung bình các tháng: Tháng 1/2010: 406,83 tấn Tháng 2/2010: 225,94 tấn Tháng 3/2010: 400,38 tấn Tháng 4/2010: 378,38 tấn Tháng 5/2010: 295,59 tấn Lượng bùn thải không chứa thành phần nguy hại: 1.000kg/tháng Môi trường làm việc Vệ sinh an toàn loa động và phòng chống sự cố Việc trang bị bảo hộ lao động cho công nhân đều được hầu hết các nhà máy, doanh nghiệp trong KCX quan tâm. Định kỳ đều tiến hành kiểm tra sức khỏe cho công nhân. Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định về bảo hộ lao động cũng như đào tạo, cung cấp thông tin về vệ sinh, an toàn lao động vẫn chưa được công nhân viên quan tâm đúng mức. Các thiết bị bảo hộ lao động tại các cơ sở thường là: nón bảo hiểm, quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, khẩu trang, bao tay,… Trong mỗi khu doanh nghiệp đều có trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC): bảng nội quy PCCC được dán ở mỗi phòng ban, hệ thống báo cháy, bình cứu hỏa, báo động... Ngoài ra, Linh Trung II hằng năm đều tổ chức diễn tập PCCC, khắc phục sự cố cho công nhân viên các phòng ban Cảnh quan xung quanh KCX Hiện tại khu chế xuất Linh Trung II có hệ thống cây xanh với diện tích 4,18ha chiếm 6,77% trên tổng diện tích KCX Linh Trung II được đội cây xanh của KCX chăm sóc hằng ngày. Chủ yếu là các cây vừa tạo bóng mát vừa tạo cảnh quan đẹp trong khuôn viên KCX như: Huyền diệp (Polyalthia longifolia Lam), bò cạp nước (Cassia fistula Linn), Bằng lăng tím (Laerstroemia speciosa), Cau bụng (Roystonia regia), Sao đen (Hopea odorata Roxb),…và cả thảm thực vật với đa dạng loài. Biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại KCX Linh Trung II Từ những hiện trạng môi trường nêu trên, có thể thấy rằng sự hình thành đi vào hoạt động của KCX Linh Trung II với quy mô 61,75ha tại địa bàn phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường. Để phần nào ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, ngay từ khi xây dựng dự án KCX Linh Trung II đã thực hiện nhiều biện pháp QLMT, bao gồm nhiều khâu, từ khâu quy hoạch đến khâu xử lý chất thải. Hệ thống QLMT tại KCX Linh Trung II UBND Tp.HCM Cơ quan khác Sở TN&MT Tp.HCM BQL KCX & KCN Tp.HCM (Hepza) Công ty phát triển hạ tầng KCX Linh Trung II Các doanh nghiệp Hệ thống QLMT tại KCX được biểu thị qua hình 3.3 Hình 3.3: Hệ thống QLMT tại KCX Linh Trung II Biện pháp quy hoạch môi trường Hạn chế các loại hình công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm nặng, khó xử lý hoặc đò hỏi mặt bằng bố trí công trình xử lý ô nhiễm cục bộ quá lớn đầu tư vào KCX. Cụ thể như là trong KCX có kế hoạch không tiếp nhận và hạn chế các loại hình công nghiệp sau: Không tiếp nhận các ngành Công nghiệp sản xuất bột giấy Hóa chất độc hại và thuốc bảo vệ thực vật Sản xuất thuốc kháng sinh Công nghiệp chế biến cao su từ nguồn nguyên liệu latex (mủ cao su nước), mủ lạp. Hạn chế tiếp cận các ngành: Công nghiệp chế biến cao su từ nguyên liệu là bán thành phẩm cao su sơ chế Công nghiệp chế biến thức uống: rượu, bia từ tinh bột Công nghiệp chế biến gỗ từ các thành phần gỗ sơ chế Biện pháp kỹ thuật Nước thải Nước thải sinh hoạt Phát sinh từ các quá trình tắm giặt, vệ sinh,… của công nhân với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy, rắn lơ lửng, Coliform, … được đưa vào bể tự hoại để xử lý nước khi thải bỏ vào cống thoát chung của KCX. Nước mưa chảy tràn KCX Linh Trung II khi xây dựng đã có lắp đặt hệ thống cống dẫn thu nước mưa riêng không xử lý trong toàn KCX song song với hệ thống thu gom nướcthải toàn khu, thu gom nước mưa có lẫn rác thải trên bề mặt trong quá trình di chuyển thải ra rạch Cùng, sông Cầu Kinh. Nước thải sản xuất: Mỗi doanh nghiệp khi đăng kí đầu tư vào KCX Linh Trung II đều phải có hệ thống xử lý nước thải cục bộ theo yêu cầu của bản cam kết BVMT trước khi thải vào hệ thống xử lý chung của toàn KCX. Chất lượng nước thải đầu ra tại hệ thống xử lý cục bộ của các nhà máy theo tiêu chuẩn của KCX quy định. Khu chế xuất Linh Trung II đã xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung với Tổng diện tích 3176,75m2 bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thông số xử lý theo thiết kế là 3000 m3/ngày đêm Giai đoạn 2: Thông số xử lý theo thiết kế là 2000 m3/ngày đêm Tổng công xuất xử lý theo thiết kế của 2 giai đoạn là 5000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, thông số xử lý nước thực tế tùy thuộc vào từng thời điểm trong tuần, trung bình là 2.800m3/ngày đêm. Tiêu chuẩn xử lý nước thải đầu ra: theo cột B QCVN 24:2009/BTNMT Các chỉ tiêu chính phải xử lý: COD, BOD, SS, pH Nước thải sau xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung và nước mưa theo hệ thống cống và xả ra rạch Cùng, sông Cầu Kinh… Chất thải rắn và chất thải nguy hại Chất thải rắn trong KCX, bên ngoài các công ty Lá cây, rác thải sinh hoạt và đất cát do hoạt do hoạt động đi lại, vận chuyển của người và xe cộ… phát tán trong KCX được phòng tiện ích công cộng của KCX quét dọn và thu gom hằng ngày. Lượng chất thải này được thu gom trong các thùng rác cỡ lớn, được tập kết tại trạm trung chuyển rác (hiện tại Linh Trung II đang lý hợp đồng thu gom CTR với công ty Đại Nhân Hòa) và tiếp tục được công ty Môi trường và Đô thị đến vận chuyển đi xử lý. Chất thải rắn của các công ty Toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác công nghiệp nhẹ của các doanh nghiệp đều được Đại Nhân Hòa và công ty Môi trường và Đô thị thu gom đi xử lý. Chất thải rắn nguy hại Ở KCX Linh Trung II, CTNH của mỗi nhà máy cũng như của doanh nghiệp hạ tầng cơ sở đều do mỗi nhà máy, mỗi doanh nghiệp tự ký hợp đồng thu gom CTNH với các doanh nghiệp có giấy phép thu gom chất thải nguy hại bên ngoài công ty. Tùy thuộc vào số lượng CTNH tại mỗi doanh nghiệp mà thời hạn của hợp đồng thu gom khác nhau Linh Trung II đã ký hợp đồng thu gom chất thải nguy hại với công ty TNHH Xi măng HOLCIM Viật Nam là đơn vị chuyên xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại đã được Bộ tài nguyên & Môi trường cấp phép. Theo đó, công ty TNHH Xi măng HOLCIM Việt Nam sẽ vận chuyển CTNH về nơi xử lý và tận dụng làm nguyên nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng. Tuy nhiên, hiện nay CTNH tại Linh Trung II chưa tìm được nguồn đầu ra vì trong thành phần chất thải thí nghiệm có chứa Thủy ngân, vì chi phí để xử lý Thủy ngân khá lớn, nên hiện CTNH tồn đọng tại kho CTNH vẫn còn đang chờ sự can thiệp của cơ quan chức năng. Bảng 3.13: Danh sách CTNH đã đăng ký phát sinh trung bình tại cơ sở hạ tầng KCX Linh Trung STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Số lượng Mã CTNH (rắn, lỏng, khí) 1 Dầu nhớt thải Lỏng 3l/ tháng 07 03 05 2 Giẻ lau, bao tay dính dầu, nhớt thải Rắn 5kg/ tháng 18 02 01 3 Pin, ắc quy thải Rắn 1kg/ tháng 16 01 12 4 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 20bóng/ tháng 16 01 06 5 Hóa chất phòng thí nghiệm thải Rắn/lỏng 0,2l/ tháng 09 05 02 6 Hộp mực in thải Rắn 2hộp/ tháng 08 02 04 7 Bao bì thải chứa silicon Rắn 7hộp/ tháng 08 02 01 8 Sơn thải Rắn/lỏng 5thùng/ tháng 16 01 10 9 Mỡ bò thải Rắn 0,5thùng/ tháng 07 03 06 (Nguồn: Nhà máy XLNT – KCX Linh Trung II, năm 2010) Không khí Không khí xung quanh KCX Để giảm thiểu khí thải phát sinh do hoạt động giao thông vận tại, khí thải phát tán từ các nhà máy trong KCX, Linh Trung II đã tiến hành nhiều biện pháp: Trồng cây xanh các loại trong khu KCX vừa làm cho không khí trong lành, mát mẻ bừa tạo cảnh quan đẹp cho trong khuôn viên KCX. Cây xanh có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế ô nhiễm không khí: hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, giảm ồn, giảm nhiệt độ không khí, một số lài cây có thể hấp thụ kim loại nặng,… Diện tích cây xanh bao phủ toàn KCX là 4,18 ha chiếm 6,77% tổng diện tích KCX. Tráng nhựa tất cả các tuyến đường có lưu thông nhằm hạn chế lượng khói bụi bốc lên trong quá trình lưu thông xe cộ. Quy định xe chở vật liệu, đất đi vào KCX phải được che kín tránh rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Công ty hạ tầng định kỳ 6 tháng 1lần tiến hành quan trắc môi trường không khí tại một số điểm trong khuôn viên KCX: Cuối tháng 3 – trước cổng công ty TNHH Bao bì giấy nhôm New Toyo Trên đường B – gần công ty Freetrend & công ty Vinawood Khu vực trước cổng công ty Theodore Alexander Khu vực – trước cổng B của KCX Linh Trung II Khu vực trước cổng KCN Đồng An ( hộ dân số 1289, tỉnh lộ 43, khu phố 2, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, Tp.HCM) Ngoài ra, Linh Trung II còn tiến hành quan trắc môi trường không khí bên trong phòng làm việc của các phòng ban: Khu vực văn phòng nhà máy XLNT tập trung KCX Linh Trung II. Khu vực phòng vận hành nhà máy nước cấp Khu vực phòng tiện ích công cộng Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh tại KCX Linh Trung II được thể hiện trong phần bảng 4.1/trang 53 Tại mỗi doanh nghiệp có hệ thống xử lý khí thải phù hợp với từng ngành nghề sản xuất, không thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Định kỳ giám sát, đo đạc hiệu quả của các công trình xử lý nước thải cục bộ tại các doanh nghiệp. Vị trí đo đạc Số điểm đo đạc Tần suất đo Bên trong mỗi nhà máy 2 – 4 điểm tùy thuộc vào loại hình công nghiệp và quy mô mặt bằng nhà máy 6 tháng / lần Bên ngoài các nhà máy nhưng vẫn thuộc khuôn viên KCX 6 điểm đặc trưng 6 tháng / lần Bên ngoài khuôn viên KCX Tùy thuộc vào sự thay đổi hướng gió chủ đạo trong năm mà chọn vị trí đo khác nhau Mỗi mùa 1 lẩn (3 lần trong năm) vào khoảng giữa mùa tương ứng ( tháng 3,8,11) Biện pháp chính sách, pháp luật Để giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm nguồn nhiên liệu đầu vào cũng gần như nguồn năng lượng, tăng hiệu quả kinh tế, thu hút sự đầu tư từ các doanh nghiệp vào trong KCX Linh Trung II đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý như sau: Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về môi trường: ISO14001:2004. Mỗi năm KCX tiến hành kiểm tra ISO nội bộ tại các phòng ban (văn phòng, nhà máy XLNT, nhà máy cấp nước) trước khi có sự kiểm toán từ bên ngoài bên thứ 3. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 giúp cho KCX tiết kiệm chi phí, tạo hình ảnh đẹp của KCX, thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư. Theo dõi đo lường các chỉ tiêu môi trường: Theo dõi và đo lường các chỉ thiêu chất lượng không khí xung quanh: Thông số đo lường: nhiệt độ, ồn, bụi tổng cộng, SO2, NO2, CO. Số điểm thu mẫu: Theo ĐTM (các khu vực trong khu). Tần suất đo lường: 6 tháng/lần Phương pháp đo: thuê đơn vị tư vấn Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, TCVN 5949-1998 Theo dõi và đo lường các chỉ tiêu chất lượng nước thải sau xử lý: Thông dố đo lường: pH, chất rắn lơ lửng, BOD5, COD, tổng N, tổng P, Cr, Ni, Fe, Cu, Coliform. Số điểm thu mẫu: 01 điểm Tần suất đo lường: 03 tháng/lần theo quy định của pháp luật, đo hằng ngày theo quy định của công ty. Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 24:2009/BTNMT Theo dõi và đo lường chỉ tiêu chất thải rắn: Thông số đo lường: trọng lượng Địa điểm đo lường: trạm xử lý rác Tần suất đo lường: 6 tháng/lần Kiểm soát và khống chế ô nhiễm môi trường Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí: Các biện pháp chung: Nhà cửa được xây dựng cao thoáng bảo đảm thông gió tự nhiên, lắp đạt hệ thống quạt hút khí, bụi phát thải ra ngoài. Vệ sinh thường xuyên nhà cửa và tuyến đường nội bộ trong KCX Linh Trung II. Trồng cây xanh xung quanh để lọc bụi và cải thiện vi khí hậu khu vực. Tại khu tập trung rác thải, hố ga, hầm tự hoại sẽ được phân bố các dãy cây xanh xung quanh. Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân: quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay, ở những khâu cần thiết. Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn, rung và nhiệt thừa: Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn, rung: Thiết bị, dây chuyền công nghệ mới 100% (khả năng gây ồn nhỏ). Thiết kế các bộ phận giảm âm, lắp đặt đệm chống ồn ngay khi lắp đặt các máy móc thiết bị. đúc móng máy đủ khối lượng (be tông Mac cao), tăng chiều sâu móng, đào rảnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền. kiểm tra và bảo trì tốt thiết bị. công nhân được trang bị đầy đủ các phương tiện chống ồn (nút bịt tai, mũ, quàn áo bảo hộ). có kế hoạch kiểm tra và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động thường xuyên của công nhân. Khống chế ô nhiễm do nhiệt thừa: Thiết kế chiều cao nhà xưởng phù hợp. Bố trí cửa thông thoáng gió xung quanh tướng các xưởng sản xuất hoặc dùng quạt gió trục đứng để gia tăng vận tốc gió cục bộ trong phân xưởng khi cần bố trí các hệ thống quạt hút ngay trên các nhà máy phân xưởng, bố trí hệ thống điều hòa nhiệt độ cho văn phòng. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do nước thải: Hệ thống khống chế ô nhiễm do nước thải được tóm tắt trong sơ đồ nguyên lý thu gom xà xử lý nước thải. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Nước thải sản xuất nhằm hòa trộn các chất dinh dưỡng có trong nước thải sinh hoạt với nước thải sản xuất, đảm bảo cho quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đạt hiệu quả cao mà không cần sử dụng nhiều hóa chất. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phát sinh bằng các tận dụng lại các loại chế phẩm để tái sử dụng lại. Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung của công nhân viên, ban hành các nội quy về bảo vệ môi trường để công nhân viên thực hiện. Đạt các thùng rác tại khu vực văn phòng và tại khuôn viên xung quanh các nhà xưởng để công nhân viên bỏ rác vào tránh tình trạng vứt rác bừa bãi. Lượng rác sinh hoạt được công ty thuê các đơn vị vệ sinh công cộng thu gom và đưa về xử lý tại bãi rác của khu vực. Chất thải rắn sản xuất không nguy hại được thu gom, phân loại và lưu trữ trong kho chứa riêng, một phần trả lại cho nhà cung cấp hoặc tái sử dụng, phần còn lại được Sepzone Linh Trung thuê các đơn vị vệ sinh công cộng đến vận chuyển và xử lý theo quy định. Chất thải rắn nguy hại được thu gom và lưu trữ đúng theo quy định, định kỳ tổ chức tốt hoặc thuê đơn vị có chức năng đem đi xử lý. Sepzone Linh Trung thực hiện quản lý chất thải rắn tuân thủ theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn, thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 và quyết định số 23/2006/QĐ.BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nguồn lực môi trường Nhân lực Trình độ nhận thức về môi trường: có ý thức giữ gìn vệ sinh chung tiết kiệm năng lượng, chấp hành quy định bảo vệ môi trường. Trình độ tác nghiệp quản lý môi trường: có khả năng đáp trả, phả ứng kịp thời tai nạn, sự cố môi trường. Đại diện Lãnh Đạo về môi trường với trách nhiệm và quyền hạn cụ thể như sau: Trách nhiệm Bảo đảm việc thiết lập, ứng dụng và duy trì tình hình hoạt động của hệ thống môi trường ISO 14001 – 2004 có hiệu lực và hiệu quả. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho mọi thành viên trong công ty. Báo cáo cho Ban Tổng Giám Đốc về kết quả hoạt động và nhu cầu cải tiến của hệ thống quản trị môi trường theo kế hoạch. Quyền hạn Giúp ban Tổng Giám Đốc trong việc xây dựng chính sách môi trường Phối hợp với các bộ phận trong việc xây dựng mục tiêu môi trường của công ty. Liên hệ với các tổ chứa bên ngoài về các vấn đề liên quan môi trường Đề xuất các thay đổi của hệ thống quản lý môi trường khi cần thiết Theo dõi việc thực hiện các tác nghiệp về môi trường. Tổ chức công việc quản lý, lưu trữ tài liệu môi trường ở tất cả các bộ phận. Quy trình thu phí của doanh nghiệp Các doanh nghiệp trong KCX có trách nhiệm nộp phí BVMT theo quý sau khi đã ghi xong số điện, nước ở mỗi công ty. Lượng phí này dựa trên chỉ tiêu ô nhiễm ở mỗi nhà máy, thường là các chỉ tiêu: SS, COD, BOD5, Pd, Cd, Ag, As,… mức phí này được ban quản lý KCX thu hoặc doanh nghiệp trực tiếp đến nộp ở chi cục bảo vệ môi trường. Phí xử lý nước thải đối với mỗi doanh nghiệp được tính dựa vào khối lượng nước cấp cho mỗi doanh nghiệp đang hoạt động trongKCX Linh Trung II. Lượng phí các doanh nghiệp phải đóng bằng 80% lượng nước mà Linh Trung II cấp cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của mỗi doanh nghiệp. Lượng nước mà Linh Trung II cấp cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt các doanh nghiệp khoảng 3.700 m3/ngày đêm. Mỗi năm một lần ban quản lý KCX có tiến hành kiểm tra, giám sát môi trường cac doanh nghiệp đang hoạt động trong KCX. Hoạt động kiểm tra này thường là từ phía ban quản lý KCX phối hợp với đoàn kiểm tra của HEPZA. Đối tượng được kiểm tra thường là các doanh nghiệp có vấn đề đáng chú ý về môi trường, hay có sự thay đổi trong nguyên liệu, dây chuyền sản xuất. các vấn đề về thay đổi nguyên liệu sản xuất cũng như thay đổi sản phẩm của mỗi công ty đều phải được báo cho ban quản lý KCX để có thể kiểm soát được thành phần, tính chất của dòng thải phát sinh. CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QLMT VÀ DỰ BÁO TÁC DỘNG MT TẠI KCX LINH TRUNG II Đánh giá công tác quản lý môi trường tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP.doc
Tài liệu liên quan