MỤC LỤC
MỤC LỤC i
CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE. 7
1.1 Điều kiện tự nhiên 7
1.1.1 Vị trí địa lý 7
1.1.2 Khí hậu 7
1.1.3 Địa hình, địa mạo, địa chất 9
1.1.4 Mạng lưới sông rạch 10
1.1.5 Chế độ thủy văn 11
1.1.6 Tình hình nhiễm mặn 11
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 13
1.2.1 Tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế toàn huyện 13
1.2.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính của huyện 13
1.2.3 Cơ sở hạ tầng 23
1.2.4 Dân số và lao động 24
1.2.5 Giáo dục, y tế, văn hóa 25
1.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 27
1.3.1 Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 27
1.3.2 Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 28
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE. 30
2.1 Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước mặt tại huyện Ba Tri 30
2.1.1 Tình hình sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt 31
2.1.2 Tình hình sử dụng nguồn nước cho mục đích sản xuất 31
2.2 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Ba Lai 32
2.2.1 Hiện trạng chất lượng nước trên các kênh rạch chính 32
2.2.2 Hiện trạng chất lượng nước vùng hạ lưu sông Ba Lai 37
2.2.3 Đánh giá nhận xét chung 42
CHƯƠNG 3: CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHO NƯỚC SÔNG VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XẢ THẢI CỦA CÁC KHU ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020. 44
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Ba Lai 44
3.1.1 Các yếu tố tự nhiên tác động trực tiếp đến chất lượng nước mặt sông Ba Lai bao gồm: 44
3.1.2 Các yếu tố nhân tạo có tác động đến chất lượng nước trên địa bàn huyện 45
3.2 Đánh giá các nguồn thải chính vào nước mặt sông Ba Lai huyện Ba Tri 46
3.2.1 Nước thải sinh hoạt 46
3.2.2 Nước thải công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 50
3.2.3 Nước thải nông nghiệp 50
3.2.4 Nước thải nuôi trồng thủy sản 55
3.2.5 Các nguồn ô nhiễm khác 58
3.3 Dự báo các nguồn thải có ảnh hưởng đến chất lượng nước sông 58
3.3.1 Sự cần thiết thực hiện dự báo nguồn thải vào sông Ba Lai đến năm 2020 58
3.3.2 Dự báo các nguồn ô nhiễm chính thải vào sông Ba Lai đến năm 2020 59
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SÔNG BA LAI ĐẾN NĂM 2020. 66
4.1 Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt 66
4.1.1 Giải pháp về nguồn lực con người, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. 66
4.1.2 Các biện pháp chung để hạn chế xâm nhập mặn 67
4.1.3 Đề xuất mô hình xử lý nước thải từ các ao nuôi cá da trơn: 70
4.1.4 Các giải pháp chung để giảm thiểu ô nhiễm từ đầu 73
4.2 Xây dựng quy định xả thải nước thải 73
4.2.1 Cơ sở pháp lý 73
4.2.2 Quy định xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận 74
4.3 Các biện pháp hỗ trợ khác 75
4.3.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường 75
4.3.2 Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường huyện Ba Tri 77
4.3.3 Tăng cường công tác quan trắc chất lượng môi trường nước 78
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
5.1 Kết luận 80
5.2 Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 83
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4178 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh rạch chính của huyện.
TT
KHM
Vị trí lấy mẫu
Tọa độ
Thị xã/ huyện
Kinh độ
Vĩ độ
1
NM-16
Bến đò Rạch Gừa – xã Tân Mỹ
106o36’48,3’’
10o10’17,8’’
Huyện Ba Tri
2
NM-17
Cống đập Ba Lai
106o38’00,1’’
10o08’44,2’’
Ngày lấy mẫu: Mùa mưa 2009 (08/04 – 10/04)
Mùa khô 2009 (02/11 – 06/11)
Mùa mưa 2010 (10/04 – 13/04)
Mùa khô 2010 (23/11 – 27/11)
Mùa mưa 2011 (18/04 – 25/04)
( Nguồn: Phòng phân tích môi trường của trung tâm kỹ thuật môi trường)
* Chỉ tiêu pH:
Theo kết quả phân tích, giá trị pH trong 5 mùa đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6,0 – 8,5), giá trị pH tại các điểm quan trắc dao động từ 6,86 – 7,7.
Hình 2.1: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu pH trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu chất rắn lơ lửng:
Theo kết quả phân tích, giá trị chỉ tiêu SS có nhiều biến động, vào đầu mùa mưa 2011 tại các điểm quan trắc so với cùng kỳ năm 2010 giảm thấp lại nhưng đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 là 30mg/l.
Hình 2.2: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu SS trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu Fe:
Giá trị thông số sắt của bến đò Rạch Gừa tăng dần theo và cao hơn so với vị trí lấy mẫu ở cống đập Ba Lai tại thời điểm quan trắc 2009, 2010 song vào đầu mùa mưa 2011 thì giảm mạnh và nằm trong giới hạn cho phép. Giá trị các mùa dao động từ 0,44 – 3,34 và đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (1mg/l)
Hình 2.3: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu Fe trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu Mangan:
Theo kết quả phân tích, giá trị chỉ tiêu Mn vào mùa mưa năm 2011 tại cống đập Ba Lai tăng mạnh so với đầu mùa khô 2010, trừ điểm quan trắc bến đò Rạch Gừa có giá trị giảm.
Hình 2.4: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu Mn trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu Amoni:
Tất cả các điểm quan trắc vào đầu mùa mưa 2011 có giá trị thông số NH4+ nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 08:2008 cột A2 (0,2 mg/l)
Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu NH4+ trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu Nitrat:
Theo kết quả phân tích, giá trị thông số NO3- vào mùa mưa 2011 tại các điểm quan trắc so với những năm cùng kỳ đều giảm. Giá trị NO3- tăng hay giảm đều thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 cột A2 (5mg/l) nhiều lần.
Hình 2.6: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu NO3- trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu BOD5:
Theo kết quả phân tích, điểm quan trắc tại bến đò Rạch Gừa vào đầu mùa mưa 2010 chỉ tiêu BOD5 tăng (7mg/l) vượt qua giá trị cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2008 cột A2 (6mg/l). Còn tại các điểm quan trắc khác đều nằm trong giới hạn cho phép.
Hình 2.7: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu BOD5 trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu COD:
Theo kết quả phân tích, giá trị chỉ tiêu COD tại các điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 cột A2 (15mg/l)
Hình 2.8: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu COD trong chất lượng nước kênh rạch
* Chỉ tiêu Coliform:
Theo kết quả phân tích, giá trị chỉ tiêu Coliform đầu mùa mưa 2011 giảm thấp hơn so với năm 2010 và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 (5000 mg/l).
Hình 2.9: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu Coliform trong chất lượng nước kênh rạch
Nhận xét: Qua kết quả phân tích, tại một số điểm quan trắc cho thấy chất lượng nước mặt tại sông, rạch của huyện Ba Tri bị ô nhiễm sắt, chất rắn lơ lửng, amoni và vi sinh làm tăng độ đục của dòng nước, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, tình hình ô nhiễm có chiều hướng giảm dần qua các đợt quan trắc do có sự quản lý tích cực của địa phương trong việc xử lý tình trạng xả thải không đúng quy định của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn huyện.
2.2.2 Hiện trạng chất lượng nước vùng hạ lưu (cửa sông ven biển) sông Ba Lai
Bảng 2.2: Vị trí thu mẫu nước vùng cửa sông ven biển của huyện.
TT
KHM
Vị trí lấy mẫu
Tọa độ
Thị xã/ huyện
Kinh độ
Vĩ độ
1
NM-37
Cửa Ba Lai (cống đập Ba Lai)
106o39’13,5’’
10o07’57,3’’
Huyện Ba Tri
Ngày lấy mẫu: Mùa mưa 2009 (08/04 – 10/04)
Mùa khô 2009 (02/11 – 06/11)
Mùa mưa 2010 (10/04 – 13/04)
Mùa khô 2010 (23/11 – 27/11)
Mùa mưa 2011 (18/04 – 25/04)
(Nguồn: Phòng phân tích môi trường của trung tâm kỹ thuật môi trường)
*Chỉ tiêu pH:
Qua kết quả phân tích cho thấy giá trị pH trong lần quan trắc đầu mùa mưa năm 2011 dao động từ 7,47 – 8,03. Tại điểm quan trắc giá trị so với cùng kỳ và mùa khô 2010. Giá trị pH tại các điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10:2008 là 6,5 – 8,5.
Hình 2.10 : Biểu đồ biểu diễn pH trong chất lượng nước vùng cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu chất rắn lơ lửng:
Tại các đợt quan trắc giá trị SS đều vượt tiêu chuẩn nước mặt dùng làm nước nuôi thủy sản, theo QCVN 10:2008 cột nuôi thủy sản là 50mg/l và đầu mùa mưa 2011 có xu hướng tăng mạnh.
Hình 2.11: Biểu đồ biểu diễn SS trong chất lượng nước vùng cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu sắt:
Tất cả các đợt quan trắc đều có giá trị chỉ tiêu Fe vượt quy chuẩn QCVN 10:2008 cột nuôi thủy sản là 0,01 mg/l và có sự dao động tăng đáng kể hàm lượng Fe trong mẫu phân tích tại các điểm quan trắc so với đầu mùa mưa 2010.
Hình 2.12: Biểu đồ biểu diễn Fe trong chất lượng nước vùng cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu Mangan:
Giá trị thông số Mn ở điểm quan trắc cửa Ba Lai vào mùa mưa 2011 giảm so với đầu mùa khô năm 2010. Tất cả các điểm quan trắc đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 10:2008 cột nuôi trồng thủy sản là 0,1 mg/l.
Hình 2.13: Biểu đồ biểu diễn Mn trong chất lượng nước vùng cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu Nitrat:
Tại các đợt thu mẫu trong các lần quan trắc, giá trị Amoni đều cao hơn so với quy chuẩn nước mặt dùng làm nước cấp cho nuôi trồng thủy sản (0,005 mg/l). Tại cửa Ba Lai vào đầu mùa mưa 2011 có giảm thấp so với đầu mùa khô 2010 nhưng vẫn còn ở ngưỡng rất cao là (0,424 mg/l) cao gấp 84,8 lần.
Hình 2.14: Biểu đồ biểu diễn NH4+ trong chất lượng nước vùng
cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu BOD5:
So với quy chuẩn QCVN 10:2008 cột nuôi thủy sản là <10 mg/l tại điểm quan trắc cửa Ba Lai giá trị chỉ tiêu BOD5 (4mg/l) đạt tiêu chuẩn.
Hình 2.15: Biểu đồ biểu diễn BOD5 trong chất lượng nước vùng
cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu Coliform:
Tất cả các đợt quan trắc đều có giá trị thông số Coliform nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10:2008.
Hình 2.16: Biểu đồ biểu diễn Coliform trong chất lượng nước
vùng cửa sông ven biển
* Chỉ tiêu dầu mỡ:
Theo QCVN 10:2008 cột nuôi thủy sản quy định trong nước không được có váng dầu mỡ nhưng tại cửa sông phát hiện có xuất hiện váng dầu mỡ: cửa sông Ba Lai (0.04 mg/l). Váng dầu xuất hiện trong nước sẽ ngăn lượng oxy hòa tan vào nước, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi thủy sản nên cần phải hạn chế lượng dầu mỡ thải bỏ tại các cửa sông khi tàu bè ra vào.
Hình 2.17: Biểu đồ biểu diễn dầu mỡ trong chất lượng nước
vùng cửa sông ven biển
Nhận xét: Qua kết quả phân tích thì chất lượng môi trường nước vùng cửa sông ven biển đang bị ô nhiễm sắt, cặn lơ lửng, Amoni và có sự xuất hiện của váng dầu mỡ. Đồng thời chất lượng nước không ổn định, sự biến thiên các giá trị này không ổn định qua các lần quan trắc.
2.2.3 Đánh giá nhận xét chung
Nhìn chung, qua kết quả khảo sát cho thấy sông Ba Lai có những dấu hiệu ô nhiễm ở các chỉ tiêu khảo sát và qua đánh giá hiện trạng cũng như diễn biến chất lượng nước sông Ba Lai (2009 – 2011) trong đó 4 chỉ tiêu đáng lưu ý nhất đều là Fe, SS, Coliform và dầu mỡ.
Tuy nhiên do khu vực khảo sát trong thời gian qua chưa có phát triển công nghiệp nên mức độ ô nhiễm của sông Ba Lai không cao.
Về mức độ ô nhiễm qua 5 đợt lấy mẫu (mùa mưa 2009, mùa khô 2009, mùa mưa 2010, mùa khô 2010 và mùa mưa 2011) thì ô nhiễm nhất chủ yếu vào mùa mưa là do hệ thống các kênh rạch chảy vào sông Ba Lai gồm các xã Tân Mỹ, Tân Xuân và Bảo Thạnh – những xã tập trung hoạt động nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,… mà các chất thải từ hoạt động này như các loại bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng thường bị vứt bừa bãi trên đồng ruộng và theo thói quen, ý thức chưa cao đa phần người dân nông thôn tiến hành súc rửa tại các con sông, rạch để sử dụng vào các mục đích khác hoặc đào hố chôn xuống đất; đối với nuôi trồng thủy sản nhiều hộ không áp dụng quy trình từ khâu sử dụng thức ăn… cho đến làm vệ sinh ao hồ, tất cả đều thải trực tiếp ra môi trường vì vậy khi nước mưa rơi xuống mặt đất đã lôi kéo theo các chất ô nhiễm xuống nguồn nước sông Ba Lai.
CHƯƠNG 3
CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHO NƯỚC SÔNG VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XẢ THẢI CỦA CÁC KHU ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ,
NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020.
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Ba Lai
Về cơ bản, môi trường nước mặt tỉnh Bến Tre nói chung và tuyến sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri nói riêng chịu sự tác động của hai nhóm yếu tố: các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo.
3.1.1 Các yếu tố tự nhiên tác động trực tiếp đến chất lượng nước mặt sông Ba Lai bao gồm:
Chế độ mưa và lượng bốc hơi nước bề mặt (ảnh hưởng trực tiếp đến lượng dòng chảy bề mặt trên các sông suối, lũ lụt và hạn hán, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước);
Chế độ nhiệt độ (ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước);
Đặc điểm địa hình (ảnh hưởng đến sự phân bố dòng chảy theo không gian, hiệu suất dòng chảy và xói mòn bề mặt, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của từng con sông);
Đặc điểm địa chất – thủy văn (ảnh hưởng đến sự hình thành các tầng chứa nước dưới đất và chất lượng nước dưới đất, ảnh hưởng đến mối quan hệ tương hỗ giữa nước mặt và nước dưới đất);
Đặc điểm thổ nhưỡng (ảnh hưởng đến chất lượng nước – phèn và pH);
Đặc điểm thủy văn và chế độ dòng chảy vùng hạ lưu (ảnh hưởng đến xâm nhập mặn, ngập lụt, đến sự xói lở, bồi lắng và tích tụ các vật chất ô nhiễm trong môi trường nước).
Tuy nhiên, theo quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Ba Tri đến năm 2020 thì xâm nhập mặn là vấn đề đáng quan tâm. Xâm nhập mặn của sông Ba Lai là một hiện tượng tự nhiên và bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố như địa hình thời tiết, chế độ thủy văn sông, biển và quy hoạch canh tác sử dụng đất. Theo đánh giá của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, chất lượng nước sông Ba Lai biến thiên theo mùa rõ rệt. Mùa kiệt, hàm lượng các chất hòa tan trong nước khá cao, mùa lũ có hàm lượng thấp hơn. Nước có hàm lượng phù sa cao trong mùa lũ và thấp trong mùa kiệt. Hàm lượng phù sa giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu. Vào thời kỳ cao điểm mùa khô (tháng 3 – 4) độ mặn tối đa vùng cửa sông Ba Lai có thể lên đến 23 – 28g/l; vào đầu mùa mưa (tháng 6), vùng cửa sông vẫn nhiễm mặn 10 – 15g/l và ranh mặn 4g/l vượt khỏi Tân Hưng. Tuy nhiên dưới tác động của các công trình bao đê tạo nguồn, trên vùng ngọt hóa (khu vực phía Bắc đường tỉnh 885 từ ranh Giồng Trôm đến Tân Thủy) vẫn bảo đảm cho nguồn nước ngọt cho canh tác các loại cây trồng. Tuy nhiên tình hình xâm nhập mặn chắc chắn sẽ còn diễn biến phức tạp trong những năm tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển.
3.1.2 Các yếu tố nhân tạo có tác động đến chất lượng nước trên địa bàn bao gồm:
Sự gia tăng dân số và đô thị hóa với mức độ tập trung cao, kéo theo nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều hơn và lượng chất thải sinh hoạt được tạo ra cũng nhiều hơn nhưng với mức độ tập trung cao hơn (ảnh hưởng đến nguồn nước cả về lượng và chất).
Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cũng góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước ở các sông rạch.
Các hoạt động chăn nuôi, kể cả nuôi thủy sản cũng tác động đến nguồn nước cả về số lượng và chất lượng theo những cách tương tự như trên.
Việc xây dựng và vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn như các đập/cống ngăn mặn, các tuyến đê bao chống mặn làm ảnh hưởng đến chế độ thủy văn và do đó đến chất lượng nước cũng như khả năng tự làm sạch của sông rạch.
Hoạt động giao thông vận tải thủy cũng có những tác động xấu đến môi trường nước (ô nhiễm dầu, tràn dầu, sạt lở bờ sông,…).
Ngoài ra, các hoạt động liên quan đến quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại trên địa bàn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước.
3.2 Đánh giá các nguồn thải chính vào nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri
Chất lượng nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri đã, đang và sẽ tiếp tục bị tác động bởi các chất thải sinh ra từ các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn, trong đó đáng lưu ý là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán; từ các khu dân cư tập trung; từ các hoạt động nông nghiệp, các khu nuôi trồng thủy sản; các hoạt động giao thông thủy,…
3.2.1 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường nước. Công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước trong thời gian qua tuy được quan tâm đầu tư nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Tại cụm điểm dân cư quan trọng như Tân Xuân đã bắt đầu phát triển hình thái quần cư đô thị, hệ thống thoát nước cũng chủ yếu là các mương nước nhỏ thải ra các mương vườn, kênh thủy lợi, rạch tự nhiên. Phần lớn nước mưa trên khu vực dân cư đều chảy tràn. Còn ở Tân Mỹ và Bảo Thạnh tại khu vực trung tâm xã thường chỉ xây dựng hệ thống mương để thoát nước thải chợ, với nước thải sinh hoạt đa phần người dân thải trực tiếp ra môi trường đất, kênh rạch hoặc ao nước cạnh nhà, lượng nước thải này sau khi ra kênh rạch gặp khoảng thời gian triều xuống sẽ đi theo dòng nước đổ ra sông.
Về hố xí hợp vệ sinh: do tập quán sinh hoạt vùng nông thôn, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, số hộ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp. Tình trạng sử dụng cầu tiêu ao cá vẫn còn khá phổ biến. Dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh do khuẩn E.coli, Coliform vẫn còn cao. Bằng việc gắn kết cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, các tiêu chí như: hàng rào, cây xanh, hố xí hợp vệ sinh cũng được người dân đồng tình hưởng ứng. Qua đó nâng dần tỉ lệ các hộ dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh lên 21%. ( Nguồn báo cáo tổng hợp tháng 12/2007).
Theo TCXD VN 32:2006 thì tiêu chuẩn cấp nước nông thôn là 60 lít/người.ngày. Lượng nước thải được ước tính khoảng 80% lượng nước cấp. Với quy mô dân số và tiêu chuẩn dùng nước của các xã Tân Mỹ, Tân Xuân và Bảo Thạnh thì tổng lượng nước cấp và lượng nước thải sinh hoạt năm 2011 được thể hiện cụ thể ở Bảng 3.1:
Bảng 3.1: Lượng nước thải sinh hoạt năm 2011
Huyện Ba Tri
Năm 2011
Dân số
(người)
Nhu cầu nước (m3/ngày)
Lưu lượng nước thải (m3/ngày)
Xã Tân Mỹ
6.125
367,5
294
Xã Tân Xuân
5.712
342,7
274
Xã Bảo Thạnh
10.828
649,7
519,7
Tổng
22.665
1.359,9
1.087,7
Mà theo kết quả đi điều tra khảo sát thực địa thấy rằng với tổng lưu lượng nước thải trên thì chỉ có khoảng 20% là tự thấm xuống đất còn lại khoảng 80% là thải ra sông, kênh rạch. Như vậy, tổng cộng mỗi ngày sẽ có khoảng 870.16 m3 nước thải thoát ra kênh rạch, còn lại 217,54 m3 là tự thấm.
Bảng 3.2: Lượng nước tự thấm và chảy vào sông, rạch
Huyện Ba Tri
Năm 2011
Lượng nước thải (m3/ngày)
Lượng nước tự thấm
(m3/ngày)
Lượng nước chảy vào sông, rạch (m3/ngày)
Xã Tân Mỹ
294
58,8
235,2
Xã Tân Xuân
274
54,8
219,2
Xã Bảo Thạnh
519,7
103,94
415,76
Tổng
1.087,7
217,54
870,16
Hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993) thiết lập đối với các quốc gia đang phát triển được đưa ra trong bảng 3.3:
Bảng 3.3: Hệ số ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày)
Chất rắn lơ lửng (TSS)
70 - 145
BOD5
45 - 54
COD
85 – 102
Tổng Nitơ (N)
6 – 12
Tổng Photpho (P)
0,6 – 4,5
( Nguồn: Rapid Envirinmental Assessment, WHO, 1993)
Trên cơ sở dân số và hệ số ô nhiễm bảng, tải lượng nước thải sinh hoạt vùng nghiên cứu năm 2011 được tính theo công thức (CT - 3.1):
(CT - 3.1)
Trong đó:
Mi: tải lượng ô nhiễm (kg/ngày.đêm)
Gi-min, Gi-max: hệ số phát thải chất ô nhiễm thứ i (g/người.ngày)
n: số dân (người)
Bảng 3.4: Tải lượng nước thải sinh hoạt năm 2010
Huyện Ba Tri
Dân số
(người)
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
TSS
BOD5
COD
Tổng N
Tổng P
Tân Mỹ
6.125
658,4
303,2
572.7
55,1
15,6
Tân Xuân
5.712
614
282,7
534,1
51,4
14,6
Bảo Thạnh
10.828
1.164
536
1.012,4
97,4
27,6
Tổng
22.665
2.436,4
1.121,9
2.119.2
203,9
57,8
Theo thống kê của các xã Bảo Thạnh, Tân Mỹ, Tân Xuân thì tổng lượng nước thải sinh hoạt năm 2011 là 397.010,5 m3. Trong đó có 317.608.4 m3 nước thải thoát ra kênh rạch và 79.402 m3 nước thải tự thấm; tải lượng BOD5 là 409,5 tấn/năm, COD là 773,5 tấn/năm và hàng trăm tấn chất rắn lơ lửng, Nitơ, Photpho. Do đó chất lượng nước sông, kênh rạch sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu không muốn nói là nghiêm trọng khi mà trong thời gian sắp tới quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, gia tăng dân số sẽ ngày càng được đẩy mạnh.
Hình 3.1: Nước thải sinh hoat được thải trực tiếp ra đất và kênh rạch nội đồng
Hình 3.2: Hiện trạng mô hình cầu tiêu ao cá ở xã Bảo Thạnh
3.2.2 Nước thải công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Bên cạnh nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm quan trọng đối với môi trường nước. Nhưng hiện nay trên địa bàn 3 xã, riêng phía sông Ba Lai đoạn chảy qua các xã Tân Mỹ, Tân Xuân, Bảo Thạnh còn là vùng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chưa có các hoạt động công nghiệp do đó áp lực hiện tại đối với môi trường nước từ nước thải công nghiệp chưa có.
3.2.3 Nước thải nông nghiệp
3.2.3.1 Về trồng trọt
Hiện trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
Năm 2011, diện tích đất nông nghiệp của 3 xã là 6.141 ha, chiếm 14,78% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Trong đó diện tích gieo trồng lúa là 5.566 ha, sản lượng đạt 28.022 tấn. Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 186 ha. Diện tích trồng mía là 217 ha, sản lượng đạt 13.743 tấn. Diện tích gieo trồng dừa là 120 ha, sản lượng đạt 757.000 trái. Diện tích đất trồng cây ăn trái là 101 ha, sản lượng đạt 1.102 tấn.
Theo ước tính của phân viện công nghệ mới và Bảo vệ Môi trường, 7 - 2007 và khảo sát của đề tài ở các xã trong lưu vực, lượng phân bón hóa học trung bình bón cho đất khoảng 250 kg/ha/vụ, lượng hóa chất bảo vệ trung bình từ 0,75 kg/ha/vụ. Như vậy, vào năm 2011 lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng trong ngành nông nghiệp của các xã trong lưu vực sông Ba Lai được ước tính trong bảng 3.5. Các loại phân bón chính là phân đạm (urea), phân lân, phân Nitơ, Photpho, Kali. Các hóa chất bảo vệ thực vật chính là các loại kém bền vững: Photpho hữu cơ, carbamat, pyrethroid tổng hợp và một số ít các clo hữu cơ có độ bền cao.
Bảng 3.5: Ước tính lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng năm 2011 của các xã trong lưu vực
Huyện Ba Tri
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha)
Lượng phân bón/thuốc BVTV (kg/ha/vu)
Tổng lượng phân/thuốc BVTV (kg/vụ)
Phân bón
Hóa chất BVTV
Phân bón
Hóa chất BVTV
Tân Mỹ
1.909
250
0,75
477.250
1.431,75
Tân Xuân
3.159
250
0,75
789.750
2.369,25
Bảo Thạnh
1.073
250
0,75
268.250
804,75
Toàn lưu vực
6.141
250
0,75
1.535.250
4.605,75
Như vậy, vào năm 2011, lượng phân bón hóa học sử dụng trên toàn khu vực 3 xã là 1.535,25 tấn/vụ và lượng hóa chất BVTV khoảng 4,6 tấn/vụ.
Ước tính tải lượng ô nhiễm do trồng trọt đưa vào sông Ba Lai năm 2011
Với hoạt động thâm canh, tăng vụ từ 1 vụ/năm lên 3 vụ trên năm thì lượng phân bón sẽ là trên 4,6 nghìn tấn/năm và hóa chất BVTV sẽ là trên 13,8 tấn/năm. Theo một số tài liệu quốc tế trong Dự án Quy hoạch Tổng thể ĐBSCL(1992) lượng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trên chỉ được cây trồng sử dụng khoảng 60 – 70%, còn lại 30 – 40% sẽ bị bốc hơi, tồn lưu trong đất hoặc bị rửa trôi theo nước mưa hay nước tưới tiêu,... rồi đưa ra sông,kênh, rạch.
Như vậy, lượng phân bón cây trồng không sử dụng là trên 614 tấn/vụ và 1,8 nghìn tấn/năm; hóa chất BVTV là trên 1,8 tấn/vụ và trên 5,5 tấn/năm (tính cho 40% lượng phân và lượng hóa chất không được cây trồng hấp thụ).
Tải lượng ô nhiễm (phân bón và hóa chất BVTV) đưa vào hệ thống sông Ba Lai = T*K (K là hệ số rửa trôi, K = 0,1 – 0,25; T: tổng lượng chất ô nhiễm). Như vậy, tải lượng ô nhiễm do phân bón đưa vào hệ thống sông rạch khoảng trên 153 tấn/vụ và trên 460 tấn/năm; tải lượng hóa chất bảo vệ thực vật đưa vào môi trường nước là 0,46 tấn/vụ và trên 1,3 tấn/năm.
3.2.3.2 Nước thải chăn nuôi
Việc thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đang là vấn đề nan giải chung của các xã Tân Mỹ, Tân Xuân và Bảo Thạnh bởi ý thức, tập quán phong tục sông nước và vấn đề quy hoạch tổng thể chăn nuôi còn mang tính đại trà, chưa được nghiên cứu đầu tư thích hợp nên các trang trại được xây dựng manh mún và nhỏ lẻ; chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung và không quản lý được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nên hình thức chăn nuôi còn mang tính tự phát vì vậy lợi nhuận từ sản xuất chăn nuôi chưa ổn định nên việc đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải chưa được quan tâm đúng mức.
Việc đáng lo ngại nhất là dù chăn nuôi ở quy mô nhỏ hay lớn các loại chất thải trong chăn nuôi đa phần vẫn chưa được xử lý. Thực tế, không chỉ có chăn nuôi nhỏ lẻ mà chăn nuôi quy mô lớn cũng không được cải thiện nhiều, công nghệ xử lý chất thải phần lớn vẫn là chôn lấp do thiếu kinh phí và công nghệ - nước thải và phân gia súc thường được đào hầm chứa hoặc thải trực tiếp xuống sông rạch gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về các quy định pháp luật bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn rất hạn chế.
Hầu hết ở các xã đều áp dụng loại hình chăn nuôi thả rong (như trâu, bò, vịt), một số khác tập trung nuôi theo dạng chuồng trại (như heo, gà) thường được xây dựng cặp theo mé sông, rach gần nhà. Nước thải được thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch hoặc hồ chứa gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Dựa theo dự thảo chi tiết nông lâm, ngư nghiệp của năm 2011 toàn huyện nói chung và 3 xã nói riêng, ta ước tính lượng chất thải phát sinh là:
Bảng 3.6: Số lượng vật nuôi năm 2011
Địa bàn
2011
Trâu
Bò
Heo
Gia cầm
Huyện Ba Tri
1.169
71.444
13.312
776.187
Xã Tân Mỹ
2
1.040
101
18.050
Xã Tân Xuân
236
5.404
1.823
55.880
Xã Bảo Thạnh
84
1.597
1.420
25.700
(Nguồn: Dự thảo chi tiết nông lâm, nông ngư 2011)
Từ số lượng vật nuôi ta có thể dự tính được lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm các chất theo bảng 3.7 là:
Bảng 3.7: Dự tính lượng nước thải trong quá trình chăn nuôi 2011
Trâu
Bò
Heo
Gia cầm
Tổng cộng
Định mức (m3/con.năm)
8
8
14,6
0,9
Huyện Ba Tri
9.352
571.552
194.355
698.568
1.473.827
Xã Tân Mỹ
16
8.320
1.474,6
16.245
26.055,6
Xã Tân Xuân
1.888
43.232
26.615,8
50.292
122.027,8
Xã Bảo Thạnh
672
12.776
20.732
23.130
57.310
Bảng 3.8: Tải lượng ô nhiễm của hoạt động chăn nuôi.
Huyện Ba Tri
Trung bình nồng độ ô nhiễm
Mg/l
Lượng thải
m3/ngày
Tải lượng ô nhiễm nước thải
Kg/ngày
TSS
BOD
COD
TSS
BOD
COD
2.459
2.466
3.545
Tân Mỹ
71,4
177,6
176,1
61,7
Tân Xuân
334,3
822
824,4
1.186
Bảo Thạnh
157
386
387,1
556,5
Tổng
562,7
1.385,6
1.387,6
1.804,2
Trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh, về chăn nuôi bò: ở 3 xã Tân Mỹ, Tân Xuân, Bảo Thạnh có 8.041 con chiếm 11,25% tổng đàn bò toàn huyện (71.444), còn lại tập trung nhiều ở Phú Lễ, Phước Tuy, Mỹ Nhơn, Mỹ Thạnh. Đàn heo 3.344 con chiếm 25,12% tổng đàn heo toàn huyện (13.312 con), còn lại tập trung nhiều ở Mỹ Chánh, Mỹ Hòa, Bảo Thuận. Đàn gia cầm 99.630 con chiếm 12,83% tổng đàn gia cầm toàn huyện (776.187 con). Việc phát triển phong trào chăn nuôi đã tận dụng được các phụ phẩm trong trồng trọt như: rơm, cỏ, rau màu, giải quyết được lao động nhàn rỗi của địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương. Song song với đó là việc môi trường chăn nuôi ngày càng bị ô nhiễm. Đây cũng là vấn đề bức xúc. Theo thống kê hằng năm ước tính chất thải phát sinh ra khoảng 205.392 m3/năm. Trong đó tải lượng BOD là 506,4 tấn/năm, COD là 658,5 tấn/năm.
Hình 3.4: Vịt được nuôi cặp bờ kênh lớn.
3.2.4 Nước thải nuôi trồng thủy sản
Với lợi thế nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, diện tích mặt nước lớn, chất lượng nước tốt, có truyền thống nuôi trồng thủy sản và đã hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu: từ sản xuất giống đến nuôi trồng và chế biến; do không bị ngập lũ và có thể phát triển đa dạng các loại thủy sản (mặn, lợ, ngọt) với các loại hình nuôi trồng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do sự gia tăng diện tích nuôi trồng thiếu định hướng và chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng nguồn nước nên đã phần nào gây nên nguy cơ gây suy thoái chất lượng nước.
Trong quá trình nuôi các chất thải, nước ao nuôi đều xả thải ra môi trường nhất là đối với nuôi cá da trơn. Ô nhiễm môi trường do trong chăn nuôi, trồng trọt ra môi trường nước tự nhiên,… làm cho môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm, quá trình nuôi tôm bị bệnh người dân không xử lý theo quy định, xả trực tiếp ra môi trường, một số hộ nuôi nhỏ lẻ k