Đồ án Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông ba lai trên địa bàn huyện giồng trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE. 7

1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 7

1.1.1 Vị trí địa lý 7

1.1.2 Đặc điểm địa hình 8

1.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng 8

1.1.4 Đặc điểm khí hậu 9

1.1.5. Đặc điểm thủy văn nguồn nước 10

1.1.6. Đặc điểm tài nguyên sinh vật 12

1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 12

1.2.1 Dân số - dân cư 12

1.2.2 Giáo dục, văn hóa và y tế 14

1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 16

1.2.4 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng đến năm 2020 23

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 32

2.1 Tình hình sử dụng nguồn nước mặt sông Ba Lai tỉnh Bến Tre 32

2.1.1 Cấp nước cho sinh hoạt 32

2.1.2 Cấp nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp và làng nghề 33

2.1.3 Cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi 33

2.1.4 Cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản 34

2.2 Diễn biến chất lượng nước trên sông, kênh, rạch trên địa bàn Huyện 34

2.2.1 Tình hình chất lượng nguồn nước mặt trên nhánh sông Ba Lai 34

2.2.1.1 Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai 35

2.2.1.2 Diễn biến chất lượng nước kênh, rạch trên địa bàn Huyện 40

2.2.2 Nhận xét chung 46

CHƯƠNG III: CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XẢ THẢI ĐẾN NĂM 2020 VÀO SÔNG BA LAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 48

3.1 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt 48

3.1.1 Các nguyên nhân tự nhiên 48

3.1.2 Các nguyên nhân nhân tạo 50

3.1.2.1 Ô nhiễm nguồn nước do sinh hoạt 50

3.1.2.2 Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 52

3.1.2.3 Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi 53

3.1.2.4 Ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy sản 55

3.1.2.5 Ô nhiễm do hoạt động xây dựng và giao thông thủy 55

3.2 Hiện trạng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn Huyện 56

3.2.1 Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở các cụm dân cư 57

3.2.2 Hiện trạng xả thải ở các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề 60

3.2.3 Hiện trạng xả thải nước thải ở các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt 63

3.3 Dự báo lượng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện đến năm 2020 67

3.3.1 Dự báo tải lượng xả thải ở cụm dân cư trên địa bàn huyện 67

3.3.2 Dự báo tải lượng xả thải của các cơ sở chăn nuôi và trồng trọt 69

3.3.3 Dự báo tải lượng xả thải ở cụm công nghiệp 72

3.4 Tác động đến môi trường do nước thải 74

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 75

4.1 Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt 75

4.1.1 Biện pháp xây dựng cơ sở dữ liệu để bảo vệ môi trường nước trên địa bàn huyện Giồng Trôm 75

4.1.2 Giải pháp về nguồn lực con người, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường 76

4.1.3 Các biện pháp chung để hạn chế xâm nhập mặn 77

4.1.4 Các biện pháp kỹ thuật 78

4.1.4.1 Tăng cường công tác quan trắc chất lượng môi trường nước 78

4.1.4.2 Tăng cường khảo sát nguồn thải ở thượng lưu sông 79

4.2 Xây dựng quy định xả thải nước thải 79

4.2.1 Quy định xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận 79

4.2.2 Biện pháp pháp lý 80

4.2.3 Biện pháp kinh tế 81

4.3 Các biện pháp hỗ trợ khác 82

4.3.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường 82

4.3.2 Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường huyện Giồng Trôm 84

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 86

5.1 KẾT LUẬN 86

5.2 KIẾN NGHỊ 87

 

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông ba lai trên địa bàn huyện giồng trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, các khu dân cư mới và nhà ở trong dân, các khu cụm công nghiệp, các cơ sở công nghiệp thương mại dịch vụ của địa phương, và các công trình phúc lợi công cộng. Các công trình quan trọng là: Xây dựng mới khu hành chính huyện Xây dựng mới và nâng cấp các chợ thị trấn Giồng Trôm, chợ chanh Lương Quới, Mỹ Lồng, Bến Tranh, Hương Điểm, Cái Mít, Hưng Phong, Hưng Nhượng, Sơn Phú, Châu Phú, Bình Long, Châu Bình, Châu Thới, Phú Điền, Long Phụng, các cơ sở thương mại dịch vụ; các khu cụm và nhà máy công nghiệp. Kiên cố hóa và xây dựng đúng chuẩn các trường mầm non, trường phổ thông các cấp, Trung tâm tổng hợp kỹ thuật hướng nghiệp. Nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các bệnh viện, trạm y tế và các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao. Tăng cường cơ sở vật chất ngành điện trên cơ sở tiếp tục thực hiện Chương trình điện khí hoá nông thôn, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ và kéo giảm giá bán điện đúng qui định. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và nhu cầu thông tin rộng rãi cho cộng đồng. 1.2.4.5 Hoạt động bảo vệ môi trường Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh. Nghiên cứu, điều tra cơ bản về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên... phục vụ yêu cầu khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, cát sông, hệ sinh thái rừng. Tổ chức quản lý tài nguyên nước, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước mặt và nước ngầm. Phấn đấu đến năm 2010, đưa 100% nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, đơn vị sản xuất -kinh doanh vào diện quản lý môi trường; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, từng bước thực hiện di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi Thị xã, thị trấn, 100% hộ dân thành thị và 80% hộ dân nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh; 80% hộ dân có đủ nước sạch để sử dụng. Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải ở khu vực nội ô Thị xã, Thị trấn. Giải quyết dứt điểm tình trạng suy thoái môi trường do các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra như: Ngăn chặn tận gốc việc gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nước do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Chặn đứng suy thoái môi trường đất, bảo tồn đa dạng sinh học đất liền. Đưa diện tích phủ xanh đất, nước lên đạt mức an toàn sinh thái, bảo đảm diện tích cây xanh trên đầu người. Đảm bảo môi trường lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường đối với các chỉ tiêu cơ bản. Duy trì việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sâu rộng trên tất cả các đối tượng kể cả người dân trên toàn địa bàn huyện. Để thực hiện các mục tiêu trên, cần chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý vào sông, rạch, kênh, mương, ao, hồ; hỗ trợ quy hoạch xây dựng bãi rác tập trung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi phải đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải; kiểm soát môi trường nuôi trồng thủy sản công nghiệp khu vực ven sông và bãi bồi; kiểm tra thu gom và xử lý 100% chất thải công nghiệp và chất thải y tế; hạn chế việc sử dụng hóa chất trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; nghiêm cấm việc khai thác thủy sản bằng các phương tiện hủy diệt như; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát trái phép; triển khai và thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp quy. Các giải pháp đề xuất bao gồm các lãnh vưc giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, kế hoạch hóa và cân đối các nguồn lực bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý nhà nước; điều tra, nghiên cứu về tài nguyên và môi trường và xây dựng các công cụ kinh tế. CHƯƠNG II TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 2.1 Tình hình sử dụng nguồn nước mặt sông Ba Lai trên đại bàn huyện Giồng Trôm Sông Ba Lai ngày nay đã được ngọt hóa, lượng nước ngọt dồi dào do cống đập Ba Lai đi vào hoạt động đã ngăn mặn. Với lượng nước ngọt dồi dào thuận lợi cho sinh hoạt, trồng trọt và tưới tiêu được người dân nơi đây tận dụng triệt để, tuy nhiên hoạt động nuôi trồng thủy hải sản không thuận lợi đối với người dân sống ở khu vực ven sông như trước đây. Giồng Trôm có 4 xã tiếp giáp với sông Ba Lai là: Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình với chiều dài đoạn sông tiếp giáp khoảng 28km sử dụng nguồn nước chủ yếu từ sông Ba Lai để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt. Là một huyện đang dần phát triển, nhưng dân cư và các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến kênh, rạch nội đồng để thuận tiện cho việc sinh hoạt cũng như sản xuất, chăn nuôi và tưới tiêu phục vụ nông nghiệp. 2.1.1 Cấp nước cho sinh hoạt Nguồn nước chính đang sử dụng trên địa bàn huyện là nguồn nước mặt từ sông, kênh, rạch nội đồng bao quanh huyện, nguồn nước được người dân sử dụng trực tiếp phục vụ cho sinh hoạt không qua xử lý Trên thực tế 4 xã dọc sông Ba Lai có 5 nhà máy cấp nước có công suất từ 3-10m3/ngày cung cấp cho mỗi xã 40 hộ (theo: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm). Mỗi trạm cấp nước trong xã chỉ cung cấp khoảng 40 hộ trong khu vực chung quanh chợ. Tình trạng nhiễm mặn ở các xã phía Nam hằng năm kéo dài từ 3 đến 6 tháng khiến nạn thiếu nước ngọt trở nên trầm trọng. Các giếng tầng nông và UNICEF cũng bị nhiễm phèn và mặn trong mùa khô. Bảng 2.1: Lưu lượng nước máy cung cấp cho xã Xã Nhà máy nước Lượng nước cấp (m3/ngày) Phong Nẫm Nhà máy nước Phong Nẫm 5 Phong Mỹ Nhà máy nước Phong Mỹ 7 Châu Hòa Nhà máy nước Châu Hòa 10 Châu Bình Nhà máy nước Châu Bình 1 3,5 Nhà máy nước Châu Bình 2 5 (Nguồn: hiện trạng cấp nước huyện giồng trôm, 2005) Với lượng nước cấp từ nhà máy thấp hơn nhiều so với số dân toàn xã chỉ chiếm 28% ( nguồn: Hiện trạng quy hoạch huyện Giồng Trôm) nên lượng nước dùng cho sinh hoạt chủ yếu ở 4 xã là nguồn nước mặt sông Ba Lai. 2.1.2 Cấp nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp và làng nghề Trên địa bàn 4 xã có một cụm công nghiệp Phong Nẫm với quy mô 40ha được hoạt động hết vào năm 2020. Hiện tại có 2 cơ sở đang hoạt động với diện tích sử dụng 10ha, nguồn nước chủ yếu lấy từ sông Bến Tre. Do mới thành lập hai cơ sở trên hoạt động chủ yếu về mặt hàng than thiêu kết và hàng thủ công mỹ nghệ nhưng sản xuất theo đơn đặt hàng vì vậy lượng nước sử dụng cho sản xuất không nhiều. Ngoài ra, 3 xã còn lại không có cụm công nghiệp, chỉ có một vài làng nghề nhưng không tập trung quy mô, sản xuất nhỏ lẻ như ở Phong Nẫm ngoài cụm công nghiệp còn có cơ sở sản xuất hủ tíu, cơ sở nạo dừa nhưng dưới hình thức là kinh doanh hộ gia đình. Nguồn nước cấp chủ yếu cho các hoạt đông sản xuất là từ các kênh, rạch gần cơ sở sản xuất. Hiện tại xã chưa có nhà máy nước lớn để cung cấp nước cho cụm công nghiệp. 2.1.3 Cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi Hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi ở khu vực xã Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình chỉ tập trung vào cây lúa, mía, dừa và một vài ấp trồng cây cacao theo chính sách nhân rộng giống cây cacao trên địa bàn huyện. Nguồn nước dùng cho việc tưới tiêu thường được người dân nơi đây đào những mương nước bao quanh vườn, và một số là đào mương theo kiều xen canh với cây trồng một mô đất trồng cây xen kẻ với 1 mương nước nhỏ để thuận tiện cho việc tưới tiêu. Đối với chăn nuôi, chỉ tập trung nhỏ lẻ ở hộ gia đình và một vài cơ sở nhỏ quy mô không lớn,chủ yếu nuôi tập trung ở các kênh, rạch thuận tiện cho xả thải. Và nguồn nước dùng cho chăn nuôi chủ yếu là nguồn nước sông Ba Lai chảy vào các kênh, rạch nội đồng. 2.1.4 Cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản Do cống đập Ba Lai hoàn thành nguồn nước ngày càng được ngọt hóa nên việc nuôi trồng thủy hải sản ở 04 xã hầu như không còn được thuận lợi và phát triển, chỉ có một vài hộ nuôi cá da trơn với quy mô nhỏ lẻ, chỉ đủ cung cấp cho gia đình và buôn bán ở chợ, vì vậy nguồn nước cung cấp cho việc nuôi trồng thủy hải sản không nhiều. Toàn bộ các cơ sở nuôi cá da trơn, thủy sản đều được dời qua bên nhánh sông Hàm Luông. 2.2 Diễn biến chất lượng nước trên sông, kênh, rạch trên địa bàn Huyện 2.2.1 Tình hình chất lượng nguồn nước mặt trên nhánh sông Ba Lai Chất lượng nguồn nước có vai trò rất lớn đối với chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn Huyện. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch trên toàn Huyện là 28% còn rất thấp, khả năng tiếp nhận nguồn nước sạch còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt đối với người dân khu vực giáp sông, kênh. Đa phần những hộ dân này đều dùng nguồn nước mưa hoặc nước mặt tại khu vực để sử dụng cho nhu cầu hằng ngày. Giữa môi trường và sự phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau, môi trường là nơi và là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Đối với huyện Giồng Trôm, nguồn tài nguyên thiên nhiên về nước đóng vai trò quan trọng đáng kể vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Song, nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên này bị khai thác quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng. Đó chính là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mang lại. Vì vậy việc quan trắc giám sát diễn biến chất lượng nước là vấn đế cần thiết và cấp bách, trên thực tế công tác quan trắc chất lượng nước trên địa bàn huyện còn khá ít chỉ thực hiện mỗi năm 2 lần vào mùa mưa và mùa khô. Dựa trên báo cáo quan trắc về chất lượng nước của huyện, có được diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai và diễn biến chất lượng nước kênh, rạch trên địa bàn Huyện. 2.2.1.1 Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai Trong các lần quan trắc vào đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2010, đầu mùa khô 2010 và đầu mùa mưa 2011, tiến hành phân tích chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai tại xã Châu Bình với ký hiệu mẫu là: NM-11. Bảng 2.2: Vị trí thu mẫu nước mặt. TT KHM Địa điểm lấy mẫu Tọa độ Huyện Kinh độ Vĩ độ 1 NM-11 Xã Châu Bình 106034’35,6 10011’05,8 Giồng Trôm Ngày lấy mẫu: Đầu mùa mưa 2009: 08/04/2009 Đầu mùa khô 2009:02/11/2009 Đầu mùa mưa 2010: 10/04/2010 Đầu mùa khô 2010: 23/11/2010 Đầu mùa mưa 2011: 18 – 25/4/2011 (Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre.) Thông số pH: theo kết quả phân tích, giá trị pH đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2010, đầu mùa mưa 2010 đểu nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6,0 – 8,5), giá trị pH tại các điểm quan trắc dao động từ 6,7 – 7,5 Hình 2.1: Biểu diễn thông số pH chất lượng nước mặt Thông số chất rắn lơ lửng: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số SS vào đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2010, đầu mùa mưa 2010 và đầu mùa mưa 2011 giá trị SS tăng hay giảm đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 là 30 mg/l. Hình 2.2: Biểu diễn thông số SS chất lượng nước mặt. Thông số sắt: Gía trị thông số sắt vào đầu mùa khô 2009, đầu mùa khô 2010, đầu mùa mưa 2010 và đầu mùa mưa 2011 đều vượt giới hạn cho phép dao động từ 0,37 – 4,14mg/l . Riêng lần quan trắc đầu mùa mưa 2009 là không vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (1mg/l). Hình 2.3: Biểu diễn thông số Fe chất lượng nước mặt. Thông số Mangan: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số Mn vào đầu mùa khô 2009 đạt giá trị cao nhất, vào đầu mùa mưa 2010 và đầu mùa khô 2010 đều giảm, nhưng lần quan trắc vào mùa mưa 2011 không phát hiện Mangan trong mẫu nước phân tích. Hình 2.4: Biểu diễn thông số Mn trong chất lượng nước mặt. Thông số Amoni: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số NH4+ kết quả đầu mùa khô 2009 đạt chuẩn cho phép, và kết quả các lần quan trắc vào đầu mùa mưa 2009, đầu mùa mưa 2010, đầu mùa khô 2010 và đầu mùa mưa 2011 đều vượt giá trị cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (0,2mg/l). Hình 2.5: Biểu diễn thông số N-NH4 trong chất lượng nước mặt. Thông số Nitrat: Giá trị thông số NO3- theo kết quả trắc vào mỗi lần quan trắc đều thấp hơn giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (5mg/l) rất nhiều. Hình 2.6: Biểu diễn thông số NO3- trong chất lượng nước mặt. Thông số BOD5: Theo kết quả phân tích, vào đầu mùa mưa 2009 giá trị BOD5 không vượ giới hạn cho phép, nhưng vào đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2010, đầu mùa kho 2010 đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6mgO2/l). Hình 2.7: Biểu diễn thông số BOD5 trong chất lượng nước mặt. Thông số COD: Theo kết quả phân tích, giá trị COD tăng giảm vào không đồng đều nhưng vào đầu mùa khô 2010 vượt giá trị giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (15mgO2/l), vào đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2010, vàđầu mùa mưa 2011 đều trong giới hạn cho phép. Hình 2.8: Biểu đổ biểu diễn thông số COD trong chất lượng nước mặt. Thông số Coliform: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số Coliform có biên độ dao động lớn, vào đầu mùa khô 2010 giá trị Coliform tăng cao hơn giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (5.000MNP/100ml). Còn vào các lần quan trắc vào đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2009, đầu mùa mưa 2010 và đầu mùa mưa 2011 đều thấp hơn giá trị cho phép. Hàm lượng Coliform trong nước cao làm ảnh hưởng đến sứa khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước. Hình 2.9: Biểu diễn thông số Coliform trong chất lượng nước mặt. 2.2.1.2 Diễn biến chất lượng nước kênh, rạch trên địa bàn Huyện Trong các lần quan trắc vào đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2010, đầu mùa khô 2010 và đầu mùa mưa 2011, tiến hành phân tích chất lượng nước kênh, rạch nội đồng thuộc lưu vực sông Ba Lai gồm có: mẫu nước sông tại sông Giồng Trôm với ký hiệu mẫu là: NM-33, mẫu nước tại xã Lương Quới với ký hiệu mẫu là NM-48. Bảng 2.3: Vị trí thu mẫu nước kêng, rạch chính trên địa bàn Huyện TT KHM Địa điểm lấy mẫu Tọa độ Huyện Kinh độ Vĩ độ 1 NM-33 Sông thị trấn Giồng Trôm 106030’22,5 10008’53,6 Giồng Trôm 2 NM-48 Xã Lương Quới 106028’38,2 10012’04,5 Ngày lấy mẫu: Đầu mùa mưa 2009: 08/04/2009 Đầu mùa khô 2009:02/11/2009 Đầu mùa mưa 2010: 10/04/2010 Đầu mùa khô 2010: 23/11/2010 Đầu mùa mưa 2011: 18 – 25/04/2011 (Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre.) Thông số pH: Theo kết quả phân tích, giá trị pH ở cả 2 điểm quan trắc vào các lần đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6,0 – 8,5), giá trị pH tại các điểm quan trắc dao động từ 6,56 – 7,8. Hình 2.10:Biểu diễn thông số pH trong chất lượng sông. Thông số chất rắn lơ lửng: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số SS vào đầu mùa mưa 2009 mẫu nước tại sông Lương Quới là nằm trong giới hạn cho phép. Còn các kết quả vào các lần quan trắc theo mùa tại 2 điểm quan trắc giá trị SS tăng hay giảm đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 là 30 mg/l. Hình 2.11: Biểu diễn thông số SS trong chất lượng nước sông. Thông số sắt: theo kết quả phân tích, gía trị thông số Fe, tại điểm quan trắc sông Giồng Trôm chỉ có kết quả đầu muà mưa 2009 vượt giới hạn cho phép, kết quả các lần quan trắc đều nằm trong giới hạn. Tại điểm quan trắc sông Lương Quới kết quả quan trắc vào đầu mùa mưa 2009 và 2010 đạt tiêu chuẩn và các kết quả đều vượt tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (1mg/l). Hình 2.12: Biểu diễn thông số Fe trong chất lượng nước sông. Thông số Mangan: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số Mn ở 2 điểm quan trắc không có sự thay đổi lớn chỉ có tại thời điềm quan trắc đầu mùa khô 2010 ở sông Giồng Trôm nồng độ Mn tăng cao. Hình 2.13: Biểu diễn thông số Mn trong chất lượng nước sông. Thông số Amoni: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số NH4+ đầu mùa khô 2009 tại 2 điểm quan trắc, và vào đầu mùa khô 2010 tại kênh Lương Quới và song Giồng Trôm đều thấp hơn giới hạn cho phép, còn lại các kết quả quan trắc tại các điểm còn lại đều vượt giới hạn phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (0,2mg/l). Hình 2.14: Biểu diễn thông số N-NH4 trong chất lượng nước sông Thông số Nitrat: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số NO3- ở cả 2 điểm quan trắc đều cho kết quả thấp hơn giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (5mg/l) rất nhiều.. Hình 2.15: Biểu diễn thông số NO3 trong chất lượng nước sông. Thông số BOD5: Theo kết quả phân tích, vào đầu mùa khô 2009 giá trị BOD5 tại 2 điểm quan trắc không vượt giới hạn cho phép, còn các kết quả còn lại tại các điểm quan trắc đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6mgO2/l). Hình 2.16: Biểu diễn thông số BOD5 trong chất lượng nước sông. Thông số COD: Theo kết quả phân tích, giá trị COD tăng giảm không đồng đều, đầu mùa mưa và mùa khô 2009 cả 2 điểm quan trắc kết quả đều thấp hơn chuẩn, các kết quả còn lại đều vượt giá trị giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (15mgO2/l). Hình 2.17: Biểu diễn thông số COD trong chất lượng nước sông. Thông số Coliform: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số Coliform có biên độ dao động lớn, vào đầu mùa mưa 2009 giá trị Coliform thấp hơn giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (5.000MNP/100ml). Các kết quả còn lại tại 2 điểm quan trắc đều vượt giới hạn cho phép. Hàm lượng Coliform trong nước cao làm ảnh hưởng đến sứa khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước. Hình 2.18: Biểu diễn thông số Coliform trong chất lượng nước sông. 2.2.2 Nhận xét chung  Nhìn chung chất lượng nước mặt trên đại bàn huyện biến thiên theo mùa rõ rệt. Mùa khô, hàm lượng các chất hòa tan trong nước khá cao, mùa lũ có hàm lượng thấp hơn. Có dấu hiệu ô nhiễm ở các chỉ tiêu khảo sát và qua diễn biến chất lượng nước sông và nước kênh, rạch nội đồng (2009 – 2011) trong đó có những chỉ tiêu đáng lưu ý là :pH, Fe, SS, Coliform và dầu mỡ. Chất lượng nước sông cần quan tâm các chỉ tiêu Fe,N-NH4,BOD5, COD và Coliform các chỉ tiêu này vào các lần quan trắc gần đây đều vượt tiêu chuẩn cho phép của QCVN08 :2008 Qua 5 lần lấy mẫu, kết quả ô nhiễm đều tập trung vào mùa mưa do hệ thống, kênh, rạch nhỏ nhưng tập trung chù yếu là hoạt động nôngn ghiệp như : trồng trọt, chă nuôi, …tất cả nguồn thải đểu tập trung ra các kênh, rạch nội đồng gây ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai trên đại bàn huyện. Mặt khác do người dân lên luống trồng dừa, cây ăn quả đã vô tình đào lớp đất có chứa thuốc BVTV xuống nguồn nước sông Ba Lai và kênh, rạch nội đồng và mưa trôi xuống đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó khi lấy nước sinh hoạt, tưới tiêu cẩn phải lọc để giảm hàm lượng sắt, các chất ô nhiễm trong môi trường nước. Biến đổi độ pH : quá trình thau chua rửa phèn trong khi làm đất canh tác cũng như quá trình thấm rỉ trên đồng ruộng sẽ làm giảm ph củ nước trên các kênh, rạch đã góp phần gây chua nguồn nước trong vùng thông thường vào giai đoạn cuối mùa khô và đầu mùa mưa khi lượng nước ngọ trên đồng và trong kênh rạch ít. Tại những nơi giáp nước phèn tăng lên như vùng giáp xã Phong Nẫm, Phong Mỹ nước có màu xanh, rong rêu phát triển mạnh. Biến đổi Fe : trên kết quả khảo sát hàm lượng Fe có sự giao động lớn theo mùa. Diễn biến chất lượng Fe cho ta thất thời gian mưa và lũ đã xảy ra hiện tượng rửa trôi phèn nhôm, phèn sắt trong đất, tiêu giải độc tố sắt ra môi trường nước gây ảnh đến nuôi trồng và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. CHƯƠNG III CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XẢ THẢI ĐẾN NĂM 2020 VÀO SÔNG BA LAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 3.1 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt Chất lượng nước mặt của một dòng sông hay đoạn sông bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố sẽ tác động theo những cách khác nhau và gây ra những hậu quả khác nhau. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch phân bố dày đặc trên địa bàn tỉnh, có thể nói nguồn nước mặt trên địa bàn huyện rất dồi dào, nếu biết khai thác sẽ đảm bảo phần nào về số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên nguồn nước mặt có thể bị ô nhiễm bởi các yếu tố sau: 3.1.1 Các nguyên nhân tự nhiên Môi trường nước mặt ở sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm chịu tác động nhiều yếu tố tự nhiên như : địa hình, thời tiết, chế độ thủy văn, quy hoạch và canh tác đất sử dụng,... Bảng 3.1: Các nguyên nhân tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường nước. TT Nguyên nhân tự nhiên Khả năng ảnh hưởng 01 Chế độ mưa và lượng bốc hơi nước bề mặt Ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy bề mặt, lũ lụt, hạn hán từ đó ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước. 02 Chế độ nhiệt Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự làm sạch của dòng nước. 03 Đặc điểm địa hình Ảnh hưởng đến dự phân bố dòng chảy theo không gian và xói mòn, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch. 04 Đặc điểm đại chất – thủy văn Ảnh hưởn đến sự hình thành và chất lượng nước dưới đất, ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa nước nội đồng và nước dưới đất. 05 Đặc điểm thổ nhưỡng Ảnh hưởng đến chất lượng nướcc – phèn và ph 06 Đặc điểm thảm phủ thực vật tự nhiên Ảnh hưởng đến độ bốc hơi, xói mòn tích nước trong mùa khô và hiệu suất dòng chảy trong mùa mưa lũ. 07 Đặc điểm thủy văn Ảnh hưởng đến ngập lụt, sói lở, bồi lắng và tích tụ các chất ô nhiễm trong môi trường nước Với các nguyên nhân tự nhiên trên nhưng do đặc điểm địa hình dòng chảy, cùng với cống đập Ba Lai đi vào hoạt động nhưng chưa hoàn chỉnh đã ảnh hưởng đến nguồn nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện giồng Trôm chủ yếu bởi sự xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu. Xâm nhập mặn ở khu vực huyện Giồng Trôm ở xã Phong Nẫm rất nghiêm trọng, nhất là vào các tháng mùa khô người dân gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất do khu vực này nhiễm mặn khá cao (5-8‰) (nguồn: báo cáo khoa học hệ thống thủy lợi Ba Lai). Vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 5 trong các năm từ 2004 – 2011, một số giếng khoan ngay cả nước máy cũng bị nhiễm mặn không thể uống được, người dân phải mua nướcc đóng chai để uống hay mua nước để sinh hoạt do các ghe, thuyền mang từ nơi khác đến. Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu). Nhưng trên địa bàn huyện Giồng Trôm, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến vùng nước sông Ba Lai, ảnh hưởng trực tiếp đến 4 xã dọc bờ sông do: Sự nóng lên của khí quyển và trái đất đã làm mực nước biển dâng lên và gây ra tình trạng xâm nhập mặn, lượng mưa giảm đi làm khí hậu khô hơn. Biến đổi khí hậu tác động mạnh đến đời sống con người chủ yếu qua sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, tác động lên tất cả các lĩnh vực kinh tế - tài chính, văn hóa – xã hội, y tế - giáo dục, đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với người dân nơi đây. 3.1.2 Các nguyên nhân nhân tạo Sự can thiệp của con người đối với các quá trình và quy luật tự nhiên thông qua hàng loạt các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm ở lưu vực sông. Trong địa bàn huyện giồng Trôm có 4 xã tiếp giáp sông Ba Lai, môi trường nước mặt đã, đang và sẽ tiếp tục bị tác động bởi các hoạt động từ dân cư, cụm công nghiệp, làng nghề, từ các hoạt động nông nghiệp, hoạt động giao thông thủy và nuôi trồng thủy sản... 3.1.2.1 Ô nhiễm nguồn nước do sinh hoạt Nước thải là hệ quả tất yếu của việc sử dụng nước trong sinh hoạt. Với tốc độ gia tăng dân số nhanh, nước thải từ các hoạt động của người dân cũng gia tăng. Lượng nước thải này rất lớn, nhưng không được thu gom và xử lý triệt để. Ở trên địa bàn huyện hiện tại chưa có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, toàn bộ lượng thải đều chảy trực tiếp ra sông, kênh, rạch hoặc tự thấm vào đất. Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm chủ yếu là các chất cặn bã, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD,COD) và các chất dinh dưỡng (thông qua các chỉ tiêu N,P). Ngoài ra, còn có sự hiện diện của dầu mỡ, các chất hoạt động bề mặt, các vi khuẩn và vi trùng gây bệnh. Hình 3.1: Tình hình xả thải nước thải sinh hoạt của người dân ở xã Châu Hòa và Phong Mỹ Do tập quán sinh hoạt vùng nông thôn, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập của khu vực nông thôn còn thấp, điều kiện vật chất còn nghèo nàn nên người dân có thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh, số hộ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp. Tình trạng sử dụng cầu tiêu ao cá vẫn còn khá phổ biến ở các hộ gia đình như: làm nhà vệ sinh trên sông, rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, nhất là vào mùa mưa, khi nước lũ dâng cao, đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong nước thải sinh hoạt ở nông thôn. Vì sau khi xả thải vào kênh, rạch nội đồng thì nguồn nước này lại tiếp tục được lấy lên cung cấp cho sinh hoạt. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. Hình 3.2: Hiện trạng mô hình cầu cá ở xã Phong Nẫm 3.1.2.2 Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp, ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI LAM LUAN VAN.DOC
  • pdfBAN DO HANH CHANH GIAO THONG.PDF
  • docLOI CAM ON.DOC
  • docPHIEU GIAO DE TAI.DOC
  • docPHU LUC 1.DOC
  • docPHU LUC 2.doc
  • docTRANG BIA.DOC
Tài liệu liên quan