Đồ án Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn

MỤC LỤC

 

Phiếu giao đề tài KLTN

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục i

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

Danh mục các sơ đồ, hình ảnh vii

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề 1

2. Tình hình nghiên cứu 2

3. Mục đích nghiên cứu 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Dự kiến kết quả nghiên cứu 4

7. Cấu trúc đồ án 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

1.1 Khái niêm cơ bản về chất thải rắn 6

1.1.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn 6

1.1.2 Nguồn gốc chất thải rắn 6

1.1.3 Phân loại chất thải rắn 7

1.2 Quản lí chất thải rắn ở Việt Nam 8

1.2.1 Quản lí chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh 8

1.2.2 Hiện trạng tổ chức quản lí 8

1.3 Giới thiệu một số kinh nghiệm phân loại rác thải tại nguồn ở một số nước trên thế giới 9

1.4 Đánh giá tác động môi trường của chương trình phân loại rác tại nguồn 12

1.4.1 Đánh giá tác động tích cực 13

1.4.2 Đánh giá tác động tiêu cực 19

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 4 VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC

2.1 Giới thiệu chung về Quận 4 22

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23

2.1.3 Hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận 4 26

2.2 Quy hoạch phát triển trên địa bàn Quận 4 27

2.3 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 4 29

2.3.1 Nguồn phát sinh 29

2.3.2 Khối lượng 31

2.3.3 Thành phần 31

2.4 Hiện trạng hệ thống kỹ thuật và quản l‎í chất thải rắn đô thị Quận 4 40

2.4.1 Hệ thống lưu trữ 40

2.4.2 Hệ thống quét dọn và thu gom 41

2.4.3 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển 43

2.4.4 Thu hồi - tái sử dụng chất thải rắn và chôn lấp 47

CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ CẦN ĐÁP ỨNG CHO DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

3.1 Sự cần thiết và mục tiêu của chương trình phân loại rác tại nguồn 49

3.1.1 Sự cần thiết 49

3.1.2 Mục tiêu của chương trình phân loại rác tại nguồn 47

3.2 Trách nhiệm của những người thanh gia chương trình phân loại rác tại nguồn 50

3.3 Khối lượng và thành phần chất thải rắn cần thu gom 50

3.3.1 Thành phần cần thu gom 50

3.3.2 Dự đoán sự gia tăng dân số của Quận 4 đến năm 2020 50

3.3.3 Dự đoán khối lượng chất thải rắn 51

3.4 Các yếu tố cần đáp ứng 53

3.4.1 Phương án 1 53

3.4.2 Phương án 2 55

3.4.3 Phương án 3 56

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ CHO DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

4.1 Chuẩn hóa trang thiết bị tồn trữ và thu gom chất thải rắn 58

4.1.1 Túi nilon 58

4.1.2 Thùng chứa rác hộ gia đình 59

4.1.3 Xe thu gom 60

4.2 Nghiên cứu phương án phân loại và lưu trữ chất thải rắn tại nguồn 60

4.2.1 Tại hộ gia đình 60

4.2.2 Trường học 62

4.2.3 Tại công sở - văn phòng 62

4.2.4 Chợ 63

4.2.5 Siêu thị 63

4.2.6 Quán ăn, nhà hàng, khách sạn 64

4.2.7 Các cơ sở kinh doanh 64

4.2.8 Xí nghiệp, nhà máy trong khu dân cư 64

4.2.9 Các cơ sở khám chữa bệnh 64

4.2.10 Đường phố và nơi công cộng 64

4.3 Hình thức đầu tư trang thiết bị lưu trữ và thu gom 65

4.3.1 Hình thức đầu tư túi PE và thùng chứa chất thải rắn còn lại cho hộ gia đình65

4.3.2 Hình thức đầu tư thùng 240l và thùng 660l chứa chất thải rắn còn lại 66

4.4 Nghiên cứu cải tiến hệ thống thu gom – vận chuyển chất thải rắn hiện hữu phù hợp với chương trình phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn 66

4.4.1 Quy trình thu gom – vận chuyển hiện hữu 66

4.4.2 Phương án cải tiến hệ thống thu gom – vận chuyển 66

4.4.3 Hệ thống thu gom – vận chuyển chất thải rắn thực phẩm 68

4.4.4 Hệ thống thu gom – vận chuyển chất thải rắn còn lại 69

4.4.5 Tính toán trang thiết bị cần đầu tư 73

4.5 Công tác tuyên truyền triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn 81

4.5.1 Tổ chức triển khai tuyên truyền phân loại rác tại nguồn 81

4.5.2 Tuyên truyền và hướng dẫn phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn cho các hộ gia đình 83

4.5.3 Tuyên truyền và hướng dẫn phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn trong trường học 84

4.5.4 Tuyên truyền và hướng dẫn phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn cho các xí nghiệp 86

4.5.5 Tuyên truyền và hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn cho chợ 86

4.5.6 Tuyên truyền và hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn cho nhà hàng, khách sạn, siêu thị 87

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 4

5.1 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án phân loại rác tại nguồn 88

5.2 Đánh giá hiệu quả dự án 88

5.2.1 Đánh giá về công cụ pháp lí 88

5.2.2 Đánh giá về hiện trạng thu gom – vận chuyển 89

5.2.3 Đánh giá về trang thiết bị đầu tư 90

5.2.4 Đánh gía về công tác tuyên truyền 91

5.2.5 Đánh giá về ‎nhận thức của người dân 91

5.2.6 Đánh giá về các nhà máy xử lí phục vụ cho việc phân loại rác tại nguồn 92

5.2.7 Đánh giá về việc thu lượm phế liệu từ rác dân lập và ngoài dân lập 92

5.3 Xây dựng mô hình phân loại rác thải tại nguồn 93

5.4 Các biện pháp hoàn thiện dự án phân loại rác tại nguồn 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

Tài liệu tham khảo 98

 

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiệu quả dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n còn lại trong quá trình đốt để cung cấp năng lượng, sưởi nóng và nấu nướng. Chất thải đặc biệt: Chất thải đặc biệt bao gồm rác quét đườn, thùng chứa, xác động vật... Chất thải nông nghiêp: Chất thải nông nghiệp sinh ra trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chất thải này bao gồm rơm, rạ, sản phẩm chế biến, chất thải từ các lò mổ heo, bò, chợ đầu mối... Chất thải nguy hại có trong chất thải rắn sinh hoạt Bên cạnh các loại chấtt thải hữu cơ, chất thải rắn sinh hoạt còn có thể chứa các loại chất thải nguy hại. Qua những phân tích trên ta có thể thấy thành phần chất thải rắn sinh hoạt của Quận 4 cũng rất phức tạp, bao gồm 14 – 22 thành phần tùy thuộc vào mục đích phân loại. Hiện trạng hệ thống kỹ thuật và quản l‎í chất thải rắn đô thị Quận 4 Hệ thống lưu trữ Hiện tại các gia đình thường sử dụng thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, một số gia đình sử dụng thùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre nứa. Phổ biến nhất hiện nay, người dân sử dụng các loại túi xốp, nilon chứa chất thải rắn. Ở nhiều nơi các hộ sử dụng chung một thùng chứa hoặc chứa trong các loại túi rồi đổ thành đống tại một điểm nhất định. Các loại chất thải không có giá trị hoặc có giá trị thấp được tập trung lưu giữ trong thùng chứa hoặc trong các túi nilon để trước cửa để công nhân thu gom dễ dàng thu gom. Đối với những hộ không có ở nhà vào thời gian thu gom rác, thường bỏ rác vào các bọc nilon để trước cửa, chính hành động này đã tạo điều kiện cho những người thu nhặt ve chai có thể bươi, móc gây ô nhiễm, làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Đối với các loại chất thải có giá trị, thông thường được người dân lưu trữ trong nhà và bán cho những người mua bán phế liệu dạo. Một số gia đình khá giả thường không lưu giữ những phế liệu này, họ thường bỏ chung vào rác sinh hoạt hằng ngày. Tại các chợ, do diện tích kinh doanh có hạn nên đa số các tiểu thương buôn bán đều tận dụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng rác tiếp nhận rác, hầu hết rác phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đi trong chợ. Sau khi tan chợ công nhân vệ sinh sẽ thu gom rác trong chợ. Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, rác được lưu giữ trong các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị. Hệ thống quét dọn và thu gom Hiện tại, CTRSH của Quận 4 do hai đội thu gom: đội thu gom rác dân lập và đội thu gom rác công lập. Đội thu gom rác công lập do Công ty dịch vụ công ích (DVCI) Quận 4 quản l‎í, đội chia làm ba tổ với số công nhân 66 người, công việc chính của các tổ là quét đường và thu gom rác của các hộ gia đình trên các tuyến đường chính. Tổng số trang thiết bị của đội gồm: - Xe ép 7 tấn : 1 chiếc - Xe ép 5 tấn : 1 chiếc - Xe ép 4 tấn : 2 chiếc - Xe ép 2 tấn : 2 chiếc - Xe ba gác tay : 20 chiếc - Thùng nhựa 660l : 19 thùng Quy trình thu gom rác trên địa bàn của đội thu gom rác công lập như sau: rác đường phố, rác từ các cơ quan xí nghiệp, rác chợ, xà bần và khoảng 5% rác từ hộ gia đình do Công ty DVCI Quận đảm nhận. Đội thu gom rác dân lập được thành lập cách tự phát do một cá nhân hay nhiều cá nhân tập trung với nhau tạo thành một tổ. Tổng số tổ của đội là 15 tổ với số công nhân 112 người. Họ tự trang bị thiết bị thu gom và hợp đồng trực tiếp với các hộ gia đình. Tổng số trang thiết bị của đội 72 chiếc gồm: - Ba gác đạp : 41 chiếc - Ba gác máy : 31 chiếc Các đội vệ sinh đảm nhiệm thu gom 95% lượng rác phát sinh từ hộ gia đình, phương tiện sử dụng là xe ba gác máy để chở đến trạm trung chuyển do hợp tác xã Công nông quản l‎í tại số 1 Tôn Thất Thuyết. Thùng chứa cho công tác thu gom: theo thống kê của Quận đã trang bị được 80 thùng chứa 240l dùng cho việc chứa CTR tại các nơi công cộng, trường học và trên đường. Xe đẩy tay Công tác vệ sinh tại Quận gồm: - Quét đường: do lực lượng vệ sinh thuộc công ty DVCI thực hiện. - Thu gom rác hộ dân: do lực lượng vệ sinh thuộc công ty DVCI quận và lực lượng tư nhân cùng thực hiện. Tư nhân hành nghề lấy rác hộ gia đình chưa được quản lí tốt, do đó trong công tác thường gây ra một số khó khăn trong việc gìn giữ vệ sinh công cộng và mỹ quan đô thị. - Tư nhân lấy rác trên nhiều phường nên phải lấy rác từ thật sớm (bắt đầu từ 5g sáng), sau khi xe đầy rác công nhân thu gom đẩy rác về trạm tập trung của quận. - Với phương tiện xe ba gác thô sơ cũ kỹ, sử dụng thùng carton và tole cũ dựng lên làm thành xe để chứa được nhiều rác, các xe này chờ tại trạm trung chuyển quá lâu nên nước rác bị nén ép chảy xuống gây hôi thối tại khu vực. - Do việc sắp xếp địa bàn hoạt động không hợp lí nên đôi khi có xảy ra một số khó khăn giữa hai lực lượng thu gom rác công lập và dân lập. Chất thải rắn sau khi được đổ ra từ các hộ gia đình được các đội thu gom của các công ty DVCI và đội dân lập đến thu gom tận nhà bằng các loại xe đẩy tay được sơn bằng nhiều màu và nhiều kích thước khác nhau. Hầu hết các xe thu gom rác từ các hộ dân đều được cơi nới cao để được thu nhiều rác, dẫn đến hiện tượng rác rơi vãi trên đường thu gom. Sau khi thu gom đầy rác, các xe đẩy tay thuộc đội công lập được đẩy đến các điểm hẹn ở các đường phố chính, còn các đội dân lập đẩy xe đến các bô/ trạm trung chuyển (nếu gần). Toàn quận có khoảng 111 xe đẩy tay, trong đó Công ty DVCI Quận chiếm 39 xe đẩy tay và 6 xe ép; dân lập chiếm 72 xe đẩy tay. Hệ thống trung chuyển và vận chuyển Điểm hẹn: Tại một số điểm hẹn, các xe rác tư nhân đến đậu quá sớm không thực hiện theo giờ giấc đúng quy định. Đôi khi do sự cố hư hỏng xe cơ giới không đến đúng giờ, rác từ xe thu gom đẩy tay được đổ xuống đường, các xe tập trung quá lâu tại điểm hẹn gây ách tắc, kẹt xe, mất mỹ quan đô thị đường phố, an toàn lao động và ô nhiễm môi trường. Hầu hết các xe đẩy tay của tư nhân không đúng cách, nhiều loại không thích hợp đối với việc vận chuyển rác, mặt khác lại vận chuyển khối lượng rác quá lớn nên rác thường bị rơi vãi xuống mặt đường gây mùi hôi thối, ảnh hưởng mỹ quan thành phố. Tại Quận 4 hệ thống điểm hẹn được bố trí phục vụ cho đội thu gom công lập. Số vị trí của các điểm hẹn được trình bày trong bảng 2.13 và hình 2.1 Bảng 2.13: Số điểm hẹn trên địa bàn Quận 4 Stt Vị trí điểm hẹn 1 Hoàng Diệu (cầu Ông Lãnh) 2 Góc Lê Quốc Hưng – Hoàng Diệu 3 Góc Vĩnh Khánh – Tôn Đản 4 Góc Nguyễn Trường Tộ - Lê Văn Linh 5 Góc Lê Quốc Hưng – Lê Văn Linh 6 Vĩnh Hội (công viên) 7 Có 4 điểm hẹn trên đường Tôn Thất Thuyết 8 63 – 65 Tân Vĩnh, P6 9 Công ty CP Dệt Lưới SG 89 Nguyễn Khoái, P1 10 Có 2 điểm hẹn trên đường Nguyễn Khoái 11 400 Hoàng Diệu (Nguồn: Báo cáo điều tra hệ thống tác nghiệp CTRĐT trên địa bàn Quận 4,2005) Chú thích: : điểm hẹn : trạm trung chuyển Hình 2.2: Sơ đồ điểm hẹn và trạm trung chuyển trên địa bàn Quận 4 Các điểm hẹn này chủ yếu tập trung tại các chợ và các khu vực đông dân cư. Các điểm hẹn hoạt động từ lúc 6g30 sáng đến 16g chiều. Hầu hết các điểm hẹn chỉ tập trung một hoặc hai xe thu gom trừ những điểm hẹn lớn tại các chợ. Tại một số điểm hẹn nhỏ thời gian chờ rất ngắn do đó đôi khi công nhân thu gom không đợi xe vận chuyển đến mà đổ ngay xuống đường, các xe ép đến lấy rác tại các điểm hẹn này thường là xe 4 tấn (thuộc Công ty DVCI Quận 4). Còn đối với các điểm hẹn lớn thời gian chờ khoảng từ 15 – 30 phút, có đôi lúc từ 2 – 4 giờ, các xe vận chuyển đến lấy rác thường là xe ép 7 – 12 tấn. (1) TTC Tôn Thất Thuyết Rác hộ dân (2) (2) (2) (2) (2) Rác chợ Rác đường phố Rác công ty, xí nghiệp, trường học Bãi xử lí Đa Phước Điểm hẹn (2) Các nguồn : lực lượng thu gom rác dân lập : Công ty Dịch vụ công ích Quân 4 Sơ đồ 2.1: Quy trình thu gom – vận chuyển – xử lí chất thải rắn đô thị Quận 4 Nhận xét: - Quận 4 có nhiều đường sá chật hẹp nên thích hợp cho việc thu gom bằng xe đẩy tay hoặc thùng rác di động. - Thời gian lấy rác tại các điểm hẹn được bố trí khá hợp l‎í, thời gian chuyển rác lên xe vận chuyển tại từng điểm hẹn không quá lâu từ 3 – 19 phút, do đó không ảnh hưởng đến việc lưu thông của xe trên đường. - Trang bị kỹ thuật thô sơ gây rơi vãi và mùi hôi dọc đường. - Nhiều công nhân trong các tuyến thu gom rác không dược bảo hộ trang phục nên rất dễ dàng gây ảnh hưởng đến sức khỏe từ rác thải. - Rác chợ thường được đổ trực tiếp trên mặt đường, ít khi có thùng chứa. Rác được thu gom bằng xe đẩy tay và xe ép rác. - Xe đẩy tay có dung tích 1 – 1,5 m3, mỗi xe thu gom pphục vụ không quá 160 hộ, số vòng quay của mỗi xe từ 2 – 3 chuyến/ngày. Hệ thống trung chuyển: Hiện tịa Quận 4 chỉ có một trạm trung chuyển nằm tại số 1 đường Tôn Thất Thuyết với tổng diện tích 360m2 gồm: - Nhà bảo vệ - Khu chứa rác xà bần - Khu chứa rác sinh hoạt gồm hai ngăn: một ngăn để xe thu gom rác vào đổ rác, một ngăn để xe ép rác vào lấy rác. - Khu vực bô trung chuyển cũng được lắp mạng lưới thoát nước. Tuy nhiên vào những lúc rửa xe nước tràn ra mặt đường. Trạm trung chuyển không chỉ tiếp rác của Quận 4 mà còn một phần rác của Khu chế xuất Tân Thuận và một lượng xà bần của Quận 1. Trạm trung chuyển tiếp nhận rác 24/24 giờ nhưng thời gian cao điểm nhất là từ 8 – 11 giờ và 16 – 18 giờ. Do trạm trung chuyển có kích thước nhỏ nên các xe chờ lấy rác sau đó vận chuyển về nhà của công nhân vận chuyển để đợi đến giờ vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tại trạm trung chuyển có 2 cán bộ quản lí và 5 công nhân vệ sinh, các cán bộ có nhiệm vụ điều khiển xe vận chuyển lấy hết rác trong ngày, bảo vệ và vệ sinh khu trạm trung chuyển. Hệ thống vận chuyển: Hiện tại, Quận có 3 đội vận chuyển hoạt động luân phiên 1 đội/tuần, mỗi đội có từ 10 – 12 xe. Các xe này tập trung tại trạm trung chuyển để lấy rác chở đến bãi chôn lấp, sau khi đổ rác xuống bãi chôn lấp xe quay trở lại trạm trung chuyển để tiếp tục lấy rác lần hai. Các xe vận chuyển hai chuyến trong một ngày trừ xe trực 3 chuyến/ngày. Thời gian lấy đầy rác của xe 12 tấn khoảng 2 – 3 giờ, thời gian lấy phụ thuộc vào lượng rác của trạm trung chuyển. Thu hồi - tái sử dụng chất thải rắn và chôn lấp Việc thu hồi và tái sử dụng chất thải là hoạt động rất phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 4 nói riêng, nhưng điều đáng quan tâm là trong hệ thống quản lí chất thải rắn không đề cập đến lĩnh vực tái chế này và xem nó là một hoạt động kinh tế hoàn toàn độc lập vì nó nằm trong lĩnh vực của tư nhân. Hiện nay, hoạt thu hồi và tái chế phế liệu từ rác đã trở thành nghề phổ biến ở nước ta. Hoạt động thu hồi phế liệu xảy ra trong các công đoạn của hệ thống kỹ thuật quản lí chất thải rắn: - Chất thải rắn tại nguồn được thu hồi bởi người dân hoặc một số người nhặt rác. - Song song với quá trình thu gom là hoạt động thu hồi rác, hiện nay hầu hết các xe thu gom đẩy tay đều trang bị các bao chứa phế liệu bên hông xe. - Hầu hết các bô trung chuyển rác hiện nay đều thực hiện đồng thời hai chức năng: trung chuyển và thu hồi phế liệu. Thành phần chất thải rắn được tách ra tái sinh chủ yếu là các kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, carton, vải,...các thành phần khác như chất thải thực phẩm, mốp xốp, xà bần hầu như không được thu hồi và được đổ bỏ tại các bãi chôn lấp. Nhìn chung, trong 14 – 22 thành phần CTRĐT thì có khoảng 12 – 20 thành phần được thu gom và tái sử dụng. Việc thu hồi và tái sử dụng chất thải có ‎‎‎ý nghĩa tích cực như sau: - Trong tình hình xử l‎í chất thải khó phân hủy còn chưa được quan tâm như hiện nay, hoạt động tái chế phế liệu trên địa bàn thành phố đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết vấn đề nan giải này. - Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho một lực lượng lao động lâu đời trong ngành tái chế. - Tái sản xuất một lượng sản phẩm từ phế liệu ngoài tác dụng nâng cao tổng sản phẩm nội địa còn góp phần tiết kiệm một lượng ngoại tệ vốn eo hẹp trong việc nhập nguyên liệu cho sản xuất, nhất là nguyên liệu nhựa và nhôm không có sẵn trong nước. - Đối với nhiều nước đang phát triển hoạt động tái sử dung phế liệu vẫn đang được khuyến khích, không chỉ vì mặt tích cực mà còn là vấn đề môi trường trong tương lai gần. Việc xử lí loại chất thải rắn này đòi hỏi chi phí cao, do đó nếu tái sử dụng được sẽ giảm chi phí xử lí, tăng tuổi thọ của bãi chôn lấp. Song song với lợi ích trên, hoạt động tái chế phế liệu cũng thể hiện một số khuyết điểm cần được khắc phục như: - Hầu hết các cơ sở sản xuất có liên quan đến phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể do đó không nhiều thì ít đều gây ô nhiễm môi trường không khí hoặc nước thải. - Bên cạnh việc gây ô nhiễm môi trường, hoạt động tái chế phế liệu có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe công nhân trong dây chuyền tái chế. CHƯƠNG 3 CÁC YẾU TỐ CẦN ĐÁP ỨNG CHO DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 4 Sự cần thiết và mục tiêu của chương trình phân loại rác tại nguồn Sự cần thiết của dự án Cho đến nay, toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt, sau khi được thu gom tại nhiều nguồn khác nhau (các hộ dân cư riêng lẻ, chung cư, chợ, khu thương mại, nhà hàng, khách sạn, trường học,...) đều được vận chuyển và thải bỏ vào bãi chôn lấp, trong đó còn chứa rất nhiều các chất thải sinh hoạt nguy hại và chất thải công nghiệp nguy hại (do không có quá trình phân lọai chất thải rắn tại nguồn và không kiểm soát được thành phần chất thải rắn đổ vào bãi chôn lấp). Khối lượng chất thải rắn đô thị khổng lồ nói trên đã và đang sinh ra một lượng lớn nước rò rỉ có nồng độ chất bẩn và độc hại rất cao gây ô nhiễm nặng nề đến nguồn nước mặt và nước ngầm, đặc biệt hàng trăm ngàn tấn khí metan CH4 và Carbonic CO2 sinh ra do quá trình phân hủy kị khí đã và đang sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự nóng lên của khí hậu toàn cầu do hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Qua kinh nghiệm quản lí chất thải rắn đô thị của các nước phát triển và đang phát triển, phân tích các điều kiện thực tế của Quận, Phân Loại Chất Thải Rắn Tại Nguồn chắc chắn sẽ là phương án giải quyết cơ bản cho các vấn đề môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra. Mục tiêu của chương trình phân loại rác tại nguồn Mục tiêu chung - Nâng cao ‎‎nhận thức của người dân trong công tác quản lí chất thải rắn và cải thiện điều kiện môi trường. - Tách chất thải rắn đô thị thành các thành phần riêng biệt nhằm nâng cao hiệu quả của các quá trình xử lí tiếp theo. Mục tiêu cụ thể - Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt của Quận. - Tạo điều kiện để tái sử dụng nguồn chất thải hữu cơ to lớn (70 – 90%) làm phân compost chất lượng cao (không nhiễm các chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt, không lẫn thủy tinh, kim loại,...) hoặc vật liệu san nền, thức ăn gia súc, tái sinh năng lượng,... - Thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lí chất thải rắn đô thị. Trách nhiệm của những người thanh gia chương trình phân loại rác tại nguồn Trách nhiệm của các chủ nguồn thải: - Phân loại chất thải rắn theo đúng yêu cầu. - Bỏ rác vào đúng túi và đúng thùng. - Không bỏ rác ra lòng, lề đường, hè phố, trước mặt nhà,...khi chưa đến giờ thu gom rác hoặc chưa có tín hiệu của người thu gom. - Chỉ giao rác còn lại cho người thu gom rác còn lại theo đúng lịch thu gom. - Không sử dụng thùng và túi nilon do Nhà nước cung cấp cho mục đích khác. Trách nhiệm của người chủ quản: - Cấp phát thùng, túi đến từng hộ dân. - Tích cực tuyên truyền dưới nhiều hình thức đến các chủ nguồn thải. Khối lượng và thành phần chất thải rắn cần thu gom Thành phần cần thu gom Chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phát sinh sẽ được phân loại thành 2 thành phần: thực phẩm dư thừa và phần còn lại. Các thành phần này được lưu trữ trong 2 thùng: 1 thùng chứa rác thực phẩm và 1 thùng chứa các chất còn lại. Hai thùng này có thể tách rời hoặc chế tạo chung thành một thùng nhưng có thể tách rời khi di chuyển lên xe thu gom. Trong các thùng đều có túi PE hoặc Polymer (không dùng túi PVC) có khả năng phân hủy sinh học. Túi chứa chất thải rắn phân loại có hai màu: túi màu xanh lá cây chứa rác thực phẩm và túi màu xám đựng các chất thải còn lại Dự đoán sự gia tăng dân số của Quận 4 đến năm 2020 Theo thống kê từ niên giám thống kê năm 2010 của Quận 4 thì trong năm 2010 trên toàn địa bàn Quận 4 có 192.623 dân, với mức tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 5,49%. Vậy dự đoán dân số của Quận đến năm 2020 như sau: Bảng 3.1: Dự đoán dân số Quận 4 đến năm 2020 Năm Dân số dự đoán (người) 2010 192623 2011 203198 2012 214353 2013 226120 2014 350259 2015 369488 2016 389772 2017 411170 2018 433743 2019 457555 2020 482674 Tổng số hộ dân trên địa bàn Quận là 34.925 hộ, vậy số người bình quân trên một hộ của quận (giả sử không thay đổi đáng kể): Số người/hộ = dân số 2010 / số hộ dân 2010 = 192623 người / 34925 hộ = 5,6 người/hộ 6 người/hộ Dự đoán khối lượng chất thải rắn Khối lượng chất thải rắn là một trong hai thông số quan trọng để tính toán thiết kế và lựa chọn thiết bị cho hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển, xử l‎í và chôn lấp chất thải rắn, tính toán nhân lực và quy trình vận hành. Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận ước tính đến năm 2020 được tính toán dựa trên tốc độ phát sinh rác qua các năm. Dự đoán khối lượng CTRĐT của Quận đến năm 2020 theo tốc độ phát sinh 5% được thể hiện trong bảng 3.2. Bảng 3.2: Dự đoán khối lượng CTRĐT của Quận đến năm 2020 Stt Năm Tốc độ Phát sinh KLCTRĐT (tấn/ngày) 1 2010 5% 268,0 2 2011 281,4 3 2012 295,5 4 2013 310,3 5 2014 325,8 6 2015 342,1 7 2016 359,2 8 2017 377,1 9 2018 395,9 10 2019 415,6 11 2020 436,3 Trong tổng khối lượng CTRSH thu gom rác thực phẩm chiếm 71 – 84% và phần rác còn lại 16 – 29%. Dự doán khối lượng rác còn lại trên toàn Quận đến năm 2020 được thể hiện trong bảng 3.3. Bảng 3.3: Dự đoán khối lượng rác sinh hoạt và rác còn lại của Quận đến năm 2020 Stt Năm KLR sinh hoạt (tấn/ngày) KLR rác còn lại (tấn/ngày) 1 2010 203,7 59 2 2011 213,9 62 3 2012 224,6 65 4 2013 235,6 68 5 2014 247,6 72 6 2015 260,0 75 7 2016 272,9 79 8 2017 286,5 82 9 2018 300 87 10 2019 315,8 91 11 2020 331,5 95 Các yếu tố phải đáp ứng Việc xác định số lượng, quy định trang thiết bị cần đầu tư phục vụ cho dự án phụ thuộc vào các phương án thực hiện như được trình bày trong mục này. Theo phương án phân CTRSH thành hai phần thì lượng chất thải thực phẩm vẫn sẽ được thu gom và xử lí như hiện tại. Do đó, vốn đầu tư thêm cho hệ thống quản lí chất thải rắn tập trung chủ yếu vào trang thiết bị tồn trữ, thu gom, vận chuyển, phân loại và tái sinh/tái chế phần chất thải rắn còn lại. Phương án 1 Phương thức thực hiện: “Nhà nước thu gom, vận chuyển” Nhà nước thực hiện toàn bộ công tác đầu tư ban đầu về thu gom tại các hộ và tại các điểm hẹn trên đường phố, vận chuyển, xây dựng các trạm phân loại, tái sinh, tái chế và tái sử dụng các loại phế liệu có khả năng tái sử dụng, thu phí thu gom, vận chuyển và xử lí. Chương trình có thể được chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: khi chưa xây dựng được nhà máy tái sinh, tái chế thì phế liệu được đem đi bán cho các cơ sở tái sinh và tái chế nhựa tư nhân. - Giai đoạn 2: Nhà nước xây dựng nhà máy tái sinh, tái chế phế liệu, hoàn thành chu trình khép kín của hệ thống phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn (PLCTRĐTTN) Trang thiết bị: Tồn trữ và phân loại trong nhà: Việc đầu tư trang thiết bị tồn trữ và phân loại trong nhà do Nhà nước tài trợ trong giai đoạn thí điểm, sau đó các hộ phải tự trang bị chi phí này. Trang thiết bị tồn trữ và lưu giữ trong nhà được thực hiện theo phương án sử dụng hai thùng chứa: 1 thùng chứa chất hữu cơ và 1 thùng chứa các chất thải còn lại. Trong các thùng đều có chứa túi PE hoặc Polymer có khả năng phân hủy sinh học (không dùng túi PVC), túi màu xanh lá cây chứa rác thực phẩm, túi màu xám đựng các chất thải rắn còn lại. Đối với những căn hộ chật hẹp thì có thể chỉ sử dụng túi PE. Thu gom từ các hộ gia đình: Đối với rác hữu cơ: hệ thống thu gom vận chuyển vẫn là hệ thống hiện tại, tần suất thu gom vẫn giữ nguyên như cũ (lấy hàng ngày) do tính dễ phân hủy gây mùi hôi thối. Khối lượng chuyên chở chất thải rắn hữu cơ từ hộ gia đình và từ các bô trung chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc nhà máy không đổi. Đối với “rác tái chế”: sử dụng loại xe đẩy tay với thùng rác tiêu chuẩn có dung tích 660l màu xám. Trên thùng có ghi “Phân Loại Rác Tại Nguồn”. Chất thải rắn còn lại có tần suất thu gom 3 lần/tuần, sau đó các thùng thu gom này được vận chuyển đến điểm hẹn để chuyển lên xe chuyên dụng hoặc bô trung chuyển và chuyển đến trạm phân loại. Toàn bộ số lượng xe đẩy tay này do Nhà nước đầu tư. Vận chuyển: Sử dụng xe tải 12 tấn (22m3), sử dụng các điểm hẹn của chất thải rắn hữu cơ. So với hệ thống cũ, xe vận chuyển sẽ qua nhiều điểm hẹn hơn. Đánh giá ưu khuyết điểm: Ưu diểm: Hiện đại hóa hoàn toàn hệ thống thu gom Linh động trong thu gom rác. Dễ dàng quản lí Khuyết điểm: Không phát huy được sức mạnh của tư nhân. Bộ máy cồng kềnh thêm Phương án 2 Phương thức thực hiện: “Kết hợp giữa tư nhân và nhà nước: tư nhân đảm nhiệm công đoạn thu gom, nhà nước đảm nhiệm công đoạn vận chuyển” Nhà nước đầu tư ban đầu vào hệ thống phân loại chất thải rắn tại nguồn và hoàn chỉnh các quy định, luật lệ, chính sách để quản lí và duy trì (hoạt động đóng thuế, bảo vệ môi trường) tốt hệ thống tư nhân sẵn có trong công tác thu gom, tái sinh, tái chế. Tư nhân thực hiện toàn bộ các hoạt động của hệ thống, bao gồm cả công tác thu phí. Đồng thời Nhà nước thu gom và tái chế hoặc xử lí lượng chất thải có giá trị tái chế thấp làm nguyên liệu, vật liệu san lấp, chế biến chất thải hữu cơ làm thức ăn gia súc, làm phân compost hoặc tái sinh năng lượng. Trang thiết bị: Tồn trữ và phân loại tại nguồn: Việc đầu tư trang thiết bị tồn trữ và phân loại trong nhà do Nhà nước tài trợ trong giai đoạn thí điểm, sau đó các hộ phải tự trang bị chi phí này. Trang thiết bị tồn trữ và lưu giữ trong nhà được thực hiện theo phương án sử dụng hai thùng chứa: 1 thùng chứa chất hữu cơ và 1 thùng chứa các chất thải còn lại. Trong các thùng đều có chứa túi PE hoặc Polymer có khả năng phân hủy sinh học (không dùng túi PVC), túi màu xanh lá cây chứa rác thực phẩm, túi màu xám đựng các chất thải rắn còn lại. Đối với những căn hộ chật hẹp thì có thể chỉ sử dụng túi PE. Thu gom từ các hộ gia đình: Đối với rác hữu cơ: hệ thống thu gom vận chuyển vẫn là hệ thống hiện tại, tần suất thu gom vẫn giữ nguyên như cũ (lấy hàng ngày) do tính dễ phân hủy gây mùi hôi thối. Khối lượng chuyên chở chất thải rắn hữu cơ từ hộ gia đình và từ các bô trung chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc nhà máy không đổi. Đối với “rác tái chế”: sử dụng loại xe đẩy tay với thùng rác tiêu chuẩn có dung tích 660l màu xám. Trên thùng có ghi “Phân Loại Rác Tại Nguồn”. Chất thải rắn còn lại có tần suất thu gom 3 lần/tuần, sau đó các thùng thu gom này được vận chuyển đến điểm hẹn để chuyển lên xe chuyên dụng hoặc bô trung chuyển và chuyển đến trạm phân loại. Toàn bộ số lượng xe đẩy tay này do Nhà nước đầu tư. Vận chuyển: Sử dụng xe tải 12 tấn (22m3), sử dụng các điểm hẹn của chất thải rắn hữu cơ. So với hệ thống cũ, xe vận chuyển sẽ qua nhiều điểm hẹn hơn. Đánh giá ưu khuyết điểm: Ưu điểm: Không gây xáo trộn đối với hệ thống thu gom rác hiện hữu Hiện đại hóa từng phần hệ thống trang thiết bị Chi phí đầu tư thấp Khuyết điểm: Tổ chức quản lí khó khăn trong giai đoạn đầu. Phương án 3 Phương thức thực hiện: “do tư nhân thực hiện”. Việc thu gom rác vô cơ đến trạm phân loại tập trung do tư nhân thực hiện với tần suất thực hiện mỗi tuần 2 lần. Hệ thống thu gom này hoàn toàn độc lập với hệ thống thu gom vận chuyển rác hữu cơ. Toàn bộ hệ thống thu gom, từ hộ dân è điểm hẹn/ trạm trung chuyển è trạm phân loại tập trung, đều được đấu thầu đầu tư mới. Đánh giá ưu khuyết điểm: Ưu điểm: Nhà nước không cần phải đầu tư. Khả năng quản lí, vận hành hệ thống có hiệu quả. Phù hợp với chủ trương xã hội. Khuyết điểm: Trang thiết bị hệ thống thu gom rác vô cơ và hữu cơ vận hành không hết công suất. Xóa bỏ hoàn toàn hệ thống bươi nhặt rác hiện nay: lực lượng dân lập thu gom rác hữu cơ không đủ kinh phí để thu gom. Hai hệ thống thu gom rác hữu cơ và vô cơ hoạt động độc lập, song song vơi nhau sẽ khó kiểm soát thành phần rác được thu gom. Quá trình giám sát và thu gom gặp nhiều khó khăn. Người dân gặp nhiều khó khăn trong việc giao rác: một số hộ dân vì lí do khách quan không thể giao rác vô cơ theo thời gian quy định sẽ tự ‎‎động bỏ rác trước của nhà. Phương án khó khả thi do gặp phải sự phản đối của lực lượng thu gom rác dân lập. Vì phế liệu là nguồn thu nhập chủ yếu nên họ sẽ không để cho người khác thu gom. CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ CHO DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Trong tất cả mọi trường hợp, các phương án đề xuất cần phải hướng đến mục đích cuối cùng của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là tối đa hóa việc tái sinh và tái chế các thánh phần hữu ích trong chất thải rắn đô thị thành các sản phẩm ở dạng vật chất hoặc năng lượng có thể sử dụng được, hạn chế đến mức thấp nhất việc chôn lấp cuối cùng các thành phần còn lại trong chất thải rắn. Dựa trên những tiêu chí và cơ sở đó, các phương án kỹ thuật và công nghệ được đề xuất bao gồm phương án tổng quát cho toàn hệ thống phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn Quận 4 và chi tiết cho từng thành phần của hệ thống. Chuẩn hóa trang thiết bị tồn trữ và thu gom chất thải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO CAO TÔT NGHIEP.doc
  • docbia chinh - phu.doc
  • docLỜI CAM ON.doc
  • docmuc luc.doc
Tài liệu liên quan