Đồ án Đánh giá những tác động đến môi trường của dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, thành phố Quảng ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

MỤC LỤC .1

DANH MỤC CÁC BẢNG . .5

DANH MỤC CÁC HÌNH 6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIÊN,THỦY LỢI 7

1.1. Khái niệm, mục đích 7

1.1.1. Thủy điện, đập, đập thủy điện 7

1.1.2. Mục đích chung của đập thủy điện, thủy lợi: 7

1.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng các đập thủy điện, thủy lợi 8

1.2.1. Hiện trạng chung 8

1.2.2. Vai trò của thủy điện trong phát triển kinh tế ở Việt Nam 10

1.2.3. Đóng góp của việc phát triển thủy điện trong ngành năng lượng Việt Nam 14

1.3. Những tác động chung do các công trình thủy điện, thủy lợi mang lại 18

1.3.1 Những lợi ích chung 18

1.3.2. Những tác động tiêu cực 20

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÙNG DỰ ÁN 23

2.1. Điều kiện tự nhiên vùng dự án 23

2.1.1. Đặc điểm địa hình 23

2.1.2. Đặc điểm về địa chất, thổ nhưỡng 23

2.1.3. Đặc điểm về khí hậu 24

2.2. Cơ sở hạ tầng 24

2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên 24

2.2.2. Điều kiện điện, đường, cấp nước 25

2.2.3. Thoát nước 26

2.3. Hiện trạng về kinh tế - xã hội – môi trường của khu vực Dự án 27

2.3.1. Dân số - dân sinh 27

2.3.2. Cơ cấu kinh tế 28

2.3.3. Văn hóa, xã hội 28

2.3.4. Hiện trạng môi trường trong khu vực Dự án 29

2.4. Mô tả tóm tắt Dự án 31

2.4.1.Tên dự án, chủ đầu tư. 31

2.4.2. Thời gian thực hiện 31

2.4.3. Vị trí dự án 31

2.4.4. Các thông số chung của Dự án 32

2.4.4.1. Các thông số chung . 32

2.4.4.2. Nhu cầu diện tích đất sử dụng 35

2.4.4.3. Khung chính sách đền bù, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng.35

2.4.4.4. Khối lượng công tác chính .36

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 38

3.1. Nguồn phát sinh chất thải 38

3.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng Dự án 38

3.1.1.1. Các nguồn phát sinh nước thải .40

3.1.1.2. Các nguồn phát sinh khí thải.43

3.1.1.3 Các nguồn phát sinh chất thải rắn.52

3.1.2. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động 53

3.1.2.1 Các nguồn phát sinh nước thải .53

3.1.2.2. Các nguồn phát sinh khí thải .53

3.1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn 54

3.1.3. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại 54

3.2. Đánh giá tác động môi trường 55

3.2.1. Đánh giá tác động giai đoạn thi công xây dựng dự án 55

3.2.1.1. Đánh giá tác động tới môi trường nước .55

3.2.1.2. Đánh giá tác động tới môi trường không khí.57

3.2.1.3. Đánh giá tác động của chất thải rắn.63

3.2.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 64

3.2.2.1 Đánh giá tác động đối với môi trường nước .64

3.2.2.2. Đánh giá tác động đối với môi trường không khí.64

3.2.2.3. Tác động của chất thải rắn.65

3.2.3. Tác động đến môi trường sinh thái 65

3.2.3.1. Các nhân tố vật lý .66

3.2.3.2. Các nhân tố sinh học .66

3.2.3.3. Hệ sinh thái .66

3.2.4. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội. 67

3.2.4.1. Tác động tích cực .68

3.2.4.2 Tác động tiêu cực .69

3.2.5. Đánh giá tổng hợp các tác động của dự án 70

3. 3. Đánh giá rủi ro 72

3.3.1. Sự cố môi trường 72

3.3.2. Tai nạn lao động: 72

3.3.3. Vấn đề cháy nổ 73

3.3.4. Nguy cơ vỡ đập 74

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75

4.1. Giai đoạn thi công công trình 75

4.1.1. Biện pháp quản lý chung 75

4.1.2. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường 75

4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.75

4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.77

4.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn.82

4.1.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại 83

4.1.4. Biện pháp giảm thiểu tác động đến xã hội 83

4.1.5. Biện pháp an toàn lao động và khắc phục sự cố khi thi công công trình 84

4.1.6. Biện pháp phòng cháy, chữa cháy 85

4.1.7. Các biện pháp khác 85

4.2. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động 86

4.2.1 Biện pháp tổng thể 86

4.2.2 Các biện pháp cụ thể 86

4.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải.86

4.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, độ ồn.88

4.2.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn 89

4.2.4. Biện pháp hổ trợ khác 89

4.3. Các biện pháp phòng chống các sự cố môi trường và tai nạn lao động 90

4.3.1. biện pháp phòng chống cháy, nổ 90

4.3.2. Biện pháp phòng chống tai nạn lao động 90

4.3.2 Biện pháp hỗ trợ khác 91

KẾT LUẬN . . 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO . .93

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá những tác động đến môi trường của dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, thành phố Quảng ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rất nhiều yếu tố như: thông số kết cấu động cơ, quá trình hình thành và đốt cháy hổn hợp nhiên liệu, chế độ làm việc và trạng thái kỹ thuật của động cơ. Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn, thành phần của sản phẩm cháy chủ yếu gồm CO2, , CO, NOx ,SO2 , và cả phần nhiên liệu và N2 dư. Phương trình cháy như sau: ++++++++ (p.trình 3.2) - Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc vào chất lượng đường xá, mật độ, lưu lượng dòng xe, chất lượng xe và số lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ. Tải lượng chất ô nhiễm được tính toán trên cơ sở “Hệ số ô nhiễm” do Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) và tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập ở bảng 3.4 như sau: Bảng 3.4.Hệ số ô nhiễm không khí đối với xe tải STT Các loại xe Đơn vị (U) TSP kg/U SO2 kg/U NOx kg/U CO kg/U VOC kg/U 1 Xe tải chạy xăng > 3,5 tấn 1000 km 0,4 4,5S 4,5 70 7 tn of Fuel 3,5 20S 20 300 30 2 Xe tải nhỏ động cơ Diesel < 3,5 tấn 1000 km 0,2 1,16S 0,7 1 0,15 tn of Fuel 3,5 20S 12 18 2,6 3 Xe tải lớn động cơ Diesel 3,5 đến 16 tấn 1000 km 0,9 4,29S 11,8 6 2,6 tn of Fuel 4,3 20S 55 28 12 4 Xe tải động cơ Diesel >16 tấn 1000 km 1,6 7,26S 18,2 7,3 5,8 tn of Fuel 4,3 20S 50 20 16 Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong xăng dầu (S = 1%). 1. "Kỹ thuật đánh giá nhanh sự ô nhiễm môi trường - Assessment of source of Air, water and land pollution" của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). 2. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải của Trần Ngọc Trấn. Theo tài liệu kỹ thuật “ Kỹ thuật đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường “ của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1993 thiết lập tính cho xe chạy dầu Diesel (Với hàm lượng lưu huỳnh S=1%) với tốc độ trung bình 25km/giờ, trọng tải 3,4 - 16 tấn, khi xe chạy trên 1 km đường sẽ thải ra những chất ô nhiễm với lượng như sau:Thiết lập tính cho xe chạy dầu Diesel với tốc độ trung bình 25 km/h, trọng tải 3,5 - 16 tấn, cực ly trung bình 1 km, tải lượng ô nhiễm khí thải cho 1 xe ôtô tải như bảng 3.5: Bảng 3.5.Tải lượng ô nhiễm khí thải cho 1 xe ôtô tải sử dụng nhiên liệu Diesel STT Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (g/km) 1 Bụi 0,90 2 SO2 4,29.S 3 NOx 11,80 4 CO 6,0 5 VOC 2,6 - Tải lượng ô nhiễm (M) khi vận chuyển các nguyên vật liệu được tính như sau: (kg/năm); (công thức 3.3) trong đó: k là hệ số phát thải chất ô nhiễm (g/km), S là quảng đường vận chuyển (km/năm). Thời gian thi công công trình là 02 năm. + Theo ước tính sơ bộ sẽ có khoảng 100.000 lượt xe hoạt động chuyên chở đất, cát và 100 lượt xe vận chuyển sắt thép, bê tông. Quảng đường vận chuyển từ nơi lấy vật liệu đến công trình là 10km. Quảng đường vận chuyển trung bình là: 1001000 (km/năm) + Đá cung cấp tại mỏ đá Mỹ Trang, huyện Đức Phổ cách công trình 50km, ước tính cần 4124 lượt xe. Quảng đường vận chuyển đá là: 206200 (km/năm) +Tổng quảng đường vận chuyển là: S=1207200 (km/năm). Vậy, tải lượng các chất ô nhiễm do vận chuyển nguyên vật liệu mỗi năm được tính theo bảng 3.6: Bảng 3.6. Lượng chất ô nhiễm phát thải do các phương tiện vận tải STT Chất ô nhiễm Lượng phát thải (kg/năm) 1 Bụi 1.086,5 2 SO2 5.180 3 NOx 14.245 4 CO 7.243,2 5 VOC 3.138,7 Qua kết quả tính toán trên, cho thấy nồng độ các chất ô nhiểm do các phương tiện giao thông gây ra là tương đối cao, vì vậy vấn đề này cần phải được khắc phục. Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm khí không những phụ thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng mà còn phụ thuộc vào loại phương tiện vận chuyển. Bảng 3.7 sau đây là kết quả tính tải lượng chất ô nhiễm từ bảng 3.6: Bảng 3.7. Thành phần độc hại trong khí xả STT Các thành phần độc hại trong khí xả Dạng nhiên liệu Xăng (g) Diezel (g) 1 CO 200,59 20,81 2 HC 23,28 4,16 3 NOx 15,83 18,01 4 SOx 1,86 7,8 5 Aldehyt 0,93 0,78 6 Khói, bụi 1,00 5,00 7 Pb 0,5 0 (Nguồn: BGD&ĐT, Môi trường giao thông, trang135) Từ bảng trên có thể thấy lượng chất độc hại thải ra khi đốt cháy 1 kg nhiên liệu của động cơ xăng lớn hơn của động cơ diezel. Riêng khói đen thì động cơ diezel lại thải ra lượng lớn hơn động cơ xăng. Chất ô nhiễm (kg) =; (công thức 3.4) trong đó: F là nhiên liệu (lít), M là khối lượng riêng (kg/lít), k là hệ số phát thải (g/kg) Vậy, trung bình một ô tô tiêu thụ 1000 lít xăng sẽ thải vào không khí: 86 kg CO; 6,8 kg NOx; 0.4 kg Aldehyt; 10 kg HC; 0.8 kg SO2; 0.22 kg Pb. - Nếu không có biện pháp quản lý, các tác nhân này có thể ảnh hưởng đến môi trường cục bộ tại nơi các phương tiện đó hoạt động. Về lâu dài thì các khí này là tác nhân gây nên “hiệu ứng nhà kính”, gây mưa acid, gây nguy hại đến sự sống của môi trường và các sinh vật, trong đó có con người. b. Nguồn phát sinh bụi - Trong giai đoạn xây dựng, bụi đất cát có thể coi là tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. Bụi phát sinh từ giai đoạn thi công và từ tất cả hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng nhiều nhất là trong các quá trình san ủi mặt bằng, làm móng, làm đường, đào và lắp hệ thống cấp thoát nước. Lượng bụi phát sinh ra rất biến động, thay đổi tuỳ theo hướng và tốc độ gió trong khu vực, tuỳ theo độ ẩm của đất, tuỳ theo nhiệt độ không khí trong ngày, thường ban ngày nhiều hơn ban đêm. - Hoạt động giao thông vận tải vào mùa khô sinh ra một lượng bụi rất lớn. Ngoài tác động đến môi trường không khí xung quanh mà lượng hoa màu ven theo khu đường giao thông sẽ bị tác động mạnh như chậm phát triển, hiệu suất không cao, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế người dân vùng nông thôn. - Tuy nhiên, hầu hết các loại bụi đất có kích thước lớn, khó phát tán xa nên chủ yếu gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực công trường và trên các tuyến đường vận chuyển vật liệu xây dựng khi có xe đi qua. - Một trong các căn cứ tính toán mức độ phát tán bụi trong thi công xây dựng là dựa vào kết quả trung bình khi đo tại hiện trường. Cường độ phát bụi do vận chuyển bằng xe cơ giới trên đường như sau: + Trường hợp mặt đường khô: Bụi sinh là 4000 mg/s. + Trường hợp mặt đường ẩm: Bụi sinh ra là 300 mg/s. Kết quả tính tải lượng bụi trong quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu như sau: Hệ số tải lượng ô nhiễm bụi: (Công thức 3.5) (Nguồn: Theo Air Chief, Cục Môi Trường Mỹ, 1995). Trong đó: ● L: Tải lượng bụi (kg/km/lượt xe/năm); ● K: Kích thước hạt, K=0,2mm; ●s: Lượng đất trên đường, s=8,9%; ●S: Tốc độ trung bình của xe, S=25km/h; ● W: Trọng lượng có tải của xe, W=15 tấn; ● w: Số bánh xe, w=10 bánh; ● p: Số ngày hoạt động trong năm, p=300ngày; (kg/km/lượt xe/năm) Vậy tải lượng ô nhiễm bụi là: 0,0012 kg/km/lượt xe/năm. - Theo ước tính sơ bộ sẽ có khoảng 100.000 lượt xe hoạt động chuyên chở đất, cát. Quảng đường vận chuyển từ nơi lấy vật liệu đến công trình là 10km. + Tải lượng bụi phát sinh do vận chuyển đất, cát: 0,0012 x 10 x 100.000 =1.200 kg/năm. + Tải lượng bụi phát sinh do vận chuyển sắt thép: 0,0012*10*64 =0,77 (kg/năm). + Đá cung cấp tại mỏ đá Mỹ Trang, huyện Đức Phổ cách công trình 50km, ước tính cần 4124 lượt xe. Tải lượng bụi phát sinh do vận chuyển đá các loại: 0,0012*50*4124 = 274,74 (kg/năm). Tổng tải lượng bụi ước tính khoảng: 1448,21+10%*1448,21~1.593 (kg/năm). Dự kiến quá trình diễn ra trong 24 tháng, thì trung bình 1 ngày lượng bụi phát sinh khoảng 220 kg/ngày. c. Nguồn phát sinh tiếng ồn - Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như xe ủi, máy khoan lỗ, cần cẩu, xe ủi, khoan, trộn bê tông, máy phát điện, …cũng gây ô nhiễm ồn và chấn động khá lớn. - Tiếng ồn sẽ gia tăng mạnh ở giai đoạn đào và gia cố nền móng, máy móc thi công trên công trường, công tác đóng cọc, vận chuyển nguyên vật liệu...Các ô tô vận chuyển đã góp phần tăng thêm tiếng ồn tại các khu dân cư dọc theo các tuyến đường mà nó chạy qua. - Đó là chưa kể sự cộng hưởng ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời. Dự báo mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong bảng 3.8. Bảng 3.8. Mức ồn của các phương tiện giao thông Phương tiện Mức ồn phổ biến (dBA) Mức ồn lớn nhất (dBA) Ô tô có trọng tải <3,500 kg 85 103 Ô tô có trọng tải >3,500 kg 90 105 Ô tô cần cẩu 90 110 Máy ủi 93 115 Máy khoan đá 87-90 120 Máy dập bêtông 80-85 100 Máy cưa tay 80-82 95 Máy nén diezen có vòng quay rộng 75-80 97 Máy đóng búa 1,5 tấn 70-75 87 Máy trộn bêtông bằng diezen 70-75 85 Nguồn: NAZT- WHO Để tính bán kính ảnh hưởng của tiếng ồn, báo cáo sử dụng công thức Mackermin ze, 1985 để tính toán (công thức 3.6). Lp(X) = Lp(X0) + 20lg(X0/X) (công thức 3.6) Trong đó: ● Lp(X0): Mức ồn cách nguồn 1m (dBA), X0: 1m ● Lp(X): Mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA) ● X: Vị trí cần tính toán Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 3.9: Bảng 3.9.Kết quả tính toán và dự báo nồng độ ồn cho khu vực dự án STT Loại máy móc Mức ồn ứng với khoảng cách 1m Mức ồn ứng với khoảng cách 5m 15m 30m 45m 60m 100m 1 Xe tải 108 94,0 85,0 78,0 75,0 73,0 68,0 2 Máy đào đất 118 104,0 95,0 88,0 85,0 83,0 78,0 3 Máy xúc 116 102,0 93,0 86,0 83,0 81,0 76,0 4 Máy ủi 116 1020 93,0 86,0 83,0 81,0 76,0 5 Máy nén diezel 97 83 73 67 64 61 57 6 Máy dập bê tông 100 86 76 70 67 64 60 7 Máy đóng búa 1,5tấn 87 73 63 57 54 51 47 TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư: 75dBA (8-18h), áp dụng mức ồn tại khu vực 3. TC Bộ Y tế: Tiếng ồn khu vực sản xuất, thời gian tiếp xúc 8h: 85dBA - Tiếng ồn đo được được đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 5949-1998. Tiếng ồn chung tối đa hoặc tiếng ồn chung cho phép trong suốt ca lao động 8 giờ không được vượt quá 75 dBA, mức cực đại không được vượt quá 115 dBA. Nếu tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá: + 4 giờ, mức áp âm cho phép là: 90 dBA. + 2 giờ, mức áp âm cho phép là : 95 dBA. + 1 giờ, mức áp âm cho phép là : 100 dBA. + 30 phút, mức áp âm cho phép là : 105 dBA. + 15 phút, mức áp âm cho phép là : 110 dBA. Theo quy định thì mức ồn cực đại không được vượt quá 115 dBA. Thời gian làm việc còn lại trong ngày chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 75 dBA. Nhận xét: Kết quả tính toán so với các tiêu chuẩn cho phép về tiếng ồn cho thấy bán kính độ ồn ảnh hưởng từ các thiết bị máy móc, xe vận tải nặng tham gia vào hoạt động của Dự án khoảng 100m. Nhìn chung, rung động chỉ tác động mạnh trong phạm vi 20m, ngoài phạm vi 100m sự rung động này hầu như không có tác động ảnh hưởng. Khu vực thi công công trình cách Quốc lộ 1A chạy phía Đông thành phố Quảng Ngãi khoảng 1km, nên ảnh hưởng của tiếng ồn không nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng vẫn cần phải có những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu rung động phù hợp. Ngoài ra, trên thực tế khi thực hiện dự án có nhiều máy móc hoạt động cùng một lúc, có sự cộng hưởng tiếng ồn giữa chúng, cho nên để đảm bảo an toàn cho dự báo mức độ tiếng ồn cho dự án, bán kính ảnh hưởng tiếng ồn là 110m. Như vậy, mức áp âm tại khu vực dự án trong quá trình triển khai xây dựng các hạng mục công trình sẽ rất lớn và có khả năng lớn hơn các giới hạn cho phép. Mức áp âm cực đại cũng có thể vượt quá 115 dBA nếu các thiết bị và phương tiện làm việc không đảm bảo các thông số kỹ thuật. 3.1.1.3 Các nguồn phát sinh chất thải rắn Các nguồn chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong giai đoạn xây dựng công trình được liệt kê như sau: - Chất thải rắn xây dựng gồm: đất, đá, cát, sỏi, gạch vỡ, bì xi măng, sắt, thép, gỗ phế thải... đây là các chất rắn khó phân huỷ vì vậy thời gian tác động sẽ dài. Những chất này ngoài việc gây ô nhiễm cho đất, nước còn có thể là nguyên nhân gây tai nạn lao động. - Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn của án bộ công nhân viên lao động tại công trình chủ yếu là bao bì PE, Plastic, các chất trơ, và các hợp chất hữu cơ: giấy, hộp bao gói thức ăn dư thừa, thực phẩm thừa…Lượng chất thải rắn này không lớn nhưng mức độ tác động lại rất đáng kể do tính dễ phân huỷ của chúng. - Công trường xây dựng sẽ tập trung khoảng 50 người. Lấy tiêu chuẩn xả rác thải là 0,35 ÷ 0,8kg/người/ngày, dự báo lượng rác thải sẽ là 17,5 ÷ 40 kg/ngày, trong đó thành phần hữu cơ (rau, củ quả, cơm thừa...) chiếm từ 30% đến 60% (Tr47.Môi trường giao thông. BGD&ĐT). Thực tế cho thấy rằng, hầu hết các công nhân đều xả rác thải bừa bãi, không có ý thức bỏ đúng nơi quy định.. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường sống, nguồn phát sinh bệnh tật cho công nhân. 3.1.2. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động Giai đoạn này, mặc dù các tác động không nhiều như khi xây dựng Dự án nhưng các tác động khó phát hiện, khó đánh giá một cách đầy đủ. 3.1.2.1 Các nguồn phát sinh nước thải Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của thành phố, nước thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp của Khu Công nghiệp Quảng Phú, và các cơ sở nhỏ lẻ khác. a. Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn cũng có những tác động nhất định. Lượng nước mưa chảy tràn chỉ có khi trời mưa cuốn theo bụi bẩn từ các mái nhà, sân bãi, đường xá xuống hệ thống cống rãnh và cuốn trôi vào môi trường. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa ước tính vào khoảng 0,1-1,5 mgN/l, 0,004-0,03 mg P/l, 10-20 mg COD/l, 10-20 mg TSS/l. So với nước thải sinh hoạt thì nước mưa khá sạch do đó tác động cũng không lớn, và có thể xử lý một cách dễ dàng. b. Nước thải sinh hoạt từ nhà quản lý công trình - Lượng nước thải sinh hoạt này phát sinh từ quá trình hoạt động của nhà ăn, nước rửa vệ sinh của công nhân viên vận hành công trình. - Ước tính có khoảng 06 cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà quản lý. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt là 100 - 150 lít/người/ngày, hệ số nước thải ra là 80% nên lượng nước thải là: (100 ÷150)*6*0,8/1000 = 0,48 ÷ 0,72 (). Kết quả trên cho thấy lượng nước thải sinh hoạt này phát sinh không nhiều, nên không gây tác động lớn đến môi trường xung quanh nếu được quản lý,xử lý tốt. 3.1.2.2. Các nguồn phát sinh khí thải - Khí thải chủ yếu phát sinh do các phương tiện tham gia giao thông gây ra. Đây là các tác động mang tính lâu dài, phạm vi tác động rộng lớn, đối tượng chịu tác động chủ yếu là con người và các loài động vật trên cạn. - Tương tự như nước thải và khí thải, chất thải rắn ở giai đoạn này chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt. Các chất thải rắn này thành phần chính là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, nên khi phân hủy sẽ gây mùi hôi thối, làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, gây tác động xấu tới sức khỏe con người và các hệ sinh thái. - Giai đoạn xây dựng Dự án các tác động diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, phạm vi cục bộ quanh khu vực xây dựng, đối tượng chịu tác động chính chủ yếu là công nhân trên công trường, một số hộ dân tại khu vực. Trong khi đó, khi Dự án đã đi vào vận hành thì nó tác động trong thời gian rất dài (suốt thời gian tồn tại công trình), phạm vi tác động rộng lớn hơn, đối tượng chịu tác động cũng được mở rộng nhiều hơn. 3.1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn Lấy tiêu chuẩn xả rác thải là 0,35 ÷ 0,8kg/người/ngày;có 06 công nhân viên làm việc tại nhà quản lý, dự báo lượng rác thải sẽ là 2,1 ÷ 4,8 kg/ngày, trong đó thành phần hữu cơ (rau, củ quả, cơm thừa...) chiếm từ 30% đến 60% (Tr47.Môi trường giao thông. BGD&ĐT). 3.1.3. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại - Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các yếu tố độc hại,phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ gây độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người (TCVN 7629:2007). - Khi xây dựng cũng như khi công trình đã đi vào vận hành, chất thải nguy hại có thể phát sinh từ các nguồn sau: + Chất thải từ sinh hoạt và thương mại: bao bì đựng thuốc diệt ruồi, muỗi, diệt chuột, thuốc tẩy rửa; + Dầu cặn: do thay dầu, bảo dưỡng máy móc, thiết bị; + Bình ắc quy hỏng; + Các thiết bị điện tử hỏng; + Các bình khí nén, bình keo, sơn; + Bùn thải và các chất thải khác từ quá trình khoan cọc. - Chất thải nguy hại thường tồn lưu dai dẳng trong môi trường, có khả năng tích tụ sinh học và khuếch đại sinh học, có thể gây một số bệnh hiểm nghèo cho con người, …Do đó, các chất thải nguy hại cần phải được quản lý chặt chẽ từ nguồn phát sinh đến giai đoạn xử ký cuối cùng. 3.2. Đánh giá tác động môi trường 3.2.1. Đánh giá tác động giai đoạn thi công xây dựng dự án - Các chất thải rắn, khí thải hay nước thải trong xây dựng nếu không quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm không khí do phát tán khí thải,bụi hoặc ô nhiễm nước khi có dòng nước chảy qua cuốn theo cát, gạch vụn, xi măng… - Các chất thải từ hoạt động xây dựng công trình và sinh hoạt của công nhân trên công trường nếu thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm, không khí. Giai đoạn này tuy ngắn và lượng chất thải không nhiều nhưng vẫn phải có biện pháp quản lý và xử lý để hạn chế ô nhiễm tại khu vực dự án. 3.2.1.1. Đánh giá tác động tới môi trường nước Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục của Dự án, các tác nhân gây tác động đến môi trường nước chủ yếu là nước thải sinh hoạt, chất thải của máy móc, quá trình đóng cọc, khoan… a. Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn có thể cuốn trôi vật liệu, gây xói lỡ các hạng mục mới xây dựng.Tuy nhiên, vì nước mưa tương đối sạch và chủ yếu vào mùa khô nên những tác động của nó đối với môi trường là không lớn. b. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt chứa các thành phần như trong bảng 3.10: Bảng 3.10. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của Dự án giai đoạn xây dựng STT Chất ô nhiễm Khối lượng (kg/ngày) 1 BOD5 2,2-2,7 2 COD 3,6-5,1 3 TSS 3,5-7,25 4 Tổng Nitơ 0,3-0,6 5 Amoni 0,12-0,24 6 Tổng Phốt pho 0,04-0,2 Đây là loại nước thải có mức ô nhiễm không cao, tuy nhiên nếu không có hệ thống thu gom và xử lý tạm thời, thì nguồn nước thải này sẽ tác động trực tiếp tới môi trường sống của công nhân, và nhân dân quanh vùng, gây dịch bệnh, bệnh tật và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước ngầm và nước mặt. Tác động của nước thải sinh hoạt: Nước thải này nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra sông sẽ làm suy giảm cục bộ chất lượng nước sông, làm lây truyền các bệnh về đường tiêu hóa cho nhân dân trong khu vực. Cụ thể như sau: + Tác động của chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan do làm đục nguồn nước, gây bồi lắng lòng sông. + Váng dầu mỡ: Đây cũng là nguyên nhân cản trở quá trình hào tan ôxy trong nguồn nước. + Tác động của chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng N, P sẽ gây hiện tượng phú dưỡng hoá nguồn nước. Do sự phát triển quá mức của tảo sẽ làm thiếu ôxy trong các lớp nước phía dưới. Thủy sinh bị chết, quá trình phân hủy yếm khí diễn, các khí CH4, H2S, NH3,… sinh ra gây mùi hôi. + Giảm nồng độ ôxy hòa tan: Khi xả nước thải vào sông, các vi sinh vật sẽ ôxy hóa sinh học các chất hữu cơ. Quá trình này sẽ tiêu thụ một lượng ôxy rất lớn, làm cho lượng ôxy hòa tan giảm mạnh. Do thiếu hụt ôxy trong nước nên nhiều loài thủy sinh như cá, tôm, động vật nguyên sinh,… không phát triển được. Đồng thời, do thiếu ôxy nên quá trình phân hủy yếm khí mạnh sinh ra nhiều khí độc cho nước như H2S, CH4, tăng thêm sự ô nhiễm không khí. c. Nước thải thi công Lượng nước thải tạo ra từ thi công xây dựng nhìn chung không nhiều. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là đất, cát xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Vì thế, khả năng gây tích tụ, lắng đọng bùn đất vào hệ thống thoát nước vào khu vực dân cư xung quanh chỉ ở mức độ thấp. Yếu tố đáng lo ngại của nước thải thi công là dầu nhớt và cặn dầu bị cuốn theo nước mưa và phát tán ra xung quanh, tạo ra một lớp váng trên bề mặt ngăn cản quá trình khuếch tán của không khí vào nước, gây nên tình trạng thiếu oxi và tác động đến hệ sinh thái thủy sinh, gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Dầu mỡ: Khi hàm lượng dầu mỡ trong nước cao hơn 0,2 mg/l, nước sẽ có mùi hôi và không thể dùng cho mục đích ăn uống được. Ngoài ra, ô nhiễm dầu sẽ dẫn đến giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước do tạo thành các thể không hòa tan tồn tại trong nước giảm khả năng hô hấp của các thủy sinh vật, giết chết các vi sinh vật, phiêu sinh và sinh vật đáy… d. Tác động đến chất lượng nước ngầm do quá trình khoan, đóng cọc thi công Việc khoan khai thác nước hoặc đóng cọc có thể làm ảnh hưởng đến địa tầng. Nếu không tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật thì đây sẽ là cơ hội để nước thải xâm nhập và tác động xấu tới chất lượng nước ngầm. Căn cứ vào quá trình khoan, đóng cọc thi công, mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước ngầm. Mức độ ảnh hưởng của hoạt động này phụ thuộc vào việc tuân thủ nguyên tắc thi công và sẽ giảm thiểu nếu các nguyên tắc được thực hiện nghiêm túc. 3.2.1.2. Đánh giá tác động tới môi trường không khí - Các tác nhân ô nhiễm không khí như bụi, tiếng ồn, các loại khí ô nhiễm như CO, SO2, NO2, HC,… Đó là những chất không có lợi cho cuộc sống của con người, động vật và thực vật, chúng được gọi là “Những chất gây ô nhiễm không khí”. Khi thải vào môi trường chúng sẽ tác động đến môi trường không khí khu vực dự án, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và hiệu quả làm việc của công nhân và người dân khu vực lân cận. - Mức độ gây độc hại của những chất gây ô nhiễm không khí được trình bày trong bảng 3.11: Bảng 3.11. Mức độ gây độc hại của một số chất trong khí thải phương tiện vận tải STT Loại hợp chất Ngưỡng độc hại 1 CO 1 2 HC 60 3 NOx 100 4 SO2 130 5 Alđêhyt 130 CO là chất độc đối với con người (mục 3.2.1.2 phần c). Trong khi đó, HC, NOx, SO2, Alđêhyt có ngưỡng độc gấp hàng trăm lần CO. Điều này chứng tỏ khí thải của động cơ ôtô rất độc hại đối với môi trường và con người. - Những ảnh hưởng khác nhau của chất gây ô nhiễm được trình bày trong bảng 3.12: Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm Chất ô nhiễm Ảnh hưởng tới sức khỏe Cản trở tầm nhìn Mưa axit Biến đổi khí hậu Trực tiếp Gián tiếp Trực tiếp Gián tiếp CO x HC x x x NOx x x x x x x SO2 x x x x PM (bụi) x x x a. Tác hại của bụi - Bụi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người công nhân tham gia lao động và có thể gây bệnh về hô hấp, ngoài da và nhiều tác động khác nữa. Cụ thể như sau: - Bệnh đuờng hô hấp: Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hoá phổi gây nên những bệnh hô hấp. Bụi vô cơ rắn, ban đầu thường gây ra viêm mũi phì đại làm cho niêm mạc dày lên, tiết nhiều niêm dịch làm cho hít thở khó khăn. Sau vài năm chuyển thành viêm mũi teo, giảm chức ăng lọc giữ bụi, làm cho bệnh phổi nhiệm bụi dễ phát sinh. Bụi hữucơ vào phổi thường gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp. - Bệnh ngoài da: bị tác động đến các tuyến nhờn làm cho da khô, dễ sinh ra mụn nhọt, lở loét… - Bụi còn lam chấn thương mắt khi không mang kính phòng hộ. - Bụi có thể phát tán ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh. - Ngoài ra, bụi có thể bám vào cây cối, cản trở quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây. Xét về mặt kỹ thuật, thì nguồn gây ô nhiễm bụi trong giai đoạn này thuộc loại nguồn mặt, loại nguồn có tính biến động cao, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực và cả ô nhiễm môi trường chung, với đặc trưng là rất khó kiểm soát, xử lý và khó xác định theo định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm. b. Tiếng ồn - Đối với ô nhiễm do tiếng ồn: Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn thải. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn gồm : công nhân trực tiếp vận hành, vật nuôi. - Tác hại của tiếng ồn: + Tiếng ồn và rung động cũng là yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người. Tác hại của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể người. + Trước hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây ra trạng thái mệt mỏi, khó chịu. + Tiếng ồn lớn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về hệ thống tiêu hoá…Rung động gây nên các bệnh về thần kinh, khớp xương. + Độ ồn làm giảm năng suất lao động. +Tiếng ồn làm giảm khả năng tập trung dễ dẫn đến tai nạn lao động, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. c. Tác động của khí thải - Các chất khí có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: CO2, CO, NOx, SOx, NH3, H2S, Hydrocarbua (HC) - Khí CO2: quá trình đốt nhiên liệu than sinh ra một lượng lớn CO2. Theo ước tính, riêng quá trình đốt than đá mỗi năm đã thải vào khí quyển hơn 2,5.103 tấn CO2. Lượng khí CO2 phát thải làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhân của hiện tượng trái đất ấm dần lên. - Khí SO2: + SO2 là loại khí không màu, không cháy, có vị hăng cay, dễ tan trong nước và được hấp thụ hoàn toàn rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp. +Sunfua dioxit được xem là chất gây ô nhiễm nhất trong họ sunfua oxit. Khí này có thể nhiễm độc qua da gây ra quá trình đào thải amoniac qua nước tiểu và kiềm qua nước bọt, do đólàm giảm dự trữ kiềm trong máu. + Khi hít thở không khí có chứa SO2 ở nồng độ thấp (1-5ppm) xuất hiện sự co thắt tạm thời của các cơ mềm của khí quản. + Ở nồng độ cao hơn SO2 gâu xuất tiết nước nhầy và viêm tất thành khí quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá những tác động đến môi trường của dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, thành phố Quảng ngãi – tỉnh Quảng Ngãi.doc