Đồ án Đánh giá sự phù hợp về việc thực hiện quy hoạch phân khu chức năng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh

MỤC lỤC

Danh Mục Chữ Viết Tắt iv

Danh Mục Các Bảng v

Danh Mục Các Hình vi

MỞ ĐẦU 1

1.Tính Cấp Thiết Của Đề Tài 1

2. Mục Tiêu Nghiên Cứu Của Đề Tài 2

3. Tính Mới Của Đề Tài 2

4. Đối Tượng Nghiên Cứu Và Phạm Vi Nghiên Cứu 2

5. Nội Dung Nghiên Cứu 2

6 . Phương Pháp Nghiên Cứu 2

7. Kết Quả Nghiên Cứu 3

CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG – TÂY NINH 4

1.1Tổng Quan Khu Công Nghiệp Trảng Bàng Tây Ninh 4

1.1.1 Vị Trí Địa Lý 4

1.1.2Điều Kiện Tự Nhiên 5

1.1.3Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội 5

1.1.4Chất Lượng Môi Trường Khu Công Nghiệp Trảng Bàng 6

1.2 Tình Hình Đầu Tư Vào Khu Công Nghiệp Giai Đoạn Hình Thành Đến Nay 11

1.2.1 Ngành Nghề Hoạt Động Chính 11

1.2.2 Hiện Trạng Sử Dụng Đất 12

1.2.3 Tình Hình Hoạt Động 12

1.3 Các Thông Tin Về Quy Hoạch Phân Khu Chức Năng Ban Đầu Của KCN 18

1.3.1 Loại Hình Dự Kiến Tiếp Nhận Vào KCN 18

1.3.2 Bố Cục Quy Hoạch Kiến Trúc Thành Phần Chức Năng 19

1.3.3Quy Hoạch Phát Triển Tổng Thể 21

1.4 Hiện Trạng Công Tác Quản Lý Môi Trường Tại KCN 23

1.4.1 Các Nguồn Gây Ô Nhiễm Môi Trường Chính Tại KCN 23

1.4.2 Hiện Trạng Công Tác Quản Lý Môi Trường Hiện Nay 26

1.5Nhận Xét Hiện Trạng Môi Trường KCN Trảng Bàng 36

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP TRONG QUY HOẠCH PHÂN KHU CHỨC NĂNG Ở KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH 38

2.1 Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Thay Đổi Phân Khu Chức Năng SO Với Ban Đầu 38

2.1.1 Nguyên Nhân Chủ Quan 38

2.1 .2 Nguyên Nhân Khách Quan 39

2.2 Đánh Giá Những Vấn Đề Nảy Sinh Về Mặt Môi Trường Do Việc Thay Đổi Phân Khu Chức Năng 39

2.2.1 Ảnh Hưởng Qua Lại Của Các Nhà Máy Về Khí Thải Tiếng Ồn Và Mùi 39

2.2.2 Vấn Đề Xử Lý Nước Thải 41

2.2.3 Vấn Đề Quản Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại 42

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 44

3.1 Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý, Bảo Vệ Môi Trường Không Khí Ở KCN 44

3.1.1. Về Mặt Quản Lý 44

3.1.2Về Mặt Kỹ Thuật 44

3.1.3Đề Xuất Biện Pháp Dành Cho Những Công Ty Đặt Sai Vị Trí 47

3.2Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Và Công Nghệ Bảo Vệ Môi Trường Nước Tại KCN 48

3.2.1 Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý 48

3.2.2Đề Xuất Biện Pháp Công Nghệ Để Nâng Cao Hiệu Quả Việc Vận Hành Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Tập Trung 49

3.3Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Thu Gom, Xử Lý Chất Thải Rắn Và Chất Thải Nguy Hại Trong KCN 55

3.3.1 Công Tác Thu Gom Cục Bộ Tại Mỗi Nhà Máy 55

3.3.2 Công Đoạn Vận Chuyển Chất Thải Đến Nơi Xử Lý 56

3.3.3 Xử Lý Chất Thải Rắn Và CTNH 56

3.4 Xây Dựng Lộ Trình Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Môi Trường Tại KCN 58

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 59

4.1Kết Luận 59

4.2 Kiến Nghị 59

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá sự phù hợp về việc thực hiện quy hoạch phân khu chức năng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Khi quy hoạch bố trí mặt bằng cho các nhà máy trong KCN, ngoài các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, giao thông vận tải, mối liên hệ giữa các vùng, các bộ phận, dự án sẽ chú ý đến những vấn đề môi trường. 1.3.3.1 Các nguyên tắc cơ bản trong việc bố trí các ngành công nghiệp Vị trí bố trí các nhà máy có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng ô nhiễm môi trường trong KCN. Khi bố trí các nhà máy, xí nghiệp trong khu sẽ chú ý các yêu cầu sau: Khu sản xuất công nghiệp sẽ được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo so với hành chánh – dịch vụ - thương mại. Trong khu sản xuất thì các nhà máy gây ô nhiễm nặng phải bố trí ở sau hướng gió so với các nhà máy ít ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ. Các nhà máy chế biến thực phẩm cần ưu tiên bố trí ở đầu hướng gió chủ đạo để tránh ảnh hưởng ô nhiễm từ các nhà máy khác lên chất lượng thành phẩm. Các nhà thấp tầng bố trí đầu hướng gió, nhà cao tầng ở cuối hướng gió. Các nhà máy có nước thải được bố trí gần trạm xử lý nước thải tập trung. Khu vực bố trí trạm máy điện dự phòng, khu xử lý nước thải tập trung là những nơi phát sinh khí thải độc hại, gây mùi, cần được đặt tại cuối hướng gió chủ đạo, có khoảng cách ly thích hợp. Triệt để lợi dụng địa hình tự nhiên để có các giải pháp hợp lý giải quyết hướng tuyến thoát nước chính. Vị trí trạm xử lý nước thải tập trung được bố trí ở khu vực đất có địa hình thấp nhất để tránh phải dùng nhiều trạm bơm chuyển tiếp nước thải. 1.3.3.2 Bố trí và phân khu các ngành công nghiệp trong KCN Trảng Bàng ban đầu Do tính chất khách quan và phức tạp về điều kiện khí hậu tại vùng dự án cũng như khả năng gây tác động qua lại giữa các nhà máy hoặc các cụm nhà máy trong KCN là rất lớn, cho nên vấn đề quy hoạch vị trí phân cụm nhà máy còn gặp nhiều khó khăn nhất định và vấn đề này còn phải được các nhà đầu tư tiếp tục xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng khi tiếp nhận các nhà máy vào khu công nghiệp. Xét theo tính chất các loại hình công nghiệp dự kiến triển khai trong KCN cũng như các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất có thể phân khu và bố trí các nhóm công nghiệp như sau: Nhóm 1: Ngành công nghệ ít ô nhiễm: may mặc, dệt kim, đồ chơi trẻ em, nhựa, lắp ráp, sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao đồ chơi…được bố trí giữa đường số 8 và số 9 vì ở đầu hướng gió và gần với dãy cây xanh ngăn cách giữa KCN với khu dân cư. Nhóm 2: Ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí: chế biến các sản phẩm cao su, y tế, da giày, vật liệu xây dựng, gốm sứ, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn giấy, thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ, hóa chất…được bố trí dọc theo đường số 7 tiếp giáp với đường số 6. Nhóm 3: Ngành công nghiệp gây ô nhiễm nước thải: chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, giấy, mỹ phẩm…được bố trí ở cụm ô vuông giữa đường số 8 và đường số 12 vì gần khu xử lý nước thải tập trung. Nhóm 4: Theo ngành công nghiệp tương tự nhau như: sản xuất thiết bị điện, điện tử, thiết bị chính xác..được bố trí ở cụm giữa đường số 8 và số 7. Bản đồ Quy hoạch phân khu chức năng ban đầu KCN (đính kèm Phụ lục B) Mức độ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí của các nhà máy cũng khác nhau, vì vậy khi bố trí các nhà máy Ban Quản lý dự án sẽ chú ý việc phân chia thành các nhóm ngành có mức ô nhiễm nặng, trung bình, nhẹ hoặc ít ô nhiễm để bố trí thành các cụm gần nhau. 1.4 Hiện Trạng Công Tác Quản Lý Môi Trường Tại KCN 1.4.1 Các Nguồn Gây Ô Nhiễm Môi Trường Chính Tại KCN 1.4.1.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các đơn vị sản xuất trong KCN Trảng Bàng, bao gồm: Từ dây chuyền công nghệ: Bụi từ quá trình gia công cơ khí làm sạch bề mặt kim loại, từ quá trình chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, may mặc… Các hợp chất Nito: NO2, NO sinh ra từ việc sản xuất hàng kim khí… Hợp chất Chì phát sinh trong quá trình gia công các linh kiện điện tử… Hơi, mùi hữu cơ phát sinh trong quá trình phun sơn, in bao bì.. Từ nguồn đốt nhiên liệu để cung cấp năng lượng: từ máy phát điện dự phòng, các máy móc, thiết bị như nồi hơi, lò sấy, máy phát điện…trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn sẽ sinh ra các khí thải như bụi, CO, CO2, NOx, SO2,… Từ các hoạt động khác: hoạt động giao thông, xây dựng nhà xưởng làm gia tăng ô nhiễm không khí về bụi, CO, NO2, SO2,…Ngoài ra, môi trường không khí trong KCN còn bị ảnh hưởng từ các hệ thống xử lý nước thải của các đơn vị và hồ chứa nước thải tập trung của KCN, phát sinh từ các bể kỵ khí, sân phơi bùn dư hoặc các hoạt động thu gom, tồn trữ chất thải rắn ( rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp) và chất thải nguy hại. Nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung Tiếng ồn từ KCN phát sinh từ các nguồn sau đây: Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do hoạt động của các thiết bị thi công cơ giới và các phương tiện vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu thi công từ các dự án đang xây dựng trong KCN. Từ sản xuất công nghiệp do quá trình va chạm hoặc chấn động, chuyển động qua lại, phát sinh từ các máy phát điện dự phòng, từ các quạt gió. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Nước thải phát sinh từ KCN Trảng Bàng với nhiều ngành nghề khác nhau, nên có các tính chất khác nhau. Nước thải KCN có từ các nguồn như sau: Nước thải là nước mưa chảy tràn: Nước mưa không bị nhiễm bẩn là nước mưa được thu gom trên các khu vực sân bãi, đường giao thông không để hàng hóa, rác bẩn tích tụ lâu ngày… Nước mưa bị nhiễm bẩn là nước mưa chảy qua khu vực sân bãi có rác đọng lại trên mặt bằng, bồn chứa nhiên liệu không được che chắn… Nước thải sinh hoạt: là loại nước sau khi sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của con người như ăn, uống, tắm, vệ sinh… từ các khu nhà, phân xưởng làm việc của công nhân viên hoạt động trong nhà máy. Hiện nay, tại KCN Trảng Bàng ngành nghề may mặc là chủ yếu chiếm khoảng 19,72% trên tổng số 71 dự án đầu tư. Đây là loại hình thu hút rất nhiều lực lượng lao động ( khoảng 65% trên tổng số lao động tập trung tại KCN). Do đó nhu cầu sử dụng nước cũng như lượng nước thải phát sinh từ lực lượng này khá lớn, tuy nhiên lượng nước này chưa được kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, còn có một lượng lớn nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu nhà trọ, các hộ kinh doanh ở khu vực xung quanh KCN,…chảy thẳng vào hệ thống thoát nước mưa của KCN. Nước thải công nghiệp: là nước được thải ra từ quá trình sản xuất, quá trình giải nhiệt, lò hơi…của các nhà máy, phân xưởng sản xuất. Nước thải công nghiệp chứa các loại ô nhiễm: Ô nhiễm cơ học: nước thải bị nhiễm bẩn do đất, cát, rác,…từ quá trình thu gom, chuyển tải nguyên vật liệu, rửa nguyên liệu, vệ sinh thiết bị… Ô nhiễm hữu cơ: nước thải từ một số nhà máy như nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gia dụng… Ô nhiễm hóa học và kim loại nặng: Nước thải của các nhà máy sản xuất thiết bị điện, điện tử, xi mạ, nhuộm, giặt tẩy quần áo… 1.4.1.4 Nguồn phát sinh chất thải rắn và CTNH Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ khu vực văn phòng, nhà bếp, nhà vệ sinh, khu trung tâm dịch vụ của KCN. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các loại bao bì, giấy, nylon, vỏ đồ hộp, thực phẩm thừa… Chất thải rắn công nghiệp và CTNH: phát sinh từ hoạt động của một số ngành công nghiệp: Chất thải rắn từ các ngành dệt,may mặc: vải vụn, chỉ vụn, bao bì các loại… Chất thải rắn chứa dầu: là các loại chất thải rắn có lẫn dầu bôi trơn trong hoạt động gia công cơ khí, tạo khuôn đế, chất thải tại các khu vực thu gom, bồn chứa dầu (bao gồm cặn bã dầu từ các thùng chứa dầu, giẻ lau dầu nhớt...) Chất thải chứa hóa chất vô cơ: bao gồm chất thải chứa sơn, keo sinh ra từ các hoạt động phun sơn, xi mạ hoặc sử dụng các loại keo, sơn trong quá trình sản xuất. Chất thải rắn chứa các chất hữu cơ gốc động thực vật: sinh ra từ các hoạt động của các nhà máy chế biến thực phẩm… Chất thải rắn từ quá trình sản xuất và xử lý nước thải cục bộ: chủ yếu là các loại xỉ, vụn kim loại, bùn cặn có chứa các kim loại nặng độc hại như As, Cd, Pb, Hg, Ni,… của ngành dệt nhuộm, xi mạ… Hiện Trạng Công Tác Quản Lý Môi Trường Hiện Nay 1.4.2.1 Môi trường không khí Chủ hạ tầng thường xuyên phối hợp với Ban quản lý các KCN và Sở Tài Nguyên Môi Trường Tây Ninh tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Thực hiện nghiệm thu hệ thống xử lý khí thải của các doanh nghiệp sản xuất có phát sinh bụi và khí thải ô nhiễm môi trường. Các cơ sở chế tạo vỏ ruột xe cũng đã gắn hệ thống thu gom bụi và hệ thống thông gió tốt. Một số cơ sở dệt nhuộm và gia công cơ khí đã lắp đặt hệ thống xử lý khí thải Hình 1.2: Hệ thống xử lý khí thải công ty TNHH Phú Cơ ( Sản xuất dụng cụ cơ khí và linh kiện ) Các cơ sở chế biến gỗ gia dụng, mây tre gia dụng cũng đã hoàn thành tốt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí Các cơ sở nhựa tái chế đã lắp đặt hệ thống thu gom bụi và hệ thống thông gió. 1.4.2.2 Môi trường nước KCN đã đi vào vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 5000m3 vào năm 2009. Đến nay tiếp tục vận hành và đáp ứng được chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 24: 2009 cột B và QCVN 08: 2008 cột B1 trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Hình 1.3 : Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Trảng Bàng Bảng 1.6 : Kết quả phân tích nước thải sau xử lý của nhà máy STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả phân tích QCVN 24-2009 (loại A) 1 Độ pH ở 250C 7 6 – 9 2 Clo dư Mg/l KPH 1 3 BOD Mg 02/l 18 30 4 COD Mg O2/l 72 50 5 SS Mg/l 4 50 6 Hg Mg/l KPH 0,005 7 Pb Mg/l KPH 0,1 8 Cd Mg/l KPH 0,005 9 Cr6+ Mg/l KPH 0,05 10 Cr3+ Mg/l KPH 0,2 11 Cu Mg/l KPH 2 12 Zn Mg/l 0,3 3 13 Ni Mg/l KPH 0,2 14 Mn Mg/l KPH 0,5 15 Fe Mg/l 0,08 1 16 CN- Mg/l KPH 0,07 17 Dầu mỡ khoáng Mg/l KPH 5 18 Dầu mỡ động thực vật Mg/l KPH 10 19 Nito tổng Mg/l 14 15 20 Phopho tổng Mg/l KPH 4 ( Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường KCN Trảng Bàng 12/2010) Nhận xét : Dựa vào kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý của nhà máy xử lý nước thải, so sánh với QCVN 24-2009, loại A, cho thấy các thông số ô nhiễm hầu hết đều đạt Quy chuẩn cho phép được thải ra nguồn tiếp nhận. Chỉ có thông số COD vượt Quy chuẩn QCVN 24-2009 loại A, số lần vượt là 1,44 lần. Hiện nay, các doanh nghiệp trong KCN Trảng Bàng đều phải đăng ký chất lượng nước thải đầu ra và ký hợp đồng xử lý nước thải với công ty hạ tầng. Việc tính chi phí nước thải dựa trên nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền”, đây là một giải pháp đánh vào mặt kinh tế đối với các doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp không muốn trả chi phí cao cho việc xử lý nước thải thì buộc các doanh nghiệp phải cải tạo và vận hành hệ thống xử lý cục bộ một cách liên tục, giảm lượng nước cấp bằng cách thu hồi, tái sử dụng… 1.4.2.3 Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại Chất thải rắn và chất thải nguy hại của các nhà máy trong KCN sẽ được thu gom bởi các đơn vị có chức năng được Nhà nước cho phép hoạt động tuân theo quyết định số 155/199/QĐ- TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại. Hiện nay tại các nhà máy sản xuất trong KCN đều ký hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rắn (gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại) với Công Ty Môi Trường Xanh hoặc các DNTN bên ngoài KCN. Bảng 1.7: Tổng hợp các đơn vị thu gom vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại KCN Trảng Bảng (cập nhật ngày 20/12/2010) STT (1) Đơn vị thu gom (2) Chủ nguồn thải (3) Thời gian thu gom (4) 1 DNTN Thái Tuấn 1.Cty TNHH Thời Ích 8h sáng hàng ngày 2. cty Vinako 3. Cty TNHH Kovina 4. Cty TNHH Derjiinh 2 Cơ Sở Thu Mua Vải Vụn Thanh Hiền Cty TNHH Dệt May Hoa Sen 8h sáng hàng ngày 3 DNTN Phước Hậu Cty TNHH Highstone 02 tháng/lần 4 Hộ Kinh Doanh Huỳnh Thị Mỹ Hiền Cty TNHH Park Corp 9h sáng hàng ngày (1) (2) (3) (4) 5 DNTN Thu Mua Phế Liệu Thành Long Cty TNHH LangHam 7h30 sáng hàng ngày 6 Cơ Sở Mua Bán Vải Thanh Nhàn Cty TNHH Collex 9h-10h thứ 2.4.6 7 Hộ Kinh Doanh Ứng A Pẩu Cty TNHH SamHo Hàng ngày 8 Đoàn Xuân Tẻo Cty TNHH Tăng Hưng 01 lần/tháng 9 Trần Thị Lợi Cty TNHH Dệt May Tấn Quang 8h-16h thứ 2- thứ 6 10 Cty TNHH Xử Lý Môi Trường Thành Lập Cty TNHH Heavy Hitter 8h-16h30 01lần/ tháng 11 Cty TNHH Nhựa Tấn Thành Cty TNHH Nhựa Tấn Thành 1 lần/tuần 12 DNTN Nguyễn Huy Cường Cty TNHH Phú Cơ Hàng tuần 13 Trương Văn Tây Cty TNHH TaNi Sáng thứ 2 – thứ7 14 Cty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Hưng Toàn Cty TNHH Jing Won 1-2 lần/tuần 15 Cty TNHH Cường Hường Cty TNHH Oriental Multipple VN 1 lần/ tuần 16 Cty TNHH Tấn Đức 1.cty TNHH cao su Thời Ích Hàng ngày (1) (2) (3) (4) 17 DNTH Phi Trường 1.Cty TNHH Kiều Minh Hàng Ngày 2. Cty TNHH Kiến Phát 3. Cty TNHH Long Tre 4.Cty TNHH Toàn Năng 5. Cty TNHH Phong Hòa 6. CTNHH D&F 7. Cty TNHH Doolsol ViNa 8. CTy TNHH Ami Vina 9. Cty TNHH Kỹ thuật Cao Ngân 10. Cty TNHH Dệt May Thái Hưng 11. Cty TNHH Colltex VN 12. Cty TNHH Li-Yuen Garment 13. Cty TNHH Hai Sung 14. Cty TNHH Hung Li 15. Cty Cổ Phần Đông Á 18 Hộ Kinh Doanh Nguyễn Thị Sa 1.Cty TNHH JungWang 7h30 – 17h30 từ thứ 2 – thứ 7 2. Cty TNHH Dệt May Hoa Sen 19 Cơ Sở Hàn Phước Tâm Cty TNHH Hoàng Đạt Hàng ngày 20 Cty Ngọc Tân Kiên Nhà máy sợi- cty TNHH Dệt May Thành Công Từ thứ 2 – thứ 7 (1) (2) (3) (4) 21 Cty Thiên Phước Cty TNHH Jinwon Thứ 2- thứ 6 22 Hộ Kinh Doanh Nguyễn Thành Trung 1.CTy TNHH Hung Li 6h sáng hàng ngày 2.Cty TNHH Hoa Lung 3.Cty Dệt May Lan Trần 4.Cty TNHH Nhựa Tấn Thành 5. CTy TNHH JimWon 23 Hộ Kinh Doanh Nguyễn Thị Gái 1.Cty TNHH Đài Tường Hàng ngày 2.Cty TNHH Hoàng Đạt 24 Lê Hoàng Thành 1.Cty TNHH Dệt Phước Thịnh 13h -15 h Thứ 2-thứ 6 2. Cty TNHH Hai Sung 3. Cty TNHH Texone 25 Hộ Kinh Doanh Phạm Văn Lành 1.Cty TNHH Cao Su Thời ích 8h sáng hàng ngày 2.Cty TNHH Lan Trần 3.Cty TNHH Thép Trảng Bàng 26 Cty TNHH Hải Châu 1.Cty TNHH Thép Trảng Bàng Từ ngày 25-30 hàng tháng 2.Cty TNHH cơ giới Trọng Nguyên 27 DNTN Tấn Tài 1.Cty TNHH Hong Jea 01 lần/tháng 2.Cty TNHH Li Yuen Garment 28 Đơn vị Vương Văn Cảm Cty TNHH Pioneer Polymers 01 lần/tháng (1) (2) (3) (4) 29 Nguyễn Cường 1.Cty TNHH Dệt May Tấn Quang 8h-17 Thứ 2- thứ 7 2.Cty Dệt May Lan Trần 30 Đơn vị Lê Thành Long 1.Cty TNHH J&D Hàng ngày 2.Cty TNHH LangHam 31 DNTN Gia Lộc 1.Cty TNHH Li-Yuen Garment 02 lần/tuần 2.Cty TNHH Oriental Multiple 3.Cty Tre Gia Dujgn Xuất Khẩu Long Tre 4.Cty TNHH TM DV SX XNK Phú Phú Cường 5. Cty CP SX LR TM Bơm Động Lực 6.Cty TNHH Royal Alliance Vina 32 Cty TNHH Môi Trường Việt Úc Cty TNHH Orialtal Multiple 03 tháng/ lần 33 Cty TNHH TMXD Tấn Quang Cty TNHH Nhựa Tấn Quang Thứ 2 – thứ 7 34 Cty Dũng Long Cty TNHH jinWon Hàng tuần 35 Hộ Kinh Doanh Nguyễn Thị Banh Cty TNHH Dệt May Tấn Quang 01 lần/ngày 36 Đơn vị Nguyễn Văn Tham Cty TNHH Dệt May Hoa Sen Hàng ngày (1) (2) (3) (4) 37 Hộ Kinh Doanh Tân Trung Bình 1.Cty TNHH Hung Li 6h hàng ngày 2.Cty TNHH Hoa Lung 3.Cty TNHH Lan Trần 4.Cty CP Sợi Thế Kỷ 38 Cty TNHH MTV TM Ngọc Tài 1.Cty TNHH Hoàng Đạt 7h- 17 hàng ngày 2.Cty TNHH Dương Quán 3.Cty TNHH Tăng Hưng 4.CTy TNHH Texone 5.Cty TNHH Jinwon 6.Cty TNHH Hóa chất Bảo Liên 39 Cty TNHH Tân Trường Quang Cty TNHH Doolsol Vina Hàng ngày 40 Cty TNHH Anh Thành Đạt Cty TNHH Jingwon Hàng ngày 41 Cty Thế Bình Cty TNHH Keumho Thứ 2- thứ 7 42 DNTN Quốc Tế Vinh Quang Cty TNHH Doolso Vina 14h-15h Hàng ngày 43 Hồ Thị Huệ Cty TNHH Triều Sơn Hàng tuần 44 Cty CP TM Công nghiệp Lâm Cường Cty TNHH Hoa Sen Hàng tuần (Nguồn: báo cáo giám sát môi trường KCN Trảng Bàng năm 2011) Đối với CTNH: các doanh nghiệp thực hiện theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH. Trong thời gian qua, CTNH phát sinh trên địa bàn phần lớn được vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty CP Môi Trường Xanh, phần còn lại hợp đồng với các đơn vị ở Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhận Xét Hiện Trạng Môi Trường KCN Trảng Bàng Hiện nay có một số thay đổi về việc bố trí và phân khu các ngành công nghiệp trong KCN. Chưa chú trọng đến việc phân khu chức năng hợp lý giữa các lọai hình sản xuất trong quá trình thu hút đầu tư, nên chưa đảm bảo giảm thiểu được việc phát sinh ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dự án và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, dẫn đến tình trạng phát sinh khiếu nại, tố cáo về môi trường giữa các dự án trong KCN. Theo như phân khu chức năng ban đầu thì ngành công nghiệp tương tự nhau như: sản xuất thiết bị điện, điện tử, thiết bị chính xác…được bố trí ở cụm giữa đường số 8 và số 7 nhưng so với hiện trạng cho thuê và sử dụng đất lại có một số doanh nghiệp dệt nhuộm, sản xuất thực phẩm (được quy vào ngành công nghiệp gây ô nhiễm nước thải) nằm trong khu đất này, các vị trí đều xa nhà máy xử lý nước thải tập trung điều này gây không ít khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt là ở khu đất dành cho ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí: chế biến các sản phẩm cao su, y tế, da giầy, vật liệu xây dựng, gốm sứ, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn giấy, thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ, hóa chất…được bố trí dọc theo đường số 7 tiếp giáp với đường số 6 thì lại xuất hiện nhiều, rất nhiều loại hình công nghiệp khác nhau không đồng nhất về tính chất gây ô nhiễm. Những nguyên nhân làm cho việc thay đổi phân khu chức năng ở KCN Trảng Bàng, những ảnh hưởng của sự phân khu đến chất lượng môi trường ở đây, và biện pháp để khắc phục sự ảnh hưởng của việc phân khu chức năng sẽ được đề cập ở những chương sau. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP TRONG QUY HOẠCH PHÂN KHU CHỨC NĂNG Ở KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG TỈNH TÂY NINH 2.1 Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Thay Đổi Phân Khu Chức Năng SO Với Ban Đầu 2.1.1 Nguyên Nhân Chủ Quan Các chủ đầu tư vào KCN đa phần có quốc tịch Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc. Những quốc gia này rất chú trọng vào phong thủy, vì thế khi họ lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy thường chọn những vị trí đẹp, hợp tuổi với nhà kinh doanh, họ sẵn sàng bỏ tiền cao hơn để thuê được khu xây dựng và sản xuất. Từ đó dẫn đến phá vỡ nguyên tắc thực hiện phân khu chức năng ban đầu : Nhóm 1: Ngành công nghệ ít ô nhiễm: may mặc, dệt kim, đồ chơi trẻ em, nhựa, lắp ráp, sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao đồ chơi…được bố trí giữa đường số 8 và số 9 vì ở đầu hướng gió và gần với dãy cây xanh ngăn cách giữa KCN với khu dân cư. Nhóm 2: Ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí: chế biến các sản phẩm cao su, y tế, da giày, vật liệu xây dựng, gốm sứ, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn giấy, thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ, hóa chất…được bố trí dọc theo đường số 7 tiếp giáp với đường số 6. Nhóm 3: Ngành công nghiệp gây ô nhiễm nước thải: chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, giấy, mỹ phẩm…được bố trí ở cụm ô vuông giữa đường số 8 và đường số 12 vì gần khu xử lý nước thải tập trung. Nhóm 4: Theo ngành công nghiệp tương tự nhau như: sản xuất thiết bị điện, điện tử, thiết bị chính xác…được bố trí ở cụm giữa đường số 8 và số 7. Tại vị trí này có một số công ty thuộc nhóm 2 (Cty Sản Xuất Bao Bì Đông Phương, CTy Nhựa Tân Thành) nằm trong khu vực này, như vậy việc các công ty khác chịu ảnh hưởng về khí thải của các công ty trên là điều khó tránh khỏi. Và một số công ty thuộc nhóm 3 (Cty Dệt Nhuộm Trần Hiệp Thành, Cty Thực Phẩm Tani) khu vực này nằm xa khu xử lý nước thải tập trung nên việc thu gom nước thải gặp nhiều trở ngại do đó BQL không thường xuyên kiểm tra và giám sát việc vận hành hệ thống xử lý nước thải cục bộ. 2.1 .2 Nguyên Nhân Khách Quan Về nhu cầu sản xuất: Sau một thời gian sản xuất nhà máy có thể thêm công đoạn sản xuất dẫn đến thay đổi công nghệ sản xuất. Về cạnh tranh thu hút đầu tư: Việc nhanh chóng lắp đầy diện tích đất công nghiệp trong KCN cũng góp phần làm cho việc thực hiện phân khu thay đổi. 2.2 Đánh Giá Những Vấn Đề Nảy Sinh Về Mặt Môi Trường Do Việc Thay Đổi Phân Khu Chức Năng 2.2.1 Ảnh Hưởng Qua Lại Của Các Nhà Máy Về Khí Thải Tiếng Ồn Và Mùi Không khí là một thành phần của môi trường, có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, năng suất làm việc của con người vì thế việc bảo vệ nguồn không khí trong các nhà máy cũng cần được quan tâm đúng mức. Mặc dù các doanh nghiệp đã có ý thức thực hiện nhưng trang thiết bị phục vụ công tác này chủ yếu còn sơ sài, đơn giản, chưa giảm thiểu triệt để ảnh hưởng của khí thải gây ra đối với môi trường xung quanh. Chất lượng môi trường không khí tại các công ty, đặc biệt là các công ty được thành lập trên cơ sở các doanh nghiệp cũ có sẵn với công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải đang bị suy giảm. Nguyên nhân gây chính gây ô nhiễm không khí ở đây là khí thải lò hơi từ các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su, khí thải chứa dung môi hữu cơ từ một số qui trình công nghệ như sơn phủ vecni, hoặc dán keo…và bụi từ các công đoạn làm sạch. Hướng gió chủ đạo trong KCN là hướng Đông Bắc nên việc các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm không khí nằm đầu hướng gió như hiện nay không đúng như nguyên tắc phân khu ở KCN, các nhà máy sản xuất sạch nằm ở cuối hướng gió sẽ chịu ảnh hưởng về khí và mùi. Trong những năm qua BQL các KCN Tây Ninh đã nhận được rất nhiều đơn khiếu nại của các công ty trong KCN Trảng Bảng về việc xả thải gây ô nhiễm của công ty lân cận. Theo như báo cáo của phòng Môi Trường - BQL các KCN Tây Ninh trong năm 2010 đã có 03 đơn khiếu nại của các công ty: Công ty Nhựa Đông Phương khiếu nại Công ty Dệt May Tấn Quang về việc thải bụi gây ảnh hưởng đến các công ty lân cận. BQL KCN đã tiến hành kiểm tra và có đề nghị công ty lắp đặt hệ thống xử lý khí thải để hạn chế việc thải bụi và mùi gây ảnh hưởng đến các công ty khác. Công ty đã tiến hành lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, BQL đã thực hiện nghiệm thu và hệ thống đi vào hoạt động, tình hình ô nhiễm không khí tại công ty đã được giảm bớt. Trung tâm giới thiệu việc làm khiếu nại Công ty Dệt Nhuộm Lan Trần về việc thải bụi gây ô nhiễm. BQL tiến hành kiểm tra đưa ra đề nghị công ty lắp đặt hệ thống xử lý khí thải. Sau khi nhận được đề nghị công ty cũng đã tiến hành lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, hệ thống đã được nghiệm thu và đi vào hoạt động. CTTNHH J&D Vinako kiện CTTNHH Kiều Minh (sản xuất banh da cao su) về việc xả khói bụi ảnh hưởng đến công ty Vinako. Nhìn chung khi nhận được đơn khiếu nại của các công ty giải pháp mà BQL KCN đưa ra là kiến nghị công ty lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, các công ty đều chấp hành tốt. Tuy nhiên để việc vận hành có hiệu quả BQL cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát để có được kết quả tốt nhất. Tình hình này cũng đang là vấn đề nóng trong KCN cần được giải quyết. Như vậy, việc thay đổi phân khu chức năng như hiện nay ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất do ảnh hưởng của việc phát sinh khí thải hay tiếng ồn của các nhà máy có ngành nghề ô nhiễm về khí, mùi đến các nhà máy có ngành sản xuất sạch. 2.2.2 Vấn Đề Xử Lý Nước Thải Xử lý cục bộ Do việc các công ty có chung đặc điểm về sản xuất gây ô nhiễm nước thải không cùng nằm trong cùng một khu, gây khó khăn cho việc quản lý chung của BQL về việc vận hành hệ thống xử lý nước thải cục bộ. Ý thức bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp còn kém, tình trạng xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cục bộ để đối phó với cơ quan chức năng, chỉ vận hành hệ thống khi có kiểm tra. Không ít doanh nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao hay không vận hành, thoát nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép trước khi đưa vào mạng lưới thu gom dẫn đến tình trạng quá tải của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Tính đến nay thì trong số 61 doanh nghiệp đang hoạt động thì có 17 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải cục bộ. Còn lại chủ yếu là nước thải sinh hoạt nên dùng bể tự hoại. Vấn đề thu gom KCN Trảng Bàng phát triển sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực nên phát thải nhiều loại nước thải khác nhau, việc bố trí phân khu như hiện nay gây khó khăn cho việc thu gom khi có một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm nước thải lại nằm xa khu xử lý nước thải tập trung. Điển hình như nhà máy dệt nhuộm Trần Hiệp Thành, công ty thực phẩm Tani, công ty dệt may Gia Định… Đồng thời việc các nhà máy nằm rải rác không tập trung cũng gây khó khăn cho việc kiểm tra giám sát về lưu lượng cũng như nồng độ của nước thải. Nhà máy xử lý nước thải tập trung Tháng 9 năm 2010 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra công tác bảo vệ môi trường KCN và Khu chế xuất, Đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu phân tích và có 01 số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong thời gian cuối năm 2010 hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Trảng Bàng quá tải, vượt công suất thiết kế, chảy tràn ra đường số 8 KCN Trảng Bàng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nguyên nhân là do việc kiểm tra và vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa có quy định pháp luật cụ thể, cũng như chưa có chế tài xử phạt có tính răn đe cao. Qua đó thấy được rằng việc thay đổi phân khu chức năng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu gom và xử lý nước thải ở KCN, dù việc gây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVân Anhmmmm.doc
  • doc1BÌA.doc
  • doc2.nhiệm vụ.doc
  • docx3.LỜI CAM ĐOAN.docx
  • docCD.doc
  • dwgDUTRUCHO THUE finsh.dwg
  • dwgHien trang cho thue KCN TB.dwg