Đồ án Đánh giá tác động môi trường dự án bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỒ ÁN 1

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN 2

CHƯƠNG 1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3

1.1Nội dung 3

1.2Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 3

1.3Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 5

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 8

2.1Dự án 8

2.2Chủ dự án 8

2.3Vị trí địa lý của dự án 8

2.4Nội dung chủ yếu của dự án 9

2.4.1Kế hoạch – Mục tiêu của dự án 9

2.4.1.1 Mục tiêu của dự án 9

2.4.1.2 Các thông số quy hoạch dự án 10

2.4.1.3 Giải pháp kiến trúc công trình 10

2.4.1.4 Máy móc thiết bị của dự án 16

2.4.1.5 Các công trình phụ trợ 23

2.5Phương án đền bù và giải phóng mặt bằng 33

2.6Tiến độ thực hiện dự án 33

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI 34

3.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường 34

3.1.1 Điều kiện địa hình – địa chất 34

3.1.1.1 Điều kiện về địa hình 34

3.1.1.2 Địa chất công trình 34

3.1.2 Địa chất thủy văn 35

3.1.3 Điều kiện khí tượng 36

3.1.3.1 Nhiệt độ 36

3.1.3.2 Lượng mưa 37

3.1.3.3 Độ ẩm 38

3.1.3.4 Gió, bão, lũ lụt 39

3.1.3.5 Bức xạ 39

3.1.3.6 Nắng 40

3.1.3.7 Áp suất không khí 40

3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án 41

3.2.1 Hiện trạng môi trường không khí 41

3.2.2 Hiện trạng môi trường nước 42

3.2.3 Hiện trạng hệ sinh thái 43

3.2.3.1 Hệ sinh thái trên cạn 43

3.2.3.2 Hệ sinh thái dưới nước 44

3.3 Điều kiện kinh tế xã hội 46

3.3.1 Điều kiện kinh tế 47

3.3.2 Điều kiện xã hội 48

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 51

A.GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN 51

4.1 Nguồn gây tác động 51

4.2 Các tác động đến môi trường 51

4.2.1 Tác động môi trường do khói thải 52

4.2.2 Tác động môi trường do bụi 55

4.2.3 Tác động môi trường do tiếng ồn 56

4.2.4 Tác động môi trường do nước 58

4.2.5 Tác động môi trường do rác thải 59

4.2.6 Tác động đến điều kiện kinh tế – xã hội trong khu vực 60

4.2.6.1 Hoạt động dịch vụ 60

4.2.6.2 Giao thông vận tải 61

4.2.7 Tác động môi trường do sự cố môi trường 61

B.GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 61

4.3 Nguồn gây tác động 61

4.4 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 63

4.4.1 Tác động môi trường do khí thải 63

4.4.1.1 Bụi 63

4.4.1.2 Khí thải máy phát điện 63

4.4.1.3 Khí thải từ quá trình khám chữa bệnh 65

4.4.1.4 Khí thải từ hoạt động giao thông 65

4.4.1.5 Khí thải từ vị trí tập trung chất thải rắn 67

4.4.1.6 Khí thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước 67

4.4.2 Tác động môi trường do nước thải 68

4.4.2.1 Nước mưa 68

4.4.2.2 Nước thải y tế 69

4.4.2.3 Nước thải sinh hoạt 70

4.4.3 Tác động môi trường do chất thải rắn 72

4.4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 72

4.4.3.2 Chất thải rắn y tế 73

4.4.4 Tác động môi trường do chất thải nguy hại 76

4.4.5 Tác động môi trường do tiếng ồn, độ rung 77

4.4.6 Tác động môi trường do nhiệt thừa 78

4.4.7 Các sự cố môi trường có thể phát sinh 79

4.4.8 Các tác động không liên quan đến chất thải 80

CHƯƠNG 5. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 81

A.GIAI ĐOẠN XÂY ỰNG CỦA ĐỰ ÁN 81

5.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí 81

5.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước 82

5.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm lên môi trường đất 83

5.4 Các biện pháp quản lý chất thải rắn 84

5.5 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực lên điều kiện kinh tế - xã hội khu vực 84

B.GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 85

5.6 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí 85

5.7 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước 89

5.8 Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn 96

5.8.1 Biện pháp quản lý chất thải rắn 96

5.8.2 Biện pháp xử lý chất thải rắn 97

5.9 Xử lý CTR y tế nguy hại còn lại và CTR nguy hại 98

5.10 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt 100

5.11 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn 100

5.12 Các biện pháp phòng chống và ứng cứu sự cố môi trường 100

5.12.1 Phòng chống cháy nổ 100

5.12.2 An toàn lao động 101

5.12.3 Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải 102

5.13 Các biện pháp hỗ trợ 103

5.14 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công 103

5.15 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động 105

5.16 Dự trù kinh phí các công trình môi trường 108

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110

6.1 Kết luận 110

6.2 Kiến nghị 111

 

 

doc129 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá tác động môi trường dự án bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông có diện tích đất công nghiệp mà chủ yếu là đất ở, thương mại, dịch vụ và giao thông. Theo “Tình hình thực hiện kinh tế, văn hóa – xã hội năm 2008 và chương trình thực hiện kinh tế xã hội năm 2009” tình hình kinh tế của phường Tân Phú được thống kê như sau: Tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn phường là 412 hộ, tăng 54 hộ so với năm 2007, ngưng nghỉ 13 hộ, còn lại 399 hộ. Thường xuyên kiểm tra các điểm kinh doanh gia cầm tại chợ Tân Mỹ và 02 lò quay, tất cả đều có kiểm dịch của Thú y quận 7. Kết hợp Phòng kinh tế quận kiểm tra sau đăng ký kinh doanh 30 Công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân. Thường xuyên kiểm tra việc niêm yết giá ở chợ Tân Mỹ và các hộ kinh doanh cá thể, kết quả có niêm yết giá đầy đủ. Kết hợp trạm y tế phường kiểm tra vệ sinh thực phẩm 16 hộ kết quả nhắc nhở. Về quản lý đô thị Hiện nay phường đã lập 04 loại sổ quản lý đất công: Đã có quyết định thu hồi đất của UBND Quận 7: đến nay đã có 17 quyết định thu hồi. Đất công cho các hộ dân lấn chiếm sử dụng từ trước đến nay đã được phường quản lý và đang tiến hành thu tiền sử dụng đất là 67 hộ dân, diện tích 6.451,65m2. Tổng diện tích đất công ven sông rạch toàn phường là 8.988,21m2, tổng số hộ dân được giao đất là 146 hộ. Quản lý đất công chưa có quyết định thu hồi: nhằm mục đích kiểm soát trong quá trình giải quyết hoặc chờ tham mưa đề xuất cho UBND Quận ra quyết định thu hồi tránh tình trạng thất thoát đất công. Quy hoạch đền bù giải tỏa Hiện nay trên địa bàn phường Tân phú có 03 dự án có quyết định thu hồi đất, đã thực hiện hiệp thương đền bù 02 dự án, 01 dự án đã có chủ trương của thành phố đang tiến hành thảo thuận, gồm: Dự án đường Phú Thuận: có tổng cộng 48 hộ thuộc diện giải tỏa. Hiện nay đã thực hiện xong công tác hiệp thương đền bù Dự án đường nối cầu Phú Mỹ: có tổng cộng 36 hộ thuộc diện giải tỏa. Hiện nay đã thực hiện xong công tác hiệp thương đền bù Dự án xây dựng nhà cao tầng của công ty phát đạt: hiện dự án đã được thuận chủ trương của UBND Thành phố đang tự thỏa thuận với người dân có đất trong dự án. Về trật tự đô thị Tổng số vụ vi phạm hành chính về an toàn giao thông trong năm 2008 là 91 trường hợp, số tiền là 24.383.000đ. Vi phạm xây dựng không phép, sai phép,sai thiết kế…là 23 trường hợp. 3.3.2 Điều kiện xã hội Theo “ Tình hình thực hiện kinh tế, văn hóa – xã hội năm 2008 và chương trình thực hiện kinh tế xã hội năm 2009” toàn phường Tân Phú có diện tích 429 ha, hiện có 19.645 người với 3766 hộ, trong đó thường trú 2525 hộ với 10.722 nhân khẩu, tạm trú 1241 hộ với 8923 nhân khẩu. Phường được chia làm 5 khu phố với 40 tổ dân phố. Về công tác giáo dục: thực hiện tổng điều tra hộ dân năm 2008. So dò sổ bộ với điều tra năm 2008, lập danh sách các hộ mới nhập cư, điều tra trình độ văn hóa. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo: 122/123 đạt 99,19%. Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỷ lệ phổ cập tiểu học đạt 96,59% (đạt chuẩn quốc gia). Tỷ lệ phổ cập THCS đạt 90,92 % (đạt chuẩn quốc gia). Đối tượng mù chữ từ 15 -35 tuổi đã được xóa mù chữ đạt 100%. Đã xóa mù chữ cho 30 đối tượng từ 36-45 tuổi đạt 45,45%. Về công tác xóa đói giảm nghèo: chỉ tiêu phát vay trong năm 260.000.000đ. đã thực hiện phát vay 199.000.000đ, còn lại 70.000.000đ sẽ thực hiện duyệt phát vay tháng 12 năm 2008. Tiếp tục khảo sát các hộ nghèo năm 2008 theo chương trình xóa đói giảm nghèo của giai đoạn 3 (2009-2015) có mức thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm. Về lao động thương binh – xã hội: Lao động: trong năm đã giải quyết việc làm được 181/350 lao động đạt 51,7%. Công tác chính sách: + Có 700 người dân tham gia BHYT tự nguyện. + Làm hồ sơ 02 bộ vay chương trình 156 gửi về Quận. + Cấp 05 thẻ xe bus miễn phí cho người khuyết tật. + Đã cấp 36 thẻ BHYT cho diện chính sách, 25 thẻ cho diện dân nghèo. + Nộp Quận 19 sổ ưu đãi giáo dục cho năm học 2007-2008 + Tiến hành rà soát và tổng hợp diện trợ cấp xã hội theo NĐ 07/CP có 65 hộ. + Chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội, số tiền 1.394.000.000đ + Chi trả trợ cấp thương binh xã hội, số tiền 214.202.000đ + Chi trả trợ cấp dân nghèo NĐ 67/CP, số tiền 71.550.000đ + Chi trả truy lãnh NĐ 67, 20suất, số tiền 7.900.000đ, 34 suất người cao tuổi 20.400000đ. Về công tác y tế: Công tác khám và điều trị bệnh: trong năm 2008 tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị tại trạm là 10.007 người. Trong đó, cấp cứu 03, thay băng 1.796 lượt, khám trẻ lành mạnh (cân, đo, tiêm chuẩn) 3.480 em, bệnh nhân chuyển tuyến 51, bệnh nhân điều trị tại trạm là 4.677, khám thai 130, khám phụ khoa 1.334, khám điều trị các bệnh khác 3198. Quản lý và điều trị các bệnh xã hội: số bệnh xã hội quản lý và điều trị tại trạm là 80 bệnh nhân. Gồm các bệnh lao 34, tâm thần 13, phong 01, HIV- AIDS 32. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe: thực hiện 38 buổi tuyên truyền về phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, phòng chống sốt xuất huyết, sốt rét, phòng chống suy dinh dưỡng. Kết hợp với mặt trận tổ quốc, các ban nghành đoàn thể, đoàn thanh niên phường, 05 khu phố thực hiện 03 đợt tổng vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, vệ sinh đường phố. Tổ chức xử lý tập dịch sốt xuất huyết bằng phương pháp duyệt lăng quăng và phun thuốc diệt muỗi. Về công tác vệ sinh môi trường: Cây xanh: phần lớn các cây xanh trên địa bàn phường đều do công ty dịch vụ công ích Quận trồng từ những năm trước đến nay tương đối đã lớn. Phường giao cho tổ trật tự đô thị thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời những trường hợp cây bị chặt phá. Đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân có ý thức trong việc bảo vệ cây xanh nơi công cộng. Hiện nay UBND phường đã thực hiện xong việc bàn giao cây xanh cho nhân dân quản lý. Rác: là vấn đề quan trọng với việc bảo vệ môi trường. Do đó phường luôn chú trọng quản lý sắp xếp việc lấy rác trên địa bàn phường theo một qui định và có khoa học. Theo đó, phường đã làm việc, cho ký hợp đồng giữa khu phố với các tổ lấy rác dân lập, tổ chức chắc nhở các hộ dân có đất trống xen kẻ trong khu dân cư tự làm vệ sinh cỏ rác sạch sẽ tránh tình trạng đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam được dự báo và đánh giá các tác động môi trường theo 2 giai đoạn: Giai đoạn xây dựng: Chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng cơ sở hạ tầng; Giai đoạn hoạt động: Bệnh viện đi vào hoạt động. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN Dự án sử dụng đất trong khu quy hoạch Khu A- Phú Mỹ Hưng nên công đoạn giải tỏa, san lấp mặt bằng đã thực hiện hoàn chỉnh. Do đó, giai đoạn xây dựng dự án không còn công đoạn san lấp mặt bằng mà chỉ có công đoạn xây dựng. 4.1 Nguồn gây tác động Trong quá trình thi công xây dựng, các nguồn gây ô nhiễm môi trường bao gồm: Ô nhiễm môi trường không khí : khí thải, bụi thải, tiếng ồn; Ô nhiễm môi trường nước: nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt của công nhân. Ô nhiễm do chất thải rắn: chất thải từ quá trình xây dựng và từ sinh hoạt của công nhân. 4.2 Các tác động đến môi trường Các tác động đến môi trường từ các nguồn ô nhiễm kể trên được đánh giá là tiêu cực và đáng kể vì hoạt động xây dựng sẽ xảy ra trong một thời gian tương đối dài (gần 3 năm). Tuy nhiên khối lượng và diện tích xây dựng không lớn các tác động này được đánh giá là ngắn hạn và chỉ mang tính chất cục bộ. Trong giai đoạn xây dựng của dự án ô nhiễm không khí là ô nhiễm quan trọng nhất. Hai loại nguồn gây ô nhiễm chính cho môi trường không khí là nguồn di động (các phương tiện vận chuyển…) và nguồn tương đối ổn định (các thiết bị thi công cơ giới). Tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất trong quá trình thi công của dự án được xác định là bụi sau đó là khói thải và tiếng ồn. Các tác động môi trường được liệt kê theo tác nhân ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng cơ bản như sau: 4.2.1 Tác động môi trường do khói thải Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện thi công trong công trường Hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu như đất, đá, xi măng, sắt, thép,… và các thiết bị thi công như máy ủi, máy xúc, máy nén, máy đào, đóng cọc, máy lu, máy trộn bê tông, máy dầm bê tông,… sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm chứa sản phẩm từ quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như NOx, SO2, CO, VOC. Khu vực dự án nằm cạnh khu dân cư, do đó các hoạt động này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cũng như của các công nhân trực tiếp tham gia thi công trên công trường. Để đánh giá được tác động do khí thải từ tất cả các phương tiện thi công và phương tiện vận chuyển trong giai đoạn dự án thi công xây dựng, ta tính toán trong giai đoạn đầu thi công là giai đoạn tập trung số lượng phương tiện thi công lớn nhất. Số phương tiện thi công trong giai đoạn thi công lớn nhất khoảng 5 phương tiện trong một ngày. Lượng nhiên liệu (dầu DO) tiêu thụ của các phương tiện thì khác nhau, nhưng theo thực tế vận hành của các thiết bị thi công thì bình quân lượng dầu tiêu thụ trung bình một ngày làm việc 8 tiếng của một phương tiện thi công khoảng 30 lít/ngày. Tính toán lượng dầu tiêu thụ Lượng dầu tiêu thụ trong một ngày của phương tiện thi công là: 5 phương tiện x 30 lít/ngày = 150lít/ngày = 18,75 lít/giờ. Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng nhiên liệu - dầu - mỡ của Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2000 thì ta có những thông số sau: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO: S = 0,25% Tỷ trọng của dầu : 0,85 tấn/m3 à Khối lượng dầu DO sử dụng trong một ngày là: m = 18,75 lít/giờ x 0,85 tấn/m3 = 15,94 kg/giờ. Tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO được trình bày trong bảng 4.1 Bảng 4.1 Hệ số và tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của các phương tiện vận chuyển, thi công trong công trường Khí thải SO2 NO2 CO Bụi VOC Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) (*) 20S 55 28 4,3 12,0 Tải lượng ô nhiễm (g/h) 79,7 876,7 446,32 68,54 191,28 (*) Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution -WHO, 1993. Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (0,25%). Thành phần của dầu DO (0,25%S) được thể hiện trong Bảng 4.2 Bảng 4.2 Thành phần của dầu DO (0,25%S) Thành phần % khối lượng Cacbon (Cp) 85,7 Hydro (HP) 12,6 Nitơ (NP) 0,67 Oxy (OP) 0,75 Lưu huỳnh (SP) 0,25 Độ tro (AP) 0,01 Độ ẩm (WP) 0,02 Tổng cộng 100 Nguồn: Petrolimex.com.vn Theo tài liệu “Ô nhiễm không khí & xử lý khí thải - Tập 3: Lý thuyết tính toán và công nghệ xử lý khí độc hại” của Trần Ngọc Chấn, nồng độ các chất ô nhiễm do đốt nhiên liệu được tính toán theo công thức sau: VSPC = VSO2 + VCO + VCO2 + VH2O + VN2 + VO2 + VNOx – {VN2(NOX) + VO2(NOX)} VSPC : tổng lượng khói thải phát sinh (m3chuẩn/kgNL), trong đó: Lượng khí SO2 trong sản phẩm cháy (SPC): VSO2 = 0,683.10-2 x SP Lượng khí CO trong sản phẩm cháy với hệ số cháy không hoàn toàn về hóa học và cơ học VCO = 1,865.10-2 x h x CP (m3chuẩn/kgNL) với h = 0,04 Lượng khí CO2 trong sản phẩm cháy: VCO2 = 1,853.10-2 x (1- h) Lượng hơi nước trong sản phẩm cháy: VH2O = 0,111HP + 0,0124WP + 0,0016d.Vt Với Vt = a x (1 + 0,0016d) x {0,089CP + 0,264HP – 0,0333 (OP – SP)} a = 1,4: hệ số thừa không khí d : lượng không khí ẩm lý thuyết d = 17g/kg (t = 300C; j = 65%) Lượng khí N2 trong sản phẩm cháy: VN2 = 0,8.10-2 x NP + 0,79 x Vt Lượng khí O2 trong không khí thừa: VO2 = 0,21.(a - 1) x (1 + 0,0016d) x {0,089CP + 0,264HP – 0,0333 (OP – SP)} Lượng khí NOx trong sản phẩm cháy (xem như NO2, khối lượng đơn vị r = 2,054 kg/m3 chuẩn) MNOx = 1,723.10-3 x B1,18 = 1,723.10-3 x 0,7651,18 = 1,26.10-3 (kg/h) Thay số vào các công thức tính toán ra được tổng lượng khói thải phát sinh: VSPC = 16,79 (m3chuẩn/kgNL) à Lưu lượng khí thải của các phương tiện thi công là: QK = 16,79 x 15,94 = 267,6 m3/h. Nồng độ các chất ô nhiễm phát thải được trình bày trong Bảng 4.3 Bảng 4.3 Nồng độ các khí ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện thi công Đơn vị tính bằng mg/m3 ở điều kiện tiêu chuẩn Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ khí thải QCVN 19:2009/BTNMT Cột B (Kp = 1; KV = 0,6) SO2 mg/m3 297,8 300 NO2 mg/m3 3276,2 348 CO mg/m3 1.667,9 600 Bụi mg/m3 256,1 120 VOC mg/m3 714,8 - Kết quả tính toán cho thấy nồng độ các khí ô nhiễm trong khói thải do đốt nhiên liệu dầu DO của các phương tiện thi công trong công trường hầu hết đều vượt quy chuẩn cho phép quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT cột B với KP = 1, KV = 0,6 (Cmax = C x KP x KV). 4.2.2 Tác động môi trường do bụi Bụi phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu từ các nguồn sau: - Từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, xi măng). - Từ quá trình đốt nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển, thi công trong công trường xây dựng. - Từ hoạt động thi công các công trình cấp nước, thoát nước, hệ thống cáp ngầm và thi công đường giao thông; Hiện tại, nồng độ bụi trong khu đất của dự án tương đối thấp (0,1 - 0,2 mg/m3) thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh rất nhiều lần (nồng độ cho phép trung bình 1giờ là 0,3 mg/m3). Trong giai đoạn xây dựng, chắc chắn nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể. Tham khảo kết quả đo đạc tại một số vị trí cách công trường đang thi công 50m – 100m, cuối hướng gió cho thấy nồng độ bụi ở mức 20 - 30 mg/m3, lớn hơn 60 – 100 lần tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh (CENTEMA, 2005). Khu vực dự án nằm cạnh khu dân cư, do đó các hoạt động này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cũng như của các công nhân trực tiếp tham gia thi công trên công trường. Nhìn chung, ảnh hưởng từ bụi trong quá trình thi công xây dựng của một công trường là điều không thể tránh khỏi, do đó để giảm thiểu đến mức thấp nhất nguồn ô nhiễm này chủ đầu tư cùng với đơn vị thi công thực hiện các biện pháp thích hợp để quản lý hiệu quả. 4.2.3 Tác động môi trường do tiếng ồn Ô nhiễm do tiếng ồn trong quá trình xây dựng có thể tóm lược như sau: Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu san nền và vật liệu xây dựng. Tiếng ồn phát sinh từ công tác gia cố nền móng. Ô nhiễm tiếng ồn của các phương tiện và máy móc thi công trên công trường. Bên cạnh nguồn ô nhiễm do hoạt động đào đắp, xây dựng, việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe lu, xe tải, … cũng gây ồn đáng kể. Mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công tham khảo được trình bày trong Bảng 4.4 Bảng 4.4 Mức ồn của các thiết bị thi công Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 15 m TCVN 5949-1998 Tài liệu (1) Tài liệu (2) Máy ủi 93,0 - 75 Máy đầm nén (xe lu) - 72,0 – 74,0 Máy xúc gầu trước - 72,0 – 84,0 Gầu ngược - 72,0 – 93,0 Máy kéo - 77,0 – 96,0 Máy cạp đất, máy san - 80,0 – 93,0 Máy lát đường - 87,0 – 88,5 Xe tải - 82,0 – 94,0 Máy trộn bêtông 75,0 75,0 – 88,0 Bơm bêtông - 80,0 – 83,0 Máy đầm bêtông 85,0 - Cần trục di động - 76,0 – 87,0 Cần trục Deric - 86,5 – 88,5 Máy phát điện - 72,0 – 82,5 Máy nén 80,0 75,0 – 87,0 Máy đóng cọc 75,0 95,0 – 106,0 Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự, 2000, Tài liệu (2): Mackernize, 1985. Từ bảng 4.4 trên cho thấy, hầu hết độ ồn tại các máy đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5949-1998, từ 6 giờ - 18 giờ). Độ ồn phát sinh này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân trong công trường xây dựng. Nguồn ồn từ hoạt động xây dựng là không thể tránh khỏi. Tác động này chỉ có tính chất tạm thời và gây ảnh hưởng cục bộ trong thời gian thi công. Tuy nhiên, nhận biết được tầm quan trọng của các nguồn ô nhiễm này, chủ đầu tư cùng với đơn vị thi công, xây dựng đã có kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng các thiết bị thi công trong ngày một cách hợp lý, lựa chọn phương tiện tốt nhất có thể được để giảm bớt nguồn phát sinh tiếng ồn, tránh vận hành đồng thời nhiều thiết bị gây ồn và bố trí các thiết bị này xa khu vực bị ảnh hưởng. 4.2.4 Tác động môi trường do nước Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải từ thi công cọc tầng hầm và nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường xây dựng. Nước thải sinh hoạt của công nhân Trong giai đoạn xây dựng, nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân thi công. Theo kinh nghiệm thực tế, tùy từng thời điểm thi công mà số lượng công nhân làm việc trong công trường sẽ khác nhau, theo qui mô của dự án thì vào thời điểm đông nhất có khoảng 150 công nhân tham gia xây dựng và trong số đó có khoảng 100 công nhân sẽ ở lại tại công trường. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mỗi công nhân bình quân theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33 – 2006 ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ – BXD ngày 17/3/2006, mỗi công nhân tiêu thụ khoảng 45 – 60 lít nước/ngày. Lượng nước thải phát sinh được tính bằng lượng nước sử dụng. Qthải = 100 người x 60 lít/người.ngày = 6 m3/ngày Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng và cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Chất bài tiết được định nghĩa là phân và nước tiểu trong đó có chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Nhìn chung, nước thải sinh hoạt và chất bài tiết là nguồn có chứa nhiều loại virus, vi khuẩn, giun sán gây bệnh cho con người. Do đó, khi nước thải sinh hoạt nhiễm chất bài tiết nếu thấm vào đất và thoát vào kênh rạch thì đây chính là nguồn ô nhiễm chủ yếu cho môi trường đất, nước ngầm và nước mặt của khu vực. Nước phát sinh từ thi công cọc tầng hầm Bệnh viện sẽ được xây dựng theo kiểu bán tầng hầm với chiều sâu 3m. Khi thi công tầng hầm và gia cố nền móng sẽ làm phát sinh lượng nước ngầm, lượng nước này có đặc điểm là hàm lượng lơ lửng rất cao, do có nhiễm các loại chất thải như vữa xi măng, bùn,… nên nếu thải thẳng vào nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy trong khu vực dự án có lưu lượng phụ thuộc vào yếu tố khí hậu trong khu vực. Lượng nước này thường có nồng độ chất lơ lửng cao và có thể bị nhiễm các tạp chất khác như dầu mỡ, vụn vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm này không cao và không thể thu gom xử lý được trong giai đoạn xây dựng, chỉ có biện pháp hạn chế các tạp chất rơi vãi trên bề mặt và khai thông mương rãnh tránh làm ứ đọng nước trên bề mặt gây ngập úng khu vực. 4.2.5 Tác động môi trường do rác thải Trong giai đoạn xây dựng, chất thải rắn phát sinh từ các nguồn: Chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của công nhân. Chất thải rắn từ công đoạn thi công xây dựng. Do đặc điểm trong công trường xây dựng không có nấu nướng, chỉ phát sinh từ hoạt động ăn uống, sinh hoạt của công nhân xây dựng. Do đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này là 0,5 kg/người/ngày. à Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn xây dựng là: 100 người x 0,5 kg/người/ngày = 50 kg/ngày. Chất thải rắn chủ yếu trong giai đoạn này là các loại phế thải vật liệu xây dựng rơi vãi trong quá trình xây dựng. Phần chất thải rắn này không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người nhưng lại gây mất cảnh quan của khu vực. Lượng chất thải rắn này tuy không nhiều và chỉ phát sinh trong giai đoạn xây dựng nhưng cũng cần được tập trung, thu gom và đổ bỏ theo đúng quy định. Rác thải trong xây dựng gồm các loại vật liệu như: cừ, tràm, bao bì xi măng, sắt, thép, đá, gạch vụn,… Tuy nhiên, loại này hầu như không thải ra môi trường mà sẽ được tái sử dụng để san lấp mặt bằng (gạch, đá, xà bần,...) hoặc bán phế liệu (sắt, thép, tole,...). Các chất thải rắn trong xây dựng nếu không quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm không khí do phát tán bụi hoặc ô nhiễm nước khi có dòng nước chảy qua cuốn theo cát, gạch vụn, xi măng,… Các chất thải rắn từ sinh hoạt của công nhân nếu thải bừa bãi gây ô nhiễm đất, nước, mất vẻ mỹ quan. Tuy nhiên, các tác động kể trên chỉ ảnh hưởng trong phạm vi hẹp, mang tính chất tạm thời, không thường xuyên, không kéo dài và sẽ mất đi khi kết thúc giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án. Nếu được quan tâm quản lý đúng mức thì các tác hại đó lên môi trường tự nhiên sẽ không nghiêm trọng. Chất thải rắn từ việc san nền Theo kế hoạch thi công xây dựng, chủ đầu tư sẽ phải nạo vét lớp đất hữu cơ trên bề mặt với độ sâu nạo vét trung bình 3m và tổng diện tích san nền là 1.706,97 m2 thì lượng đất đào sinh ra ước tính là 5.121 m3. Nguồn thải này nếu không được thu gom và xử lý tốt sẽ trở thành một nguồn ô nhiễm lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất và môi trường nước mặt của rạch Thầy Tiêu. Vì vậy, nguồn thải này sẽ được thu gom và xử lý hợp lý. Chất thải nguy hại từ hoạt động xây dựng của dự án Trong quá trình xây dựng bệnh viện sẽ phát sinh một lượng chất thải nguy hại như: dầu mỡ thải, dầu hắc và các thùng phuy chứa dầu hắc phục vụ cho công tác thi công đường giao thông, hóa chất xây dựng (sơn, chất chống thấm,…). Đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm cần được thu gom và xử lý hợp lý. 4.2.6 Tác động đến điều kiện kinh tế – xã hội trong khu vực 4.2.6.1 Hoạt động dịch vụ Công nhân đến làm việc tại công trường khá lớn sẽ kéo theo việc hình thành các dịch vụ như: quán ăn, quán giải khát, các dịch vụ buôn bán nhỏ,… cũng tạo được việc làm và thu nhập, góp phần cải thiện đời sống người dân tại địa phương. 4.2.6.2 Giao thông vận tải Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án với qui mô khá lớn sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân,... Nếu không có sự kết hợp hài hòa và việc sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Lưu lượng xe cộ, container vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên từ đó sẽ gia tăng bụi, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động, dễ xảy ra nguy cơ ùn tắc giao thông. 4.2.7 Tác động môi trường do sự cố môi trường Do dự án được triển khai trong khu vực đất trống nên sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng của Dự án được xác định là sự cố cháy nổ. Các khả năng gây ra cháy nổ có thể kể đến như sau: Các sự cố về điện Hút thuốc, đốt lửa… gần khu lưu trữ nhiên liệu. Tuy nhiên nếu lựa chọn những đơn vị thầu xây dựng có uy tín, có nhiều kinh nghiệm, có thể cho rằng các tác động do việc tập trung công nhân nói trên là có thể kiểm soát và khả năng xảy ra cháy nổ là rất thấp. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 4.3 Nguồn gây tác động Khi dự án đi vào hoạt động, các tác động có thể gây ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường, trên cơ sở phân tích hoạt động của dự án có thể tóm tắt các nguồn phát sinh ô nhiễm như sau: Bảng 4.5 Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh Các chất ô nhiễm chính Nguồn gốc phát sinh Ô nhiễm không khí Etylen, ether, xeton, alcohol, phenol, formaldehyde và các chất hữu cơ bay hơi khác. Trong quá trình khám chữa bệnh, khâm liệm và giải phẩu tử thi Chlorine, hơi acid HOCl, HCl Từ qiá trình giặt tẩy và khử trùng SOx, NOx, CO, bụi. Máy phát điện dự phòng, bếp nấu trong căn tin và các phương tiện giao thông. NH3, H2S, Clorua,… Từ hệ thống thoát nước, từ khu vực lưu trữ CTR Ồn, rung, nhiệt Hoạt động của các máy móc, thiết bị, các phương tiện giao thông. Ô nhiễm nước Nước thải bệnh viện Từ quá trình khám chữa bệnh Nước thải sinh hoạt Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của CBCNV và bệnh nhân. Nước mưa Nước mưa chảy tràn trong khu vực. Ô nhiễm do chất thải rắn Chất thải rắn y tế: bông băng, kim tiêm, túi nhựa, dược phẩm, bệnh phẩm, phim chụp X-quang, chai lọ thủy tinh, găng tay,… Rác thải sinh hoạt: bao bì, thực phẩm, giấy vụn, chai lọ… Trong quá trình khám chữa bệnh. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của CBCNV và bệnh nhân. 4.4 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 4.4.1 Tác động môi trường do khí thải Trong quá trình hoạt động của bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam các nguồn sau đây có thể gây ô nhiễm không khí như sau: 4.4.1.1 Bụi Bụi phát sinh trong bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam có thể từ các nguồn sau: Bụi khuyếch tán từ đường do hoạt động của các phương tiện giao thông; Bụi từ quá trình đốt nhiên liệu của máy phát điện. Do việc vận chuyển, lưu thông của các phương tiện vận chuyển trong khu vực dự án sẽ làm phát sinh bụi. Tuy nhiên, với tốc độ vận chuyển chậm và hệ thống đường giao thông hoàn chỉnh, được vệ sinh hàng ngày nên lượng bụi phát sinh từ hoạt động này không nhiều. Theo kết quả tính toán thì nồng độ phát sinh bụi từ việc đốt nhiên liệu của máy phát điện là 16,7 mg/m3, đây là nồng độ rất thấp so với quy chuẩn cho phép quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19: 2009/BTNMT, cột B (KP = 1; Kv =0,6). 4.4.1.2 Khí thải máy phát điện Khi bị mất điện hay có sự cố về điện, bệnh viện phụ sản Phương Nam sẽ sử dụng máy phát điện để duy trì tạm thời hoạt động của bệnh viện. Bệnh viện phụ sản Phương Nam sử dụng 1 máy phát điện công suất 1600KVA. Nguồn nhiên liệu cần cho hoạt động của máy phát điện là dầu DO (0,25%S). Khối lượng dầu DO sử dụng trong 1giờ cho máy phát điện với công suất 1600KVA ước tính là 208 kgNL/h Khi máy phát điện hoạt động sẽ phát sinh ra khí thải, trong đó có các thành phần ô nhiễm: bụi, SO2, NO2, CO, VOC. Tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO trong khí thải máy phát điện được trình bày trong Bảng 4.6 Bảng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN TOT NGHIEP.doc
  • pdfDO AN TOT NGHIEP.pdf
Tài liệu liên quan