MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT v
DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
LÝ DO THỰC HIỆN ĐỒ ÁN 1
MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN 2
CHƯƠNG 1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
1.1 Nội dung 3
1.2 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 3
1.3 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 6
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 9
2.1. Dự án 9
2.2.Chủ dự án 9
2.3.Vị trí địa lý của dự án 9
2.4. Nội dung chủ yếu của dự án 10
2.4.1.Mục tiêu của Dự án 10
2.4.2 Các thông số quy hoạch dự án 11
2.4.3 Giải pháp kiến trúc công trình 11
2.4.4 Công nghệ và kỹ thuật 18
2.4.5 Các công trình phụ trợ 22
2.5.Phương án đền bù và giải phóng mặt bằng 30
2.6.Tiến độ thực hiện dự án 30
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 32
3.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường 32
3.1.1 Điều kiện địa hình địa chất 32
3.1.2 Điều kiện khí tượng - thủy văn 33
3.1.3 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường 37
3.1.3.1 Hiện trạng môi trường không khí 37
3.1.3.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt 39
3.1.3.3 Hiện trạng chất lượng nước cấp 40
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 42
3.2.1 Điều kiện kinh tế 42
3.2.2 Hạ tầng kinh tế xã hội 43
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 48
4.1 Nguồn gây tác động 48
4.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 48
4.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 74
4.1.3 Rủi ro và sự cố 77
4.2 Đối tượng, quy mô bị tác động 79
4.2.1 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 79
4.2.2 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động 80
4.3 Đánh giá tác động 81
4.3.1 Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng 81
4.3.2 Trong giai đoạn hoạt động 84
4.4 Tổng hợp các tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án 95
4.5 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh 97
CHƯƠNG 5. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 98
A. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 98
5.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn chuẩn bị và san lấp mặt bằng 98
5.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây 99
5.2.1. Các biện pháp giảm thiểu khói bụi trong quá trình thi công 99
5.2.2.Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung trong quá trình thi công 100
5.2.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân 101
5.2.4.Các biện pháp giảm thiểu nước thải từ quá trình thi công xây dựng 101
5.2.5.Các biện pháp giảm thiểu tác động do ô nhiễm chất thải rắn 103
5.2.6.Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất 104
5.2.7.Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động trong quá trình xây dựng cơ bản, khả năng cháy nổ trong giai đoạn xây dựng 104
5.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn dự án đi vào hoạt 105
5.3.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí 105
5.3.2 Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt và tiếng ồn 111
5.3.3 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 112
5.3.4 Các giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn 119
5.3.5 Các biện pháp phòng ngừa khả năng cháy nổ trong giai đoạn dự án hoạt động 126
B. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 128
5.4 Chương trình quản lý 128
5.4.1 Trong quá trình thi công xây dựng 128
5.4.2 Trong quá trình đi vào hoạt động 129
5.4.3 Dự toán kinh phí xây dựng công trình xử lý nước thải 129
5.4.4 Chi phí vận hành công trình xử lý nước thải 130
5.4.5 Dự toán kinh phí PCCC và chống sét 130
5.5 Chương trình giám sát môi trường 130
5.5.1 Giai đoạn xây dựng 131
5.5.2 Giai đoạn hoạt động 132
5.6 Ước tính tổng kinh phí giám sát môi trường hàng năm 134
5.6.1 Giai đoạn xây dựng 134
5.6.2 Giai đoạn hoạt động 135
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 139
6.1 Kết luận 139
6.2 Kiến nghị 140
156 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ số ô nhiễm
(kg/tấn dầu)
Tải lượng ô nhiễm
(kg/giờ)
Nồng độ ô nhiễm
(mg/m3)
QCVN 19: 2009/BTNMT (Cột B)
1
Bụi tổng
1,6
0,134
42,11
200
2
SO2
7,26*S
0,305
95,53
500
3
NOx
18,2
1,529
478,95
850
4
CO
7,3
0,613
192,11
1.000
(Nguồn: Management of the Environment - WHO, 1990)
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu, thông thường S là 0,5%.
Như vậy, nồng độ phát thải các chất ô nhiễm của máy phát điện là rất nhỏ so với tiêu chuẩn cho phép, mặt khác máy phát điện chỉ sử dụng khi mạng lưới điện gặp sự cố tạm thời, không được vận hành thường xuyên nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể.
Khi không có sự cố về điện hoặc máy phát điện hoạt động nhưng không liên tục thì tải
lượng các chất ô nhiễm này được xem là nằm trong giới hạn chịu đựng của môi trường. Trong trường hợp này, nguồn ô nhiễm từ máy phát điện được xem là nguồn không liên tục.
Khí thải từ hệ thống thoát nước
Thành phần chất ô nhiễm không khí từ hệ thống thoát nước rất đa dạng như: NH3, H2S, Clorua,… các khí này có khả năng gây mùi nên có thể sẽ gây ảnh hưởng đến các bệnh nhân và cán bộ công nhân viên làm việc trong phạm vi dự án.
Tuy nhiên, lượng khí này phát sinh không nhiều, mặt khác hệ thống thoát nước của khu vực được thiết kế kín nên khả năng ảnh hưởng đến môi trường là không đáng kể.
Khí thải từ vị trí tập trung CTR của khu vực
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của dự án chủ yếu là chất thải sinh hoạt của bệnh nhân, nhân viên trong bệnh viện mà phần lớn là chất thải thực phẩm (chiếm 68,3 - 81% tổng khối lượng chất thải rắn). Do đó, quá trình lưu trữ (chờ thu gom) sẽ phát sinh các khí gây mùi khó chịu từ việc lên men phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ. Thông thường, chất thải rắn sẽ bắt đầu phân hủy sau một ngày lưu trữ. Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ bao gồm CO2, NH3, H2S, CO,… Trong đó, các khí gây mùi chủ yếu là NH3, H2S và Mercaptan.
Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư thực hiện việc thu gom chất thải rắn hoàn toàn trong ngày và các thùng chứa chất thải rắn được bố trí tập trung tại phòng kín và có trang bị nắp đậy cẩn thận thì mùi hôi thối phát tán sẽ rất hạn chế.
Khí thải từ việc nấu nướng từ căn tin của bệnh viện
Khí thải từ nhiên liệu sử dụng trong hoạt động nấu nướng cũng là một nguồn phát thải có thể gây ô nhiễm. Bệnh viện được xây dựng mới, hiện đại nên quá trình nấu nướng sẽ sử dụng nguồn nhiên liệu chủ yếu cho nấu nướng là gas và điện. Khí thải phát sinh từ quá trình đốt gas phục vụ cho nấu nướng sẽ phát sinh khí NO2, CO2, CO,…và trong quá trình chế biến thức ăn sẽ phát sinh hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC).
Ô nhiễm môi trường nước
Khi dự án đi vào hoạt động ổn định thì nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là:
Nước mưa thu gom trên khu vực dự án.
Nước thải y tế: nước thải phát sinh từ quá trình phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh. Nước thải y tế của bệnh viện phát sinh từ các nguồn sau:
Nước thải phát sinh từ khâu khám chữa bệnh.
Nước thải hấp và tiệt trùng dụng cụ y tế.
Nước thải từ khâu xét nghiệm.
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực vệ sinh trong bệnh viện, tại căn tin, nước thải từ khu vực nhà giặt, vệ sinh sàn.
Nước mưa
Nước mưa được tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực dự án, trong quá trình chảy tràn có thể lôi kéo theo một số chất bẩn, bụi. Về nguyên tắc, nước mưa là loại nước thải ô nhiễm nhẹ (qui ước sạch) nên có thể thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không cần xử lý.
Theo các tài liệu “Cấp Thoát Nước – Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật, 1996” và “Mạng Lưới Thoát Nước – Nhà xuất bản Xây Dựng, 1996” thì tổng lượng nước mưa phát sinh từ khu vực dự án trong giai đoạn xây dựng được tính theo công thức sau:
Q = x q x S
Trong đó:
S : diện tích khu vực dự án = 10,6ha
: hệ số dòng chảy (trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động chọn = 0,95)
q : là cường độ mưa (l/s.ha), q = 496 lấy theo cường độ mưa khu vực
Tổng lượng nước mưa lớn nhất phát sinh từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre là:
Q = 10,6 x 496 x 0,54298 = 2628 (l/s).
Toàn bộ lượng nước mưa trong khu vực sẽ theo mương thoát trong bệnh viện và chảy ra Rạch Cái Hiên dẫn đến sông Hàm Luông.
Nước thải y tế phát sinh trong khu vực dự án
Nước thải phát sinh từ quá trình phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh được gọi là nước thải y tế. Nước thải y tế có đặc tính là khi chưa bị phân hủy có màu đỏ nâu, chứa nhiều cặn lơ lửng và có mùi tanh khó chịu, trong nước thải y tế có các chất rắn lơ lửng, hóa chất, thuốc men, vi khuẩn, mầm bệnh và các phế thải khác sau khi phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh của con người thải ra môi trường nước. Nước thải y tế của bệnh viện phát sinh từ các nguồn sau:
Nước thải phát sinh từ khâu khám chữa bệnh.
Nước thải từ khâu xử lý dụng cụ và đồ vải bẩn.
Nước thải từ khâu xét nghiệm.
Nước thải y tế chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm… có khả năng gây hại cho con người và động thực vật nếu thải ra môi trường mà không được xử lý triệt để. Nước thải loại này được xem là chất thải nguy hại nên phải được xử lý trước khi thải ra môi trường ngoài.
Lưu lượng nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh vào giai đoạn hoạt động ổn định ước tính theo tiêu chuẩn sử dụng 950 lít/giường/ngày, và theo tiêu chuẩn nước khám bệnh 15 lít/lượt khám.
Lượng nước thải y tế được tính bằng lượng nước cấp, do đó tổng lượng nước thải y tế phát sinh là: 570 + 27 = 597 m3/ngày
Tính chất của nước thải y tế
Các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải y tế chưa qua xử lý được TS. Geogre Tchobanoglous nêu trong sách “Wastewater Engineering” (xem bảng 4.11).
Bảng 4.11 Tính chất nước thải y tế trước khi xử lý
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Nồng độ
TCVN 7382 – 2004 (Mức I)
01
Nhiệt độ
0C
30 ¸ 40
-
02
pH
_
6.5 ¸ 8.5
6.5 ¸ 8.5
03
(COD)TC
mgO2/l
350 ¸ 650
-
04
(BOD)5
mgO2/l
200 ¸ 400
20
05
SS
mg/l
120 ¸ 160
50
06
Tổng Nitơ
mg/l
20 ¸ 30
-
07
PO43-
mg/l
6 ¸ 8
4
08
Coliform
MPN/100ml
108 ¸ 109
1.000
Các hợp chất hữu cơ trong nước thải phát sinh từ quá trình xét nghiệm, phẫu thuật, khử trùng dụng cụ… của bệnh viện. Chúng thường tồn tại dưới dạng là protein, cacbonhydrat, chất béo và các sản phẩm phân hủy của chúng. Các hợp chất này dễ thối rữa hay phân hủy do hoạt động sống của vi khuẩn và vi sinh trong nước. Nước thải y tế chứa vô số vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn với số lượng từ 108-109 tế bào trong 1ml nước thải. So sánh các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải y tế với tiêu chuẩn TCVN 7382 – 2004 thì nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn thải cho phép. Lượng nước thải y tế do có đặc tính ô nhiễm cao nên sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7382:2004 mức I trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải sinh hoạt của CBCNV
Nước thải sinh hoạt từ hoạt động của bệnh viện bao gồm:
Nước thải từ phòng tắm, lavabo trong các nhà vệ sinh.
Nước thải từ nhà cầu, âu tiểu sau khi được lắng cặn tại bể tự hoại.
Nước thải từ nhà bếp.
Nước thải từ nhà giặt.
Nước thải từ việc vệ sinh sàn nhà.
Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là có hàm lượng các chất hữu cơ cao, dễ bị phân hủy sinh học (như carbohydrat, protêin, mỡ,…), các chất dinh dưỡng (phosphat, nitơ), vi trùng, chất rắn và mùi.
Bảng 4.12 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của bệnh viện
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày)
Tổng tải lượng (g/ngày)
BOD5
45 – 54
14.265 – 17.118
COD
72 – 102
22.824 – 32.334
Chất rắn lơ lững
70 – 145
22.190 – 45.965
Dầu mỡ
10 – 30
3.170 – 9.510
Tổng Nitơ
6 – 12
1.902 – 3.804
Tổng phospho
0,6 – 4,5
190 – 1.427
Amoniac (NH3)
3,6 – 7,2
1.141 – 2.282
(Nguồn: Assessment of sources of air, water, and land pollution, 1993)
Với tải lượng các chất ô nhiễm như trong Bảng 4.12 và lưu lượng nước thải sinh hoạt của bệnh viện, ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể hiện như sau:
Bảng 4.13 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
Đơn vị tính
Nồng độ chất ô nhiễm
TCVN 7382 - 2004
(Mức I)
BOD5
mg/l
300 – 360
30
COD
mg/l
480 – 680
-
Chất rắn lơ lững (SS)
mg/l
466,67 – 966,67
50
Dầu mỡ
mg/l
66,67 – 200
5
Tổng Nitơ
mg/l
40 – 80
-
Tổng phospho
mg/l
4 – 30
-
Amoni (NH4)
mg/l
24 – 48
10
Tổng Coliforms
MPN/100ml
106 – 109
1000
Như vậy, nước thải sinh hoạt của công nhân có chứa nồng độ các chất ô nhiễm cao, các chỉ tiêu ô nhiễm như: BOD5, SS, tổng Coliforms,… cao hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 7382-2004, Mức I) gấp nhiều lần, nếu cho thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ làm ô nhiễm nước mặt tại khu vực. Do đó, cần phải xử lý trước khi thải vào môi trường.
Lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước cấp sinh hoạt , do đó lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ CBCNV là 70 m3/ngày x 80% = 56 m3/ngày.
Như vậy, tổng lưu lượng nước thải y tế và sinh hoạt là 653 m3/ngày. Chọn công suất dự kiến cho trạm XLNT cho bệnh viện là 800 m3/ngày (với hệ số an toàn là K = 1,2).
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện sẽ được phân loại trực tiếp ngay tại nguồn thải và bảo quản trong các thùng chứa tại các khu vực quy định, bao gồm:
Chất thải y tế gồm bệnh phẩm các loại: bông băng, kim tiêm,… trong quá trình điều trị,…
Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt trong bệnh viện.
Cặn bùn phát sinh trong quá trình xử lý nước thải.
Chất thải rắn y tế
Phát sinh từ bệnh viện được phân loại riêng vì đây là chất thải mang tính nguy hại và cần phải được thu gom, xử lý theo đúng quy định của Quy chế quản lý chất thải y tế theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y Tế).
Bảng 4.14 Nguồn phát sinh chất thải rắn của bệnh viện
Đối tượng
Số lượng (người/ng.đ)
Định mức rác thải(kg/ng.đ)
Bệnh nhân
N
(0,8 ÷ 1,0)N
Cán bộ công nhân viên
(0,8 ÷ 1,1)N
(0,5 ÷ 0,7)N
Người nhà bệnh nhân
(0,9 ÷ 1,3)N
(0,5 ÷ 0,5)N
Sinh viên thực tập và khách vãng lai
(0,7 ÷ 1)N
(0,3 ÷0,5)N
Tổng cộng
(3,4 ÷ 4,4)N
(2,1 ÷ 2,8)N
(Nguồn: Hội thảo quốc gia về xử lý chất thải bệnh viện, Hà Nội, tháng 07/1998.)
Trong đó: N là số giường bệnh.
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y Tế), thì chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
Chất thải lây nhiễm
Chất thải hóa học nguy hại
Chất thải phóng xạ
Bình chứa áp suất
Chất thải thông thường.
Trong đó, thành phần từng nhóm chất thải như sau:
1. Chất thải lây nhiễm
a) Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
d) Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; nhau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
2. Chất thải hoá học nguy hại
a) Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
b) Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế.
c) Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu.
d) Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
3. Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
4. Bình chứa áp suất
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
5. Chất thải thông thường
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
a) Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
b) Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại.
c) Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
d) Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
Bảng 4.15 Thành phần rác thải y tế
STT
Thành phần
Tỷ lệ (%)
Có thành phần chất nguy hại
1
Các chất hữu cơ
52,9
Không
2
chai nhựa PVC, PE, PP
10,1
có
3
Bông băng
8,8
có
4
Vỏ hộp kim loại
2,9
Không
5
Chai lọ thủy tinh, xi-lanh thủy tinh, ống thuốc thủy tinh.
2,3
có
6
Kim tiêm, ống tiêm
0,9
có
7
Giấy loại, catton
0,8
Không
8
Các bệnh phẩm sau mổ
0,6
có
9
Đất cát, sành sứ và các chất rắn khác
20,9
Không
Tổng cộng
100
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại
22,6
Theo Hội thảo quốc gia về xử lý chất thải bệnh viện, Hà Nội, 1998, chất thải rắn y tế ước tính chiếm khoảng 20% tổng lượng rác phát sinh.
Tổng lượng CTR phát sinh tại bệnh viện: 600 x 0,8kg/giường = 480 kg/ngày
Lượng CTR y tế phát sinh tại bệnh viện: 480 x 20% = 96 kg/ngày.
Chất thải rắn sinh hoạt
Là loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của các cán bộ công nhân viên và bệnh nhân trong bệnh viện. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các sinh hoạt hàng ngày có thành phần bao gồm: rác thực phẩm, giấy, nilon, carton, vải, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro…
Lượng rác thải ước tính theo đầu người khoảng (0,3 - 0,5) kg/ngày, với số lượng CBCNV 800 người thì khối lượng rác thải sinh ra hằng ngày là khoảng 800 x 0,5 = 400 kg/ngày.
Dự đoán lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày phải căn cứ vào tốc độ phát sinh chất thải và số lượng bệnh nhân và công nhân viên trong bệnh viện. Rác thải phát ra từ sinh hoạt của những người thăm bệnh và nuôi bệnh, nếu tính trung bình một bệnh nhân có 1 thân nhân thăm và nuôi bệnh, với quy mô 600 giường của bệnh viện (1 người/giường) thì số lượng thân nhân của người bệnh là 600 người. Vậy trong trường hợp bệnh viện hoạt động hết năng suất thì lượng rác thải sinh hoạt từ những người nuôi bệnh và điều trị bệnh là 600 x 0,8 = 480 kg/ngày.
Lượng rác phát sinh từ 1.800 bệnh nhân đến khám bệnh và khách vãng lai là
1.800 x 0,3 = 540 kg/ngày.
Tổng lượng rác thải sinh hoạt của bệnh viện: 400 + 480 + 540 = 1.420 kg/ngày
Bảng 4.16 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
STT
Thành phần
% khối lượng ướt
1
Thực phẩm
70,86
2
Giấy
7,33
3
Cacton
1,12
4
Nylon
5,71
5
Nhựa
2,92
6
Xốp
3,27
7
Thủy tinh
2,38
8
Vải
1,68
9
Sành sứ
0,27
10
Thành phần khác
4,49
Tổng cộng
100,00
(Nguồn: Bệnh viện Trưng Vương, 2005.)
Bảng thành phần chất thải rắn sinh hoạt cho thấy giá trị chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất. Do đó, nếu không được thu gom hợp lý thì chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm đối với bệnh nhân, cán bộ công nhân viên trong khu vực dự án, dân cư hiện hữu xung quanh do sự phân hủy chất hữu cơ tạo nên mùi hôi, nước rỉ rác và vi sinh vật gây bệnh.
Như vậy, tổng lượng chất thải rắn y tế và sinh hoạt phát sinh tại bệnh viện trong một ngày là: 1516 kg/ngày.
Bùn từ hệ thống xử lý nước thải
Bùn thải từ trạm xử lý nước thải tập trung cũng là một trong những nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại. Dựa vào nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải, lưu lượng nước thải và công nghệ lưu trữ, có thể tính ra lượng bùn ướt phát sinh từ trạm xử lý nước thải khoảng 0,7 ÷ 1 m3/ngày.
Lượng bùn ướt này có độ ẩm khoảng 95%, tuy nhiên độ ẩm này sẽ giảm sau khi qua bể chứa bùn:
Khối lượng bùn sau khi qua bể chứa bùn (giảm 30%):
(0,7 ÷ 1) m3/ngày x 70% = 0,5÷ 0,7 m3/ngày.
Chất thải rắn nguy hại từ các nguồn khác
Chất thải rắn nguy hại từ các nguồn khác: bóng đèn ne-on, hộp mực in, pin, bình xịt muỗi, dầu nhớt thải,…
Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các nguồn thải của Bệnh viện chiếm trung bình khoảng 0,2% lượng chất thải rắn phát sinh.
Khối lượng CTR nguy hại: 0,2% x 1516 kg/ngày = 3 kg/ngày
4.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
A GIAI ĐOẠN THI CÔNG
Quá trình đền bù giải tỏa
Ngoài các nguồn tác động gây ra do chất thải ảnh hưởng tới môi trường thì cũng có các nguồn tác động không liên quan đến chất thải. Đó là các tác động do hoạt động đền bù giải tỏa.
Hiện tại, khu đất dự án là đất nông nghiệp chủ yếu là trồng dừa, và một số cây tạp, chiếm 85,05% diện tích (90,119 m2), còn lại là đất ở của một số hộ dân (khoảng 50 hộ) với diện tích 13,258 m2, kênh mương và đường giao thông nhỏ. Trong phạm vi ranh giới qui hoạch không có các công trình công cộng, công trình sản xuất có khoảng 68 công trình nhà ở với hình thức nhà thấp tầng, chất lượng kiên cố và bán kiên cố. Hiện tại, chủ đầu tư đang tiến hành công tác đền bù với tổng kinh phí là 21.163.875.480 nên phần nào cũng tác động đến hoạt động sống của những hộ gia đình trong khu đất dự án.
Ô nhiễm do tiếng ồn
Bên cạnh nguồn ô nhiễm do hoạt động đào đắp, xây dựng, việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe lu, xe tải, … cũng gây ồn đáng kể. Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng hơn ô nhiễm tiếng ồn trong giai đoạn phát quang và san ủi mặt bằng vì trong giai đoạn này các phương tiện máy móc sẽ sử dụng nhiều hơn. Mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công tham khảo được trình bày trong Bảng 4.17
Bảng 4.17 Mức ồn từ các thiết bị thi công
Thiết bị
Mức ồn (dBA), cách nguồn 15 m
Tài liệu (1)
Tài liệu (2)
Máy ủi
93,0
-
Máy đầm nén (xe lu)
-
72,0 – 74,0
Máy xúc gầu trước
-
72,0 – 84,0
Gầu ngược
-
72,0 – 93,0
Máy kéo
-
77,0 – 96,0
Máy cạp đất, máy san
-
80,0 – 93,0
Máy lát đường
-
87,0 – 88,5
Xe tải
-
82,0 – 94,0
Máy trộn bêtông
75,0
75,0 – 88,0
Bơm bêtông
-
80,0 – 83,0
Máy đầm bêtông
85,0
-
Cần trục di động
-
76,0 – 87,0
Cần trục Deric
-
86,5 – 88,5
Máy nén
80,0
75,0 – 87,0
Máy đóng cọc
75,0
95,0 – 106,0
(Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và công sự, 2000, Tài liệu (2): Mackernize, 1985.)
Như vậy, trong phạm vi 15 m từ vị trí thi công đến các công trình đang hoạt động của bất cứ một loại thiết bị nào kể trên đều vượt quá giới hạn mức ồn cho phép đối với cơ quan hành chính (60 dBA) trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời.
Nhìn chung, trong giai đoạn xây dựng, khu vực dự án phát sinh khá nhiều các nguồn ô nhiễm với nồng độ phát thải cao. Tuy nhiên, các tác động này chỉ có tính chất tạm thời và gây ảnh hưởng cục bộ trong thời gian thi công, mức độ ảnh hưởng chủ yếu trong phạm vi bán kính 100 – 200 m và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe của công nhân trực tiếp xây dựng.
B GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
Ô nhiễm tiếng ồn
Nguồn gốc gây ra tiếng ồn trong quá trình hoạt động của Bệnh viện chủ yếu là từ hoạt động khám chữa bệnh từ các máy móc, thiết bị khám chữa bệnh. Cường độ ồn và chấn động phụ thuộc vào tính năng của máy và công suất máy. Những máy móc, thiết bị có khả năng tạo ra tiếng ồn lớn như: máy giặt, máy phát điện dự phòng…
Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ các phương tiện giao thông của bệnh viện như xe đẩy bệnh nhân, xe cứu thương, các phương tiện vận chuyển đơn giản như taxi, xe gắn máy... Tiếng ồn này phát sinh từ động cơ, sự va chạm, sự rung động của các bộ phận xe, từ ống xả khói,…
Ô nhiễm nhiệt
Ô nhiễm nhiệt phát sinh chủ yếu từ khoa thanh trùng do các hoạt động như hấp, ủi, sấy..
Nhiệt độ này ảnh hưởng rất lớn đến độ bốc hơi, phát tán bụi, các khí thải cũng như tác động đến khả năng trao đổi khí của cơ thể con người. Không những thế nhiệt độ cao làm cho con người nhanh chóng mệt mỏi, khát nước, nhức đầu, chóng mặt…Từ đó dẫn đến hiện tượng giảm năng suất lao động và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Sau đây là bảng tiêu chuẩn các yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động.
Bảng 4.18 Tiêu chuẩn các yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động
Loại lao động
Nhiệt độ (0C)
Độ ẩm (%)
Tốc độ gió (m/s)
Nhẹ
24 – 28
50 –70
0,3 – 1,0
Vừa
22 – 29
50 – 75
0,5 – 1,0
Nặng
22 – 28
50 – 75
0,7 – 2,0
Đối với ngành nghề hoạt động của dự án thì loại hình lao động được áp dụng là loại vừa. Dựa vào bảng trên có thể xác định được nhiệt độ, độ ẩm, tốc gió phù hợp với môi trường lao động của dự án.
Tác động do tập trung đông người dân và bệnh nhân tập trung khám chữa bệnh
Khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre đi vào hoạt động, ngoài những tác động nêu trên, việc tập trung dân cư tại bệnh viện cũng gây ra những tác động bất lợi như:
Gia tăng dân số cơ học tại khu vực.
Gia tăng áp lực lên môi trường sống.
Làm tăng khả năng gia tăng các tệ nạn xã hội của khu vực như trộm, cướp,…
4.1.3 Rủi ro và sự cố
A GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG
Tai nạn lao động, khả năng cháy nổ
Đây là những rủi ro và sự cố có thể xảy ra trọng trong suốt thời gian phát quang, san ủi mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình khác nhau.
Tai nạn lao động
Cũng như bất cứ các công trường xây dựng với quy mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề được đặc biệt quan tâm từ nhà đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động:
Sự ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài chất ô nhiễm như khói có chứa SO2 , CO, CO2…tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác động có khả năng làm ảnh hưởng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu (thường xảy ra đối với công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu).
Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến tai nạn do xe cộ gây ra.
Các loại phương tiện cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất cao có thể rơi vỡ.
Việc thi công các công trình ở độ cao sẽ làm tăng khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các giàn giáo, do vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát, sắt, thép…) lên các độ cao…
Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, gió bão gây đứt dây điện,…
Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì nguy cơ gây ra tai nạn lao động có thể tăng cao do đất trơn dẫn đến trượt té cho người lao động, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc, thiết bị thi công…
Khả năng cháy nổ
Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ phát sinh nhiều khả năng gây ra cháy nổ:
Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công (Ví dụ: việc nấu chảy bitum bằng đốt củi) cũng có khả năng gây ra cháy.
Các nguồn nguyên liệu (dầu DO, gas) thường được chứa trong phạm vi công trường là một nguồn cháy nổ rất quan trọng. Đặc biệt là khi các kho (bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt, hoặc các nơi có nhiều người, xe cộ đi lại.
Sự cố về điện cũng có khả năng gây ra cháy nổ.
B GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của bệnh viện bao gồm:
Cháy do bất cẩn trong quá trình sinh hoạt của nhân viên và bệnh nhân trong bệnh viện.
Tại nạn lao động:
Cán bộ, nhân viên, y bác sỹ không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động có thể dẫn đến việc nhiễm bệnh từ các bệnh nhân đặc biệt đối với những bệnh có mức độ truyền nhiễm cao như lao, viêm hô hấp cấp; đối với các nhân viên làm việc tại phòng X-quang có khả năng xảy ra sự cố nhiễm bức xạ.
Những tai nạn do buồn ngủ, mất tập trung trong lúc tiến hành công việc khám và điều trị cho bệnh nhân.
Rơi hàng hóa, chai lọ, thiết bị y tế khi làm việc…
Xác suất xảy ra sự cố tùy theo ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao động của cán bộ, nhân viên y tế trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, bệnh viện cần trang bị kiến thức an toàn lao động và củng cố ý thức trách nhiệm cho những cán bộ y tế, hành chính và tất cả những người hoạt động trong bệnh viện để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Sự rò rỉ nước thải trên hệ thống cống thu gom và hệ thống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả, khi có sự cố này xảy ra thì xem như toàn bộ các chất hữu cơ và vi sinh vật trong nước thải như đã nêu ở trên phát thải toàn bộ vào môi trường với nồng độ chưa đạt giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Theo đó, chất lượng môi trường sẽ bị tác động bởi sự cố này.
4.2 Đối tượng, quy mô bị tác động
4.2.1 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng
Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong Bảng 4.19.
Bảng 4.19 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng
STT
Đối tượng bị tác động
Quy mô bị tác động
1
Đất đai
Toàn bộ 106.000m2 đất đai trong khu vực dự án
2
Nhà ở
Các hộ bị giải tỏa, di dời
3
Cư dân địa phương
Các hộ dân trong khu vực dự án bị giải tỏa, di dời
4
Đường giao thông
Trong tuyến vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ xây dựng dự án
5
Bầu khí quyển khu vực dự án
Bán kính ảnh hưởng kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DATN_Nguyen Thi Thu Cuc.doc
- DATN_Nguyen Thi Thu Cuc.pdf