Đồ án Đánh giá tiềm năng từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas quy mô hộ gia đình ở tỉnh An Giang

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 2

2. Mục tiêu của đề tài 2

3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2

4. Nội dung thực hiện của đề tài 2

5. Giới hạn của đề tài 3

6. Phương pháp thực hiện của đề tài 3

6.1 Phương pháp thu thập tài liệu: 3

6.2 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá: 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ HẦM Ủ BIOGAS 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI: 4

1.1.1 Định nghĩa về chất thải chăn nuôi: 4

1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải chăn nuôi: 4

1.1.3 Phân loại chất thải chăn nuôi: 4

1.1.4 Khả năng gây ô nhiễm của chất thải chăn nuôi: 12

1.1.5 Một số phương pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi: 18

1.1.6 Ứng dụng của chất thải chăn nuôi hiện nay: 24

1.2 TỔNG QUAN VỀ HẦM Ủ BIOGAS: 27

1.2.1 Khái niệm biogas: 27

1.2.2 Đặc tính biogas: 27

1.2.3 Cơ chế tạo biogas trong hệ thống biogas: 28

1.2.4 Các sản phẩm thu được: 33

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh biogas: 34

1.2.6 Các chất gây trở ngại quá trình sinh biogas: 36

1.2.7 Ứng dụng của biogas trong đời sống và sản xuất: 37

1.2.8 Tình hình sử dụng biogas trên thế giới và ở Việt Nam: 38

1.2. 9 Ưu điểm của hầm ủ biogas: 40

1.2.10 Các dạng hầm ủ ở Việt Nam: 40

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG 44

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 44

2.1.1 Vị trí địa lý: 44

2.1.2 Địa hình: 44

2.1.3 Thổ nhưỡng: 45

2.1.4 Khí hậu: 47

2.1.5 Thủy văn: 48

2.1.6 Tài nguyên: 49

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI: 51

2.2.1 Dân số và nguồn lực lao động: 51

2.2.2 Kinh tế: 51

2.2.3 Văn hóa - xã hội 55

2.3 ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG: 56

2.3.1 Hệ thống giao thông: 56

2.3.2 Hệ thống cấp điện: 57

2.3.3 Hệ thống cấp nước: 57

2.4. TÌNH HÌNH PHÁT SINH CÁC LOẠI CHẤT THẢI: 58

2.4.1 Chất thải Sinh hoạt: 57

2.4.2 Chất thải Công nghiệp: 58

2.4.3 Chất thải y tế: 58

2.5. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG: 58

2.5.1 Môi trường nước: 58

2.5.2 Môi trường không khí: 59

CHƯƠNG III: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI TỈNH AN GIANG 61

3.1 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT: 61

3.1.1 Địa bàn khảo sát: 61

3.1.2 Số mẫu khảo sát: 61

3.1.3 Nội dung khảo sát: 62

3.1.4 Phương pháp khảo sát 62

3.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT: 63

3.2.1 Khảo sát cơ cấu vật nuôi: 63

3.2.2 Khảo sát các hình thức sử dụng chất thải chăn nuôi: 66

3.2.3 Khảo sát các dạng năng lượng hộ dân sử dụng: 68

3.2.4 Khảo sát hiệu quả sử dụng các hầm ủ biogas hiện có: 71

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT HƯỚNG TẬN DỤNG NGUỒN CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BIOGAS TẠI TỈNH AN GIANG 79

4.1 ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH HẦM Ủ BIOGAS Ở ĐỊA PHƯƠNG: 79

4.1.1 Cơ sở đề xuất: 79

4.1.2 Xác định mục tiêu: 80

4.1.3 Nội dung thực hiện: 80

4.1.4 Các giải pháp hỗ trợ: 82

4.2 ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN ĐỐI VỚI CÁC HẦM Ủ HIỆN CÓ 83

4.2.1 Cơ sở đề xuất: 83

4.2.2 Các biện pháp cải tạo, cải tiến về mặt kỹ thuật: 83

4.2.3 Các biện pháp về mặt quản lý, truyền thông 85

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

5.1 KẾT LUẬN: 87

5.2 KIẾN NGHỊ: 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 90

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT 95

 

 

pdf97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6252 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá tiềm năng từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas quy mô hộ gia đình ở tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thành công cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Chẳng hạn năm 1980 hơn 50% tổng số cái đã rơi vào tình trạng không sử dụng được (Marchain,1992). - Tại Ấn độ: sự phát triển mới với những mô hình mới đã không được hợp nhất nhanh chóng. Chính vì thế có cuộc cải cách kết hợp với sự phản hồi từ nông hộ đã giải quyết nạn ô nhiễm môi trường (Kristoferson and Bokhalders - 1991). Đồng ý với Marchain (1992), Kristoferson and Bokhalders đã đưa ra những vấn đề như: mô hình không đúng, xây dựng sai, khó khăn về tài chính, những rắc rối trong lúc thực hiện. Nhìn chung Ấn độ rất thích hợp trong chương trình biogas kết hợp nông hộ để giải quyết vấn đề môi trường. 1.2.8.2 Ở Việt Nam Việc sử dụng khí sinh vật ở Việt Nam được đề cập từ đầu thập niên 70 nhưng mãi đến cuối thập niên 70 mới phát triển mạnh do thiếu hụt năng lượng và hưởng ứng chương trình năng lượng 52 C của nhà nước. Lúc đầu khí sinh vật tạo ra chủ yếu ở dạng các hầm ủ và những túi cao su. Những năm gần đây túi ủ bằng plastic mới phát triển do đặc điểm giá rẻ, dễ lắp đặt và phù hợp với mô hình nông trại kết hợp. Túi ủ bằng nylon chỉ mới tập trung ở các tỉnh phía Nam như quanh thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ. Trong quá trình lắp đặt và sử dụng thì tỷ lệ thành công ở các tỉnh phía Nam đạt cao hơn ở các tỉnh miền Trung và các tỉnh miền Bắc. (Bùi Xuân An - 1995). Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của biogas như điều kiện xã hội, sự tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật, thì sự duy trì bảo quản túi cũng là yếu tố quan trọng. Ở miền Nam sự thành công cao hơn ở miền Trung, miền Bắc về lắp đặt và sử dụng biogas bằng túi nylon có thể là do: - Khó khăn về vốn trong chăn nuôi. - Khó khăn về khí hậu, trong đó yếu tố nhiệt độ chi phối rất lớn. Đó là thời điểm mùa đông nhiệt độ hạ thấp làm biogas hoạt động không tốt (Rodriguez-1996). ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 40 1.2.9. Ưu điểm của hầm ủ biogas - Lượng vi khuẩn gây hại trong phân và chất thải chăn nuôi đã bị phân hủy thành khí gas và nước. - Tiết kiệm tiền chất đốt từ 80.000-150.000 đồng/hộ/tháng. - Thêm vào đó, nước thải của hệ thống đã diệt hết 99% trứng giun sán, tận dụng làm phân vi sinh hoặc tưới rau sạch. - Tổng kinh phí xây dựng một hầm biogas trung bình từ 4-5 triệu đồng. Việc sử dụng hầm biogas giúp cho mỗi hộ gia đình tiết kiệm trung bình được từ 700.000 - 1 triệu đồng/năm. Các gia đình ở nông thôn cũng có thể tự làm hầm ủ tạo khí biogas dựa trên những bản vẽ thiết kế đơn giản và dễ hiểu. Diện tích xây dựng hầm ủ không lớn, có thể làm chìm dưới đất. - Hầm biogas còn mang lại phân bón an toàn cho canh tác, hạn chế côn trùng phát triển và sinh trưởng, qua đó giúp giảm dịch hại từ 70%-80%, bảo vệ sức khỏe người nông dân. - Một ưu điểm rất dễ thấy về mặt môi trường, đó là vấn đề rác thải và vệ sinh môi trường được đảm bảo. Hầu hết các loại rác thải nông nghiệp và hộ gia đình đều có thể đưa vào hố ủ vì đa số chúng là chất thải hữu cơ dễ phân huỷ. Sau khi được lấy ra từ bể ủ, chất thải này hầu như không còn các loại vi sinh vật gây bệnh như trước khi đưa vào bể ủ. Các loại chất thải được chú ý thu gom, tạo cảnh quan đẹp của môi trường trong gia đình, thôn xóm; chuồng trại luôn trong tình trạng sạch sẽ. 1.2.10 Các dạng hầm ủ ở Việt Nam ƒ Loại hầm ủ nắp cố định, có vòm đúc Loại hầm nắp cố định được xây bằng gạch có vòm chứa gas đúc liền với bể chứa dịch phân, thể tích bể chiếm 75% dung tích thiết kế, vòm chứa gas chiếm 25% thể tích thiết kế, phần bể điều áp chiếm 25 - 30% thể tích tùy nhu cầu gas cần khai thác. Loại bể này kích thước tùy theo nhu cầu xử lý của hộ chăn nuôi (tùy số lượng đàn heo mà thiết kế thể tích bể chứa cho phù hợp để xử lý) cấu tạo ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 41 của bể thường hình trụ tròn, vòm chứa gas hình chóp cụt, bể điều áp hình chữ nhật hay tròn, vuông tùy địa hình. Các loại bể lớn xây hình hộp cỡ kích thước 50m3, 200m3 phục vụ cho các trại chăn nuôi và lò mổ nhu cầu xử lý lớn, xây chìm trong lòng đất nên độ bền cao, nước thải tự chảy vào hầm chứa ít tốn diện tích, có thể sử dụng mặt bằng để chăn nuôi trên nóc bể, giữ nhiệt độ cao vào mùa lạnh và mùa mưa, thích hợp cho vi sinh vật phát triển, áp lực gas mạnh, có thể dẫn đi xa (300m) nấu nhanh, sử dụng cho thắp sáng tốt. Nhược điểm: đào đất nhiều, vùng thấp trũng phải bơm nước khi thi công. ƒ Loại hầm ủ nắp vòm cầu do chương trình phát triển khí sinh học quốc gia phổ biến Hầm ủ nắp cố định vòm cầu được xây bằng gạch đinh gồm bể chứa dịch phân hủy liền với vòm chứa gas theo nguyên tắc bể điều áp giống loại hầm cố định của Đồng Nai tuy nhiên phần vòm được xây bằng gạch cuốn tô trát 2 lớp vữa mác 75 và xử lý 3 lớp chống thấm, phần nắp đậy rời, bề điều áp hình bán cầu hoặc hình vuông tùy địa hình, thể tích chung của các bể từ 5m3, 10m3 gần đây có phổ biến loại 20m3. Đặc điểm hầm xây dựng nhanh không phải đúc đỡ tốn sắt thép và cốt pha. Tuy nhiên đòi hỏi thợ xây phải có kỹ thuật cao, đối với vùng nước ngập khó thi công, những nơi cần chăn nuôi và tận dụng mặt bằng trên mặt hầm khó áp dụng. Các loại bể quy mô lớn thuộc các trang trại từ 50m3 trở lên khó áp dụng. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 42 ƒ Các loại túi biogas Túi ủ khí sinh vật Đối tượng: các hộ chăn nuôi ít đất rộng phù hợp cho vùng nông thôn ngoại thành. Hệ thống gồm mương dẫn nước thải từ các nguồn thải tự chảy vào túi phân hủy hình sống gồm 3 lớp ti nhựa dẻo polyetylen dày 0,3 – 0,5mm đường kính 1m, dài 8 – 12m tùy lượng phân, chất thải và nhu cầu xử lý. Chu kỳ phân hủy thường chọn (T) = 30 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 25 – 35 oC. Vi sinh vật lên men có sẵn từ các loại phân gia súc trong điều kiện kỵ khí (không có không khí). Lượng khí Metan đươc sinh ra sau quá trình lên men chiếm 50 - 70% được khai thác tận thu làm chất đốt, chất thải giảm mùi từ 70 - 80% có Hình 1.3: Túi ủ biogas Hình 1.3: Túi ủ biogas Hình 1.2: Loại hầm ủ nắp vòm cầu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 43 thể pha lỏng hay sục khí tiếp theo dùng cho tưới cây hoặc nuôi cá. Túi chứa khí gồm 2 ống hình trụ dài 3,5 – 4 m lồng vào nhau được cột chắc theo hướng dẫn của kỹ thuật viên, đảm bảo khí kín tuyệt đối, đường ống dẫn gas đến 2 bếp, có hệ thống thoát nước đọng và chống tăng áp đột ngột. Các túi ủ lắp đặt nhanh, giá rẻ thời gian thu hồi vốn nhanh dưới 1 năm. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 44 CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1.1 Vị trí địa lý An Giang có diện tích tự nhiên 3.406,23 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 72%, đất lâm nghiệp chiếm 2%, đất chuyên dùng chiếm 6,2%, đất thổ cư chiếm 6%, đất chưa sử dụng chiếm 13,8%. ƒ Toạ độ địa lý 10057’ – 12012’ vĩ độ Bắc 104046’ – 105035’ kinh độ Đông ƒ Ranh giới Phía bắc giáp với Campuchia Phía đông giáp Đồng Tháp Phía tây giáp Kiên Giang Phía nam giáp Cần Thơ 2.1.2 Địa hình Toàn tỉnh có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và miền núi. ƒ Đồng bằng: có độ cao thấp dần từ Bắc – Đông Bắc xuống Tây – Tây Nam với độ dốc nhỏ từ 0.5 – 1 cm/km. Địa hình này do phù sa sông Tiền và sông Hậu tạo nên. So với hệ quy chiếu mũi Nai thì nơi cao nhất của đồng bằng An Giang là 5m, thấp nhất là 0.8m. Có thể chia địa hình đồng bằng An Giang thành 2 vùng: vùng đất cao giữa sông Tiền và sông Hậu có độ cao trên 1.5m và vùng trũng tứ giác Long Xuyên nằm về phía hữu ngạn sông Hậu có độ cao nhỏ hơn 1.5m. ƒ Đồi núi: chủ yếu tập trung ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Đa số các ngọn núi có độ cao trung bình khoảng 500m, cao nhất là đỉnh núi Cấm 710m. Độ dốc của các núi trong khu vực đều dưới 300. Bao bọc xung quanh chân núi ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 45 là các vành đai đồng bằng với diện tích tương đối hẹp, có độ cao từ 5 – 30m, với độ dốc bình quân từ 30 - 60. Đây cũng có thể xem là địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi núi 2.1.3 Thổ nhưỡng Dựa vào tính chất thổ nhưỡng, đất ở An Giang được chia làm 3 khu vực: Š Vùng cù lao: với diện tích 103.150 ha, chiếm 30% diện tích toàn tỉnh, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với 97% diện tích là đất phù sa màu mỡ. Đất này là đất trầm tích sông mới, có màu nâu, nâu phớt hồng. Thành phần loại hạt từ sét trung bình đến thịt và thịt pha cát. Thành phần hoá học chủ yếu là SiO2 chiếm 71%, Al2O3 chiếm 11%, K2O và Na2O chiếm 5 – 6%. Hàng năm, khu vực này được bồi đắp một lượng phù sa đáng kể. Đây là khu vực đất tốt thích hợp cho phát triển nông nghiệp. ƒ Vùng trũng tứ giác Long Xuyên: có diện tích 239.203ha, thoát lũ về phía Tây. Đất vùng này bị nhiễm phèn, mặn, có cấu tạo trầm tích từ biển trẻ, là nguồn sinh sản phèn và các yếu tố gây độc hại cho sinh vật, làm nhiễm bẩn nguồn nước trong khu vực một cách nghiêm trọng. Đất ở đây thuộc loại trầm tích cực mịn do các dòng lũ bồi đắp hàng năm. Tuy nhiên tốc độ bồi lắng rất nhỏ, càng cách xa sông Hậu lượng phù sa càng giảm do đoạc đường vận chuyển xa và môi trường nhiễm acid nên càng đi vào vùng trũng tứ giác mức độ trầm tích càng hạn chế. Đặc điểm này đã tạo nên thuộc tính thổ nhưỡng trong khu vực là lớp phù sa mỏng, độ phèn cao. Đất trong khu vực này chủ yếu có màu xám, thành phần loại hạt từ cát trung đến sét nặng. Thành phần hóa học chủ yếu gồm SiO2 chiếm 59 – 60%, Al2O3 chiếm 17%. ƒ Đất đồi núi: chiếm hơn 30.000ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ơ những núi đá có nguồn gốc kiềm và trầm tích biến chất, lớp phủ này tương đối dày hơn. Độ dày của lớp đất phủ biến động từ 10 đến hơn 100cm, nhiều nơi chỉ trơ ra lớp đá gốc. Đây là vùng có nguy cơ xói mòn mạnh mẽ do hiện tại lớp phủ thực vật rất ít và thưa thớt. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 46 Theo tài liệu điều tra đất 60-02 (1985) áp dụng hệ thống mô tả theo FAO và phân loại theo Soil Taxonomy, toàn tỉnh có 6 nhóm đất chính với 37 loại đất. Nhóm đất phù sa ngọt có diện tích 151.600ha, chiếm tỉ lệ 44.50% diện tích tự nhiên, phân bố theo vùng ven sông Tiền, sông Hậu và 4 huyện cù lao và dải bờ Tây sông Hậu. Có thể chia thành 3 tiểu vùng là nhóm đất phù sa nâu bồi nhiều,nhóm đất phù sa nâu ít được bồi và nhóm đất phù sa xám nâu. Đất có thành phần cơ giới nặng hoặc sét, dinh dưỡng cao và cân đối. Tầng mặt màu nâu tươi và xám nâu, dày từ 30 – 50cm, thích hợp nhiều loại cây trồng đặc biệt là lúa màu. Nhóm đất phèn có diện tích 15.897ha, chiếm tỉ lệ 4,67% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các vùng trũng khu vực Tri Tôn, Tịnh Biên. Đây là nhóm đất rất xấu do các tầng phèn hoặc sinh phèn nông từ 0 – 50cm. Tầng mặt có độ pH KCl = 4 – 4,5, các tầng dưới có khi xuống đến 2 – 3 và có nhiều xác hữu cơ (từ 4% - 21%), với hàm lượng Al từ 10 – 13 mg/100g đất. Có thể chia thành 2 tiểu nhóm đất phèn tiềm tàng và đất phèn hiện tại. Trên ¾ diện tích đã được cải tạo trồng cây hằng năm, khoai mì tinh bột và phần diện tích còn lại dùng phát triển rừng đồng bằng. Nhóm đất phù sa có phèn có diện tích 93.802ha, chiếm 27,57% diện tích tự nhiên, phân bố thành vệt từ Châu Đốc mở rộng dần đến ranh giới tỉnh Kiên Giang. Đây là nhóm đất sinh phèn khá sâu, từ 50 – 100cm hoặc sâu hơn, khả năng gây hại ít. Có thể chia thành 2 tiểu nhóm là nhóm đất phù sa có phèn cạn, trung bình và nhóm đất phù sa có phèn nhẹ. Hiện nhóm đất này đã được cải tạo, sử dụng vào canh tác các loại cây hằng năm, chủ yếu là cây lúa. Nhóm đất than bùn hữu cơ với một loại đất là đất than bùn phèn có 1.643ha, chiếm 0,48%, phân bố chủ yếu ở Tri Tôn, hình thành các vùng than bùn tập trung với khối lượng lớn. Đất có tầng than bùn hữu cơ dày từ 60 – 90cm và bên dưới lại còn có tầng sinh phèn có khả năng gây hại cây trồng. Nhóm đất phát triển tại chỗ trên phù sa cổ có 24.723ha, chiếm 7,26%, phân bố tập trung tại 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên. Đây là nhóm đất có nguồn gốc phong hoá từ granit, nghèo dinh dưỡng. Ngoài ra còn có một số loại hình đất phèn, đất ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 47 phù sa có phèn, than bùn phèn trên phù sa cổ có các tính chất khác nhau do bồi tụ từ trên mặt, rửa trôi từ nơi khác đến. Trong nhóm đất này có thể chia thành 2 dạng lớn là loại đất cát phong hoá chiếm 16.400ha với lớp cát tầng mặt dày trên 50cm và dạng còn lại là các loại đất khác trên phù sa cổ chiếm 8.300ha. hiện đất này đang sử dụng trồng nương rẫy, rừng và cây lâu năm, các loại cây hằng năm khác. Các loại đất khác có 52.965 ha, chiếm 15,52% gồm: Nhóm đất bị xáo trộn: có diện tích 19.400ha, đây chính là địa bàn đất xây dựng, đất khu dân cư mà thực chất là loại đất phù sa, đất phong hoá. Đất đồi núi và núi đá có gần 100.000ha và tập trung chủ yếu ở vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên. Trên diện tích này đang có sự bào mòn, rửa trôi trơ cát, đá do phục hồi độ che phủ của rừng chưa kịp thời. Các năm qua đã đầu tư để che phủ xanh cơ bản loại đất này bằng các loại cây mọc nhanh kết hợp cây rừng có giá trị kinh tế. Nhìn chung, phần lớn diện tích đất rừng trong tỉnh là đất phù sa màu mỡ. Lại có nguồn nước ngọt giàu phù sa thường xuyên bồi đắp, do đó rất thích hợp với nhiều loại cây lượng thực, rau màu và cây công nghiệp. Tuy nhiên để sử dụng có hiệu quả đất đai cần quan tâm giải quyết 2 vấn đề chính là giải quyết lũ lụt vùng đồng bằng và khôi phục diện tích rừng ở vùng đồi núi, tạo nguồn nước tưới cho mùa khô. 2.1.4 Khí hậu + Nhiệt độ An Giang có nhiệt độ trung bình vào khoảng 26 – 270C. năm 2003, nhiệt độ trung bình các tháng dao động từ 25,4 – 29,40C. + Chế độ gió Chế độ gió ở An Giang khá thuần nhất, chịu ảnh hưởng bởi 2 chế độ gió mùa rõ rệt. Từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước từ Vịnh Thái Lan về tạo mưa cho khu vực, tốc độ gió trung bình đạt 3m/s. từ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 48 tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mua Đông Bắc có tính chất lạnh và khô. + Chế độ mưa Chế độ mưa bị phân hoá làm 2 mùa rõ rệt. Tổng lượng mưa hàng năm từ 1.500-1.600mm, giá trị cao nhất đạt 2.100 và thấp nhất là 900 mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và sự nhiễu động của thời tiết. Lượng mưa lớn tập trung vào tháng 8, 9. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không vượt quá 100 mm. + Độ ẩm Độ ẩm thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa nắng độ ẩm bình quân tháng đạt đến 80%, độ ẩm thấp nhất đạt 76% vào các tháng 2, 3 nhưng chưa bao giờ xuống dưới 35%. Mùa mưa độ ẩm trung bình tháng đạt đến 79%. + Tổng bức xạ An Giang có lượng tổng bức xạ khá lớn do có khoảng 2.500 giờ nắng/ năm. + Lượng bốc hơi Lượng bốc hơi hàng năm từ 1.200 – 1.300 mm. Tháng 3 và tháng 4 có độ bốc hơi nhỏ nhất (130 – 160 mm). Tháng 9 có lượng bốc hơi cao nhất. 2.1.5 Thủy văn Vùng hạ lưu MeKong bao gồm vùng đồng bằng kể từ Kratie ra tới biển Đông chiếm 24% diện tích lưu vực (190.800 km2). Khi chảy đế Phnom Penh, sông MeKong nối với dòng Tonlesáp, dòng sông này hoạt động như cửa vào, cửa ra của biển hồ. Ơ mực nước thấp nhất trong năm diện tích mặt hồ là 3000 km2 và khi ở mực nước cao nhất là 15.000 km2. trong năm, mực nước hồ thay đổi khoảng từ 2m đến 12m, khả năng chứa nước của hồ giữa hai mực nước đó gần 90 tỷ m3. sau Phnom Penh về phía hạ lưu một ít, sông MeKong chia ra 2 nhánh: MeKong phía đông gọi là Tiền Giang và Bassac ở phía tây gọi là Hậu Giang. Tiền Giang chảy qua Tân Châu, Sa Đéc, Mỹ Thuận rồi đổ ra biển Đông ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 49 bằng 6 cửa sông. Còn Hậu Giang thì chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và đổ ra biển Đông bằng 3 cửa sông. Có lẽ vì vậy mà nhân dân ta gọi sông Tiền, sông Hậu bằng tên Cửu Long. Chế độ thủy văn ở An Giang chịu ảnh hưởng của bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây. Ngoài chế độ dòng chảy, sông còn chịu ảnh hưởng nguồn nước từ thượng nguồn đổ về. Vào mùa mưa vận tốc dòng chảy tăng lên rõ rệt, nước sông mang theo lượng phù sa rất lớn. Nét đặc trưng của An Giang là hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với các sông chính với sông Tiền dài 80km và sông Hậu dài 100km, sông Vàm Nao 7km. Ngoài ra còn có 85 sông, rạch tự nhiên với tổng chiều dài là 608km và 375 kênh đào cấp I và kênh cấp II với tổng chiều dài là 1.617km. 2.1.6 Tài nguyên 2.1.6.1 Tài nguyên nước Mùa mưa ở An Giang bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm tại Long Xuyên từ 1400 – 1500 mm, tại Châu Đốc là 1470mm. Nước mưa là nguồn nước quan trọng cho các vùng khó khăn về nguồn nước mặt, nước ngầm; nhất là các khu vực dân cư nông thôn vùng sâu, hẻo lánh, trên đồi núi cao. + Nước mặt: Sông Hậu và các nhánh kênh rạch của nó là nguồn nước chủ yếu và rất quan trọng để cấp nước cho tỉnh. Hiện nay hầu hết các đô thị và dân cư nông thôn trong tỉnh đều sử dụng nguồn nước này. + Nước ngầm Nước ngầm hiện nay ở An Giang chưa được khai thác nhiều. Tại thành phố Long Xuyên hiện có giếng ở khu Vàm Cống, phường Mỹ Thới với độ sâu 280 – 300m với lưu lượng Q = 50 – 70 m3/h. Theo liên đoàn 8 địa chất thuỷ văn, nước ngầm ở độ sâu 100m vùng dọc theo sông Hậu và phía tây bắc của tỉnh có thể khai thác được ở độ sâu 80 – 100m và tầng 250 – 300m với trữ lượng khai ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 50 thác công nghiệp có thể đạt tới 30.000 m3/ngày và trữ lượng tiềm năng 85.000 m3/ngày. 2.1.6.2 Tài nguyên đất Có 6 nhóm đất chính với 37 loại đất: nhóm đất phù sa bao gồm phù sa ngọt và phù sa có phèn chiếm 72% diện tích tự nhiên (245.403), nhóm đất phèn chiếm 4.67% diện tích, nhóm than bùn hữu cơ chiếm 0,48%, nhóm phù sa cổ và đất cát phong hoá chiếm 7,26% diện tích, còn lại là các loại đất khác chiếm 15,52%. 2.1.6.3 Tài nguyên rừng Đất rừng tổng cộng chiếm 18.002 ha, rừng tự nhiên có các loại Sao, Dầu, Giáng Hương. Rừng trồng chủ yếu là bạch đàn, keo lá tràm, tai tượng và các loại cây mọc nhanh, ngoài ra còn có nhiều loại cây ở các khu rừng ngập nước. Tính đến năm 2002, tỉnh An Giang có 33 khu rừng, nâng độ che phủ rừng gần 5%, làm phong phú thêm loại thực vật và đa dạng thêm tính sinh học thực vật rừng. 2.1.6.4 Tài nguyên khoáng sản Š Đá xây dựng Hoạt động khai thác đá ở An Giang trong những năm vừa qua đã có nhiều đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Š Mỏ đá Aplit Mỏ đá Aplit là nguyên liệu chủ yếu trong quy trình sản xuất men gạch ceramic. Mỏ có diện tích 0,2 km2 núi Bà Đắt thuộc ấp Thới Thuận, xã Thới Xuân, huyện Tịnh Biên. Š Sét gạch ngói Ở Tân Châu, Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân, Tri Tôn, Châu Đốc trữ lượng khoảng 39 triệu m3. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 51 Š Cát: Cát xây dựng ở Tịnh Biên, sông Hậu đoạn Châu Đốc, Long Xuyên, sông Tiền. Š Than bùn Các mỏ than bùn An Giang phân bố tại 7 đầm than và 10 dải than thuộc địa phận các xã Núi Tô, An Lạc, An Thành, Ba Chúc, An Ninh, Vĩnh Gia. 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, VĂN HÓA – Xà HỘI 2.2.1 Dân số và nguồn lực lao động Tỉnh An Giang được chia thành 11 huyện, thị và 1 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Long Xuyên (thành phố loại II), các huyện, thị bao gồm: thị xã Châu Đốc, huyện An Phú, Phú Tân, Tân Châu, Chợ Mới, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, với 150 xã phường, thị trấn (122 xã, 13 phường, 15 thị trấn). Trung tâm hành chính của tỉnh đặt tại thành phố Long Xuyên. Dân số toàn tỉnh năm 2003 ước có 2.155.121 người, với tỉ lệ tăng tự nhiên là 1,427% và giảm dần qua các năm. Trong đó dân số thành thị tăng nhanh hơn nông thôn, tuy nhiên tập trung đông nhất vẫn là ở nông thôn với 76%. Thành phố Long Xuyên có mật độ dân số cao gấp 3,9 lần mật độ trung bình của tỉnh và bằng 12,3%. Sau đó là các huyện Chợ Mới gấp 1,6 lần chiếm 16,8%, thị xã Châu Đốc gấp 1,8 lần chiếm 5,25% tổng số dân toàn tỉnh. Cơ cấu theo giới tính khá cân bằng, nam chiếm 49,2% và nữ chiếm 50,8%. Dân cư trong tỉnh gồm 4 dân tộc chủ yếu: dân tộc Kinh 91%, Hoa 4-5%, Khơmer 4,31%, Chăm 0,61%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 59,72%, chủ yếu tập trung ở ngành nông – lâm – thủy sản. 2.2.2 Kinh tế Tỉnh An Giang dựa trên nền kinh tế nông nghiệp lâu đời chuyên canh lúa nước và hoa màu. Hiện nay, tỉnh An Giang có kế hoạch thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước chủ yếu là xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông sản, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 52 thuỷ sản. Những năm qua An Giang được xem là vựa lúa của cả tỉnh. Bên cạnh đó các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, lụa Tân Châu nổi tiếng với Lãnh Mỹ A, làng nghề nuôi các bè, mộc đang dần khôi phục và phát triển gắn bó với loại hình dịch vụ du lịch sinh thái tạo bước tiến mới trên thị trường trong nước và quốc tế, lễ hội hằng năm cũng thu hút rất nhiều du khách bắt đầu từ tháng 3 cho đến tháng 7. Theo cục thống kê của Tỉnh An Giang tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm đạt mức 12,52%, tăng 2,4% so với 6 tháng đầu năm 2009. Trong đó nông lâm thuỷ sản tăng 7,22%; các ngành công nghiệp tăng trên 15%; các loại hình dịch vụ tăng 15,52% là nguồn động lực thúc đẩy các nhà đầu tư mạnh dạng hơn với thị trường đầu tư của An Giang . Dự tính tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,24% trong năm 2011. Š Tình hình chăn nuôi - Cơ cấu vật nuôi + Chăn nuôi heo ƒ Số lượng đầu con năm 2009 là 181,9 ngàn con, tăng 7,5% so cùng kỳ (tăng 12 ngàn con). Các huyện có quy mô đàn tăng nhiều so năm trước là: Thoại Sơn tăng 5,7 ngàn con, Tân Châu tăng 5,2 ngàn con và Chợ Mới tăng 4,7 ngàn con... Về cơ cấu, đàn nái chiếm 12,2%; thịt là 87,7%, so thời điểm cùng kỳ cơ cấu đàn nái có xu hướng giảm (giảm 1,9%), đàn thịt tăng (tăng 1,8%). Nguyên nhân là do những tháng đầu năm giá heo hơi không ổn định, thường ở mức thấp (bình quân từ 2,8-3,0 triệu đồng/tạ) trong khi giá thức ăn tăng nhanh dẫn đến hiệu quả chăn nuôi thấp hơn, số lượng đàn heo chậm phát triển, nhu cầu con giống không cao, số hộ nuôi heo nái chuyển sang nuôi heo thịt. ƒ Quy mô và phương thức nuôi: toàn tỉnh hiện có 23,8 ngàn hộ (trên 175 ngàn con). Trong đó có trên 8,5 ngàn hộ nuôi heo với quy mô từ 1 - 3 con (chiếm 36,09%), chủ yếu tận dụng thức ăn dư thừa và sử dụng nhiều rau xanh, không nhiều thức ăn tinh; trong khi 9,3 ngàn hộ nuôi từ 4 - 7 con (chiếm 38,9 %), sử dụng thức ăn công nghiệp chiếm 26,5%; trên 5,9 ngàn hộ nuôi từ 7 con trở lên (chiếm 25,01%), sử dụng thức ăn công nghiệp chiếm trên 80% và số còn lại vẫn còn nuôi theo phương thức truyền thống. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Trần Thị Tường Vân SVTH: Trần Thị Hồng Nhung MSSV: 107108060 Trang 53 + Chăn nuôi gia cầm ƒ Tổng đàn gia cầm cuối năm 2009 có 4,02 triệu con, bằng 93,6% (giảm gần 276 ngàn con) so thời điểm cùng kỳ. Trong đó, đàn gà 868 ngàn con (chiếm 21,6% cơ cấu đàn), bằng 100,9% (tăng 8,4 ngàn con); đàn vịt là 3,15 triệu con, bằng 91,7% (giảm 284 ngàn con) so cùng kỳ. ƒ Quy mô và phương thức chăn nuôi: số hộ nuôi nhỏ lẻ với số lượng từ vài con đến dưới 100 con, chiếm tỷ lệ 82%, chủ yếu là nuôi các giống gà vịt địa phương nhằm để tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên; chăn nuôi vịt thả đồng với số lượng từ trên 100 con, chiếm tỷ lệ 17%, chủ yếu là các giống vịt cỏ, tàu rằn, tàu phèn, vịt nông nghiệp, vịt lai với các giống cao sản khác nhằm khai thác trứng tươi và một số cung cấp trứng giống cho các cơ sở ấp trứng. Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống và gắn liền với lịch thời vụ nhằm để tận dụng lúa đổ, rơi vãi...; chăn nuôi nhốt hay vừa nhốt vừa thả có rào bao quanh với số lượng nuôi từ trên 1 ngàn con, chiếm tỷ lệ 1%, chủ. Tuy vậy, phương thức chăn nuôi này đang gặp nhiều khó khăn do đòi hỏi vốn, mặt bằng, trình độ kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế trang trại và khả năng tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Đề giải quyết một số tồn tại trên, ngành nông nghiệp đã xây dựng Dự án mô hình sản xuất chăn nuôi gia cầm trong nông hộ và trang trại đến tiêu thụ sản phẩm an toàn với nhiều giải pháp. Nhờ đó, đã có sự chuyển đổi một phần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi vịt chạy đồng, sang hình thức nuôi nhốt hay nuôi kết hợp với ruộng lúa, cá, vườn cây, VAC… an toàn sinh học. + Chăn nuôi trâu bò ƒ Số lượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfND luan van.pdf
  • docBIA.doc
  • docLOICAMDOAN.doc
  • docLOICAMON.doc
  • docmuc luc.doc
  • docNVDA.doc
  • docNXGV.doc
  • docPHIEUCHAMDIEM.doc
Tài liệu liên quan