Đồ án Đánh giá và đề xuất các biện pháp giảm thiểu khí nhà kính của ngành gia công kim loại tại thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Lời mở đầu 1

1.2 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.3 Tình hình nghiên cứu khí thải nhà kính trong và ngoài nước 8

1.4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 10

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

1.6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 11

1.6.1 Phương pháp luận 12

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu 13

1.6.3 Xác định phát thải khí nhà kính tại các cơ sở sản xuất kim loại tại TP.HCM 14

1.7 Ý nghĩa của đề tài 23

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NÓI CHUNG 24

2.1 Tổng quan về hiệu ứng nhà kính 24

2.1.1 Khái niệm về hiệu ứng nhà kính 24

2.1.2 Nguồn gây phát thải khí nhà kính 24

2.2 Hiện trạng phát thải KNK của một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam 27

2.2.1. Tình hình phát thải KNK của các quốc gia trên thế giới 27

2.2.2. Tình hình phát thải KNK ở Việt Nam 36

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KIM LOẠI TẠI TP.HCM 39

3.1 Hiện trạng sản xuất công nghiệp tại TP.HCM 39

3.1.1 Quy mô sản xuất công nghiệp tại TP.HCM 39

3.1.2 Phân bố sản xuất công nghiệp tại TP.HCM 41

3.2 Giới thiệu về ngành sản xuất kim loại tại TP.HCM 43

3.3 Mức độ đóng góp của ngành sản xuất kim loại trong nền kinh tế của TP.HCM 44

3.4 Hiện trạng ngành công nghiệp sản xuất kim loại tại TP.HCM 45

3.5 Vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất kim loại tại TP.HCM 56

3.5.1 Quy trình công nghệ sản xuất của ngành sản xuất kim loại 58

3.5.2 Các nguồn ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất 58

3.5.3 Việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất kim loại tại TP.HCM 62

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN LƯỢNG PHÁT THẢI KNK TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KIM LOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 64

4.1 Nguồn phát thải KNK từ hoạt động sản xuất kim loại và công thức tính toán 64

4.2 Tính toán lượng phát thải KNK từ hoạt động sản xuất kim loại cho các công ty điển hình 66

4.2.1 Tính toán phát thải KNK cho Công Ty Liên Doanh Wu Feng 66

4.1.2 Công Ty Cổ Phần Thép Á Châu 71

4.2.3 Công Ty TNHH Sản Xuất Kiến Hoa 75

CHƯƠNG 5: DỰ BÁO PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU PHÁT THẢI KNK CHO CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT KIM LOẠI TẠI TP.HCM 83

5.1 Dự báo phát thải KNK cho các công ty sản xuất kim loại đến năm 2020 83

5.2 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu phát thải KNK từ hoạt động sản xuất kim loại tại TP.HCM 89

5.2.1 Biện pháp quản lý 90

5.2.2 Biện pháp chế tài 90

5.2.3 Biện pháp xử dụng công nghệ kỹ thuật 91

5.2.4 Áp dụng biện pháp sản xuất sạch hơn 91

5.2.5 Thay đổi nhiên liệu sản xuất 95

5.3 Các biện pháp giảm thiểu phát thải KNK từ hoạt động sản xuất kim loại được áp dụng tại Việt Nam 97

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99

6.1 Kết luận 99

6.2 Kiến nghị 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 104

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN 105

 

 

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3867 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá và đề xuất các biện pháp giảm thiểu khí nhà kính của ngành gia công kim loại tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày 25/9/2002 và cam kết phải giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ít nhất 5,2% vào năm 2012, nên để giảm lượng phát thải KNK, Quốc hội đã ban hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là luật số 50/2010/QH12, Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10. trong luật có đưa ra các biên pháp biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hoá nhằm giảm bớt phát thải KNK của các cơ sở sản xuất. Nhận xét tổng quan về KNK ở Việt Nam và trên Thế Giới Từ các số liệu đã thu thập được ta thấy trong các KNK thì khí CO2 là chiếm số lượng nhiều nhất trong sự phát thải KNK của bốn nước được so sánh trong báo cáo, theo đó ta đưa ra một bảng số liệu so sánh về mức phát thải khí CO2. Bảng 2.8: sự phát thải khí CO2 trong những năm 1994 và 1998 của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam ( CO2.109 kg). Quốc gia 1994 1995 1998 2000 Liên Minh Châu Âu (EU-15) - 3.873 3.891 3.848 Hoa Kỳ - 5.407,9 - 5.955,2 Nhật Bản - 1.223,7 1.195,9 1.251,6 Việt Nam 103,8 121,1 Nhận xét: nhìn chung sự phát thải khí CO2 ở Việt Nam trong những năm đầu tương đối thấp hơn so với các nước phát triển trên thế giới, tổng lượng khí CO2 của Việt Nam trong năm 1998 chỉ bằng 10% so với lượng phát thải CO2 ở Nhật cùng năm 1998. Nhưng do các ngành năng lượng và công nghiệp ngày một phát triển ở Việt Nam đồng nghĩa với việc phát sinh KNK ngày một nhiều hơn. Nếu không có những biện pháp giảm thiểu phát thải và cải thiện môi trường sống thì TP.HCM sẽ là một trong những thành phố ô nhiễm nhất Việt Nam, đều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và điều kiện sống cuả hơn 7 triệu dân đang sinh sống và làm việc tại thành phố này. KNK từ ngành sản xuất kim loại Trong sản xuất kim loại năng lượng, khí nhà kính được thải ra chủ từ quá trình đốt cháy nhiên liệu để nung chảy kim loại và các công đoạn gia công kim loại. Các KNK phát sinh trong quá trình sản xuất kim loại gồm: CO2 ,N2O, CH4. Hiện nay trên địa bàn TP.HCM đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nên phải có những chủ trương và chính sách quản lý chặt chẽ và phù hợp hơn nữa Bảng 2.9: số liệu về sự phát thải KNK của ngành sản xuất kim loại trong năm 1994 do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam thực hiện năm 2003 , đơn vị : nghìn tấn Ngành sản xuất CO2 NOX SO2 NMVOC Luyện và cáng thép 475.2 0.011 0.012 0.008 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KIM LOẠI TẠI TP.HCM 3.1 Hiện trạng sản xuất công nghiệp tại TP.HCM 3.1.1 Quy mô sản xuất công nghiệp tại TP.HCM TP.HCM là thành phố lớn nhất trong cả nước bao gồm 19 quận và 5 huyện, với tổng diện tích 2.098,7 km², dân số khoảng 7.123.340 người (số liệu tháng 4/2009) gồm 03 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp bao gồm 26 nhóm ngành với tổng diện tích là 3.620 hecta, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố đạt gần 610.000 tỷ đồng, tăng 25,1% so với năm 2011; trong đó sản xuất công nghiệp Nhà nước chiếm 12,1%, công nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 47,8%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 40,1%. Ngành công nghiệp thành phố chiếm 27,5% vào quy mô sản xuất và góp 3,9% tăng trưởng công nghiệp cả nước, đóng góp 42,1% giá trị sản lượng công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm. Qua sản xuất công nghiệp, giá trị mới được tạo ra gần 60.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 290.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5,1%. Năm 2010 là năm thứ 2 liên tiếp Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có mức tăng trưởng công nghiệp cao nhất cả nước, dẫn đầu cả về quy mô, mức độ phát triển sản xuất công nghiệp. [14] Gần đây TPHCM đã và đang có nhiều nỗ lực quan trọng để cải thiện vấn đề môi trường đô thị như: sắp xếp lại các ngành công nghiệp, di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ô nhiễm môi trường theo hướng tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng các công nghệ cao; chuyển đổi cơ bản về chất các ngành công nghiệp của thành phố; tạo dựng nhiều thương hiệu sản phẩm trên thị trường khu vực và thế giới; các ngành công nghiệp trọng yếu như cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hoá chất… được ưu tiên phát triển trên địa bàn; mô hình chính quyền đô thị được thí điểm và từng bước được thiết lập. Và nhiều nỗ lực khác… Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết việc làm, trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Môi trường thành phố đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và các hoạt động sản xuất công nghiệp sản xuất. Trong thức tế các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp tại TP HCM đang gặp những khó khăn chung như: quy mô sản xuất nhỏ, chiếm đa số là sản xuất theo hộ gia đình với công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị yếu, nằm trong thành phố gần khu dân cư và chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm riêng cho từng cơ sở nên gây ra tình trạng ô nghiễm rất khó quản lý…đang là mối lo lớn cho các nhà quản lý môi trường tại TP.HCM Trước yêu cầu bức xúc về môi trường hiện nay, ngày 18/8/2004 UBND thành phố đã ra quyết định số 200/2004/QĐ-UB về việc di dời các cơ sở sản xuất đang hoạt động trong khu dân cư, theo quyết định 200/2004QĐ-UB đến cuối năm 2005 phải chuyển toàn bộ 1.235 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư và chuyển vào khu công nghiệp hoặc ra khỏi thành phố. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND thành phố vào năm 2005 thì tính đến cuối năm 2005 chỉ có mới có 532 cơ sở thực hiện di dời, khắc phục ô nhiễm, chuyển đổi ngành nghề, ngưng sản xuất, chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp thực hiện đúng tiến độ nhà nước đề ra... Trong đó chỉ có 150 cơ sở thực hiện phương án di dời thực sự. TP.HCM đang khẩn trương xây dựng thêm nhiều nhà máy xử lý chất thải nguy hại với quy mô vốn đầu tư và công suất xử lý tương đương với quy mô vốn và công suất của nhà máy ở bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn). TPHCM đang làm hết sức mình vì cuộc sống cộng đồng, bằng nỗ lực chú trọng phát triển kinh tế xanh - sạch. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đặt ra, TPHCM cần phải nhận được sự cộng tác chặt chẽ và đáng kể về bảo vệ môi trường từ nhiều phía. 3.1.2 Phân bố sản xuất công nghiệp tại TP.HCM Theo khảo sát của để phục vụ cho bài nghiên cứu thì các cơ sở sản xuất kim loại có quy mô lớn đã được di dời, tập trung vào KCN hoặc chuyển ra khỏi thành phố, nhưng các cơ sở sản xuất kim loại nhỏ lẻ nằm bên ngoài KCN, KCX tập trung tại các quận 7, 12, Gò Vấp… và các huyện ngoại thành. Đa số các cơ sở sản xuất nằm trong ngõ hẻm, nằm lẫn với các hộ nhà dân. Không phân bố theo tính chất ngành nghề mà mang tính chất tự phát, tuỳ tiện. Các cơ sở có mức độ phát thải cao thường nằm ở ngoại ô thành phố TP.HCM và ở những nơi thưa dân cư. Đây là vấn đề khó khăn trong việc thống kê và kiểm soát phát thải KNK tại các cơ sở này. Theo nôi dung quy hoạch của thành phố đến năm 2010 sẽ quy hoạch phát triển đồng bộ cả hệ thống 3 thể loại : KCN tập trung, Cụm công nghiệp, Làng nghề công nghiệp liên kế trên những khu vực, địa bàn có điều kiện vị trí địa lý – kinh tế thuận lợi. Quy hoạch các KCN tập trung, các cụm công nghiệp nhằm di dời hoặc phát triển các loại xí nghiệp, cơ sở sản xuất có ô nhiễm của Thành phố phải nằm dưới hạ lưu sông Sài Gòn. Phối hợp với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm trong việc quy hoạch các KCN có mức độ ô nhiễm chung cho toàn vùng. Năm 2011 tại Tp.HCM có 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp đang hoạt động với 1.216 dự án đầu tư trong các KCN và KCX. Theo quyết định 200/2004QĐ-UB các công ty sẽ được chuyển vào các KCN, tuy nhiên theo khảo sát các đơn vị phải di dời là cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, vốn ít, nhu cầu mặt bằng chỉ vài trăm m2, trong khi quy hoạch chi tiết trong các KCN hiện nay chỉ dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn. Giá thuê mặt bằng nhà xưởng tại các KCN lại cao nên khả năng di dời của các đơn vị này vào KCN là rất khó. Bảng 3.1: Danh sách các khu công nghiệp và khu chế xuất tại Tp.HCM Số TT TÊN KHU CN VỊ TRÍ Diện tích đất quy hoạch (ha) Số dự án đang hoạt động 1 KCX Tân Thuận Quận 7 300 148 2 KCX Linh Trung I Q. Thủ Đức 62 35 3 KCX Linh Trung II Q. Thủ Đức 61,75 38 4 KCN Tân Tạo Q. Bình Tân 373,33 193 5 KCN Vĩnh Lộc Q. Bình Tân 203 106 6 KCN Bình Chiểu Q. Thủ Đức 27,34 20 7 KCN Hiệp Phước H. Nhà Bè 311,40 61 8 KCN Tân Bình Q. Tân Phú và Q. Bình Tân 129,96 103 9 KCN Tân Thới Hiệp Quận 12 28,41 27 10 KCN Lê Minh Xuân H. Bình Chánh 100 163 11 KCN Tây Bắc Củ Chi H. Củ Chi 208 42 12 KCN Cát Lái Quận 2 124 55 13 KCN Tân Phú Trung H. Củ Chi 542,64 13 TỔNG 2.471,83 1.004 Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Tp.HCM, 2011 Năm 2010 tại TP.HCM có tổng cộng 56.177 công ty sản xuất nhưng chỉ có 1004 công ty nằm trong KCN, KCX theo báo cáo của Ban quản lý các KCN và KCX, chủ yếu những công ty có vốn đầu tư nước ngoài và những công ty có quy mô lớn nằm trong KCN, hiện nay các công ty nằm ngoài KCN nằm dưới sự quản lý của Phòng tài nguyên môi trường quận và Sở Tài Nguyên và Môi Trường nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn. 3.2 Giới thiệu về ngành sản xuất kim loại tại TP.HCM Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới đất nước trong những năm vừa qua đã đem lại những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, nâng cao đáng kể đời sống nhân dân. Sự phát triển của sản xuất kim loại trong những năm gần đây đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong sự phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM, các sản phẩm của ngành kim loại chiếm một tỉ trọng đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời, góp phần quan trọng trong việc tận dụng phế thải kim loại trên phạm vi toàn quốc. Trong những năm tới, sản xuất sắt thép còn có nhiều triển vọng phát triển. Theo niên giám thống kê của TP.HCM đến năm 2009 toàn thành phố có 79.916 doanh nghiệp đang hoạt đọng trên địa bàn, trong đó công nghiệp chế biến là 56.959 doanh nghiệp. Ngành sản xuất lim loại bao gồm là 7930 doanh nghiệp, đến năm 2010 là 8.877 công ty thuộc ngành sản xuất kim loại năm 2009. Thống kê trong năm 2010 có 6 cơ sở sản xuất nhà nước, 12 cơ sở sản xuất tập thể, 1.763 cơ sở sản xuất tư nhân, 6.991 cơ sở sản xuất cá thể và 105 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 45.444.936 triệu chiếm 7,2% tổng giá trị thực tế của ngành công nghiệp. Trong đó có 488 công ty sản xuất kim loại nằm trên địa bàn TP.HCM. [15] Theo khảo sát tại các cơ sở sản xuất thì đa số các cơ sở sản xuất cá thể và cơ sở tư nhân nằm ngoài các KCN, KCX chưa xây dựng các hệ thống xử lý ô nhiễm trước khi xả ra môi trường do các thiết bị xử lý môi trường có giá thành cao, hoặc có xây dựng nhưng không thường xuyên vận hành do chi phí vận hành cao. 3.3 Mức độ đóng góp của ngành sản xuất kim loại trong nền kinh tế của TP.HCM Ngày nay kim loại đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các công trình xây dựng cầu đường, nhà cửa và dần thay thế các nguyên liệu xây dựng khác như đá và gỗ bởi đặc tính vững chắc và dễ tạo hình. Hơn nữa, kim loại cũng là nguyên vật liệu chính cho các ngành công nghiệp khác như đóng tàu, phương tiện vận chuyển, xây dựng nhà máy và sản xuất máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con người. Nhận biết được tầm quan trọng của ngành kim loại, nên TP.HCM đã dành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành kim loại. Bởi kim loại được coi là nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp khác. Hiện tại, TP.HCM vẫn coi ngành sản xuất kim loại là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế, Xây dựng ngành sản xuất kim loại đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm của các ngành công nghiệp khác và tăng cường xuất khẩu. Chính phủ dành nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào ngành kim loại nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn và nhân lực của ngành, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó do đặc thù của ngành sản xuất kim loại gây ô nhiêm môi trường cao nên TP.HCM cũng đang tìm ra những giải pháp tốt nhất cho vấn đề môi trường nà không gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của nền kinh tế. Năm 2010, GDP của TP.HCM tăng 11,8%. chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,58%. So với chỉ tiêu đề ra là 10%, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố đã hoàn thành vượt mức, trong đó đang chú ý tốc độ tăng trưởng GDP quý IV lên tới 13%. Trong đó nhóm ngành cơ khí dẫn đầu về tốc độ tăng: sản phẩm kim loại tăng 21,9%. Tổng sản phẩm sản xuất trong cả nước năm 2010 là 414.068 tỷ đồng, trong đó ngành công nghiệp chiếm 187.385 tỷ đồng. Tại TP.HCM ngành sản xuất năm 2010 chiếm 173.493,8 tỷ đồng và chỉ riêng ngành sản xuất công nghiệp chiếm 38.301,8 tỷ đồng. Chiếm 9,25% tổng giá trị cả nước năm 2010. ngành công nghiệp chế biến đạt 155.026 tỷ đồng, chiếm 37,4% cơ cấu tổng sản phẩm chế biến tại TP.HCM. Tốc độ phát triển của tổng sản phẩm tính từ năm 1994 đến 2010 tăng 110,9%. Nhà nước cũng chú trọng đến vấn đề phát triển của ngành công nghiệp nói chung nên trong năm 2010 đã đầu tư 380 tỷ đồng cho mục đích phát triển ngành công nghiệp tại TP.HCM. Trong năm 2010 ngành công nghiệp tại TP.HCM đã thu hút được 147.814 nghìn USD. Đây là một số đầu tư lớn khi vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009. Bên cạnh những nguồn lợi đem lại thì các nhà máy chế biến kim loại (sắt, thép và kim loại màu) được xem là nguồn góp phần gây ô nhiễm quan trọng đứng thứ 2 sau ngành hóa chất. Các nhà máy sản xuất, định hình, xử lý, mạ và gia công cơ khí các loại kim loại, thậm chí cả ngành tái chế kim loại cũng được xếp vào nhóm 30 ngành có tải lượng ô nhiễm cao nhất cùng ngành công nghiệp giấy và bột giấy; sản phẩm gỗ và đồ nội thất [16]. 3.4 Hiện trạng ngành công nghiệp sản xuất kim loại tại TP.HCM Ngành sản xuất kim loại của TP.HCM, tuy có thể nói là vượt trội hẳn so với mặt bằng chung của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng chủ yếu vẫn là gia công ở những công đoạn tạo thành sản phẩm. Sản xuất kim loại cũng là một trong những ngành phát triển mạnh tại TP.HCM và giải quyết vấn đề việc làm cũng như đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế. Bảng 3.2: sản lượng sản xuất kim loại của cả nước và TP.HCM, đơn vị (nghìn tấn) Vùng kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cả nước 3403 3837 4012 - 5001 5252 TP.HCM 844 801 600,56 790,562 858,828 973,797 Nguồn: Niên giám thống kê cả nước và TP.HCM, 2010 [15] Tuy nhiên, những biến đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội và tăng trưởng kinh tế cũng nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường thiên nhiên và môi trường sống của cộng đồng. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên…Tại các thành phố lớn điển hình như TP.HCM hiện đang có hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Theo khảo sát các vẫn tồn tại rất nhiều công ty sản xuất kim loại nằm ngoài KCN không có hệ thống xử lý nước thải và hệ thống xử lý khí thải phát sinh tại lò nung của công ty, hoặc có hệ thống xử lý nhưng chưa đạt…mà vấn đề ô nhiễm do sản xuất công nghiệp là rất nặng và khó khắc phục. Sự suy thoái về môi trường là vấn đề đã được cảnh báo và đã giành được sự quan tâm của ban quản lý môi trường. Hiện tại môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn và đặc biệt là ở TP.HCM. Tại thành phố hiện đã có quy hoạch KCN sản xuất tập trung để cải thiện tình trạng ô nhiễm của các ngành công nghiệp nặng như gang thép, xi-măng, khai khoáng, hóa chất sẽ có những ảnh hưởng không thể bỏ qua đối với môi trường. Theo khảo sát các nhà nhà máy sản xuất kim loại phân bố chủ yếu tại các KCN và vùng ven thành phố nơi không tập trung nhiều dân cư. Ngoài các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty cổ phần nhà nước thì ở TP.HCM đa số là các công ty nhỏ với cơ sở hạ tầng yếu, lạc hậu, năng lực kỹ thuật yếu kém, công nghệ lạc hậu, thiết bị lỗi thời và sự thô sơ của quá trình sản xuất, đa số các công ty này không thực hiện đầy đủ các quy đinh đối với môi trường, gây ra vô số mối nguy hại đối với môi trường trong tương lai khi ngành sản xuất kim loại tiếp tục phát triển mà chưa có sự quản lý đầy đủ như hiện nay. Hiện tại thành phố đã có những chính sách hỗ trợ đầu tư cho những cơ sở sản xuất để đổi mới và nâng cao công nghệ sản xuất. Theo quyết định 200/2004/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố, đưa ra những ngành nghề không cấp mới giấy phép kinh doanh để hoạt động sản xuất và các ngành nghề phải di dời ra khỏi khu dân cư tập trung trong đó có bao gồm cả sản xuất kim loại chia theo các ngành: ngành tái chế, mua bán chất phế thải : giấy, nhựa, kim loại, dầu nhớt cặn. Ngành gia công cơ khí : rèn, đúc, cán kéo kim loại, dập, cắt, gò, hàn, sơn. Ngành in, tráng bao bì kim loại. Theo QĐ 64/2003ttg của chính phủ, hiện tại các cơ quan quản lý đang có chính sách thực hiện di dời các công ty có lò nung sắt thép ra khỏi địa bàn thành phố và dời về các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận . Đây là cách giảm thiểu ô nhiễm ảnh hưởng đến khu dân cư trong chính sách phát triển của thành phố. Tính đến năm 2010 thành phố có 488 công ty sản xuất kim loại nhưng qua quá trình khảo sát 9 công ty thì có 4 công ty đã ngừng sản xuất và chỉ giải quyết những đơn hàng đã có để chuẩn bị di dời trong năm 2011-2012. Bảng 3.3: các công ty qua khảo sát sẽ di dời trong năm 2011-2012 Tên công ty Địa chỉ Ngành nghề Nhiên liệu Công suất Công ty TNHH Thép Tây Nguyên KCN Tân Tạo thép xây dựng và thép ống Dầu 100.000 tấn/năm DNTN Mười Hợi KCN Tân Bình Sản xuất gang Than đá 400 kg/ngày Nhà máy Thép Nhà Bè Đường Nguyễn Văn Quỳ, Q7 Sản xuất thép Dầu 300.000 tấn/năm Nhà máy thép Tân Thuận P. Tân Thuận Đông, Q7 Cơ khí và luyện kim Dầu FO 16.000 tấn/năm Khi khảo sát tại địa bàn quận 9 được biết UBND Quận 9 ra quyết định di dời và chính sách hỗ trợ di dời cho các cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn theo quyết định số 99/2005/QĐ-UBND của UBND TP, quy định một số chính sách tài chính cho việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào các khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp, trong đó quyết định di dời tất cả các công ty có lò nung kim loại gây ô nhiễm ra khỏi Quận 9 và chuyển vào KCN hoặc ra khỏi thành phố. Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam còn thấp (một số nước ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)... [16] Việc Việt Nam gia nhập WTO, ký kết các hiệp định và công ước khu vực và quốc tế phần nào giúp Việt Nam trong việc đối phó với những vấn đề môi trường chung, nhưng đồng thời các cam kết đó cũng buộc chúng ta phải thực hiện những nghĩa vụ của mình khi tham gia các công ước đó. Trong sản xuất kim loại tại TP.HCM nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất là quá trình nung kim loại diễn ra trong các nhà máy. Hiện tại các nhà máy đã dược tập trung vào các KCN chủ yếu như KCN Lê Minh Xuân, KCN Hiệp Phước… nhưng việc xử lý khí thải của các công ty này vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra. Để phục vụ cho báo cáo người thực hiện đề tài đã khảo sát hiện trạng sản xuất tại các công ty trong TP.HCM và có các số liệu sau: Công ty Liên Doanh Wu Feng Địa chỉ: lô C12-12A, KCN Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Điện thoại: 3766.0115 Ngành nghề hoạt động: sản xuất các thiết bị vệ sinh, sử dụng nguyên liệu là đồng với công suất 46.800 kg/tháng Tổng số lao động : 250 người Nhu cầu sử dụng điện: 1.170 Kwh/tháng Nhu cầu sử dụng nước: 1.100 m3/tháng Nhu cầu sử dụng dầu để vận hành lò nung: 3.120 Lít/tháng Quy trình công nghệ sản xuất NGUYÊN LIỆU ĐỒNG THỎI NẤU CHẢY PHỤ KIỆN NGHÀNH NƯỚC BÁN THÀNH PHẨM Nhiệt, bụi, khí thải, xỉ đồng RÓT KHUÔN LÀM NGUỘI TỈA THỪA Nhiệt, bụi, khí thải Nhiệt, khí thải, nước Bụi, kim loại thừa, nước PHỤ KIỆN NGHÀNH NƯỚC PHỤ KIỆN BÁN THÀNH PHẨM GIA CÔNG NGUỘI Nhiệt, bụi, khí thải, xỉ đồng XI MẠ LẮP RÁP KCS Tiếng ồn, nước thải Nước thải Tiềng ồn Hình 3.1: sơ đồ công nghệ sản xuất tại Công ty Liên Doanh Wu Feng Nước ra cống Quy trình công nghệ xử lý nước thải xi mạ đang áp dụng: khi nước thải xi mạ được xử lý và xả ra ống dẫn nước tâp trung của KCN Lê Minh Xuân nước thải sẽ đạt lọai C của QCVN 24. Nước xi mạ, rửa xi Bể điều hòa I Bể điều hòa II Bể lắng Bùn cặn Nước rửa lọc Thu hồi Sục khí Hình 3.2: sơ đồ xử lý nước thải của CT LD Wu Feng Nguyên lý làm việc của HTXLNT sản xuất: Nước thải có chứa kim loại từ công đoạn xi mạ, rửa sau xi mạ được thu gom về bể chứa điều hòa, sục khí bằng không khí nén tăng cường quá trình đồng đều hóa nước và tránh hiện tượng cặn lửng lắng xuống đáy bể trong thời gian lưu lại tại bể. Hiện tượng này làm giảm thể tích làm việc hữu ích của bể. pH của nước được điều chỉnh tự động bởi hệ thống chuẩn pH tự động và hóa chất điều chỉnh môi trường đưa vào bể được khuấy trộn mạnh. Dòng thải của công đoạn xi mạ theo đường ống vào bể điều hòa II. Nước thải có chứa các bông keo tụ chuyển sang bể lắng dưới tác dụng của trọng lực sẽ bị lắng xuống đáy bể. Tại bể lọc cát gồm cặn lơ lửng và kim loại. Định kỳ rửa bể lọc cát bằng nước, nước rửa được dẫn về bể chứa điều hòa II để xử lý lại. Bùn cặn lắng từ bể lắng định kỳ sẽ được thu hồi. Quy trình công nghệ xử lý khí thải đang áp dụng tại CT LD Wu Feng, Hình 3.3: sơ đồ xử lý khí thải tại CT LD Wu Feng Nguyên lý làm việc của HTXLNT sản xuất: Bụi từ lò nung được đưa qua hệ thống ống để làm giảm độ nóng do khí thải này được hút trực tiếp trong quá trình nung, trước khi đưa vào hệ thống Cyclon khô, Cyclon sẽ giữ lại một lượng bụi. Không khí đã được xử lý sẽ được quạt hút hút vào ống khói và thải vào không khí xung quanh. Bụi sẽ được tuần hoàn lấy ra khỏi Cyclon 3 tháng 1 lần và được đưa san lấp mặt bằng. Công ty Thép Á Châu Địa chỉ: lô B6, KCN Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè Điện thoại: 3781.8127 Ngành nghề hoạt động: sản xuất thép lá tấm các loại công suất 2.500 tấn/tháng Số lượng nhân công: 70 người Nhu cầu sử dụng điện: 780 Kwh/tháng Nhu cầu sử dụng nước: 47 m3/tháng Nhu cầu sử dụng than dùng cho lò gia nhiệt: 12.500 kg/tháng Quy trình công nghệ sản xuất Nguyên liệu là phôi thép và thép tái chế Bụi kim loại, tiếng ồn Cắt nhỏ thành phôi Lò nung thép Rót khuôn Làm nguội tự nhiên Cắt theo quy cắt Kiểm tra thành phẩm Lưu kho Bụi, nhiệt, khí thải Nhiệt Nhiệt Tiếng ồn Bụi kim loại, tiếng ồn Hình 3.4: sơ đồ công nghệ sản xuất tại công ty Thép Á Châu Thuyết minh quy trình công nghệ: thép thỏi và thép tái chế (được cắt nhỏ) được thu mua tại Việt Nam sẽ được nung nóng đến nhiệt độ nóng chảy sẽ được rót ra khuôn, làm nguội tự nhiên. Sau đó được cắt theo chiều dài của đơn đặt hàng và sản phẩm quy định, được kiểm tra lại theo đúng tiêu chuẩn và lưu kho. Quy trình công nghệ xử lý bụi tại CT Thép Á Châu Khí thải lò gia nhiệt Quạt hút khói HT phun nước làm nguội Lọc bụi ống tay áo Rũ bụi Không khí sau khi xử lý Ống khói Thu hồi bụi Hình 3.5: công nghệ xử lý bụi tại CT Thép Á Châu Nguyên lý làm việc của HTXL khí thải : Khí than lò gia nhiệt được đưa vào hệ thống ống dẫn chịu nhiệt đến tháp làm nguội bằng nước. Sau khi được lọc thô, bụi được lọc tiếp bằng thiết bị lọc bụi tay áo (với 3 ống lọc bụi) đạt tới nồng độ cho phép trước khi được thải ra môi trường bên ngoài, bụi được định kỳ lấy ra khỏi thiết bị lọc tay áo và được đem đi chôn lấp. Công ty Sản Xuất Kiến Hoa Địa chỉ: 32/2 đường Bùi Hữu Nghĩa, Huyện Bình Chánh Điện thoại: 399.79.499 Ngành nghề hoạt động: sản xuất bù long, ốc vút, đinh tán, công suất 5.800 tấn/tháng Số lượng nhân công: 30 người Nhu cầu sử dụng điện: 523 Kwh/tháng Nhu cầu sử dụng nước: 43 m3/tháng Nhu cầu sử dụng dầu FO cho lò nung kim loại: 620 lít/tháng Quy trình công nghệ sản xuất Phôi thép và thép tái chế Bụi kim loại, tiếng ồn Cắt nhỏ thành phôi Lò nung thép Rót khuôn Làm nguội tự nhiên Mài, đánh bóng Kiểm tra thành phẩm Lưu kho Bụi, nhiệt, khí thải Nhiệt Nhiệt, hơi nóng Tiếng ồn, bụi kim loại Hình 3.6: sơ đồ công nghệ sản xuất tại công ty Kiến Hoa Thuyết minh quy trình sản xuất: Phôi thép và thép tái chế được thu mua tại Việt Nam, sau đó được cắt nhỏ và cho vào lò nung. Sau đó kim loại nóng chảy được rót vào khuôn làm nguội bằng nước, sau khi đã nguội được mang đi mài, đánh bóng, xà nhám, gia công để tạo thành sản phẩm ốc vít, đinh tán… kiểm tra sản phẩm và đem đi xi mạ. Khâu xi mạ được công ty thuê đơn vị bên ngoài thực hiện chứ không thực hiện tại công ty. Năng lượng được sử dụng trong sản xuất kim loại hiện nay chủ yếu là gas, điện, dầu DO, FO, than, … theo khảo sát hiện nay các công ty chủ yếu dùng dầu trong sản xuất để giảm bớt lượng phát thải ô nhiễm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp vẫn xử dụng lò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAILAM~1.DOC
Tài liệu liên quan