MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DẦU BÔI TRƠN
1.Lịch sử hình thành và phát triển. 7
2.Chức năng của dầu bôi trơn. 7
3.Yêu cầu chất lượng dầu bôi trơn. 8
4.Phân loại về dầu bôi trơn. 8
5.Thành phần chủ yếu của dầu bôi trơn 11
5.1.Dầu gốc: 11
5.1.1. Các chủng loại dầu gốc: 11
* Dầu gốc khoáng. 11
* Dầu gốc tổng hợp. 13
5.1.2. Công nghệ sản xuất dầu gốc khoáng: 14
* Quá trình chưng cất chân không. 15
* Quá trình tách nhựa đường bằng propan. 17
* Quá trình chiết bằng dung môi để loại Aromatic. 17
* Quá trình tách sáp. 18
* Quá trình làm sạch bằng hiđro. 20
5.2.Các chất phụ gia: 21
5.2.1.Khái niệm: 21
5.2.2.Các loại chất phụ gia: 22
* Chất ức chế oxi hóa. 22
* Chất khử hoạt tính kim loại. 24
* Chất ức chế ăn mòn. 24
* Chất ức chế gỉ. 25
* Chất phụ gia chịu điều kiện khắc nghiệt. 25
- Các chất tẩy rửa.
- Các chất phân tán.
* Chất cải thiện chỉ số độ nhớt. 26
* Chất làm giảm nhiệt độ đông đặc. 27
* Những chất tạo nhũ / khử nhũ. 27
* Chất phụ gia chống tạo bọt. 27
* Chất phụ gia diệt khuẩn. 28
* Tác nhân bám dính. 28
* Tác nhân làm kín. 28
* Chất phụ gia Tribology: 28
- Chất phụ gia chống mài mòn.
- Chất phụ gia cực áp.
- Chất phụ gia biến tính ma sát.
6.Đánh giá chất lượng dầu bôi trơn. 30
6.1. Độ nhớt. 30
6.2.Chỉ số độ nhớt. 30
6.3.Nhiệt độ chớp cháy. 30
6.4.Nhiệt độ đông đặc. 31
6.5.Trị sè axit ( TAN ) và kiềm ( TBN ). 31
6.6.Hàm lượng nước. 31
6.7.Hàm lượng cặn cacbon. 31
6.8.Độ bền oxi hóa. 32
6.9.Các phép thử chống mài mòn và chịu áp cao. 32
6.10.Độ tạo bọt. 32
CHƯƠNG 2
DẦU CÔNG NGHIỆP
1.Giới thiệu chung 35
2.Phân loại dầu công nghiệp: 35
2.1. Phân loại chung: 35
* Nhóm dầu công nghiệp thông dụng. 35
* Nhóm dầu công nghiệp chuyên dụng. 35
2.2. Phân loại theo tiêu chuẩn. 36
* Phân loại theo độ nhớt. 36
* Phân loại theo công dụng và lĩnh vực sử dụng. 36
3. Các loại dầu chuyên dụng. 38
3.1. Dầu truyền động bánh răng. 38
3.1.1. Chức năng. 38
3.1.2. Phân loại. 38
3.1.3. Các chất phụ gia dùng trong dầu truyền động bánh răng. 40
3.1.4. Các sản phẩm do các hãng khác nhau sản xuất. 40
3.2. Dầu máy nén. 42
3.2.1. Chức năng. 42
3.2.2. Phân loại. 42
* Dầu máy nén khí. 43
* Dầu máy nén lạnh. 43
* Dầu cho các bơm chân không. 43
3.2.3. Các chất phụ gia dùng trong dầu máy nén 44
3.2.4. Các loại dầu máy nén do các hãng khác nhau sản xuất 44
3.3. Dầu thuỷ lực. 45
3.3.1. Giới thiệu chung. 45
3.3.2. Yêu cầu đối với dầu thuỷ lực. 47
3.3.3. Phân loại. 50
* Phân loại theo độ nhớt. 50
* Phân loại theo đặc tính và mục đích sử dụng. 50
* Phân loại theo hệ thuỷ lực. 51
3.3.4. Các chất phụ gia dùng trong dầu thuỷ lực. 53
3.3.5. Các loại dầu thuỷ lực do các hãng khác nhau sản xuất. 53
3.4. Dầu cách điện. 54
3.4.1. Giới thiệu chung. 55
3.4.2. Yêu cầu về chất lượng đối với nhóm dầu cách điện. 55
3.4.3. Các loại dầu cách điện do các hãng khác nhau sản xuất. 56
3.5. Dầu tua bin. 56
3.5.1. Mô tả chung. 56
3.5.2. Dầu tua bin công nghiệp. 57
3.5.3. Phân loại chung và ứng dụng. 57
3.5.4. Dầu tua bin do hãng Shell sản xuất. 58
CHƯƠNG 3
DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ PHA CHẾ DẦU
CÔNG NGHIỆP
1.Qui trình hình thành một đơn pha chế. 60
1.1.Khảo sát tính chất của dầu gốc. 60
1.2.Khảo sát các chất phụ gia. 60
2.Dây chuyền công nghệ pha chế dầu công nghiệp. 61
2.1.Nhập dầu gốc và các chất phụ gia. 61
2.2.Pha chế dầu gốc với các chất phụ gia. 63
2.3.Đánh giá chất lượng dầu công nghiệp sau khi pha chế. 69
3.Khuấy trộn dầu gốc với chất phụ gia. 69
3.1.Khuấy trộn chất lỏng. 69
3.1.1.Đại cương. 69
3.1.2.Công suất trong thùng trộn. 71
3.1.3.Các loại mái khuấy và dòng trong thùng trộn. 72
3.1.4.Các phương pháp khuấy trộn khác. 73
3.2.Phương pháp khuấy trộn dầu gốc với các chất phụ gia. 74
4. Điều chỉnh lưu lượng dòng nguyên liệu vào và dòng
sản phẩm đi ra ở các bể pha chế 3A, 3B, 3C 74
4.1. Điều chỉnh dòng nguyên liệu đi vào các bể pha chế 3A, 3B, 3C. 74
4.2. Điều chỉnh dòng sản phẩm đi ra các bể pha chế 3A, 3B, 3C. 74
5. Qui trình đun nóng dầu. 75
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3956 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Dây chuyền công nghệ pha chế dầu công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bôi trơn không đầy đủ, làm tăng thời gian phản hồi của hệ thuỷ lực. Để tránh hoặc làm giảm sự tạo bọt, người ta dùng các loại chất phụ gia chống tạo bọt.
Người ta cho rằng các phân tử chất phụ gia chống tạo bọt bám vào bọt không khí làm giảm sức căng bề mặt. Các bọt bong bóng nhỏ vì thế mà tụ lại thành các bong bóng lớn nổi lên trên bề mặt lớp bọt và vỡ ra làm thoát không khí ra ngoài. Hiệu quả của chất phụ gia chống tạo bọt phụ thuộc rất lớn vào nồng độ của chất phụ gia trong dầu bôi trơn. Trong đa số các trường hợp, việc thay đổi nồng độ chất phụ gia lớn hơn hay nhỏ hơn khoảng giới hạn cho phép có thể dẫn đến sự thúc đẩy tạo bọt.Ví dụ như Silicon lỏng, nó chỉ có hiệu quả chống tạo bọt tốt nhất khi nồng độ của nó trong dầu bôi trơn vào khoảng từ 1 đến 20 ppm. Nếu pha với nồng độ cao thì có thể làm cho dầu bị tạo nhiều bọt hơn cả dầu bôi trơn chưa cho chất phụ gia chống tạo bọt.
Ngoài Silicon lỏng, các chất phá bọt khác thường được sử dụng bao gồm:
- Polymetacrylat.
- Dầu sunfonat hóa.
- Muối của ankylankylenđithiophotphat....
* Chất phụ gia diệt khuẩn:
Chất phụ gia này được dùng để ngăn ngừa hoặc làm giảm sự phát triển của vi sinh vật, nấm, chất nhờn bẩn... Các chất diệt khuẩn quan trọng nhất gồm:
- Phenol.
- Hợp chất chứa clo.
- Etanolamin.
- Formandehit.
- Triazin...
* Tác nhân bám dính:
Các chất phụ gia này là các chất làm tăng độ bám dính và độ nhớt của dầu bôi trơn. Nói cách khác, các chất phụ gia này cho các chất bôi trơn bám dính vào bề mặt máy móc tốt hơn, không bị trôi, bị rò rỉ, làm nhiễm bẩn môi trường xung quanh.
Các chất điển hình là:
- Polimetacrylat.
- Poli iso butylen.
- Xà phòng nhôm của các axít không no và các loại xà phòng khác.
Các chất phụ gia loại này, thông qua hiện tượng vật lí, nhớt dẻo nh làm tăng độ nhớt và tạo cho chất bôi trơn khả năng chuyển sang cấu trúc thớ sợi.
* Tác nhân làm kín:
Các chất này làm cho các đệm chất dẻo khi tiếp xúc vơí chất bôi trơn không bị co lại. Các chất bôi trơn thường được pha chế sao cho đệm trương tới mức vừa đủ đảm bảo làm kín mà không bị quá mềm. Các tác nhân làm kín chủ yếu:
- Các hiđrocacbon thơm.
- Xeton.
- Andehit và este.
* Chất phụ gia Tribology:
Tuỳ theo từng loại động cơ và điều kiện vận hành, có ba chế độ bôi trơn:
- Bôi trơn màng lỏng ( thuỷ động ).
- Bôi trơn màng mỏng ( hỗn hợp ).
- Bôi trơn màng rất mỏng ( giới hạn ).
Trong chế độ bôi trơn thuỷ động, các bề mặt rắn không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Độ dày của màng bôi trơn chịu tải trọng do độ nhớt của chất bôi trơn quyết định. Khi điều kiện vận hành trở nên khắc nghiệt hơn (tải trọng cao, tốc độ thấp, độ ráp bề mặt lớn) thì sẽ tới lúc màng lỏng hoàn toàn không thể chịu được tải trọng đè lên. Các điểm nhô lên trên bề mặt rắn sẽ cùng gánh tải trọng với màng chất lỏng. Chế độ bôi trơn chuyển sang bôi trơn màng mỏng hỗn hợp, sau đó, sang chế độ bôi trơn giới hạn.
Các chất phụ gia Tribology là một nhóm chất cực kì quan trọng. Chúng bao gồm các chất hữu cơ, cơ kim và các chất vô cơ. Chúng có các chức năng nh sau: chất phụ gia biến tính ma sát ( FM ), chất phụ gia chống mài mòn ( AW ) và chất phụ gia cực áp ( EP ).
+ Chất phụ gia biến tính ma sát:
Chất phô gia biến tính ma sát là chất làm giảm hệ số ma sát và đạt được sự trượt phẳng, nhẵn hoặc làm tăng hệ số ma sát để đạt được sự dừng trượt. Các chất phụ gia loại này làm tăng độ bền của màng dầu và nhờ đó, giữ cho bề mặt kim loại tách rời nhau và ngăn không cho lớp dầu bị phá huỷ.
Chất phụ gia FM bao gồm nhiều loại hợp chất chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh, molipđen và các nguyên tố khác. Các chất phụ gia này làm tăng độ bền của màng dầu chủ yếu do hiện tượng hấp phụ vật lí nhờ đó làm giảm ma sát.
+ Chất phụ gia chống mài mòn:
Mài mòn là sự tổn thất kim loại giữa các bề mặt chuyển động tương đối với nhau. Có ba dạng mài mòn cơ bản: mài mòn dính, mài mòn hạt và mài mòn hóa học.
Sự mài mòn hạt là do có các hạt mài, các tạp chất từ bên ngoài đưa vào hoặc do các phần tử từ mài mòn dính gây ra. Nó có thể được ngăn ngừa nếu ta dùng biện pháp tách, lọc.
Sự mài mòn hóa học xảy ra do có sự tấn công của các chất gây ăn mòn, thường là axit. Vì vậy, ta có thể kiềm chế dạng mài mòn này bằng cách sử dụng các chất tẩy rửa kiềm cao.
Sự mài mòn dính xảy ra do sự tiếp xúc giữa kim loại với kim loại. Hiện tượng này có thể được ngăn cản khi cho vào những hợp chất tạo màng dầu bôi trơn và nhờ đó, có sự hấp phụ vật lí hoặc phản ứng hóa học mà nó bảo vệ được bề mặt.
Các chất phụ gia chống mài mòn bao gồm các chất phụ gia Tribology có hiệu lực trong vùng bôi trơn hỗn hợp khi mà sự thẩm thấu màng dầu bị các điểm nhấp nhô bề mặt làm gián đoạn. Tại chỗ tiếp xúc kim loại cục bộ trên bề mặt ma sát, các chất phụ gia này hấp phụ hóa học và phản ứng với kim loại tạo ra hợp chất bề mặt mà thường bị biến dạng do chảy dẻo dẫn tới sự phân bố tải trọng khác đi.
Các chất phụ gia chống mài mòn quan trọng gồm:
- Kẽm điankylđithio photphat ( ZnDDP ).
- Hợp chất của photpho.
- Các hợp chất chứa lưu huỳnh nh sunfua, đisunfua.
- Các dẫn xuất béo và nhiều hóa chất khác.
+ Chất phụ gia cực áp ( EP ):
Các chất phụ gia cực áp ngăn ngừa kẹt xước và hàn dính giữa các bề mặt kim loại đang hoạt động dưới áp suất cực lớn. Sự gia tăng khả năng chịu tải của các chất phụ gia này có thể liên quan đến sự gia tăng mài mòn. Các chất phụ gia EP được sử dụng rộng rãi bao gồm: các dầu béo được sunfua hóa; các este và hiđrocacbon nh polibutylen; hiđrocacbon được clo hóa...
6. Đánh giá chất lượng dầu bôi trơn:
Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng dầu bôi trơn gồm:
6.1. Độ nhớt:
ASTM D445; ASTM D2602; ASTM D2983
Độ nhớt là một tính chất quan trọng và cơ bản của dầu bôi trơn. Độ nhớt là một yếu tố trong việc tạo thành màng bôi trơn thuỷ động và hỗn hợp. Thêm vào đó, độ nhớt quyết định khả năng khởi động dễ dàng ở điều kiện lạnh. Nó cũng đánh giá khả năng làm kín của dầu, cũng nh mức độ tiêu hao và thất thoát. Như vậy, đối với mỗi chi tiết máy, điều cơ bản đầu tiên là phải dùng dầu bôi trơn có độ nhớt thích hợp.
Nói chung, các phương tiện tải trọng nặng, tốc độ thấp thì phải sử dụng các dầu bôi trơn có độ nhớt cao, còn những phương tiện tải trọng nhẹ, tốc độ cao thì dùng dầu có độ nhớt thấp. Độ nhớt cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc theo dõi dầu trong quá trình sử dụng. Nếu độ nhớt tăng thì đó là biểu hiện của dầu bị oxi hóa. Còn nếu độ nhớt giảm thì có thể là nhiên liệu hay các tạp chất khác lẫn vào dầu.
Độ nhớt có thể được xác định theo phương pháp ASTM D445, ASTM D2602 và ASTM D2893.
6.2. Chỉ số độ nhớt:
ASTM D2270
Đây là đại lượng đặc trưng cho tính nhớt nhiệt của dầu bôi trơn. Dầu có chỉ số độ nhớt càng cao thì ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ nhớt động học càng nhỏ và ngược lại.
Chỉ số độ nhớt được xác định theo phương pháp ASTM D 2270.
6.3. Nhiệt độ chớp cháy và nhiệt độ bắt lửa:
ASTM D92; ASTM D 93
Nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ mà tại đó hơi dầu tạo ra bị đốt cháy tức thời và duy trì ngọn lửa trong thời gian nhỏ hơn 5s khi xuất hiện ngọn lửa trên bề mặt mẫu. Nhiệt độ bắt lửa là nhiệt độ mà tại đó hơi dầu tạo ra bị đốt cháy trong thời gian lớn hơn 5s.
Nhiệt độ chớp cháy được dùng để chỉ ra mức độ lẫn nhiên liệu vào dầu bôi trơn.
Người ta thường xác định nhiệt độ chớp cháy và nhiệt độ bắt lửa theo các phương pháp ASTM D92 và ASTM D 93.
6.4. Nhiệt độ đông đặc:
ASTM D97
Nhiệt độ đông đặc là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó dầu bôi trơn giữ được tính linh động ở điều kiện đã cho. Nhiệt độ đông đặc cho biết giới hạn nhiệt độ thấp nhất mà dầu bôi trơn có thể sử dụng được.
Nhiệt độ đông đặc được xác định theo phương pháp ASTM D97.
6.5. Trị số axít (TAN) và Trị số kiềm (TBN).
ASTM D664; ASTM D974; ASTM D2896
Trị số axít (TAN) cho biết lượng KOH (tính bằng miligam) cần thiết để trung hòa hết tất cả các hợp chất mang tính axit có trong 1 gam dầu mẫu. Trị số kiềm (TBN) được hiểu là lượng axít HCL, được qui chuyển sang lượng KOH tương đương (tính bằng miligam) cần thiết để trung hòa hết các hợp chất mang tính kiềm có mặt trong 1 gam dầu mẫu.
Trị số axít là đại lượng cho phép ta đánh giá mức độ oxi hóa của dầu bôi trơn. Còn trị số kiềm biểu thị lượng chất phụ gia kiềm còn có hiệu quả trong dầu bôi trơn.
Để xác định trị số axít và kiềm, người ta dùng ba phương pháp: ASTM D664, ASTM D974 và ASTM D1296.
6.6. Hàm lượng nước:
ASTM D95; ASTM D96; ASTM D1744
Hàm lượng nước của dầu là lượng nước được tính bằng phần trăm theo trọng lượng thể tích hay ppm. Hàm lượng nước được xác định theo các phương pháp: ASTM D95, ASTM D96 và ASTM D1744.
Hàm lượng nước trong dầu bôi trơn là một đại lượng quan trọng đối với loại dầu nh dầu thuỷ lực, dầu ô tô, dầu bánh răng, dầu tua bin. Đặc biệt là nó cực kì quan trọng với dầu biến thế.
Nước trong dầu bôi trơn có thể là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn, tạo cặn bùn và do đó, làm xấu đi các tính chất bôi trơn của dầu.
6.7. Hàm lượng cặn cacbon:
ASTM D189; ASTM D524
Cặn cacbon là lượng cặn còn lại sau khi cho bay hơi và nhiệt phân dầu bôi trơn ở những điều kiện xác định. Phép xác định cặn cacbon giúp cho việc lựa chọn các loại dầu hiđrocacbon dùng vào những mục tiêu thích hợp.
Cặn cacbon được xác định theo các phương pháp: ASTM D189 và ASTM D524.
6.8. Độ bền oxy hóa:
ASTM D943; ASTM D2272; ASTM D2893; ASTM D4742
Độ bền oxy hóa là một chỉ tiêu quan trọng của dầu bôi trơn. Các sản phẩm của quá trình oxi hóa là các chất cặn, axít, làm tăng độ nhớt, tăng cường sự mài mòn.
Để xác định đặc tính oxi hóa của các loại dầu bôi trơn, người ta sử dụng các phương pháp: ASTM D943, ASTM D2272, ASTM D2893 và ASTM D4742.
6.9. Các phép thử chống mài mòn và chịu áp cao:
ASTM D4172
Mét trong những chức năng chính của dầu bôi trơn là làm giảm độ mài mòn của các bộ phận máy tiếp xúc cọ xát với nhau. Các điều kiện chạy máy khác nhau, loại vật liệu khác nhau, hình dáng bề mặt, cũng như các yếu tố môi trường đã ảnh hưởng đến độ mài mòn.
6.10. Độ tạo bọt:
ASTM D892
Khuynh hướng tạo bọt của dầu là một vấn đề cần xem xét nghiêm túc đối với các hệ thống bánh răng tốc độ cao, hệ thống bơm thể tích lớn và hệ thống bôi trơn văng. Sự tạo bọt có thể dẫn tới hỏng hóc các hệ thống cơ học, làm giảm hiệu suất của dầu bôi trơn.
Để đánh giá độ tạo bọt, người ta sử dụng phương pháp ASTM D892.
Ngoài các chỉ tiêu kể trên, còn có các chỉ tiêu khác cũng đáng giá chất lượng dầu bôi trơn nh:
- Màu sắc.
- Lượng cặn không tan.
- Tro.
- Tro sunfat.
- Tỉ khối.
- Hàm lượng lưu huỳnh.
- Hàm lượng kim loại.
- Chỉ số xà phòng hóa.
- Chỉ số kết tủa.
- Phân tử lượng.
- Sức căng bề mặt.
- Mức độ hoà tan nhiên liệu.
- Điểm anilin.
- Độ ăn mòn tấm đồng.
- Độ bền nhiệt.
- Khả năng chống gỉ.
CHƯƠNG 2
DẦU CÔNG NGHIỆP
1.Giới thiệu chung:
Dầu công nghiệp bao gồm các loại dầu bôi trơn được sử dụng để bôi trơn các máy móc công nghiệp, nhằm duy trì hoạt động của tất cả các loại máy móc, thiết bị công nghiệp. ở Tây âu, dầu công nghiệp chiếm một tỉ trọng khá cao trong các chất bôi trơn. nếu tính toàn bộ các chất bôi trơn thì chúng chiếm đến hơn 50%( chất bôi trơn công nghiệp bao gồm dầu công nghiệp). còn ở nước ta, chất bôi trơn công nghiệp chỉ chiếm khoảng 30%.
Các chất lỏng dùng làm dầu bôi trơn công nghiệp gồm:
Dầu khoáng – thực vật;
Dầu khoáng;
Dầu tổng hợp;
Ngày nay, đa số dầu bôi trơn công nghiệp được sản xuất bằng cách pha trộn dầu gốc khoáng với các chất phụ gia.
2. Phân loại:
Phạm vi sử dụng của dầu công nghiệp rất rộng. Do vậy, về đại thể, có hai cách phân loại , gồm:
Phân loại chung;
Phân loại theo tiêu chuẩn;
2.1. Phân loại chung:
Trong cách phân loại chung , người ta chia dầu công nghiệp ra thành hai loại:
Nhóm dầu công nghiệp thông dụng;
Nhóm dầu công nghiệp chuyên dụng( đặc biệt );
*Nhóm dầu công nghiệp thông dụng:
Đó là nhóm gồm dầu dùng cho các cơ cấu hoạt động của máy móc, thiết bị ở điều kiện tải trọng thấp, nhiệt độ thấp và không có yêu cầu đặc biệt về chất lượng. Dầu công nghiệp thông dụng không có chất phụ gia và có thể được sử dụng trong bất kì cơ cấu thiết bị nào hoạt động với tải trọng nhẹ.
*Nhóm dầu công nghiệp chuyên dụng:
Đó là dầu bôi trơn chuyên dụng, dùng để bôi trơn từng thiết bị riêng biệt ( có thể là từng chi tiết, máy móc... ).
Dầu bôi trơn chuyên dụng đảm bảo khả năng làm việc của các máy móc, thiết bị công nghiệp, các máy gia công kim loại và các thiết bị khác có chế độ hoạt động chuyên dụng.
Dầu bôi trơn chuyên dụng dùng cho các máy móc có tốc độ cao ( nh máy mài, máy cán thép... ).
Dầu công nghiệp chuyên dụng là loại dầu cần có chất phụ gia.
2.2. Phân loại theo tiêu chuẩn:
Cách phân loại này cũng gồm hai loại:
- Phân loại theo độ nhớt;
- Phân loại theo công dụng và lĩnh vực sử dụng;
*Phân loại theo độ nhớt ( ISO 3448):
Tiêu chuẩn ISO đã phân loại theo độ nhớt thành 18 cấp đối với dầu công nghiệp nói chung và dầu thuỷ lực nói riêng ( chi tiết xem trong bảng ( 2.1 ) ).
Bảng ( 2.1 )
Phân cấp dầu công nghiệp và dầu thuỷ lực theo độ nhớt.
( Tiêu chuẩn ISO 3448, ASTM D2422, DIN 51519)
Cấp độ nhớt ISO
Độ nhít trung bình ( cSt ) ở 40oC
Giới hạn độ nhớt (cSt ) ở 40oC
Min
Max
2
2,2
1,98
2,42
3
3,2
2,88
3,52
5
4,6
4,14
5,06
7
6,8
6,12
7,48
10
10
9,0
11,00
15
15
13,5
16,50
22
22
19,8
24,20
32
32
28,8
35,20
46
46
41.4
50,60
68
68
61,2
74,80
100
100
90
110,00
150
150
135
165,00
220
220
198
242,00
320
320
288
352,00
460
460
414
506,00
680
680
612
748,00
1000
1000
900
1100,00
1500
1500
1350
1650,00
*DIN: Deutsches Institut fur Normung ( Đức ).
*Phân loại theo công dụng và lĩnh vực sử dụng ( ISO 6743/0):
Theo cách phân loại này, dầu công nghiệp gồm:
Dầu bôi trơn hệ thống thiết bị dạng hở ;
Dầu truyền động, bánh răng;
Dầu máy nén ( máy nén khí và máy lạnh );
Dầu thuỷ lực;
Dầu cách điện;
Dầu gia công kim loại;
Dầu tuabin;
Tiêu chuÈn ISO 6743/0-1981 còng tiÕn hành phân loại theo công dông và lĩnh vùc sử dông của dầu bôi trơn ( xem chi tiÕt ở bảng ( 2.2 ) ) và còng phân thành 18 loại.
Bảng ( 2.2 )
Phân loại dầu bôi trơn cho máy công nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 6743/0 -1981
Kí hiệu
Lĩnh vực sử dụng
Phân loại chi tiết theo ISO
A
Hệ bôi trơn hở
1
B
Bôi trơn dạng băng
C
Truyền động bánh răng
D
Máy nén ( máy lạnh và bơm )
3
E
Động cơ đốt trong
F
Trục chính, ổ trục móc nối
2
G
Trượt có hướng
H
Hệ thuỷ lực
4
M
Gia công cơ khí kim loại
N
Cách điện
P
Các dông cụ hơi
Q
Hệ thống điều chỉnh nhiệt
R
Bảo vệ, chống mài mòn
T
Tuabin
U
Gia công nhiệt
X
Lĩnh vực sử dụng cho bôi trơn
Y
Lĩnh vực sử dụng khác
Z
Máy hơi nước
Ngoài cách phân loại trên, tổ chức ISO đã tiếp tục phân loại sâu thêm dầu công nghiệp thành bốn nhóm dầu công nghiệp theo các tiêu chuẩn nh sau:
Tiêu chuẩn ISO 6743/1-1981: Phân loại theo nhóm A: Hệ bôi trơn hở.
Tiêu chuẩn ISO 6743/2-1981: Phân loại theo nhóm F: Trục chính, ổ trục, mối nối.
Tiêu chuẩn ISO 6743/3-1981: Phân loại theo nhóm dầu máy nén (máy lạnh và bơm chân không).
Tiêu chuẩn ISO 6743/4-1981: Phân loại theo nhóm cho dầu thuỷ lực.
3. Các loại dầu chuyên dụng:
Các loại dầu chuyên dụng bao gồm:
Dầu truyền động, bánh răng;
Dầu máy nén;
Dầu thuỷ lực;
Dầu cách điện;
Dầu tua bin; ...
3.1. Dầu truyền động, bánh răng:
3.1.1. Chức năng:
Chức năng chính của dầu bôi trơn bánh răng là làm giảm ma sát, mài mòn giữa các bánh răng bằng cách tạo ra một màng bôi trơn giữa các bề mặt ma sát và các bánh răng tiếp xúc với nhau. Đồng thời, nó còn có chức năng tải nhiệt giữa các bánh răng kín khi các bánh răng tiếp xúc với nhau. Ngoài ra, nó còn phải có tính năng chống được ăn mòn, điều này liên quan đến khả năng chống ôxi hoá của nó.
3.1.2. Phân loại:
ở Tây âu và Mỹ, có hai hệ thống phân loại đối với loại dầu truyền động ô tô, máy kéo:
Phân loại theo độ nhớt của SAE;
Phân loại theo đặc tính sử dụng của API;
*Phân loại theo SAE:
Theo SAE, dầu truyền động được phân thành 6 chủng loại cho ô tô, máy kéo và được kí hiệu : SAE 75 W, SAE 80W, SAE 85 W, SAE 90 W, SAE 140 W và SAE 250 W và tương ứng với độ nhớt của dầu ở 99oC ( theo phương pháp Saybolt ). Chi tiết trình bày ở bảng ( 2.3 ).
Bảng ( 2.3 )
Phân loại dầu truyền động theo SAE J306
Phân loại theo độ nhớt
Nhiệt độ tối đa để đạt được độ nhớt 150.000 MPa.s. oC
Độ nhớt ở 99oC ( cSt )
Min
Max
75W
- 40
4,2
-
80W
-26
7,0
-
85W
-12
11,0
-
90W
-
13,5
< 24,0
140W
-
24,0
< 41,0
250W
-
41,0
-
* Phân loại theo API:
Theo API, dầu bôi trơn được chia tương ứng với từng kiểu và mức độ tải trọng của truyền động báng răng, gồm 6 nhóm: GL1, GL2, GL3, GL4, GL5, GL6. Bảng ( 2.4 ) chỉ dẫn cụ thể cách phân loại của API.
Bảng ( 2.4 )
Phân loại dầu truyền động theo API
Phân nhóm
Phạm vi sử dụng
Đặc tính
GL1
- Dùng cho hệ truyền động bánh răng kiểu hình trụ, trục vít, côn làm việc ở tốc độ và tải trọng nhẹ.
-Thường không có chất phụ gia.
- Có thể có chất phụ gia chống oxy hoá, chống ăn mòn và tạo bọt. Nhưng không pha chất phụ gia chống kẹt xước.
GL2
- Dùng cho hệ truyền động trục vít làm việc trong điều kiện nh GL1, nhưng có yêu cầu cao hơn về tính chống ma sát.
- Khác với nhóm GL1, trong nhóm này có chất phụ gia chống ma sát.
GL3
- Dùng cho hệ truyền động bánh răng , côn xoắn, làm việc ở điều kiện khắc nghiệt về tốc độ và tải trọng.
- Có tính chống mài mòn và kẹt xước tốt hơn GL2, nhưng kém hơn GL4.
GL4
- Dùng cho ô tô có hệ truyền động hipoit, làm việc ở tốc độ cao, momen quay thấp và ở tốc độ thấp, momen quay cao.
- Có chất phụ gia chống kẹt xước chất lượng cao.
GL5
-Dùng cho ô tô có hệ truyền động hipoit, làm việc ở tốc độ cao, momen quay thấp.
-Hệ truyền động có tải trọng va đập trên bánh răng truyền động, hoạt động ở tốc độ trượt cao.
-Điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn so với GL4.
-Chất phô gia chống kẹt xước có chứa phốt pho và lưu huỳnh.
GL6
- Dùng cho truyền động hipoit ô tô có sự dịch chuyển dọc theo trục của hệ truyền động ( dịch chuyển mạnh ở hệ hipoit bình thường ), gây ra momen quay lớn khi tăng tốc độ và tải trọng va đập.
- Có chất phụ gia chống kẹt xước, chứa phốtpho và lưu huỳnh nhiều hơn nhóm GL5.
3.1.3. Các chất phụ gia dùng trong dầu truyền động, bánh răng:
Chất ức chế oxi hóa;
Chất phô gia cực;
Chất phô gia chống mài mòn;
Chất phô gia biến tính ma sát;
Chất phô gia ức chế ăn mòn/ gỉ;
Chất ức chế tạo bọt;
3.1.4. Các loại dầu truyền động, bánh răng do các hãng khác nhau sản xuất:
3.1.4.1. Dầu truyền động của hãng Shell:
*Dầu truyền động của hãng Shell mã hiệu Vitrea ( 100, 150, 220, 320, 460 ):
Các loại dầu này được dùng để bôi trơn hệ truyền động bánh răng kín của máy công nghiệp và có thể dùng cho máy hơi nước kiểu xy lanh và máy nén không khí. Các thông số kỹ thuật của nhóm dầu được trình bày trong bảng ( 2.5 ).
Bảng ( 2.5 )
Đặc trưng kỹ thuật nhóm dầu Vitrea (100, 150, 220, 320, 460)
Các chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng sản phẩm
Mức qui định đối với các loại
100
150
220
320
460
Phân loại độ nhớt ISO 3448
100
150
220
320
460
Phân nhóm theo ISO 3498
CB
CB
CB
CB
CB
Độ nhớt động học ở 40/100oC ,cSt
100/11,5
150/15,2
220/19,7
320/24,7
460/30,6
Chỉ số độ nhớt min
102
102
102
99
96
Nhiệt độ chớp cháy cốc hở/kín, oC min
260/252
268/252
271/260
288/277
310/271
Trị số axít , mg KOH/g max
2,5
2,5
2,5
Nhiệt độ đông đặc, oC, max
-9
-9
-9
-9
-9
Tỉ khối, kg/l
0,890
0,891
0,892
0,896
0,897
*Dầu nhờn truyền động Tellus C 220 và Tellus C 320:
Các loại dầu này được dùng chủ yếu để bôi trơn các truyền động bánh răng, trục vít, đai ốc và hộp số, hộp giảm tốc và các bộ phận khác cần dùng dầu bôi trơn có chất phụ gia chất lượng cao. Các thông số kỹ thuật đặc trưng của hai loại dầu này được thể hiện trong bảng ( 2.6 ).
Bảng ( 2.6 )
Đặc trưng kỹ thuật của nhóm dầu truyền động Tellus C 220, C 320.
Các chỉ tiêu kỹ thuật
Mức qui định đối với các loại
Tellus C 220
Tellus C 320
Phân loại độ nhớt theo ISO 3448
220
320
Phân nhóm theo ISO 3498
CC
CC
Độ nhớt động học ở 40/100 oC, cSt
220/19,7
320/25,1
Chỉ số độ nhớt min
102
101
Nhiệt độ chớp cháy cốc hở, oC min
271
250
Trị số axít , mg KOH/g max
0,7
0,7
Ăn mòn tấm thép
Chịu được
Chịu được
Ăn mòn tấm đồng/100oC/3h
N1
N1
Tỷ khối, kg/l
0,892
0,897
3.1.4.2. Dầu truyÒn động của hãng BP:
Các loại dầu truyền động do hãng BP sản xuất bao gồm:
- Dầu nhờn HYPOGEAR EP;
- Dầu nhờn BP LIMSLIP 90-1;
- Dầu nhờn BP GEAR OIL;
- Dầu nhờn BP GEAR OIL EP;
- Dầu nhờn BP GEAR OIL AS;
- Dầu nhờn BP GEAR OIL WA;
- Dầu nhờn AUTRAN MBX;
- Dầu nhờn AUTRAN DXII;
- Dầu nhờn AUTRAN G;
- Dầu nhờn AUTRAN GM-MP;
- Dầu nhờn AUTRAN C3;
- Dầu nhờn AUTRAN MB;
- Dầu nhờn TRACTRAN 9;
- Dầu nhờn TRACTRAN 8;
- Dầu nhờn OUTBOAD GEAR OIL UNIVERSAL;
Dưới đây là các đặc trưng kĩ thuật của dầu truyền động HYPOGEAR EP.
Bảng ( 2.7 )
Đặc trưng kĩ thuật của dầu nhờn HYPOGEAR EP
Các đặc trưng kỹ thuật
Loại độ nhớt
Màu sắc đặc trưng
Tỉ khối/ 15oC, kg/l
Độ nhớt động học ở 40/100o C, cSt
Nhiệt độ đông đặc, oC
Nhiệt độ chớp cháy cốc hở, oC
Mức chất lượng
75W-EP
Hổ phách trong
0,880
34/5,8
-45
180
80W-EP
Hổ phách trong
0,890
94/10,3
-24
183
90W-EP
Hổ phách trong
0,890
192/16,7
-21
192
140W-EP
Hổ phách trong
0,930
525/31,0
-9
198
75W-90EP
Hổ phách trong
0,860
99/14,4
-42
185
80W-90EP
Hổ phách trong
0,900
134/13,7
-24
167
85W-140EP
Hổ phách trong
0,920
484/29,2
-15
167
Công dông
Là loại dầu chịu được áp suất rất cao sử dụng cho hệ truyền động cuối của các động cơ hoạt động trong điều kiện tốc độ cao / momen quay thấp hoặc tốc độ thấp / momen cao, hay dùng cho các hệ truyền động, các cơ cấu bánh răng mà yêu cầu loại dầu EP cho lần đầu sử dụng.
Đặc tính về thành phần
Là một nhánh trong quá trình chưng cất dầu thô từ dầu mỏ cùng với các chất phụ gia hoạt động thích hợp
3.2. Dầu máy nén:
3.2.1. Chức năng:
Chức năng của dầu máy nén là:
Bôi trơn, làm giảm ma sát, chống mài mòn;
Làm mát máy;
Làm kín buồng nén;
Chống ăn mòn;
Dầu máy nén phải đảm bảo được các chức năng của mình trong điều kiện làm việc của máy nén như: nhiệt độ thay đổi, các chế độ nhiệt khác nhau, tiếp xúc với các khí khác nhau...
3.2.2. Phân loại:
Dầu máy nén có ba loại chủ yếu :
Dầu máy nén khí;
Dầu máy nén lạnh;
Dầu cho các bơm chân không;
* Dầu máy nén khí: là loạt dầu máy nén có độ nhớt nằm trong khoảng từ 4 mm2/s đến 20 mm2/s ở 100oC. Nói chung, chóng bao trùm từ dải VG22, VG46, VG68, VG100, VG150 đến VG460 theo phân loại ISO.
Chức năng của dầu trong buồng nén của máy nén là làm giảm ma sát, chống mài mòn, làm kín buồng máy nén và làm mát.
Yêu cầu chung đối với dầu máy nén khí là:
Có độ nhớt và chỉ số độ nhớt thích hợp.
Có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Có nhiệt độ chớp cháy và nhiệt độ bốc cháy cao.
Có tính ổn định thuỷ phân tốt.
Chống oxy hóa , tính tẩy rửa và phân tán tốt.
Tính tạo bọt, tính hoà tan thấp.
Có tính trộn lẫn và chống ăn mòn tốt.
* Dầu máy nén lạnh:
Các dầu máy nén lạnh có độ nhớt nằm trong khoảng từ 15 đến 100 theo phân loại của ISO VG. Các đặc điểm của dầu máy nén lạnh là:
Độ ổn định nhiệt và oxy hóa tốt.
Nhiệt độ đông đặc rất thấp.
Không có nước.
Không có sáp hoặc các hợp chất có thể tách ra ở nhiệt độ thấp.
Đặc tính chống tạo bọt tốt.
Yêu cầu chung của dầu máy nén lạnh là:
Có độ nhớt thích hợp.
Có tính bền hoá học cao.
Có tính linh động ở nhiệt độ thấp.
Có độ ổn định oxy hóa tốt.
Có khả năng pha trộn tốt.
* Dầu bơm chân không:
Bơm chân không là một kiểu máy nén có áp suất đầu vào thấp hơn áp suất khí quyển. Bơm chân không có ba loại:
Bơm chân không kiểu cơ học.
Bơm chân không kiểu khuyếch tán.
Bơm chân không kiểu phun tia.
Trong các loại bơm chân không này, chỉ có bơm chân không kiểu khuyếch tán là cần phải bôi trơn. Chất bôi trơn thường được sử dụng là các phần cất hẹp, dầu khoáng trắng, dầu Silicon và các este tổng hợp.
Dầu bôi trơn dùng cho bơm chân không kiểu phun tia phải có các tính chất sau:
Phải có độ nhớt đủ cao
Có nhiệt độ chớp cháy cao.
- Không chứa các cấu tử có nhiệt độ sôi thấp, nhằm tránh sự ảnh hưởng đến độ chân không cuối cùng, tạo sương dầu và do đó dẫn đến sự hình thành những lớp dầu ngưng tụ bám đọng ở những bộ phận khác nối với bơm.
3.2.3. Các chất phụ gia dùng trong dầu máy nén:
Chất phô gia biến tính ma sát.
Chất phô gia chống mài mòn.
Chất phô gia chống tẩy rửa, phân tán.
Chất phô gia chống oxi hóa.
Chất phô gia cải thiện chỉ số độ nhớt.
3.2.4. Các loại dầu máy nén do các hãng khác nhau sản xuất:
3.2.4.1. Dầu máy nén do Shell sản xuất:
Các loại dầu máy nén do hãng Shell sản xuất bao gồm:
Dầu máy nén mã hiệu Correna D (32, 46, 100, 150).
Dầu máy nén mã hiệu Talpa G (68, 100, 150, 220).
Dầu máy nén mã hiệu Turbo T (32, 46, 68, 100).
Dưới đây là các đặc tính kĩ thuật của dầu máy nén mã hiệu Correna D (32, 46, 100,150):
Bảng ( 2.8 )
Các đặc tính kĩ thuật của dầu máy nén mã hiệu Correna D (32, 46, 100, 150)
Các chỉ tiêu kĩ thuật về chất lượng sản phẩm.
Mức qui định đối với các loại Correna
D 32
D 46
D 100
D 150
1. Phân loại theo độ nhớt theo ISO 3448
32
46
100
150
2. Phân nhóm theoISO 6743/0
DAB – DAC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30846.doc