Danh mục bảng.
Danh mục hình và đồ thị.
Mở đầu.
CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trang
1.1 Mục tiêu và nội dung đề tài 1
1.1.1 Mục tiêu của đề tài 1
1.1.2 Nội dung của đề tài 1
1.2 Phương pháp thực hiện 1
1.2.1 Phương pháp luận 1
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
1.2.2.1 Thu thập tài liệu 2
1.2.2.2 Phân tích trong phòng thí nghiệm 2
1.2.3 Phương pháp tiếp cận và tổ chức thực hiện 4
1.2.3.1 Phương pháp tiếp cận 4
1.2.3.2 Phương pháp tổ chức thực hiện xây dựng báo cáo 4
1.3 Sự cần thiết của đề tài 4
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU.
2.1 Đặc điểm tự nhiên 6
2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính 6
2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 6
2.1.3 Đặc điểm khí hậu 7
2.1.3.1 Chế độ nhiệt 7
2.1.3.2 Chế độ ẩm 7
2.1.3.3 Chế độ bốc hơi 7
2.1.3.4 Chế độ mưa 7
2.1.3.5 Chế độ gió 8
2.1.3.6 Chế độ chiếu sáng 8
2.1.4 Đặc điểm thủy văn nguồn nước 8
2.1.5 Đặc điểm địa chất 11
2.1.6 Đặc điểm thổ nhưỡng 11
2.1.6.1 Đất thềm cao 11
2.1.6.2 Đất phù sa mới 12
2.1.7 Hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực hồ Dầu Tiếng 12
2.1.8 Đặc điểm tài nguyên sinh vật 12
2.1.8.1 Sinh thái cạn và đa dạng sinh học 12
109 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Diễn biến chất lượng nước mặt và những nguyên nhân làm thay đổi chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi dầu tiếng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng nguồn nước tưới, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt. Tuy vậy, hầu như tất cả các điểm lấy mẫu đều có giá trị FeTS nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A, chỉ duy nhất điểm N8 là vượt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại B.
Trên hệ thống kênh tiêu.
Hàm lượng FeTS trên các kênh tiêu trong tháng 5 khá thấp và nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại A, dao động từ 0.114 – 0.845 mg/l. Ngoại trừ điểm T4 (rạch Tây Ninh) có hàm lượng FeTS đo được vào tháng 10 đạt 3.094 mg/l vượt quá tiêu chuẩn nước mặt loại B và T8 (kênh tiêu tiếp nhận nước thải từ nhà máy khoai mì đổ ra kênh chính Đông) có giá trị FeTS là 1.165 mg/l vượt qua tiêu chuẩn nước mặt loại B.
Diễn biến hàm lượng nhôm trong nước
Hầu hết giá trị Al3+ đo được trong kênh tưới và kênh tiêu của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng là rất nhỏ, chỉ nằm trong khoảng 0.011 – 0.09 mg/l, ngoại trừ có điểm N8 có giá trị Al3+ đạt tới 0.77 mg/l.
Các vị trí lấy mẫu trên hệ thống kênh tiêu của kênh chính Tây và chính Đông cho thấy hàm lượng Al3+ là rất nhỏ, dao động trong khoảng 0.009 – 0.097 mg/l. Trong thời đoạn mùa khô làm lượng Al3+ trong nguồn nước của các kênh tiêu nhỏ hơn so với giá trị đo được trong thời đoạn mùa mưa. Điều này cho thấy ảnh hưởng của sự thoát nhôm từ trong đất của các khu tưới do kênh chính Tây và kênh chính Đông đảm trách đến nguồn nước là không đáng kể.
Diễn biến hàm lượng nitrit trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Hầu hết các điểm lấy mẫu trên hệ thống kênh tưới đều có giá trị N-NO2- biến thiên trong khoảng từ 0 – 0.02 mg/l, nằm trong khoảng giá trị giới hạn cho phép giữa cột A và cột B trong bảng tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Hàm lượng N-NO2- trong mẫu nước trên hệ thống kênh tưới chưa đến giới hạn gây ô nhiễm nguồn nước sử dụng cho nông nghiệp.
Trên hệ thống kênh tiêu
Trên hệ thống kênh tiêu hầu hết các giá trị của N-NO2- dao động trong khoảng từ 0.005 – 0.043 mg/l, nằm trong tiêu chuẩn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại B. Ngoại trừ hai vị trí có giá trị N-NO2- tương đối cao vào thời kì mùa mưa đó là điểm T3 đạt 1.288 mg/l và T4 đạt 0.575 mg/l vượt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại B, nguyên nhân do đây là hai vị trí tiếp nhận nước thải trực tiếp từ nhà máy đường và nước thải sinh hoạt từ thị xã Tây Ninh.
Diễn biến hàm lượng nitrat trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Giá trị N-NO3- trong hầu hết các vị trí lấy mẫu đều biến thiên trong khoảng 0.001 – 0.14 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép của cột A theo tiêu chuẩn nước mặt. Tuy nhiên tại vị trí N8 (cuối kênh Tân Hưng) có giá trị N-NO3- đo được là 1.95 mg/l là khá cao so với các vị trí khác trong toàn bộ hệ thống, nguyên nhân do đây là cuối kênh dẫn nên lượng phân bón (N, P, K) dồn vào, nhưng vẫn nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại A.
Trên hệ thống kênh tiêu
Trên hệ thống kênh tiêu giá trị N-NO3- dao động trong khoảng từ 0.008 – 0.056 mg/l, nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước mặt.
Như vậy, trong năm 2004 này nguồn nước trong toàn bộ hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng không bị ảnh hưởng bởi N-NO3-.
Diễn biến hàm lượng Amoni trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Trị số N-NH4+ đo được tại hầu hết các vị trí trên hệ thống kênh tưới và cửa cống lấy nước của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng dao động trong khoảng 0.03 – 0.233 mg/l và cao nhất tại điểm thu mẫu N8 đạt trị số 0.499 mg/l. Như vậy, chỉ ít vị trí có nồng độ N-NH4+ nằm trong giới hạn cho phép của cột A còn lại hầu hết là nằm trong giới hạn của cột B trong tiêu chuẩn nước mặt.
Trên hệ thống kênh tiêu
Trong các kênh tiêu, vào mùa mưa ngoại trừ điểm T9 thuộc kênh tiêu T3 có hàm lượng N-NH4+ khá thấp (0.042 mg/l) đạt tiêu chuẩn loại A còn lại hầu hết các điểm quan trắc khác đều có hàm lượng N-NH4+ cao hơn tiêu chuẩn nước mặt loại A, tuy vậy vẫn nằm trong mức cho phép của tiêu chuẩn loại B. Cá biệt tại điểm T3 vào mùa khô giá trị N-NH4+ đạt 5.164 mg/l và đã gây ô nhiễm amoni tại đây, nguyên nhân chính là do kênh tiêu này tiếp nhận nguồn thải trực tiếp từ nhà máy đường Tây Ninh.
Diễn biến hàm lượng Sulfate trong nước
Hàm lượng SO42- đo được trong nước vào thời kì mùa mưa và nhỏ hơn so với thời điểm lấy mẫu vào mùa khô, do nguồn nước mưa và nước lũ từ thượng nguồn có chất lượng tốt đã pha loãng làm giảm nồng độ SO42-.
Hàm lượng SO42- trong nguồn nước trên hệ thống kênh tiêu dao động trong khoảng 0.64 – 1.91 mg/l, chỉ có vị trí T1 vào mùa mưa là nồng độ SO42- tăng lên đột ngột đạt 9.5 mg/l. Tuy nhiên nhìn chung giá trị SO42- vẫn ở mức thấp nên không gây ảnh hưởng nhiều.
Diễn biến hàm lượng phosphat trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Giá trị P-PO43- giữa thời kì mùa mưa và mùa khô không thay đổi nhiều và khá ổn định. Giá trị P-PO43- tại các vị trí dao động trong khoảng từ 0.025 – 0.135 mg/l, ngoại trừ điểm N10 (trên kênh nhánh TN15 lấy nước từ kênh chính Tây) có giá trị đo được vào mùa mưa là 0.29 mg/l và mùa khô là 0.36 mg/l. Với hàm lượng P-PO43- trong nước cao có thể gây hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước làm rong tảo phát triển mạnh.
Trên hệ thống kênh tiêu
Trên hệ thống kênh tiêu hàm lượng P-PO43- đo được tương đối giống như trên các kênh tưới, dao động của các giá trị đo từ 0.025 – 0.14 mg/l, duy chỉ có tại điểm T4 vào thời kì mùa mưa giá trị P-PO43- tăng đột ngột đạt 0.42 mg/l, do kênh T4 tiếp nhận nước thải từ thị xã Tây Ninh.
Diễn biến hàm lượng Kali trong nước :
Trên hệ thống kênh tưới
Nguồn nước trong khu tưới có hàm lượng K+ vào mùa mưa và mùa khô khá giống nhau đồng thời có sự chênh lệch không đáng kể. Giá trị K+ rất nhỏ, chỉ dao động trong khoảng 0.739 – 1.251 mg/l. Tuy nhiên vào mùa khô tại điểm N8, N9 thì giá trị K+ khá cao đạt 5.785 mg/l và 3.656 mg/l; nhưng vào mùa mưa thì nước mưa đã làm giảm nồng độ K+ tại hai vị trí này.
Trên hệ thống kênh tiêu
Cũng như hệ thống kênh tưới, hệ thống kênh tiêu cũng có hàm lượng K+ khá nhỏ, phần lớn chỉ dao động trong khoảng 0.094 – 1.251 mg/l, chỉ có điểm T1 vào mùa mưa nồng độ K+ tăng đột ngột lên tới 3.1 mg/l, nguyên nhân là do có sự tiêu thoát một phần lượng phân bón xuống lòng kênh dẫn. Nhìn chung hàm lượng K+ không gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước mặt trong hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng.
Diễn biến hàm lượng DO trong nước :
Trên hệ thống kênh tưới
Hàm lượng DO trong hệ thống kênh tưới trong thời kì mùa mưa đạt giá trị khá cao, dao động trong khoảng 5.71 – 8.1 mgO2/l.
Vào thời kì mùa khô chỉ số DO trên hệ thống kênh tưới luôn có giá trị nhỏ hơn mùa mưa nhưng vẫn nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
Trên hệ thống kênh tiêu
Hàm lượng DO trong hầu hết các kênh tiêu vào mùa mưa tương đối cao, dao động từ 6.5 – 7.8 mgO2/l, đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A. Ngoại trừ một số điểm có dấu hiệu ô nhiễm thì giá trị DO trở nên thấp, như điểm T4 chỉ số DO chỉ đạt 5.8 mgO2/l nằm trong giới hạn tiêu chuẩn nước mặt loại B. Riêng điểm T3 bị ô nhiễm hữu cơ rất nặng, chỉ số DO rất thấp, chỉ đạt 0.75 mgO2/l.
Trong tháng 5 hàm lượng DO trong kênh tiêu đều giảm nhiều so với tháng 11, tuy nhiên vẫn nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại B. Riêng điểm T3 có dấu hiệu ô nhiễm nặng hơn, giá trị DO chỉ đạt 0.55 mgO2/l và điểm T4 giá trị DO cũng chỉ đạt 1.05 mgO2/l.
Như vậy các kênh tiêu là những nguồn gây ô nhiễm trong hệ thống, đặc biệt là điểm T3 trên kênh tiếp nhận nguồn nước thải từ nhà máy đường đổ ra kênh chính Tây gây ô nhiễm nặng và điểm T4 là rạch Tây Ninh gần thị xã Tây Ninh.
4.2.1.2 Diễn biến thành hữu cơ và vi sinh
Diễn biến tổng coliform trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Hầu hết các điểm lấy mẫu đều có giá trị tổng coliform dao động trong khoảng từ 4×101MPN/100ml tới 198×101MPN/100ml nằm trong giới hạn cho phép của cột A tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, có thể cung cấp nước cho sinh hoạt nhưng phải qua các bước xử lí. Riêng tại hai vị trí N10 và N11 là có giá trị tổng coliform tăng cao vào thời kì mùa khô, giá trị đạt tới 530×101MPN/100ml và 540×101MPN/100ml nhưng vẫn đạt được giới hạn cho phép của cột B.
Trên hệ thống kênh tiêu
Kết quả từ biểu đồ cho thấy hàm lượng tổng coliform trên hệ thống kênh tiêu vào thời kì mùa khô có xu thế lớn hơn mùa mưa tại các điểm lấy mẫu, tuy nhiên hầu hết các giá trị vẫn nằm trong giới hạn cho phép của chất lượng nước mặt loại A. Ngoại trừ các vị trí T3, T4, T8 có giá trị tổng coliform vào tháng 5 tương đối cao gần tới giới hạn trên của tiêu chuẩn nước mặt loại B, đây là các vị trí tiếp nhận nước thải từ các nhà máy và các khu dân cư chưa qua xử lý.
Diễn biến COD trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Hàm lượng COD tại các vị trí lấy mẫu trên kênh tưới vào thời đoạn mùa mưa dao động trong khoảng 2.7 – 4.9 mgO2/l, trong khi đó vào thời kì mùa khô giá trị của COD dao động trong khoảng 4.3 – 6.8 mgO2/l.
Tất cả các giá trị COD đo được trong mẫu nước trên kênh tưới đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại A
Trên hệ thống kênh tiêu
Giá trị COD tại hầu hết các điểm trên các kênh tiêu tương đối thấp đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A. Tuy nhiên có một số điểm có dấu hiệu ô nhiễm nặng như T6, T4 (điểm tiếp nhận nước thải từ thị xã Tây Ninh)và đặc biệt là T3 (điểm nằm trên kênh tiêu tiếp nhận nước thải từ nhà máy đường).
Theo số liệu thực đo vào tháng 5, giá trị COD tại điểm T6 là 19.9 mgO2/l vượt quá tiêu chuẩn nước mặt loại A, tại điểm T4 là 118.8 mgO2/l và tại T3 là 360.6 mgO2/l vượt rất cao so với tiêu chuẩn nước mặt loại B. Tuy nhiên vào mùa mưa giá trị COD tại những điểm này lại giảm, tại T6 giá trị COD đạt 5.566 mgO2/l, tại T4 là 15.445 mgO2/l, tại T3 giá trị COD tuy có giảm nhiều nhưng vẫn còn ở mức rất cao đạt 137.873 mgO2/l.
Diễn biến BOD5 trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Cũng giống như diễn biến của COD, trên hệ thống kênh tưới giá trị BOD5 đo được đều nằm trong giới hạn cho phép của chất lượng nước mặt loại A.
Trên hệ thống kênh tiêu
Trên hệ thống kênh tiêu phần lớn các điểm lấy mẫu đều đạt được tiêu chuẩn nước mặt loại A, chỉ có điểm T4 vào mùa mưa và T6 vào mùa khô là nằm trong loại B, riêng điểm T3 thì trong cả mùa mưa và mùa khô đều có giá trị BOD5 vượt quá tiêu chuẩn nước mặt loại B, ngoài ra trong thời kì mùa khô vị trí T4 cũng có giá trị BOD5 vượt quá tiêu chuẩn nước mặt loại B.
4.2.1.3 Diễn biến mặn và chất lượng nước khu đẩy mặn trên sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông
Diễn biến mặn
Vào năm 2004, tình hình xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn không đáng kể, giá trị mặn đo được chỉ dao động từ 0.1 – 1.1 %o, chỉ tại Thủ Thiêm – Sài Gòn là độ mặn tăng cao hơn so với các nơi khác, lúc đỉnh triều là 4.2 %o và chân triều là 3.2%o.
Cũng như sông Sài Gòn, giá trị độ mặn tại sông Vàm Cỏ Đông cũng chỉ dao động từ 0.1 – 1.1 %o, chỉ có tại rạch Bà Giãi và rạch Trà Cú là độ mặn đạt lớn hơn 2 %o.
Chất lượng nước khu đẩy mặn
Sông Sài Gòn
Giá trị pH trên sông Sài Gòn vào tháng 5 dao động từ 5.75 – 7.35, nhìn chung pH vẫn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt. Giá trị TSS dao động từ mức trung bình cho đến cao, nằm trong khoảng 32 – 197 mg/l. Hàm lượng FeTS dao động từ 0.456 – 2 mg/l, nằm trong tiêu chuẩn nước mặt nhưng tại rạch Cầu Móng lúc đỉnh triều giá trị FeTS lên tới 3.457 mg/l, lúc chân triều là 4.903 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn nước mặt loại B.
Thành phần các chất dinh dưỡng amoni và nitrat vẫn nằm trong tiêu chuẩn nước mặt, giá trị amoni nằm trong khoảng 0.017 – 0.897 mg/l, nitrat từ 0.276 – 1.572 mg/l. Giá trị nitrit dao động từ 0.003 – 0.024 mg/l, riêng tại Thủ Thiêm - Sài Gòn giá trị này tăng lên 0.326 mg/l, vượt gấp nhiều lần giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại B.
Các chỉ số đánh giá ô nhiễm hữu cơ như COD, BOD5 ở mức trung bình, giá trị COD dao động từ 2.4 – 9.4 mgO2/l, BOD5 từ 5 – 16.7 mgO2/l.
Giá trị tổng coliform vẫn nằm trong tiêu chuẩn nước mặt, dao động từ 64×101 - 950×101MPN/100ml.
Sông Vàm Cỏ Đông
Giá trị pH trên sông Vàm Cỏ Đông khá thấp, dao động từ 5.01– 5.95, nguyên nhân là do nước ở đây có hiện tượng chua. Tổng cặn lơ lửng quá cao, vượt nhiều lần tiêu chuẩn nước mặt loại B, giá trị TSS nằm trong khoảng 80 – 236 mg/l. Hàm lượng FeTS dao động từ 0.436 – 0.811, nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại A.
Thành phần các chất dinh dưỡng amoni, nitrit và nitrat vẫn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt, giá trị amoni nằm trong khoảng 0.062 – 0.125 mg/l, nitrit nằm trong khoảng 0.001 – 0.004 mg/l, nitrat từ 0.668 – 1.286 mg/l.
Các chỉ số đánh giá ô nhiễm hữu cơ như COD, BOD5 ở mức trung bình, giá trị COD dao động từ 4.9 – 10.4 mgO2/l, BOD5 từ 8.6 – 11.2 mgO2/l.
Giá trị tổng coliform nằm trong tiêu chuẩn nước mặt, dao động từ 370×101 - 640×101MPN/100ml.
4.2.1.4 Nhận xét chất lượng nước năm 2004
Các chỉ tiêu hoá lý
- pH : Giá trị pH vào thời đoạn mùa mưa lớn hơn vào mùa khô, nguyên nhân là do nguồn nước chua thoát ra từ những diện tích đất phèn trong giai đoạn mùa khô và thời kì đầu mùa mưa nhưng nhìn chung vẫn nằm trong tiêu chuẩn nước mặt.
- TSS : Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước trên các kênh tiêu có xu thế cao hơn trên các kênh tưới, vào mùa mưa cao hơn mùa khô. Tại một số vị trí trên hệ thống kênh có hàm lượng cặn cao đột biến, nguyên nhân chính là do phải tiếp nhận nguồn thải trực tiếp từ các nhà máy. Nhưng nhìn chung nguyên nhân làm cho hàm lượng cặn trong hệ thống cao là do rừng phòng hộ đang bị phá hủy dẫn đến hiện tượng xói mòn mỗi khi mùa mưa lũ đến, và kết quả một lượng lớn đất đá bị rửa trôi xuống lòng hệ thống.
- FeTS : Hàm lượng sắt tổng trên toàn hệ thống không cao. Cá biệt tại vị trí khảo sát trên kênh tưới N5 và trên rạch Tây Ninh có hàm lượng sắt tổng rất cao, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do kênh N5 nằm cuối kênh dẫn Tân Hưng mà cuối kênh dẫn thường là nơi tập trung tất cả các chất thải, còn rạch Tây Ninh lại phải tiếp nhận toàn bộ nước thải từ thị xã Tây Ninh. Tuy nhiên nhìn chung với nồng độ sắt tổng khảo sát được vẫn chưa gây nguy hại đến cây trồng, thủy sinh vật sống trong nước và sức khỏe của người dân sử dụng nước lấy từ hệ thống.
- Al3+ : Theo kết quả khảo sát, mùa mưa hàm lượng Al3+ cao hơn mùa khô do nước mưa đã rửa trôi một lượng lớn phèn nhôm từ trong các vùng đất nhiễm phèn vào nguồn nước của hệ thống. Nhưng hầu hết giá trị Al3+ đều rất nhỏ, nhưng trên kênh tưới N5 giá trị Al3+ lại tăng cao mà nguyên nhân là do kênh phải tiếp nhận toàn bộ nguồn thải tập trung từ đầu kênh dẫn Tân Hưng vào đây.
- N-NO2- : Tại các vị trí quan trắc nồng độ N-NO2- có hàm lượng khá thấp, nằm trong giới hạn cho phép của chất lượng nước mặt, nhưng trên kênh tiêu T13C và rạch Tây Ninh hàm lượng N-NO2- lại tăng cao đột biến do phải tiếp nhận một lượng chất thải quá lớn mà chưa được xử lý qua bất kỳ hệ thống nào. Nhìn chung theo kết quả khảo sát, các vị trí lấy mẫu vào mùa mưa có giá trị N-NO2- cao hơn mùa khô, nguyên nhân là do hoạt động nông nghiệp phải sử dụng đến một lượng lớn phân bón (N, P, K) và khi mùa mưa đến thì lượng phân bón còn tồn dư trong lòng đất sẽ bị rửa trôi vào dòng nước trên hệ thống dẫn đến hàm lượng N-NO2- trong nước tăng cao vào mùa mưa.
- N-NO3- : Hàm lượng N-NO3- khảo sát trên hệ thống đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, nhưng tại kênh N5 nồng độ N-NO3- tăng cao hơn các vị trí khác do đây là nơi tiếp nhận hầu hết lượng phân bón tồn dư bị rửa trôi vào nguồn nước từ hai bên khu tưới của kênh dẫn Tân Hưng.
- N-NH4+ : Vào thời kì mùa mưa và mùa khô nồng độ N-NH4+ tại các vị trí quan trắc khá thấp, riêng kênh tiêu T13C vào mùa khô đã bị ô nhiễm amoni, nguyên nhân là do nước thải từ nhà máy đường được xả thải trực tiếp vào đây nhưng qua đến mùa mưa nguồn nước mưa dồi dào đã pha loãng nồng độ amoni nên tình trạng ô nhiễm không còn.
- P-PO43- : Nồng độ P-PO43- khảo sát trên toàn hệ thống khá thấp, chỉ tại rạch Tây Ninh do phải tiếp nhận một nguồn nước thải sinh hoạt quá lớn nên nồng độ P-PO43- tăng cao đột ngột vào mùa mưa, nhưng vẫn chưa gây ô nhiễm.
- K+ : Trên toàn hệ thống kênh tưới và kênh tiêu hàm lượng K+ khảo sát được rất thấp. Nhưng vào mùa khô trên kênh tưới N5, N15 hàm lượng K+ đo được khá cao, nguyên nhân do đây là hai vị trí cuối kênh Tân Hưng và kênh chính Tây nên lượng phân bón (N, P, K) bị rửa trôi từ các khu tưới đã tập trung vào đây.
- DO : Hàm lượng DO trên hệ thống kênh tưới và kênh tiêu vào thời kì mùa khô luôn cao hơn mùa mưa. Nguyên nhân do nước trên các kênh vào mùa mưa có chất lượng tốt và hình thành nhiều dòng chảy liên tục trong các kênh, còn vào mùa khô lượng nước trong kênh giảm thấp nên mức độ hoạt động của các vi sinh vật, các loài thủy sinh vật trong nước gia tăng dẫn đến giảm lượng oxi hòa tan trong nước. Nhưng nhìn chung giá trị DO tại các vị trí khảo sát vẫn nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, chỉ trên kênh tiêu T13C và rạch Tây Ninh vào mùa mưa và mùa khô có hàm lượng DO giảm thấp, báo hiệu nguy cơ ô nhiễm nặng.
Các chỉ tiêu hữu cơ và vi sinh
- Tổng coliform : Giá trị tổng coliform khảo sát tại các điểm nằm trên hệ thống đều nằm trong giới hạn cho phép của chất lượng nước mặt. Tuy nhiên vào mùa khô trên kênh tiêu T13C, rạch Tây Ninh, kênh tiêu T03 có giá trị tổng coliform tương đối cao mà nguyên nhân cũng chính là do nước thải từ các nhà máy và từ khu dân cư thải ra.
- COD và BOD5 : Hàm lượng COD và BOD5 khảo sát được khá thấp, nhưng tại các vị trí tiếp nhận nguồn thải từ các khu dân cư và các nhà máy thì hàm lượng COD và BOD5 tăng cao, báo hiệu hiện tượng ô nhiễm hữu cơ nặng.
Khu đẩy mặn
- Tình hình mặn : Trong năm 2004 độ mặn trên sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông là không đáng kể, không gây ảnh hưởng nhiều đến nguồn nước trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng.
- Thành phần hóa lý : Các chỉ tiêu hóa lý (pH, TSS, FeTS, N-NO2-, N-NO3-, N-NH4+) khảo sát được trên sông Sài Gòn nhìn chung khá tốt, nhưng tại một số vị trí hàm lượng TSS, FeTS, N-NO2- tăng cao gây ô nhiễm cục bộ. Trên sông Vàm Cỏ Đông chỉ có hàm lượng TSS là tăng cao, còn các chỉ tiêu khác đều nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
- Thành phần hữu cơ và vi sinh : các chỉ tiêu COD, BOD5 có nồng độ không cao cho thấy nguồn nước trên khu đẩy mặn chưa bị ô nhiễm hữu cơ nặng, riêng chỉ tiêu tổng coliform vẫn nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
Giai đoạn năm 2005
Hình 2 : Sơ đồ vị trí lấy mẫu thí nghiệm năm 2005.
4.2.2.1 Diễn biến thành phần hóa lí trong mẫu nước
Diễn biến giá trị pH
Trong hồ và trên hệ thống kênh tưới
Trong lòng hồ Dầu Tiếng về mùa khô pH tương đối cao từ 6.27 – 7.01. Về đầu mùa mưa giá trị pH tại hầu hết các vị trí quan trắc trong hồ đều giảm dưới 5.5 không đạt tiêu chuẩn nước loại B, đặc biệt là trước cống đầu mối số 3 chỉ số pH chỉ đạt 4.78. Nguyên nhân do nước mưa đầu mùa đã rửa trôi các muối phèn trong lưu vực và tải xuống hồ làm cho nước trong hồ bị chua. Cuối mùa mưa giá trị pH tăng dần.
Các kênh chính Đông, Chính Tây có giá trị pH tương đối cao và ổn định. Vào mùa khô, giá trị pH của mẫu nước tại hầu hết các điểm quan trắc dao động trong khoảng từ 6.05 – 7.67 đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A. Đầu mùa mưa tại tất cả các vị trí quan trắc dọc theo chiều dài kênh và các kênh tưới cấp hai đều có hiện tượng pH giảm thấp, các điểm N3-1, N4-1 có chỉ số đo được vào tháng 7 chỉ đạt 5.47, 5.44 không đạt tiêu chuẩn nước loại B. Giữa và cuối mùa mưa chỉ số pH tăng dần.
Kênh Tân Hưng có chỉ số pH không ổn định. Vào mùa khô, giá trị pH dao động từ 5.5 – 6.19. Từ tháng 7 đến tháng 10, tại tất cả các điểm quan trắc có pH rất thấp, dao động từ 4.78 – 5.47. Nguyên nhân là do tuyến kênh đi qua vùng đất phèn, vào mùa khô các vật liệu sinh phèn bốc lên bề mặt, bị oxy hóa rồi gặp mưa rửa trôi các muối phèn xuống kênh làm cho nước kênh bị chua.
Trên hệ thống kênh tiêu
Các vị trí quan trắc trong các kênh tiêu thuộc khu tưới có chỉ số pH tương đối cao vào mùa khô dao động từ 5.95 – 6.97. Đầu và giữa mùa mưa, chỉ số pH giảm sau đó tăng dần vào cuối mùa mưa. Ngoại trừ kênh tiêu T13C có chỉ số pH rất thấp, chỉ số đo được vào tháng 5 chỉ đạt 4.04, chỉ số lớn nhất đo được vào tháng 3 cũng chỉ đạt 4.65.
Chỉ số pH tại các điểm đo trên kênh tiêu thuộc kênh chính Tây giảm về trị số so với chỉ số pH tại các điểm đo được trên kênh tưới, mức độ giảm dao động từ 0.08 – 2.18.
Diễn biến hàm lượng cặn lơ lửng
Trong hồ và trên hệ thống kênh tưới
Giá trị TSS đo được trong lòng hồ tương đối thấp, điểm có hàm lượng TSS cao nhất là khu vực gần bến tàu và khu vực khai thác cát nhưng giá trị TSS đo được vào tháng 10 cũng chỉ đạt 45.16 mg/l.
Giá trị TSS đo được trên hệ thống kênh tưới hầu hết biến đổi trong khoảng 5.8 – 6 mg/l, ngoại trừ điểm N6 nằm trên kênh Tân Hưng vào các tháng mùa khô có trị số TSS đo được tương đối cao hơn đạt 87.2 – 94.25 mg/l, nguyên nhân là do bồi lắng lòng dẫn ở hai bên kênh Tân Hưng, tuy nhiên vào thời kì mùa mưa hàm lượng TSS tại vị trí này giảm đáng kể, trị số TSS dao động từ 15.5 – 40.8 mg/l.
Trên hệ thống kênh tiêu
Vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 5 mực nước trong các kênh tiêu giảm thấp nên các điểm quan trắc TSS trên các kênh tiêu có hàm lượng khá cao, dao động từ 123.5 – 250.8 mg/l, đặc biệt là rạch Tây Ninh có chỉ số TSS rất cao dao động từ 457.6 – 766.7 mg/l. Vào tháng 7 chỉ số TSS có xu hướng giảm nhanh còn trong khoảng 33.85 – 58.02 mg/l.
Diễn biến hàm lượng sắt tổng trong nước
Trong hồ và trên hệ thống kênh tưới
Hàm lượng FeTS tại hầu hết các vị trí trong hồ dao động từ 0.1 – 0.527 mg/l và có xu hướng tăng dần vào cuối và giữa mùa mưa. Điểm N5-2 có hàm lượng FeTS cao hơn các vị trí khác, dao động trong khoảng 0.345 – 0.878 mg/l, nồng độ FeTS các tháng 3, 4 cao hơn mùa mưa cho thấy nền đất lòng hồ ở gần cống số 3 bị chua; các tháng 3, 4, 5 cạn nước chỉ còn những vũng nhỏ, phèn đọng lại làm nồng độ FeTS tại các vị trí này tăng lên. Tuy nhiên nồng độ FeTS trong lòng hồ vẫn đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A.
Hàm lượng FeTS trên hệ thống kênh tưới tương đối thấp vào mùa khô từ 0.056 – 0.582 mg/l và có xu hướng tăng dần vào cuối và giữa mùa mưa.
Trên hệ thống kênh tiêu
Vào các tháng mùa kho