Khi ta nhấc máy các công việc được tiến hành ở bộ điều khiển thuê bao và bộ điều khiển trung tâm hoần toàn tương tự như trên. Khi thuê bao nhận được âm mời quay số sẽ tiến hành quay các con số địa chỉ của thuê bao bị gọi từ con số đầu tiên cho tới con số cuối cùng.
Phân tích tiền định:
Ngay khi nhânj được con số địa chỉ đầu tiên bộ Điều khiển trung tâm đã phân tich để tìm ra đặc tính cuộc gọi. trong trường hợp này là cuộc gọi ra ngoài mạng.
Phân tích tìm tuyến nối thich hợp: Sau khi xác định được cuộc gọi tổng đài sẽ phân tích tìm tuyến nối cho cuộc gọi đó. Khi đã tim được một một tuyến rỗi của cuộc gọi ra, giữa hai tổng đài sẽ trao đổi các thông tin báo hiệu caanf thiết để tiến hành thiết lập tuyến nối cho cuộc gọi đó.
82 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Điện thoại kéo dài Cordless - Telephone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại trung tần cộng hưởng
Ưu điểm của mạch điện này là đơn giản, có hệ số khuếch đại lớn, tuy vậy khi sản xuất đòi hỏi phải chọn các transistor có tham số giống nhau hoặc phải điều chỉnh riêng mạch trung hòa cho từng máy, do đó tốn công hơn và giá thành sản xuất cao. Sở dĩ mạch cộng hưởng trung tần thường là một mạch cộng hưởng đơn và thực hiện dưới dạng một biến áp trung tần là để mong đạt được hệ số khuếch đại lớn nhất bằng cách phối hợp trở kháng tốt giữa đầu ra của tầng đổi tần có trở kháng cao (khoảng 20Ω - 100KΩ) với đầu vào của tầng trung tần có trở kháng thấp (khoảng 300Ω đến 2KΩ) cũng như đầu ra của tầng trung tần này với đầu vào của tầng trung tần sau, đồng thời mạch cộng hưởng còn có tác dụng chọn lọc để bảo đảm chỉ tiêu về độ chọn lọc tần số lân cận cho máy. Khác với máy thu dùng đèn điện tử, biến áp trung tần trong máy thu transistor phần nhiều dùng loại mạch cộng hưởng đơn, ít dùng lọa mạch cộng hưởng kép, đó là vì trở kháng vào của transistor nhỏ hơn trỏ kháng vào của đèn điện tử rất nhiều, ngoài ra tham số của transistor tuy cùng loại nhưng cũng không đồng đều, nếu dùng mạch cộng hưởng kép sẽ phức tạp hơn nhiều. Tụ điện CN trong mạch là tụ trung hòa. Việc mắc mạch trung hòa trong các tầng khuếch đại trung tần của máy thu transistor là rất cần thiết. Bởi vì điện dung tạp tán giữa các cực của transistor lớn, nhất là điện dung Ccb giữa colectơ và bazơ thường vào khoảng vài pF đến mười mấy pF, điện dung Ccb đưa điện áp trung tần sau khi đã được khuếch đại từ mạch colectơ trở về bazơ hình thành hồi tiếp dương gây ra dao động kí sinh, phá vỡ điều kiện làm việc bình thường của tầng khuếch đại trung tần, làm máy thu bị rú rít và độ khuếch đại giảm. Để khử tác dụng hồi tiếp dương do tụ tạp tán Ccb sinh ra, người ta thường dùng mạch trung hòa. Cách mắc tụ trung hòa CN vào mạch khuếch đại trung tần, Trung hòa chính là phương pháp dùng dòng điện hồi tiếp ngoài iN để triệt tiêu dòng điện hồi tiếp trong do tụ tạp tán Ccb gây ra. Hai dòng điện này phải có cùng trị số tuyệt đối nhừng ngược pha nhau. Điều đó thực hiện bằng cách, điều chỉnh tụ CN mắc trong các mạch điện, trị số tụ CN thường vào khoảng từ mấy đến mười mấy pF.
3.3.3. Mạch khuếch đại âm tần
Hình b11: Mạch khuếch đại âm tần ghép điện trở điện dung
Hình trên là sơ đồ nguyên lí một tầng khuếch đại âm tần ghép điện trở điện dung. Trong đó R1, R2 là các điện trở định thiên dùng đẻ xác định diểm làm việc cho transistor T1. Trên thực tế khi lắp ráp điều chỉnh người ta thường dùng R2 là một trị số cố định trong khoảng 5 – 10 KΩ sau đó điểu chỉnh trị số R1 để xác định điểm làm việc cho Transistor, R3 là điện trở tải, trị số thường dùng trong khoảng từ 1 KΩ đến 10 KΩ. Nếu điện trở tải quá nhỏ, hệ số khuếch đại sẽ nhỏ. Nếu điện trở tải của lớn, điện áp một chiểu sụt trên điện trở tải sẽ nhiều, làm điện áp đưa vào colectơ sẽ quá nhỏ, làm hiệu suấ thấp và tín hiệu ra bị méo. Hơn nữa, dù điện trở tải có lớn thì hệ số khuếch đại của tầng cũng khong thể tăng lên quá vì tải thực tế của tầng gồm R3 mắc song song với trở kháng vào của tầng sau; trở kháng vào của transistor của tầng sau chỉ vào khoảng 1 KΩ nên có tăng R3 lên bao nhiêu thì tải của tầng cũng không thể lớn quá 1 KΩ. R4, C3 là điện trở mắc trong mạch emitơ và tụ phân đường âm tần dùng để ổn định điểm làm việc cho transistor. R4 khoảng từ vài trăm ôm tới 1 KΩ, C3 khoảng 30 – 50 µF trở lên. C1, C2 đều là các tụ nối tầng, nó có nhiệm vụ ngăn cách dòng một chiều giữa colectơ của tầng này bới bazơ của tầng sau, đồng thời đưa tín hiệu âm tần sang bazơ tầng sau. Vì trở kháng vào của transistor nhỏ, để cho tín hiệu âm tần ít bị sụt áp trên C1, C2 thì dung kháng của chúng yêu cầu phải nhỏ hơn nhiều so với trở kháng vào của transistor, do đó C1, C2 thường dùng từ 3 - 10µF. Tùy theo mạch điện dùng transistor loại PNP hoặc NPN, vần chú ý mắc đúng cực tụ hóa nối tầng.
Ưu điểm:
Mạch điện đơn giản, rẻ tiền, thể tích nhỏ, trọng lượng nhẹ, độ tin cậy cao, đặc tuyến tần số tương đối tốt, có thể dễ dàng thực hiện được hệ số ổn định cao.
Nhược điểm:
Hệ số khuếch đại nhỏ vì không phối hợp được trở kháng giữa các tầng, và hiệu suất của mạch điện thấp.
3.3.4. Mạch khuếch đại công suất
Là tầng cuối của máy thu có nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đưa ra loa do đó yêu cầu cần phải đưa ra cống suất lớn và không méo.
Mạch khuếch đại cống suất dùng 1 transistor làm việc ở chế độ A
Loa
Hình b12: Mạch khuếch đại công suất
Đặc điểm:
Bộ khuếch đại công suất loại A là kết cấu mạch điện đơn giản, dạng sóng ít méo, công suất nhỏ, hiệu suất thấp, tiêu hao nguồn điện nhiều do đó nói chung mạch này chỉ thích hợp dùng trong các máy thu đơn giản 3, 4 transistor.
Bộ khuếch đại làm việc ở chế độ A, khi có tín hiệu hoặc không có tín hiệu, cống suất tiêu thụ do nguồn một chiều cung cấp vẫn không thay đổi. Khi không có tín hiệu vì không có công suất xoay chiều đưa ra trên toàn bộ công suất tiêu thụ đều tổn hao trên tiếp giáp colectơ của transistor là transistor nóng lên. Dó đó đối với bộ khuếch đại làm việc ở chế độ A, công suất một chiều (tích số giữa điện áp colectơ và dòng điện colectơ của transistor khi không có tín hiệu) phải nhỏ hơn công suất tổn hao lớn nhất cho phép. Công suất tổn hao lớn nhất cho phép của transistor lại phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh cao, việc tỏa nhiệt khío thì công suất tổn hao cho phép lại giảm đi. Ơ mỗi nhiệt độ môi trường nhất định, nói chung có thể căn cứ vào công thứ sau đây để tính ra công suất tổn hao lớn nhất cho phép.
PhầnC: Phân tích sơ đồ mạch của máy điện thoại kéo dài
I. Sơ đồ chi tiết, chức năng cụ thể, hoạt động của từng phần trong sơ đồ khối của máy chủ.
1.1. Mạch máy phát.
1.1.1. Sơ đồ mạch.
Hình c1: Sơ đồ mạch máy phát
1.1.2. Chức năng của mạch.
Mạch này có tác dụng biến đổi tín hiệu thành dạng sóng vô tuyến phát ra không gian để liên lạc với máy cầm tay.
1.1.3. Hoạt động của mạch
Tín hiệu thoại hoặc tín hiệu dữ liệu được đưa vào cực anode của diode biến dung D851, diode biến dung này được sử dụng để thay đổi mức tín hiệu như thế sẽ làm thay đổi mức điều chế. Tín hiệu được tạo dao động ở Tx VCO được IC802 khuếch đại, tín hiệu này thu được này có thể điều chỉnh thông qua VR852, tín hiệu sẽ đi qua bộ chuyển đổi thu phát đi đến ăng ten phát ra không gian.
1.2. Giao diện với đường điện thoại.
Trạng thái rỗi của máy điện thoại.
Ở trạng thái rỗi thì transito Q101 ở trạng thái mở để ngăn dòng điện vòng một chiều và làm giảm dòng tải của chuông. Khi hiệu điện áp chuông xuất hiện ở Tip (T) và Ring (R). Điện áp chuông xoay chiều truyền trong mạch theo đường đi như sau: Bắt đầu từ T – PO101 – L101 – R121 – C116 – Q106 – IC701 (chân 64) .
Khi CPU (DSP) phát hiện ra tín hiệu chuông thì Q101 mở, lúc này chuyển mạch Hook ở trạng thái off làm dòng một chiều chạy trong mạch và tín hiệu thoại truyền trong mạch theo chiều từ T qua PO101 – D101 – Q101 – Q105 – R105 – D101 – R.
Khi chuyển mạch Hook ở trạng thái “on” thì Q101 mở, Q101 được nối để ngăn điện vòng một chiều và để ngăn tín hiệu thoại, vì thế điều này làm chuyển mạch Hook ở trạng thái “on”.
Chi tiết hoạt động của mạch.
Hình c2: Sơ đồ mạch giao tiếp với mạng điện thoại
Khi trạng thái chuyển mạch Hook bật (trạng thái rỗi) thì dòng điện thì dòng điện chày giữa đường điện thoại và phần mạch này như sau: Bắt đầu từ T – PO101 – L101 – R121 – C116 – R122 – C115 – R120 – L102 – R
Các thành phần một chiều bị khóa bởi C115 và C116 do đó làm cho trạng thái của chuyển mạch Hook là “on”. Trở kháng xoay chiều vào khoảng trên 47 KΩ điều này thỏa mãn yêu cầu mà nhà sản xuất đưa ra.
1.3. Hoạt động của máy chủ khi nối với đường điện thoại.
Khi tín hiệu chuông được đưa vào từ đường điện thoại:
Mạch phát hiện chuông (Q106) bắt đầu hoạt động, transito Q106 ở trạng thái hoạt động nên đưa mức độ đưa vào chân chuông của IC 701 (BELL pin 64) là mức thấp.
Để đưa tín hiệu chuông này đến máy cầm tay (Handset) thì chân 25 của IC701 đưa vào dạng phát trở lên cao và dữ liệu chuông này có một mã mà có thể thay đổi bởi chân 97 của IC701 được gửi tới máy cầm tay như là một tín hiệu ra đã được điều chê.
Lúc nhận dữ liệu chuông, và máy cầm tay được chuyển từ trạng thái sãn sàng sang trạng thái nói. Máy chủ nhận sóng mang đã được điều chế bởi dữ liệu chỉ ra chuyển mạch từ trạng thái sẵn sàng sang trạng thái nói (từ STANDBY sang TALK). Dữ liệu này sau đó được giải điều chế ở máy chủ và qua bộ khuếch đại tín hiệu dữ liệu của IC701. tín hiệu sau khi vào chân 59 của IC 701, nó làm cho Q101 và Q102 giải phóng câm và chuyển thành dạng “talk” nghĩa là nằm ở trạng thái liên lạc.
1.4. Hoạt động đáp ứng lại của máy cầm tay.
Khi máy cầm tay được nhấn nút Talk thì dữ liệu được truyền đế máy chủ, và dữ liệu này được giải điều chế ở máy chủ, đi qua bộ khuếch đại tín hiệu dữ liệu của IC801 sau đó vào chân 59 của IC 701 (CPU).
Khi mã trùng nhau thì chân 99 của IC701 trở thành điện áp mức cao, cùng thời điểm đó khả năng phát được cho phép và transito Q102 được bật.
Chân 65 của IC701 trở thành thấp (điện áp mức thấp) thì đèn tín hiệu báo cho biết máy đang hoạt động sáng lên.
1.5. Mạch phát tín hiệu.
Hình c3: Mạch phát tín hiệu
Hoạt động của mạch: Tín hiệu vào từ đường điện thoại qua chân 38 của IC701 – chân 35 – C501 – 828 – R817 và vào bộ khuếch đại chân 9 của IC801. Bộ khuếch đại này bao gồm mạch hạn chê, tín hiệu qua bộ nén và qua bộ lọc lộp bộp, rồi ra chân 3 cua IC801 sau đó đi ra mạch điều chế.
1.6. Mạch thu RF và IF.
Hình c4: Mạch thu tín hiệu
Tín hiệu của dải sóng 49 MHz (từ 48.76 – 49.99 MHz) vào từ ăng ten được lọc qua bộ lọc của DUP801, qua bộ khuếch đại lọc của dải sóng 49 MHz đi vào chân 41 của IC801. RX VCO tạo dao động ở T801 và chân 44 và 45 của IC801 vào điều khiển chương trình bên trong IC 801, tần số cục bộ đầu tiên được điều khiển để ấn định kênh bởi dữ liệu chuỗi từ đầu ra của chân 21, 22 và 23 của IC701 (DSP), làm vòng với bộ dò pha ra và RX VCO, và khóa tần số cục bộ thứ nhất này.
Tín hiệu vào chân 41 của IC801 và tần số ra cục bộ từ RX VCO được trộn bên trong IC801 sau đó đi qua CF801 và tần số trung tần được tạo ra là 10.695 MHz.
Tiếp theo tần số 10.240 MHz được phát ra do X801 và chân 52, 53 của IC801 được trộng trong IC801 và lọc bởi CF802 cho ra tần số trung tần thứ hai là 455 Hz.
Tín hiệu được phát hiện ra đi qua R806 đến C815 qua R807 và và bộ tiền khuếch đại của IC801, qua bộ giãn đi ra chân 21 của IC801.
Tín hiệu đi qua C822 – VR801 – R813 và vào bộ khuếch đại thu chân 17 của IC801.
Tín hiệu ra từ bộ khuếch đại trên chân 16 của IC801 và đi qua J884 đến PCB chính.
Hình c5: RF IC
1.7. Mạch khởi động.
Mạch này có chức năng sử dụng để chạy máy vi tính khi nó kết hợp với một bộ chỉnh lưu xoay chiều.
Hoạt động của mạch này: Sơ đồ mạch.
Hình c6: Mạch khởi động
Khi bộ tương thích xoay chiều được chèn vào phần này thỉ điện áp thay đổi bởi D303 và công suất được cấp cho CPU. Bộ này có thể hoạt động ở xa điểm A trong mạch trên.
1.8. Khi máy cầm tay để trên máy chủ.
Sơ đồ như sau:
Hình c7: Máy cầm tay đặt trên máy chủ
Trạng thái sạc điện cho máy cầm tay: Khi sạc máy cầm tay trên máy chủ thì mã nhận dạng được gửi từ thiết bị đầu cuối CONT đế máy cầm tay và dòng điện sạc sẽ đưa và máy cầm tay từ công tác nạp pin thông qua R314, R315 trên máy chủ. Khi công tắc trên máy chủ đưa vào chân 60 của IC701 (DSP) qua Q313. Khi điểm A trên máy cầm tay ở mức cao, Q502 trên máy cầm tay đi vào chân 24 của IC901 trở lên thấp có nghĩa là máy cầm tay biết được rằng pin đang được sặc.
Transito Q312 chuyển mạch do ảnh hưởng của chân 97 của IC701 trên máy chủ, dữ liệu được gửi là dữ liệu CH, mã nhận dạng, dữ liệu dạng âm, xung. Tín hiệu dữ liệu được gửi tới chân 23 của IC901 (CPU) thông qua Q501 trên máy cầm tay, trong quá trình sạc thì dữ liệu sẽ tiếp tục gửi đến CPU của máy cầm tay.
1.9. Mạch cung cấp nguồn.
Hình c8: Mạch cấp nguồn
Nguồn từ bộ chỉnh lưu xoay chiều đi qua khối biến đổi là IC301. IC301 là một nguồn cung cấp được biến đổi, điện áp ở điểm A được biến đổi đến 8V bởi IC301. Điện áp tại điểm C rơi trên D710, D303 ~ 305, D701 đến 4.2V.
1.10. Cấu tạo và hoạt động của CPU (IC701)
Hình c9: Sơ đồ chân của IC701
Sơ đồ chân IC:
Trạng thái chức năng của từng chân trong IC701:
Bảng c1: Trạng thái chân IC701
Các trạng thái của máy điện thoại ứng với các trạng thái của các chân IC:
Cách thức định thời của cổng ra trong định vị giữa máy chủ và máy cầm tay.
Khi nhấn chuyển mạch nói của máy cầm tay (Handset)
Khi nhấn chuyển mạch nói của máy cầm tay trở về tắt (Handset)
Mạch triệt tiếng vang:
Hình c10: Mạch triệt tiếng vang
Tỷ lệ giữa Make/Break khi quay số cùng với máy cầm tay là: 40%:60%.
Tỷ lệ giữa High/Low ở trên tín hiệu chuông: 50%:50%
Vì vậy nếu tỷ lệ Low/High lớn hơn 45% ở IC701 – 64 (DSP) thì nó sẽ biết được đó là tín hiệu chuông.
Hình c11: Mạch nhận dữ liệu của máy chủ
Giải thích mạch nhận dữ liệu của máy chủ:
Mạch này được sử dụng khi vùng có công suất phát của máy cầm tay là cực kỳ yếu trong khi đó mức độ nhiễu lại đặt lên trên dữ liệu và khi đó thì khi đó khả năng có lỗi đối với dữ liệu nhận được là cực kỳ lớn, khi đó nhờ mạch nhận tín hiệu này mà điều đó được khắc phục.
II. Sơ đồ chi tiết, chức năng cụ thể, hoạt động của từng phần trong sơ đồ khối của máy cầm tay.
2.1. Mạch máy thu thu RF và IF.
Hình c12: Mạch máy thu RF và IF
Hoạt động của mạch: tín hiệu của băng sóng 46 MHz (43.72 MHz ~ 46.97 MHz) đi vào từ ANT được DUP101 lọc, sau đó vào chân 42 của IC101. Bộ dao động điều khiển điện áp điều khiển bởi T201 và IC101 được khóa tới tần số cục bộ thứ nhất bởi PLL bên trong IC101 (PLL được điều khiển bởidữ liệu ra nối tiếp từ chân 28, 29 và 30 của IC901). Tín hiệu vào từ chân 42 của IC101 và tần số cục bộ thứ nhất từ bộ điều khiển điện áp thu được trộn tần bên trong IC101 sau đó qua CF1, và tần số trung tần thứ nhất được tạo ra là 10.695 MHz và 10.240 NHz thì tạo ra từ X101, rồi qua bộ trộn tần bên trong IC101 và được lọc ở CF2 sẽ cho ra tần số trung tần là 455 KHz.
Mạch xử lý tín hiệu trung tần IF (455KHz)
Hình c13: Mạch xử lý tín hiệu trung tần IF
Sau khi tạo ra được tín hiệu có tần số 455KHz tín hiệu này đưa vào chân 33 của IC101 và đi qua bộ khuếch đại trung tần rồi mạch dò và đầu ra là chân 26. Tín hiệu âm tần được tạo ra sẽ tiếp tục qua R123, C124. Các mức độ được điều khiển bởi bộ khuếch đại điều khiển âm lượng của IC101. Tín hiệu đó được thu ở chân 25 của IC101, sau đó qua các mạch sau đây. Pre Amp, Exp và Amp và sẽ cho ra ở chân 16 và cuối cùng được gửi đến loa. Bên trong IC101: Gồm các mạch RX-MUTE, MIC-MUTE và PLL được điều khiển bởi dữ liệu nối tiếp mà CPU gửi đến từ chân28, 29 và 30.
Mạch xử lý tín hiệu đi từ MIC:
Hình c14: mạch xử lý tín hiệu từ MIC
Tín hiệu vào từ MIC qua bộ lọc rồi qua C202, VR201, R201 và C203, R203 và tín hiệu này vào chân 9 của IC101.Ở trong đó tín hiệu qua bộ khuếch đại micro và bộ nén và lọc tiếng lộp bộp sau đó tín hiệu ra chân 3. Nó đi qua R204, C221 sau đó vào mạch điều chế.
Mạch điều chỉnh tín hiệu thu.
Hình c15: Mạch điều chỉnh tín hiệu thu
Chỉ có dữ liệu thu được mới qua bộ lọc thông thấp rồi định dạng lại tín hiệu bởi R216 và C129 và chân 22 của IC101, tại đây dạng sóng được điểu chỉnh, kết quả được tín hiệu ra chân 13 rồi gửi tới trực tiếp CPU.
Mạch phát hiện pin yếu:
Hình c16: Mạch phát hiện pin yếu
Mạch này dùng để phát hiện ra pin yếu để thông báo cho người sử dụng biết để có biện pháp khắc phục. Nguyên tắc hoạt động của mạch này như sau: Khi điện áp của pin giảm xuống 2.35V thì mức này sẽ được phát hiện nhờ vào các thành phần trong IC 101, đầu ra được gửi tới chân 26 của IC901. Bộ xử lý trung tâm CPU phát hiện ra mức điện áp thấp nhờ vào chân 26 này và đèn báo hiệu pin của máy điện thoại cầm tay yếu sắp hết, lúc này nó sẽ nhấp nháy. IC101 kiểm tra mức độ của pin, nếu mức độ này nhỏ hơn 2.2V, thì đầu ra của chân 11 sau đó CPU ngừng làm việc để giữ bộ nhớ.
2.2. Cấu tạo và hoạt động của CPU (IC901)
Sơ đồ chân của CPU (IC901)
Hình c17: Sơ đồ chân CPU (IC901)
Bảng mô tả chức năng và trạng thái của các chân.
Bảng c2: Bảng chức năng và trạng thái chân của IC 901
Khi hoạt động trạng thái của các chân là:
Bảng c3: Bảng chức năng trạng thái chân IC901 khi hoạt động
2.3. Mạch khởi động lại.
Hình c18: Mạch Reset
Mạch này có tác dụng tác dụng tắt bật nguồn cung cấp để bộ nạp có thể nạp được cho pin của máy cầm tay. Khi máy cầm tay được sạc thì xung mã hóa được gửi qua C905, Q910 phát sinh ra tính hiệu Reset và được đưa đến chân 20 của CPU.
III. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống điện thoại kéo dài
3.1. Sơ đồ máy chủ (Base unit)
3.2. Sơ đồ máy cầm tay (Handset)
IV. Điện thoại KX-TC1040LAB/KX-TX1040LAW
3.1. Hình dáng bên ngoài và các nút chức năng của điện thoại.
3.2. Các thông số kỹ thuật của điện thoại
Chỉ tiêu kỹ thuật
Máy chủ (Base unit)
Máy cầm tay (Handset)
Nguồn cung cấp
AC adaptor (PQLV1Z)
Pin Ni-Cd xạc được
Tần số thu
25 kênh trong phạm vi 48.76 - 49.97 MHz
25 kênh trong phạm vi 43.72 – 49.97 MHz
Phương pháp thu
Bộ tạo phách thu
Bộ tạo phách thu
Tần số phát
25 kênh trong phạm vi 43.72 – 49.97 MHz
25 kênh trong phạm vi 48.76 - 49.97 MHz
Phương pháp dao động
Bộ tổng hợp khóa pha
Bộ tổng hợp khóa pha
Phương pháp dò
Bộ tách sóng cầu
Bộ tách sóng cầu
Độ dung sai tần sô ngoại sai
± 3.6 KHz
± 3.6 KHz
Phương pháp điều chế
Điều chế tần số (F3)
Điều chế tần số (F3)
Mã nhận dạng (ID)
20 bit
20 bit
Nhận và lưu thông tin
Ghi số, thời gian đến 15 phút
Dạng quay số
Tone(DTMF)/pulse
Tone(DTMF)/pulse
Quay số lại
Đến 32 chữ số
Tốc độ bộ quay số
Đến 22 chữ số
Công suất tiêu thụ
30 ngày chờ, 8 giờ nói
Kích thước
55x165x215mm
266x53x38mm
Trọng lượng
420g
250g gồm cả pin
Bảng c4: Thông số kỹ thuật của máy KX-TC1040
V. Lưu đồ tín hiệu của máy
5.1. Bảng tần số liên lạc sử dụng trong hệ thống máy điện thoại kéo dài.
Hệ thống điênn thoại kéo dài này sử dụng 25 kênh ứng với những tần số khác nhau cụ thể như sau:
Bảng c5: Bảng tần số lên lạc của
Base unit và Handset
Các kênh trên chia làm hai nhóm kênh là:
(a) thể hiện các kênh trong phạm vi từ kênh 16 đến kênh 25,
(b) là các kênh từ 1 đến 15.
5.2. Sự trao đổi thông tin của máy kéo chủ và máy cầm tay trong quá trình hoạt động của hệ thống điện thoại.
5.2.1. Quá trình chuyển từ trạng thái sẵn sàng sang trạng thái liên lạc.
Bước A: Máy chủ sẽ quét các tần số phát của máy cầm tay trong phạm vi 10 kênh gốc (a), đồng thời máy chủ cũng quét tất cả các tần số phát của máy cầm tay (b) cho đến khi tìm được một kênh rỗi. Rồi sẽ lưu trạng thái của 10 kênh (a) và trạng thái kênh rỗi (b) vừa tìm được vào bộ nhớ.
Bước 1. Khi người sử dụng nhấn nút “TALK” thì máy cầm tay sẽ gửi yêu cẩu TALK – ACK đến máy chủ (máy cầm tay sử dụng 1 trong các tần số phát trong khoảng từ kênh 16 đến kênh 25).
Bước 2. Máy chủ gửi lại cho máy cầm tay tín hiệu ACK – OK trên tần số phát (a) của máy.
Tín hiệu ACK – OK này bao gồm số lượng 2 kênh rỗi. Một kênh (a), và 1 kênh (b) rỗi còn lại đã được chọn và lưu ở bước A.
Bước 3. Máy cầm tay kiểm tra tần số thu của kênh rỗi của mình đã được lựa chọn và lưu ở bước A. Nếu kênh này là rỗi thì máy cầm tay sẽ xử lý đến bước 4a, nếu kênh này không rỗi thì máy cầm tay sẽ chuyển đến xử lý bước 4b.
Bước 4:
Máy cầm tay gửi một lệnh TALK, lệnh này bao gồm số kênh rỗi (b) đã được chọn và lưu ở bước A (lệnh này được gửi bằng tần số thu của máy cầm tay (a)). Sau khi gửi lệnh TALK, máy cầm tay tahy đổi kênh trống (b) rồi máy chủ sẽ chiếm đường điện thoại và thay đổi kênh rỗi này.
Máy cầm tay gửi lệnh TALK, lệnh này bao gồm số kênh rỗi đã được chọn ở bước 2a (gửi bằng tần số phát của máy cầm tay (a)). Sau khi gửi lệnh TALK, máy chủ sẽ chiếm đường điện thoại này (máy chủ và máy cầm tay đã liên lạc trên một kênh (a) từ bước 1 vì vậy chúng sẽ tiếp tục liên lạc trên kênh đó).
Bước 5: Một tín hiệu chuông quay số được nghe.
Ví dụ1: Một cuộc gọi giữa hai máy
Máy chủ: Chọn tần số là tần số (a) (1)
Máy cầm tay: Chọn tần số là tần số (b) (2)
(1) Khi máy chủ quét, thì tần số thu của CH8 là trống, máy chủ gửi tín hiệu ACK-OK bao gồm số kênh 8 và 17.
(2) Máy cầm tay kiểm tra tần số thu CH8, tần số thu này là rỗi và máy cầm tay gửi lệnh TALK, nó bao gồm số kênh là 8.
Ví dụ 2:
Máy chủ: Chọn tần số là tần số (a) (1)
Máy cầm tay: Chọn tần số là tần số (b) (2)
(1) Khi máy chủ quét, thì tần số thu của CH8 là rỗi, máy chủ gửi tín hiệu ACK-OK bao gồm số kênh 8 và 17.
(2) Máy cầm tay kiểm tra tần số thu CH8, tần số thu của CH8 của máy cầm tay được chiếm , máy cầm tay không sử dụng CH8. Máy cầm tay gửi lệnh TALK nó bao gồm số kênh 17.
Ví dụ 3: Máy chủ: Tất cả các kênh (b) đều bị chiếm(1)
(1) Khi máy chủ quét, tần số thu (b) của máy chủ là rỗi, máy chủ gửi tín hiệu ACK OK mà nó chỉ bao gồm số hiệu kênh là 17.
(2) Máy cầm tay không kiểm tra tần số thu của mình mà gửi lệnh TALK mà nó bao gồm số hiệu kênh 17.
Ví dụ 4: (CH -> CH8)
(1) Khi người sử dụng nhấn nút CH, máy cầm tay gửi yêu cầu CH – ACK đến máy chủ sử dụng tần số hội thoại.
(2) Máy chủ kiểm tra tần số thu của mình từ một kênh rỗi kỳ có tần số (b) một cách ngỗng nhiên.
(3) Máy cố định gửi tín hiệu ACK – OK, tín hiệu này bao gồm 2 kênh rỗi. Một kênh (a) và một kênh (b) được chọn từ bước (2).
(4) Máy cầm tay kiểm tra tần số thu của mình của kênh rỗi trong bước (2).
(5) Máy chủ gửi lênh CH bao gồm số kênh rỗi sau đố gửi CH – ACK, máy cầm tay thay đổi kênh rỗi.
(6) máy cố định thay đổi đến kênh rỗi và khi đó cuộc hội thoại có thể được thiết lập.
5.2.2. Trạng thái khi kết thúc cuộc gọi.
5.2.3. Tín hiệu báo chuông
Sau khi phát hiện ra tín hiệu chuông từ mạch, máy chủ gửi tín hiệu dữ liệu (Ring) trên tần số phát của mình sau đó máy cầm tay mới bắt đầy phát chuông.
5.2.4. Dạng sóng của dữ liệu trong thu phát không dây.
Dữ liệu được phát từ máy cầm tay đến máy chủ là sự kết hợp từ DATA 0, DATA 1, DATA Delimt, Pre – data,và End data.
Dữ liệu được phát từ máy chủ đến máy cầm tay là sự kết hợp từ DATA 0, DATA 1, DATA Delimt, Pre – data,và End data.
Định dạng dữ liệu phát của máy cẩm tay (Handset)
Định dạng dữ liệu phát của máy chủ (Base unit)
5.2.5. Khi liên kết dữ liệu.
Khi chuyển trạng thái từ STANDBY -> TALK, DATA được truyền ở định dạng trên. Sự kết hợp các phần DATA0 và DATA 1 được truyền ở yêu cầu LINK định dạng dữ liệu đầu tiên(40 bit). Sau đó khi LINK OK (ACK - OK) DATA (46bit) quay trở lại từ máy chủ, nó được gửi như LINK từ DATA sau khi thay đổi sự kết hợp của DATA 0 và DATA 1. Và DATA Delimit ở giữa một khung như một điểm dừng. Khái niệm của yêu cầu LINK và dạng LINK từ DATA là khác nhau phụ thuộc vào mỗi hoạt động.
5.2.6. Xung quay số
Khi thực hiện xung quay số, dữ liệu xung quay số được truyền từ máy cầm tay đến máy chủ ở định dạng trên. Sự kết hợp của DATA 0 và DATA 1 được thay đổi bởi mỗi một số. Và DATA Delimit ở giữa mỗi một khung dùng để thể hiện điểm dừng. Số lượng khung này là 2.
5.2.7. Chuông quay số
Khi thực thi Tone Dial, Tone Dial được truyền từ máy cầm tay đến máy chủ ở định dạng trên. DATA được thay đổi theo số Dial No, giống như Pulse Dial, khi Tone Dialing, DATA mà ký tự vẫn tiếp tự được nhấn được gửi đi trong suốt quá trình được nhấn. Khi không nhấn nữa thì Tone Dial sẽ kết thúc DATA (Tone end DATA) được gửi, và cuối cùng End Data được gửi.
Với 1.000.000 loại mã bảo mật có thể dùng được cho loại máy KX-TC1040, mỗi lần máy cầm tay được thay đổi trên cái giá để của máy chủ (có tác dụng để sạc điện cho pin của máy cầm tay) thì CPU tự động thay đổi mã bí mật.
PHẦN D: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỆN THOẠI KÉO DÀI TRONG MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG.
Trong phần này sẽ giới thiệu về sơ đồ khối của tổng đài điện thoại, cấu trúc, chức năng, yêu cầu về các khối của tổng đài điện thoại, báo hiệu của tổng đài trong mạng điện thoại và phương thức hoạt động của điện thoại kéo dài trong mạng điện thoại công cộng.
I. Sơ đồ khối của tổng đài điện thoại:
Tổng đài là một hệ thống chuyển mạch, có nhiệm vụ kết nối các cuộc liên lạc từ thiết bị đầu cuối chủ gọi (calling side) đến thiết bị đầu cuối bị gọi (called side). Do có nhiệm vụ như trên nên tổng đài bao gồm các: Khối điều khiển, các khối báo hiệu, khối chuyển mạch và các mạch giao tiếp. Sơ đồ khối cụ thể của tổng đài điện thoại như sau:
Hệ chuyển mạch
Hình d1: Sơ đồ khối tổng đài điện thoại
1.1. Khối chuyển mạch:
Cấu tạo:
Bao gồm các chuyển mạch cơ, các chuyển mạch điện tử tương tự và các chuyển mạch số. Trong tổng đài số trường chuyển mạch số là trường chuyển mạch mà tín hiệu chuyển mạch qua nó là tín hiệu số và chúng có các cấu trúc khác nhau tùy theo dung lượng tổng đài và do các hãng sản xuất khác nhau.
Chức năng:
Chức năng chủ yếu của khối chuyển mạch là thực hiện đấu nối giữa một đầu vào bất kỳ và một đầu ra bất kỳ. Đối với hệ thống chuyển mạch số để thiết lập tuyến đàm thoại giữa hai thuê bao cần phải thiết lập tuyến nối cho cả hai hướng về và đi.
Yêu cầu về khối chuyển mạch :
Khối chuyển mạch cần đảm bảo khả năng đấu nối giữa một đầu vào bất kỳ với một đầu ra bất kỳ. Hay nó cần phải có chế độ tiếp thông hoàn toàn.
1.2 KHối báo hiệu thuê bao:
Chức năng:
Thực hiện việc trao đổi thông tin báo hiệu thuê bao, thông tin báo hiệu trung kế liên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Noi dung DA.doc