Đồ án Điều khiển lưu lượng và tắc nghẽn trong mạng Atm
PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ ATM CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Sự ra đời và phát triển của ATM Trong xã hội hiện đại ngày nay các nhu cầu thông tin đang gia tăng một cách nhanh chóng. Các nhu cầu này không chỉ đòi hỏi vế số lượng loại hình dịch vụ mà còn về chất lựợng dịch vụ và tốc độ cung cấp dịch vụ. Mạng đa dịch vụ băng rộng (B-ISDN) là một giải pháp cho nhu cầu thông tin ngày nay. Mạng băng rộng đựơc nghiên cứu từ giữa những năm 80, bắt đầu với việc xác định phương thức truyền tải trong mạng.Năm 1988, CCITT( Nay là ITU-T) đã đưa ra những kiến nghị đầu tiên về mạng băng rộng (B-ISDN) đồng thời xác định phương thức truyền tải không đồng bộ (ATM) là phương thức truyền tải để cung cấp các dịnh vụ băng rộng trong tương lai. ATM đầu tiên được nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu CNET ( của France Telecom) và Bell Labs (ATQT) và năm 1983, sau đó tiếp tục đựơc phát trểin tại trung tâm nghiên cứu Allatelbell ( Antwerp) từ năm 1984. Các trung tâm này đã nghiên cứu những nguyên lý cơ bản và đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng các tiêu chuẩn đầu têin về ATM. Hiện nay công nghệ ATM đã phát triển đến mức độ khá hòan hảo và ổn định.Công nghệ này được nghiên cứu và triễn khai tại nhiều nước trên thế giới.Các tiêu chuẩn,các tham số về mạng đã và đang được xây dựng và hoàn thiên. Các tập đoàn công nghiệp điện tử có tên tuổi trên thế giới đều đã có nhiều chủng loại sản phẩm thiết bị ATM ở mức độ hệ thống. Nhiều mạng ATM đã được triển khai , bước đầu cung cấp dịch vụ băng rộng tới khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ ATM vào mạng viễn thông đã được bắt đầu từ những năm 90. Mạng ATM công cộng đầu tiên trên thế giới được triễn khai ở Mỹ từ măm 1993 đến 1995 mang tên WILTEL(nay là WORLD-COM) gồm 19 chuyển mạch của NEC loại ANTOMNET/M10 Mạng ATM của Nhật mang tên JAPAN CAMPUS nối 22 trường đại học trên toàn lãnh thổ Nhật đã hoàn thành vaò tháng 5/1995. Mạng đa phương tiện của Italia mang tên SOCRATE nối 14 thành phố chủ chốt vào những năm 1995-1996. Công nghệ ATM đã hoàn chỉnh đến mức : + Mạng ATM có thể kết nối đến tất cả các loại mạng hiện hữu bao gồm IDN, N-ISDN và cả ANALOG. + Chuyển mach ATM có thể thích nghi với chủng loại tốc độ kể cả luồng E1. Với sự hoàn thiện của công nghệ ATM và truyền dẫn SDH trên sợi quang thì việc xây dựng mạng viễn thông liên kết đa dịch vụ băng rộng (B-ISDN) là hiện thực không xa trong tương lai. Mạng viễn thông B-ISDN mở ra các siêu xa lộ thông tin, cung cấp dịch vụ đa phương tiện (Multimedia Service) thỏa mãn mọi nhu cầu của xã thông tin ở thế kỷ 21. 1.2 Các tiêu chuẩn ATM: Như đã được đề cập ở trên, một trong những yếu tố quan trọng để phát triển công nghệ ATM và triển khai rộng khắp trên toàn thế giới là các tiêu chuẩn về ATM phải được hoàn thiện. Hiện nay việc tiêu chuẩn hóa B-ISDN\ATM được thực hiện dưới hai hình thức : hình thức do các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế thực hiện và dươi dạng các diễn đàn công nghiệp. Các tổ chức chính đưa ra tiêu chuẩn B-ISDN/ATM bao gồm: Tổ chức quốc tế về các tiêu chuẩn viễn thông của ITU_T mà trước đây gọi là CCITT, Viện tiêu chuẩn quôc gia Mỹ (ANSI-Armerican Telecommunication Standart Institute), Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI-European Telecommunication Standard Institute). Các diễn đàn công nghiệp gồm: ATM Forum,IETF(Internet Engineering Task Force), Frame Relay Forum và SIG(SMDS Interest Group).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều khiển lưu lượng và tắc nghẽn trong mạng atm.doc