Đồ án Điều tra, đánh giá các nguồn thải trên lưu vực hệ thống sông Đồng thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN I

MỤC LỤC I

MỤC LỤC II

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VI

DANH MỤC CÁC BẢNG VII

DANH MỤC CÁC HÌNH IX

MỞ ĐẦU 1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4.1. Đối tượng nghiên cứu 3

4.2. Phạm vi nghiên cứu 3

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4

6.1. Ý nghĩa khoa học 4

6.2. Ý nghĩa thực tiễn 4

CHƯƠNG 1 5

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, 5

KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC 5

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 5

1.1.1. Vị trí địa lý 5

1.1.2. Địa hình 6

1.1.3. Đặc điểm khí hậu 7

1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC 8

1.2.1. Về kinh tế 8

1.2.2. Văn hoá - Xã hội 11

1.3. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 12

1.3.1. Môi trường Công nghiệp 12

1.3.1.1. Tình hình phát triển các KCN 12

1.3.1.2. Tình hình phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp không tập trung 23

1.3.2. Môi trường đô thị 33

1.3.2.1. Tình hình hạ tầng kỹ thuật 33

1.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 40

1.4.1. Hiện trạng tổ chức bộ máy quản lý môi trường 40

1.4.2. Những tồn tại trong quản lý môi trường của tỉnh Bình Phước 42

CHƯƠNG 2 44

TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI 44

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 44

2.1. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI 44

2.1.1. Địa hình 45

2.1.2. Về địa chất thủy văn 45

2.1.3. Đất đai và thảm xanh thực vật 45

2.1.4. Các sông nhánh của hệ thống sông Đồng Nai 45

2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN NƯỚC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH TRÊN LƯU VỰC 46

2.2.1 Vai trò của hệ thống sông Đồng Nai: 46

2.2.2. Tiềm năng kinh tế của hệ thống sông Đồng Nai 47

2.3. LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 49

2.3.1. Tổng quan 49

2.3.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước tại lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước 52

2.3.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại các hồ trên địa bàn tỉnh Bình Phước 62

2.3.4. Đánh giá chung về nước mặt trên các lưu vực sông và các hồ 66

2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC ĐIỀU TRA NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BVMT LƯU VỰC SÔNG 67

2.4.1. Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và BVMT 67

2.4.2. Tình hình nghiên cứu, thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp và BVMT lưu vực sông 68

2.4.3. Cơ sở pháp lý của việc điều tra nguồn thải công nghiệp và đề xuất giải pháp BVMT lưu vực sông 77

CHƯƠNG 3 80

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP 80

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 80

3.1. CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT 80

3.1.1. Hiện trạng phát sinh nước thải công nghiệp 80

3.1.2. Điều tra tình hình, công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải công nghiệp 101

3.2. DỰ BÁO TỔNG TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM DO NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020 102

3.2.1. Đối với nước thải công nghiệp 102

3.2.2. Đối với nước thải chăn nuôi giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia súc, gia cầm 107

CHƯƠNG 4 110

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI TỈNH BÌNH PHƯỚC 110

4.1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG 110

4.1.1. Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường 110

4.1.2. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và cải thiện môi trường 112

4.1.3. Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên 112

4.1.4. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học 113

5.1.5. Bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm 114

4.2. XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM KHUYẾN KHÍCH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI 115

4.2.1. Trợ giúp về mặt thông tin kỹ thuật 115

4.2.2. Trợ giúp về mặt tài chính 115

4.2.3. Xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có hội nhập trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (ISO 9000, ISO 14000) 116

4.3. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG. 117

4.3.1. Tăng cường tài chính cho công tác bảo vệ môi trường 117

4.3.2. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh 120

4.3.3. Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường 120

4.3.4.Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 121

4.4 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG VÀ CÁC HỒ CHỨA 127

4.4.1. Mục tiêu 127

4.4.2. Giải pháp thực hiện 128

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131

1. KẾT LUẬN 131

2. KIẾN NGHỊ 132

TÀI LIỆU THAM KHẢO 133

 

 

doc159 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Điều tra, đánh giá các nguồn thải trên lưu vực hệ thống sông Đồng thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y sự hiện diện đồng thời vai trò của hệ thống QLMT và BVMT đã xem xét ở trên và vai trò của hệ thống kỹ thuật – công nghệ phục vụ cho chiến lược quản lý và kiểm soát ô nhiễm trong sự kết hợp hài hòa giữa các nhu cầu quản lý và phương tiện kỹ thuật – công nghệ áp dụng. Trong đó : (a). Giải pháp công nghệ phục vụ cho các nhu cầu QLMT: Giải pháp công nghệ phục vụ cho các nhu cầu QLMT tạo nên hệ thống quan trắc, phân tích, đánh giá, dự báo về hiện trạng, chất lượng và các vấn đề ÔNMT. (b). Giải pháp công nghệ phục vụ cho các nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường: Giải pháp công nghệ phục vụ cho các nhiệm vụ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp có tính ưu tiên nhu cầu cấp bách và dài hạn, tổ chức thực hiện chiến lược kiểm soát ô nhiễm theo các kế hoạch và chương trình hành động cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu “xanh – sạch – đẹp”, SXSH, hiệu quả, chất lượng và năng suất cao hơn. Các nguyên tắc chính trong kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp bao gồm : đảm bảo sự phát triển KT-XH một cách bền vững; đảm bảo tính lồng ghép tiếp cận liên ngành kiểm soát ô nhiễm. Trong đó, có thể nhấn mạnh tới hai hệ thống giải pháp công nghệ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp chính sau đây : (b1). Kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống: Bao gồm các giải pháp công nghệ cấp bách áp dụng nhằm chủ động xử lý, giảm thiểu hoặc loại trừ ô nhiễm bằng phương thức bổ sung các công nghệ kiểm soát và xử lý ô nhiễm cần thiết vào cuối hệ thống sản xuất và tiêu dùng công nghiệp, cho phép giảm thiểu các tác động ô nhiễm môi trường của các loại chất thải khác nhau. Các giải pháp công nghệ kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống thường áp dụng bao gồm: Kiểm soát ô nhiễm đầu ra - Loại bỏ chất ô nhiễm (xử lý) - Tái sinh, tái sử dụng chất thải - Phục hồi và quay vòng chất thải -Kiểm soát chất lượng sản phẩm -Kiểm soát ô nhiễm không khí -Kiểm soát ô nhiễm nước -Kiểm soát ô nhiễm đất -Kiểm soát chất thải rắn -Kiểm soát chất thải nguy hại -Kiểm soát độ ồn, rung -Kiểm soát ô nhiễm sinh học Hình 2. 32 Hệ thống công nghệ kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống . Trong số lượng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm đầu ra nêu trên, thì ta có thể quan tâm chú ý cơ bản tới ba giải pháp công nghệ chính là xử lý cấp bách ô nhiễm, tái sinh tái sử dụng, phục hồi và quay vòng chất thải, tạo nên hiệu quả kinh tế và môi trường cao hơn. Bởi vì, các giải pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống tuy có bản chất là giải pháp công nghệ, song thường nặng về ý nghĩa, nội dung và nhu cầu quản lý nhà nước, giám sát môi trường. Có thể phân tích thêm về các giải pháp công nghệ áp dụng này như sau : Loại bỏ chất gây ô nhiễm bao gồm việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật - công nghệ khác nhau nhằm xử lý chất thải trước khi xả thải ra môi trường. Phục hồi, quay vòng và tái sử dụng chất thải bao gồm việc phục hồi các nguyên liệu có giá trị cao, được thu gom và phân loại từ dòng thải. (b2). Kiểm soát ô nhiễm đầu vào: Bao gồm các giải pháp công nghệ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra, làm giảm thiểu ô nhiễm và chất thải tại nguồn. Các giải pháp công nghệ này còn được định nghĩa như các giải pháp SXSH (LHQ-UNEP), hoặc hiệu suất sinh thái (LHQ-WBCSD), năng xuất xanh (Nhật Bản), phòng ngừa ô nhiễm (Canađa, Mỹ), BVMT tổng hợp (Đức), mà sau này đã phát triển nâng cấp thành chiến lược và kế hoạch hành động SXSH ở mỗi quốc gia do tính chất tiến bộ cấp tiến và hiệu quả kinh tế – môi trường cao của nó. Các giải pháp công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu vào cụ thể bao gồm : Kiểm soát ô nhiễm đầu vào Phòng ngừa ô nhiễm : -Nguyên vật liệu đầu vào -Năng lượng, nhiên liệu -Dây chuyền công nghệ -Kiểm soát sự thay đổi công nghệ -Kiểm soát sự thay đổi nguyên liệu -Kiểm soát sự thay đổi thiết kế sản phẩm -Kiểm soát các dây chuyền công nghệ -Kiểm soát sử dụng năng lượng Hình 2. 33. Hệ thống công nghệ phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn Trong đó, các đối tượng kiểm soát ô nhiễm đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, năng lượng, nhiên liệu và các dây chuyền công nghệ sản xuất như các điều kiện tiên quyết để vận hành sản xuất có hiệu quả và phòng ngừa bất kỳ một tai biến môi trường nào có thể xuất hiện. Các nguyên liệu, năng lượng và vật tư đầu vào có thể kiểm soát thông qua các thông số kỹ thuật về chất (thành phần, tính chất vật lý, hoá học…) và lượng (trọng lượng, thể tích), đồng thời phải có sự thay đổi về công nghệ thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu và sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản xuất. Cần phải chú ý quan tâm đồng thời tới cả 5 nhóm giải pháp kiểm soát ô nhiễm sau đây: Nhóm kiểm soát sự thay đổi công nghệ bao gồm sự thay đổi thiết bị. Nhóm kiểm soát sự thay đổi nguyên liệu đầu vào bao gồm các nội dung như kiểm soát chất bẩn lẫn trong nguyên liệu. Nhóm kiểm soát sự thay đổi thiết kế sản phẩm phải nhằm làm giảm lượng chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất, sử dụng và huỷ bỏ trong vòng đời sản phẩm như kiểm soát sự thay đổi thành phần sản phẩm và tạo ra các sản phẩm thay thế cùng chức năng ưu việt hơn. Nhóm kiểm soát các dây chuyền công nghệ tiến hành thông qua đánh giá chất lượng sản phẩm và chất thải ở đầu ra. Nhóm kiểm soát sử dụng năng lượng nhằm sử dụng hiệu quả hơn nguồn năng lượng phục vụ sản xuất, mà không làm ảnh hưởng tới mức độ sản xuất. Như vậy, trên đây đã tổng quan bổ sung thêm về hai vai trò then chốt của khoa học và công nghệ trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia về kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp như phương tiện QLMT thiết yếu; về hai nhóm giải pháp công nghệ phục vụ cho các nhu cầu kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường công nghiệp, có tính chất phạm vi nội vi và ngoại vi quá trình sản xuất tại các cơ sở sản xuất và nhà máy theo mục tiêu chính là phấn đấu nỗ lực đạt tới tiêu chí sinh thái môi trường “xanh – sạch – đẹp” và tiêu chí thân thiện môi trường cao hơn cho các cơ sở sản xuất, nhà máy và các KCN tập trung. b. Sự cần thiết của việc đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường lưu vực sông Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH từ nay đến năm 2020, điểm xuất phát đã có nhiều thay đổi và bối cảnh phát triển mới của lưu vực đã có những nhân tố tác động mới quan trọng. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020; đặc biệt Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 53/2005/NQ/TW về Phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, mở ra hướng phát triển mới cho vùng KTTĐPN nói riêng và lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nói chung. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nước ta ngày càng sâu rộng (nước ta đã gia nhập tổ chức WTO), tạo nên có những cơ hội và thách thức mới đối với quá trình phát triển bền vững của vùng. Cùng với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị làm thay đổi bộ mặt đô thị của các địa phương trong lưu vực, việc phát triển đô thị chưa được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ nên đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Nhiều vấn đề môi trường đô thị đang xảy ra nhưng vẫn chưa thể khắc phục được trong một thời gian ngắn do chưa có sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng tốt. Báo cáo hiện trạng môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (LVHTSĐN) của Cục Bảo vệ Môi trường (Bộ TN-MT) cho thấy LVHTSĐN chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều nguồn tác động, đặc biệt vùng lưu vực (nằm trong 6 tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, có đoạn trở thành sông “chết”. Kết quả phân tích chất lượng nước từ năm 2000 đến nay cho thấy, ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh… đặc biệt, một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng. Ô nhiễm nhất trong lưu vực chính là sông Thị Vải, nơi có một đoạn sông “chết” dài trên 10 km. Ở đây các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống, hàm lượng thủy ngân tại khu vực cảng Vedan, Mỹ Xuân vượt tiêu chuẩn từ 1,5 đến 4,0 lần, kẽm vượt 3 - 5 lần,… Khu vực sông Vàm Cỏ (đoạn cầu Kênh Xáng - Tây Ninh) bị ô nhiễm hữu cơ nặng nhất, chất lượng nước sông không còn đảm bảo tiêu chuẩn cho mục đích cấp nước. Sông Sài Gòn thuộc khu vực Tp.Hồ Chí Minh cũng đã bị ô nhiễm hữu cơ nặng, đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh (Coliform). Hàm lượng dầu đo được dao động khoảng 0,03mg/l, trong khi quy định không cho phép dầu hiện diện trong nguồn nước cung cấp sinh hoạt. Ô nhiễm vi sinh cũng vượt 3 - 168 lần tiêu chuẩn cho phép. Khu vực nội thành với 5 hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước chính thì hầu hết cũng ô nhiễm, vào mùa khô ô nhiễm trở nên đặc biệt nghiêm trọng, các giá trị ô nhiễm vượt tiêu chuẩn từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn lần… Nguyên nhân gây ô nhiễm LVHTSĐN chính từ các nguồn nước thải (công nghiệp, sinh hoạt, làng nghề, y tế, nông nghiệp…) và các tác động bởi hoạt động phát triển thủy điện - thủy lợi, nông nghiệp, khai khoáng… Trong đó, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn nhất, với tải lượng các chất gây ô nhiễm cao nhất. Theo đánh giá sơ bộ thì nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu trên LVHTSĐN là do nước thải công nghiệp với khoảng 480.000 m3/ngày của gần 10.000 doanh nghiệp, cơ sở thuộc 56 KCN, KCX đang hoạt động. Ngoài ra, trên LVHTSĐN có 77 khu đô thị với dân số khoảng 8,4 triệu người, thế nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển không tương xứng. Các đô thị này hàng ngày thải vào LVHTSĐN trung bình khoảng trên 900.000 m3 nước thải sinh hoạt. Đó là chưa kể hàng ngàn tấn rác thải mỗi ngày do khai thác khoáng sản, hoạt động làng nghề, sinh hoạt, y tế, nông nghiệp... đã đổ xuống LVHTSĐN. Hệ thống sông suối thuộc LVHTSĐN trên địa bàn tỉnh Bình Phước có tính chất đặc thù rất quan trọng cho toàn lưu vực. Trong đó sông Bé với chiều dài hơn 350km và diện tích lưu vực hơn 7.650 km2, là khu vực đầu nguồn nên công tác bảo vệ chất lượng môi trường nước cho hệ thống sông suối này có tính chất quyết định đến chất lượng môi trường cho cả LVHTSĐN. Quyết định 187/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường LVHTSĐN đến năm 2020”. Theo đó, quyết định lên kế hoạch cho các tỉnh thành: đến năm 2010 phải cải thiện có hiệu quả chất lượng môi trường và chất lượng nước của hệ thống sông Đồng Nai, cụ thể, 80% các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; 40% các khu đô thị mới phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung; thu gom được 90% chất thải rắn sinh hoạt, 90% chất thải rắn công nghiệp, 70% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện….Do vậy, việc điều tra đánh giá các nguồn thải công nghiệp và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông cũng là vấn đề cấp thiết và bức xúc. Trong thực tế về việc quản lý tài nguyên nước, tỉnh Bình Phước đã thực hiện việc cấp phép xả thải dựa trên Nghị định số 149/2004/NĐ-CP, ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Như vậy, việc cấp phép xả thải cũng như việc triển khai thu thuế tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh hiện nay là một việc cần thiết, dựa trên nguyên tắc “Người sử dụng tài nguyên phải trả tiền”, tuy nhiên điều này không giải quyết được cốt lõi vấn đề bảo vệ nguồn nước khỏi các tác nhân gây ô nhiễm. Điều mà chúng ta cần phải làm song song với việc thu thuế tài nguyên nước cũng như thu phí nước thải là làm sao xác định được hiện nay đã có bao nhiều nguồn thải đã, đang và sẽ đổ vào hệ thống các sông suối, để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp, từ có cân nhắc, xem xét và cho phép các nhà máy, các khu công nghiệp thải ra môi trường tải lượng là bao nhiêu. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 157/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2008 v/v thành lập ngay Ủy ban bảo vệ môi trường LVHTSĐN, gồm các thành viên là lãnh đạo UBND 12 tỉnh thành trong lưu vực và các bộ ngành liên quan. Xuất phát từ thực tế trên, cũng như những trước yêu cầu về bảo vệ môi tại lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng và hệ thống lưu vực sông Đồng Nai nói chung, việc điều tra, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông là rất cần thiết và cấp bách. 2.4.3. Cơ sở pháp lý của việc điều tra nguồn thải công nghiệp và đề xuất giải pháp BVMT lưu vực sông Luật Bảo vệ Môi trường 2005; Luật Tài nguyên nước 1998. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006. Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ về Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008, Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về môi trường. Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức thực hiện triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Quyết định số số 187/2007/QĐ-TTg ngày 3/12/2007 của Thủ tuớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020. Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành “Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 10/12/2009 về Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 . Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/6/2005 về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp. Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường (TCVN 2005, TCVN 1998, TCVN 1995, QCVN 2008, QCVN 2009) CHƯƠNG 3 ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 3.1. CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT Môi trường nước mặt thường bị ô nhiễm do các chất dinh dưỡng, do vi sinh, do kim loại nặng và dầu mỡ. Các chất này thường có trong nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước chảy tràn qua các cánh đồng canh tác cuốn theo lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn còn tồn đọng trên mặt đất... Nhìn chung chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây vẫn còn tương đối tốt, nhưng khoảng một hai năm trở lại đây chất lượng nước có chiều hướng suy giảm. Tại các suối nhỏ chảy qua địa bàn các khu dân cư, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp đã có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, chất lượng nước suy giảm nghiêm trọng. Và nguồn gây ô nhiễm nước trên địa bàn tỉnh chủ yếu là do lượng lớn nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất không qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ sau đó cho ngấm trực tiếp xuống đất hoặc chảy vào các sông suối quanh khu vực góp phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt một cách cục bộ. Trong tất cả những nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt của tỉnh thì nước thải công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đối với nguồn nước mặt của tỉnh. Với hơn 2.699 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 05 KCN đã đi vào hoạt động. Ngành công nghiệp của tỉnh chủ yếu là chế biến nông lâm sản như hạt điều, cao su, tinh bột khoai mì, dệt nhuộm, luyện kim, chăn nuôi gia súc,... Hầu hết các cơ sở sản xuất, nhà máy này đều có hệ thống xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc không xây dựng. Trong khi đó, nước thải thải ra môi trường từ quá trình hoạt động sản xuất, chế biến điều, mủ cao su, tinh bột mì thường có lưu lượng lớn (khoảng 20-25 m3/tấn sản phẩm) với tải lượng rất lớn các chất ô nhiễm hữu cơ, tổng N, tổng P,…. Lượng nước thải này chỉ được xử lý sơ bộ hoặc xử lý chưa đạt trước khi thải ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt của tỉnh trong những năm qua. 3.1.1. Hiện trạng phát sinh nước thải công nghiệp a) Nước thải tại các khu công nghiệp/cụm công nghiệp Hiện nay, các nhà máy đã đầu tư vào các KCN và đang hoạt động chủ yếu là các ngành nghề như sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, sợi,..Các ngành nghề này không thải ra nước thải hoặc có thải ra nước thải rất ít và nồng độ ô nhiễm nhỏ (như nước thải trộn bê tông, chế biến gỗ), do vậy nhìn chung mức độ ô nhiễm do nước thải sản xuất vẫn còn thấp. Tuy nhiên, có một số dự án đã đầu tư vào KCN có mức độ ô nhiễm do nước thải cao như: Nhà máy chế biến mủ cao su An Phú Thịnh (KCN Tân Khai) có lưu lượng 450m3/ngày đêm; các Nhà máy dệt nhuộm tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc như, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải này rất cao, đặc biệt là độ màu, COD, các kim loại nặng. Trong thời gian gần đây, các dự án của ngành dệt nhuộm, chế biến thực phẩm được đầu tư vào các khu công nghiệp ngày càng nhiều, đây là các ngành công nghiệp có lưu lượng nước thải lớn và tải lượng các chất ô nhiễm cao rất khó xử lý. Hiện nay, tại KCN Minh Hưng - Hàn Quốc đã có một vài nhà máy có lưu lượng nước thải lớn đã đi vào vận hành thử nghiệm như: Dream Textile, C&T Vina, TM Vina, SamWoon có lưu lượng lớn từ 750 -1500 m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải tập trung – Công ty TNHH C&N Vina có công suất 5.300 m3/ngày. Nếu trong quá trình vận hành thử nghiệm cũng như hoạt động chính thức mà không có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải các chất ô nhiễm ra các suối là nguồn tiếp nhận thì chắc chắn sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Bảng 3. 1. Thống kê lượng nước thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp STT Tên dự án Địa chỉ Quy mô Hiện trạng HTXLNT Lưu lượng nước thải (m3) Lưu vực sông xả thải Sông Bé Sông Sài Gòn Sông Đồng Nai KCN Minh Hưng-Hàn Quốc – Công ty C&N Vina xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành 193,747 ha CS: 5.300 m3/ngày (thiết kế) Thực tế: 2.300 m3/ngày (đã hoàn thành) - Lưu lượng: 5.300 m3/ngày Suối Muông - Suối Tiên – suối Xa Cát KCN Minh Hưng III - Cao su Bình Long – GĐ1 diện tích 163,872 ha – Công ty CP cao su Bình Long QL13, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành Tổng DT: 291,52 ha GĐ 1: 163,872 ha (đang tiến hành triển khai xây dựng) - CS: 5000 m3/ngày (chưa xây dựng) - Tổng lượng NT: 3965,984 m3/ngày Suối Bưng Dục – sông Thị Tính KCN Minh Hưng III - Cao su Bình Long - GĐ2 diện tích 127,648ha – Công ty CP cao su Bình Long QL13, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành Tổng DT: 291,52 ha GĐ 2: 127,648 ha - CS: 4000 m3/ngày (chưa xây dựng) -> CS HTXLNT khi hoàn thành 9000 m3/ngày - Tổng lượng NT: 3.266,842 m3/ngày Suối Bưng Dục – sông Thị Tính KCN Tân Khai 45,9 ha - Cty TNHH United Partners KCN Tân Khai 700 ha, xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản 45,9 ha - CS: 1.725 m3/ngày (chưa xây dựng hạ tầng) - Tổng lượng NT: 1.725 m3/ngày Suối Xa Cát KCN Nam Đồng Phú – Công ty CP ĐT KD HT và Bất động sản Đồng Phú Xã Tân Lập, huyện Đồng Phú 71 ha - CS: 1800 m3/ngày (chưa xây dựng hạ tầng) - Lưu lượng: 1800 m3/ngày Hồ Bàu Chư KCN Chơn Thành – Công ty phát triển KCN Chơn Thành KP5, TT Chơn Thành, huyện Chơn Thành Tổng DT: 500 ha GĐ 1: 115 ha - CS: 3.400 m3/ngày (chưa xây dựng hạ tầng) Lưu lượng: 3.520 m3/ngày (dự tính) Suối Hố Đá KCN Việt kiều quy mô 101,8 ha – Công ty CP ĐT&PT Minh Khang Xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản 101,8 ha - CS: 3680 m3/ngày (chưa xây dựng) - Tổng lượng NT khoảng: 2.901 m3/ngày Suối Xa Cát KCN Tân Thành 152ha - Xã Tân Thành, TX. Đồng Xoài 152ha Lưu lượng: 4.300 m3/ngày Suối Dinh Bảng 3. 2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của một số KCN trên địa bàn tỉnh Bình Phước Công ty TNHH C&N Vina (KCN Minh Hưng – Hàn Quốc) (Mẫu nước thải sau xử lý tại HTXLNT tập trung do Đơn vị phân tích: Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học quốc gia TP.HCM. lấy ngày 14/5/2010) (Cmax=Cx1,1x0,9) TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009/BTNMT A Cmax=CxKqxKf 1 Nhiệt độ 0C 37 40 40 2 pH - 7,53  6-9 6-9 3 Mùi - Mùi nhẹ Không khó chịu Không khó chịu 4 Độ mầu (Co-Pt ở pH = 7) - 105 20 20 5 BOD5 (200C) mg/l 43 30 29,7 6 COD mg/l 71 50 49,5 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 64 50 49,5 8 Asen mg/l + 0,05 0,0495 9 Thuỷ ngân mg/l KPH(<0,0005) 0,005 0,00495 10 Chì mg/l 0,024 0,1 0,099 11 Cadimi mg/l KPH(<0,001) 0,005 0,00495 12 Crom (VI) mg/l KPH(<0,05) 0,05 0,0495 13 Crom (III) mg/l KPH(<0,05) 0,2 0,198 14 Đồng mg/l 0,035 2 1,98 15 Kẽm mg/l 0,99 3 2,97 16 Niken mg/l 0,083 0,2 0,198 17 Mangan mg/l KPH(<0,05) 0,5 0,495 18 Sắt mg/l 4,22 1 0,99 19 Thiếc mg/l + 0,2 0,198 20 Xianua mg/l KPH(<0,005) 0,07 0,0693 21 Phenol mg/l KPH(<0,01) 0,1 0,099 22 Dầu mỡ khoáng mg/l KPH(<0,5) 5 4,95 23 Dầu động thực vật mg/l KPH(<0,5) 10 9,9 24 Clo dư mg/l KPH(<0,05) 1 0,99 25 Sunfua mg/l KPH(<0,1) 0,2 0,198 26 Florua mg/l 0,81 5 4,95 27 Clorua mg/l 98 500 495 28 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 6,4 5 4,95 29 Tổng Nitơ mg/l 12,8\ 15 14,85 30 Tổng Phôtpho mg/l 1,80 4 3,96 31 Coliform MPN/100ml 1,5x107 3000 3000 Bảng 3. 3. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của một số KCN trên địa bàn tỉnh Bình Phước Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng KCN Chơn Thành I (Chưa có HTXLNT tập trung) Hố ga của hệ thống thu gom nước thải phía trước cổng Công ty TNHH Bông Thành Tín (ngày 14/5/2010) Đơn vị phân tích: Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học quốc gia TP.HCM. TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009/BTNMT A Cmax=CxKqxKf 1 Nhiệt độ 0C 35,3 40 40 2 pH - 8,77  6-9 6-9 3 Mùi - Mùi nhẹ Không khó chịu Không khó chịu 4 Độ mầu (Co-Pt ở pH = 7) - 1230 20 20 5 BOD5 (200C) mg/l 672 30 29,7 6 COD mg/l 1045 50 49,5 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 82 50 49,5 8 Asen mg/l + 0,05 0,0495 9 Thuỷ ngân mg/l KPH(<0,0005) 0,005 0,00495 10 Chì mg/l KPH(<0,018) 0,1 0,099 11 Cadimi mg/l KPH(<0,001) 0,005 0,00495 12 Crom (VI) mg/l KPH(<0,05) 0,05 0,0495 13 Crom (III) mg/l KPH(<0,05) 0,2 0,198 14 Đồng mg/l 0,021 2 1,98 15 Kẽm mg/l 0,075 3 2,97 16 Niken mg/l 0,033 0,2 0,198 17 Mangan mg/l KPH(<0,05) 0,5 0,495 18 Sắt mg/l 0,914 1 0,99 19 Thiếc mg/l + 0,2 0,198 20 Xianua mg/l KPH(<0,005) 0,07 0,0693 21 Phenol mg/l KPH(<0,01) 0,1 0,099 22 Dầu mỡ khoáng mg/l KPH(<0,5) 5 4,95 23 Dầu động thực vật mg/l KPH(<0,5) 10 9,9 24 Clo dư mg/l KPH(<0,05) 1 0,99 25 Sunfua mg/l KPH(<0,1) 0,2 0,198 26 Florua mg/l + 5 4,95 27 Clorua mg/l 256 500 495 28 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 21,3 5 4,95 29 Tổng Nitơ mg/l 23,8 15 14,85 30 Tổng Phôtpho mg/l 4,0 4 3,96 31 Coliform MPN/100ml 2,1x108 3000 3000 b) Nước thải tại các Doanh nghiệp nằm xen kẽ ngoài các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp Ngành công nghiệp tỉnh Bình Phước chủ yếu là chế biến nông lâm sản như hạt điều, cao su, tinh bột khoai mì, đũa tre, khai thác đá xây dựng đang trên đà phát huy hiệu quả. Các cơ sở, nhà máy sản xuất nhìn chung đều có qui mô vừa và nhỏ. Lượng nước thải của ngành công nghiệp chủ yếu là từ chế biến cao su, chế biến tinh bột mì, lưu lượng nước thải của hai loại hình chế biến này tương đối lớn. Do tính chất các nhà máy không tập trung, nằm rải rác, đan xen với khu dân cư, quy trình công nghệ lạc hậu, xuống cấp, hệ thống xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu, nhiều nhà máy không xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra môi trường ngoài. Chính vì vậy, đây là một trong những vấn đề môi trường quan trọng của tỉnh cần phải có chiến lược và quy hoạch hợp lý, nếu không sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường trong thời gian tới. Hiện tại, lưu lượng nước thải của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa lớn so với một số tỉnh lân cận, nhưng qua các đợt kiểm tra khảo sát cho thấy các cấp các ngành cần phải có kế hoạch để xử lý tốt lượng chất thải này cũng không phải là quá sớm. Công nghiệp chế biến bột giấy là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên (tre, gỗ) nên vừa gây ô nhiễm môi trường vừa làm tổn hại đến nguồn tài nguyên. Nguồn gây ô nhiễm từ các nhà máy chế biến bột giấy chủ yếu là nước thải và bụi. Tuy nhiên, các nhà máy chế biến bột giấy trên địa bàn tỉnh còn ít, công suất sản xuất nhỏ và hoạt động không thường xuyên do không có nguyên liệu sản xuất nên lượng chất thải thải ra môi trường không lớn. Tổng lượng nước thải sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGUYEN THI HUONG THUY.doc
Tài liệu liên quan