MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỒ ÁN 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN 2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN CỦA ĐỒ ÁN 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHĨA TRANG, CÁC HÌNH THỨC MAI TÁNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TỪ NGHĨA TRANG 4
1.1 KHÁI NIỆM VỀ NGHĨA TRANG 4
1.2 CÁC HÌNH THỨC TÁNG 4
1.3 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TỪ NGHĨA TRANG 5
1.3.1 Các vấn đề trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng nghĩa trang 5
1.3.1.1 Các nguồn gây tác động 5
1.3.2 Các vấn đề trong giai đoạn hoạt động 9
1.3.2.1 Các nguồn gây tác động 9
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 19
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên môi trường khu vực 19
2.1.1.1. Địa chất thổ nhưỡng khu vực 19
2.1.1.2. Địa hình 19
2.1.1.3. Nước ngầm 20
2.1.1.4. Điều kiện khí tượng 20
2.1.1.5. Điều kiện khí hậu 20
2.1.1.6. Nhiệt độ không khí 20
2.1.1.7. Độ ẩm không khí. 21
2.1.1.8. Chế độ mưa 21
2.1.1.9. Gió và hướng gió 22
2.1.1.10. Bức xạ mặt trời 23
2.1.1.11. Độ bền vững khí quyển 23
2.1.1.12. Các hiện tượng đặc biệt khác 24
2.1.2. Đặc điểm về thuỷ văn 24
2.1.2.1. Thủy triều 24
2.1.2.2. Các đặc trưng sóng 25
2.1.2.3. Các đặc trưng động lực 25
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường khu vực 30
2.1.3.1. Chất lượng nước ngầm tại khu vực 30
2.1.3.2. Tài nguyên sinh học tại khu vực Dự án. 30
2.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC HUYỆN LONG ĐIỀN – TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 32
2.2.1. Kinh tế 32
2.2.1.1. Sản xuất nông nghiệp 32
2.2.1.2. Lâm nghiệp: 33
2.2.1.3. Công tác tài chính : 33
2.2.1.4. Giao Thông 34
2.2.1.5. Điện sinh hoạt: 34
2.2.1.6. Nước Sinh họat: 34
2.2.2. Văn hóa Xã Hội 35
2.2.2.1. Giáo dục 35
2.2.2.2. Văn hóa thông tin – TDTT – Văn nghệ - Gia đình văn hóa 36
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG CÁC KHU NGHĨA TRANG VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG ĐIỀN. TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 38
3.1. BẢN ĐỒ ĐÁNH DẤU VỊ TRÍ CÁC KHU NGHĨA TRANG VỪA
VÀ NHỎ 38
3.2. BẢNG TỔNG KẾT HIỆN TRANG CÁC KHU NGHĨA TRANG 39
CHƯƠNG 4: NHỮNG ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG KHU NGHĨA TRANG TẬP TRUNG HỢP VỆ SINH 56
4.1. CÁC DỰ ÁN NGHĨA TRANG ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN 56
4.1.1. Các dự án đã và đang được đầu tư 56
4.1.2. Hiện trạng tại các dự án 57
4.2. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG NGHĨA TRANG HỢP VỆ SINH 60
4.2.1. Đề xuất về quy hoạch 60
4.2.2. Đề xuất phân khu trong nghĩa trang 60
4.2.3. Cảnh quan trong khu nghĩa trang hợp vệ sinh 61
4.2.4. Đề xuất hình thức táng cho nghĩa trang hợp vệ sinh 62
4.2.5. Đề xuất phương án xử lý, giảm thiểu ô nhiễm trong nghĩa trang hợp vệ sinh 64
4.2.6. Đề xuất nguồn năng lượng và phương án quản lý 68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 71
5.1. KẾT LUẬN 71
5.2. KIẾN NGHỊ 72
PHẦN PHỤ LỤC
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Điều tra khảo sát hiện trạng các khu nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nghĩa trang hợp vệ sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất là 38oC (năm 1941) và nhiệt độ thấp nhất là 15oC (năm 1970).
Độ ẩm không khí.
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển và là yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm là 28,1mb. Trong các tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) độ ẩm tuyệt đối trung bình có giá trị thấp: từ 24,3mb - 27,8mb. Các tháng trong mùa mưa độ ẩm cao từ 29,5mb - 30,7mb.
Độ ẩm tương đối trung bình thay đổi từ 62% (tháng 4) đến 92% (tháng 9, tháng 10); độ ẩm tương đối trung bình năm là 85%. Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối: 36,0%.
Chế độ mưa
Nước mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước. Nước mưa còn rửa trôi các chất ô nhiễm rơi vãi từ mặt đất xuống các nguồn nước. Do đó, chất lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượng khí quyển, môi trường khu vực và mặt bằng rửa trôi. Lượng mưa cũng là yếu tố cần quan tâm khi thiết kế hệ thống thoát nước cũng như công trình xử lý cục bộ nước thải.
Kết quả khảo sát về lượng mưa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong nhiều năm như sau:
Lượng mưa trung bình năm : 1.528 mm.
Lượng mưa cao nhất năm : 1.8955 mm.
Lượng mưa nhỏ nhất năm : 1.152 mm.
Số ngày mưa trung bình trong các năm: 115 ngày. Thông thường mưa nhiều nhất rơi vào tháng 6,7.
Trong năm, lượng mưa trong mùa mưa là chủ yếu, chiếm khoảng 90% lượng mưa hàng năm và tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình là 200-250 mm/tháng.
Gió và hướng gió
Gió là yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình lan truyền và phân tán các chất ô nhiễm trong không khí. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm được mang đi càng xa và nồng độ chất ô nhiễm càng nhỏ do khí thải được pha loãng với khí sạch càng nhiều. Khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập trung gần khu vực nguồn thải.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa khô chịu sự chi phối chủ yếu của gió mùa Đông Bắc và mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Tuy nhiên khi vào tới khu vực Vũng Tàu và sâu trong đất liền hướng gió có thay đổi do ảnh hưởng của địa hình khu vực gây nên, do đó hướng gió chủ yếu là Đông Bắc, Đông và Tây Nam. Vì chịu ảnh hưởng của quy luật vùng duyên hải nên Vũng Tàu và các vùng phụ cận còn chịu ảnh hưởng của gió đất và gió biển đổi hướng trong ngày.
Khu vực điều tra có hai hướng gió thịnh hành;
Gió mùa Đông – Đông Bắc: thổi vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mang theo không khí khô, không ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây trồng.
Gió mùa Tây Nam: Thổi từ tháng 5 đến tháng 11 mang theo hơi nước từ biển vào gây mưa lớn kéo dài, trong mùa mưa này cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Tốc độ gió trung bình là 3 m/s, vận tốc lớn nhất có thể đạt đến là 19,03 m/s. Huyện Long Điền ít bị ảnh hưởng gió bão lớn nhưng chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tần suất bão là 5% - 1% (20 năm có một trận bão vừa và 100 năm có một trận bão lớn).Tuy nhiên do biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan hiện nay mùa mưa thường kéo dài đến tháng 12 và nhiều trận áp thấp, bảo tố thường xảy ra.
Bức xạ mặt trời
Bức xạ mặt trời là một yếu tố khí hậu khác ảnh hưởng đến chế độ nhiệt trong vùng và ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bền vững khí quyển, quá trình phát tán và chuyển hóa các chất gây ô nhiễm.
Nằm trong vùng cận xích đạo, có thời gian chiếu sáng dài và không phải là vùng mưa nhiều nên Bà Rịa – Vũng Tàu có số giờ nắng vào loại cao trong cả nước. Hàng năm nơi đây trung bình có khoảng 2.300 – 2.800 giờ nắng. Tháng cao nhất (tháng 3) có khoảng gần 300 giờ nắng, tháng ít nắng nhất (tháng 9) cũng đạt khoảng 160 – 170 giờ nắng.
Cường độ bức xạ mặt trời trực tiếp lớn nhất vào tháng 2, 3 và có thể đạt khoảng 0,72-0,79 cal/cm2.phút, từ tháng 6 đến tháng 12 là 0,42-0,46 cal/cm2.phút vào giữa trưa.
Độ bền vững khí quyển
Độ bền vững khí quyển được xác định theo tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm.
Theo bảng phân loại của Passquill (bảng 3.1), đối với khu vực miền Đông Nam Bộ, độ bền vững vào những ngày nắng, tốc độ gió nhỏ là: A, B; ngày có mây là C, D; ban đêm độ bền vững khí quyển thuộc loại E, F.
Độ bền vững khí quyển A, B, C hạn chế khả năng phát tán chất ô nhiễm lên cao và đi xa. Khi tính toán và thiết kế hệ thống xử lý khí thải cần tính cho điều kiện phát tán bất lợi nhất (loại A) và tốc độ gió nguy hiểm.
Ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, biên độ mặt trời trung bình tháng thay đổi từ 56 đến 90 độ. Từ tháng 2 đến tháng 11, biên độ mặt trời lớn hơn 60 độ. Độ dài ban ngày từ 11giờ 20phút đến 12giờ 40phút. Tốc độ gió trung bình 3.2m/s nên khí quyển thuộc loại không bền vững vào ban ngày. Vào mùa khô, ban đêm trời thường ít mây nên khí quyển thuộc loại bền vững E-F, vào mùa mưa nhiều mây, độ bền vững khí quyển thuộc loại E hoặc D.
Bảng 2.1 Phân loại độ bền vững khí quyển ( passquill, 1961 ).
Tốc độ gió tại độ cao (m/s)
Bức xạ mặt trời ban ngày
Độ che phủ mây ban đêm
Biên độ mạnh > 60
Biên độ vừa 35 – 60
Biên độ yếu 15 – 35
Nhiều mây < 4/8
Ít mây > 3/8
< 2
A
A – B
B
E
F
2
A - B
B
C
D
E
4
B
B – C
C
D
D
6
C
C – D
D
D
D
> 6
C
D
D
D
D
Ghi chú: A – Rất không bền vững D – Trung hòa
B – Không bền vững vừa E – Bền vững
C – Không bền vững yếu F – Rất bền vững
Các hiện tượng đặc biệt khác
Bão và áp thấp nhiệt đới: Ở Nam Bộ nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng rất ít khi có bão và áp thấp nhiệt đới. Nếu có bão cũng chỉ có gió đạt cấp 9 – 10. Thời kỳ có bão và áp thấp nhiệt đới tập trung vào tháng 5 – tháng 11. Hướng di chuyển của bão ảnh hưởng vào các hoạt động ngoài khơi, hiếm khi có cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào đất liền.
Giông tố: Trong những năm gần đây, Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 35 – 40 ngày có giông tố. Trong đó từ tháng 5 – 11 (thời kỳ mùa mưa) là giai đoạn có nhiều giông tố nhất. Các cơn giông thường gây gió giật mạnh, mưa lớn và hay kèm theo hiện tượng phóng điện trong khí quyển (sấm chớp).
Đặc điểm về thuỷ văn
Chế độ thủy văn của khu vực này chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều vùng biển đông. Hàng ngày có hai lần nước lên cao và hai lần nước xuống thấp. Biên độ dao động giữa hai lần triều cao và thấp bình quân từ 3m.
Thủy triều
Đặc điểm thủy triều trong vùng biển duyên hải không đều, xáo trộn giữa nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều chiếm ưu thế hơn. Thời gian triều xuống có thể kéo dài 12 giờ.
Xu thế biến đổi theo các tháng của mực nước trung bình nhiều năm trong thời kỳ từ năm 1995 – 2005 rất rõ rệt. Mực nước trung bình biến đổi từ âm 30 - 35 cm đến 9 - 10 cm. Độ chênh lệch của biến thiên mực nước trung bình theo tháng khoảng 42 cm.
Các đặc trưng sóng
Độ cao và chu kỳ sóng trung bình năm là 1,6m và 5,5 giây. Độ cao và chu kỳ sóng cực đại là 10,5m và 11,5giây. Vào thời kỳ mùa hè, hướng sóng chủ yếu là Tây Nam, chiều cao sóng nhỏ hơn 3m và tương đối ổn định. Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc, chiều cao của sóng khoảng 5m và hướng chủ yếu là Đông Nam.
Các đặc trưng động lực
Tại khu vực ven bờ dòng chảy tại các tầng 5m có vận tốc từ 40 đến 60cm/s, hướng chảy chủ yếu là hướng Bắc và tại tầng 30m, hướng chảy chủ yếu là hướng Đông. Trước đỉnh triều cao, dòng chảy khá mạnh, vận tốc ổn định đạt giá trị trung bình khoảng 42cm/s. Sau đỉnh triều cao và thấp kế tiếp khi triều rút, dòng chảy hoàn toàn đổi hướng ngược lại.
Tại tầng mặt khu vực thềm của bãi, lượng phù sa chiếm trong nước từ 2,1 đến 3,2g/l. Tại khu vực sóng đổ, lượng phù sa cao hơn cả từ 12,4 đến 19,2g/l. Dòng dịch chuyển phù sa ở đới trong phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình tác dụng của sóng và dòng triều. Hướng dịch chuyển gần như theo hướng ưu thế của sóng.
Độ cao sóng cực đại có thể xảy ra theo hoàn kỳ 100 năm 1 lần tại khu vực cảng Vũng Tàu là 3,4m theo hướng Bắc. Sóng ngoài khơi truyền vào bờ tới vị trí xây dựng được tính toán trong nước nông, sự khúc xạ, sự vỡ và sự nhiễu xạ của sóng để xác định sóng cực đại. Do có vị trí nằm gần bờ, đươc che chắn, hướng sóng chủ yếu tác dụng tới khu vực này là sóng hướng Tây Bắc. Chiều cao sóng tại vùng Dự án thay đổi từ 0,5 đến 1,5m.
Mức độ ô nhiễm không khí không chỉ đánh giá bằng lượng thải của các chất ô nhiễm mà còn bằng sự phân bố chất ô nhiễm trong không gian và thời gian. Quá trình lan truyền, di chuyển và phát tán các chất ô nhiễm trong môi trường phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến phát tán, di chuyển và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng hoá học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong khí quyển càng nhỏ. Ngoài ra nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bốc hơi của dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân viên trong quá trình lao động.
Kết quả khảo sát nhiệt độ nhiều năm tại Trạm khí tượng Vũng Tàu – Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam bộ, được mô tả như sau:
Bảng 2.2 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (oC)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tháng 1
26.3
25.4
25.6
25.9
25.0
Tháng 2
26.5
25.6
26.4
25.6
26.4
Tháng 3
27.3
27.0
27.6
27.0
26.9
Tháng 4
29.6
29.0
29.3
29.2
28.6
Tháng 5
29.3
29.5
28.6
29.3
29.6
Tháng 6
28.1
28.3
28.9
28.2
28.9
Tháng 7
28.0
27.8
27.6
28.1
27.7
Tháng 8
27.5
27.5
27.9
27.6
28.2
Tháng 9
28.0
28.0
27.5
28.0
27.8
Tháng 10
27.5
27.8
27.3
27.5
28.2
Tháng 11
26.6
27.4
27.5
27.6
27.8
Tháng 12
26.5
27.4
26.0
26.0
26.2
Cả năm
27.6
27.6
27.52
27.5
27.61
Nguồn: Trạm khí tượng Vũng tàu, Đài khí tượng-Thủy văn khu vực Nam bộ.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe của con người.
Bảng 2.3 Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tháng 1
77
77
76
75
76
Tháng 2
76
76
76
77
79
Tháng 3
77
79
77
79
77
Tháng 4
75
77
75
77
77
Tháng 5
78
76
81
78
78
Tháng 6
81
82
79
80
79
Tháng 7
84
81
82
81
81
Tháng 8
85
82
83
83
81
Tháng 9
85
82
83
82
82
Tháng 10
87
84
83
80
81
Tháng 11
81
82
79
76
80
Tháng 12
78
79
76
77
80
Cả năm
79.75
80.33
79.75
79.17
79.25
Nguồn: Trạm khí tượng Vũng Tàu-Đài khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ
Lượng mưa
Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm nước.
Kết quả khảo sát lượng mưa tại TP.Vũng Tàu nói riêng và Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung trong các năm như sau:
Bảng2. 4 Lượng mưa các tháng trong năm (mm)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tháng 1
0.5
-
1
-
-
Tháng 2
8.8
-
-
-
-
Tháng 3
14
-
-
-
-
Tháng 4
26.4
4.6
1.7
-
35.2
Tháng 5
186.4
125.9
236.7
222.2
118.6
Tháng 6
299.2
608.6
63.2
92.4
147.3
Tháng 7
124.7
202.4
209.4
72.9
269.9
Tháng 8
201.6
117.2
202.3
258.0
154.6
Tháng 9
258.3
124.0
168.2
255.5
188.7
Tháng 10
407.7
324.1
252.5
352.2
70.8
Tháng 11
57.8
75.3
8.9
2.0
7.3
Tháng 12
-
0.1
3.8
17.5
38.5
Cả năm
1585.4
1582
1147.5
1271.7
930.9
Nguồn: Trạm khí tượng Vũng Tàu-Đài khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ
Lượng bốc hơi
Độ bốc hơi cả năm 2007 là 138 mm. Mùa khô độ bay hơi từ 91,18 – 142,4 mm. Trong mùa mưa từ 48,8 – 91,5 mm.
Gió và hướng gió
Gió là nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất ô nhiễm không khí. Khi vận tốc gió càng lớn thì khả năng phát tán các chất ô nhiễm càng tăng nghĩa là các chất ô nhiễm được lan truyền càng xa và nồng độ các chất ô nhiễm càng nhỏ do khí thải được pha loãng với khí sạch càng nhiều. Khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc gió lặng thì khả năng pha loãng với không khí sạch càng ít, chất thải sẽ tập trung gần khu vực nguồn thải, nồng độ các chât ô nhiễm sẽ cao.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tuy nhiên khi vào sâu trong đất liền hướng gió có thay đổi do chịu ảnh hưởng của địa hình khu vực gây nên, hướng gió chủ yếu là Đông Bắc, Đông và Tây Nam. Ngoài ra Vũng Tàu còn chịu ảnh hưởng của quy luật vùng duyên hải nên còn chịu ảnh hưởng của gió đất và gió biển đổi hướng trong ngày.
Từ tháng 4 - 11 thịnh hành gió Tây và Tây Nam
Từ tháng 11 đến tháng 30 năm sau thịnh hành gió Đông
Vận tốc gió biến đổi theo các tháng trong năm từ 3,0 đến 5,7m/s
Vận tốc gió trung bình trong năm là 3,0 m/s và vận tốc gió cực đại xảy ra vào tháng 6 là 14m/s.
Bảng 2.5 Tốc độ gió tại Trạm Vũng Tàu (m/s)
Chế độ gió ( Tốc độ tính bằng m/s)
2007
2008
2009
Tốc độ gió trung bình
3
3
4
Tốc độ gió cực đại
14
14
15
Nguồn: Trạm Khí tượng Vũng Tàu-Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ
Bức xạ mặt trời
Bức xạ mặt trời là yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ, độ ẩm khu vực, mức độ bền vững khí quyển, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng cận xích đạo, là vùng mưa không nhiều, có thời gian chiếu sáng dài nên Vũng Tàu có số giờ nắng vào loại cao nhất nước. Tổng số giờ nắng đo được trong năm 2009 là 2530 giờ. Số giờ nắng trung bình trong 1 ngày là 7 giờ, số giờ nắng trung bình tháng trong mùa khô là 145 giờ.
Cường độ bức xạ trực tiếp: vào tháng 2, tháng 3 là 0,72 - 0,76 cal/cm2.phút, tháng 6 đến tháng 12 có thể đạt 0,42 - 0,46cal/ cm2.phút vào giữa trưa.
Bảng 2.6 Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tháng 1
219
271
262
259
241
Tháng 2
187
250
266
251
275
Tháng 3
234
307
296
265
304
Tháng 4
276
292
295
266
282
Tháng 5
239
257
128
211
249
Tháng 6
159
182
239
170
147
Tháng 7
227
217
207
226
170
Tháng 8
148
177
193
176
196
Tháng 9
219
185
172
209
169
Tháng 10
176
222
222
197
201
Tháng 11
167
196
220
260
192
Tháng 12
224
251
165
204
104
Cả năm
2475
2807
2665
2694
2530
Nguồn: Trạm khí tượng Vũng Tàu-Đài khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ
Hiện trạng các thành phần môi trường khu vực
Chất lượng nước ngầm tại khu vực
Hiện tại, khu vực chưa có nước thủy cục nên tòan bộ nhu cầu nước sinh họat của người dân đều phải phụ thuộc vào nước ngầm khai thác tại chỗ.
Theo kết quả nghiên cứu của Liên đoàn 8 địa chất thuỷ văn: nước ngầm khu vực huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 tầng đáng lưu ý:
Tầng chứa nước bán áp trong các trầm tích
Nằm ở độ sâu từ 10 - 15 m, phần chứa nước chủ yếu là tầng cát lẫn sạn sỏi, tính thấm nước tốt, phong phú... Nước thuộc lỗ hổng, dạng vĩ, có áp lực chủ yếu, độ cao tuyệt đối của mực áp lực thay đổi trong phạm vi 20 - 55 m, lưu lượng đạt 2,5 - 6,5 l/s, hệ số thấm từ 5,6 - 22 m/ngày, cá biệt có nơi đạt 46,4 m/ngày. Độ tổng khoáng hóa thấp, phần lớn thuộc loại nước siêu nhạt (tổng khoáng hóa 0,1 g/l). Hàm lượng hợp chất hòa tan nhỏ. Nước hoàn toàn phù hợp với yêu cầu ăn uống, sinh hoạt, trồng trọt. Nhân dân ở đây vẫn khai thác nước ngầm tầng này để sử dụng cho nhu cầu sinh họat.
Tầng nước có áp trong trầm tích
Phần trên cùng là lớp sét màu nâu đỏ loang lổ dày 20 - 30 m, là lớp cách nước tốt với tầng nước phía trên. Đất đá chứa nước gồm cát nhiều cỡ hạt và sạn sỏi hạt vừa nhỏ xen kẽ có các thấu kính cát mịn và sét pha cát, phần mái gặp tương đối ổn định ở độ sâu 50 - 55 m nhưng mặt đáy gặp ở những độ sâu khác nhau, bề dày chứa nước thay đổi trong phạm vi lớn 30 - 35 m cho đến 80 - 100 m. Mức độ chứa nước ở tầng đất phong phú, lưu lượng lỗ khoan 20 - 30 l/s, hệ số thấm 3,12 - 15,3 m/ngày, tổng khoáng hóa <0,1 g/l, thuộc loại nước siêu nhạt.
Đây là phức hệ chứa nước có triển vọng rất lớn. Hiện nay, mới chỉ khai thác sử dụng lẻ tẻ bằng các lỗ khoan công nghiệp sâu 60m - 80m để cung cấp cho các điểm dân cư.
Tài nguyên sinh học tại khu vực.
Theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, tháng11/2005 và số liệu của Sở Thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy, hệ sinh thái biển vùng dự án (thành phố Vũng Tàu và vùng lân cận như huyện Long Điền, Đất Đỏ, ...) có được trên 220 loài tảo (tảo Silic 170 loài, tảo Giáp 48 loài, tảo Lam 20 loài,...) và 211 loài động vật nổi. Sinh vật phù du trung bình đạt 426.502 tế bào/m³, mùa mưa có thể đạt tới 2,42 triệu tế bào/m³. Đặc biệt, khu vực có hệ cá phong phú vơi 211 loài, trữ lượng lên tới 100.000 tấn/năm. Các loài thủy sinh vật tại khu vực dự án biến đổi như sau:
Thành phần thủy sinh vật biến đổi theo độ mặn, bao gồm các loài ưa sống ven bờ và cửa sông, phân bố rộng ở vùng tây Thái Bình Dương, nhưng hình thái chúng biến đổi theo mùa rõ rệt.
Độ mặn là yếu tố quyết định sự phân bố. Mùa khô, các loài thủy sinh vật di nhập từ biển, phân bố tương đối đồng đều trong toàn vùng. Mùa mưa, khi nồng độ muối giảm xuống tới ngưỡng sinh lý của động vật biển động vật nước ngọt và các loài phiêu sinh động vật nước ngọt điển hình như: Monia dubia, IIyocryptus haiyl Diaphanosoma Leuchten bergianam, D, paucispinosus, desocylops leuckarti, Neodiap tomus visnu… Các loài nước lợ nhạt như Acartiella Sinensis, Schmackeria bulbosa,… đã di chuyển xuống phía Tây Nam. Các loài ưa mặn như Cosoinodisous enxcetricus, Sketonema Cstatum paracalanus parvus, Cithona nana di chuyển xuống phía Đông và Đông Nam của hệ.
Độ sâu, đặc tính nền đáy, độ trong, chế độ thủy học và lượng thức ăn ảnh hưởng lớn đến sự phấn bố và phát triển số lượng của thủy sinh vật và nguồn lợi tôm vùng cửa sông Cỏ May, Bà Cội. Động vật phiêu sinh không vượt quá 1.000con/m3. Thực vật phiêu sinh không vượt quá 1.000.000 tế bào /m3, động vật đáy thuộc loại trung bình và giàu thường từ 100 đến 500 con/m3, ở một số biển có thể tới hàng ngàn con/m3 với ưu thế là các loài giun nhiều tơ sống định cư, các loài giáp xác Amphipoda, Tanaidacea và Bialvia.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC HUYỆN LONG ĐIỀN – TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Kinh tế
Sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng: 738,3ha so cùng kỳ tăng 435 ha,
Trong đó: Lúa 491,5 ha/399 ha, đạt 123,2% chỉ tiêu, so năm trước tăng 28 ha; năng suất bình quân 35,5 tạ/ha; Tổng sản lượng: 1747,1 tấn so cùng kỳ tăng 108,7 tấn; (Đông Xuân 92,5 ha, Hè thu 176,3 ha, Vụ Mùa 222,7 ha).
Hoa màu và công nghiệp ngắn ngày 246.8 ha/230 ha, đạt 107.3%, so cùng kỳ tăng 15,5 ha, Mì 178,5 ha; lang 8 ha; Đậu Phộng 18,3 ha; bắp 02 ha; Rau các lọai 40 ha).
Chăn nuôi
Tổng đàn bò: 1215 con/1263 con, đạt 96,2% kế hoạch, so cùng kỳ tăng 111 con. Ước tính thịt thương phẩm 68,3 tấn.
Tổng đàn heo: 2546/2618 con, đạt 97,3 % kế hoạch, so cùng kỳ tăng 108 con, ước tính thịt thương phẩm 407,4 tấn.
Tổng đàn gia cầm: 53.800 con, so cùng kỳ tăng 12.700 con, mái đẻ 50.800 con, trứng gia cầm 7.560.000 quả, ước tính thịt thương phẩm 63 tấn.
Qua các số liệu trên cho thấy, nhân dân đã tận dụng các lọai đất để sản xuất nông sản, nhưng giá đầu vào như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống tăng mạnh nên lợi nhuận không cao; Chăn nuôi thường xuyên xảy ra dịch bệnh, mặt khác giá đầu ra tụt mạnh như: Bò, Heo. . . Nếu không có sự hỗ trợ về chuyển đổi giống cấy trồng và vật nuôi trồng vĩ mô sẽ dẫn đến tình hình khó khăn cho những năm tiếp theo.
Công tác khuyến nông
Địa phương phối hợp cùng Trung tâm Khuyến Nông Tỉnh, Huyện mở 1 lớp chuyển giao khoa học cho nông dân như: Chuyển giao kỷ thuật trồng lúa gồm: phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, Hội thảo vỗ béo bò thịt của chương trình khuyến nông quốc gia, phòng trừ bệnh trên rau, kỷ thuật chăn nuôi dê. . . thu hút 344 học viên tham dự.
Trong năm đã liên kết với Trung tâm Khuyến Nông Tỉnh và Trạm khuyến Nông Huyện Hỗ trợ 40% cho bà con nông dân trồng điều và nhân giống lúa như sau:
Điều: 10 hộ với tổng diện tích là 14 ha gồm cây giống, phân và thuốc Bassa.
Lúa nhân giống: 02 hộ với 01 ha gồm giống OM 4498, phân, thuốc.
Công tác thú y
Kết hợp trạm thú y Huyện tiêm phòng cho gia súc bệnh lỡ mồm long móng, văcxin cho thủy cầm, gia cầm nhằm bảo đảm số lượng và cũng như chất lượng về con giống cụ thể như sau: Tổng đàn bò 731/1215 con, đạt 61,1%. Tổng đàn heo 1757/2546 con đạt 69%. Tổng đàn dê 334/436 con đạt 76,6%. Tiêm ngừa vắcxin thủy cầm, gia cầm 96.050/53.800 con đạt 178,5%, phun thuốc sát trùng chuồng trại: hai đợt cho 1120 hộ.
Trong năm đã phát hiện 575 con vịt dịch tả và lập hồ sơ chôn hủy số vịt trên.
Lâm nghiệp:
Trong năm 2009 địa phương đã triển khai kế họach và các nội dung tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân đề cao ý thức phòng chống cháy rừng trong mùa khô đạt hiệu quả cao không có nơi nào xảy ra cháy rừng, bảo vệ rùng 327 là 204 ha, rừng nhân dân tự trồng tự hưởng 83,7 ha; Trong năm bà con đã khai thác rừng tự trồng tự hưởng 10,5 ha, ước tính doanh thu 150 triệu đồng, trồng mới 01 ha; Tính đến nay toàn xã hiện có 287,7 ha, thường xuyên phân công lực lượng thường trực Xã phối hợp hỗ trợ Hạt kiểm Lâm Huyện phòng chống cháy rừng từ tháng 12/2009 – 05/2010. Hiện đang triển khai công tác kiểm tra và phòng chống cháy rừng trong mùa khô 2010-2011.
Công tác tài chính :
Năm 2009 UBND Huyện Long Điền triển khai và đẩy nhanh tiến độ thu các nguồn thu trên địa bàn Xã và đạt được kết quả như sau:
Tổng thu ngân sách: 3.703.410.791/1.915.478.000đ, đạt 193,3%; trong đó:
Tổng thu ngân sách được giao: 246.513.791/199.000.000đ, đạt 123,9 % và thu hỗ trợ thiệt hại bão: 1.505.625.000đồng.
Tổng chi ngân sách: 3.413.565.435/1.863.606.000đ, tỷ lệ 183,2 %.
Chi hỗ trợ bão số 9:1.505.625.000đ.
Trong năm 2009, Huyện Long Điền thực hiện theo chế độ khóan chi ngân sách với tổng kinh phí khoản chi 918.000.000đ/năm. Qua quá trình thực hiện, trong năm chi 887.464.894đ/918.000.000đ, địa phương đã tiết kiệm được 3,33% tương đương 30.353.106đ. UBND Huyện tiến hành chi tăng thu nhập 70%/ tổng số tiền tiết kiệm được theo quy định tương đương 21.247.176đ, cho cán bộ công nhân viên, bình quân tăng thu nhập 442.649đồng/người/năm.
Công tác ủy nhiệm thu
Thuế nông nghiệp : 2.550.000đồng
Thuế nhà đất : 31.255.111/26.000.000đ, đạt 120,2%
Thuế chuyển quyền SDĐ : 71.873.000/70.000.000đ, đạt 103,6%
Các nguồn thu vận động
Xây dựng cơ sở hạ tầng : 35.118.000/30.000.000, đạt 117,1% KH năm
Quỹ tình nghĩa tình thương: 35.541.000đ/35.541.000đ, đạt 100% KH năm.
Quỹ trẻ thơ: 8.999.000/8.000.000đ, đạt 112,5% KH năm.
Quỹ An ninh quốc phòng: 22.413.000đ/19.125.0009, đạt 117,2% KH năm.
Giao Thông
Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm nghị định 36/CP của Chính phủ ở 2 trục lộ chính và trước các cổng chợ; tuyên truyền Nghị Quyết 32/2007/NQ-CP về Trật tự an toàn giao thông. Năm 2007 địa phương đã vận động nhân dân giải tỏa cây cối để mở rộng mặt lộ Tỉnh lộ 44 B, Hương lộ 14, nạo vét mương thoát nước không để ứ động.
Điện sinh hoạt:
Toàn Huyện hiện có 99,7% hộ dân sữ dụng điện sinh họat và sản xuất. Nhìn chung nhân dân có ý thức tiết kiệm điện cao và bảo vệ hành lang lưới điện, tránh chập cháy nổ do cây trái gây ra.
Nước Sinh họat:
Trong năm 2009, được sự hỗ trợ Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Tỉnh kéo tuyến ống nước sạch nông thôn về ấp Phước Trinh với chiều dài 1.700m, nhằm đáp ứng nhu cầu nước sinh họat cho nhân dân. Đến nay tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch đạt 99%, số hộ hiện đang sử dụng nước do nhà máy Huyện cung cấp 600/1195 hộ chiếm tỷ lệ 50,5%, trong năm 2007 đã lắp đặt thêm 69 thủy lượng kế, Phước Trinh vay vốn lắp đặt đợt 1 là 31 hộ, đợt 2 là 65 hộ, đã lắp đặt được 19 hộ. Địa phương tiếp tục vận động nhân dân vào nước máy nhằm sử dụng hợp vệ sinh.
Văn hóa Xã Hội
Giáo dục
Trong niên học 2008-2009 các trường họat động thường xuyên về chuyên môn chất lượng giảng dạy,kiểm tra chất lượng học tập của các em học sinh. Các trường nghiêm túc thực hiện “hai không” không tiêu cực trong thi cử và không bệnh thành tích của bộ giáo dục đề ra.
Kết quả học tập 2008 - 2009 như sau:
Trung học cơ sở: tổng số học sinh 434 so đầu năm 449 em giảm 11 em. Lý do 1 số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số em còn lười biếng, thiếu chăm chỉ trong học tập dẫn đến bỏ học , ngoài ra còn có 1 số hộ gia đình chưa quan tâm con em mình đúng mức. Xếp loại học lực cuối năm : giỏi 40 em,tỷ lệ 9,2%(tỷ lệ năm trước 20,45%) khá 135 em, tỷ lệ 31,1% (tỷ lệ năm trước 27,17%) trung bình 196 em, tỷ lệ 45,2% ( tỷ lệ năm trước 51,89%) yếu 61 em, tỷ lệ 14,1%; kém 1 em , tỷ lệ 0,4% ( bằng tỷ lệ năm trước )
Tiểu học: tổng sồ học sinh 381 giảm so đầu năm, nguyên nhân do chuyển trường. xếp loại học lực cuối năm: giỏi 49 em, tỷ lệ 12,9%; kh 186 em, tỷ lệ 48,8%; trung bình 124 em, tỷ lệ 32,5%; yếu 22 em, tỷ lệ 5%(năm học trước yếu 01 tỷ lệ 0,25%)
Mầm non : năm học 2008-2009: 94 cháu.
Hiện nay tất cả các trường đã đưa các em vào nề nếp ổn định , tập trung quản lý và củng cố trường lớp, giáo dục các em thực hiện nghiêm giờ giấc học tập và thực hiện tốt nội quy.quy định của trường.
Văn hóa thông tin – TDTT – Văn nghệ - Gia đình văn hóa
Ngành văn hóa thông tin kịp thời các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước đến tận thôn ấp và các tổ dân cư trên địa bàn xã, số giờ hoạt động 730 g