MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích đề tài 2
3. Nội dung đề tài 2
4. Đối tượng nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Thời gian nghiên cứu 3
7. Phạm vi nghiên cứu 3
8. Giới hạn đề tài 3
9. Ý nghĩa khoa học, kinh tế, xã hội 3
10. Cấu trúc luận văn 4
Chương 1 – KHÁI NIỆM VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
1.1. Kiểm toán năng lượng 5
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán năng lượng 5
1.1.2. Mục đích kiểm toán năng lượng 5
1.1.3. Qui trình kiểm toán năng lượng 5
1.1.4. Các loại kiểm toán năng lượng 9
1.2. Tiết kiệm năng lượng 11
1.2.1. Thế nào là tiết kiệm năng lượng 11
1.2.2. Lợi ích của tiết kiệm năng lượng 11
1.3. Tổng quan tình hình sử dụng năng lượng điện tại Việt Nam 12
1.3.1. Các rào cản 15
1.3.2. Ví dụ điển hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 15
Chương 2 – TỔNG QUAN VỀ TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Điều kiện tự nhiên 20
2.1.1. Vị trí địa lý 20
2.1.2. Địa chất, thủy văn 21
2.1.3. Thời tiết khí hậu 23
2.1.4. Môi trường 24
2.2. Kinh tế – xã hội 26
2.2.1. Kinh tế 26
2.2.2. Xã hội 27
2.3. Một số giải pháp đã áp dụng tại TP. Hồ Chí Minh 28
2.3.1. Các giải pháp kỹ thuật 29
2.3.2. Các giải pháp quản lý 30
2.3.3. Kết quả tiết kiệm năng lượng từ các giải pháp thực hiện 31
Chương 3 – KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
ĐIỆN TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. Tình hình sử dụng năng lượng điện trong các hộ gia đình
tại TP. Hồ Chí Minh 34
3.2. Một số nguyên nhân chính gây lãng phí điện trong các hộ gia đình
tại TP. Hồ Chí Minh 37
3.2.1. Thời tiết 37
3.2.2. Sử dụng các thiết bị kém hiệu quả 38
3.2.3. Cấu trúc căn nhà 39
3.2.4. Số lượng thành viên trong gia đình và ý thức người dân 40
3.3. Một số giải pháp tiết kiệm đã được áp dụng trong các hộ gia đình
tại TP. Hồ Chí Minh 41
Chương 4 – ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
4.1. Lựa chọn các thiết bị tiết kiệm điện và bố trí hợp lý, khoa học 42
4.2. Hợp lý hóa thời gian và điều chỉnh thói quen sử dụng đồ điện
trong nhà 46
4.3. Thay đổi cấu trúc căn nhà 52
4.3.1. Bố trí cây xanh trong nhà 52
4.3.2. Sử dụng cửa sổ thông minh 55
4.3.3. Trồng cỏ trên mái nhà 57
4.3.4. Đưa gió vào công trình 58
4.4. Một số mô hình nhà ở sinh thái tiết kiệm năng lượng 59
4.4.1. Nhà mặt trởi 59
4.4.2. Nhà vòm Geodesic Dome 61
4.4.3. Nhà vòm Monolithic Dome 62
4.4.4. Nhà lắp ráp Modular House 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 66
2. Kiến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5106 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Điều tra tình hình sử dụng điện và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện cho các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0 – 20 m, 60 – 90 m và 170 – 200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60 – 90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
Thời tiết, khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, TP. Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một thang, nhiệt đó trung bình 270C, cao nhất lên tới 400C, thấp nhất xuống 13,80C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 280C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Đông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
TP. Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tay – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Đông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói TP. Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%.
Môi trường
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung... Vì vậy, TP. Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Cho tới 2008, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này.
Lượng rác thải ở TP. Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, so với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất... còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên.
Hình 2.3. Ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch TP. Hồ Chí Minh.
Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn.
Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, TP. Hồ Chí Minh đang khẩn trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Việc trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ sinh học cải tạo nước kênh Ba Bò là một ví dụ.
KINH TẾ – XÃ HỘI
Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005, TP. Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm.
Nền kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD.
Tuy vậy, nền kinh tế của TP. Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
Xã hội
TP. Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như sốt ret, sốt xuất huyết, tả, thương hàn... hay các bệnh của những quốc gia công nghiệp phát triển, như tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần, bệnh nghề nghiệp... đều xuất hiện ở TP. Hồ Chí Minh. Tuổi thọ trung bình của nam giơi ở thành phố là 71,19, con số ở nữ giới là 75,00.Sở Y tế thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng chất lượng phục vụ.
Về mặt hành chính, Sở Giáo dục TP. Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong năm học 2008 – 2009, toan thành phố có 638 cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II, III. Ngoài ra, theo con số từ 1994, TP. Hồ Chí Minh còn có 20 trung tâm xóa mù chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục.
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các trường ngoại ngữ ở TP. Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường dạy quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, bốn trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. TP. Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư.
Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (đại học Sài Gòn và đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng với Hà Nội. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh với năm đại học thành viên. Nhiều đại học lớn khác của thành phố như Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế... đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ĐÃ ÁP DỤNG TẠI KHÁCH SẠN MAJESTIC (TP. HỒ CHÍ MINH)
Khách sạn Majestic là một trong những khách sạn đi đầu trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại TP. Hồ Chí Minh. Được xây dựng từ năm 1925 với kiến trúc kiểu Pháp có nhiều ý nghĩa về mặt lịch sử và có ưu thế về mặt hiệu quả năng lượng. Ngoài việc tận dụng ưu thế về mặt kiến trúc, khách sạn còn áp dụng nhiều biện pháp khác nhau trong việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng. Chính vì vậy mà tại cuộc thi: “Tòa nhà hiệu quả năng lượng khu vực Đông Nam Á năm 2008” được tổ chức tại Thái Lan vừa qua, khách sạn Majestic TP. Hồ Chí Minh đã vinh dự đoạt giải ba, loại hình tòa nhà cải tạo lại.
Cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng khu vực Đông Nam Á năm 2008” được tổ chức nhằm khuyến khích hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua các giải pháp thiết kế, xây dựng, công nghệ và sử dụng thiết bị hiệu quả năng lượng. Tại cuộc thi này, ngoài khách sạn Majestic, Việt Nam còn có 2 đơn vị đoạt giải khác là: Khu nghỉ mát Six Senses Hideaway Ninh Van Bay (thành phố Nha Trang) và Tòa nhà Diamond Plaza (Tp.HCM).
Bên cạnh đó, Khách sạn Majestic cũng đã vinh dự đoạt giải nhất dành cho loại hình Tòa nhà cải tạo lại trong cuộc thi: “Tòa nhà hiệu quả năng lượng năm 2008”.
Hình 2.4. Khách sạn Majestic (TP. HCM) vào ban đêm.
Các giải pháp kỹ thuật
Thay các bóng đèn đốt tim bằng đèn compact.
Thay thế các máy điều hòa không khí cục bộ hiệu suất thấp bằng máy hiệu suất cao.
Tận dụng công suất dư hệ thống nước nóng trung tâm lò hơi sử dụng thêm cho 36 phòng khách thay cho bình nước nóng điện.
Lắp đặt hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời công suất 13,000lít/ngày sử dụng cho 85 phòng khách.
Lắp đặt thêm bộ inverter điều khiển hoạt động bơm nước thủy cục 5 Hp.
Lắp thêm các cửa Euro Window và Us Window cho các cửa sổ và cửa ra ban công.
Lắp đặt thêm thiết bị điều khiển từ xa tắt mở AHU khu vực đại sảnh.
Hình 2.5. Một số hình ảnh tiêu biểu nét đẹp bố trí trong khách sạn Majestic.
Các giải pháp quản lý
Lắp các điện kế phụ để theo dõi và kiểm soát điện tiêu thụ cho từng khu vực.
Điều khiển tắt mở các thiết bị, đèn chiếu sáng từng khu vực theo các quy định cụ thể ứng với nhu cầu sử dụng.
Kiểm soát nhiệt độ cài đặt máy ĐHKK trung tâm và máy ĐHKK cục bộ các khu vực công cộng.
Thiết lập và áp dụng qui trình vận hành các thiết bị nhà giặt vào giờ thấp điểm.
Kết quả tiết kiệm năng lượng từ các giải pháp thực hiện
Các giải pháp về mặt thiết bị sử dụng năng lượng
Hệ thống chiếu sáng
Sử dụng loại đèn tiết kiệm compact 9W, 11W, 18W ở các khu vực khác nhau như khu phòng khách, khu hành lang, nhà hàng,... giúp tiết giảm 70% điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng, giúp giảm khoảng 7.08 % tổng điện năng tiêu thụ năm 2007, tương đương tiết giảm 253,165 KWh/năm và giúp tiết kiệm 360 triệu đồng/năm.
Tận dụng tối đa ưu điểm của lối kiến trúc Pháp để luôn nhận được lượng ánh sáng tự nhiên và gió tươi khá lớn, đặc biệt là đối với các khu vực công cộng như sảnh, hội trường, phòng họp, café tầng thượng, hành lang, cầu thang, các phòng khách... giúp giảm thiểu việc sử dụng đèn chiếu sáng cho các khu vực này đồng thời đảm bảo chất lượng không khí tốt.
Lắp đặt thêm các bộ định giờ (Timer), thực hiện quản lý giám sát thời gian hoạt động các đèn trang trí, đèn chiếu sáng mặt tiền khách sạn tránh lãng phí năng lượng khi không cần thiết.
Hệ thống điều hòa không khí
Sử dụng loại máy DaiKin hiệu suất cao có hệ số COP = 3.12, công suất lạnh máy 5.3 KWthermal thay thế cho loại máy cũ. Giúp tiết kiệm hơn 18% điện năng tiêu thụ cho máy. Tổng điện năng tiết kiệm khoảng 120,724 kWh/năm tương đương 205 triệu đồng/năm.
Lắp đặt các bộ điều khiển từ xa giúp nhân viên tiếp tân chủ động điều khiển đóng mở các AHU khu vực đại sảnh theo giờ quy định giúp tiết giảm khoảng 5% điện năng tiêu thụ, tương đương giảm khoảng 8 triệu đồng/năm.
Hệ thống nước nóng
Sử dụng hệ thống máy nước nóng năng lượng mặt trời công suất 13,000lít/ngày ở nhiệt độ 50-600C sử dụng cho 85 phòng khách, giúp tiết giảm gần 90% chi phí điện năng hàng năm cho hệ thống nước nóng dùng điện trước đây, tương đương giảm chi phí khoảng 331 triệu đồng/năm.
Tận dụng công suất dư hệ thống nước nóng trung tâm đốt dầu DO thay thế cho các bình nước nóng điện của 36 phòng, giúp tiết giảm lượng điện năng 52,000 kWh/năm ứng với chi phí 74 triệu đồng/năm.
Hệ thống bơm nước thủy cục
Lắp đặt thêm bộ biến tần nhằm điều chỉnh thích hợp áp lực nước trên đường phân phối cho hai bơm nước thủy cục công suất 5 Hp. Hiệu quả tiết kiệm 40% điện năng tiêu thụ tương ứng tiết giảm 9,855kWh/năm và giúp giảm chi phí điện năng 14 triệu đồng/năm.
Hệ thống cửa sổ
Sử dụng loại cửa sổ Euro Window và US Window bên ngoài các cửa sổ, cửa ra ban công mặt tiền khách sạn. Với giải pháp đầu tư này, giúp giảm khoảng 40 % phụ tải nhiệt cho hệ thống điều hòa không khí vào thời gian bị nắng chiếu, giảm điện năng tiêu thụ, đảm bảo tiện nghi nhiệt độ cho du khách. Hiệu quả tiết kiệm mang lại khoảng 45,727 kWh/năm.
Giải pháp khác
Giải pháp đưa ra qui trình vận hành các thiết bị nhà giặt vào giờ thấp điểm. Với giải pháp này đã góp phần giảm tải giờ cao điểm và tiết kiệm được một phần chi phí điện năng.
Giải pháp lắp thêm các bộ đóng cửa tự động ở các cửa ra vào chính giảm tổn thất lạnh khu sảnh ra không gian bên ngoài.
Sử dụng thang máy có lắp inverter giúp vận hành êm, ổn định và tiết kiệm điện.
Trang bị toàn bộ tivi LCD 32 inch chất lượng cao đẹp, sang trọng và tiết kiệm đến 60% điện năng so với loại tivi thông thường.
CHƯƠNG III
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRONG CÁC HỘ
GIA ĐÌNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Việc xây dựng mô hình tiết kiệm điện ở Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng là việc làm hết sức cần thiết cho hiện tại và cả tương lai. Thông qua các tiêu chí độ tuổi, thời gian sử dụng, các thiết bị điện dùng trong nhà, mức tiêu thụ điện hàng tháng để tiến hành khảo sát 100 hộ dân sống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Bảng 3.1. Thông tin cá nhân trong khảo sát XHH
Độ tuổi
20 – 30
30 - 45
%
76
24
Thông qua kết quả khảo sát được tiến hành ở 100 hộ dân tại TP. Hồ Chí Minh, phần đông hộ gia đình trung bình từ 2 - 6 người (80%), còn lại là từ 7-10 người (20%).
Bảng 3.2. Hiện trạng nhà ở theo đầu người
Hiện trạng nhà ở (m2)
Số người /hộ(%)
2 - 6
7 - 10
25 - 50
70
20
50 - 85
15
85
Nhận xét: Hiện nay tình hình nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh nói chung cung chưa đáp ứng đủ cho cầu, vì vậy hiện tượng nhiều thế hệ ở chung với nhau trong cùng gia đình, hay nhiều người ở cùng nhau trong một nhà là điều tất yếu.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát mức tiêu thụ điện trung bình tính cho
một gia đình tại TP. Hồ Chí Minh.
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Công suất/ thiết bị (W)
Thời gian sử dụng trung bình / ngày
Công suất tiêu thụ (Wh)
1
Đèn huỳnh quang
7
50
6
2,100
2
Tủ lạnh 150 lít
1
200 (x 0,5)
24/24
2,400
3
Ti vi
2
250
8
4,000
4
Đầu đĩa
1
50
1
50
5
Quạt
4
70
9
2,520
6
Nồi cơm điện
1
500
4
2,000
7
Máy giặt
1
500
1
500
8
Máy vi tính
2
200
4
1,600
9
Bàn ủi
2
1,000
0,5
1,000
10
Máy lạnh
1
750 (x 0,5)
5
1,875
11
Máy nước nóng
1
1,000
1
1,000
12
Lò nướng vi ba
0
1,000
0,5
0
TỔNG CỘNG
19,045 Wh
Bảng 3.4. Định mức tiêu thụ điện trung bình của một gia đình.
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Công suất/ thiết bị (W)
Thời gian sử dụng trung bình / ngày
Công suất tiêu thụ (Wh)
1
Đèn huỳnh quang
8
50
4
1,600
2
Tủ lạnh 150 lít
1
200 (x 0,5)
24/24
2,400
3
Ti vi
2
250
6
3,000
4
Đầu đĩa
1
50
1
50
5
Quạt
3
70
5
1,050
6
Nồi cơm điện
1
500
2
1,000
7
Máy giặt
1
500
1
500
8
Máy vi tính
1
200
3
600
9
Bàn ủi
1
1,000
0,5
500
10
Máy lạnh
1
750 (x 0,5)
3
1,125
11
Máy nước nóng
1
1,000
1
1,000
12
Lò nướng vi ba
1
1,000
0,5
500
TỔNG CỘNG
13,325 Wh
Nguồn: Trung tâm tiết kiệm điện TP.Hồ Chí Minh, 2009.
Nhận xét: So sánh kết quả khao sát khảo sát được ở bảng 3.4 với bảng 3.5 của Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP. Hồ Chí Minh ta thấy tổng mức điện tiêu thụ trung bình của một hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh vượt mức so với một hộ sử dụng bình thường khoảng 5,720Wh. Những thiết bị như máy nước nóng, bàn ủi, đầu đĩa, máy giặt, tủ lạnh thì không có sự chênh lệch nhiều về giờ sử dụng cũng như công suất tiêu thụ, nhưng riêng đèn huỳnh quang, ti vi, máy tính, nồi cơm điện thì thể hiện rõ sự chênh lệch về thời gian sử dụng cũng như công suất tiêu thụ. Điều này cho thấy việc sử dụng thiết bị điện của người dân còn nhiều lãng phí. Cụ thể nồi cơm điện một ngày bình quân một hộ gia đình tiêu tốn cho 2 bữa cơm mất 2h sử dụng điện, nhưng thực tế theo như khảo sát thì một ngày bình quân một hộ tiêu tốn cho 2 bữa nấu là 4h, có sự chênh lệch này là vì thông thường ít gia đình nào nấu cơm trước giờ ăn 1h mà thường là cắm điện từ trước đó ít nhất cũng 1h30 – 2h, điều này vô tình gây lãng phí điện mà người sử dụng chưa nhận ra.
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY LÃNG PHÍ ĐIỆN TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP. HCM
Thời tiết
TP. Hồ Chí Minh có so dân và diện tích tỉ lệ nghịch với nhau. Cùng với 2 mùa mưa nắng đặc trưng, khí hậu nắng, nóng gây cản trở các hoạt động sống của người dân nơi này. Chính vì vậy mà nhà nhà đều chuẩn bị cho mình những thiết bị làm mát phu hợp giúp điều hòa nhiệt độ môi trường sống nhằm có được môi trường học tập và làm việc tốt.
Quạt máy
Đây là thiết bị được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại các hộ gia đình. Theo khảo sát ở trên, hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh cứ mỗi gia đình có ít nhất là 3 cái quạt máy như thế này. Chúng được đặt ở nhiều nơi trong nhà từ phòng khách cho tới nhà bếp.
Máy điều hòa
Khoa học càng phát triển con người càng muốn hưởng thụ cuộc sống đúng nghĩa hơn. Vì sự tiện dụng cao của máy điều hòa nên hiện nay những gia đình có thu nhập khá đã dùng thiết bị làm mát này thay thế cho quạt máy.
Hình 3.1. Quạt máy.
Hình 3.2. Máy điều hòa.
Sử dụng các thiết bị kém hiệu quả
Ngày này khoa học kỹ thuật phát triển, bên cạnh những trang thiết bị tối tân, hiện đại thì vẫn còn nhiều hộ gia đình còn sử dụng nhiều thiết lạc hậu, lỗi thời.
Màn hình CRT
Hình 3.3. Ti vi màn hình CRT.
Hình 3.4. Ti vi màn hình LCD.
Nhiều hộ gia đình hiện nay vẫn còn sử dụng ti vi, máy vi tính màn hình CRT. So với màn hình LCD, loại màn hình này có nhiều nhược điểm hơn. Cụ thể như sau:
Tỏa nhiệt và tốn điện nhiều hơn.
Gây hiện tượng mỏi mắt, không có lợi cho người sử dụng.
Chiếm nhiều không gian hơn.
Bóng đèn dây tóc
Hình 3.5. Bóng đèn dây tóc.
Tại Anh, việc sử dụng loại bóng truyền thống này đã bị cấm từ năm 2009. Năm 2009 cũng là mốc mà Úc cũng sẽ ngưng sản xuất sản phẩm này. Canada, Israel cũng đã cấm sử dụng loại đèn này.
Khoa học phát triển chứng minh rằng hiệu quả của bóng đèn Edison không cao: chỉ 5% năng lượng đi qua kênh dây dẫn biến thành ánh sáng, số còn lại chuyển hóa thành bức xạ nhiệt.
Theo một nghiên cứu của Rocky Mountain Institute (Mỹ), đổi một bóng đèn dây tóc công suất 75 watt bằng bóng đèn huỳnh quang công suất 20 watt với một độ sáng tương đương, người ta sẽ hạn chế được việc thải ra khí quyền tới nửa tấn CO2 đồng thời tiết kiệm cho người tiêu dùng 55 USD nhờ độ bền cao của bóng đèn huỳnh quang.
Cấu trúc căn nhà
Phong thủy là yếu tố không thể thiếu trong ngôi nhà, trước khi xây dựng nhà cần phải tìm hiểu kỹ vì nó quyết định rất lớn đến sự phồn thịnh cũng như sức khỏe của từng thanh viên trong gia đình. Sử dụng các cửa sổ lấy ánh sáng có ô văng, giếng trời, phối hợp cửa lấy ánh sáng với cửa thông gió. Đa phần các ngôi nhà ở thành phố chưa tận dụng hết luồng khí tự nhiên là mặt trời, với mật độ dân cư đông đúc và cấu trúc căn nhà cũng như vật liệu xây dựng nhà cũng gây tốn kém không ít phần năng lượng, theo như khảo sát đại đa số các hộ dân trong khu vực đều có vật liệu xây nhà bằng bê tông cốt thép.
Thiết kế nhà đẹp nhưng không lấy được ánh sáng tự nhiên, trong nhà dùng nhiều bóng đèn. Mặc dù công suất tiêu thụ của các bóng đèn không lớn như nhiều thiết bị điện khác, nhưng do sử dụng nhiều bóng và thời gian sử dụng lâu nên nó chiếm một khoản chi phí khá lớn trong tổng chi phí tiền điện của gia đình.
Số lượng thành viên trong gia đình và ý thức người dân
Theo kết quả điều tra ở Việt Nam cho thấy lượng điện tiêu thụ tại các hộ gia đình chiếm khoảng 35 - 40% tổng lượng điện tiêu thụ quốc gia. Trung bình, mỗi người dân ở thành phố lớn chi khoảng 6 - 8 triệu đồng/năm cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng... Cùng với sự tiêu thụ năng lượng này là lượng khí, rác thải ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thói quen của người dân dùng điện sinh hoạt, có thể nói là “xa xỉ”. Trong ý thức của mỗi cá nhân, mỗi gia đình hầu như đều cho rằng, người trả tiền cho một dịch vụ nào đó thì hiển nhiên là có quyền sử dụng dịch vụ. Chính từ cái nhìn cố hữu về sử dụng điện năng của đa số bộ phận người này không những gây lãng phí năng lượng, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh năng lượng quốc gia mà còn góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường.
Điều này cho thấy, việc tiết kiệm năng lượng (TKNL) cần thực hiện ngay ở mỗi gia đình và phải trở thành ý thức tự giác của mỗi thành viên, mỗi thế hệ trong gia đình.
Bên cạnh ý thức của người dân thì số lượng thành viên trong một hộ gia đình cũng không kém phần quan trọng trong việc sử dụng năng lượng điện. Những gia đình sống chung 3 – 4 thế hệ, con đông…..cũng chi khá nhiều tiền cho vấn đề sử dụng đien nhất là trong mùa nắng nóng.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Về khái niệm tiết kiệm năng lượng tuy chưa được phổ biến rộng rãi nhưng khi tiến hành khảo sát 100 hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh thì có đến 60% dân số ở độ tuổi 20 – 30 biết đến và nghe thấy cụm từ “ tiết kiệm năng lượng”, nhưng đa phần không biết nhiều về nó. Nhìn chung đa số người dân được khảo sát đều quan tâm đến việc sử dụng nguồn điện sao cho phù hợp nhất, nhưng đa phần vẫn chưa biết được phương pháp cũng như tiết kiệm bằng cách nào là hợp lý. Vì vậy để phương pháp được triển khai rộng rãi thì cần phải tuyên truyền và hướng dẫn người dân một cách cụ thể và rõ ràng. Vì khi khảo sát thì 100% hộ mong muốn tiết kiệm điện, và đa phần ở độ tuổi 23 đến 45 tuổi và đã có gia đình và họ sẵn sàng tham gia các chương trình tiết kiệm điện nếu được hướng dẫn cụ thể. Và thực tế qua khảo sát cũng đã có một số giải pháp tiết kiệm được thực hiện tại một số hộ gia đình như sau:
Tắt những vật dụng sử dụng điện không cần thiết vào giờ cao điểm.
Tắt bóng đèn ngay sau khi ra khỏi phòng.
Một số hộ gia đình đã trang bị ti vi màn hình LCD thay cho màn hình CRT.
Một số hộ cũng tiến hành vệ sinh định kỳ máy móc thiết bị điện dùng trong gia đình.
Mở cửa sổ tận dụng gió và ánh sáng vào phòng.
CHƯƠNG IV
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO
CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN VÀ BỐ TRÍ HỢP LÝ, KHOA HỌC
Các thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Kết hợp với cách bố trí hợp lý, khoa học sẽ giúp tiết kiệm điện rất lớn.
Thiết bị chiếu sáng
Hình 4.1. Nên sử dụng bóng compact thay cho bóng đèn sợi đốt.
Sử dụng đèn chiếu sáng nên sử dụng sử dụng loại đèn chiếu sáng có hiệu suất cao (bảo đảm độ sáng nhưng tiết kiệm điện năng) như đèn compact, đèn huỳnh quang T5, T8 thay cho bóng đèn sợi đốt thông thường vì loại này tỏa nhiệt lớn, rất tốn điện năng (bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3 - 4 lần). Bóng compact tuy giá thành cao hơn nhưng năng lượng tiêu thụ giảm 70% và tuổi thọ bóng lại dài hơn. Hơn nữa đèn compact tỏa rất ít nhiệt làm cho ngôi nhà bạn luôn có cảm giác mát mẻ.
Bảng 4.1. Bảng so sánh công suất tiêu thụ của hai loại đèn
Quang thông
(Lumens)
Công suất tiêu thụ
Đèn dây tóc
Đèn compact
250
25
5
400
40
7
600
60
11
700
70
13
Ghi chú: Lumens là đơn vị đánh giá cường độ phát sáng của nguồn sáng, đèn.
Cần lắp đặt đèn tại vị trí hợp lý (không quá cao trên 4m, không bị đồ vật che khuất); cần có công tắc điều khiển riêng cho neon.
Nên tận dụng chiếu sáng tự nhiên bằng cách: Sử dụng các tấm tôn nhựa trong, mờ; sử dụng các cửa sổ lấy ánh sáng có ô văng, giếng trời; phối hợp cửa lấy sáng với cửa thông gió.
Nên sử dụng ballast điện tử vì có thể tiết kiệm hơn khoảng 50% điện năng tiêu thụ so với sử dụng ballast truyền thống (ballast điện tử) và làm tăng gấp đôi tuổi thọ bóng đèn.
Sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để tự động tắc khi không có người.
Hợp lý hóa mục tiêu sử dụng điện.
Hình 4.2. Hình ảnh các ballast điện tử.
Ti vi, máy vi tính
Khi mua hệ thống máy tính hoặc thiết bị điện mới, bạn nên lựa chọn các thiết bị có chứng nhận Ener