Dự án tập trung thực hiện xây dựng thí điểm 8 lò sản xuất gạch theo công nghệ VSBK tại một số địa phương ở miền Bắc Việt Nam nhằm tìm hiểu khả năng thích nghi và ứng dụng của công nghệ này tại Việt Nam, từng bước thay thế công nghệ sản xuất gạch theo phương pháp truyền thống thủ công tại các địa phương nói trên và trong cả nước. Công nghệ này được chuyển giao từ Viện nghiên cứu năng lượng thuộc học viện khoa học Hà Nam Trung Quốc. Dự án được xây dựng dựa trên quy mô gia đình, sử dụng nhiên liệu là than có chất lượng thấp và chứa hàm lượng lưu huỳnh cao. Khả năng gây ô nhiễm môi trường giảm trong sản xuất sẽ thu hút được sự chú ý và quan tâm của mọi người trong quá trình thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, hai chuyên gia người Trung Quốc là giáo sư Vương Hồng Tú và giáo sư Ân Phúc Nhân được mời sang hướng dẫn giúp đỡ đội ngũ những người thực hiện chương trình tại Việt Nam.
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Dự án cải tạo và thay thế công nghệ sản xuất gạch - VSBK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự án được tiến hành với các yêu cầu kỹ thuật kinh tế phù hợp với đặc điểm thực tế của Việt Nam. Dựa trên số liệu thu thập từ việc vận hành xây dựng bảy lò theo thiết kế tại Việt Nam ở miền Bắc. Chi phí của dự án được tài trợ bởi GEF/SGP với số tiền là 32.145 USD. Trong thời gian từ tháng 11/2001 tới tháng 12/2002 dự án sẽ hoàn tất.
3.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao.
Lò gạch liên tục kiểu đứng được xếp vào mô hình lò gạch liên tục trong đó các mẻ gạch được đưa vào và lấy ra khỏi lò trong khoảng thời gian nhất định. Dòng nhiệt cung cấp cho lò và chiều đi của gạch là theo chiều thẳng đứng nên lò được gọi là lò gạch liên tục kiểu đứng. Lò gạch này là sự kết hợp của tính liên tục trong vân hành, vồn đầu tư thấp của lò gạch kiểu đứng và tính tiết kiệm nhiên liệu của loại lò gạch liên tục kiểu đứng. Lò gạch liên tục kiểu đứng ra đời và phát triển ở Trung Quốc trong thời kỳ cách mạng văn hoá vào khoảng cuối những năm 1960, khi mà nhu cầu về gạch là rất lớn tại các vùng nông thôn. Loại hình lò gạch này được phát triển trong dân gian và không rõ ai là tác giả đầu tiên phát minh ra loại lò gạch này. Vào thời điểm đó có khoảng vài nghìn lò gạch đã được xây dựng tại các vùng nông thôn tại các tỉnh An Huy, Hà Nam, Tứ Xuyên, Phúc Kiến và một số nơi khác. Đến năm 1983, Viện nghiên cứu năng lượng thuộc Viện khoa học tỉnh Hà Nam đã thực hiện một dự án nhằm nâng cao hiệu suất của loại lò gạch liên tục kiểu đứng này, lúc đó Viện đã xây dựng được hai lò theo mô hình cải tiến, phát triển hai mô hình cải tiến này trên hai tỉnh Hà Nam và An Huy. Trong giai đoạn đầu của quá trình cải cách mở cửa, các lò gạch này đã được phát triển rộng khắp do vốn đầu tư ít, thích hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ, nhu cầu gạch rất cao cho xây dựng và việc sản xuất có rất ít rủi ro. Trong trường hợp cơ sở sản xuất không thuận lợi, lò gạch có thể được tháo dỡ và các thiết bị phục vụ cho việc đưa gạch vào và lấy gạch ra có thể đem bán hoặc xây lò gạch khác ở các vùng có sẵn nguyên liệu cho việc sản xuất. Vào khoảng những năm 1990, dưới sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, Viện nghiên cứu năng lượng thuộc Viện khoa học Hà Nam – Trung Quốc đã giúp đỡ phát triển loại hình lò gạch này tại ấn Độ, Nepal, Pakistant, Bangladesh, Sudan. Hiện nay một sô nước ở Châu Mỹ latinh như Colombia, Ecuado, Peru đang xin tài trợ của cộng đồng Châu Âu để thực hiện dự án phát triển loại lò gạch này tại nước của họ.
3.3 Thông tin thực hiện dự án loại hình lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao VSBK
3.3.1 Tại Trung Quốc
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã tới Trung Quốc để nghiên cứu thực tế tại các tỉnh Hà Nam, Phúc Kiến, An Huy về loại hình sản xuất gạch theo mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng nhằm tìm hiểu chi tiết thiết kế xây dựng và tính năng vận hành của loại lò gạch nhằm chuyển giao công nghệ này sang ấn Độ nơi mà việc sản xuất gạch theo kiểu truyền thống đang gặp khó khăn cho chính phủ nhằm giải quyết các mặt tiêu cực mà nó gây ra vào năm 1997. Tại đây việc sản xuất gạch dùng loai hình công nghệ này cho thấy các ưu điểm sau:
Tiết kiệm nhiên liệu
Giảm khí ô nhiễm ra môi trường
Cải thiện thao tác và môi trường làm việc cho người lao động
Chi phí xây dựng thấp phù hợp với quy mô sản xuất gia đình
Điều chỉnh được chất lượng và số lượng sản phẩm, đáp ứng linh hoạt cho nhu cầu thị trường.
Chi phí xây dựng khoảng 7500 nhân dân tệ tương đương 900USD với công suất khoảng 2 triệu gạch năm. Hiện nay Trung Quốc có khoảng 50.000 lò gạch loại này đang hoạt động. Việc sản xuất hiện nay tại Trung Quốc không phát triển nữa do chính phủ ban hành các luật lệ chặt chẽ về bảo vệ đất đai.
Bảng các số liệu về tiêu thụ năng lượng tại các lò gạch liên tục kiểu đứng tại Trung Quốc
Nhiên liệu tiêu hao (kg/1000gạch)
GJ/1000 gạch
Suất tiêu hao năng lượng (kJ/kg gạch)
Lò 1
77.5
2.21
917
Lò 2
82.7
2.25
934
Lò 3
106.4
2.59
1075
Khối lượng gạch là 2,4kg/ viên gạch
Lò số 1: Sử dụng than cám có nhiệt trị 28.354kJ/kg
Lò số 2: Sử dụng than cám có nhiệt trị 27.177kJ/kg
Lò số 3: Sử dụng than cám có nhiệt trị 24.323kJ/kg
Nguồn: Dự án số R5420A, 1993 “Report on an Evaluation of a Continous vestical brick kdn in China”
Overscas Development Admimstration, London.
Chính phủ Trung Quốc đưa ra các quy định giới hạn nghiêm ngặt trong việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch cho việc sản xuất gạch, nhằm tạo ra môi trường sản xuất không ô nhiễm và bước đầu đã có những thành công khi sử dụng công nghệ sản xuất theo loại lò gạch này.
3.3.2 Tại Bangladesh
Dựa trên những kinh nghiệm đã thu thập được tại ấn Độ, tổ chức hợp tác phát triển Thụy Sỹ (SDC) muốn cử một đoàn chuyên gia tới Bangladesh nhằm giúp đỡ nước này trong việc thay đổi công nghệ sản xuất gạch nếu nước này có chủ chương thay đổi công nghệ cũ bằng công nghệ VSBK. Tổ chức này đã có mặt ở Bangladesh từ rất sớm mục đích là tiếp cận và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhóm chuyên gia đã giới thiệu về công nghệ VSBK với các ưu điểm nổi trội hơn các công nghệ hiện hành tại Bangladesh, như lợi nhuận từ việc tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, tính kinh tế, tính kỹ thuật và thị trường tiêu thụ. Qua một thời gian tại đây, ý tưởng thay thế công nghệ này dường như chưa thuyết phục được các nhà sản xuất tại các địa phương bởi vì hiệp hội sản xuất gạch Bangladesh chỉ chú trọng vào cải tiến loại lò gạch truyền thông hiện tại (BKT – Bull’s Trench Kiln). Tuy nhiên thời gian dự án thí điểm đi vào kết thúc, chính phủ cũng như người dân đã có sự nhìn nhận và ý thức được sự quan trọng trong việc thay thế công nghệ sản xuất này.
3.3.3 Tại ấn Độ
Hiệp hội phát triển Thụy Sỹ đang tài trợ cho một dự án cho việc cải tạo sử dụng năng lượng trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tại ấn Độ. Các tổ chức như Development Allesnatives (DA), Buiding Advisory Service and Information Network (BASIN), Swiss Centre for Appropriate Technology (SKAT) cũng hỗ trợ thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, bốn mô hình lò gạch được xây dựng thí điểm tại ấn Độ nhằm tìm ra các đặc điểm cho việc ứng dụng thực tế tại nước này.
Lò số 1 được thực hiện tại Datia, Madlya Pradesh
VSBK - : 1m ´ 1,5m + 1m´1m
Chiều cao chứa được 11 mẻ
Datia là địa phương tại Madya Pradesh. Tại đây chiếc lò VSBK đầu tiên được xây dựng vào tháng 3 năm 1996, lò được xây dựng gồm hai buồng đốt: 1m ´ 1,5m và 1m´1m
Công suất một ngày đêm sản xuất 5000 viên gạch
Lò số 2 được thực hiện tại Kankia, Orissa
VSBK – 2: 1,75m´1,75m + 1,75m´1,75m
Chứa được 9 mẻ gạch
Tổ chức DA – Swiss muồn thực hiện công việc tại lò này, mục đích kiẻm tra các thông số kỹ thuật tại các địa phương khác nhau. Tại đây quá trình thực hiện từ lên kế hoạch, xây dựng, đốt lò và đào tạo tại các địa phương giúp cho người dân tại đây có thể thực hiện dự cho các giai đoạn tiếp theo. Hai chuyên gia người Trung Quốc được mời sang giám sát hướng dẫn trực tiếp quá trình xây dựng vận hành. Hệ thống đưa gạch ra được lắp đặt bằng hệ thống ròng rọc cho cả hai lò, mặc dù vào mùa mưa song gạch vẫn được sản xuất liên tục, đây là một minh chứng cho ưu điểm của loại công nghệ VSBK này.
Lò số 4 được thực hiện tại Pune bang Maharasshtra
VSBK – 4: 1m´ 2m + 1,25m ´2m
Chứa được 8 mẻ
Tại đây dự án được thực hiện bởi một tổ chức địa phương có tên gọi là MITCON – DAML đã xây dựng một lò VSBK có buồng đốt lớn hơn các lò đã xây dựng tại Trung Quốc. Tổ chức DA sẽ cử người xuống giám sát. Lò bắt đầu vận hành từ tháng 1 năm 1999 với cải tiến thay đổi tại khâu xếp dỡ. Tỷ lệ gạch vỡ từ 3 – 5%.
Dự án đã thực hiện tới tháng 3 năm 2000, qua thời gian trên đây rất nhiều người dân đã được huấn luyện cách vận hành, xây dựng, bảo dưỡng và các kỹ năng khác. Các lò xây dựng theo nguyên bản của mô hình Trung Quốc đã rất phát triển vì ư điểm giảm ô nhiễm môi trường, điều kiện làm việc của người công nhân cũng như công suất sản xuất. Một nhóm chuyên gia người ấn Độ đã được đào tạo đủ sức hướng dẫn và đào tạo nhân sự cho việc phát triển dự án này sâu rộng trong nhân dân.
Dự án tại bang Maharashtra đã thành công, hiện nay những công nghệ quan trọng của dự án như thiết kế VSBK, hướng dẫn xây dựng VSBK, điều hành VSBK đều đã phổ biến được cho người dân giúp họ độc lập thực hiện công việc.
Với bốn lò được xây dựng và đi vào vận hành tốt, sẽ mở ra một hướng đi cho sự thay đổi công nghệ sản xuất gạch thủ công tại ấn Độ. Sự truyền bá vào đất nước này phụ thuộc rất lớn vào chương trình thí điểm của dự án với điều kiện tại mỗi địa phương khác nhau, có đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phong tục, cách sống khác nhau, đòi hỏi dự án phải có sự điều chỉnh từ yếu tố kinh tế kỹ thuật cho tới đội ngũ thực hiện cho đến chất lượng sản phẩm, đưa ra được sự thuyết phục cao nhất tại nơi thực hiện dự án.
Bảng dữ liệu công suất sản xuất theo công nghệ VSBK tại ấn Độ
VSBK1
VSBK2
VSBK3
VSBK4
Địa phương
Datia
Kankia
Palghat
Pine
Số buồng
2
2
2
2
Cỡ buồng đốt
1m´1m
1m´ 1,5m
1,75m´1,75m
1,75m´1,75m
1,75m´1,75m
1m´2m
1m´ 2m
1,25m ´2m
Công suất (viên)
5000/ ngày
7000/ ngày
7500/ngày
9500/ngày
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
* Ô nhiễm môi trường:
Chính phủ ấn Độ đã đưa ra những quy định mới nhằm giới hạn khả năng gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất gạch, mục đích cải thiện ô nhiễm môi trường và điều kiện sống tại khu vực sản xuất. Tổ chức DA cũng đưa ra một số thay đổi trong thiết kế VSBK đặc biệt hạn chế rất nhiều những nhược điểm của loại lò này trong khi vận hành, tập trung chủ yếu vào phần đỉnh của lò để xử lý khí thải. Những cải tiến này được tiến hành kiểm tra tại địa điểm Datia ở ấn Độ với những thay đổi sau:
Tường xây tại khu vực nạp nhiên liệu và gạch vào lò được xây mở rộng hơn.
Phần mái đỉnh được nâng cao hơn.
ống khói cũng được nâng cao hơn.
Lắp thêm nắp lò phía đỉnh lò, chỉ mở lắp khi tiếp nhiên liệu và gạch.
Chiều cao của buồng đốt được nâng cao hơn (11 mẻ).
Nhờ những cải tiến này mà khi vận hành người ta có thể kiểm soát được khí thải, khói thoát ra không ảnh hưởng tới người lao động, diện tích phần đỉnh được mở rộng và cao giúp cho không khí lưu thông dễ dàng.
Bảng dữ liệu khí ô nhiễm đo được trên phần đỉnh lò khi đóng lắp
VSBK
SPM mg/m3 trung bình
SO2 trung bình mg/m3
NOx trung bình mg/m3
CO trung bình ppm
Datia
79.29
206.28
2.03
Không xác định
Kankia
77.59
106.56
1.883
Không xác định
Palghat
85.94
9.37
0.166
3531
Pane
120.96
144.5
Nịt
1943
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
Bảng dữ liệu mức độ ô nhiễm tại nơi làm việc - khu vực nạp nhiên liệu
VSBK
SPM mg/m3 trung bình
SO2 trung bình mg/m3
NOx trung bình mg/m3
CO trung bình ppm
Lid open
Lid closed
Lid open
Lid closed
Lid open
Lid closed
Lid open
Lid closed
Datia
629.6
533.7
428.2
236.2
81.62
35.69
n.a
n.a
Kankia
761.8
329.5
1333.8
235.3
56.38
18.79
n.a
n.a
Palghat
842
1520
149
67.5
10
13.25
27.3
9.59
Pane
1250
992
157.71
127.6
5.16
5.91
29.7
10.2
Thông số tại các NM SX gạch
n.a
n.a
5000
5000
6000
6000
50
50
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
Tiến hành kiểm tra cho thấy khi đóng nắp khí SO2 tăng cao lên ở trong buồng đốt và giảm tại nơi làm việc, khí NOx và khí CO thấp hơn nhiều so với quy định của chính phủ ấn Độ.
So sánh ô nhiễm với các lò hiện hành tại ấn Độ
SPM (mg/ m3)
1 - Lò BTK (Thủ công) 1916 mg/m3
2 - Lò bán thủ công 1913 mg/m3
3 - Lò VSBK 150 mg/m3
Tiêu thụ năng lượng của lò VSBK
Trong ưu điểm vượt trội của loại công nghệ này là giảm ô nhiễm môi trường so với công nghệ trước đây, nguyên nhân là do quy trình vận hành kỹ thuật theo nguyên lý sử dụng nhiệt hợp lý nhờ cấu tạo của buồng đốt cho nên tiêu hao nhiên liệu tiết kiệm rất nhiều. Viện năng lượng Tata ấn Độ đã nghiên cứu thử nghiệmvề tiêu hao nhiên liệu trong sản xuất tại lò VSBK tại lò số 1 từ tháng 4 đến thàng 6 năm 1999, trên cả hai buồng đốt với các loại đất sét và các kiểu nhiên liệu khác nhau. Viện năng lượng Tata cũng kiểm tra mức độ tiêu thụ năng lượng của các loại lò thủ công xung quanh tỉnhBhognipur và Datia, kết quả cho thấy như sau:
MJ/ kg gạch
1 – VSBK ở Datia 0.79 MJ/ kg gạch
2 – Lò thủ công tại Bhognipur 1.1 MJ/ kg gạch
3 – Lò thủ công tại Datia 1.9 MJ/ kg gạch
Vào tháng 5 điều kiện khí hậu ở Datia và Bhognipur có nhiệt độ rất cao khoảng 500C và độ ẩm rất thấp
Kết quả tiêu thụ năng lượng
Lò gạch kiểu đứng liên tục kiểu đứng tại Kantia, ấn Độ
Nhiên liệu
Nhiên liệu tiêu hao (kg/1000 gạch)
Nhiệt trị cao (kcal/kg)
MJ/1000gạch
Suất tiêu hao năng lượng
Than
171.5
3470
2487.5
Trấu
40
3040
508.3
Tổng
2995.8
1.12
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
Ngày đo: 9 – 10/4/99, khối lượng gạch là 2,68 kh\g/viên
Lò gạch kiểu đứng liên tục kiểu đứng tại datia, ấn Độ
Nhiên liệu
Nhiên liệu tiêu hao (kg/1000 gạch)
Nhiệt trị cao (kcal/kg)
MJ/1000gạch
Suất tiêu hao năng lượng
Than
69.4
4180
1212.6
Bụi than
120
990
496.6
Rơm lúa
20
3800
317.8
Tổng
2027
0.91
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
Ngày đo: 8 – 9/5/99, khối lượng gạch 2.23 kg/viên
Lò gạch kiểu đứng liên tục kiểu đứng tại palgath, ấn Độ
Nhiên liệu
Nhiên liệu tiêu hao (kg/1000 gạch)
Nhiệt trị cao (kcal/kg)
MJ/1000gạch
Suất tiêu hao năng lượng
Than
79.65
6260
2048.3
0.77
(Nguồn số liệu: Dự án VIE 00/04)
Đánh giá chung về dự án triển khai thí điểm loại lò sản xuất gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao VSBK
Trong quá trình thực hiện dự án, được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, chính quyền địa phương và người dân, từ công việc thiết kế, xây dựng, vận hành đã diễn ra theo đúng kế hoạch, kết quả được đánh giá dựa trên các kỹ sư sản xuất gạch, người lao động theo dự án cũng như từ các tổ chức khoa học nước ngoài như Thụy Sỹ, Trung Quốc khi tới thăm dự án. Những cách đánh giá được đưa ra như sau:
Khi vận hành sản xuất gạch, sản phẩm có khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường tiêu thụ băng sự tăng hay giảm số buồng đốt theo từng giai đoạn.
Tiêu thụ năng lượng thấp hơn nhiều so với các sản phẩm khác, khả năng tiết kiệm nhiên liệu nhận thấy rõ rệt.
Có thể thay đổi hoặc không thay đổi vị trí bên ngoài bao quanh buồng đốt.
Có thể vận hành trong điều kiện thời tiết xấu, điều này ứng dụng tốt trong các nước có khí hậu nhiệt đới.
Khi xây dựng đỏi hỏi mặt bằng có diện tích ít so với các hệ thống lò khác.
Nhược điểm:
Cần cung cấp đầy đủ nhân công vận hành cho cả ngày và đêm.
Đòi hỏi kỹ năng vận hành quả lý điều khiển nhằm duy trì quá trình cháy cho tốt, những người vận hành phải được đào tạo và nắm bắt triệt để công được giao.
Khi đốt các loại đất sét khác nhau đòi hỏi có sự điều chỉnh lượng nhiên liệu cho phù hợp, với mỗi loại đất khác nhau có sự điều chỉnh cháy khác nhau.
Đầu tư ban đầu cao so với công suất sản xuất.
Từ dự án được thực hiện tại ấn Độ thành công, nhiều nước trên thế giới có tình trạng sản xuất vật liệu gạch như ấn Độ đã xin tài trợ của tổ chức quốc tế nhằm truyền bá chuyển giao công nghệ này, thay thế các công nghệ sản xuất gạch cũ theo kiều truyền thống, ảnh hưởng rất xấu tới nhiều mặt của xã hội như các nước ở Châu á , Châu Phi, Châu Mỹ. Nếu tương lai công nghệ VSBK được ứng dụng rộng rãi sẽ có khả năng thu được nhiều thành công và lợi ích từ việc sản xuất này.
3.4 Bối cảnh thực hiện dự án tại Việt Nam
Nằm trong chương trình hợp tác phát triển khoa học giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học trong nước cúng như quốc tế, dự án cải tạo thay thế hệ thống sản xuất gạch theo phương pháp truyền thống thủ công băng phương pháp công nghệ lò đứng hiệu suất cao đã thực hiện thành công tại các nước trong khu vực dựa trên cải tiến kiểu lò liên tục tại Trung Quốc. Đây là một hướng ra cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng đang tăng mạnh, khả năng đáp ứng của các nhà sản xuất có hạn gây nên sự ồ ạt gia tăng sản xuất một cách tự phát khó quản lý giám sát tạo nên một môi trường ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng rất xấu tới môi trường sống chung cho cộng đồng kéo theo nhiều bất cập.
Dựa vào công nghệ sản xuất để một lượng đơn vị sản phẩm cần tiêu tốn một lượng nhiên liệu lớn, so sánh tính kinh tế, lợi ích xã hội trong sản xuất theo phương pháp này là “lợi bất cập hại”.
Trong chỉ đạo phát triển của chính phủ về các ngành công nghiệp, khiến nghị của Ban chỉ đạo quốc gia về môi trường dưới sự hợp tác của các Viện khoa học, Bộ xây dựng ra quyết định số 15/2000/QD – BXD tháng 7 năm 2000 về kiểm soát sản xuất gạch ngói tại Việt Nam.
Dự án thí điểm mô hình sản xuất gạch theo công nghệ lò gạch đứng kiều liên tục hiệu suất cao (VSBK) được tiến hành xây dựng và vận hành thí điểm tại khu vực xã Xuân Quang huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
Chương trình nằm trong dự án chuyển giao công nghệ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF/SGP) dưới sự chủ trì của Viện năng lượng, Viện công nghệ nhiệt lạnh và Bộ công nghiệp.
Chương trình đã được lập kế hoạch và tiến hành thực hiện căn cứ vào các điều kiện thuận lợi sau:
Chính phủ cũng như người sản xuất, người dân đã ý thức được rõ tầm quan trọng của chiến lược phát triển sản xuất song song với bảo về môi trường sống, trong khi thực tế tại Việt Nam môi trường sống đang bị ô nhiễm nặng nề trong công cuộc phát triển đất nước theo hướng “công nghiệp hoá - hiện đại hoá”. Trên tiến trình đó các Viện nghiên cứu khoa học đã tìm kiếm thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất tiến bộ hơn.
Trong sản xuất công nghệ truyền thống thủ công cho thấy sự tiêu hao nhiên liệu lớn, thiết bị sản xuất sử dụng năng lượng kém hiệu quả, chi phí sản xuất cao đồng thời cho ra sản phẩm chất lượng chưa mong muốn khi đòi hỏi của thị trường ngày càng cao cho các công trình có tính kỹ thuật cao. Vì vậy, thay thế công nghệ cũ là điều cần thiết và tât yếu phải xảy ra.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cúng như sự trao đổi giao lưu thông tin, ngày càng có nhiều thiết bị sản xuất có hiệu suất cao và nhiều tính năng nổi trội khác so với các công nghệ cũ. Sự tiếp cận và chuyển giao công nghệ tiên tiến là điều kiện thuận lợi cho sản xuất trong nước.
Tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường ngày càng được ý thức sâu sắc, sự quan tâm chú ý tới vấn đề này tại các nước đang phát triển của Quỹ môi trường toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã tạo đà cho quá trình thay thế các loại công nghệ sản xuất cũ bằng công nghệ có tính đến yếu tố năng lượng và bảo vệ môi trường.
Dự án thay thế cải tạo công nghệ sản xuất theo phương pháp truyền thống thủ công cũ bằng công nghệ VSBK có tính toán chi phí vốn đầu tư nhỏ, với ưu điểm phù hợp cho đầu tư hạn chế, một địa điểm với số liệu điều tra đầy đủ có thể được chọn làm mẫu cho khu vực.
Dự án này nhằm phá bỏ rào cản đối với sử dụng hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng gạch ở Việt Nam để giúp đỡ chính phủ Việt Nam thực hiện thực hiện các nghĩa vụ của mình về cân bằng phát thải hiệu ứng nhà kính. Dự án án thành công sẽ đem lại kinh nghiệm và cung cấp các dịch vụ thúc đẩy nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng trong toàn bộ hệ thống sản xuất gạch tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển giao công nghệ và đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội cùng nông thôn dự án này được phát triển dựa trên một khối lượng lớn các nghiên cứu đã và đang triển khai tại các khu vực khác trên thế giới, được tiến hành tại Việt Nam, các hoạt động cơ sở sẽ chuẩn bị những thông tin cơ sở và thực hiện đánh giá công nghệ hiện đại bằng cách khảo sát điều tra các hệ thống sản xuất hiện có, thực hiện kiểm toán năng lượng trong sản xuất, xem xét các công nghệ sản xuất hiệu suất cao trên thế giới. Dựa trên các kết quả của các hoạt động nhằm loại bỏ các rào cản tiến tới nhân rộng trong tương lai, bao gồm soạn thảo dự án, lập kế hoạch thực hiện tại các địa phương, đề xuất chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ thích hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân lập phương án đầu tư sản xuất, xác định các nguồn tài chính có khả năng hỗ trợ các địa phương trong việc phát triển hệ thống sản xuất hiệu suất cao.
Các kết quả chính của hoạt động tại cơ sở được thực hiện thông qua chương trình tiếnt kiệm năng lượng và các hoạt động của quỹ VNDP là:
Một số báo cáo về địa điểm thí điểm với dự báo về nhu cầu cải tạo thay thế loại hình công nghệ sản xuất gạch và bối cảnh kinh tế xã hội ở các địa phương đó.
Một số báo cáo bao gồm quy trình lựa chọn cho việc kiểm toán năng lượng trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng gạch.
Một báo cáo gồm các danh sách tổng hợpm các loại thiết bị công nghệ sản xuất.
Một bản tóm tắt dự án toàn bộ (bao gồm phân tích chi phí gia tăng) được rút ra dựa trên các hoạt động đang triển khai được trình lên GEF và các nhà tài trợ tiềm năng như các ban ngành trong và ngoài nước có quan tâm.
Việt Nam là một Quốc gia đã ký công ước khí hậu (FCCC) về cân bằng phát thải khí nhà kính (GHG) cho nên dự án này sẽ giúp chính phủ thực hiện nghĩa vụ nghĩa vụ của mình trong việc giảm tải lượng các chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng gạch, quá trình gia tăng chi phí trong việc thay đổi công nghệ sẽ được GCF tài trợ.
Với những đặc điểm của các dự án đã thực hiện tại các nước như ấn Độ, Băngladesh có tính chất giống ở Việt Nam, cho nên khả năng thực hiện sẽ diễn ra rất thuận lợi.
3.5. Nội dung chương trình
Dự án tập trung thực hiện xây dựng thí điểm 8 lò sản xuất gạch theo công nghệ VSBK tại một số địa phương ở miền Bắc Việt Nam nhằm tìm hiểu khả năng thích nghi và ứng dụng của công nghệ này tại Việt Nam, từng bước thay thế công nghệ sản xuất gạch theo phương pháp truyền thống thủ công tại các địa phương nói trên và trong cả nước. Công nghệ này được chuyển giao từ Viện nghiên cứu năng lượng thuộc học viện khoa học Hà Nam Trung Quốc. Dự án được xây dựng dựa trên quy mô gia đình, sử dụng nhiên liệu là than có chất lượng thấp và chứa hàm lượng lưu huỳnh cao. Khả năng gây ô nhiễm môi trường giảm trong sản xuất sẽ thu hút được sự chú ý và quan tâm của mọi người trong quá trình thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, hai chuyên gia người Trung Quốc là giáo sư Vương Hồng Tú và giáo sư Ân Phúc Nhân được mời sang hướng dẫn giúp đỡ đội ngũ những người thực hiện chương trình tại Việt Nam. Công việc xây dựng bắt đầu vào mùa thu năm 2001. Chương trình có sự giao lưu trao đổi hợp tác về kỹ thuật vận hành từ phía Trung Quốc cho phía Việt Nam, kết hợp với kinh nghiệm khi thực hiện dự án tại ấn Độ nhằm đạt kết quả thành công cho dư án. Bên cạnh đó tìm hiểu đánh giá hết thực trạng sản xuất của hệ thống cũ, khă năng đáp ứng nhu cầu, dự báo nhu cầu trong tương lai, các chỉ tiêu thông số kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế, các mặt lợi ích xã hội, ảnh hưởng xấu tới môi trường làm việc và môi trường sống xung quanh, tính tiêu hao nhiên liệu, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ, đặc điểm sản xuất cũng như phong tục tập quán của các địa phương. Kết quả cuối cùng đưa ra được sự so sánh tính vượt trội với công nghệ thay thế và khă năng khai thác hết dự trữ tồn.
8.8. Cơ sở hình thành và mục tiêu của dự án.
Các hoạt động đã đề suất là phù hợp với chương trình hoạt động OPS của GEF: “Loại bỏ các rào cản đối với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Các hoạt động này sẽ nhằm vào các rào cản về thông tin, công nghệ, thể chế và kinh tế, tạo ra sự chấp nhận rộng rãi trong sản xuất đối với công nghệ và SBK này. Các công nghệ đưa Việt Nam đều có những tính năng nổi trội cũng như hạn chế nhưng không hiệu quả cho ứng dụng rộng rãi, xét trên bình diện quốc gia việc thay thế cải tạo hệ thống sản xuất vật liệu xây dựng gạch sẽ có cơ hội khai thác 60 – 78% khả năng tiết kiệm trong tiêu thụ năng lượng và giảm một lượng khí thải 2 – 2,6 triệu tấn CO2.
Ngoài ra,việc thay thế phát triển công nghệ sản xuất ở SBK ở các tỉnh sẽ thúc đẩy hơn nữa kinh tế nông thôn, cải thiện mức sống và điều kiện môi trường của dân cư địa phương, giúp đỡ bảo vệ môi trường bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng cho đến giai đoạn thực hiện dự án, mục đích lớn nhất chưa trình thì đến đoạn đạt được là từng bước xoá bỏ các rào cản ảnh hưởng đến các quá trình phát triển đồng thời phù hợp với tiêu chí tài trợ của GEF.
* Rào cản số 1: Thiếu thông tintin cậy cho người sản suất và các cấp quản lý tại địa phương.
*Rào cản số 2:Thiếu bí quyết công nghệ và chuyên gia kỹ thuật trong nước về các loại hình công nghệ sản xuất.
*Rào cản số 3:thiếu các nhà chế tạo, sản suất các thiết bị ứng dung trong sản suất vật liệu xây dựng gạch.
*Rào cản số 4:Thiếu các tiêu chuẩn về hiệu suất và khả năng giám định chứng nhận chất lượng.
*Rào cản số 5:thiếu năng lực để đánh giá tính hiệu quả về mặt kỹ thuật, tài chính và kinh tế của các dự án đưa vào lĩnh vực sản xuất này.
* Rào cản số 6: Các chi phí ban đầu cao cho việc thay thế công nghệ hiện đại.
* Rào cản số 7: các cấp hành chính và hệ thống cấp pháp ngân sách ở các cấp đa không đưa ra các khuyến khích cho việc đầu tư lắp đặt các thiết bị công nghệ mới.
* Rào cản số 8: Thiếu cơ cấu chính sách toàn diện về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gạch.
* Rào cản số 9: Nhận thức hạn chế về lợi ích tiết kiệm chi phí năng lượng khi sử dụng các công nghệ có hiệu suất cao.
* Rào cản số10: Thiếu sự tin tưởng vào các sản phẩm của công nghệ mới
Mô tả dự án.
Trên cơ sở của chương trình tiết kiệm năng lượng doanh nghiệp muốn khảo sát các hoạt động có tính thay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29880.doc