Đồ án Dự án Nhà máy sản xuất cơ khí COTECCONS

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I:

THÔNG TIN CHUNG 1

CHƯƠNG II:

ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 1

1.1. Đặc điểm vị trí 1

1.2. Diện tích mặt bằng: 1

1.3. Khoảng cách gần nhất đến các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp khác 2

1.4. Hiện trạng sử dụng khu đất: 2

1.5. Nguồn cung cấp nước, nhu cầu nước/ngày đêm 3

1.6. Hệ thống giao thông cung cấp nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm 3

1.7. Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của nhà máy 3

1.8. Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn 4

1.9. Bụi, khí thải và tiếng ồn 4

CHƯƠNG III:

QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH 5

2.1. Tổng vốn đầu tư 5

2.2. Quy mô công suất của nhà máy 5

2.3. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động nhà máy 6

2.4. Danh mục nguyên nhiên liệu sử dụng hàng tháng cho hoạt động nhà máy 6

2.5. Phương pháp vận chuyển và cung cấp nguyên liệu 6

2.6. Sơ đồ công nghệ, dây chuyền sản xuất 7

CHƯƠNG IV:

CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 7

3. 1 Các loại chất thải phát sinh 7

3.1.1 Nguồn ô nhiễm không khí 7

3.1.2 Nước thải 7

3.1.3 Chất thải rắn 7

3.2 Các tác động môi trường khác 7

3.2.1 Sự cố cháy nổ, chập điện 7

3.2.2 Tai nạn lao động 7

CHƯƠNG V:

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 7

4.1 Môi trường không khí và vi khí hậu 7

Giảm thiểu ô nhiễm do bụi: 7

Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải: 7

Khống chế ô nhiễm tiếng ồn 7

4.2 Môi trường nước 7

a. Nước thải sinh hoạt 7

b. Nước mưa chảy tràn 7

4.3 Chất thải rắn 7

4.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 7

4.3.2. Chất thải rắn sản xuất 7

4.4 Phương án trồng cây 7

4.5 Giảm thiểu các tác động khác 7

4.5.1 An toàn lao động 7

4.5.2 An toàn về điện 7

4.5.3 Sự cố cháy nổ 7

CHƯƠNG VI:

CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 7

5.1 Nội dung giám sát 7

5.2 Vị trí và thông số giám sát 7

5.2.1 Môi trường không khí và vi khí hậu 7

5.2.2 Môi trường nước 7

5.2.3 Giám sát chất thải rắn 7

5.2.4 Tần suất giám sát 7

5. 3 Kinh phí giám sát 7

CHƯƠNG VII:

CAM KẾT ĐẠT TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG 7

PHỤ LỤC 2

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Dự án Nhà máy sản xuất cơ khí COTECCONS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Công ty cổ phần xây dựng (COTEC) trên địa bàn Đà Nẵng và các khu vực lân cận. Giai đoạn xử lý bề mặt: Công việc đầu tiên là đánh rỉ, làm sạch và tách màng sơn cũ sơ bộ bằng thủ công trước khi đưa lên máy đánh rỉ làm sạch toàn bộ bề mặt kim loại. Giai đoạn chủ yếu thực hiện bằng phương pháp cơ học, dùng cào bằng thép, chổi và một số vật liệu mài mòn để loại màng sơn bám vào bề mặt vật liệu. Nguồn ô nhiễm chủ yếu trong giai đoạn này là, bụi tiếng ồn do hoạt động bóc dỡ vật liệu, đập, mài, đánh rỉ. Giai đoạn chỉnh sửa: Kết thúc công đoạn đánh rỉ bằng máy, các vật liệu thép chuyển cho tổ sửa chữa kiểm tra, hàn, nắn lấy lại hình dạng sản phẩm. Công đoạn này nguồn ô chính là chất thải rắn, bụi, tiếng ồn, khí thải do hoạt động hàn xì gây ra. Giai đoạn sơn: Những phần kết cấu từ công đoạn gia công thép định hình và kết cấu đã đánh rỉ, lấy lại hình dạng được lau chùi sạch sẽ và đưa vào buồn xịt sơn tạo lớp áo bảo vệ vật liệu thép. Nguyên tắc cơ bản của công đoạn này là phân tán sơn thành các dòng phun bụi nhỏ và phun thẳng vào vật cần sơn. Dùng một cốc hút kim loại chứa sơn vặn vào súng phun và sơn được hút vào súng phun bởi không khí chạy qua một lỗ trên một ống thông với cóc, sơn rời súng phun thông qua 1 van điều chỉnh lưu lượng sơn. Để phun sơn thì thể tích khí nén cũng cần phải đủ, áp suất tại súng phun thay đổi từ 30 - 70 Psi và các dòng phun phải được gối đầu nhau mỗi khí súng di chuyển lui tới trên vật liệu cần sơn để tạo lớp sơn đồng nhất về chiều dày. Sau khi sơn xong, các kết cấu được phơi khô, xếp kho và chuyển đi phục vụ các công trình xây dựng. Giai đoạn này nguồn ô nhiễm chính là bụi sơn, tiếng ồn do hoạt động máy nén khí sinh ra. CHƯƠNG IV CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Dự án tiếp nhận lại cơ sở vật chất từ Nhà máy sản xuất giấy tái sinh của Doanh nghiệp tư nhân Thiên Phước và đưa vào sử dụng. Các tác động môi trường liên quan đến chất thải của dự án thải ra khi dự án đi vào hoạt động. Các tác động này bao gồm tiếng ồn, bụi các loại, khí thải do các phương tiện đi lại, khí hàn, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt... 3. 1 Các loại chất thải phát sinh 3.1.1 Nguồn ô nhiễm không khí Ô nhiễm do bụi: Nguồn bụi phát sinh trong quá trình nhà máy hoạt động do các hoạt động của xe vận chuyển vật liệu ra vào nhà máy, các hoạt động bóc dỡ vật liệu; bụi sơn, bụi kim loại trong công đoạn đánh rỉ làm sạch bề mặt, sữa chữa, gia công kết cấu thép, sơn phủ bề mặt. Bụi kim loại: Bụi kim loại phát sinh tại bộ phận sửa chữa và gia công kết cấu thép. Ô nhiễm bụi chủ yếu tại công đoạn cắt, mài, làm sạch bề mặt. Bụi kim loại có tỷ trọng lớn (d = 7 - 8) nên chỉ tồn tại xung quanh nguồn gây bụi, nhanh chống sa lắng, ít phát tán đi xa. Lượng bụi do quá trình làm sạch bề mặt kim loại thải ra môi trường phụ thuộc vào phương pháp làm sạch khác nhau và mức độ oxy hóa của kim loại. Các sản phẩm thép phục vụ công trình của nhà máy đều được sơn phủ bề mặt để chống rỉ và các tác động ăn mòn, oxy hóa của môi trường, trong quá trình thi công kết cấu thép bị rỉ, bóc sơn, hư hỏng đều được chuyển về nhà máy sữa chữa và sơn lại ngay do vậy lượng bụi rỉ kim loại thải ra không nhiều khi làm sạch bề mặt. Trong công đoạn làm sạch bề mặt bụi kim loại và bụi sơn củ thường đi kèm với nhau, ước tính lượng bụi sơn có lẫn bụi kim loại thu gom trung bình mỗi ngày tại nhà máy là 0,5 kg. Bên cạnh bụi kim loại do quá trình làm sạch bề mặt thải ra còn có bụi khói hàn là bụi keo nhỏ mịn được hình thành khi sắt nguyên chất hoặc hợp kim bị nung nóng. Thành phần khói hàn là γ.Fe2O3, đôi khi có Fe3O4, các hạt thường có kích thước từ 0,01 - 1 μm. Công nhân làm hàn và gia công cơ khí dễ bị nhiễm bụi phổi sắt, đặc biệt khi làm việc tại những nơi kín, chật hẹp, kém thông gió. Bụi sơn: Bụi sơn thường phát sinh ở khâu làm sạch lớp sơn cũ và các hạt sơn dạng sol phát sinh trong quá trình phun sơn. Trong thành phần bụi sơn phát sinh chủ yếu là oxit chì, oxit sắt. Ngoài ra còn có các khí thải khác như CO, NOx. Tuy nhiên tác động của loại ô nhiễm này thường không lớn, do được phân tán trong môi trường rộng, thoáng. Các tác động do bụi kim loại, bụi sơn gây ra khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, các kim loại nặng có khả năng tích lũy trong cơ thể gây rối loại đến chức năng của men, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Bụi phát sinh từ phương tiện vận chuyển, bóc xếp vật liệu: Đối với dự án, bụi sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển bốc xếp hàng hoá ít, dễ lắng, không thường xuyên. Do khu vực nhà máy nằm trong khu công nghiệp nên không ảnh hưởng đến dân cư xung quanh, xung quanh có nhiều cây cối nên bụi sinh ra do quá trình này chủ yếu phát tán trong phạm vi khu vực tiếp nhận nguyên liệu. Nên đối tượng chịu sự tác động chủ yếu là công nhân bốc xếp. - Đối với con người: Tác dụng của bụi chủ yếu là: tích lũy trong phổi và ở các cơ quan của đường hô hấp trên. Các hạt bụi kích thước >10μm được giữ lại bởi lông ở khoang mũi, sau đó thải ra ngoài. Khí ô nhiễm và các hạt bụi nhỏ tiếp tục đi vào sâu trong các cơ quan hô hấp và các hạt bụi có kích thước <10μm có thể bị giữ lại ở phổi (các hạt bụi kích thước <1μm được vận chuyển đi theo khí trong hệ thống hô hấp) hay vào máu gây độc. - Bụi trong không khí có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp rồi mắt, da... sau đó tùy theo tính chất của bụi mà nó có tác động đến các cơ quan khác của cơ thể. Bụi bám trên mặt da có thể gây viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát xót. Vào phổi, bụi gây kích thích cơ học và sinh phản ứng xơ hoá phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp: viêm phổi, khí thũng phổi, ung thư phổi, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, bệnh bụi phổi. - Đối với cây cối xung quanh khu vực dự án thì bụi có có tác động không lớn do phát sinh không thường xuyên và không nhiều. Ô nhiễm do khí thải: Trong quá trình hoạt động nguồn ô nhiễm khí thải do các hoạt động của phương tiện vận chuyển nguyên liệu, khí thải công đoạn hàn xì, hơi dung môi sơn. Khí thải phương tiện giao thông: Hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm ra vào Nhà máy cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Nhiên liệu đốt cho quá trình vận hành các phương tiện vận tải thường là xăng và dầu Diesel, vì vậy trong khói thải xe sẽ phát sinh bụi khói và các khí độc SO2, NOx, CO, CO2, CxHy. Thành phần các chất ô nhiễm từ các phương tiện vận tải đã được tính toán qua các nguồn tài liệu khác nhau, theo tài liệu thống kê của tổ chức ECO thì thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô, xe tải như sau: Tình trạng vận hành CxHy (ppm) CO (%) NO2 (ppm) CO2 (ppm) Chạy không tải 750 5,2 30 9,5 Chạy chậm 300 0,8 1500 12,5 Chạy tăng tốc 400 5,2 3000 10,2 Chạy giảm tốc 4000 4,2 60 9,5 Theo Hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1993, thải lượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho loại xe có trọng tải từ 3,5 - 16 tấn, với xe chạy dầu Diezen (S ═ 1%), và tốc độ trung bình 8 - 10 km được xác định như sau: Chất ô nhiễm Tải lượng từ 01 xe (kg/10km đường dài) Tải lượng từ 100 xe (kg/10km đường dài) Bụi 0,009 0,90 SO2 0,0429 4,29 NOx 0,118 11,80 CO 0,06 6,00 VOC 0,026 2,60 Trung bình mỗi ngày Nhà máy có 3 chuyến xe vào ra để bóc xếp nguyên liệu, áp dụng hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của WHO thì lượng chất ô nhiễm thải vào không khí với tải lượng như sau: Chất ô nhiễm Tải lượng từ 03 xe (kg/10 km đường dài) Bụi 0,027 SO2 0,1289 NOx 0,354 CO 0,18 VOC 0,078 Xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của Nhà máy lưu thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các vùng lân cận, nên hoạt động giao thông vận tải của Nhà máy đã góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí, làm tăng thêm nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh. Tuy nhiên do lượng xe ra vào nhà máy ít, trung bình 3 chuyến/ngày và tần suất bé nên ảnh hưởng đến môi trường ở mức độ nhẹ. Nhà máy sẽ có các biện pháp kỹ thuật và quản lý thích hợp vấn đề này nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng sức khỏe nhân dân trong khu vực. Khí thải khói hàn: Công đoạn hàn kim loại để liên kết thép sẽ phát sinh ra các loại khí thải, cụ thể là khói hàn. Các loại khí thải từ công đoạn hàn chủ yếu là khói hàn CO, NOx, SO2, nhiệt lượng. Bên cạnh đó, công đoạn này thường phát sinh ánh sáng với cường độ vượt tiêu chuẩn cho phép. Dung môi sơn: Trong quá trình sơn dung môi sử dụng là xăng, hơi hydrocacbon từ xăng thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng như: suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi... Khi hít thở khí hydrocacbon ở nồng độ cao có thể bị nhiễm độc cấp tính, cơ thể xuất hiện các cơn co giật, rối loạn nhịp tim và hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong. Các công trình nghiên cứu còn chứng tỏ rằng một số hydrocacbon còn gây ung thư phổi. Hơi xăng, dầu trong không khí còn có thể gây cháy, nổ. Khi hỗn hợp với không khí tỷ lệ trong khoảng 1 - 7 % và có tia lửa điện thì sẽ gây cháy nổ. Ô nhiễm mùi hôi: Mùi hôi chủ yếu từ các hợp chất hữu cơ bay hơi là biểu hiện rõ ràng nhất của ô nhiễm do chất gây mùi. Nguồn phát sinh là khu vực phun sơn, khu vực lưu trữ dung môi xăng dầu. Tuy nhiên, phần lớn hoạt động sơn thực hiện trong buồng phụ sơn riêng, hơn nữa lượng dung dịch sơn hằng ngày sử dụng không lớn (trung bình 10 lít/ngày) và hoạt động sơn diễn ra không liên tục nên mùi hôi không đáng kể. Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn phát sinh do hoạt của phương tiện vận chuyển vào ra nhà máy, quá trình bốc dỡ vật liệu, đặc biệt là công đoạn gõ vữa, đánh rỉ, làm sạch bề mặt, phun sơn. Tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân vận hành máy móc thiết bị, gây mệt mỏi, mất ngủ, gây tâm lý khó chịu. Tiếng ồn cao làm giảm khả năng tập trung tư tưởng khi làm việc, dễ dẫn đến tai nạn lao động, giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể gây ra bệnh điếc nghề nghiệp. Đặc trưng của nhà máy gia công cơ khí là tiếng ồn cao, tuy nhiên đối với Nhà máy sản xuất cơ khí COTECCONS nằm trông khu công nghiệp Thanh Vinh nên tiếng ồn không gây ảnh hưởng đến khu dân cư, hơn nữa công suất gia công của Nhà máy cũng không lớn nên mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn là không liên tục và chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đối với công nhân làm việc trong nhà máy. 3.1.2 Nước thải a. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động sinh hoạt của công nhân, nhân viên làm việc tại Nhà máy. Nước thải này có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ dễ thối rữa, các chất dinh dưỡng N, P và các vi sinh vật gây bệnh, cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh. Nước thải từ bếp ăn: Lượng nước thải này chủ yếu chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy, dầu mỡ động thực vật. Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người thải ra hàng ngày khi chưa được xử lý như sau: Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) BOD5 45-54 COD 72-102 SS 70-145 Dầu mỡ 10-30 Tổng nitơ 6-12 Amoni 2,4-4,8 Tổng photpho 0,8-4,0 Với số lượng công nhân và nhân viên của Nhà máy là 50 người, nếu tính trung bình mỗi người sử dụng 80 lít nước sinh hoạt/ngày thì lượng nước thải ra là 4 m3/ngày (giả sử lượng nước thải bằng lượng nước sử dụng), tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải chưa xử lý được tính như sau: Chất ô nhiễm Tải lượng (g/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2009/BTNMT BOD5 2250 - 2700 562,5- 675 50 COD 3600 - 5100 900 - 1275 - SS 3500 - 7250 875 - 1812 100 Dầu mỡ 500 - 1500 125 - 375 20 Tổng Nitơ 300 - 600 75 -150 - Amoni 120 - 240 30 - 60 10 Tổng Phốt pho 40 - 200 10 - 50 - So sánh với QCVN 14:2008 thì nồng độ các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt vượt nhiều lần đối với tiêu chuẩn cho phép thải loại B. Mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt này là rất cao và có tác động tiêu cực lớn đến môi trường xung quanh. Để khống chế tác động này, Nhà máy sẽ xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi xã vào hệ thống dẫn nước thải chung của khu công nghiệp. b. Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực nhà máy sẽ cuốn theo các chất cặn bã, đất, cát, nhiên liệu và vật liệu rơi vãi trên mặt bằng. So với nước thải sinh hoạt thì nước mưa chảy tràn tương đối sạch, hơn nữa các nguồn ô nhiễm đã được cách ly hoàn toàn bằng mái che. Lượng mưa trung bình hàng năm của Đà Nẵng là 2.504 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23 - 40 mm/tháng. Như vậy, với diện tích 3.600 m2 vào các tháng cao điểm lượng mưa trung bình mỗi ngày khoảng 82,8 - 144 m3/ngày. Nước mưa chảy tràn có thể thải trực tiếp ra môi trường sau khi qua hệ thống song chắn rác và hố ga để lắng cặn và giữ rác. Nguồn tiếp nhận nước mưa chảy tràn là hệ thống thoát nước mưa được xây dụng từ sau ra trước của Nhà máy và đổ vào cống thoát nước chung của cụm công nghiệp Thanh Vinh. c. Tác động của nước thải đến môi trường Nước thải nước thải sinh hoạt của Nhà máy khi đi vào hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm xung quanh khu vực Nhà máy. Thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường không khí do việc sinh ra các khí độc từ sự phân huỷ chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường do nước thải bao gồm: Chất hữu cơ: Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải là cacbonhydrat. Đây là hợp chất dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật hô hấp hiếu khí. Việc ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ sẽ dẫn đến làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan trong nước để phân hủy các hợp chất hữu cơ, từ đó dẫn đến gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống của các loài thủy sinh. Chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng (SS) là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (gây tăng độ đục của nước). Các chất dinh dưỡng (N.P): Các chất dinh dưỡng có khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước dẫn đến ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng bồi lắng lòng sông. 3.1.3 Chất thải rắn a. Chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất nhà máy gồm có: - Chất thải rắn không nguy hại: Mảnh vụn kim loại, sắt vụn, vụn que hàn, giẻ lau, thùng đựng dung môi, sơn, hộp carton, bao bì … Tải lượng chất thải rắn không nguy hại ước tính khoảng 25 kg/ngày - Chất thải rắn nguy hại: Bụi sơn, hỗn hợp bụi thu được từ công đoạn làm sạch, cặn dung môi, các thiết bị sau khi sử dụng hư hỏng (bóng đèn, các thiết bị điện…), đây là chất thải nguy hại, nhà máy sẽ có biện pháp quản lý theo quy định hiện hành. Tải lượng chất thải rắn nguy hại ước tính trung bình khoảng 0,5 kg/ngày. b. Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt của 50 công nhân trong nhà máy chủ yếu các sản phẩm thải như PE, plastic, các chất trơ, chất hữu cơ. Theo ước tính rác thải trung bình của một người là 0,3 kg/ngày thì tổng lượng rác thải sẽ là 0,3 x 50 = 15 kg rác/ngày. Chất thải rắn này được chia làm hai loại: - Rác dễ phân hủy bao gồm các loại rác hữu cơ như phần rau, củ, quả, thực phẩm dư thừa… - Rác khó phân hủy hoặc không phân hủy như chai lọ, túi nhựa các loại. 3.2 Các tác động môi trường khác 3.2.1 Sự cố cháy nổ, chập điện Đây là nguy cơ mà chủ cơ sở luôn luôn quan tâm đúng mức, sự cố này có thể xảy ra và ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện kinh tế của cơ sở cũng như sức khoẻ và tính mạng của thợ làm việc. Sự cố có thể xảy ra tại xưởng, nơi trực tiếp làm việc có nhiều thiết bị sử dụng điện; ngoài ra đường dây dẫn của khu vực lưới điện cũng có thể xảy ra tình trạng cháy nổ. 3.2.2 Tai nạn lao động Nguy cơ này cũng là nỗi lo của chủ cơ sở vì tính đặc thù của ngành nghề nay là người lao động phải làm việc trực tiếp với các thiết bị máy móc, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, khí, bụi phát sinh. Tai nạn lao động cũng có nguy cơ xảy ra đối với hoạt động bóc dỡ, chuyển vật liệu vào kho. Theo các chuyên gia, tất cả các loại bụi đều gây hại đối với đường hô hấp. Nếu thường xuyên hít thở nhiều bụi thì hệ thống phòng vệ của đường hô hấp bị quá tải. Bụi vô cơ, nhất là loại rắn và nhọn cạnh, có thể gây tổn thương đường hô hấp trên. Bụi có thể gây dị ứng ở phổi, gây hen suyễn, viêm thuỳ phổi… Đặc biệt với bụi sơn nếu hít thở nhiều, phải tính đến khả năng bị nhiễm độc chì, thủy ngân. Ngoài ra dầu mỡ từ các phương tiện vận tải, thiết bị máy móc có thể rò rĩ gây ô nhiễm. Do đó hoạt động của xưởng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới môi trường nếu không có biện pháp tích cực giảm thiểu ô nhiễm: khí thải, bụi, mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước, làm mất vẻ mỹ quan môi trường, ảnh hưởng sức khỏe mọi người … CHƯƠNG V BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC Trong quá trình hoạt động cơ sở sẽ thải vào môi trường các loại: tiếng ồn, khí thải, bụi, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn … Nhà máy có các phương án xử lý để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường đối với từng loại chất thải. 4.1 Môi trường không khí và vi khí hậu Giảm thiểu ô nhiễm do bụi: Như đã trình bày ở trên, nguồn bụi phát sinh trong quá trình nhà máy hoạt động do các hoạt động của xe vận chuyển vật liệu ra vào nhà máy, bụi sơn, bụi kim loại trong công đoạn đánh rỉ làm sạch bề mặt, sữa chữa, gia công kết cấu thép, sơn phủ bề mặt. Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển Nhà máy áp dụng các biện pháp sau: - Nhà xưởng thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Phun nước lên bề mặt sân bãi vào những ngày nắng gió, không ngừng cải tạo nâng cấp mặt sân và đoạn đường vào ra nhà máy. - Đối với xe chuyên chở vật liệu vào ra nhà máy phải có bạt che kín, chở đúng trọng tải quy định. Đối với bụi sơn, bụi kim loại tại công đoạn làm sạch bề: - Khi gia công làm sạch bề mặt giàn giáo, kết cấu thép bụi sơn và bụi kim loại thường đi kèm với nhau. Bụi kim loại có tỷ trọng lớn nên chỉ tồn tại xung quanh nguồn gây bụi, nhanh chóng sa lắng, ít phát tán đi xa. Công đoạn làm sạch bề mặt được thực hiện trong nhà xưởng có che chắn xung quanh, nền nhà bằng bê tông nhẵn và lượng bụi sơn trong công đoạn này được thu gom hằng ngày, bỏ vào thùng phuy, dưới sự hổ trợ của cơ quan tư vấn, Nhà máy sẽ hợp đồng với Công ty MTV Môi trường đô thị xử lý theo chất thải nguy hại. - Công nhân làm việc trong nhà máy phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt, trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc để bảo vệ sức khỏe, hạn chế các tác hại do bụi sơn gây ra. Bụi sơn phát sinh trong quá trình phun sơn: - Bụi sơn trong thường có dạng sol khí và phát tán đi xa, để hạn chế bụi sơn phát tán ra bên ngoài Nhà máy bố trí phòng riêng có che chắn xung quanh, tường cao để thực hiện công đoạn pha dung môi và sơn phủ bề mặt sản phẩm, trong quá trình sơn lượng bụi sơn sẽ dính bám trên bề mặt sàn và xung quanh tường. Lượng bụi này được thu gom định kỳ và giao cho công ty môi trường xử lý theo chất thải nguy hại. - Trang bị dụng cụ bảo vệ cá nhân cho công nhân trong quá trình làm việc. Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải: Khống chế ô nhiễm do khói thải giao thông vận tải - Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải chứa các chất: (SO2, CO, NO2, THC…), để giảm sự ô nhiễm gây ra do khí thải của các phương tiện giao thông vận tải, nhà máy sẽ áp dụng các biện pháp sau đây: + Khi ký hợp đồng vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, nhà máy yêu cầu các chủ xe phải đảm bảo các điều kiện về tình trạng, kỹ thuật xe, trình độ lái xe, chấp hành đúng các qui định về môi trường cũng như các qui định khác về vận chuyển hàng hoá và giao thông trong thành phố. + Các phương tiện vận tải khi tham gia giao thông phải đạt các tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn ghi trong thông tư số 02/TT Mtg ngày 20/10/1996 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn thực hiện khoản 2 điều 71 điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của chính phủ. - Phân luồng lưu thông và đỗ xe hợp lý trong khu vực bãi tập kết, thành phẩm, kho chứa trong khu vực nhà máy. Các phương tiện vận chuyển luôn trong tình trạng tắt máy khi nhập nguyên liệu và xuất hàng để hạn chế lượng COx ảnh hưởng đến môi trường. - Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy để tạo cảnh quan đồng thời giảm ô nhiễm bụi, ồn và khí thải phát sinh ảnh hưởng đến công nhân viên và môi trường xung quanh. Khống chế ô nhiễm do khói hàn và hơi dung môi sơn - Khu vực buồng sơn được che chắn cẩn thận, tường cao, không gian đủ lớn thuận lợi cho các thao tác khi sơn. Dung dịch sơn pha xong phải được sơn ngay nhằm hạn chế dung môi bóc hơi ảnh hưởng môi trường và chất lượng sơn. - Trang bị đầy đủ khẩu trang, găng tay, áo quần bảo hộ cho công nhân trong quá trình sơn. - Các dụng cụ chứa xăng dầu phải có nắp đậy kín, bố trí khu vực riêng để cất giữ, tránh xa các nguồn nhiệt, điện. - Đối với khói hàn, bố trí khu vực hàn ở nơi thông thoáng, các máy hàn bố trí cách xa nhau từ 4 - 5 m. - Người thợ hàn phải được đeo kính hàn phòng tia bức xạ, đeo khẩu trang có bộ lọc khí, lọc bụi thích hợp. Thợ hàn phải được học tập về biện pháp an toàn nghề hàn. Không tuyển dụng và bố trí người có bệnh phổi mãn tính, hen, các bệnh mắt và bệnh sạm da. - Để tạo môi trường làm việc và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, cơ sở sẽ quan tâm nhiều đến các biện pháp thông thoáng nhà xưởng bằng các quạt hút cưỡng bức, vệ sinh nhà xưởng hằng ngày nhằm đảm bảo môi trường vi khí hậu trong khu vực sản xuất đạt tiêu chuẩn cho phép. - Kiểm tra, đánh giá môi trường định kỳ, thực hiện các biện pháp hạn chế các nguồn ô nhiễm bảo đảm đạt quy chuẩn QCVN: 05/2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh và QCVN: 06/2009/BTNMT quy định một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh. Khống chế ô nhiễm tiếng ồn Trong sản xuất tiếng ồn mang tính ô nhiễm cục bộ môi trường lao động vì toàn bộ hoạt động chủ yếu nằm trong khu vực nhà máy là chính. Theo thời gian tiếng ồn sẽ tăng lên theo hao mòn thiết bị. - Để giảm thiểu tiếng ồn và rung các phương tiện vận chuyển phải được tắt máy lúc nhập nguyên liệu cũng như xuất hàng, cơ sở luôn yêu cầu tắt tất cả động cơ máy nổ để không tác động xấu đến xung quanh. Hạn chế sử dụng còi trong khu vực kho. Lập kế hoạch vận chuyển hợp lý để tránh các hoạt động về đêm của các phương tiện giao thông. - Các máy móc, thiết bị thường xuyên được kiểm tra cẩn thận độ cân bằng của máy khi lắp đặt, bảo trì định kỳ, chú ý việc bôi trơn và thay thế, sữa chữa các chi tiết hư hỏng hoặc các dấu hiệu không đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định. 4.2 Môi trường nước a. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt sinh ra từ nhà ăn tập thể, nhà tắm, nhà vệ sinh... được thu gom về bể tự hoại 3 ngăn. Trong nước thải sinh hoạt có chứa các chất lơ lững, các chất hữu cơ và vi sinh do đó Nhà máy tiến hành xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải vào môi trường. Tác dụng của bể tự hoại là lắng cặn và lên men phân hủy cặn. Cặn lắng được thu giữ trong bể từ 3 - 6 tháng, dưới hoạt động của vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành hỗn hợp khí, phần còn lại tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Số lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy thường 50 người. Nhu cầu cấp nước cho mỗi người là 80 lít/người/ngày đêm, lượng nước thải sinh ra là 4 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn. Tại đây nước thải sẽ được làm sạch nhờ hai quá trình lắng cặn và lên men cặn. Nước sau khi ra bể tự hoại sẽ tự thấm xuống đất. Chất thải sinh ra trong quá trình làm sạch không sinh ra thêm loại chất thải nào. - Dung tích bể tự hoại thường xác định theo công thức sau : W =Wn +Wc Trong đó : Wn :thể tích phần nước của bể (m3) Wc : thể tích phần cặn của bể (m3) - Trị số Wn có thể lấy bằng 1-3 lần lưu lượng nước thải/ngày đêm tuỳ thuộc yêu cầu vệ sinh và lý do kinh tế. Ở đây ta chọn Wn= 2,5Qn = 2,5 x 4 = 10 m3 - Trị số Wc được xác định theo công thức sau : Wc = [a.T(100 - W1)b.c].N/[(100 - W2).1000] ; m3 Trong đó : a : lượng cặn trung bình của một người thải ra một ngày (0,5 - 0,8 l/ng.ngđ) chọn 0,65 T : thời gian giữa 2 lần lấy cặn, ngày; chọn 365 ngày W1, W2 : độ ẩm của cặn tươi vào bể và cặn khi lên men (%); tương ứng bằng 95%, 90%. b: hệ số giảm thể tích cặn khi lên men (giảm 30%) và lấy bằng 0,7. c: hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn (20%) và lấy bằng 1,2. N : số người mà bể phục vụ (50 người) Từ đó ta có Wc =4,98 m3 Vậy tổng thể tích của bể tự hoại tối thiểu là 14,98 m3, chọn 16 m3. Hiệu suất xử lý đạt 95% Như vậy, nước thải sinh hoạt của Nhà máy sau khi qua các bể tự hoại sẽ đảm bảo tiêu chuẩn thải ra môi trường theo qui định hiện hành của Nhà nước (QCVN 14:2008/BTNMT) và được xã vào hệ thống dẫn nước thải chung của khu công nghiệp Thanh Vinh. So sánh chất lượng nước thải sinh hoạt thải ra môi trường với QCVN như sau: Chất ô nhiễm ĐVT Chưa xử lý Đã qua xử lý QCVN 14:2008/BTNMT BOD5 mg/l 562,5- 675 28,5 - 34 30 COD mg/l 900 - 1275 45 - 66 - SS mg/l 875 - 1812 44 - 91 100 Dầu mỡ mg/l 125 - 375 6 - 19 20 Tổng Nitơ mg/l 75 - 150 3,75 - 7,5 - Amoni mg/l 30 - 60 1,5 - 3 10 Tổng Phốt pho mg/l 10 - 50 0,5 - 2,5 - + Sơ đồ mặt cắt của bể tự hoại được thể hiện như sau : Ghi chú : I- Ống nước vào II- Ống nước ra III- Ống thoát khí IV- Nắp vệ sinh 1. Ngăn chứa 2. Ngăn lên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH041.doc
Tài liệu liên quan