Đồ án Giải pháp hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP 3

1.1 Sự cần thiết của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 3

1.1.1 Các ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro tín dụng. 3

1.1.2 Những tồn tại trong hoạt động cung cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. 4

1.2 Khái niệm chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 5

1.2.1 Khái niệm chấm điểm tín dụng 5

1.2.1 Khái niệm xếp hạng doanh nghiệp 6

1.3 Nguyên tắc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 6

1.4 Vai trò của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 6

1.4.1 Đối với ngân hàng. 6

1.4.2 Đối với doanh nghiệp. 7

1.5 Một số mô hình chấm điểm tín dụng. 8

1.5.1 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s 8

1.5.2 Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C 9

1.5.3 Mô hình chỉ số Z 10

1.6 Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 13

1.6.1 Thu thập thông tin 13

1.6.2 Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 14

1.6.3 Xác định quy mô doanh nghiệp. 15

1.6.4 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính 15

1.6.5 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính 17

1.6.5.1 Chỉ tiêu về môi trường ngành 17

1.6.5.2 Chỉ tiêu về điều kiện kinh doanh 18

1.6.5.3 Chỉ tiêu về quản lý: đánh giá 5 chỉ tiêu chính 18

1.6.5.4 Chỉ tiêu về tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng 18

1.6.6 Tổng hợp điểm cuối cùng và xếp hạng. 19

1.7 Các yếu tố tác động đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại. 19

1.7.1 Thông tin sử dụng để chấm điểm tín dụng. 19

1.7.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. 20

1.7.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ ngân hàng. 20

1.7.4 Chính sách của ngân hàng. 20

1.7.5 Các quy chế chính sách của ngân hàng nhà nước. 21

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 22

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank. 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển VPBank. 22

2.1.2 Cơ cấu tổ chức. 25

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh. 26

2.2.1. Hoạt động huy động vốn 26

2.2.2.Hoạt động tín dụng: 26

2.2.3 Hoạt động khác. 27

2.2.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. 30

2.3 Thực trạng áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại VPBank. 31

2.3.1 Mô tả mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại VPBank. 31

2.3.1.1 Mô tả các chỉ tiêu trong phiếu chấm điểm tín dụng. 31

2.3.1.2 Đánh giá tài sản đảm bảo 34

2.3.1.3 Đánh giá tín dụng kết hợp 35

2.3.2 Sử dụng kết quả chấm điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 36

2.3.3 So sánh quy trình cấp và quản lý tín dụng trước và sau khi áp dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 36

2.3.4 Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại VPBank. 38

2.3.4.1 Ưu điểm 38

2.3.4.2 Tồn tại 39

2.3.4.3 Nguyên nhân 40

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 43

3.1 Chiến lược phát triển của VPBank 43

3.1.1 Chiến lược phát triển chung của ngân hàng. 43

Xây dựng hình ảnh VPBank gần gũi, thân thiện với công chúng, khách hàng trên toàn quốc. 44

3.1.2 Chiến lược phát triển công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 44

3.2 Giải pháp đề xuất hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại VPBank. 45

3.2.1 Về xây dựng nguồn lực cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 46

3.2.2 Về công tác xếp hạng và chấm điểm 47

3.2.2.1 Hoàn thiện thu thập thông tin. 47

3.2.2.2 Xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng phù hợp 48

3.2.2.3 Chính sửa quy trình chấm điểm và xếp hạng. 49

3.2.4 Một số kiến nghị với cơ quan hữu quan 51

3.2.4.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 51

3.2.4.2 Kiến nghị với Bộ Tài Chính. 51

KẾT LUẬN 53

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Giải pháp hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họa tổng hợp điểm và xếp hạng Loại Số điểm đạt được AAA 92,4 - 100 AA 84,8 - 92,3 A 77,2 - 84,7 BBB 69,6 - 77,1 BB 62,0 - 69,5 B 54,4 – 61,9 CCC 46,8 – 54,3 CC 39,2 – 46,7 C 31,6 – 39,1 D <31,6 ( Nguồn : Cẩm nang tín dụng – Vietcombank) 1.7 Các yếu tố tác động đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại. 1.7.1 Thông tin sử dụng để chấm điểm tín dụng. Thông tin là điều kiện quan trọng cho bước khởi đầu của quy trình chấm điểm tín dụng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của kết quả chấm điểm. Yêu cầu của thông tin đầu vào là đầy đủ, chính xác và cập nhật thường xuyên. Thứ nhất là đủ về số lượng. Để đảm bảo tính chính xác của mô hình, cán bộ tín dụng cần thu thập đầy đủ thông tin phản ánh mọi mặt của doanh nghiệp. Thứ hai là đảm bảo tính chính xác hay nói cách khác là chất lượng của thông tin. Ngân hàng có nhiều kênh để tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp như đã trình bày ở mục 1.6.1. Cán bộ tín dụng ngoài việc phải tiến hành xác minh thông tin do khách hàng cung cấp thì cần linh hoạt trong sử dụng các nguồn thông tin khác nhau để giảm thiểu nhược điểm của nguồn thông tin chính, đồng thời nâng cao chất lượng thông tin. Thứ ba là cập nhật thông tin một cách thường xuyên. Cán bộ ngân hàng phải tiến hành thu thập thông tin một cách liên tục, được hệ thống theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại để thuận tiện cho việc sử dụng. Khoảng thời gian thông thường các ngân hàng sử dụng là 3 – 5 năm, song thông tin quan trọng nhất là thông tin phản ánh tình hình hiện tại của doanh nghiệp. 1.7.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. Xếp hạng doanh nghiệp là một quy trình phức tạp; mặt khác việc đánh giá phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng. Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp có hiệu quả hay không là nhờ chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng thể hiện ở kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và đạo đức nghệ nghiệp. 1.7.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ ngân hàng. Chấm điểm tín dụng đòi hỏi phải thu thập, xử lý, tính toán một lượng lớn thông tin, dữ liệu. Chính vì vậy, chấm điểm tự động hóa trên máy tính với các phần mềm tin học ứng dụng sẽ giúp quá trình này đạt hiệu quả cao, giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng và rút ngắn thời gian xét duyệt tín dụng. 1.7.4 Chính sách của ngân hàng. Việc triển khai công tác chấm điểm tín dụng phụ thuộc vào chính sách, quy chế của ngân hàng. Trong đó có việc ban hành quy chế hướng dẫn chi tiết việc thực hiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Để công tác nay phát huy hiệu quả như mong muốn, còn phụ thuộc vào công tác đào tạo cán bộ, các ban quản lý, kiểm tra, giám sát... 1.7.5 Các quy chế chính sách của ngân hàng nhà nước. Việc chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng của các NHTM luôn chịu sự điều chỉnh và kiểm tra của NHNN. Hiện nay NHNN đã ban hành một số văn bản hướng dẫn cụ thể việc phân loại khách hàng và xây dựng hệ thống chấm điểm nội bộ. Chính sách của NHTM cho công tác này phụ thuộc nhiều vào quy định của NHTW. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển VPBank. Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007. Đến cuối năm 2007 vốn điều lệ của VPBank đạt 2.000 tỷ đồng. Ngày 1/10/2008, VPBank đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 2.117.474.330.000 đồng. Hiện nay VPBank được đánh giá là ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới chi nhánh rộng, có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong 2 năm đầu hoạt động, mạng lưới hoạt động của VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch, đến cuối năm 2007 hệ thống VPBank đã có 128 điểm giao dịch ngân hàng ( bao gồm Hội sở, 34 chi nhánh và 93 phòng giao dịch). Tính riêng trong năm 2008, VPBank đã mở mới 12 chi nhánh và 67 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên toàn quốc. Tính đến tháng 12 năm 2008 VPBank đã có 140 điểm giao dịch. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng phát triển mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam và sự gia tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính phong phú của khách hàng, ngân hàng đã thành lâp hai công ty con trực thuộc là công ty chứng khoán và công ty quản lý tài sản. Đây được đánh giá là bước đi mạnh dạn và đúng hướng của VPBank, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần tăng thu cho ngân hàng và giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn của doanh thu hoạt động vào hoạt động tín dung. Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.800 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 90%). Có thể nói đội ngũ cán bộ nhân viên là nhân tố quyết định sự thành công của VPBank, giúp ngân hàng trụ vững trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay. Chính vì vậy, ban lãnh đạo ngân hàng luôn đề cao chế độ đãi ngộ với nhân viên, đặc biệt đội ngũ nhân viên trẻ đầy tiềm năng, cùng với luôn quan tâm tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng, biến họ thành vũ khí sắc bén trong cuộc chiến canh tranh khốc liệt ngày nay. Trong báo cáo thường niên năm 2008 một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức. Sơ đồ tổ chức của VPBank Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban điều hành Ban kiểm soát Phòng kiểm toán nội bộ Các ban Tín dụng Văn phòng HĐQT Hội đồng quản lý TSN-TSC Hội đồng Tín dụng Phòng Tài chính-Kế toán Trung tâm thanh toán Phòng Nguồn vốn Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Trung tâm tin học Phòng Nhân sự-Đào tạo Phòng Phát triển-Khách hàng Phòng pháp chế-Thu hồi nợ Văn phòng Trung tâm Western Union Trung tâm thẻ Phòng Quản lý rủi ro Công ty Quản lý tài sản VPBank Các Chi nhánh Công ty Chứng khoán Các Phòng Giao dịch 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh. 2.2.1. Hoạt động huy động vốn Những tháng đầu năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam trở nên khó khăn, VNĐ khan hiếm và kéo theo đó là cơn sốt lãi suất được mô tả là “ sôi sùng sục” và “ biến động từng ngày” do cuộc chạy đua lãi suất của các NHTM. Theo xu hướng chung của thị trường, VPBank đã liên tục tăng lãi suất huy động để tranh thủ thu hút lượng vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh (trong 6 tháng VPBank đã hơn 10 lần tăng lãi suất huy động vốn). Tuy nhiên, nhận định việc chạy đua lãi suất về lâu dài có thể gây ra khó khăn cho ngân hàng trong thanh khoản cũng như cân đối giữa thu và chi, cùng với sự điều chỉnh của NHNN, VPBank đã tiến hành điều chỉnh lại khung lãi suất một cách hợp lý hơn. Hiện tại lãi suất huy động vốn của VPBank cao nhất ở mức 18,2%/năm đối với tiền gửi bằng VND và 6.5%/năm đối với tiền gửi bằng USD. Nửa cuối năm 2008 thị trường huy động vốn hạ nhiệt nhờ các dấu hiệu tích cực của nền kinh tế vĩ mô. Từ ngày 3/2/2009 lãi suất huy động đối với tiền gửi bằng VND dưới 1 tỷ đồng là 7,4%, USD là 2,8%.     Tổng nguồn vốn huy động của VPBank tính đến 31/12/2008 đạt 17.938 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2007 và tăng 64% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tổng nguồn vốn huy động thị trường I đạt 15.917 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm trước và tăng 89% so với cùng kỳ năm trước. 2.2.2.Hoạt động tín dụng: Có thể khẳng định năm 2008 là thời điểm khó khăn đối với nền kinh tế, ngành ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ảm đạm khiến thị trường cho vay giảm sút. Đầu năm, khi tình trạng thực sự nghiêm trọng, kinh tế suy thoái, thị trường chứng khoán tụt dốc không phanh, ngồn vốn trên thị trường khan hiếm, để đảm bảo tính thanh khoản, thậm chí ngân hàng đã phải thực hiện các biện pháp hạn chế tín dụng : ngừng cho vay kinh doanh chứng khoán, hạn mức tín dụng cho vay với các chi nhánh, hạn chế cho vay với các khách hàng mới. Điều này tất yếu làm dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng chậm lại so với cùng kì năm trước. Ban giám đốc VPBank quyết định duy trì các biện pháp này trong khoảng 6 tháng đầu năm để đảm bảo an toàn cũng như bảo vệ người gửi tiền. Thay vì mở rộng cho vay, ngân hàng chủ trương tập trung vào các khoản vay tốt, sàng lọc khách hàng kỹ lưỡng. Đến cuối năm, khi tình hình kinh tế đã sáng sủa hơn, VPBank đã có những điều chỉnh nới lỏng, hạ lãi suất cho vay cùng với việc bắt đầu mở rộng cấp tín dụng cho khách hàng. Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, song hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn tăng trưởng tuy không bằng các năm trước. Tổng dư nợ tín dụng của VPBank đến 31/12/2008 là 15.147 tỷ đồng tăng 14% so với cuối năm 2007 và tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó cho vay bằng VNĐ chiếm 95% tổng dư nợ.   Chất lượng tín dụng của toàn hệ thống vẫn tiếp tục duy trì ở mức an toàn (tỷ lệ nợ xấu cả năm là 3.4%). Nhằm khẩn trương xử lý nợ xấu bằng các chế tài mạnh theo pháp luật, tránh để nợ xấu dây dưa, kéo dài, trong thời gian qua ban Tổng Giám đốc đã có nhiều chỉ thị, văn bản yêu cầu các phòng ban tại Hội sở và các chi nhánh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay, phát hiện và xử lý kịp thời nợ xấu, thành lập các bộ phận thu hồi nợ chuyên trách tại các chi nhánh và bổ sung nhân sự cho phòng Pháp chế Hội sở để đủ nhân lực giải quyết nhanh chóng các khoản nợ xấu cho các chi nhánh trên toàn quốc. 2.2.3 Hoạt động khác. Hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế vốn vẫn được coi là định hướng phát triển lâu dài vì đây là lĩnh vực đầy tiềm năng, hứa hẹn mang lại nguồn thu ngày càng lớn cho ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên, cũng như nhiều hoạt động khác, mảng kinh doanh này của ngân hàng cũng giảm sút cả về số lượng và chất lượng do hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu đình trệ. Tuy nhiên, nhận xét trên mặt bằng chung của thị trường, thì VPBank vẫn đạt được những kết quả khả quan, đáng ghi nhận. Giá trị L/C mở trong năm đạt gần 78 triệu USD, tăng 45% so với năm 2007. Doanh số chuyển tiền TTR lũy kế đạt gần 150 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu phí dịch vụ trong đạt hơn 6.8 tỷ đồng, tăng 38% so với năm trước. Đến 31/12/2008 VPBank đã hoàn tất việc thanh toán tập trung trên toàn hệ thống. Trong tháng 3/2008 VPBank vinh dự được đại diện của Wachovia Bank-một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế năm 2007. Hoạt động của Trung tâm chuyển tiền Doanh số chi trả Western Union năm 2008 đạt hơn 32 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó VPBank trực tiếp chi trả hơn 16.4 triệu USD, Tổng số món chi trả đạt 71.562 món, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tổng số điểm chi trả là 450 điểm, tăng 110  điểm so với cùng kỳ năm trước. Doanh số chuyển tiền WU năm 2008 của VPBank đạt hơn 2.8 triệu USD, tăng gần gấp đôi doanh số của năm trước. Phí thu được từ dịch vụ WU lũy kế của VPBank đạt gần 400 ngàn USD tăng 75% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động của Trung tâm Thẻ:  Đến 31/12/2008 tổng số lượng thẻ ghi nợ nội địa Autolink phát hành là 30.256 thẻ tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2007, trong đó có 29.542 thẻ chính. Số lượng thẻ Platinum đã phát hành tính đến 31/12/2008 đạt 1.328 thẻ, tăng 48% so với cuối năm 2007, trong đó có 780 thẻ Credit, dư nợ tín dụng bình quân của chủ thẻ Platinum là 19 triệu đồng, tổng dư nợ là 14.5 tỷ đồng. Số lượng thẻ MC2 phát hành được đến cuối tháng 12/2008 là 3.900 thẻ trong đó có 2.807 thẻ credit với tổng dư nợ đạt 11.3 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2008 số lượng máy ATM đã lắp đặt trên toàn quốc là 240 máy tăng 70 máy so với cuối năm 2007. Cũng năm 2008 VPBank đã công bố phát hành sản phẩm thẻ thanh toán qua mạng mang tên VPBank MasterCard E-card, sản phẩm thẻ này là một trong những nỗ lực của VPBank giúp hạn chế rủi ro cho các chủ thẻ quốc tế. Hoạt động của Công Ty Quản lý và khai thác tài sản (AMC) Năm 2008 công ty Quản lý tài sản VPBank AMC tiếp tục triển khai các dự án bất động sản hiện tại (Fideco, Bình Tân-Sakico, 362 Phố Huế), đồng thời phối hợp với các chi nhánh VPBank triển khai các văn phòng trụ sở, phối hợp cùng trung tâm Thẻ và các chi nhánh lắp đặt  hệ thống cabin máy ATM. Hiện tại công ty đang tiếp tục triển khai đề án Sàn Giao dịch Bất động sản đã được Bộ Xây dựng cấp phép là sàn mẫu của Bộ Xây dựng, dự kiến sẽ đi vào  hoạt động trong tháng 9 theo tiến độ của tòa nhà Kinh Đô. Hoạt động của Công ty Chứng khoán:  Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 liên tục trượt dốc dẫn đến việc điều chỉnh thu hẹp biên độ giá giao dịch trên cả 2 sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội, khiến cho giá trị giao dịch và phí giao dịch thu về của các công ty chứng khoán càng giảm đi Cả năm có 869 tài khoản được mở mới tại Công ty (đạt 97.6% so với kế hoạch điều chỉnh), số lượng tài khoản mở mới giảm so với cùng kỳ năm 2007. Tổng số lượng tài khoản mở tại công ty lũy kế đến 30/6/2008 là 3.649 tài khoản trong đó có 7 tài khoản của tổ chức. Nằm trong xu thế giảm chung của thị trường, giá trị giao dịch bình quân tính trên toàn công ty đạt 13,1 tỷ đồng/ phiên tương đương 1,3% giá trị bình quân của thị trường. Tính đến cuối năm 2008 tổng phí giao dịch từ môi giới chứng khoán niêm yết đạt gần 7.8 tỷ. 2.2.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Tình hình thị trường tài chính của Việt Nam trong năm 2008 tục có những biến động phức tạp, nhất là trong nửa đầu năm : những thông tin vĩ mô không thuận lợi (thâm hụt cán cân thương mại lớn, lạm phát cao); tình hình thanh khoản của các ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng, tỷ giá thị trường biến động mạnh VPBank xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời gian này là đảm bảo an toàn hoạt động và đảm bảo khả năng thanh khoản cho VPBank bằng các biện pháp: Toàn hệ thống nỗ lực tiếp thị để thu hút nguồn tiền gửi từ thị trường I; Áp dụng hạn mức tín dụng đối với các chi nhánh; Sàng lọc, đánh giá lại khách hàng; Triển khai mạnh mẽ hơn nữa các sản phẩm dịch vụ Tổng tài sản của VPBank đến 31/12/2008 đạt 20.471 tỷ đồng, tăng 2.334 tỷ đồng so với cuối năm 2007 và tăng 8.450 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 15.917 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm trước và tăng 89% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ tín dụng đạt 15.147 tỷ đồng, giảm 2% so với cuối tháng trước, tăng 14% so với cuối năm 2007 và tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt gần 120 tỷ đồng. Đầu năm 2008 Tổng giám đốc VPBank đã có quyết định điều chỉnh lương cho cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống. Điều này cũng góp phần làm cho các cán bộ, nhân viên ổn định tâm lý và gắn bó hơn với VPBank trong điều kiện lạm phát cao và giá cả hàng hóa tiêu dùng liên tục leo thang như hiện nay. 2.3 Thực trạng áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại VPBank. 2.3.1 Mô tả mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại VPBank. VPBank áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp dựa trên bảng câu hỏi khách hàng ( phiếu điểm tín dụng). Đối tượng khách hàng của VPBank gồm đối tượng : khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Phiếu chấm điểm tín dụng được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Phiếu chấm điểm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp của VPBank gồm 90 câu hỏi nhằm thu thập một cách đầy đủ nhất thông tin về khách hàng. ( nguồn: tài liệu về “ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VPBank”.) Hệ thống câu hỏi chi tiết được phân chia thành các phần : quy mô, phần tài chính, phần phi tài chính; thêm vào đó là bảng đánhđánh giá tài sản đảm bảo. Để tiến hành việc tìm hiểu thông tin trên phiếu câu hỏi, đầu tiên cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về doanh nghiệp. Bước đầu tiên này là vô cùng quan trọng, là đầu vào của cả quá trình thẩm định nên được thực hiện nghiêm túc và kĩ lưỡng. Nguồn thông tin của VPBank về cơ bản giống với các ngân hàng khác đã được trình bày chi tiết trong chương 1. Ở đây, tôi chỉ chú trọng phân tích phiếu chấm điểm tín dụng của VPBank để làm rõ quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng. 2.3.1.1 Mô tả các chỉ tiêu trong phiếu chấm điểm tín dụng. * Chấm điểm quy mô doanh nghiệp VPBank tiến hành phân loại quy mô doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí sau : số vốn chủ sở hữu tại thời điểm đánh giá ( vốn thực góp), số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp, doanh thu trong kì, tổng tài sản tại thời điểm đánh giá. Quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân hàng tốt hay không. * Chấm điểm ngành nghề kinh doanh Tại VPBank, số ngành nghề, lĩnh vực được chia thành ba nhóm lớn : trực tiếp sản xuất, xây dựng, thương mại – dịch vụ. Sự phân chia này khác với nhiều ngân hàng thương mại khác do đặc thù kinh doanh của ngân hàng. Việc xác định ngành nghề chính dựa trên : hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng là hoạt động đem lại từ 50% tổng doanh thu trong 3 năm liên tục của khách hàng. Từ các nhóm này, ngân hàng tiến hành xây dựng một bảng chi tiết chấm điểm các chỉ tiêu. * Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Giống nhiều ngân hàng thương mại khác, VPBank lựa chọn chấm điểm 11 chỉ tiêu tài chính, chia làm 4 nhóm : chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu đòn cân nợ, chỉ tiêu thu nhập. Những chỉ tiêu này đã được trình bày cụ thể ở chương 1. Trong quy chế của ngân hàng đã có hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn cũng như thang điểm chi tiết để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Phân tích kĩ 4 nhóm chỉ tiêu này sẽ giúp cán bộ tín dụng có những nhận xét chính xác về khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như dự đoán sơ bộ trong tương lai. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Những yếu tố mà VPBank hiện nay đang chấm điểm là Trình độ quản lý: Bao gồm kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn, năng lực điều hành của người lãnh đạo doanh nghiệp hay độ nhạy bén đối với thị trường nhất là trong tình hình khó khăn. Ngoài ra ngân hàng cũng xét đến tính khả thi của phương án kinh doanh. Tình hình giao dịch với ngân hàng : Để thấy lịch sử giao dịch với ngân hàng, VPBank tiến hành đánh giá các chỉ tiêu như : Trả nợ đúng hạn, số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ, nợ quá hạn trong quá khứ, số lần chậm trả lãi vay... Nhóm này bao gồm 15 chỉ tiêu. Các yếu tố về tiêu chí môi trường kinh doanh : để đánh giá tiêu chí này, VPBank sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu như khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp, triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh, số lượng đối thủ cạnh tranh, các chính sách ưu đãi hay hạn chế của nhà nước dành cho doanh nghiệp hay ngành nghề đang hoạt động kinh doanh. So sánh với ngân hàng công thương Việt Nam và một số ngân hàng thương mại cổ phần khác đang chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính sau Chỉ tiêu về dòng tiền Chỉ tiêu quản lý Chỉ tiêu uy tín trong giao dịch Chỉ tiêu về môi trường kinh doanh Chỉ tiêu khác Nhận thấy VPBank bỏ qua tiêu chí lưu chuyển tiền tệ. Tiêu chí lưu chuyển tiền tệ là một tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng trả gốc, trả lãi của doanh nghiệp. Không chấm điểm theo tiêu chí này có thể làm giảm khả năng dự đoán rủi ro món vay cảu phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Tổng hợp điểm tín dụng VPBank xây dựng các bảng chấm điểm tín dụng theo đối tượng khách hàng bao gồm Khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, báo cáo tài chính đã kiểm toán và chưa kiểm toán Khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và chưa kiểm toán. Khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Mẫu bảng xếp hạng tín dụng ( phụ lục) Xếp hạng rủi ro doanh nghiệp Điểm Xếp loại Đánh giá Nhóm rủi ro 87 - 100 A+ Xuất sắc rất thấp 74 - 86 A Tốt Thấp 61 - 73 B+ Trung bình Trung bình thấp 48 - 60 B Dưới trung bình Trung bình cao 35 - 47 C+ Rủi ro không thu hồi cao Cao 0 - 34 C Rủi ro khồng thu hồi rất cao Rẩt cao Nguồn : Tài liệu hướng dẫn xếp hạng tín dụng VPBank 2.3.1.2 Đánh giá tài sản đảm bảo TT Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo 30.00% 30-50% 50-65% 65-85% 85-100% 1 Bảo lãnh tín chấp của chính phủ hoặc ngân hàng nhà nước, ngân hàng quốc doanh Mạnh 2 Tiền gửi thẻ TK tại VPBAnk 3 Giấy tờ có giá do chính phủ hoặc các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành Mạnh Trung bình 4 Bất động sản tại các quận của đo thị lớn trực thuộc TW mạnh Trung bình yếu 5 Ô tô mới 100% 6 Hàng hóa thông dụng, dễ chuyển nhượng 7 Bất động sản ở các huyện ngoại thành ven đô thị lớn thuộc TW hoặc tại các quận của đô thị thuộc tỉnh mạnh Trung bình yếu 8 Các phương tiện vận chuyển đã qua sử dụng 9 Bảo đảm bằng khoản phải thu hoặc tài sản đảm bảo khác được VPBank chấp nhận Trung bình yếu 10 Máy móc thiết bị sản xuất mới nhập khẩu dưới 1 năm, công nghệ hiện đại 11 Bất động sản ven đô thị thuộc tỉnh hoặc bất động sản khác ở nông thôn. Trung bình yếu 12 Máy móc thiết bị sản xuất cũ hoặc mua lại của đơn vị khác, hoặc mới nhưng công nghệ lạc hậu Yếu Nguồn: Tài liệu hướng dẫn xếp hạng tín dụng VPBank 2.3.1.3 Đánh giá tín dụng kết hợp Xếp hạng rủi ro A+ A B+ B C+ C Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao Xếp hạng TSĐB mạnh Xuất sắc Tốt Trung bình Trung bình Tốt Trung bình Từ chối yếu Trung bình Từ chối Nguồn : Tài liệu hướng dẫn xếp hạng tín dụng VPBank 2.3.2 Sử dụng kết quả chấm điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp + Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp sẽ được sử dụng làm một trong những căn cứ để Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng xét duyệt. + Phê duyệt những khoản tín dụng đạt kết quả đánh giá tín dụng tốt và xuất sắc + Áp dụng lãi suất và phí bình thường theo quy định hiện hành của VPBank đối với khách hàng loại trung bình + Áp dụng phí và lãi suất giảm dần theo thứ tự ưu tiên đối với khách hàng loại trung bình, tốt, xuất sắc. + Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo tăng dần và tỷ lệ kí quỹ giảm dần theo thứ tự trên. 2.3.3 So sánh quy trình cấp và quản lý tín dụng trước và sau khi áp dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Chấm điểm tín dụng không làm thay đổi trật tự các bước chính trong quy trình cấp tín dụng, nhưng xen kẽ vào một số bước quan trọng để bổ sung và hoàn thiện quy trình này. Cụ thể, sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định các điều kiện vay vốn, cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, sau đó mới lập tờ trình. Một số ảnh hưởng tích cực: Thứ nhất: chấm điểm tín dụng giúp lượng hóa rủi ro về khách hàng. Phiếu chấm điểm tín dụng đưa ra những giá trị chuẩn, từ đó là cơ sở vững chắc để cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định. Có thể nói phiếu chấm điểm tín dụng khắc phục một cách đáng kể những chênh lệch, khác biệt, đôi khi là rất lớn giữa kết quả phân tích của các cán bộ tín dụng khi việc thẩm định phụ thuộc vào kĩ năng đọc báo cáo tài chính và hiểu biết của cán bộ tín dụng về khách hàng. Thứ hai: Việc áp dụng mô hình tăng tính khách quan của quá trình ra quyết định tín dụng. Những điểm số khách quan dựa trên thông tin chính xác về khách hàng loại bỏ phần lớn lỗ hổng do tính chủ quan gây ra như : trạng thái tâm lý cá nhân của cán bộ thẩm định, những sai sót mà họ khó tránh khỏi trong quá trình làm việc. Mặt khác, mô hình chấm điểm tín dụng còn phân loại khách hàng theo các cấp độ rủi ro khác nhau, từ đó các quyết định tín dụng cũng phong phú và linh động hơn. Thứ ba: Phiếu điểm tín dụng giúp đánh giá rủi ro của khách hàng theo thông lệ quốc tế Basel II. Theo đó, rủi so khách hàng cần phải xem xét trên nhiều tiêu chí khác nhau chứ không chỉ đơn thuần dựa trên các khoản vay quá hạn của khách hàng trong quá khứ. Thứ tư :Với cơ s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2027.doc
Tài liệu liên quan