Đồ án Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2

Chương I: Tổng quan về Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp. 5

1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty 5

1.1.1: Những thông tin chung về Tổng công ty 5

1.1.2: Sự ra đời của Tổng công ty 5

1.1.3 Quá trình phát triển của Tổng công ty. 6

1.2: Các lĩnh vực kinh doanh 7

1.3: Cơ cấu sản xuất kinh doanh 9

1.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 11

1.4.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý 11

1.4.2: chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 12

1.5: Đặc điểm sản phẩm của Tổng công ty 15

1.6: Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm 18

Chương II: Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp 20

2.1:Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong 5 năm (2005– 2009) 20

2.2: Qua bảng trên ta thấy 24

2.3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp 25

2.3.1: Cơ cấu tài sản lưu động 28

2.3.2: Nguồn hình thành vốn lưu động 31

2.3.3: Cơ cấu vốn lưu động 33

2.3.4: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 35

2.3.4.1: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho 35

2.3.4.2: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân 36

2.3.4.3: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 37

2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động 41

2.4.1: Nhân tố bên trong 41

2.4.1.1: Chính sách sử dụng vốn 41

2.4.2: Nhân tố bên ngoài 42

2.4.2.1: Thị trường nguyên vật liệu 42

2.4.2.2: Giá cả NVL 43

2. 5: Đánh giá về thực trạng sử dụng vốn lưu động 44

2.5.1: Kết quả thu được 44

2.5.2: Hạn chế 44

2.5.3: Nguyên nhân của hạn chế 45

Chương III: Một số giải pháp sử dụng có hiệu quả vốn lưu động 46

3.1: Phương hướng và mục tiêu phát triển của nguồn vốn lưu động trong giai đoạn tới (2010- 2015) 46

3.1.1: Phương hướng 46

3.1.2: Mục tiêu phát triển 47

3.1.2.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh 47

3.1.2.2: Về phát triển nguồn nhân lực 48

3.1.2.3:Về đầu tư phát triển sản phẩm mới 48

3.2 Một số biện pháp sử dụng vốn hiệu quả 48

3.2.1: Quản lý hàng tồn kho 48

3.2.1.1: Cơ sở lý luận 48

3.2.1.2: Cơ sở thực tiễn 49

3.2.1.3: Các phương pháp quản lý hàng tồn kho 49

3.2.2: Giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động 51

3.2.3: Kiểm soát các khoản phải thu 53

3.2.4: Nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động thông qua tiếp cận các công nghệ mới trong sản xuất 54

3.2.5: Xác nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch 55

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC SƠ ĐỒ

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4234 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu 2 Chương I: Tổng quan về Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp. 5 1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty 5 1.1.1: Những thông tin chung về Tổng công ty 5 1.1.2: Sự ra đời của Tổng công ty 5 1.1.3 Quá trình phát triển của Tổng công ty. 6 1.2: Các lĩnh vực kinh doanh 7 1.3: Cơ cấu sản xuất kinh doanh 9 1.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 11 1.4.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý 11 1.4.2: chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 12 1.5: Đặc điểm sản phẩm của Tổng công ty 15 1.6: Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm 18 Chương II: Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp 20 2.1:Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong 5 năm (2005– 2009) 20 2.2: Qua bảng trên ta thấy 24 2.3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp 25 2.3.1: Cơ cấu tài sản lưu động 28 2.3.2: Nguồn hình thành vốn lưu động 31 2.3.3: Cơ cấu vốn lưu động 33 2.3.4: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 35 2.3.4.1: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho 35 2.3.4.2: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân 36 2.3.4.3: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 37 2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động 41 2.4.1: Nhân tố bên trong 41 2.4.1.1: Chính sách sử dụng vốn 41 2.4.2: Nhân tố bên ngoài 42 2.4.2.1: Thị trường nguyên vật liệu 42 2.4.2.2: Giá cả NVL 43 2. 5: Đánh giá về thực trạng sử dụng vốn lưu động 44 2.5.1: Kết quả thu được 44 2.5.2: Hạn chế 44 2.5.3: Nguyên nhân của hạn chế 45 Chương III: Một số giải pháp sử dụng có hiệu quả vốn lưu động 46 3.1: Phương hướng và mục tiêu phát triển của nguồn vốn lưu động trong giai đoạn tới (2010- 2015) 46 3.1.1: Phương hướng 46 3.1.2: Mục tiêu phát triển 47 3.1.2.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh 47 3.1.2.2: Về phát triển nguồn nhân lực 48 3.1.2.3:Về đầu tư phát triển sản phẩm mới 48 3.2 Một số biện pháp sử dụng vốn hiệu quả 48 3.2.1: Quản lý hàng tồn kho 48 3.2.1.1: Cơ sở lý luận 48 3.2.1.2: Cơ sở thực tiễn 49 3.2.1.3: Các phương pháp quản lý hàng tồn kho 49 3.2.2: Giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động 51 3.2.3: Kiểm soát các khoản phải thu 53 3.2.4: Nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động thông qua tiếp cận các công nghệ mới trong sản xuất 54 3.2.5: Xác nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch 55 KẾT LUẬN 56 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ1: Tổ chức sản xuất Tổng công ty Máy & Thiết bị Công nhiệp 9 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản trị 11 Sơ đồ 3: Qui trình sản xuất chung: 19 Sơ đồ 4: Sản xuất hộp giảm tốc: 19 Sơ đồ 5: Sản xuất phụ tùng: 19 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Từ năm 2005- 2007 20 Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2007 - 2008 22 Bảng 3: Doanh thu và lợi nhuận từ năm 2005 – 2009 23 Bảng 4:Bảng cân đối kế toán và chênh lệch các chỉ tiêu những năm qua………........................................................................................ ..................20 Bảng5: Cơ cấu tài sản lưu động và sự biến động trong những năm qua 28 Bảng6 : Tăng giảm tài sản lưu động 30 Bảng 7: Cơ cấu nợ ngắn hạn của Tổng công ty 32 Bảng 8: Cơ cấu vốn lưu động 33 Bảng9: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho 35 Bảng10: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân 36 Bảng11: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 38 Bảng 12: Các chỉ tiêu xác định cho năm năm tới ( 2011-2015) 47 Biểu đồ1:Biểu diễn sự tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận từ 2005-2009 .23 Biểu đồ 2: Cơ cấu tài sản của Tổng công ty từ 2006- 2009 28 Biểu đồ 3: Cơ cấu tài sản lưu động 29 Biểu đồ 4: Sự biến động của các chỉ tiêu trong cơ cấu TSLĐ 30 Biểu đồ 5: Cơ cấu nợ ngắn hạn của Tổng công ty từ 2006- 2009 32 Biểu đồ 6: Cơ cấu vốn lưu động 34 Biểu đồ 7: Vòng quay khoản phải thu từ 2006- 2009 36 Biểu đồ 8: Kỳ thu tiền bình quân 37 Biểu đồ 9 : Hiệu suất sử dụng TSLĐ 38 Biểu đồ 10: Mức đảm nhiệm TSLĐ 39 Biểu đồ 11: Hệ số sinh lời của TSLĐ 40 LỜI MỞ ĐẦU Vốn lưu động là một yếu không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp dù daonh nghiệp đó hoạt đông trên bất kể lĩnh vực nào. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiêp muốn hoạt động thì không thể không có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru.Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Trong quá trình thực tập ở Tổng công ty Máy và thiết bị Công nghiệp em nhận thấy đây là một vấn đề nổi cộm cần quan tâm giải quyết. Là một tổng công ty lớn và hoạt trong trong lĩnh vực cơ khí – một lĩnh vực đòi hỏi cần một lượng lớn vốn lưu động đưa vào sản xuất. Tuy nhiên vấn đề này lại chưa được quan tâm nhiều, do đó còn tồn tại nhiều vần đề về sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty. Với kiến thức đã học tại trường và những hiểu biết thực tế khi thực tập tại Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp, em sẽ chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp” làm chuyên đề thực tấp tốt nghiệp. Chuyên đề gồm có ba chương: Chương I: Tổng quan về Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp Chương II: Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp ChươngIII:Một số giải pháp sử dụng có hiệu quả vốn lưu động Do hạn chế về trình độ cũng như thời gian thực tập hạn hẹp, nên bản chuyên đề này của em không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự đóng góp của thầy cô giáo, các anh chị trong Tổng công ty để bài làm của em được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn đến PGS - TS Đinh Thị Ngọc Quyên đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY MÁY VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP 1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty 1.1.1: Những thông tin chung về Tổng công ty Tên công ty: Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp Tên viết tắt: MIE Tên giao dịch Quốc tế: MACHINERY & INDUSTRIAL EQUIPMENT CORPORATION Địa chỉ liên lạc: Số 2 Triệu Quốc Đạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04 - 8252 498, 04.9344 957, 04.8240 689 Fax: 04 - 8261 129 Website: Email : mie@hn.com.vn Tài khoản VND : 431 101 0000 44 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội. Tài khoản USD : 432 101 37 0000 44 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội Chi nhánh tổng công ty tại thành phố Hồ Chí Minh: 275 Hùng Vương, Quận 6, Thành phố HCM. Điện thoại : 08.39690146 Chi nhánh Tổng công ty Công ty cơ khí & xây lắp miền trung : Lô 8 Khu Công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, Quảng Nam. Điên thoại: 0510.3944477. 1.1.2: Sự ra đời của Tổng công ty Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp được thành lập theo Quyết định số 155/HĐBT ngày 12/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và được thành lập lại theo Quyết định số 1117/QĐ-TCCB ngày 25/10/1995 của Bộ Công nghiệp ( nay là Bộ Công Thương). 1.1.3 Quá trình phát triển của Tổng công ty. Tổng công ty đã trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển. Tổng công ty đã trải qua không ít những khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển, nhất là trong những năm đầu thành lập. Được sự ủng hộ của nhà nước, và sự lỗ lực của cán bộ công nhân viên, Tổng công ty đã vững bứơc đi lên làm chủ thị trường về sản phẩm thiết bị cơ khí, xây dựng. Giai đoạn 1994 – 2003: sau 10 năm MIE đã sản xuất kết cấu thép tăng lên 10 lần (khoảng 30.000 tấn/năm). MIE đã mạnh dạn đầu tư và nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật mới và hiện đại như: máy cuốn tôn, máy cắt tôn (của Ý và Nhật), máy hàn tự động, bán tự động TIGMIG - các thiết bị thuỷ lực cỡ lớn v.v... Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật đã trưởng thành qua quá trình tham gia các công trình lớn của đất nước như xi măng, cán thép, mía đường, bia rượu... đã làm được các thiết bị siêu trường, siêu trọng. Một yếu tố thuận lợi nữa là vấn đề vay vốn, được ngân hàng tạo mọi điều kiện. Các yếu tố đó lại được đặt dưới sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ và Bộ Công nghiệp, thể hiện ở hai văn bản: Công văn số 797/CP-CN do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 17/6/2003 và Công văn số 2914/CV-KHĐT của Bộ Công nghiệp, giao cho MIE chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan và MIE là chủ đầu tư lập kế hoạch chi tiết thiết kế, chế tạo các thiết bị cơ khí thuỷ công cho các nhà máy thuỷ điện. Giai đoạn 2003- 2007: Tính từ tháng 7 năm 2003, ba đơn vị MIE, NARIME, VINAICON đã thực hiện các nghiên cứu, khảo sát, tổ chức sản xuất, cung cấp vật tư thiết bị cơ khí thuỷ công cho 3 nhà máy, ước tính "trọn gói" khoảng 6.500 tấn. Sau 1 năm triển khai, MIE đã bàn giao lô hàng đầu tiên cho Nhà máy Pleikrông vào ngày 28/10/2004 (khoảng 400 tấn) trước sự chứng kiến của Bộ Công nghiệp, Thành phố Hải Phòng và Chủ đầu tư. Thành công đó được đánh giá là công lao của hàng trăm con người, từ cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật cho tới anh chị em công nhân trực tiếp tham gia. Bước sang giai đoạn sắp tới. MIE sẽ giải quyết một khối lượng công việc rất lớn với những hạng mục mà lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam như Van cung cấp nước có kích thước lớn, đóng mở tự động bằng cơ cấu thuỷ lực; cầu trục chân dê 2 x 100 tấn; đường ống áp lực cao. Giai đoạn 2007 đến nay: Thực hiện văn bản số: 1187/BCN-TCCB ngày 23/3/2007 của bộ công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về kế hoạch, lộ trình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2007-2010: Trong năm 2007, Tổng công ty có 3 công ty TNHHNN một thành viên (dưới đây gọi tắt là Công ty) phải hoàn cổ phần hóa là: Công ty Xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí. Công ty Cơ khí Quang Trung Công ty Caric Nhưng do nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện cổ phần hóa công ty theo chỉ thị của chính phủ nên Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp đã đề nghị với bộ Công thương trước mắt chuyển Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Trong đó cty mẹ hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH một thành viên theo qui định của luật doanh nghiệp. 1.2: Các lĩnh vực kinh doanh Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất cơ khí và xây lắp công nghiệp. Tổng công ty có lực lượng nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm cơ khí với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo cơ bản. Các đơn vị sản xuất được trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết ( kể cả máy tự động chương trình số gia công cắt gọt, hàn, nhiệt luyện... ) để sản xuất máy, thiết bị công nghiệp, từ khâu tạo phôi, gia công cơ khí, lốc uốn, hàn áp lực, xử lý nhiệt đến kiểm tra xuất xưởng. Các lĩnh vực hoạt động chính: Chế tạo thiết bị toàn bộ và thiết bị lẻ cho nhiều ngành công nghiệp: Thiết bị nhà máy thủy điện Các thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, bơm bê tông, các trạm trộn bê tông ). Dây chuyền thiết bị chế biến nông sản, thực phẩm (mía đường, cà phê, bia, giấy, nước quả, bánh kẹo. Máy công cụ, máy ép thuỷ lực, máy vê chỏm cầu, máy ép cắt phế liệu thép, máy gói, bơm chất lỏng các loại, van các loại, quạt công nghiệp, hộp giảm tốc, thiết bị vận chuyển và nâng hạ. Thiết bị và phụ tùng phục vụ ngành khai thác dầu mỏ, khí đốt, thiết bị khai khoáng và tuyển quặng. Sản xuất thép cán, thép hình, ống thép hàn, khung nhà công nghiệp Sản xuất dụng cụ cắt kim loại : dao phay, mũi khoan, bàn ren, tarô, dụng cụ đồ nghề, phụ tùng máy... và các chi tiết tiêu chuẩn với độ bền cao như : Bulông, đai ốc cường độ cao cấp độ bền đến 10.9. Chế tạo thiết bị phục vụ xử lý môi trường như: Hệ thống xử lý khói , bụi , rác thải, nước thải dân dụng và công nghiệp. Thiết kế, chế tạo các hệ thống điều khiển tự động bằng mạch PLC dùng trong công nghiệp với sự trợ giúp của máy tính ( kể cả cung cấp phần mềm điều khiển ). Kinh doanh hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực y tế, công nghiệp và dân dụng. Các sản phẩm của tổng công ty có thể chế tạo theo thiết kế của nước ngoài hoặc tự thiết kế và chế tạo dưới sự giám sát nghiêm ngặt của chuyên gia tư vấn do đó đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm theo thiết kế. 1.3: Cơ cấu sản xuất kinh doanh Sơ đồ1: Tổ chức sản xuất Tổng công ty Máy & Thiết bị Công nhiệp  Các đơn vị thành viên: Công ty TNHH NN một thành viên gồm có 05 đơn vị: Công ty TNHH NN một thành viên Cơ khí Hà Nội Công ty TNHH NN một thành viên Cơ khí Quang Trung Công ty TNHH NN một thành viên Xuất nhập khẩu sản phẩm Cơ khí (Công ty Mecanimex, Nhà máy Qui chế Từ Sơn) Công ty TNHH NN một thành viên Cơ khí Duyên Hải Công ty TNHH NN một thành viên Caric Công ty cổ phần nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối có 02 đơn vị: Công ty cổ phần Dụng cụ số 1 Công ty cổ phần Cơ khí Cửu Long Công ty cổ phần nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối và các công ty góp vố cổ phần. Công ty cổ phần Đá Mài Hải Dương Công ty cổ phần Cơ khí chế tạo Hải Phòng Công ty cổ phần Kinh doanh thiết bị công nghiệp (Công ty Kinh doanh Thiết bị công nghiệp, Nhà máy quy chế II, Nhà máy quy chế III) Công ty cổ phần A74 Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Công ty cổ phần xi măng Đồng Bành Công ty cổ phần Đầu tư Thủy điện và Khoáng sản Hà Giang Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Sài Gòn – Hà Nội Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Công ty tư vấn Đầu tư và Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Công ty Xây lắp Công nghiệp Chi nhánh Tổng công ty – Công ty Cơ khí và xây lắp miền Trung Chi nhánh Tổng công ty tại TP. Hồ Chí Minh Các công ty liên doanh, liên kết: Công ty liên doanh Ebara Công ty liên doanh Hanvico 1.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 1.4.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Hội đồng quản trị có 05 thành viên ( trong đó có một thành viên kiêm Tổng Giám đốc, một thành viên kiêm Truởng ban Kiểm soát). Ban Tổng giám đốc gồm có: Tổng giám đốc và 04 Phó Tổng giám đốc. Các Phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ Tổng Công ty gồm 09 phòng ban và 83 CBCNV. Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản trị  1.4.2: chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Văn phòng: Văn phòng Tổng công ty là bộ máy làm việc của lãnh đạo Tổng công ty, có chức năng tham mưu giúp việc HĐQT và Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với toàn Tổng công ty. Chịu trách nhiệm điều hành công tác văn phòng và các hoạt động có liên quan đến trật tự, an ninh, văn hóa xã hội…. Giúp lãnh đạo Tổng công ty thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch công tác ngắn hạn, lập báo cáo tổng hợp công việc quản lý và điều hành của lãnh đạo Tổng công ty theo kế hoạch và đột xuất. Tiếp nhận và xử lý thông tin các tài liệu, công văn gửi đến, kiểm tra tính pháp chế của các văn bản phát ra, tổ chức quản lý và lưu trữ. Tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các phòng ban trong việc phối kết hợp chức năng, nhiệm vụ đảm bảo tiến độ kế hoạch công việc. Tổ chức tiếp khách, công tác đối nội, đối ngoại, biên tập và quản lý hồ sơ, biên bản hội nghị, các cuộc họp. Quản lý kinh phí hành chính, vãng lai, ngoại tệ, cơ sở vất chất, tài sản của cơ quan. Bảo đảm điều kiện, phương tiện làm việc,cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước với cán bộ công nhân viên cơ quan Tổng công ty. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác theo qui định của Tổng giám đốc. Phòng tổ chức cán bộ Chức năng tham mưu, giúp việc hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong công tác tổ chức – lao động và tiền lương. Giúp Tổng giám đốc thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổ chức công tác quản lý doanh nghiệp, quản lý cán bộ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nhận xét đánh giá cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cán bộ. Công tác lao động tiền lương. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác theo qui định của Tổng giám đốc. Phòng Kế hoạch và Đầu tư Chức năng tham mưu, giúp việc hội đòng quản trị và Tổng giám đốc trong công tác kế hoạch và đầu tư, giúp tổng giám đốc thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng chiện lược phát triển kinh tế, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho chương trình hoạt động của Tổng ty. Kịp thời giải quyết các yêu cầu liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư và bảo vệ sản xuất. Lập kế hoạch và giao kế hoạch sản xuất hàng năm cho các đơn vị thành viên Tổng công ty. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, đấu thầu dự án. Giúp Tổng giám đốc trong viêc điều hành thực hiện các hợp đồng kinh tế mà tổng công ty ký, cũng như việc theo dõi thực hiện hợp đồng kinh tế mà Tổng công ty ủy thác cho các thành viên. Có phương án phối hợp sản xuất, kịnh doanh giữa các đơn vị thành viên của Tổng công ty. Tìm kiếm các hợp đồng kinh tế và biện pháp thực hiện Thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ do hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao. Phòng quản lý và hợp tác khoa học công nghệ Chức năng tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty trong việc quản lý công nghệ, chất lượng sản phẩm và môi trường. Giúp Tổng giám đốc thực hiện các nhiệm vụ sau: Khai thác thị trường trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường. Tư vấn trong vấn đề đầu tư, dự án đầu tư về kỹ thuật và đổi mới trang thiết bị công nghệ. Quản lý công nghệ, chất lượng sản phẩm, thực hiện các qui định về bảo vệ tài nguyên và môi trường…….. Phòng Tài chính Kế toán Chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và cơ quan tổng giám đốc thực hiện chế độ về tài chính kế toán, thống kê và các chế độ liên quan khác, nhằm thực hiện điều lệ tổ chức về quản lý và qui chế quản lý tài chính Tổng công ty. Tổ chức bộ máy tài chính kế toán và công tác hạch toán kế toán tại Cơ quan Tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp mới thành lập. Tham gia công tác tổ chức, hạch toán kế toán tài chính, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ tài chính, kế toán với các doanh nghiệp hạch toán độc lập ở tổng công ty Tổng hợp, hạch toán về kết quả sản xuất kinh doanh của Cơ quan Tổng công ty, thu thập tình hình kế toán tài chính Tổng công ty theo định kỳ hoặc đột xuất các báo cáo để Tổng giám đốc báo cáo bộ và các cơ quan Nhà nước. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tổ chức, thực hiện về chế độ tài chính kế toán của Nhà nước đã ban hành và các văn bản mới ban hành đối với các doanh nghiệp trong Tổng công ty cũng như việc thực hiện qui chế quản lý tài chính kế toán và hạch toán kinh doanh của Tổng công ty, trên cơ sở báo cáo quyết toán tài chính phân tích, đánh giá, kiến nghị và những giải pháp nhằm sử dụng vốn có hiệu quả, không ngừng nâng cáo hiệu quả sử dụng và phát triển vốn. Lập kế hoạch tài chính và các kế hoạch liên quan để giao cho các doanh nghiệp trong toàn Tổng công ty, cũng như lập kế hoạch Cơ quan Tổng công ty. Cùng các phòng khác trong Tổng công ty chủ trì hoặc tham gia vào công tác quản lý, sản xuất kinh doanh có liên quan tới tài chính, kế toán do Tổng giám đốc giao nhiệm vụ. Tổ chức kiểm kê, tổng kiểm kê và kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty. Phòng xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế Chức năng tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong việc quản lý và điều hành các công việc thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Giúp Tổng giám đốc thực hiện các nhiệm vụ sau: Hoạch định chiến lược kinh tế đối ngoại của Tổng công ty. Mở rộng tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa, thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam đi lao động, làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Lập các dự án đầu tư, phương án liên doanh với nước ngoài, tổng hợp tình hình hoạt động trường kỳ của các công ty liên doanh. Là đầu mối liên hệ tổng giám đốc công ty và các đối tác nước ngoài. Tổ chức và quản lý các đoàn ra, đoàn vào thuộc diện Tổng công ty quản lý. Thực hiện chức năng nhiệm vụ khác theo quy định của Tổng giám đốc Các phòng thiết bị công trình 1, 2, 3: Chức năng tham mưu giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành các công việc của các Dự án nhà máy thủy điện, xi măng, giấy, cồn, ô xi già. Phòng có chức năng nghiên cứu, đổi mới các loại máy móc thiết bị cho phù hợp với sản xuất, cung cấp máy móc cho các công trình, nhà máy sản xuất. 1.5: Đặc điểm sản phẩm của Tổng công ty Sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Các công trình đều có thời gian xây dựng dài rất dễ gây ứ đọng vốn lưu động, mặt khác nếu dự toán thiếu vốn sẽ làm công tác thi công bị gián đoạn, kéo dài thời gian thi công gây lãng phí. Đây là một lý do quan trọng kiến Công ty phải làm tốt công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư nói chung và vốn lưu động nói riêng, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý theo định mức. Sản phẩm của Tổng công ty cần nhiều nguyên vật liệu để sản xuất ra một sản phẩm. Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm là gang thép các loại. Đây là loại nguyên liệu có khối lượng lớn nên gây nhiều khó khăn trong vận chuyển và chế tạo, do đó đòi hỏi Tổng công ty phải có những thiết bị có trọng tải lớn để vận chuyển đến nơi sản xuất. Bên cạnh đó loại nguyên liệu này chịu nhiều tác động của tự nhiên: dễ bị han rỉ trong thời tiết xấu…. làm chất lượng nguyên liệu bị giảm sút. Nhiều sản phẩm được sản xuất chung tên một số dây chuyền công nghệ: Vd các giai đoạn đầu của sản xuất là giống nhau như tiện, cắt gọt…. Sản phẩm đòi hỏi công nghệ sản xuất cao. Nhiều máy móc thiết bị của Tổng công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài do trong nước không đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm. Các sản phẩm xây dựng: Có nơi tiêu thụ cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, chất lượng, giá cả (chi phí xây dựng) sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn vào điều kiện địa chất, thủy văn, khí hậu. Khi thay đổi nơi sản xuất thì lực lượng sản xuất (lao động, thiết bị thi công, phục vụ thi công, vật tư kỹ thuật…) cũng phải di động theo. Do đó, để dự toán vốn xây dựng được chính xác Công ty luôn phải chú trọng công tác đánh giá chuẩn bị đầu tư và xây dựng cho từng công trình cụ thể. Tuy TCT mới chuyển sang lĩnh vực xây lắp nhưng các sản phẩm đều được khách hàng tin cậy và công nhận chất lượng. Sản phẩm trong lĩnh vực này là xây, lắp ráp các khung nhà công nghiệp. Do đó các sản phẩm này có đặc điểm: lắp ráp dễ dàng, ít chi tiết, có thể tháo rỡ và vận chuyển dễ dàng, được sản xuất ở một nơi và hoàn thành tại nơi khác. Khó khăn của sản xuất sản phẩm này là: khối lượng lớn, cồng kềnh, các chi tiết đòi hỏi phải đúng qui định, theo thiết kế. Nếu sản xuất bị sai kích cỡ sẽ dẫn đến không thể lắp đặt tiếp tục được. Do khối lượng sản phẩm lớn nên khói khăn cho việc bảo quản khi thời tiết khắc nhiệt. Một số sản phẩm TCT đã thực hiện: Toàn bộ nhà xưởng của Công ty Cơ khí và Xây lắp công nghiệp. Tham gia cải tạo và mở rộng Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Xây dựng lắp đặt thiết bị nhà máy liên doanh sản xuất ôxit kẽm Việt-Thái Bắc Cạn… Tổng công ty còn sản xuất nhều thiết bị đồng bộ cho các ngành sản xuất giấy, xi măng, thủy điện, nhiệt điện…Sản phẩm chính của công ty là các loại máy cơ khí, phụ tùng, cho máy công nghiệp… Tổng công ty là nhà thầu cung cấp thiết bị cho các công trình điển hình như : Máy ép khung rộng 400 tấn cho kệ máy làm chỏm cầu các bồn chứa lớn, lắp đặt tại Công ty Máy và thiết bị hoá chất - Công ty CARIC. Máy cắt đầu sắt cán 150 tấn lắp đặt tại Nhà máy VICASA ( Công ty thép Miền Nam) Hệ thống thuỷ lực ép phôi vụn lắp đặt tại Công ty HAMECO. Thiết bị toàn bộ các nhà máy thuỷ điện 300 - 2000 KW (Phú Ninh, Nậm Má, Thác thuỷ, Trà bồng ...) Thiết bị toàn bộ cho Nhà máy xi măng Lưu Xá- Thái Nguyên. Dây chuyền thiết bị sản xuất săm lốp ô tô, xe máy cho nhà máy Cao su Đà Nẵng, Cao su Sao Vàng. Thiết bị tuyển quặng cho Nhà máy tuyển quặng Apatit Lào Cai. Các thiết bị lẻ phục vụ tuyển nổi vàng, kẽm, chì Hoà Bình, Lào Cai. Thiết bị đồng bộ hệ thống lọc bụi cho Công ty thép miền Nam và Công ty Gang thép Thái Nguyên. Dây chuyền thiết bị định hình viên kẹo cho các công ty Đường Biên Hoà, Hiệp Hoà, Lam Sơn... Hàng nghìn tấn thiết bị đòi hỏi kỹ thuật cao cho các Công ty đường như Liên doanh BOURBON Tây Ninh, TATE & LYLE Nghệ An, Quảng Ngãi, Hiệp Hoà. Hàng trăm trạm bơm cấp thoát nước phục vụ nông nghiệp và dân sinh trong cả nước. Thiết bị, phụ tùng phục vụ khai thác dầu khí cho Liên doanh Vietso-Petro, kể cả các thiết bị dầu giếng chịu áp suất, nhiệt độ cao. Bồn áp lực cho nhà máy khí hoá lỏng Dinh cố Bà Rịa- Vũng Tàu... Thiết bị chính cho nhà máy bia HEINIKEN và bia Sài Gòn. Năm 2002, Tổng công ty là Tổng thầu EPC xây dựng nhà máy bia 10 triệu lít/năm cho Tỉnh Quảng Nam, công trình xây dựng được hoàn thành trong vòng 12 tháng và được đánh giá có chất lượng cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống treo.doc