MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 2
1.1. Thông tin chung về khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 2
.1.1. Cơ sở pháp lý của khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 . 3
.1.2. Thông tin về khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 3
.1.3. Thông tin về hoạt động sản xuất của KCN Nhơn Trạch 5 . 5
1.2 . Cơ sở pháp lý lập hiện trạng môi trường tại KCN Nhơn Trạch 5 7
1.3 . Mục tiêu . 8
1.4 . Tổ chức thực hiện . 9
1.5 . Quy trình tổ chức thực hiện . 9
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN . 10
2.1. Không khí . 11
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh . 10
2.1.2. Các biện pháp khống chế . . 12
2.2. Nước thải . 14
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh . 14
2.2.2. Các biện pháp khống chế . . 16
2.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại 20
2.3.1. Nguồn gốc phát sinh . . 20
2.3.2. Các biện pháp khống chế . 21
2.4. Phòng chống sự cố 24
2.4.1. Sự cố cháy nổ . . 24
2.4.2. Sự cố rơi vãi chất thải nguy hại . 25
2.5. Diện tích cây xanh 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG . 26
3.1. Chất lượng môi trường không khí . . 26
3.1.1. Kết quả đo vi khí hậu và độ ồn . . 27
3.1.1.2. Nhiệt độ 28
3.1.1.2. Độ ẩm 29
3.1.1.3. Tốc độ gió . 29
3.1.1.4. Độ ồn . 30
3.1.2. Kết quả chất lượng môi trường không khí xung quanh . 30
3.1.2.1. Bụi . 32
3.1.2.2. SO2 . . 33
3.1.2.3. CO . 34
3.1.2.4. NO2 . 33
3.1.2.5. Pb 34
3.1.3. Nhận xét chung . . 34
3.2. Chất lượng nước thải . 34
3.2.1. Chất lượng nước thải tại nhà máy XLNT KCN Nhơn Trạch 5 . 34
3.2.2. Chất lượng nước thải tại các nhà máy thành viên trong
KCN Nhơn Trạch 5 . 40
3.2.2.1. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Sun Yad
Việt Nam Technology . . 41
3.2.2.2. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Ubest VN
Polymer Industry . . 41
3.2.2.3. Chất lượng nước thải Công ty Cổ phần Cơ khí Điện Lữ Gia . 42
3.2.2.4. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Trung tâm gia
công Posco VN . . 43
3.2.2.5. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Dệt Texhong Việt Nam . 44
3.2.2.6. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Sam Hwan Vina . 45
3.2.2.7. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Young Wire Vina . . 46
3.2.2.8. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Hyosung Việt Nam . 47
3.2.2.9. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Vật liệu Triển Vũ VN . 48
3.2.2.10. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Jang In Furniture VN .48
3.2.2.11. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Oto Vina . 49
3.2.3. Nhận xét chung về chất lượng nước thải . 49
3.3. Chất lượng nước mặt . 50
3.4. Chất lượng nước ngầm . 53
3.5. Chất lượng môi trường đất . . 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 58
Kết luận . . 58
Kiến nghị . . 59
Cam kết . . 60
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2825 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Giám sát hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải sinh hoạt. Hệ thống xử lý cục bộ công suất 20m3/ngày.đêm
+ Công ty TNHH Ubest Việt Nam Polymer Industry: chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Công ty có sử dụng nước trong công đoạn làm mát và lượng nước này được tuần hoàn tái sử dụng và định kì thải bỏ 6 tháng một lần và dùng để tưới cây.
+ Công ty TNHH Vật liệu KHKT Triển Vũ Việt Nam:
Nước thải sinh hoạt: Thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn rồi được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải cục bộ của Công ty.
Nước thải sản xuất: Được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải cục bộ với công suất 20m3/ngày.đêm, xử lý theo công nghệ hóa lý kết hợp sinh học.
+ Công ty TNHH Nakagawa Denka ĐN: Nước được sử dụng chủ yếu là nước sinh hoạt, vệ sinh và làm mát thiết bị. Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ với công suất 290m3/ngày.đêm.
+ Công ty TNHH Jang In Furniture Việt Nam: Chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
+ Công ty Cơ khí điện Lữ Gia: Không sử dụng nước trong quá trình sản xuất. Chủ yếu là nước thải sinh hoạt, được thu gom cho qua bể tự hoại sau đó xả thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN.
+ Cty TNHH Trung tâm gia công Posco Việt Nam: Nước thải phát sinh từ nhà ăn và nước vệ sinh. Chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
+ Công ty cổ phần Dệt Texhong Việt Nam: Chủ yếu là nước giải nhiệt và nước thải sinh hoạt. Chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải
+ Công ty TNHH Huyndai Welding Vina: Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ.
+ Công ty TNHH Sam Hwan Vina: Nước làm nguội sản phẩm và nước thải sinh hoạt, chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
+ Công ty TNHH Oto Vina: Không phát sinh nước thải sản xuất. Nước thải phát sinh chủ yếu từ nhà ăn và nước vệ sinh, chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ.
+ Công ty TNHH Young Wire Vina: Nước thải phát sinh từ nhà ăn và nước vệ sinh, chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải
+ Công ty TNHH Hyosung Việt Nam: Nước thải thải phát sinh từ khâu làm mát, nước qua thiết bị hấp thụ khí, nước thải sản xuất, nhà ăn, vệ sinh. Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ với công suất 2.200 m3/ngày.đêm.
- IDICO đã tiến hành tách riêng hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải cho KCN Nhơn Trạch 5 và yêu cầu các nhà máy thành viên phải đấu nối theo đúng quy định.
- IDICO đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Trạch 5 (giai đoạn 1, công suất 4.000m3/ngđ) từ tháng 6/2010. Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Trạch 5 áp dụng công nghệ xử lý sinh học kết hợp với xử lý hoá lý và hồ đệm sinh học nhằm đảm bảo hệ thống luôn hoạt động có hiệu quả ngay cả khi có sự cố đối với các công trình xử lý sinh học. Chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột B ứng với Kq = 0,9; Kf = 1,0; Sơ đồ quy trình công nghệ được trình bày trong hình 1.1.
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ trạm Xử lý nước thải KCN Nhơn Trạch 5
NT Nhà máy NN
NT Nhà máy N2
NT Nhà máy N1
Xử lý sơ bộ N1
Xử lý sơ bộ NN
Xử lý sơ bộ N2
Cống chung của KCN
Mương chắn rác/song chắn rác
Tách dầu mỡ
Bể gom
Máy tách rác tinh
Bể điều hòa
Axit/xút
Tuần hoàn
Bể kị khí UAF
NPK
Bể hiếu khí FBR
Không khí
Hoàn lưu bùn
Bể gom bùn
Bể lắng cấp 1
Bể nén bùn
Tạo keo tụ & bông tụ
PAC/Polymer
Bể lắng 2
Máy ép bùn
Chlorine
Bánh bùn đem đi phân hủy
Khử trùng
Hồ sự cố
Nguồn tiếp nhận
Mô tả quy trình công nghệ:
Nước thải sau khi được tiền xử lý từ các nhà máy đạt tiêu chuẩn xả thải của khu công nghiệp sẽ được thu gom theo hệ thống cống thu gom nước thải của KCN về nhà máy xử lý tập trung. Tại đây, nước thải được qua mương lắng cát B01 rồi vào bể gom B02 của nhà máy xử lý nước thải tập trung. Song chắn rác thô được đặt tại đầu vào bể gom B02 nhằm loại bỏ các cặn rác kích thước lớn, có khả năng gây tắc nghẽn đường ống và thiết bị, có trong nước thải.
Tại bể điều hòa, nước thải được điều hòa cả về lưu lượng cũng như cường độ ô nhiễm của nước thải. Tại bể điều hòa kỵ khí nước thải được khuấy trộn nhờ hệ thống sục khí bề mặt.
Từ bể điều hòa nước thải được bơm với lưu lượng đều sang bể phân hủy sinh học kỵ khí lọc ngược AF. Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải. Bể phân hủy kỵ khí được lắp vật liệu đệm để làm giá thể cho nhiều loại vi sinh vật kỵ khí nhằm duy trì một lượng vi sinh vật ổn định trong bể. Dinh dưỡng được bổ sung vào bể để nuôi vi sinh vật. Nước thải trong bể phân huỷ sinh học kỵ khí được khuấy trộn nhờ hệ thống bơm tuần hoàn.
Nước thải sau bể kỵ khí sẽ tự chảy vào bể phân hủy sinh học hiếu khí đệm cố định (FBR). Trong bể FBR, không khí được cấp vào liên tục nhằm cung cấp oxy cho quá trình phân huỷ sinh học hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Để duy trì lượng vi sinh vật ở mật độ cao, bể hiếu khí được lắp vật liệu đệm làm giá thể cho các vi sinh vật bám vào.
Nước sau bể phân hủy sinh học hiếu khí đệm cố định sẽ chảy qua bể lắng cấp 1 để tách bùn. Bùn từ bể lắng cấp 1 một phần sẽ được hồi lưu về bể hiếu khí, phần dư sẽ được bơm về bể thu bùn. Nước thải sau khi tách bùn sinh học sẽ được chuyển qua công đoạn xử lý hóa lý nhằm loại bỏ phần còn lại các chất ô nhiễm không thể phân hủy sinh học có trong nước thải. Công đoạn xử lý hóa lý bao gồm các khâu:
Keo tụ bằng PAC (poly aluminium chloride).
Tạo bông bằng polymer dạng cationic.
Lắng tách cặn bằng bể lắng ly tâm.
Nước thải sau bể lắng ly tâm sẽ được chảy qua ngăn khử trùng sử dụng Calcium hypochloride - Ca(OCl)2.
Một phần bùn lắng từ bể lắng cấp 2 sẽ được tuần hoàn lại bể keo tụ để tăng khả năng keo tụ và giảm chi phí vận hành. Phần còn lại cùng với bùn dư từ bể lắng cấp 1 sẽ được đưa về bể nén bùn, sau đó được ép thành bánh bằng máy ép bùn. Các bánh bùn này được đưa đi chôn lấp theo chất thải rắn.
Nước thải sau xử lý hóa lý sẽ được chuyển qua hồ sự cố. Nước thải sau hồ sự cố sẽ đảm bảo đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột B ứng với Kq= 0,9; Kf=1,0 trước khi xả thải ra môi trường.
2.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại
2.3.1. Nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh do hoạt động sinh hoạt của toàn bộ nhân viên, công nhân trong khu công nghiệp bao gồm: giấy vụn, nylon, thủy tinh, rác thực phẩm,…và một số hoạt động khác.
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, thành phần chất thải rắn rất đa dạng phụ thuộc vào công nghệ sản xuất như carton, giấy vụn, phế phẩm, mạt kim loại…
Chất thải rắn nguy hại: bao bì hóa chất, hóa chất thừa, cặn dầu nhớt, bóng đèn, giẻ lau dính hóa chất, bùn thải chứa thành phần nguy hại.
Bảng 2.4:Khối lượng chất thải rắn, chất thải nguy hại các Công ty trong KCN Nhơn Trạch 5 vào 6 tháng cuối năm 2010
STT
Tên doanh nghiệp
Khối lượng (kg/tháng)
CTR
CTNH
1
Công ty TNHH Sunyad VN Technology
4.260
1.720
2
Công ty TNHH Ubest VN Polymer Industry
440
261
3
Công ty TNHH Vật liệu KHKT Triển Vũ Việt Nam
55
50
4
Công ty TNHH Jang In Furniture VN
3.000
800
5
Công ty TNHH Nakagawa Denka ĐN
520
20
6
Cty TNHH Trung tâm gia công Posco VN
60
70
7
Công ty CP Dệt Texhong Việt Nam
1.600
550
8
Cty TNHH Huyndai Welding Vina
10.000
7.000
9
Công ty TNHH Oto Vina
5.700
3.520
10
Công ty TNHH Hyosung Việt Nam
1.000.000
160
11
Công ty TNHH Young Wire Vina
3.261
99,5
12
Công ty TNHH Lock & Lock Vina
1.500
4
13
Công ty TNHH Sam Hwan Vina
15.000
30
14
Công ty CP Cơ Khí Điện Lữ Gia
50
10
2.3.2. Các biện pháp khống chế:
Chất thải rắn trong KCN, bên ngoài nhà máy: chủ yếu là lá cây, rác sinh hoạt và đất cát do đi lại, vận chuyển,… được thu gom chở đi đổ vào nơi quy định.
Chất thải rắn của các nhà máy do các nhà máy tự chịu trách nhiệm xử lý:
Chất thải rắn sinh hoạt được các Công ty thu gom và hợp đồng với các đơn vị có chức năng đến vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.
Đối với chất thải như bao bì carton, vải vụn, da vụn, sắt thép,...các nhà máy tận dụng sử dụng lại hoặc bán cho các cơ sở tái chế. Thành phần không thể tái chế được thu gom, xử lý chung với chất thải rắn sinh hoạt.
Riêng với chất thải nguy hại phải được thu gom riêng và thuê đơn vị có chức năng đến vận chuyển và xử lý theo đúng quy định. Các Công ty đã được cấp sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải CTNH.
Công ty TNHH Ubest Việt Nam Polymer Industry: số 386/SĐK-TNMT, mã số QLCTNH 75.0000136.T.
Công ty TNHH Vật liệu KHKT Triển Vũ Việt Nam: số 767/SĐK-TNMT, mã số QLCTNH 75.000623.T.
Công ty TNHH Sunyad Việt Nam Technology: số 608/SĐK-TNMT, mã số QLCTNH 75.0000171.T.
Công ty TNHH Oto Vina: Số 787/SĐK-TNMT, mã số QLCTNH 75.000667.T.
Công ty TNHH Nakagawa Denka Đồng Nai: Mã số QLCTNH 75.000640.T.
Công ty CP Cơ Khí Điện Lữ Gia: Mã số QLCTNH 75.001299.T.
Công ty TNHH Hyosung Việt Nam: Số 30/SĐK-TNMT, mã số QLCTNH 75.000687.T.
Công ty TNHH Trung tâm gia công Posco Việt Nam: Mã số QLCTNH 75.001198.T.
Công ty TNHH Hyundai Welding Vina: Mã số QLCTNH 75.000815.T.
Công ty cổ phần Dệt Texhong Việt Nam: Mã số QLCTNH 75.000659.T.
Công ty TNHH Sam Hwan Vina: Mã số QLCTNH 75.000014.T.
Bảng 2.5: Các đơn vị thu gom và xử lý CTR cho các nhà máy trong KCN
Stt
Tên doanh nghiệp
Đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý
1
Công ty TNHH Sunyad
Việt Nam Technology
CTR: HTX DV Vệ sinh môi trường Hiệp Hòa
CTRNH: Công ty TNHH SX-DV-TM Môi trường Việt Xanh
2
Công ty TNHH Ubest Việt Nam Polymer Industry
CTR: HTX DV Vệ sinh môi trường Hiệp Hòa
CTRNH: Công ty TNHH Môi trường Tươi Sáng
3
Công ty TNHH Vật liệu KHKT Triển Vũ Việt Nam
CTR: HTX DV Vệ sinh môi trường Hiệp Hòa
CTRNH: Công ty TNHH Môi trường Tươi Sáng
4
Công ty TNHH Nakagawa Denka Đồng Nai
CTR: Công ty TNHH Bách Hợp
CTRNH: Công ty TNHH Bách Hợp
5
Công ty TNHH Jang In Furniture Việt Nam
CTR: DNTN Bảo Hưng Phát
CTRNH: Công ty CP Môi trường Việt Đức
6
Công ty TNHH Trung tâm gia công Posco Việt Nam
CTRNH: Công ty Cổ phần Việt Úc
7
Công ty cổ phần Dệt Texhong VN
CTR: DNTN SX TM DV MT Duy Khôi; DNTN TM Phước Thảo; Công ty TNHH Tấn Sanh
CTRNH: Công ty cổ phần Môi trường Việt Úc
8
Cty TNHH Hyundai Welding Vina
- CTR: DNTN SX TM Trung Tuyền
- CTRNH: Công ty Bầu trời Tươi Sáng
9
Công ty TNHH Oto Vina
CTR: Công ty TNHH Liên Thông Xanh; HTX DV Vệ sinh môi trường Hiệp Hòa
CTRNH: Công ty Cổ phần môi trường Việt Úc
10
Công ty TNHH Young Wire Vina
CTR: Công ty TNHH Lê Thiện Nguyễn Duy
11
Công ty TNHH Hyosung Việt Nam
CTR: Công ty Tân Thiên Nhiên; Dịch vụ TM Hòa Phượng
CTRNH: Công ty TNHH SX-TM-DV Việt Xanh
12
Công ty TNHH Sam Hwan Vina
CTR: Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Nhớ
CTRNH: Công ty cổ phần Môi trường Việt Úc
13
Công ty TNHH Lock & Lock Vina
CTR: Công ty TNHH MTV Mai Linh
CTRNH: Công ty TNHH Bá Phát
2.4. Phòng chống sự cố
2.4.1. Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 là khả năng cháy nổ trong các nhà máy như các kho chứa nhiên liệu, các trạm biến điện, sự cố chập điện…
Khi sự cố cháy nổ xảy ra sẽ bị thiệt hại về người và tài sản, do đó các biện pháp phòng chống cháy nổ sẽ được quan tâm chú ý đặc biệt ngay từ giai đoạn thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng. Các biện pháp phòng chống cháy, nổ sẽ tuân thủ theo các qui định, tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam có tính đến đặc thù của từng ngành công nghiệp.
Công tác phòng chống cháy, nổ và sự cố thuộc phạm vi các nhà máy trong KCN do các Công ty tự đảm bảo và được trình bày trong các bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường của từng nhà máy và định kỳ cập nhật trong các báo cáo giám sát môi trường.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đã thành lập đội chuyên trách về PCCC, xây dựng phương án phối hợp với đội Phòng cháy chữa cháy huyện Nhơn Trạch phòng chống cháy, nổ cho KCN Nhơn Trạch 5, sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.
2.4.2. Sự cố rơi vãi chất thải nguy hại
Sự cố rơi vãi chất thải nguy hại do vận chuyển không bằng xe chuyên dụng, bị tai nạn…do sơ xuất của công nhân khi vận hành. Khi bị rơi vãi chất thải nguy hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và nếu không kịp thời xử lý sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Để phòng chống sự cố, ngoài các quy định về quản lý chất thải nguy hại hiện hành, IDICO sẽ thiết lập các quy định về an toàn trong vận chuyển, lưu trữ các loại chất thải nguy hại trong khu công nghiệp và yêu cầu các nhà máy thành viên phải tuân thủ theo các quy định này.
2.5. Diện tích cây xanh
Cùng với diện tích cây xanh công cộng, diện tích cây xanh phần đất chưa cho thuê, khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 còn có diện tích cây xanh trong các công ty. Tỷ lệ đảm bảo đúng theo quy hoạch đã được duyệt.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Ban quản lý dự án các khu công nghiệp IDICO đã phối hợp với Công ty cổ phần Kiểm định xây dựng IDICO VINACONTROL và Trung tâm phân tích & thử nghiệm 2 – Vinacontrol tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường không khí, nước thải, nước mặt, nước ngầm và môi trường đất cho KCN Nhơn Trạch 5 như sau:
3.1. Chất lượng môi trường không khí
- Thời gian đo đạc, thu mẫu: 28-29/12/2010
- Số điểm đo đạc, thu mẫu: 12 điểm
+ K1: Giao lộ N2 - 319B (Trước Công ty Triển Vũ)
+ K2: Đường 25C - Giáp KCN Nhơn Trạch 2
+ K3: Ngã 4 giao lộ D3b, D3a - N2
+ K4: Giao lộ N8 - D2
+ K5: Cổng Nhà máy xử lý nước thải tập trung
+ K6: Cuối đường D3a - Giáp KCN Nhơn Trạch 2
+ K7: Trên đường 319b (rước công ty Sun Yad)
+ K8: Ngã 3 giao lộ N2 - D4
+ K9: Cuối đường D2
+ K10: Cuối đường N2 - Gần Công ty Hyosung
+ K11: Giao lộ đường D2 - N5
+ K12: Liên KCN hướng về khu dân cư Phước An
- Tại mỗi điểm tiến hành đo vào 2 lần trong ngày (buổi sáng và buổi chiều).
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu được trình bày trong phụ lục Sơ đồ vị trí giám lấy mẫu KCN Nhơn Trạch 5.
- Các chỉ tiêu phân tích: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió) tiếng ồn, nồng độ bụi, CO, SO2, NO2 và Pb.
- Điều kiện đo đạc và thu mẫu: hoạt động của KCN diễn ra bình thường, trời nắng, gió nhẹ. Trong KCN hiện tại có nhiều nhà máy đang trong giai đoạn thi công xây dựng mở rộng sản xuất: Lock and Lock, Texhong, Hyosung…
- Kết quả đo đạc và phân tích được trình bày trong các bảng dưới đây:
3.1.1. Kết quả đo vi khí hậu và độ ồn
- Bảng 3.1: Kết quả đo vi khí hậu và độ ồn ngày 28/12/2010
Vị trí
thu mẫu
Thời gian
Vi khí hậu
Độ ồn (dBA)
Nhiệt độ
(oC)
Độ ẩm
(%)
Tốc độ
gió (m/s)
Hướng gió
K1
08h25
28,0
70,4
1,5
Đông Bắc
68,37
15h35
36,1
51,9
0
-
68,75
K2
8h50
30,5
63,9
2,3
Đông Bắc
66,35
15h10
38,2
49,5
2,8
Đông Bắc
64,97
K3
9h15
34,7
56,3
0
-
66,7
14h45
37,7
47,0
2,8
Đông Bắc
74,12
K4
10h15
31,9
58,1
2,4
Đông Bắc
70,18
13h55
38,5
47,1
1,7
Đông Bắc
72,88
K5
8h00
26,9
74,5
2,5
Đông Bắc
72,65
16h05
32,0
59,5
3,3
Đông Bắc
71,68
K6
9h40
32,0
59,8
1,6
Đông Bắc
63,88
14h20
41,0
43,7
0,8
Đông Bắc
64,8
QCVN 26:2010/BTNMT
70
- Bảng 3.2: Kết quả đo vi khí hậu và độ ồn ngày 29/12/2010
Vị trí
thu mẫu
Thời gian
Vi khí hậu
Độ ồn (dBA)
Nhiệt độ
(oC)
Độ ẩm
(%)
Tốc độ
gió (m/s)
Hướng gió
K7
9h25
35,1
53,6
0,5
Đông Bắc
59,12
14h05
36,5
50,6
0
66,7
K8
8h00
26,7
70,2
0
75,18
15h45
29,1
65,5
1,5
Đông Bắc
68,03
K9
8h25
28,4
65,5
0
68,32
14h30
33,1
57,3
0,6
Đông Bắc
67,40
K10
8h55
30,5
61,2
0
71,35
15h20
32,4
59,5
0,7
Đông Bắc
73,17
K11
10h00
37,9
46,3
0
60,08
14h55
35,5
52,7
0
61,55
K12
10h30
37,1
46,2
0,6
Đông Bắc
56,78
16h10
32,3
57,9
0,6
Đông Bắc
61,23
QCVN 26:2010/BTNMT
70
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
3.1.1.1. Nhiệt độ:
Biểu đồ 3.1: Diễn biến nhiệt độ tại các vị trí thu mẫu
Qua kết qua đo đạc ở bảng 3.1, bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy, nhiệt độ không khí ở các vị trí lấy mẫu tại thời điểm giám sát dao động từ 26,7÷410C. Yếu tố nhiệt độ thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết lúc đo.
3.1.1.2. Độ ẩm
Biểu đồ 3.2: Diễn biến độ ẩm tại các vị trí thu mẫu
Độ ẩm không khí ở các vị trí lấy mẫu tại thời điểm giám sát dao động từ 43,7÷74,5% và thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết lúc đo.
3.1.1.3. Tốc độ gió
Biểu đồ 3.3: Diễn biến tốc độ gió tại các điểm quan trắc
Qua kết qua đo đạc ở khu vực lấy mẫu tại thời điểm giám sát cho thấy tốc độ gió tại các vị trí lấy mẫu là tương đối thấp, dao động từ 0 ÷ 3,3m/s.
3.1.1.4. Độ ồn
Biểu đồ 3.4: Độ ồn trung bình tại các vị trí thu mẫu
Qua kết qua đo đạc ở bảng 3.1, bảng 3.2 và biểu đồ 3.4 cho thấy, độ ồn tại các điểm thu mẫu dao động trong khoảng 56,78÷75,18dBA. Hầu hết độ ồn ở các vị trí lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2009/BTNMT (<70dBA). Riêng độ ồn ở vị trí vượt quá giới hạn cho phép như: K3, K4 vào buổi chiều (nguyên nhân vào thời điểm lấy mẫu có nhiều phương tiện giao thông qua lại) và tại vị trí K5, K8 K10 (nguyên nhân tại khu vực lấy mẫu đang có công trường thi công xây dựng liền kề và thời điểm lấy mẫu có nhiều phương tiện giao thông qua lại).
3.1.2. Kết quả chất lượng môi trường không khí xung quanh
Bảng 3.3: Kết quả phân tích không khí xung quanh đo ngày 28/12/2010
Vị trí
thu mẫu
Thời gian
Kết quả phân tích (mg/m3)
Bụi
SO2
CO
NO2
Pb
K1
08h25
0,14
0,047
0,375
0,008
0,004781
15h35
0,13
0,067
0,424
0,023
0,006018
K2
8h50
0,08
0,106
0,341
0,015
0,005261
15h10
0,07
0,074
0,763
0,014
0,004949
K3
9h15
0,07
0,152
0,725
0,006
0,003663
14h45
0,12
0,081
0,62
0,015
0,005107
K4
10h15
0,17
0,109
0,829
0,017
0,005517
13h55
0,16
0,146
0,539
0,007
0,004184
K5
8h00
0,15
0,061
0,922
0,025
0,006118
16h05
0,15
0,145
0,672
0,028
0,006970
K6
9h40
0,05
0,081
0,615
0,003
0,002720
14h20
0,06
0,11
0,81
0,005
0,003516
QC 05:2009
0,3
0,35
30
0,2
-
Bảng 3.4: Kết quả phân tích không khí xung quanh đo ngày 29/12/2010
Vị trí
thu mẫu
Thời gian
Kết quả phân tích (mg/m3)
Bụi
SO2
CO
NO2
Pb
K7
9h25
0,06
0,008
0,647
0,029
0,005184
14h05
0,05
0,024
0,672
0,011
0,003312
K8
8h00
0,15
0,061
0,454
0,025
0,004823
15h45
0,09
0,078
0,937
0,036
0,006861
K9
8h25
0,19
0,016
0,510
0,022
0,004938
14h30
0,13
0,041
0,609
0,035
0,006053
K10
8h55
0,13
0,027
0,410
0,032
0,005827
15h20
0,09
0,05
0,458
0,023
0,005034
K11
10h00
0,06
0,038
0,469
0,014
0,004088
14h55
0,05
0,039
0,622
0,019
0,004634
K12
10h30
0,05
0,056
0,482
0,013
0,003991
16h10
0,05
0,019
0,560
0,032
0,005435
QC 05:2009
0,3
0,35
30
0,2
-
QC 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
3.1.2.1. Bụi
Biểu đồ 3.5: Diễn biến nồng độ bụi tại các vị trí thu mẫu
Qua kết quả phân tích ở bảng 3.3, bảng 3.4 và biểu đồ 3.5 cho thấy, nồng độ bụi tại các điểm thu mẫu dao động từ 0,05÷0,19mg/m3, chênh lệch bụi giữa điểm lớn nhất và nhỏ nhất là 0,14mg/m3. Nồng độ bụi tại các vị trí giám sát vào cả buổi sáng và chiều đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT (<0,3mg/m3).
3.1.2.2. SO2
Biểu đồ 3.6: Diễn biến nồng độ SO2 tại các vị trí thu mẫu
Hàm lượng SO2 tại các điểm thu mẫu nằm trong khoảng 0,008÷0,152mg/m3, chênh lệch SO2 giữa điểm lớn nhất và nhỏ nhất là 0,504mg/m3. Giá trị SO2 tại các vị trí giám sát đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT (<0,35 mg/m3).
3.1.2.3. CO
Biểu đồ 3.7: Diễn biến nồng độ CO tại các vị trí thu mẫu
Kết quả phân tích ở bảng 3.3, bảng 3.4 và biểu đồ 3.7 cho thấy, hàm lượng CO tại các điểm lấy mẫu vào cả hai buổi trong ngày là khá thấp, dao động trong khoảng 0,375÷0,937mg/m3, chênh lệch CO giữa điểm lớn nhất và nhỏ nhất là 0,562. Giá trị CO tại các vị trí lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép và thấp hơn nhiều lần so với QCVN 05:2009/BTNMT (<30mg/m3).
3.1.2.4. NO2
Biểu đồ 3.8: Diễn biến nồng độ NO2 tại các vị trí thu mẫu
Nồng độ NO2 tại các điểm thu mẫu dao động từ 0,003÷0,035mg/m3, đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT (<0,2mg/m3). Kết quả được thể hiện trên biểu đồ 3.8
3.1.2.5. Pb
Biểu đồ 3.9: Diễn biến nồng độ Pb tại các vị trí thu mẫu
Qua kết quả phân tích ở bảng 3.3, bảng 3.4 và biểu đồ 3.9 cho thấy, nồng độ Pb thấp nhất tại K6 vào buổi sáng (0,00272mg/m3) và cao nhất tại K5 vào buổi chiều (0,00697mg/m3), chênh lệch Pb giữa các điểm có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất là 0,00425mg/m3.
3.1.3. Nhận xét chung chất lượng môi trường không khí
Từ kết quả đo đạc và phân tích cho thấy chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 là tương đối tốt. Hầu hết các thông số ô nhiễm môi trường không khí xung quanh gồm: hàm lượng bụi, NO2, SO2, CO, Pb ở tất cả 12 điểm lấy mẫu vào buổi sáng và chiều đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT, riêng độ ồn ở một số vị trí trong khu công nghiệp còn vượt giới hạn cho phép của QCVN 26:2009/BTNMT.
3.2. Chất lượng nước thải
3.2.1. Chất lượng nước thải tại nhà máy XLNTT KCN Nhơn Trạch 5
- Đợt 3: Đến tháng 7/2010 nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 bắt đầu chính thức đi vào hoạt động. Theo yêu cầu của Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai, ngày 21/7/2010 Ban quản lý các dự án KCN IDICO đã phối hợp với Phòng thí nghiệm phân tích môi trường khu vực III lấy 3 mẫu đầu ra tại nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 5 sau khi xử lý.
- Đợt 4: Ngày lấy mẫu: 28/12/20120, lấy 1 mẫu đầu vào hệ thống XLNT và 1 mẫu đầu ra sau khi đã được xử lý.
Kết quả phân tích được trình bày trong bảng dưới đây
Bảng 3.5: Kết quả phân tích nước thải tại nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 5 đợt 3
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị
Kết quả
QCVN 24:2009/ BTNMT, cột B
Kq=0,9; Kf=1
NT1-T5
NT2-T5
NT3-T5
pH
-
6,312
6,236
6,570
5,5 -9
BOD5
mgO2/l
13
11
13
45
COD
mgO2/l
70
67
65
90
TSS
mg/l
0,8
0,4
0,8
90
Cl-
mg/l
296,39
298,39
314,82
540
Cd
mg/l
0,185
0,066
0,268
9
Pb
mg/l
1,403
0,274
0,736
450
Hg
mg/l
KPH
KPH
KPH
9
T.N
mg/l
13,358
13,675
15,450
27
T.P
mg/l
0,004
0,045
0,006
5,4
CN-
mg/l
0,4
1,0
0,3
90
Phenol
mg/l
KPH
KPH
KPH
0,45
Dầu mỡ khoáng
Mg/l
0,571
0,661
0,396
4,5
T.Coliform
MPN/100ml
4
230
0
5000
So sánh kết quả phân tích mẫu nước thải sau hệ thống XLNT tập trung cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều đạt giới hạn cho phép của QCVN 24:2009/BTNMT, cột B (Kq = 0,9; Kf = 0,9) với nguồn tiếp nhận là rạch Vũng Gấm Q ≤ 50m3/s; lưu lượng nước thải 500 < F < 5000m3/ngày đêm).
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nước thải đầu vào, đầu ra tại nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 5 đợt 4
Chỉ tiêu
phân tích
Đơn vị
Kết quả phân tích
QCVN 24:2009/BTNMT, cột B
Kq=0,9; Kf=1
Đầu vào
Đầu ra
pH
7,90
7,66
5,5 - 9
Màu
36
1
70
Mùi
Mùi tanh
Mùi tanh nhẹ
KKC
TSS
Mg/l
2,00
2,00
90
Cl-
mg/l
1301,63
531,25
540
CN-
mg/l
0,00
0,00
0,09
BOD5
mg/l
27,40
3,26
45
COD
mg/l
111,11
27,40
90
Dầu mỡ khoáng
mg/l
24,00
3,10
4,5
Dầu mỡ ĐTV
mg/l
12,0
8,0
18
Phenol compound
mg/l
0,11
0,10
0,45
S2-
mg/l
0,01
0,01
0,45
Total N
mg/l
78,04
25,94
27
Total P
mg/l
10,12
4,36
5,4
N-NH4+
mg/l
73,65
8,79
9
Pb
mg/l
Nil (LOD: 0,02)
Nil (LOD: 0,02)
0,45
Cd
mg/l
Nil (LOD: 0,01)
Nil (LOD: 0,01)
0,009
Cu
mg/l
0,02
0,01
1,8
Zn
mg/l
0,35
0,04
2,7
Ni
mg/l
0,25
0,02
0,45
Cr+3
mg/l
0,06
0,06
0,9
Cr+6
mg/l
0,03
0,02
0,09
Fe
mg/l
0,78
0,14
4,5
Mn
mg/l
0,13
0,05
0,9
Sn
mg/l
0,22
0,14
0,9
As
mg/l
0,02
0,003
0,09
Hg
mg/l
0,008
0,004
0,009
Coliforms
MPN/100ml
<3
5000
Hình 3.1: Biểu đồ chất lượng nước thải nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 5 đợt 4 năm 2010
pH
Độ màu
BOD5
COD
SS
Cl-
Fe
N-NH4+
T.N
T.P
Dầu mỡ khoáng
Dầu mỡ động thực vật
As
Hg
Mn
Ni
Zn
Coliform
Nhận xét: Qua kết quả phân tích ở Bảng 3.6 và các biểu đồ trên hình 3.1 cho thấy, nước thải tại nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 5, đợt 4 năm 2010 sau khi xử lý tất cả các chỉ tiêu đều đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột B, (Kq=0,9; Kf= 1,0).
3.2.2. Chất lượng nước thải tại các nhà máy thành viên trong KCN Nhơn Trạch 5
- Tại mỗi nhà máy sản xuất lấy 1 mẫu tại điểm xả thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN.
- Tổng số mẫu tại thời điểm giám sát thu được: 11 mẫu ,
+ Công ty TNHH Sun Yad Việt Nam Technology
+ Công ty TNHH Ubest Việt Nam Polymer Industry
+ Công ty CP Cơ khí điện Lữ Gia
+ Công ty TNHH Trung tâm gia công POSCO Việt Nam
+ Công ty TNHH Dệt Texhong Việt Nam
+ Công ty TNHH Sam Hwan Vina
+ Công ty TNHH YoungWire Vina
+ Công ty Hyosung Việt Nam
+ Công ty TNHH Vật liệu Triển Vũ VN
+ Công ty TNHH Jang In Furniture VN
+ Công ty TNHH Oto Vina
3.2.2.1. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Sun Yad Việt Nam Technology
Bảng 3.7: Kết quả phân tích mẫu nước thải công ty Sun Yad
Chỉ tiêu
phân tích
Đơn vị
Kết quả
phân tích
QCVN 24:2009
Cột B, Kq=0,9; Kf=1,2
pH
-
7,11
5,5 - 9
TSS
mg/l
25,00
108
BOD5
mg/l
0,00
54
COD
mg/l
54,80
108
Dầu động thực vật
mg/l
20,00
21,6
Total N
mg/l
3,47
32,4
Total P
mg/l
5,35
6,48
Coliforms
MPN/100ml
930
5000
Nước thải của Công ty TNHH Sun Yad Việt Nam Technology chủ yếu là nước thải sinh hoạt được đưa vào hệ thống xử lý nước thải cục bộ công suất 20m3/ngày.đêm.
Qua kết quả phân tích