Động cơ điện có vành góp một pha được ứng dụng chủ yếu trong việc điện khí hoá đường sắt bằng dòng điện một pha. Thường được chế tạo với công suất khá lớn đặt trên các đầu máy xe điện làm việc trên các tuyến đường sắt điện khí hoá ở một số nước như Pháp, Đức , Mỹ, Nga
Các động cơ công suất nhỏ hơn 0,5 kW được dùng rộng rãi trong công nghiệp hoặc trong đời sống với yêu cầu tốc độ cao (3000 30.000 vòng/phút) và phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng, tốc độ thay đổi theo tải như máy mài, máy hút bụi, máy lau nhà, máy khâu, máy khoan
70 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 8325 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hệ thống điều khiển bằng điện khí nén, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
Giả thiết động cơ không tải (I = 0 hoặc M = 0) thì trốc độ không tải lý tưởng sẽ là vô cùng lớn. Nhưng thực tế do có ma sát và các tổn thất phụ và động cơ có từ dư: dư = (2 10) đm nên khi không tải thì tốc độ không tải của động cơ vẫn có một giá trị là:
Kết luận:
Tốc độ ot thường rất lớn so với tốc độ định mức, nên thực tế không cho phép động cơ một chiều kích từ nối tiếp làm việc ở chế độ không tải hoặc rơi vào tình trạng không tải. Vì vậy không cho loại động cơ điện này làm việc ở những điều kiện có thể xảy ra mất tải như dùng đai truyền, vì khi xảy ra đứt hoặc trượt đai truyền tốc độ quay tăng rất cao. Thông thường chỉ cho phép động cơ làm việc với tải tối thiểu P2 = (0,2 0,25 Pđm) .
Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp mềm và độ cứng thay đổi theo phụ tải. Do đó thông qua tốc độ của động cơ ta có thể biêt được sự thay đổi của phụ tải. Tuy nhiên không nên sử dụng động cơ này cho những truyền động có yêu cầu ổn định cao mà nên sử dụng nó cho những truyền động có yêu cầu tốc độ theo tải
Động cơ kích từ nối tiếp có khả năng quá tải lớn về mô men. Nhờ ưu điểm đó mà động cơ này rất thích hợp cho những truyền động làm việc thường có quá tải lớn và yêu cầu mô men khởi động lớn như máy nâng vận chuyển, máy cán thép …
Vì từ thông của động cơ chỉ phụ thuộc vào dòng điện phần ứng nên khả năng chịu tải của động cơ không bị ảnh hưởng bởi sự sụt áp của lưới điện. Loại động cơ này thích hợp cho những truyền động dùng trong ngành giao thông có đường dây cung cấp điện dài.
2.1.3. Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp
Với động cơ kích từ hỗn hợp từ thông được tạo ra do tác dụng đồng thời của 2 cuộn kích từ: một cuộn song (KTĐss) và một cuộn nối tiếp (KTĐnt). Do vậy đường đặc tính của động cơ điện một chiều kích từ hõn hợp (đường 3, đường 4) phân bổ giữa đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ song song (đường 1) và đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp (đường 2).
Hình
Nếu từ trường của cuộn song song tạo ra mạnh hơn từ trường của cuộn nối tiếp thì đặc tính cơ của động cơ kích từ hỗn hợp (đường 3) gần đặc tính cơ của động cơ kích từ song song hơn.
Nếu từ trường của cuộn nối tiếp tạo ra mạnh hơn từ trường của cuộn song song thì đặc tính cơ của động cơ kích từ hỗn hợp (đường 4) gần đặc tính cơ của động cơ kích từ nối tiếp hơn.
Kết luận:
Động cơ kích từ hỗn hợp có đường đặc tính cơ mềm. Được dùng trong những nơi cần các điều kiện mô men mở máy lớn, gia tốc quay khi mở máy lớn, tốc độ biến đổi theo tải trong một vùng rộng như trong máy ép (nén), máy bào, máy in, máy cán thép, máy nâng tải … Thời gian gần đây, động cơ kích từ hỗn hợp còn được dùng trong giao thông vận tải vì có ưu điểm hơn so với động cơ kích từ nối tiếp ở chỗ dễ hãm bằng chế độ phát điện trả năng lượng trở về lưới điện.
2. 2. Động cơ điện xoay chiều
2.2.1. Động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ
2.2.1.1. Phương trình đặc tính cơ
Khi coi ba pha động cơ là đối xứng, được cấp bởi nguồn xoay chiều hình sin ba pha đối xứng và mạhc từ động cơ không bão hoà thì có thể xem xét động cơ qua sơ đồ thay thế một pha. Đó là sơ đồ điện một pha phía stator với các đại lượng điện ở mạch rôto đã quy đổi về stator.
Trong đó:
I0 - dòng điện từ hoá của động cơ;
Rm , Xm - điện trở, điện kháng mạch từ hoá;
I1 - dòng điện cuộn dây stator;
R1 ,X1 - điện trở điện kháng cuộn stator;
Khi cuộn dây stator được cấp điện với điện áp định mức U1ph.đm trên một pha mà giữ yên rôto (không quay) thì mỗi pha của cuộn dây rôto sẽ xuất hiện một sức điện động E2ph.đm theo nguyên lý của máy biến áp. Hệ số quy đổi sức điện động là:
(2.8)
Từ đó, có hệ số quy đổi dòng điện:
(2.9)
và hệ số quy đổi trở kháng:
Với các hệ số quy đổi này, các đại lượng điện ở mạch rôto có thể quy đổi về mạch stator :
- dòng điện: = kII2
- điện kháng: = kXX2
- điện trở: = kRR2
Dòng điện rôto quy đổi về stator:
(2.10)
Khi động cơ hoạt động, công suất điện từ P12 từ stator chuyển sang rôto thành công suất động cơ Pcơ đưa ra trên trục động cơ và công suất nhiệt P2 đốt nóng cuộn dây:
P12 = Pcơ + P2 (2.11)
Nếu bỏ qua tổn thất phụ thì có thể coi mô men điện từ Mđt của động cơ bằng mô men cơ Mcơ:
Mđt = Mcơ = M
Từ đó: P12 = M = M + P2
M = (2.12)
Công suất nhiệt trong cuộn dây ba pha là:
P2 = 3 (2.13)
Thay (2.10) vào (2.13), sau đó thay vào (2.12) sẽ được:
M = (2.14)
trong đó: Xnm = X1 + (2.15)
là điện kháng ngắn mạch.
Phương trình (2.14) biểu thị quan hệ M = f(s) = f là phương trình đặc tính cơ của động cơ xoay chiều ba pha không đồng bộ.
2.2.1.2. Đường đặc tính cơ
Nhận xét
Ta thấy, đặc tính cơ của động cơ xoay chiều không đồng bộ là một đường cong phức tạp và có 2 đoạn AK và KB, phân giới bởi điểm tới hạn K.
Đoạn đặc tính AK gần thẳng và cứng. Trên đoạn này, mô men động cơ tăng thì tốc độ động cơ giảm. Do vậy, động cơ làm việc trên đoạn đặc tính này sẽ ổn định.
Đoạn KB cong với tốc độ dương. Trên đoạn này động cơ làm việc không ổn định.
Động cơ điện không đồng bộ được sử dụng rất rộng rãi trong thực tế
Kết luận
Ưu điểm nổi bật của loại động cơ này là:
- Cấu tạo đơn giản, đặc biệt là dộng cơ rôto lồng sóc.
- Động cơ không đồng bộ có giá thành hạ hơn so với động cơ điện một chiều.
- Vận hành tin cậy, chắc chắn. Ngoài ra dộng cơ không đồng bộ dùng trực tiếp lưới điện xoay chiều ba pha nên không cần trang bị thêm các thiết bị biến đổi kèm theo.
- Trong công nghiệp động cơ không đồng bộ được dùng làm máy tời hay quạt gió. Trong nông nghiệp dùng để làm máy bơm hay máy gia công nông sản phẩm. Trong đời sống hằng ngày, động cơ không đồng bộ cũng dần dần chiếm một vị trí quan trọng: quạt gió, máy quay đĩa, động cơ trong tủ lạnh, v.v …
Tóm lại, theo sự phát triển của nền sản xuất điện khí hoá, tự động hoá và sinh hoạt hàng ngày, phạm vi ứng dụng của động cơ không đồng bộ ngày càng rộng rãi.
Nhược điểm :
- Nhược điểm của động cơ không đồng bộ là điều chỉnh tốc độ và khống chế các quá trình quá độ khó khăn; riêng với động cơ rôto lồng sóc có các chỉ tiêu khởi động xấu hơn.
2.2.2. Động cơ điện đồng bộ
2.2.2.1.Phương trình đặc tính cơ
Rôto của động cơ đồng bộ quay cùng tốc độ với từ trường nên có phương trình đặc tính cơ là:
2.2.2.2. Đường đặc tính cơ
Nhận xét
Đường đặc tính cơ là đường song song với trục hoành OM, cắt trục tung tại điểm . Tốc độ đồng bộ phổ biến là (125 1500) vg/ph.
Đường đặc tính cơ của động cơ đồng bộ là tuyệt đối cứng (). Điều đó chỉ đúng trong phạm vi cho phép của mô men không vượt quá giá trị Mmax của động cơ.
Kết kuận
Động cơ đồng bộ được sử dụng khá rộng rãi trong những truyền động công suất trung bình và lớn, có yêu cầu ổn định tốc độ cao. Động cơ đồng bộ thường dùng cho các máy bơm, quạt gió, các hệ truyền động của nhà máy luyện kim và cũng thường được sử dụng làm động cơ sơ cấp trong các tổ máy phát - động cơ công suất lớn.
Ưu điểm của động cơ đồng bộ là ổn định tốc độ cao, hệ số cos hiêụ suất lớn, vận hành có độ tin cậy cao
2.2.3. Động cơ điện xoay chiều ba pha có vành góp
- Động cơ xoay chiều 3 pha có vành góp là loại động cơ có thể điều chỉnh tốc độ (trong một dải điều chỉnh trên dưới D = 10:1), bằng phẳng, kinh tế và chắc chắn và đồng thời lại nâng cao được hệ số cos của lưới điện nhờ thay đổi vị trí các chổi than trên vành góp mà không cần thay đổi mạch bên ngoài động cơ hoặc không phải thêm một thiết bị phụ nào cả.
2.2.4. Động cơ điện xoay chiều một pha có vành góp
Động cơ điện xoay chiều một pha có vành góp nói chung kết cấu cũng tương tự như máy điện một chiều kích từ nối tiếp, khác nhau giữa chúng là lõi thép và cực từ stator của động cơ xoay chiều không đúc liền như ở động một chiều mà được ghép lại từ những lá thép kỹ thuật điện để giảm tổn thất do dòng điện Foucault.
Nhận xét
Đặc tính cơ của động cơ xoay chiều một pha có vành góp là mềm, khi tải tăng thì tốc độ giảm nhanh. Khi tải giảm thì tốc độ tăng nhanh.
Kết luận:
Động cơ điện có vành góp một pha được ứng dụng chủ yếu trong việc điện khí hoá đường sắt bằng dòng điện một pha. Thường được chế tạo với công suất khá lớn đặt trên các đầu máy xe điện làm việc trên các tuyến đường sắt điện khí hoá ở một số nước như Pháp, Đức , Mỹ, Nga …
Các động cơ công suất nhỏ hơn 0,5 kW được dùng rộng rãi trong công nghiệp hoặc trong đời sống với yêu cầu tốc độ cao (3000 30.000 vòng/phút) và phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng, tốc độ thay đổi theo tải như máy mài, máy hút bụi, máy lau nhà, máy khâu, máy khoan …
Kết luận chung:
Từ những phân tích trên, ta thấy để đáp ứng được yêu cầu quan trọng của động cơ truyền động cho máy khoan là tốc độ của động cơ phải thay đổi khi tải thay đổi, thích hợp nhất là động cơ một chiều kích từ nối tiếp và động cơ xoay chiều một pha có vành góp. Tuy nhiên, nếu sử dụng động cơ một chiều kích từ nối tiếp thì phải chỉnh lưu điện áp, còn nếu sử dụng động cơ xoay chiều một pha có vành góp thì có thể sử dụng trực tiếp điện lưới, giảm bớt được một số công đoạn. Vì vậy, chúng em quyết định lựa chọn động cơ xoay chiều một pha có vành góp làm động cơ truyền động cho máy khoan.
CHƯƠNG 4
THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ MẠCH ĐỘNG LỰC CHO ĐỘNG CƠ MÁY KHOAN
4.1. Khảo sát vi mạch TCA785
Vi mạch TCA785 là vi mạch phức hợp thực hiện được 4 chức năng của một mạch điều khiển bao gồm: tạo điện áp đồng bộ, tạo điện áp răng cưa đồng bộ, so sánh, tạo xung ra.
a. Ký hiệu và chức năng của TCA 785
Chân
Kí hiệu
Chức năng
Chân
Kí hiệu
Chức năng
1
QS
Chân nối đất
9
R9
Điện trở tạo mạch răng cưa
2
Q2**
Đầu ra 2 đảo
10
C10
Tụ tạo mạch răng cưa
3
QU
Đầu ra U
11
V11
Điện áp điều khiển
4
Q1*
Đầu ra 1 đảo
12
C12
Tụ tạo độ rộng xung
5
VSYNC
Điện áp đồng bộ
12
L
Tín hiệu điều khiển xung ngắn, xung rộng
6
I
Tín hiệu cấm
14
Q1
Đầu ra 1
7
QZ
Đầu ra Z
15
Q2
Đầu ra 2
8
VRè
Điện áp chuẩn
16
VS
Điện áp nguồn nuôi
b. các thông số của TCA 785
Thông số
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị
tiêu biểu
(F = 50Hz,
VS = 5V)
Giá trị lớn nhất
Đơn vị
Dòng tiêu thụ thụ
IS
4,5
6,5
10
MA
Điện áp vào điều khiển, chân 11
Trở kháng vào
V11
R11
0,2
15
V10
max
Vk
Mạch tạo răng cưa
Dòng nạp tụ
Biên độ của răng cưa
Điện trở mạch nạp
Than gian sườn ngắn của xung răng cưa
I10
V10
R9
tP
10
3
80
1000
VS – 2
300
V
K
Tín hiệu cấm vào, chân 6
Cấm
Cho phép
V6I
V6H
4
3,3
3,3
2,5
V
V
Độ rộng xung ra, chân13
Xung hẹp
Xung rộng
V13H
V13L
3,5
2,5
3,5
2,5
V
V
Độ rộng xung ra, chân 14, 15
Điện áp ra mức cao
điện áp ra mức thấp
Độ rộng xung hẹp
Độ rộng rộng
V14/15L
V14/15L
tP
tP
VS – 3
0,3
20
530
VS – 2,5
0,8
30
620
VS
1,0
2
40
760
V
V
/
nF
Điện áp điều khiển
Điện áp chuẩn
Góc điều khiển ứng với điện áp chuẩn
VREF
rsef
2,8
3,1
2x10- 4
3,4
5x10- 4
Tính toán các phần tử bên ngoài
Tụ răng cưa: C10 Min Max
500pF 1
Thời điểm phát xung:
Dòng nạp tụ:
Điện áp trên tụ:
TCA785 do hãng Siemen chế tạo, được sử dụng để điều khiển các thiết bị chỉnh lưu, thiết bị chỉnh dòng điện áp xoay chiều.
Có thể điều chỉnh góc từ 00 đến 18000 điện. Thông số chủ yếu của TCA785:
- Điện áp nuôi: US = 18V
- Dòng điện tiêu thụ: IS = 10mA
- Dòng điện ra: I = 50mA
- Điện áp răng cưa: Urmax = (US - 2)V
- Điện trở trong mạch tạo điện áp răng cưa: R9 = 20k500 k
- Điện áp điều khiển: U11 = - 0,5 (US - 2)V
- Dòng điện đồng bộ: US = 200
- Tụ điện: C10 = 0,5
- Tần số xung ra: f = 10 500Hz
4.2. Sơ đồ mạch điện dùng TCA 785
4.2.1. Mạch điều khiển
a. Sơ đồ mạch điện
b. Nguyên lý hoạt động
Mạch điều khiển dùng TCA 785 gồm hai khối chính:
* Khối chỉnh lưu tạo điện áp một chiều dùng IC ổn áp 7815
- Điện áp vào Uv xoay chiều = 220V được đưa qua một biến áp hạ áp xuống Ura = 15V xoay chiều. Điện áp ra được đưa qua cầu chỉnh lưu tạo ra dòng điện một chiều, dòng điện một chiều này được đưa vào IC ổn áp 7815 tạo ra điện áp chuẩn 15V.
- Trong đó tụ C1 = 1000 2000 μF có nhiệm vụ lọc nguồn (dòng điện một chiều lấy ra sẽ phẳng hơn).
* Khối tạo tín hiệu điều khiển mạch động lực (TCA 785)
- Mạch điều khiển dùng TCA 785 có nhiệm vụ điều khiển biên độ, độ rộng, thời gian xuất hiện xung tại chân 14 và 15 để từ đó điều khiên mạch động lực của động cơ máy khoan.
- Đưa điện áp một chiều 15V trực tiếp vào các chân 6 và 16
+ Chân 6: cho phép TCA làm việc
+ Chân 16: cấp nguồn nuôi IC
- Chân 1 là chân nối mát.
- Chân 5 mắc nối tiếp với đưới điện áp 220V có nhiệm vụ tạo điện áp đồng bộ.
- Điện trở R1 mắc nối tiếp vào chân 11 để tạo trở kháng đầu vào IC. Biến trở VR1 điều khiển điện áp đầu vào, tuỳ thuộc vào giá trị VR1 mà biên độ điện áp đầu vào U11 sẽ thay đổi sau đó được so sánh với điện áp răng cưa làm thay đổi thời gian xuất hiện xung điện áp tại chân số 14 và 15.
- Tụ có nhiệm vụ tạo điện áp răng cưa.
- Biến trở VR2 mắc nối tiếp với điện trở R2 tại chân số 9 sẽ điều khiển độ rộng và biên độ đặt điện áp răng cưa.
- Chân 13 được nối trực tiếp với nguồn sẽ điều khiển xung ra có biên độ rộng.
- Tụ C2 nối tiếp với chân số 12 tạo độ rộng của xung.
- Các chân 2, 3, 4, 7, 8 not conect.
Kết luận:
Nhờ vào mạch điều khiển dùng IC TCA 785 trên mà chúng ta sẽ điều khiển được thời gian, độ rộng, biên độ xung ra tại chân số 14 và 15 tuỳ theo việc thay đổi giá trị của biến trở VR1. Xung ra tại chân số 14 và 15 sẽ điều khiển việc đóng mở Triac làm thay đổi điện áp đặt vào động cơ.
4.2.2. Mạch động lực
a. Sơ đồ mạch động lực
b. Nguyên lý hoạt động
- Xung ra tại chân số 14 và 15 bên mạch điều khiển sẽ tác động vào chân B của Tranzitor (T) => UBE > 0 => T dẫn => xuất hiện dòng chạy trong cuộn sơ cấp của Biến áp xung (BAX) => cuộn thứ cấp của BAX sẽ kích xung vào chân G của Triac => Triac được kích mở đặt điện áp nguồn xoay chiều lên động cơ.
- T a thấy nếu biến trở VR1 thay đổi giá trị thì thời gian, độ rộng xung ra tại chân sô 14, 15 sẽ rhay đổi, khi đó thời gian mà Triac được kích xung cũng sẽ thay đổi làm thay đổi điện áp xoay chiều tức thời đặt vào động cơ:
u = + + … (V)
- Các điôt D1, D2, D3, D4 có nhiệm vụ bảo vệ mạch điện, tránh dòng ngược làm hỏng các phần tử trong mạch.
Kết luận:
Khi biến trở VR1 bên mạch điều khiển thay đổi giá trị sẽ làm cho điện áp đặt váo động cơ máy khoan thay đổi. Biến trở này có giá trị thay đổi là do sự nhận biết của cảm biến đối với các sản phẩm cần khoan khác nhau mang lại. Vì vậy nó sẽ điều khiển tốc độ của động cơ máy khoan phù hợp với từng loại sản phẩm.
c. Mạch bảo vệ
Khi Triac bắt đầu được kích mở, dòng qua Triac có giá trị cực đại, để giảm dòng điện qua Triac có giá trị nhỏ ta mắc thêm các phần tử bảo vệ như mạch điện sau:
CHƯƠNG 5
CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN - KHÍ NÉN
5.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện - khí nén
5.1.1. Hệ thống điều khiển Điện Khí nén
Hệ thống điều khiển bằng khí nén bao gồm: Thiết bị điều khiển và đối tượng điều khiển
Tín hiệu nhiễu
Đối tượng điều khiển
Dây chuyền sản xuất
XC
Tín hiệu điều khiển
Thiết bị điều khiển
2
XC
1
XC
+ Phần tử đưa tín hiệu: nhận những giá trị của đại lượng vật lí như là đại lượng và, là phần tử đầu tiên của mạch điều khiểu. Ví dụ: nút ấn, công tắc, cảm biến .
+ Phần tử xử lí tín hiệu:Xử lí tín hiệu nhận vào theo một quy tắc lôgíc xác định làm thay đổi trạng thái của phần tử điều khiển. Ví dụ :Van lôgícOR hoặc AND, rơ le.
+ Phần tử điều khiển: Điều khiển dòng năng lượng theo yêu cầu, thay đổi trạng tháI của cơ cấu chấp hành. Ví dụ : van đảo chiều, van tiết lưu
+ Cơ cấu chấp hành: Thay đổi trạng thaí của đối tượng điều khiển, là đại lựơng ra của mạch điều khiển: Ví dụ : Xilanh , động cơ dầu
Phần tử đưa tín Phần tử đưa tín hiệu
Phần tử xử lý và điều khiển
hiệu
Cơ cấu chấp hành
Phần tử xử lý và điều khiển
Ví dụ:
- Công tắc, nút bấm
- Công tắc hành trình
- Cảm biến bằng tia
Ví dụ:
- Van đảo chiều
- Van chắn (Van một chiều, Van logic OR, Van logic AND)
- Van tiết lưu
- Van áp suất
- Phần tử khuyếch đại
- Phần tử chuyển đổi tín hiệu
ví dụ:
- Xi lanh
- Động cơ khí nén
- Bộ biến đổi áp lực
5.1.2. Các phần tử điện:
5.1.2.1. Công tắc
Trong kỹ thuật điều khiển, công tắc, nút ấn thuộc các phần tử đưa tín hiệu.
a b
Hình 5.1 Công tắc
a. Công tắc đóng mở
b. Công tắc chuyển mạch
5.1.2. 2. Nút ấn
Nút ấn đóng - mở ở hình 5.2a, khi chưa tác động thì chưa có dòng điện chạy qua(mở), khi tác động (nhấn) dòng điện đi qua 3- 4. Nút ấn chuyển mạch, biểu diễn và ký hiệu:
a.Nút ấn đóng _mở.
b.Nút ấn chuyển mạch.
5.1.2.3. Rơle
Trong kỹ thuật điều khiển, rơle được sử dụng như là phần tử xử lí tín hiệu. Có nhiều loại rơle khác nhau, tùy theo công dụng. Phần trình bày tiếp theo sẽ giới thiệu một số loại rơle thông dụng, ví dụ như rơle công suất, rơle đóng - mở, rơle điều khiển, rơle thời gian.
a. Rơle điều khiển.
Nguyên lí hoạt động của Rơle điều khiển cũng tương tự như rơle đóng mạch (xem biểu diễn và ký hiệu ở hình 5.3; khác rơle đóng mạch ở chỗ là rơle điều khiển đóng, mở cho mạch có công suất nhỏ và thời gian đóng, mở của các tiếp điểm rất nhỏ (1 ms đến 10 ms).
Hình 5.3 Kí hiệu rơle theo DIN 40713
b. Rơle thời gian tác động muộn
Nguyên lí hoạt động của rơle thời gian tác động muộn (hình 5.4); tương tự như rơle thời gian tác động muộn của phần tử khí nén, điốt tương đương như van một chiều, tụ điện như bình trích chứa, biến trở R1 như van tiết lưu. Đồng thời tụ điện có nhiệm vụ giảm điện áp quá tải trong quá trình ngắt.
Hình 1.4 Rơle thời gian tác động muộn.
a. Sơ đồ nguyên lí.
b. Sơ đồ thời gian tác động muộn của phần tử khí nén.
c. Kí hiệu.
d. Biểu đồ thời gian.
Cách nối các cực và tiếp điểm rơle thời gian tác động muộn trong mạch điều khiển được biểu diễn ở hình 5. 5
Hình 5.5. Cách nối các cực và tiếp điểm rơle thời gian tác động muộn.
c. Rơle thời gian nhả muộn
Nguyên lí hoạt động của rơle thời gian nhả muộn (hình 5.6); tương tự như rơle thời gian tác động muộn của phần tử khí nén, điốt tương đương như van một chiều, tụ điện như bình trích chứa, biến trở R1 như van tiết lưu. Đồng thời tụ điện có nhiệm vụ giảm điện áp quá tải trong quá trình ngắt.
Hình 5.6 Rơle thời gian nhả muộn.
a.Sơ đồ nguyên lý làm việc.
b.Sơ đồ thời giannhả muộn của phần tử khí nén.
c.kí hiệu .
d.Biểu đồ thời gian.
Cách nối các cực và tiếp điểm rơle thời gian nhả muộn trong mạch điều khiển được biểu diễn ở hình 5.7. Điều chú ý là cổng B2 nối với cực dương +.
Hình 5.7. Phương pháp lắp ráp rơle thời gian nhả muộn.
5.1.2.4. Công tắc hành trình điện cơ
Nguyên lí hoạt động của công tắc hành trình điện - Cơ được biểu diễn ở hình 5.8. Khi con lăn chạm cữ hành trình, thì tiếp điểm 1 nối với 4.
Hinh 5.8. Công tắc hành trình điện cơ.
Cần phân biệt các trường hợp khi lắp hành trình điện - cơ trong mạch
Hình 5.9. Hai dạng kí hiệu của công tắc hành trình điện cơ.
Trạng thái thường đóng khi không có tác động.
Trạng thái thường đóng khi có tác động.
5.1.2.5. Công tắc hành trình nam châm
Công tắc hành trình nam châm thuộc loại công tắc hành trình không tiếp xúc. Nguyên lí hoạt động, kí hiệu được biểu diễn ở hình 5.10.
Hình 5.10. Công tắc hành trình nam châm .
5.1.2.6. Cảm biến cảm ứng từ
Nguyên tắc hoạt động của cảm biến cảm ứng từ biểu diễn ở hình 5.11. Bộ tạo dao động sẽ phát ra tần số cao. Khi có vật cản bằng kim loại nằm trong vùng đường sức của từ trường, trong kim loại đó sẽ hình thành dòng điện xoáy. Như vậy năng lượng của bộ dao động sẽ giảm, dòng điện xoáy sẽ tăng, khi vật cản càng gần cuộn cảm ứng. Qua đó biên độ dao động của bộ dao động sẽ giảm. Qua bộ so, tín hiệu ra được khuyếch đại. Trong trường hợp tín hiệu ra là tín hiệu nhị phân, mạch Schmitt trigơ sẽ đảm nhận nhiệm vụ này.
Hình 5.11. Nguyên ký hoạt động của cảm biến cảm ứng từ.
Cách lắp trong mạch và ký hiệu cảm biến cảm ứng từ biểu diễn ở hình 5.12
Kí hiệu.
Hình dạng thực, cách lắp
Hình 5.12. Cách lắp và kí hiệu cảm biến cảm ứng từ.
5.1.2.7. Cảm biến điện dung
Nguyên tắc hoạt động của cảm biến điện dung biểu diễn ở hình 5.13. Bộ tạo dao động sẽ phát ra tần số cao. Khi có vật cản bằng kim loại hoặc phi kim loại nằm trong vùng đường sức của từ trường, điện dung tụ điện thay đổi. Như vậy tần số riêng của bộ dao động thay đổi. Qua bộ so, và bộ nắn dòng, tín hiệu ra được khuyếch đại. Trong trường hợp tín hiệu ra là tín hiệu nhị phân, mạch Schmitt trigơ sẽ đảm nhận nhiệm vụ này.
Hình 5.13. Nguyên lý hoạt động của cảm biến điện dung.
Cách lắp trong mạch và ký hiệu cảm biến cảm ứng từ biểu diễn ở hình 5.14.
Hình 5.14 Kí hiệu cảm biến điện dung.
5.1.2.8. Cảm biến quang
Nguyên tắc hoạt động của cảm biến điện dung biểu diễn ở hình 5.15 gồm 2 phần:
Bộ phận phát
Bộ phận nhận
Bộ phận phát sẽ phát đi tia hồng ngoại bằng điốt phát quang; Khi gặp vật chắn, tia hồng ngoại sẽ phản hồi lại vào bộ phận nhận. Như vậy ở bộ phận nhận, tia hồng ngoại phản hồi sẽ được xử lí trong mạch và cho tín hiệu ra sau khi khuyếch đại.
Hình 5.15 Cảm biến quang.
Tuỳ theo vị trí sắp xếp của bộ phận phát và bộ phận nhận, người ta phân biệt thành 2 loại chính; cảm biến quang một chiều (hình 5.16a) và quang biến quang phân hồi (hình 5.16b).
Hình 5.16
a.Cảm biến quang một chiều .
b.Cảm biến quang phản hồi.
Thông thường cảm biến quang có kí hiệu như sau:
a. b.
Hình 5.17. Kí hiệu cảm biến quang.
a. Nút điều chỉnh khoảng cách.
b.Kí hiệu.
Hình 5.18
5.1.3 Các phần tử điều khiển:
5.1.3.1. Van đảo chiều
a. Van đảo chiều bằng nam châm điện
Van đảo chiều đièu khiển bằng nam châm điện kết hợp với khí nén có thể điều khiển trực tiếp ở hai đầu van hoặc là gián tiếp qua van phụ trợ. Hình dưới đây biểu diễn một số ký hiệu loại:
Van đảo chièu điều khiển trực tiếp bằng nam châm điện và lò xo
Van đảo chiều điều khiển trực tiếp bằng nam châm điện cả hai phía
Van đảo chiều khiển gián tiếp bằng nam châm điện và khí nén
Van đảo chiều điều khiển gián tiếp bằng nam châm điện cả hai phía
Van đảo chiều điều khiển gián tiếp bằng nam châm điện và khí nén
Ký hiệu các loại điều khiển
+ Điều khiển trực tiếp:
Cấu tạo và ký hiệu của van 2/2 điều khiển trực tiếp bằng nam châm điện
Thân van.
Cuộn dây nam châm điện.
Lõi sắt từ.
Vòng đệm chắn.
Lò xo.
Hộp nam châm điện.
Mặt tựa.
Van 2/2 điều khiển trực tiếp bằng nam châm điện
+ Điều khiển gián tiếp (bằng van phụ trợ)
Nguyên lý của van đảo chiều 3/2 điều khiển gián tiếp bằng nam châm điện và khí nén được biểu diễn, gồm 2 van :van chính là van phụ trợ. Khi van ở vị trí “không” của cửa nối với nguồn P sẽ nối với nhánh b, để van chính nằm ở vị trí b
Thân van chính .
Cuộn dây .
Nòng van .
Vòng đệm chắn .
Lò xo
7.Mặt tựa .
8.Lõi sắt từ.
9.Nút điều chỉnh bằng tay.
10.Vòng đệm chắn .
Cấu tạo và kí hiệu van đảo chiều 3/2điều khiển gián tiếp bằng nam châm điện và khí nén.
+ Một số loại van đảo chiều:
* Van đảo chiều 5/2:
kí hiệu:
* Van đảo chiều 3/2
kí hiệu:
5.1.3.2. Van chắn:
Van chắn là loại van chỉ cho lưu lượng khí nén đi qua một chiều, chiều ngược lại bị chặn. áp suất dòng chảy tác động lên bộ phận chặn của van và như vậy van được đóng lại. Van chắn gồm các loại sau:
Van một chiều
Van logic OR
Van logic AND
Van xả khí nhanh
a. Van một chiều:
Van một chiều có tác dụng chỉ cho lưu lượng khí nén đi qua một chiều, chiều ngược lại bị chặn. Nguyên lý hoạt động và ký hiệu van một chiều, hình vẽ. Dòng khí nén đi từ A qua B, chiều từ B qua A dòng khí nén bị chặn.
b. Van logic OR (hoặc)
c. Van logic AND (và)
Khi có dòng khí nén qua cửa X,sẽ đẩy pitông trụ của van sang vị trí bên phải, như vậy cửa Y bị chặn. Hoặc là khi có dòng khí nén qua cửa Y, sẽ đẩy pittông trụ sang vị trí bên trái, cửa X bị chặn. Nếu dòng khí nén đồng thời đi qua cửa X và Y, cửa A sẽ nhận được tín hiệu, tức là khí nén sẽ đi qua cửa A. Như vậy van logic AND có chức năng là nhận tín hiệu điều khiển cùng một lúc ở những vị trí khác nhau trong hệ thống điều khiển.
d. Van xả khí nhanh:
Khi có dòng khí nén đi qua cửa P, sẽ đẩy pittông trụ sang phải, chắn cửa R, như vậy cửa P nối với cửa A. Trường hợp ngược lại, khi dòng khí nén đi từ A, sẽ đẩy pittông trụ sang trái, chắn cửa P và như vậy cửa A nối với cửa R.
Van xả khí nhanh thường lắp ở vị trí gần cơ cấu chấp hành, ví dụ pittông có nhiệm vụ xả khí nhanh ra ngoài.
5.1.4. Cơ cấu chấp hành
Cơ cấu chấp hành có nhiệm vụ biến đổi năng lượng áp suất khí nén thành năng lượng cơ học. Cơ cấu chấp hành có thể thực hiện chuyển động thẳng (xylanh), hoặc chuyển động quay (động cơ khí nén).
5.1.4.1. Xylanh
a. Xylanh tác động đơn (Xylanh tác động một chiều).
Áp lực tác động vào xylanh đơn chỉ một phía, phía ngược lại do lực lò xo tác động hay do ngoại lực tác động (hình vẽ). Lực tác động lên pittông được tính theo công thức:
FZ = A.PE – FR –FF
b. Xylanh tác dụng hai chiều( xylanh tác dụng kép)
Nguyên lý hoạt động của xylanh tác dụng 2 chiều (tác dụng kép) là áp suất khí nén được dẫn vào cả 2 phía của xylanh.
Xylanh tác dụng 2 chiều: 1 cửa nối mặt đáy pittông, 2 cửa nối mặt trước của pittông, 3 mặt trước pittông, 5 bề mặt xylanh, 6 bề mặt pittông, 7 diện tích cần pitttông, 8 đáy xylanh, 9 nắp xylanh.
c. Xylanh tác dụng 2 chiều, không có bộ phận giảm chấn ở cuối khoảng chạy
d. xylanh tác dụng 2 chiều, có bộ phận giảm chấn ở cuối khoảng chạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hệ thống điều khiển bằng điện khí nén.docx