Chương I:
TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM.
1.1 Giới thiệu về tập đoàn dầu khí việt nam .Trang 02
1.2 Giới thiệu về đơn vị lấy số liệu làm đồ án tốt nghiệp .Trang 05.
1.3 Giới thiệu về dự án Sông Đốc (SD-A-WHP TOPSIDES) Trang 09
Chương II:
HỆ THỐNG THU GOM VÀ BÌNH TÁCH DẦU TEST SEPARATOR
2.1 Hệ thống thu gom và xử lý dầu khí . . .Trang 13
2.1.1 Nguyên lý vận chuyển chung Trang 15
2.1.2 Nhiệm vụ của hệ thống thu gom. . .Trang 18
2.1.3 Yêu cầu đối với hệ thống thu gom. Trang 18
2.1.4 Giới thiệu chung về bình tách công nghệ. . .Trang 19
2.1.4.1 Cấu tạo chung của bình tách. . .Trang 22
2.1.4.2 Nguyên lý làm việc chung của bình tách. . . .Trang 25
2.2 Bình tách dầu 01V-1020 của SDA Topside. . . .Trang 26
2.2.1 Vai trò của bình tách 01V-1020. . .Trang 26
2.2.2 Các thông số kỹ thuật của bình tách . . . Trang 29
2.2.3.1 Nguyên lý hoạt động của bình tách 01V-1020 . .Trang 33
2.2.3 Các chế độ bảo vệ an toàn và phương pháp bảo vệ an to . .Trang 35
2.2.4 Nhận xét ưu nhược điểm của bình tách 01V-1020 .Trang 36
Chương III:
THIẾT BỊ ĐO MỨC SỬ DỤNG TRONG NGÀNH DẦU KHÍ.
3.1 Giới thiệu chung về thiết bị đo mức . .Trang 37
3.2 So sánh ưu nhược điểm của các loại thiết bị đo mức .Trang 39
3.2.1 Nguyên lý làm việc của các loại thiết bị đo mức Trang 43
3.2.2 Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển mức .Trang 52
3.2.3 Bộ biến đổi dòng điện sang áp suất khí (IP) Trang 53
3.3 Hệ thống xử lý sự cố mức . . Trang 55
3.3.1 Cảm biến mức . Trang 57
3.3.2 Cảm biến áp suất .Trang 58
3.3.3 cảm biến lưu lượng .Trang 59
3.3.4 Cảm biến nhiệt độ Trang 61
3.3.5 Van điều khiển mức và áp suất( PCV, LCV) .Trang 62
3.3.6 Cấu tạo thiết bị đo mức (level transmitter) model 3095 .Trang 67
3.3.7 Đo mức theo nguyên lý sóng rada loại VEGAFLEX 61 của dự án SDA.Trang 72.
Chương IV:
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MỨC CỦA BÌNH TÁCH 01V-1020.
4.1 Yêu cầu điều khiển .Trang 77
4.1.1. Các tín hiệu vào/ra Trang 78
4.2 Công nghệ điềuu khiển .Trang 78
4.4.1 Lựa chọn thiết bị điều khiển . Trang 78
4.2.2 Xác định giá trị đặt cho mức Trang 78
4.2.3 Xác định giá trị đặt cho áp suất . .Trang 79
4.3 Xây dựng lưu đồ thuật toán điều khiển . Trang 80
4.3.1 Lưu đồ thuật toán chương trình chính . .Trang 81
4.3.2 Lưu đồ thuật toán điều khiển mức . .Trang 82
4.3.3 Sơ đồ thuật toán điều khiển áp suất . . .Trang 83
4.4 Mô hình điều khiển mức trong bình tách .Trang 84
KẾT LUẬN . . Trang 85
Tài liệu tham khảo . Trang 87
94 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3700 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hệ thống điều khiển mức trong bình tách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC – MỎ ĐỊA CHẤT
…………000………….
SVTH: NGUYỄN HÙNG THỊNH
LỚP: THIẾT BỊ DẦU KHÍ - K49
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MỨC TRONG BÌNH TÁCH.
VŨNG TÀU, THÁNG 6-2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC – MỎ ĐỊA CHẤT
…………000………….
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MỨC TRONG BÌNH TÁCH .
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
TRẦN VĂN BẢN
VŨNG TÀU, THÁNG 6-2009
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG ĐỒ ÁN
STT
SỐ HÌNH VẼ
TÊN HÌNH VẼ
TRANG
1
Hình 1.1:
Vị trí giàn khoan Sông Đốc A
11
2
Hình 1.2:
Sơ đồ phát triển giàn khoan SDA
12
3
Hình 2.1
Sơ đồ thu gom và xử lý dầu:
13
4
Hình 2.2:
Bản vẽ sơ đồ hệ thống thu gom dầu khí
14
5
Hình 2.3:
Sơ đồ thu gom và xử lý dầu
15
6
Hình 2.4:
Hình vẽ đầu giếng
16
7
Hình 2.5:
Hình vẽ bồn thu gom chất thải Close Drain Vessel 1V-6010
17
8
Hình 2.6:
Hình vẽ bồn thu gom chất thải Skimer Tank 1TK-6110
18
9
Hình 2.7:
Bình tách đứng
19
10
Hình 2.8:
Cấu tạo bên trong bình tách đứng
20
11
Hình 2.9:
Cấu tạo bình tách ngang.
20
12
Hình 2.10:
Cấu tạo bình tách ngang.
21
13
Hình 2.11:
Hình ảnh bình tách ngang
21
14
Hình 2.12:
Sơ đồ bình tách đứng.
23
15
Hình 2.13:
Sơ đồ bình tách đứng.
24
16
Hình 2.14:
Nguyên lý hoạt động của bình tách 3 pha.
25
17
Hình 2.15:
Sơ đồ lưu giữ chất lỏng trong thiết bị trụ đứng 3 pha.
25
18
Hình 2.16:
Bình tách 2 pha dự án SDA.
27
19
Hình 2.17:
Bản vẽ bình tách 2 pha dự án SDA.
28
20
Hình 3.1:
Sử dụng transmitter chênh áp để đo mức
40
21
Hình 3.2:
Sử dụng phương pháp lực đẩy chiếm chỗ để đo mức
41
22
Hình 3.3:
Thiết bị sử dụng nguồn phóng xạ để đo mức
42
23
Hình 3.4:
Thiết bị đo mức giao diện của chất lỏng
43
24
Hình 3.5:
Thiết bị đo chất lỏng bằng phao
44
25
Hình 3.6:
Phương pháp đo mức dạng bọt
45
26
Hình 3.7:
Phương pháp đo mức dạng điện dung
47
27
Hình 3.8:
Phương pháp đo mức sử dụng tia laze
49
28
Hình 3.9:
Tthiết bị đo mức bằng song Rada
50
29
Hình 3.10:
Một số thiết bị đo mức thông dụng nhất.
51
30
Hình 3.12 :
Sơ đồ hệ thống điều khiển số
55
31
Hình 3.13 :
Sơ đồ hệ thống điều khiển PID
55
32
Hình 3.14:
Sơ đồ hệ thống điều khiển mức được thể hiện trên
56
33
Hình 3.15:
Cấu tạo bộ cảm biến đo mức.
58
33
Hình 3.16:
Cấu tạo bộ cảm biến đo áp suất.
59
34
Hình 3.17:
Cấu tạo bộ cảm biến đo lưu lượng.
60
35
Hình 3.18:
Cấu tạo bộ cảm biến đo nhiệt độ.
62
36
Hình 3.19:
Cấu tạo van điều khiển áp suất.
64
36
Hình 3.20:
Cấu tạo phần van
65
37
Hình 3.21:
Đệm làm kín ty van
65
38
Hình 3.22:
Nguyên lý làm việc của bộ chuyển đổi khí nén
66
39
Hình 3.23:
Cấu tạo transmitter đo mức
69
40
Hình 3.24:
Sơ đồ điều khiển PID của transmitter đo mức loại 3095
71
41
Hình 2.25:
Cấu tạo thiết bị đo mức sóng rada loại VEGAFLEX 61
72
42
Hình 3.26:
Kích thước mặt bích kết nối và chiều dài sensor loại VEGAFLEX 61
74
43
Hình 3.27:
Bảo dưỡng và thay thế sensor loại VEGAFLEX 61
74
44
Hình 3.28:
Kết nối cáp với bộ điều khiển loại VEGAFLEX 61
75
45
Hình 3.29:
Kết nối loại VEGAFLEX 61với máy tính.
75
46
Hình 3.30:
Kết nối loại VEGAFLEX 61với máy tính.
76
47
Hình 4.1:
Sơ đồ vòng quét hệ thống
81
48
Hình 4.2:
Sơ đồ vòng quét chương trình con điều khiển mức.
82
49
Hình 4.3:
Sơ đồ vòng quét chương trình con điều khiển áp suất.
83
50
Hình 4.4:
Hệ thống điều khiển mức
84
51
Hình 4.5:
Đo và điều khiển giá trị về setpoint
84
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỒ ÁN
STT
SỐ BIỂU BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
1
Bảng 2.1:
Bảng đặc tính 2.1
30
2
Bảng 2.2:
Bảng đặc tính 2.2
31
3
Bảng 2.3:
Bảng đặc tính 2.3
31
4
Bảng 2.4:
Bảng đặc tính 2.4
32
5
Bảng 2.5:
Số lượng các loại van sử dụng trong hệ thống bình tách.
33
6
Bảng 2.6:
Các loại tín hiệu sử dụng trong dự án SDA.
33
7
Bảng 2.7:
Bảng chuyển đổi đơn vị dùng cho dự án SDA.
33
8
Bảng 4.1:
Ký hiệu các tín hiệu vào ra của dự án SDA.
72
9
Bảng 4.2:
Mối quan hệ giữa L – I – PLC
73
10
Bảng 4.3:
Mối quan hệ giữa P-I - PLC
74
11
BẢNG QUY ĐỔI CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN
1 inch = 25,4 mm
1 bar = 100 kPa
1 bar = 14,5038 psi
1 at = 760 mmHg
1 barrel = 158,988 lít
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM.
Giới thiệu về tập đoàn dầu khí việt nam………………………....Trang 02
Giới thiệu về đơn vị lấy số liệu làm đồ án tốt nghiệp…………….Trang 05.
Giới thiệu về dự án Sông Đốc (SD-A-WHP TOPSIDES)… … …Trang 09
Chương II:
HỆ THỐNG THU GOM VÀ BÌNH TÁCH DẦU TEST SEPARATOR
2.1 Hệ thống thu gom và xử lý dầu khí…………………………. . ….Trang 13
2.1.1 Nguyên lý vận chuyển chung……………………………………Trang 15
2.1.2 Nhiệm vụ của hệ thống thu gom..……………………. ………..Trang 18
2.1.3 Yêu cầu đối với hệ thống thu gom..……………………………Trang 18
2.1.4 Giới thiệu chung về bình tách công nghệ. ..………………….....Trang 19
2.1.4.1 Cấu tạo chung của bình tách. ..…………………………….....Trang 22
2.1.4.2 Nguyên lý làm việc chung của bình tách. ..…………….…….Trang 25
2.2 Bình tách dầu 01V-1020 của SDA Topside. ..……………….…...Trang 26
2.2.1 Vai trò của bình tách 01V-1020. ..……………………………...Trang 26
Các thông số kỹ thuật của bình tách………………….….….…Trang 29
2.2.3.1 Nguyên lý hoạt động của bình tách 01V-1020……………. ...Trang 33
Các chế độ bảo vệ an toàn và phương pháp bảo vệ an to…...….Trang 35
Nhận xét ưu nhược điểm của bình tách 01V-1020…………….Trang 36
Chương III:
THIẾT BỊ ĐO MỨC SỬ DỤNG TRONG NGÀNH DẦU KHÍ.
Giới thiệu chung về thiết bị đo mức………………….…………..Trang 37
So sánh ưu nhược điểm của các loại thiết bị đo mức……………..Trang 39
Nguyên lý làm việc của các loại thiết bị đo mức………………Trang 43
Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển mức……………………….Trang 52
Bộ biến đổi dòng điện sang áp suất khí (IP)……………………Trang 53
Hệ thống xử lý sự cố mức…………………………………….….. Trang 55
Cảm biến mức………………………………………………..…Trang 57
Cảm biến áp suất……………………………………………….Trang 58
cảm biến lưu lượng……………………………………………..Trang 59
Cảm biến nhiệt độ………………………………………………Trang 61
Van điều khiển mức và áp suất( PCV, LCV)………………..Trang 62
Cấu tạo thiết bị đo mức (level transmitter) model 3095……….Trang 67
Đo mức theo nguyên lý sóng rada loại VEGAFLEX 61 của dự án SDA.............................................................................................Trang 72.
Chương IV:
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MỨC CỦA BÌNH TÁCH 01V-1020.
4.1 Yêu cầu điều khiển………………………………………………..Trang 77
4.1.1. Các tín hiệu vào/ra…………………………………… ………Trang 78
4.2 Công nghệ điềuu khiển…………………………………………...Trang 78
4.4.1 Lựa chọn thiết bị điều khiển………………………………….…Trang 78
4.2.2 Xác định giá trị đặt cho mức……………………………………Trang 78
4.2.3 Xác định giá trị đặt cho áp suất……………………..…………..Trang 79
4.3 Xây dựng lưu đồ thuật toán điều khiển……………………….…Trang 80
4.3.1 Lưu đồ thuật toán chương trình chính………………….……….Trang 81
4.3.2 Lưu đồ thuật toán điều khiển mức…………………….……….Trang 82
4.3.3 Sơ đồ thuật toán điều khiển áp suất ……………….………..….Trang 83
4.4 Mô hình điều khiển mức trong bình tách………………………....Trang 84
KẾT LUẬN………………………………………………..…….……Trang 85
Tài liệu tham khảo……………………………………………….……Trang 87
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua 33 năm hình thành và phát triển, ngành dầu khí việt nam ngày càng lớn mạnh và đã khảng định được vai trò vị trí của mình trên trường quốc tế, bên cạnh đó nghành khí thiết bị dầu khí cũng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được, đòi hỏi ngày càng có độ tin cậy, an toàn và chính xác cao. Sau 5 năm học đại học chuyên ngành thiết bị dầu khí – công trình, em đã được trang bị những kiến thức quý báu để có thể tiếp thu những kỹ năng làm việc khi ra trường, làm một công việc cụ thể, thực tế.
Đồ án em làm là mô tả chức năng của hệ thống điều khiển mức trong bình tách Test Separator của dự án SDA, Địa điểm Sông đốc, block 46/02 cách 205 Km về phía nam tỉnh Cà Mau, mất khoảng 2h 30 phút bay từ Vũng Tàu. Dự án khởi công 05/2007 đến 01/2008. Quy mô dự án 600 tấn Tổng mức đầu tư khoảng trên 5 triệu USD Chủ đầu tư TRƯỜNG SƠN JOC
Trong thời gian thực tập tìm hiểu thực tế và thiết kế đồ án, với sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tạn tình của thầy giáo Trần Văn Bản cùng với các thầy cô giáo trong bộ môn em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài:
“Hệ thống điều khiển mức trong bình tách Test Separator của dự án Sông Đốc A do Trường Sơn JOC làm chủ đầu tư”
Tuy nhiên, do kinh nghiệm nghiên cứu và thiết kế hệ thống tự động còn nhiều hạn chế và thời gian nghiên cứu tương đối ngắn, nên mặc dù được thầy giáo hướng dẫn nhiệt tình cộng với nỗ lực của bản thân nhưng đồ án của em vẫn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo trong bộ môn để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Trần Văn Bản, các thầy cô giáo trong bộ môn, các bạn đồng nghiệp và các bạn trong lớp đã giúp em hoàn thành đồ án này.
Vũng tàu, ngày 30/3/2009
Sinh Viên:
Nguyễn Hùng Thịnh
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM.
Giới thiệu về tập đoàn dầu khí việt nam.
Hơn 30 năm trước, ngày 3/9/1975 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày nay; gần một năm sau ngày thành lập, ngày 25/7/1976, chúng ta có nguồn khí thiên nhiên đầu tiên được khai thác từ giếng khoan số 51 ở Vùng trũng sông Hồng, nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước; 5 năm sau, vào tháng 6 năm 1981, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải được khai thác để đưa vào phục vụ sản xuất; và 10 năm sau ngày thành lập, ngày 26 tháng 6 năm 1986 Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ... Kể từ đó Việt Nam đã bước vào danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô, đánh dấu một bước tiến vững chắc, khẳng định một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.
Trải qua 33 năm xây dựng và phát triển, ngành Dầu khí Việt Nam đã vượt qua mọi trở ngại để vươn lên trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng hàng đầu, đã đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, ở những thập kỷ cuối của thế kỷ trước, ngành Dầu khí đã góp phần tích cực vào việc đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, ở thập kỷ này – thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thực sự đã trở thành đầu tàu kinh tế, là động lực đẩy nhanh tiến trình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong những năm gần đây, nhờ có một nền tảng vững chắc, tốc độ tăng trưởng của Tập đoàn luôn ở mức cao, hàng năm chúng ta luôn có đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách quốc gia. Đến nay, toàn Tập đoàn đã khai thác được trên 280 triệu tấn dầu thô và Condensate, trên 45 tỷ m3, mang lại nguồn thu ngoại tệ trên gần 60 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước trên 36 tỷ USD và tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên 100 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh hoạt động khai thác với 12 mỏ dầu khí (11 mỏ trong nước, 1 mỏ ở nước ngoài) có giá trị thương mại được lần lượt đưa vào khai thác (mỏ Bạch Hổ, Rồng, Lan Tây, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Đại Hùng, Cá Ngừ Vàng, PM3-CAA, 46 Cái Nước, Rồng Đôi – Rồng Đôi Tây, Ruby, Tiền Hải, PM 304 – Malaysia), công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã bước đầu xác định được trữ lượng dầu khí tiềm năng có thể thu hồi của Việt Nam ước đạt 4,0 đến 4,6 tỷ m3 quy dầu, có khả năng cân đối bền vững cho hoạt động khai thác, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước cho thời gian tới. Đến nay, chúng ta đã ký 63 hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở trong nước, trong đó 37 hợp đồng đang có hiệu lực, thu hút vốn đầu tư trên 8 tỷ USD. Những năm gần đây, Tập đoàn đang tích cực triển khai đầu tư các dự án tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, hiện tại Tập đoàn đang đầu tư vào 13 dự án, trong đó tự điều hành 8 đề án và bước đầu đã có phát hiện dầu khí quan trọng ở Malaysia, Angiêri. Đặc biệt, tháng 9/2006, Tập đoàn đã có tấn dầu thô đầu tiên khai thác ở nước ngoài tại mỏ PM – 304 Malaysia.
Song song với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, lĩnh vực công nghiệp khí cũng đã được tích cực triển khai; dòng khí đồng hành từ bồn trũng Cửu Long (mỏ Bạch Hổ + Rạng Đông) và khí thiên nhiên bể Nam Côn Sơn (mỏ Lan Tây + Rồng Đôi Tây) đã cung cấp và tạo điều kiện hình thành cụm công nghiệp Khí – Điện – Đạm Cà Mau đã và đang được khẩn trương thực hiện có ý nghĩa rất quan lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của cả nước nói chung. Trong những năm tới đây, các mỏ khí mới như lô B, Sư Tử Trắng… sẽ được đưa vào khai thác và mở ra một giai đoạn mới đầy hứa hẹn của ngành công nghiệp khí Việt Nam.
Trong lĩnh vực chế biến dầu khí và hóa dầu, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đi vào vận hành ổn định và có những đóng góp tích cực trong việc bình ổn thị trường giá phân urê, hỗ trợ đắc lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp ở trong nước thời gian qua; Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang được khẩn trương triển khai xây dựng với mục tiêu có sản phẩm đầu tiên từ tháng 2 năm 2009; các dự án: đầu tư xây dựng Liên hợp Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam, Nhà máy Lọc dầu phía Nam và các dự án chế biến nhiên liệu sinh học đang được Tập đoàn tích cực triển khai để sớm đưa vào vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhiên liệu cho đất nước và cung cấp cho ngành công nghiệp hóa dầu những nguyên liệu và sản phẩm mới.
Cùng với sự phát triển các lĩnh vực trong một nền công nghiệp Dầu khí hoàn chỉnh, các hoạt động thương mại, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tài chính, bảo hiểm Dầu khí, dịch vụ xây lắp dầu khí, dịch vụ tổng hợp cũng đã được hình thành, phát triển và có tỷ trọng đóng góp đáng kể trong doanh thu của Tập đoàn; Công tác đổi mới doanh nghiệp được triển khai tích cực theo hướng có hiệu quả cao nhất; Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật, đặc biệt là những cán bộ khoa học và những cán bộ quản lý có trình độ cao luôn được các cấp lãnh đạo Tập đoàn quan tâm thực hiện. Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có đội ngũ chuyên gia, cán bộ, công nhân kỹ thuật với hơn 25 nghìn người đã và đang đảm đương tốt công việc được giao phó.
Chúng ta hiểu rằng, để đạt được những thành công trên, ngoài sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên, sự đoàn kết nhất trí của các cấp lãnh đạo trong Tập đoàn; Đảng, Nhà nước và nhân dân đã luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho ngành Dầu khí Việt Nam phát triển. Từ năm 1988, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 15 về dầu khí và năm 2006 vừa qua, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 41 – KL/TW ngày 19/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 09/03/2006, phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, với mục tiêu phát triển là: Phát triển ngành Dầu khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế. Và ngày 29/08/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 198, 199/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã tạo ra một vóc dáng mới, sức mạnh mới và nâng cao tầm cao mới cho ngành Dầu khí Việt Nam phát triển trong tương lai.
Tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tự hào nhìn lại quãng đường đã đi qua đầy khó khăn gian khổ nhưng rất vẻ vang, đồng thời tin tưởng mãnh liệt vào sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình, có hiệu quả của các Bộ, các ngành, các địa phương, sự hợp tác trong nước và quốc tế trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ vượt qua mọi thách thức để thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đã được Bộ Chính trị kết luận và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xứng đáng là một Tập đoàn kinh tế mạnh và đầu tàu của đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giới thiệu về đơn vị lấy số liệu làm đồ án tốt nghiệp.
A – Tổng Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí ( PTSC ).
Tổng Công ty Cổ Phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí PTSC là đơn vị thành viên của Tập đòan Dầu khí Quốc gia Việt Nam với chức năng họat động đa ngành và chủ yếu cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho ngành công nghiệp dầu khí ở trong và ngoài nước.
Tổng số cán bộ công nhân viên của PTSC hiện có khoảng trên 4,000 người với năng lực chuyên môn tốt và được rèn luyện qua môi trường họat động kinh doanh quốc tế. Tổng giá trị tài sản của PTSC hiện đã lên đến gần 200 triệu đô la Mỹ. Doanh thu của PTSC năm 2006 đạt 270 triệu đô la Mỹ.
Hiện nay, Tổng công ty PTSC với 14 công ty con trực thuộc họat động đa ngành đã trở thành một nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu tại Việt Nam và có tên tuổi trong khu vực Đông Nam Á.
Với phương châm “PTSC- Giải pháp tốt nhất cho các yêu cầu của khách hàng” làm định hướng cho việc cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, Tổng công ty PTSC cam kết tiếp tục phát triển trở thành một đơn vị cung cấp các dịch vụ dầu khí theo tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu tại Việt nam và trong khu vực.
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí
PTSC được thành lập từ tháng 2/1993 trên cơ sở sát nhập 2 đơn vị là Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC) và Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu khí (GPTS). Trải qua 14 năm phấn đấu và trưởng thành, đến nay PTSC đã có những bước phát triển vượt bậc. Với 14 đơn vị trực thuộc, PTSC đã cung cấp các loại hình dịch vụ kỹ thuật đa dạng cho ngành công nghiệp dầu khí, trong đó đã phát triển được một số loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí mũi nhọn đạt trình độ quốc tế như dịch vụ tàu chuyên ngành, dịch vụ căn cứ – cảng, dịch vụ thiết kế, chế tạo lắp đặt, đấu nối chạy thử các công trình dầu khí, dịch vụ tàu FPSO/FSO, dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M), dịch vụ khảo sát công trình ngầm ROV, dịch vụ cung ứng nhân lực kỹ thuật, dịch vụ cung cấp vật tư thiết bị dầu khí…vv.
Theo quyết định của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí được chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-con. Để thuận tiện hơn trong chỉ đạo các họat động sản xuất kinh doanh, từ đó có điều kiện nắm bắt và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu dịch vụ, văn phòng chính của Tổng Công ty PTSC đã được chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4/2007.
B - Các sự kiện chính trong lịch sử hình thành của Tổng Công ty.
Năm 1976: Thành lập Công ty Địa vật lý (tiền thân của Công ty Địa vật lý và dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí).
Năm 1986: Thành lập Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC).
Năm 1989: Thành lập Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (GPTS).
Năm 1993: Thành lập Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí trên cơ sở sáp nhập Công ty Dịch vụ Dầu khí là Công ty Địa vật lý & Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí.
Năm 1994: Công ty Dầu khí I Thái Bình được sáp nhập vào PTSC.
12/2006: Công ty chuyển sang họat động dưới hình thức công ty cổ phần.
Năm 2007: Chuyển trụ sở chính của Tổng công ty PTSC vào TP. HCM.
Các danh hiệu được trao tặng:
Năm 1993, 1994: Chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu ngành dầu khí.
Năm 1999: Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Năm 1993-2003: Tổng công ty Dầu khí Việt nam tặng bằng khen đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.
Năm 1993-1995, 1997: Tổng liên đoàn Lao động Việt nam tặng cờ đơn vị xuất sắc của ngành dầu khí.
Năm 1998: Tổng liên đoàn Lao động Việt nam tặng cờ đơn vị xuất sắc nhất về công tác bảo hộ lao động trong toàn quốc.
Năm 2001: Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Năm 2003: Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.
B - Công Ty TNHH Dịch Vụ Cơ Khí Hàng Hải.( PTSC M&C )
Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC). Công ty được chính thức thành lập theo Quyết định số 42/QĐ-DVKT ngày 19 tháng 03 năm 2007 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí.
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty dịch vụ Cơ khí Hàng hải:
Bảo dưỡng, đóng mới, hoán cải các phương tiện nổi.
Quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động trong lĩnh vực cơ khí hàng hải.
Gia công lắp ráp, chế tạo các cấu kiện, thiết bị dầu khí và công trình công nghiệp khác.
Trụ sở:
Số 31 đường 30/4, phường 9, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: 064.3838.834 - Fax: 064.3838.170
Sơ đồ tổ chức của công ty dịch vụ cơ khí hàng hải PTSC M&C
Các cột mốc hình thành:
Năm 2001: với sự thi công thành công Dự án Khu nhà trên biển LQ-CPC 140 người, Xí nghiệp Dịch vụ Cơ khí Hàng hải được thành lập do ông Cao Duy Chính làm Giám đốc.
Năm 2002: Thi công thành công giàn khai thác đầu tiên và chuyển giao cho Chủ đầu tư JVPC.
Năm 2004: Ông Nguyễn Trần Toàn trở thành Giám đốc của công ty.
Năm 2006: PTSC M&C đạt được Hợp đồng Thiết kế - Thi công - Chạy thử đầu tiên với Chủ đầu tư Talisman cho Dự án Bunga Orkid
Năm 2007: Công ty trở nên vững mạnh với sự hoàn thành của Dự án thứ 20. Ông Phan Thanh Tùng chuyển lên làm Giám đốc công ty.
Vươn lên tầm cao mới:
Qua 6 năm hoạt động chính thức mang tên Xí nghiệp Dịch vụ Cơ khí Hàng hải, tháng 03/2007, Xí nghiệp Dịch vụ Cơ khí Hàng hải đổi tên thành Công ty TNHH Dịch vụ Cơ khí Hàng hải. Đây là một cột mốc quan trọng mà Công ty đã đạt được trong suốt hơn 6 năm phấn đấu vừa qua.Với hơn 20 dự án đã được thực hiện cho các đối tác trong và ngoài nước, PTSC M&C đang từng bước nâng cao hình ảnh và vị thế của mình. Ngoài ra, với sự hỗ trợ về mặt chính sách của nhà nuớc và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), PTSC M&C đang từng bước thực hiện việc cải tiến các chính sách nhằm thu hút lao động có trình độ để mở rộng sức cạnh tranh khu vực và trên thị trường quốc tế.Với những bước chuyển mình phù hợp với xu thế đi lên của đất nước, đặc biệt sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, PTSC M&C dần khẳng định và vươn lên mạnh mẽ trở thành một doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao chuyên ngành dầu khí ở Việt Nam và khu vực.
Giới thiệu về dự án Sông Đốc (SD-A-WHP TOPSIDES).
Địa điểm Sông đốc, block 46/02 Thời gian thực hiện 05/2007 đến 02/2008 Quy mô dự án 600 tấn Tổng mức đầu tư khoảng trên 5 triệu USD Chủ đầu tư TRƯỜNG SƠN JOC
Hiện PTSC đã ký Hợp đồng số CN397002 với công ty dầu khí Trường Sơn JOC để thực hiện Dự án Mua sắm và Chế tạo khối thượng tầng giàn khai thác SD-A (Song Doc).Khối lượng phần chế tạo sẽ là 600 tấn, trị giá hợp đồng khoảng hơn 5 triệu USD; tiến độ Dự án từ 05/2007 đến 01/2008.
Đây là Dự án nằm trong Giai đoạn 1 Kế hoạch phát triển cụm phức hợp Sông Đốc - Rạch Tàu - Khánh Mỹ - Phú Tân (SRKP) thuộc Block 46/02 ngoài khơi Việt Nam.
Vị trí dự án:
Cụm block 46/02 lắp đặt ở ngoài khơi biển Việt Nam, cách 205 km về phía Nam Cà Mau, các vùng đất thuộc tây nam lục địa của Việt Nam, và chỉ cách phía bắc của khu vực phát triển PM-3 CAA. Các Kekwa sản xuất dầu khí ở mỏ PM-3 CAA nằm 15km về phía Đông Nam của bể SRKP.
Hình 1.1 cho khu vực block 46/02 vị trí bản đồ cho địa điểm của khu vực Sông Đốc, và Hình 1.2 cho một schematic của các đề xuất phát triển các tiện nghi.
TÊN DỰ ÁN BẰNG TIẾNG ANH NGUYÊN BẢN.
TRUONG SON JOINT OPERATING COMPANY
FABRICATION OF SD-A WHP TOPSIDES
BID NO. ITB396015A
PART 1 - INVITATION TO BID
SECTION 1 – GENERAL INFORMATION
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hệ thống điều khiển mức trong bình tách.doc
- BÌA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP.doc