Đồ án Hệ thống mạng WCDMA

MỤC LỤC

Chương 1: Tổng Quan Hệ Thống W-CDMA 5

Giới thiệu chung 5

1.1. Hệ thống thông tin di động thế hệ 1 5

1.2. Hệ thống thông tin di động thế hệ 2 6

1.3. Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 7

1.4. Lộ trình phát triển hệ thống di động thế hệ 2 (GSM) lên (WCDMA) 7

1.5. Tổng quan mạng WCDMA 8

1.5.1. Các thông số chính của mạng WCDMA 10

1.5.2. Những đặc điểm then chốt của mạng WCDMA 11

1.5.3. Ảnh hưởng của nhiễu trong hệ thống WCDMA 11

1.5.4. Tính đa dạng phân tập trong hệ thống WCDMA 12

Kết luận chương 14

Chương 2: Khái Niệm Phân Tập Không Gian-Thời Gian 15

2.1 Giới thiệu 15

2.2 Anten Mảng 15

2.2.1 Mảng Anten dãy 16

2.3 Kỹ thuật Beamformer 18

2.3.1 Ví dụ đơn giản của bộ Beamformer trong mảng ULA 19

2.4 Nguyên tắc lấy mẫu trong xử lý không gian 21

2.5 Lợi ích của phân tập không gian 22

2.6 Phân tập thời gian- Bộ thu Rake trong CDMA 22

2.6.1 Các kỹ thuật tổ hợp tín hiệu 23

2.6.1.1 Bộ tổ hợp chọn lọc (SC) 23

2.6.1.2 Bộ tổ hợp tỉ số tối đa (MRC) 24

2.6.1.3 Bộ tổ hợp cùng độ lợi (EGC) 24

2.7 Bộ thu Beamformer_Rake 24

Kết luận chương 25

Chương 3: Các Kỹ Thuật Beamforming 26

3.1 Giới Thiệu 26

3.2 MSNR Beamforming 26

3.2.1 Kỹ Thuật MSNR 26

3.2.2 Phương Thức cải tiến SE cho Beamforming 28

3.2.3 Pha Tín Hiệu Trong Eigen-Beamforming 29

3.3. Kỹ thuật MSINR Beamforming 30

3.3.1 Cực đại tỷ số tín hiệu trên nhiễu(SINR) 31

3.3.2 Xác định giá trị cực đại của tỷ số tín hiệu trên nhiễu (MSINR) 32

3.4 Kỹ thuật MMSE Beamforming 33

3.5 So sánh 2 kỹ thuật MSINR và MMSE trong trường hợp đơn giản 34

Kết luận chương 36

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

docx38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hệ thống mạng WCDMA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các sóng mang có thể chọn trên những khoảng 200KHz giữa khoảng 4.4 đến 5MHz tuỳ thuộc vào nhiễu giữa các sóng mang. WCDMA cung cấp tốc độ khả biến cho các user rất cao, hiểu theo cách khác chính là dải thông theo yêu cầu cũng được cung cấp. Mỗi user được cung cấp một khung giây có chu kỳ 10ms trong khi tốc độ dữ liệu vẫn giữ nguyên không đổi. Tuy nhiên dung lượng dữ liệu có thể thay đổi từ khung này đến khung khác. WCDMA cung cấp hai chế độ hoạt động cơ bản là FDD và TDD. Trong FDD các khoảng tần số sóng mang 5MHz được sử dụng cho sóng mang hướng lên và hướng xuống riêng rẽ, trong khi đó TDD chỉ có một khoảng 5MHz được dùng cho cả hướng lên và hướng xuống. WCDMA cung cấp hoạt động bất đồng bộ cho các trạm gốc và do đó không giống như hệ thống đồng bộ IS-95 CDMA, nó không cần thời gian chuẩn trên toàn cầu GPS. WCDMA dùng tách sóng kết hợp cho hướng lên và hướng xuống nhờ các ký hiệu hoa tiêu hay kênh hoa tiêu chung, dẫn tới tăng dung lượng và vùng phủ sóng . WCDMA được thiết kế để phát triển nâng cấp cho chuẩn GSM vì vậy có thể chuyển giao giữa mạng GSM và mạng WCDMA. Phương thức đa truy xuất . DS-CDMA. Phương pháp ghép song công. FDD/TDD. Đồng bộ trạm gốc. Hoạt động bất đồng bộ. Tốc độ chip. 3.84Mcps. Độ dài khung . 10ms. Ghép dịch vụ. Đa dịch vụ với yêu cầu chất lượng dịch vụ khác nhau được ghép trên một kết nối. Đa tốc độ. Hệ số trải phổ khả biến và đa mã. Tách sóng. Tách sóng kết hợp nhờ sử dụng kênh hoa tiêu. 1.5.2 Những đặc điểm then chốt của WCDMA Giao diện vô tuyến trên cơ sở CDMA băng rộng tạo cơ hội thiết kế hệ thống có những đặc tính đáp ứng nhu cầu của thế hệ thứ 3. Những đặc điểm chủ yếu trong hệ thống WCDMA là : Cải thiện những hệ thống thế hệ thứ 2 bao gồm: cải thiện dung lượng, cải thiện vùng phủ sóng, bao gồm cả khả năng di chuyển những dịch vụ thế hệ thứ 2 sang thế hệ thứ 3. Tính linh hoạt cao của dịch vụ bao gồm: Có các dịch vụ tốc độ bit cực đại trên 2 Mb/s và các dịch vụ ghép song song trên một kết nối. Thực hiện truy nhập gói hiệu quả và tin cậy. Tính linh hoạt cao của vận hành bao gồm: Hỗ trợ hoạt động không đồng bộ giữa các trạm gốc nên triển khai thuận lợi trong nhiều môi trường. Hỗ trợ một cách có hiệu quả dạng hoạt động khác chẳng hạn cấu trúc ô có bậc. Sử dụng kỷ thuật tiến bộ như phối hợp anten dàn và tách người dùng. Mô hình TDD được thiết kế để hoạt động hiệu quả trong môi trường không kết hợp. Cải thiện dung lượng: Độ rộng băng tần lớn của WCDMA làm tăng hiệu suất vốn có trên các hệ thống tế bào trước đó do nó làm giảm fading của tín hiệu vô tuyến. Ta biết rằng WCDMA sử dụng điều chế kết hợp ở đường lên, đây là tính năng không thể thực hiện được ở trong các hệ thống CDMA tế bào. Điều khiển công suất chắc chắn ở đường xuống sẽ có hiệu suất hoàn hảo, đặc biệt ở môi trường trong nhà và môi trường ngoài trời có tốc độ thấp. Nói chung, đối với dịch vụ thoại, sự cải thiện này là một bước tiến vì đây là một trong hai yếu tố làm tăng dung lượng cell của WCDMA. 1.5.3 Ảnh hưởng của nhiễu lên hệ thống WCDMA Trong kênh thông tin vô tuyến lý tưởng, tín hiệu thu được chỉ bao gồm một tín hiệu đến trực tiếp. Song, trong thực tế điều đó là không thể xảy ra, tín hiệu sẽ bị thay đổi trong suốt quá trình truyền, tín hiệu thu được sẽ là sự kết hợp các thành phần khác nhau: tín hiệu suy giảm, khúc xạ, nhiễu xạ của các tín hiệu khác…WCDMA là hệ thống di động vô tuyến nên sẽ bị ảnh hưởng bởi điều đó. Sau đây là mô hình của hai loại nhiễu chính, đó là nhiễu fadinh nhiều tia và nhiễu giao thoa. Hình 1.4 Các tín hiệu đa đường Hình 1.5 Các tín hiệu nhiễu giao thoa Để làm giảm các ảnh hưởng của các loại nhiễu trên, trong WCDMA có nhiều kỹ thuật xử lý đó là: mã hoá kênh, điều chế, trải phổ, phân tập…Trong đồ án này ta sẽ đi nghiên cứu các kỹ thuật phân tập tín hiệu. 1.5.4 Tính đa dạng phân tập trong WCDMA Trong hệ thống điều chế băng hẹp như điều chế FM tương tự ,sử dụng trong hệ thống thông tin di động tổ ong đầu tiên thì tính đa đường tạo nên fading nghiêm trọng. Tính nghiêm trọng của đa đường fading được giảm đi trong điều chế CDMA băng rộng ,vì các tín hiệu qua các đường khác nhau được thu nhận một cách độc lập .Nhưng hiện tượng đa đường xảy ra một cách liên tục trong hệ thống này do fading đa đường không thể loại trừ hoàn toàn được vì với các hiện tượng fading xảy ra một cách liên tục đó thì bộ điều chế không thể xử lí tín hiệu thu một cách độc lập được. Phân tập là một hình thức tốt để làm giảm fading,có 3 loại phân tập là theo tần số ,theo thời gian và theo khoảng cách .Phân tập theo thời gian đạt được nhờ sử dụng việc chèn vào mã sữa sai .Phân tập theo thời gian có thể được áp dụng cho tất cả các hệ thống có tốc độ mã truyền dẫn cao mà thủ tục sửa sai yêu cầu. Hệ thống CDMA băng rộng ưứngduụngviệc phân tập theo tần số nhờ việc mở rộng khả năng báo hiệu trong một băng tần rộng và fading liên hợp với tần số thường có ảnh hưởng đến băng tần báo hiệu(200-300kHz). Nhưng với một băng tần rộng thì fading ít ảnh hưởng đến tín hiệu hơn .Phân tập theo khoảng cách hay đường truyền thường đạt được theo 3 phương pháp sau: -Thiết lập nhiều đường báo hiệu(chuyển vùng mềm) để kết nối máy di động với 2 hoặc nhiều trạm gốc BTS. -Sử dụng môi trường đa đường qua chức năng trải phổ giống như bộ thu quét thu nhận và tổ hợp các tín hiệu phát với các tín hiệu phát khác trễ thời gian. -Đặt nhiều anten tại BS (anten mảng). Phân tập theo khoảng cách có thể dễ dàng được áp dụng đối với hệ thống TDMA và FDMA. Phân tập theo thời gian có thể được áp dụng cho tất cả các hệ thống số có tốc độ mã truyền dẩn cao mà thủ tục sữa sai yêu cầu. Phân tập theo tần số có thể dể dàng được áp dụng cho hệ thống CDMA. Bộ điều khiển đa đường tách dạng sóng nhờ sử dụng bộ tương quan song song. Máy di động sử dụng 3 bộ tương quan ,BTS sử dụng 4 bộ tương quan. Máy thu có bộ tương quan song song gọi là máy thu quét (Rake), nó xác định tín hiệu thu theo mỗi đường và tổ hợp, giải điều chế tất cả các tín hiệu thu được. Fading có thể xuất hiện ở các đường tín hiệu thu nhưng không có sự tương quan giữa các đường tín hiệu thu.Vì vậy tổng các tính hiệu thu được có độ tin cậy cao vì rất ít có fading đồng thời giữa cá đường tín hiệu thu được. Nhiều bộ tách tương quan có thể áp dụng một cách đồng thời cho hệ thống thông tin có 2 BTS sao cho có thể thực hiện chuyển vùng mềm cho thuê bao di động. Các kỹ thuật phân tập: Phân tập thời gian: Đây là phương pháp phân tập cơ bản nhất, dùng những khe thời gian tại những thời điểm khác nhau để truyền cùng một tín hiệu ban đầu, như vậy tại đầu thu ta có thể nhận được nhiều bản sao của một tín hiệu tại nhiều thời điểm. Hoặc cùng một tín hiệu thu, có thể được thu theo nhiều khoảng thời gian trễ khác nhau để chọn ra được tín hiệu thu tốt nhất. Phân tập tần số: Nguyên lý cơ bản của bất kỳ loại sóng nào (cả sóng cơ và sóng điền từ ) thì chỉ giao thoa với nhau khi có cùng tần số hay vùng tần số lân cận. Phân tập tần số dựa vào đặc tính này, dùng nhiều tần số khác nhau để truyền cùng một tín hiệu, như vậy tại đầu thu sẽ thu được cùng một tín hiệu tại nhiều tần số khác nhau. Phân tập không gian ( hay phân tập anten ): Trong kiểu phân tập này chúng ta dùng nhiều anten đặt tại nhiều vị trí khác nhau, có độ phân cực khác nhau để truyền hay thu cùng một tín hiệu. Phương pháp này sẽ không làm mất độ rộng băng thông của hệ thống. Kết luận chương Chương này đã giới thiệu tổng quan về các thế hệ thông tin di động, đặc biệt là hệ thống WCDMA, các ảnh hưởng của nhiểu trong hệ thống di động. Cuối chương là phần giới thiệu về các kỹ thuật phân tập để giảm bớt nhiễu trong hệ thống vô tuyến. Trong chương tiếp theo sẽ đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật phân tập không gian và thời gian. CHƯƠNG 2 PHÂN TẬP KHÔNG GIAN THỜI GIAN 2.1 Giới thiệu Dung lượng của hệ thống mạng tổ ong bị giới hạn bởi 2 yếu tố chính đó là nhiễu fading và nhiễu giao thoa sóng (multiple access interference : MAI). Một bộ thu 2 chiều (2-D) có thể giảm được các nhiễu trên bằng cách xử lý tín hiệu thu được trên cả hai miền không gian và thời gian. Ở đây, xử lý tín hiệu trong miền không gian là tiến hành xử lý tín hiệu bằng cách phân tập anten, còn xử lý tín hiệu trên miền thời gian là tiến hành xử lý tín hiệu thu bằng cách phân tập thời gian. Việc kết hợp 2 kỹ thuật phân tập cho tín hiệu sẽ làm tăng chất lượng của tín hiệu tại bộ thu. Tuy bộ thu 2-D này có khả năng xử lý tín hiệu đồng thời trên miền không gian và thời gian song điều này đòi hỏi phải có cấp độ tính toán phức tạp . Trong chương này chúng ta sẽ giới thiệu một số giải pháp đơn giản để xử lý tín hiệu trong miền không gian và thời gian. Mảng anten thích nghi [3] có khả năng chống lại nhiễu fading hay MAI chỉ bằng cách xử lý không gian. Khi các thuê bao của hệ thống mạng trao đổi thông tin từ những địa điểm khác nhau, mỗi thuê bao sẽ có một thông tin không gian duy nhất liên quan tới thuê bao đó. Mảng anten thích nghi có thể dựa vào đặc tính không gian của tín hiệu để giảm bớt nhiễu MAI. Việc xử lý này được thực hiện bởi bộ Beamformer .Beamformer có thể là một giải pháp hữu hiệu để cải thiện cho hệ thống CDMA hoạt động tốt trong các kênh tín hiệu giao thoa với nhau. Dung lượng của hệ thống CDMA có thể được tăng lên bằng cách giảm bớt nhiễu giao thoa co-channel. 2.2 Anten Mảng Anten mảng là tập hợp gồm nhiều anten thành phần được bố trí tại những vị trí khác nhau trong không gian mảng .Các anten thành phần này có thể được sắp xếp theo các cấu trúc hình học bất kỳ .Tuỳ theo cách sắp xếp đó mà mảng có thể là mảng đường ,mảng tròn hay mảng phẳng . Mảng đường và mảng tròn là trường hợp đặc biệt của mảng phẳng .Góc phát xạ của một mảng được xác định dựa vào góc phát xạ của các anten thành phần , vào sự định hướng , vào vị trí của các anten , vào biên độ và pha của tín hiệu đến. Nếu các anten của mảng là đẳng hướng thì góc phát xạ của mảng sẽ chỉ phụ thuộc vào cấu trúc không gian của mảng và tín hiệu đến mảng [3] .Trong trường hợp này góc phát xạ của mảng được gọi là hệ số mảng. Nếu các phần tử của mảng giống nhau nhưng không đẳng hướng thì góc phát xạ của mảng được tính theo hệ số mảng và các góc phát xạ thành phần . 2.2.1 Mảng anten dãy Nếu khoảng cách giữa các phần tử trong mảng đường thẳng bằng nhau thì mảng được gọi là mảng anten dãy (ULA) .Hình vẽ sau mô tả một mảng ULA gồm N phần tử .Khoảng cách giữa các phần tử trong mảng là d .Góc tín hiệu truyền đến mảng là θ (còn gọi là góc AOA) . Tín hiệu thu được tại anten đầu tiên của mảng được biểu diễn như sau : (2.1) Với A1(t) : Biên độ tín hiệu đến anten . fc : Tần số sóng mang của tín hiệu . γ(t) : Hàm biểu thị sự biến đổi tín hiệu. β : Góc pha tín hiệu . Ngoài ra tín hiệu thu được tại phần tử đầu tiên có thể viết như sau : (2.2) Ta giả thiết rằng tín hiệu có dạng sóng phẳng được truyền đến mảng từ một khoảng cách rất xa và trong môi trường truyền đồng chất .Lúc này tín hiệu đến các phần tử trong mảng sẽ có sự sai biệt về thời gian .Tín hiệu đến phần tử thứ 2 trong mảng sẽ chậm hơn phần tử thứ nhất một Hình 2.1 Mảng anten ULA khoảng thời gian là ,tương tự phần tử thứ N sẽ trễ một khoảng là N.Như thế ta có thể biểu diễn tín hiệu thu được tại các phần tử khác trong mảng theo biểu thức tín hiệu thu được tại phần tử thứ nhất .Trong hình vẻ trên ta có thời gian trễ là : (2.3) Với c là vận tốc truyền sóng ánh sáng . Vậy ta có biểu thức tín hiệu thu được tại phần tử thứ 2 là : (2.4) Thông thường fc là rất lớn so với dãy thông của tín hiệu ,vì vậy biểu thức (2.4) có thể được viết như sau : (2.5) Hay (2.6) (2.7) Do đó tín hiệu nhận được tại phần tử thứ i của mảng là (i=1:N) (2.8) Ta định nghĩa một trường vector dùng để biểu diễn tất cả các tín hiệu thu được trên các phần tử của mảng .Trường vector tín hiệu đó được biểu diễn như sau : x(t) =[x1(t) x2(t) ….. xn(t)]T (2.9) Ta cũng định nghĩa trường vector đáp ứng () của mảng như sau : = [1 ……]T (2.10) Vector đáp ứng của mảng là một trường các giá trị phụ thuộc vào góc tín hiệu truyền đến mảng, vào cấu trúc hình học của mảng, cách bố trí các phần tử trong mảng và phụ thuộc vào tần số của tín hiệu đến mảng .Chúng ta giả thiết rằng trong phạm vi thay đổi của tần số sóng mang thì Vector đáp ứng của mảng không thay đổi .Khi cấu trúc của mảng không thay đổi (ví dụ mảng ULA) và các phần tử của mảng là đẳng hướng ,thì vector đáp ứng của mảng chỉ phụ thuộc vào AOA (góc tín hiệu đến mảng). Lúc này vector tín hiệu nhận được từ mảng có thể được viết như sau : (2.11) Để có được các điều trên thì ta phải giả thiết băng thông của tín hiệu phải nhỏ hơn nhiều lần thời gian truyền tín hiệu qua mảng .Giả thiết cho hiện tượng này được gọi là narrowband, tức là các tín hiệu thu được trong các phần tử của mảng sẽ có sự sai pha lẩn nhau ,song sự sai pha này có thể là nhỏ. Vì thế mô hình narrowband vẫn chính xác cho những tín hiệu biến thiên dạng hình sin, đặc biệt là ở những tín hiệu có băng thông rất nhỏ so với thời gian truyền sóng qua mảng. Cũng vì lí do đó mà khi thực hiện mô hình Beamformer để giảm thiểu sự giao thoa thì phải nằm trong giới hạn cho phép của hiện tượng narrowband. Trong toàn bộ luận văn này chúng ta giả thiết rằng tín hiệu W-CDMA thoả mãn narrowband . Thời gian trễ trong quá trình truyền sóng từ phần tử đầu tiên đến phần tử cuối cùng của mảng được tính như sau : (2.12) Nếu khoảng cách giữa các phần tử trong mảng là (2.13) Nếu mảng có 4 phần tử và fc =2GHz Ta có : Với hệ thống W-CDMA có băng thông tín hiệu là 5MHz. Tỉ số giữa max và băng thông tín hiệu được tính như sau : =0.0037 Như vậy giả thiết narrowband phù hợp với hệ thống W-CDMA. 2.3 Kỹ thuật Beamformer Beamforming là một kỷ thuật xử lý không gian chung nhất được thực hiện trong những anten mảng. Trong hệ thống mạng di động tổ ong, tín hiệu hữu ích của một cell thường bị tín hiệu các cell khác trộn lẫn vào gây nên hiện tượng nhiễu giao thoa tín hiệu. Bộ Beamformer có thể phân tách các tín hiệu trong vùng giao thoa sóng để lấy ra tín hiệu mong muốn của cell đó. Trong bộ Beamformer, tín hiệu thu được từ các phần tử trong mảng được tổng hợp lại rồi chọn ra tín hiệu có chất lượng tốt nhất. Hình dưới mô tả nguyên lý chung của một bộ Beamformer. Hình 2.2a Mô hình Beamformer Hình 2.2b Búp sóng anten dãy Nếu có tất cả K tín hiệu đến mảng với góc tới của mỗi tín hiệu được xác định riêng biệt. Lúc đó vector tín hiệu nhận được có dạng như sau : (2.14) Với là tín hiệu nhận được tại phần tử thứ i trong mảng ,góc tới là . là vector đáp ứng của mảng ứng với góc tới . là vector tín hiệu nhiễu . Đầu ra của bộ Beamformer có dạng sau : (2.15) Với w=[ w1 w2 … wN]T là vector trọng số của mảng . Thông thường vector trọng số được chọn để phù hợp cho từng kỷ thuật Beamformer khác nhau. Các kỹ thuật Beamformer thường có là MMSE, MSINR, MSNR, CMA, ML…sẽ được đề cập ở các chương sau . 2.3.1 Ví dụ đơn giản của bộ Beamformer với mảng ULA Bây giờ ta chỉ xét một ví dụ thật đơn giản để diển tả nguyên lí của Beamforming. Giả thiết rằg tín hiệu của thuê bao truyền đến mảng ULA với góc AOA là 0o , và giả thiết rằng phần tín hiệu nhiễu do giao thoa được thu ở góc AOA là 45o .Vector đáp ứng của mảng cho tín hiệu hữu ích trong trường hợp này là : (2.16) Tương tự ,vector đáp ứng của mảng đối với tín hiệu nhiễu giao thoa là : (2.17) Bộ thu Beamformer phải tăng cao hệ số khuếch đại đối với tín hiệu mong muốn đồng thời giảm thiểu tối đa hệ số khuếch đại đối với tín hiệu nhiễu giao thoa. Vì thế vector đáp ứng của mảng phải thoả mãn các điều kiện sau : (2.18) Từ trên ta tính được Hàm đặc trưng của Beamformer tương ứng với góc được cho như sau : (2.19) Đồ thị bức xạ (Beam pattern) được xác định bởi độ lớn của : (2.20) Đồ thị bức xạ được dùng để mô tả mảng các hệ số khuếch đại tín hiệu ứng với các góc đến khác nhau, hay được gọi là bộ khuếch đại có chọn lọc. Đồ thị bức xạ cho trường hợp trên được minh hoạ ở hình 2.3 dưới đây. Quan sát ta thấy, hệ số khuếch đại của tín hiệu là 1 còn của tín hiệu nhiễu giao thoa là 0. Như vậy, beamformer có thể hướng búp sóng null về phía tín hiệu nhiễu giao thoa, phương pháp này được gọi là phương pháp null steering beamformer. Chú ý rằng, trong phương pháp này các bộ phận của bộ Beamformer chỉ làm việc được khi tổng số các tín hiệu đến phải ít hơn hay bằng số lượng các phần tử trong mảng. Khi mà số phần tử anten là N, thì có thể null steering N-1 hướng tín hiệu nhiễu khác nhau, song điều này thì không thể phù hợp được trong môi trường hệ thống mạng WCDMA ( với rất nhiều nhiễu giao thoa). Trường hợp số lượng tín hiệu đến mảng vượt quá số phần tử của mảng gọi là overloaded .Tuy nhiên quá trình xử lý khuếch đại tín hiệu trong bộ thu của hệ thống CDMA có sự liên kết lớn để chống lại sự quá tải trong mảng, đồng thời việc bố trí không gian các phần tử của mảng cũng góp phần nâng cao khả năng xử lý của hệ thống. Hình 2.3 Đồ thị bức xạ của anten dãy đối với góc đến tín hiệu là 0o và nhiễu giao thoa là 45o. Từ ví dụ trên ta nhận thấy rằng: Mặc dầu có thể đặt null trực tiếp đến hướng đến của tín hiệu nhiễu giao thoa, song từ đồ thị bức xạ (hình 2.3) ta thấy độ lợi của anten không cực đại tại hướng đến của tín hiệu hữu ích. Như vậy, cần phải có nhiều sự cải tiến trong giải pháp kỹ thuật của beamformer. Trong chương sau sẽ đề cập đến các giải pháp kỹ thuật beamformer khác nhau đó. Nếu chúng ta ngầm giả thiết là đã nhận biết được mảng vector đáp ứng cho nhiều users khác nhau. Thì trong vùng một cell đô thị, mỗi tín hiệu đa đường sẽ đến mảng với những góc tới khác nhau, vì thế sẽ có rất nhiều hướng giải quyết cho mỗi đường tính hiệu này. Trong trườnghợp này, rất khó để xác định chính xác góc tín hiệu đến mảng và như vậy sự đánh giá vector đáp ứng của mảng là rất không xác thực. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải đánh giá góc đến AOA để tìm ra vector đáp ứng của mảng. Ngoài ra kỹ thuật trên cần yêu cầu số lượng tín hiệu đến mảng (bao gồm tín hiệu giao thoa co-channel) phải ít hơn số lượng các phần tử trong mảng. Điều này không thể có được trong mạng WCDMA. Kỹ thuật Eigen-Beamforming, được xét đến ở phần sau, là giải pháp thích hợp, không cần phải biết được vector đáp ứng của mảng cũng như không cần phải đánh giá rõ ràng góc tới AOA. 2.4 Nguyên tắc lấy mẫu tín hiệu trong xử lý không gian Những nguyên lý lấy mẫu trong miền thời gian có thể được áp dụng trong hệ thống xử lý không gian do giữa hai hệ thống này cũng có sự tương quan với nhau. Xét tín hiệu trong miền thời gian và tần số, mẫu tín hiệu lấy theo nguyên tắc lấy mẫu Nyquist. Tức là, tín hiệu được lấy mẫu với tần số (tốc độ lấy mẫu) lớn hơn 2 lần tần số lớn nhất của tín hiệu. Trường hợp tần số lấy mẫu nhỏ hơn 2f được gọi là aliasing .Tương tự trong miền không gian, để tránh hiện tượng aliasing thì khối beamformer phải thoã mãn điều kiện sau : (2.21) Điều này được gọi là nguyên lý lấy mẫu trong miền không gian . Điều kiện đó giúp cho khối beamforming tránh được hiện tượng aliasing, khoảng cách giữa các phần tử trong mảng phải nhỏ hơn hay bằng nửa bước sóng sóng mang của tín hiệu. Tuy nhiên khoảng cách giữa các phần tử trong mảng cũng không được nhỏ quá để tránh sự tác động lẫn nhau giữa các phần tử trong mảng. Vì vậy, trong thực tế khoảng cách giữa các phần tử trong mảng bằng nữa bước sóng sóng mang là tốt nhất. Trong đồ án này ta giả thiết khoảng cách giữa các phần tử trong mảng ULA bằng nữa bước sóng sóng mang . 2.5 Lợi ích của phân tập không gian Một mãng anten thích nghi có thể có được nhiều cấu trúc không gian khác nhau và làm giảm được nhiễu fading nhiều tia. Mảng này có khả năng lái búp sóng của mảng về phía tín hiệu cần nhận và tránh hướng đến của tín hiệu nhiễu .Tín hiệu thu được tại các phần tử trong mảng có rất ít sự tương quan lẫn nhau. Vì thế nếu tín hiệu tại một phần tử của mảng là tín hiệu nhiễu fading, tín hiệu này sẽ khác nhiều tín hiệu thu được tại các phần tử khác trong cùng thời gian đó .Vì thế luôn có một tín hiệu tốt nhất thu được một trong các phần tử của mảng .Nên việc tổ hợp các tín hiệu thu được từ các phần tử trong mảng sẽ làm tăng tỷ số SNR và tăng độ trung thực của tín hiệu thu . 2.6 Phân tập thời gian: Bộ thu Rake trong CDMA Trong một kênh có chọn lọc tần số ,có nhiều bản sao tín hiệu được truyền đến máy thu, chúng đi qua nhiều đường khác nhau. Những bản tin sao chép này được tổng hợp lại tại đầu thu để cải thiện tỷ số tín hiệu trên nhiễu SNR. Khi các tín hiệu này được truyền theo nhiều đường khác nhau, sẽ có một đường truyền không (hoặc ít) chịu ảnh hưởng bởi nhiễu fading. Điều này có nghĩa là nếu mỗi đường truyền đều bị ảnh hưởng bởi fading, các tín hiệu đi theo các đường khác nhau sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Tại đầu thu sẽ luôn thu được một kênh tín hiệu có độ trung thực chấp nhận được. Trong hệ thống CDMA, bộ thu tín hiệu có thể chứa nhiều thiết bị tương quan nhau để phân chia tín hiệu thành nhiều bản giống nhau và làm giảm nhiễu fading .Bộ thu này được gọi là bộ thu Rake, nó đã được dùng nhiều trong hệ thống mạng thông tin di động CDMA thế hệ 2 .Quá trình xử lý thời gian trong bột hu Rake giúp cho hệ thống CDMA giãm ảnh hưởng của nhiễu fading. Có nhiều kỹ thuật khác nhau được dùng để tổ hợp tín hiệu tương quan .Nếu việc kết hợp tín hiệu có những trọng số phù hợp với từng kênh riêng lẽ và có hệ số khuếch đại tương xứng với những bộ phận nhiều đường tương ứng ,quá trình này gọi là tổ hợp tỷ lệ tối đa (MRC). MRC gọi là một kết cấu tổ hợp . Đối với những bộ kết hợp không có kết cấu ,là tất cả những trọng số kết hợp đều bằng nhau và được gọi là bộ tổ hợp cùng độ lợi (EGC). Cả hai MRC và EGC đều hiệu quả để cải thiện tỷ số tín hiệu trên nhiễu SNR. finger#L finger#1 finger#2 Bộ tổ hợp RAKE Tín hiệu ra Hình 2.4 Mô hình bộ thu Rake 2.6.1 Các kỹ thuật tổ hợp tín hiệu Có nhiều phương pháp tổ hợp tín hiệu nhiều đường tại bộ thu, song có 3 phương pháp chính đó là: Bộ tổ hợp tỷ lệ tối đa (MRC), Bộ tổ hợp cùng độ lợi (EGC) và bộ tổ hợp chọn lọc (SC). Giả thiết rằng, tín hiệu đến được chia thàn L đường thông qua L bộ thu. Và ta ký hiệu ( i=1,…,L) là tỷ số năng lượng tín hiệu trên nhiễu cho đường thứ i. Như vậy, với kênh truyền Rayleigh fading , sẽ có: (2.22) giá trị trung bình năng lượng tín hiệu trên nhiễu. 2.6.1.1 Bộ tổ hợp chọn lọc (SC) Với bộ tổ hợp chọn lọc, đường tín hiệu đến có SNR cao luôn được lựa chọn. Như thế ngỏ ra của bộ tổ hợp chọn lọc là: Trong trường hợp kênh truyền Fading, có thể áp dụng hàm (2.22) cho : (2.22) 2.6.1.2 Bộ tổ hợp tỷ số tối đa (MRC) MRC là một bộ tổ hợp tối ưu. Trong bộ tổ hợp MRC, trọng số của các đường tín hiệu được xác định bởi sự tổ hợp của các đường fading. MRC là một bộ tổ hợp tối ưu. Ngõ ra của bộ tổ hợp MRC, được đánh giá bởi hàm cdf sau: (2.23) 2.6.1.3 Bộ tổ hợp cùng độ lợi (EGC) Bộ tổ hợp EGC cung tương tự như bộ tổ hợp MRC, khác nhau duy nhất là trong bộ tổ hợp EGC không có sự xác định trọng số cho từng nhánh tín hiệu. Tức là, trọng số cho từng nhánh tín hiệu đều giống nhau. EGC chỉ thích hợp cho các kỹ thuật điều chế mà các symbol có cùng mức năng lượng như M-PSK. 2.7 Bộ thu Beamformer_Rake Beamformer_Rake là sự kết hợp giữa Beamformer với Rake để xử lý tín hiệu trên cả 2 miền thời gian và không gian. Hình 2.5 mô tả cấu trúc và nguyên lý hoạt động của bộ thu Beamformer-Rake. Nó chứa một mảng các anten thu, tín hiệu thu được từ mảng được đưa đến các bộ tổ hợp không gian để thực hiện beamforming cho những tín hiệu đa đường, mỗi đường tín hiệu sẽ được nhân với một vector trọng số khác nhau trước khi vào bộ tổ hợp. Tín hiệu ra khỏi bộ tổ hợp không gian được đưa tới các finger sau đó được kết hợp lại bởi bộ tổ hợp Rake. Finger#1 Finger#1 Tổ hợp không gian W1 Tổ hợp không gian W2 Tổ hợp không gian WL Bộ tổ hợp Rake Finger#1 Hình 2.5 Bộ thu Beamformer-Rake Kết luận chương: Chương này đã xét đến hai kỹ thuật phân tập chính là phân tập không gian và phân tập thời gian và sự kết hợp hai kỹ thuật phân tập này thành kỹ thuật phân tập chung là kỹ thuật phân tập Không gian-Thời gian. Trong đó, kỹ thuật phân tập không gian được thực hiện bởi bộ thu Beamformer, thực hiện bằng cách tổ hợp tín hiệu từ nhiều anten thu để có được tín hiệu thu tốt nhất. Kỹ thuật phân tập thời gian được thực hiện bởi bộ thu Rake, thực hiện bằng cách phân chia tín hiệu thu thành nhiều khoảng thời gian trễ khác nhau sau đó dùng kết cấu tổ hợp để tổ hợp tín hiệu chọn ra tín hiệu tốt nhất. Mục đích của bộ thu Beamformer là làm giảm ảnh hưởng của nhiễu giao thoa còn bộ thu Rake là làm giảm ảnh hưởng của nhiễu đa đường. Vì thế, sự kết hợp giữa hai bộ thu này tạo thành bộ thu Beamformer-Rake, là một kết cấu tốt để làm giảm ảnh hưởng của nhiễu giao thoa và nhiễu fading lên tín hiệu thu. Trong chương tiếp sẽ giới thiệu các kỹ thuật khác nhau để xử lý phân tập không gian trong bộ thu Beamformer. CHƯƠNG 3 CÁC KỸ THUẬT BEAMFORMING 3.1 Giới Thiệu Trong chương này sẽ giới thiệu những kỹ thuật khác nhau có thể được áp dụng cho Beamforming trong hệ thống mạng thông tin di động tổ ong CDMA và hệ thống OFDM. Ba kỹ thuật chính được giới thiệu trong chương này là: tối ưu tỉ số tín hiệu trên nhiễu (MSNR),tối ưu tỉ số tín hiệu /nhiễu giao thoa và nhiễu nhiệt (MSINR) và kỹ thuật tối thiểu tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxWCDMA.docx