Đồ án Hiện trạng ô nhiễm bụi tại các nút giao thông chính trong thành phố Hồ Chí Minh – đề xuất biện pháp giảm thiểu bụi tại nút giao thông vòng xoay hàng xanh

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Chương 1: Mở đầu 2

1.1 Nhiệm vụ luận văn 2

1.2 Sơ lược về tình hình nghiên cứu, áp dụng 2

Chương 2: Khái niện chung về bụi 3

2.1 Khái niệm phân loại bụi – bụi giao thông 3

2.1.1 Khái niệm bụi 3

2.1.2 Khái niệm bụi giao thông 3

2.1.2.1 Khái niệm 3

2.1.2.2 Qui luật phát tán và lan truyền của bụi tại các nút giao thông chính 3

2.1.2.3 Ảnh hưởng của bụi giao thông 6

2.1.3 Phân lọai bụi 7

2.2 Xác định khối lượng, đơn vị của bụi 8

2.2.1 Xác định khối lượng đơn vị bụi bằng tỷ trọng kế 8

2.2.2 Xác định khối lượng đơn vị bụi bằng phương pháp áp kế 9

2.2.3 Xác định khối lượng đơn vị đồ đóng bụi 10

2.3 Các phương pháp để xác định độ phân cấp cỡ hạt bụi 11

2.4 Các phương pháp xử lý 12

A – Xử lý bụi bằng các phương pháp thiết bị lọc bụi trong không gian kín 12

2.4.1 Buồng lắng bụi và các thiết bị lọc quán tính 12

2.4.1.1 Nguyên tắc hoạt động 12

2.4.1.2 Lý thuyết tính toán thiết kế buồng lắng bụi 13

2.4.1.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả lọc của buồng lắng 15

2.4.2 Thiết bị lọc bụi ly tâm 16

2.4.2.1 Thiệt bị lọc bụi ly tâm kiểu nằm ngang 16

2.4.2.1.1 Nguyên tắc làm việc 16

2.4.2.1.2 Lý thuyết tính toán 16

2.4.2.2 Thiết bị lọc ly tâm kiểu đứng 17

2.4.2.2.1 Nguyên tắc làm việc 17

2.4.2.2.2 Lý thuyết tính toán 18

2.4.3 Lưới lọc bụi 19

2.4.3.1 Cơ cấu quá trình lọc bụi trong lưới lọc 19

2.4.3.2 Thu giữ bụi trong lưới lọc thực tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lọc 23

2.4.3.2.1 Hiệu quả lọc của lưới lọc thực tế 23

2.4.3.2.2 Anh hưởng của các yếu tố khác nhau đến hiệu quả lọc 24

2.4.3.2.3 Các dạng khác nhau của lứơi lọc bụi 25

2.4.4 Thiết bị lọc bụi bằng điện 26

2.4.4.1 Nguyên tắc làm việc 26

2.4.4.2 Phương trình của thiết bị lọc bụi bằng điện 27

2.4.5 Thiết bị lọc bụi kiểu ướt 29

2.4.5.1 Buồng phun – thùng rữa khí rỗng 31

2.4.5.2 Thiết bị khử bụi có lớp đệm bằng vật liệu rỗng được tưới nước 31

2.4.5.3 Thiết bị lọc bụi ( rửa khí ) có đĩa chứa nước sủi bọt 31

2.4.5.4 Thiết bị lọc bụi ( rửa khí ) với lớp hạt hình cầu di động 32

2.4.5.5 Thiết bị lọc bụi kiểu ướt dưới tác động va đập quán tính 32

2.4.5.6 Xiclon ướt 33

2.4.5.7 Thiết bị lọc bụi phun nước bằng ống Venturi 33

B – Xử lý bụi tại các không gian hở 33

Chương 3: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Tp.HCM

35

3.1 Đặc điểm chung về tình hình phát triển kinh tế – xã hội tại Tp.HCM 35

3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 35

3.1.2 Đặc điểm khí hậu 36

3.1.3 Tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội 38

3.1.3.1 Tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội 38

3.1.3.2 Định hướng phát triển Kinh tế – Xã hội đến năm 2010 41

3.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại Tp.HCM 43

3.2.1 Hiện trạng giao thông đô thị 46

3.2.2 Quá trình phát tán các chất ô nhiễm không khí và các yếu tố ảnh hưởng tại Tp.HCM 49

3.3 Ô nhiễm môi trừơng không khí tại Tp.HCM 53

3.3.1 Từ các phương tiện giao thông 53

3.3.2 Từ quá trình sản xuất công nghiệp 56

3.3.3 Giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường không khí ở Tp.HCm 59

Chương 4: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm bụi tại các nút giao thông chính trong Tp.HCM 62

4.1 Đánh giá nồng độ bụi tại nút giao thông Vòng Xoay Hàng Xanh 62

4.2 Đánh giá nồng độ bụi tại nút giao thông Ngã 4 Điện Biên Phụ – Đinh Tiên Hoàng 64

4.3 Đánh giá nồng độ bụi tại nút giao thông Vòng Xoay Phú Lâm 66

4.4 Đánh giá nồng độ bụi tại nút giao thông Ngã 5 Gò Vấp 67

4.5 Đánh giá nồng độ bụi tại nút giao thông chính trong Tp. HCM 69

Chương 5: Đề xuất biện pháp giảm thiểu bụi tại nút giao thông Vòng Xoay Hàng Xanh 71

5.1 Nồng độ bụi tại nút giao thông Vòng Xoay Hàng xanh 71

5.1.1 Kế họach đo bụi 71

5.1.2 Kết quả đo 72

5.1.2.1 Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích 72

5.1.2.2 Kết quả 73

5.2 Biện pháp quản lý 73

5.2.1 Trồng cây xanh trên khu vục vòng xoay Hàng xanh 73

5.2.2 Phân lọai xe di chuyển trên các tuyến đường 75

5.2.3 Mở rộng không gian, mặt bằng đường đi 76

5.2.4 Quy định tốc độ các lọai xe khi đi ngang qua Vòng xoay 76

5.2.5 Biện pháp giáo dục cộng đồng 77

5.2.6 Tổ chức giám sát chất lượng môi trường 78

5.3 Biện pháp kỹ thuật 78

5.3.1 Sự dụng thiết bị lọc tay áo 78

5.3.1.1 Nguyên tắc hoạt động 79

5.3.1.2 Nguyên tắc lựa chọn thiết bị xử lý 79

5.3.1.3 Tính toán 80

5.3.1.3.1 Buồng lắng bụi 80

5.3.1.3.2 Thiết bị lọc vải – tay áo 83

5.3.1.4 Ưu điểm – Nhược điểm 87

5.3.1.5 Tính toán giá thành 88

5.3.2 Phương pháp sử dụng vòi phaun sương 88

5.3.2.1 Nguyên tắc hoạt động 88

5.3.2.2 Ưu điểm – Nhược điểm 89

5.3.2.3 Tính toán – Lựa chọn thiết bị 89

5.3.2.4 Tính toán giá thành của thiết bị phun sương 90

5.3.3 Sử dụng xe hút bụi lưu động do công nhân đẩy tay 90

5.3.3.1 Nguyên tắc hoạt động 90

5.3.3.2 Ưu điểm – Nhược điểm 91

5.3.3.3 Lựa chọn thiết bị 91

5.3.3.4 Tính toán giá thành thiết bị 91

Chương 6: Kết luận - Kiến nghị 93

6.1 Kết luận 93

6.2 Kiến nghị 94

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hiện trạng ô nhiễm bụi tại các nút giao thông chính trong thành phố Hồ Chí Minh – đề xuất biện pháp giảm thiểu bụi tại nút giao thông vòng xoay hàng xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kiện khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh Tháng Nhiệt độ TB ngày ( oC ) Độ ẩm trung bình ( % ) Tốc độ gió trung bình ( m/s ) 1 25,7 74 2,6 2 26,6 71 2,9 3 27,8 71 3,2 4 28,8 74 3,2 5 28,8 80 2,9 6 27,4 84 3,4 7 27,0 84 3,4 8 27,0 85 3,9 9 26,7 86 3,0 10 26,6 83 2,7 11 26,3 82 2,5 12 25,7 78 2,4 Năm 27,0 79,5 3,6 ( Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn – Khu vực phía Nam ) 3.1.3 Tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội: 3.1.3.1 Tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội: Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thành Phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4% thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước. Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ. Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẻ. Năm 2005, năng suất lao động bình quân toàn nền kinh tế thành phố đạt 63,63 triệu đồng/người/năm, năng suất lao động công nghiệp xây dựng đạt 67,05 triệu đồng (bằng 105,4% năng suất lao động bình quân toàn nền kinh tế), năng suất lao động dịch vụ đạt 66,12 triệu đồng (bằng 103,12%),năng suất lao động nông nghiệp đạt 13,66 triệu đồng (bằng 21,5%). Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Năm 2005, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng khá so với năm 2004, 258 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tư. Có 145 dự án tăng vốn với số vốn đều chỉnh tăng 330 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 907 triệu USD, tăng 7,7%. Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tư ra nước ngoài có tổng vốn là 29,1 triệu USD. Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách thành phố vẫn không ngừng tăng. Năm 2005, tổng thu nân sách trên địa bàn 58.850,32 tỷ đồng tăng 22,21% so với năm 2004, đạt 108,27% dự toán cả năm. Về thương mại, dịch vụ: thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 12,4 tỷ USD tăng 26,1 % so với năm 2004 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 17%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 28,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,5%. Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng 21,1%, nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tăng 11,4%. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất – kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 12,2% so với năm 2004. Năng suất lao động của các ngành dịch vụ nói chung là 66,12 triệu đồng/người/năm (bằng 78% năng suất lao động ngành dịch vụ). Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh đón nhiều du khách như năm 2005. Lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố trên 2 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2004. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn 3 đến 5 sao đạt 75% tăng 9,5%. Doanh thu ngành du lịch đạt 13,250 tỷ đồng, tăng 23%. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm. Triển khai chương trình xét chọn và công nhận 100 điểm mua sắm đạt chuẩn du lịch. Đến nay, có 142 khách sạn được xếp hạng, trong đó 35 khách sạn 3 đến 5 sao với 5.740 phòng và 346 doanh nghiệp lữ hành đủ điều kiện kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính – tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Năm 2005, các hoạt động tín dụng – ngân hàng tiếp tục phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất – kinh doanh. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng đạt 170.890 tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm 2004. Dư nợ tín dụng 164.600 tỷ đồng tăng 32,3%; Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh toán thông qua thẻ ATM được mở rộng. Về thị trường chứng khoán, đã có 30 công ty cổ phần, 01 công ty quản lý quỹ niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; tổng vốn cổ phần niêm yết trên 1.600 tỷ đồng trong đó có 17 công ty cổ phần đã niêm yết có trụ sở tại thành phố, chiếm 55% về số công ty niêm yết là 75% về vốn của các công ty niêm yết. Có 14 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, doanh số giao dịch đạt 31.000 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu 8.000 tỷ đồng; giao dịch trái phiếu 23.000 tỷ đồng. Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đường Đông Tây… sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ. Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành Phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.1.3.2 Định hướng phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010: - Duy trì tốc độ tăng trưởng của thành phố cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP thành Phố Hồ Chí Minh bình quân thời kỳ 2000 – 2010 phấn đấu đạt 12%/năm. Riêng giai đoạn 2001 – 2005 đạt bình quân 11,0%/năm và giai đoạn 2005 – 2010 đạt bình quân 13,0%/năm. Tương ứng với 2 giai đoạn trên, tăng trưởng của khu vực I là 2,0% và 1,7%/năm; khu vực II:13,0% và 12,7%/năm; khu vực III: 9,6% và 13,5%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.350 USD năm 2000 lên 1,980 USD năm 2005 và 3.100 USD năm 2010. - Phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ; phát triển kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Từ tỷ trọng 53,7% trong cơ cấu, khu vực dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đạt tỷ trọng khoảng 50,5% năm 2005 và 51,7% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng thay đổi tương ứng 44,1% năm 2000, đạt 48,1% (2005) và 47,5% (2010); khu vực nông lâm ngư nghiệp dự kiến sẽ giảm liên tục từ 2,2% năm 2000 xuống còn 1,4% năm 2005 và 0,8% năm 2010. Hiện đại hóa các ngành dịch vụ, đặc biệt là các loại dịch vụ cao cấp phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Hình thành một cơ cấu các thành phần kinh tế hợp lý, liên kết hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. - Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện có, từng bước phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung. Phát triển các ngành, các lãnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, thông tin viễn thông, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo; hình thành một trung tâm kinh tế – tài chính khu vực Đông Nam Á; phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2001 – 2005 là 22%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 là 20%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân năm giai đoạn 2000-2005 là 17%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 là 15%/năm. Phát triển nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm đô thị sinh thái. - Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo đảm dân sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, công bằng xã hội. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực; lựa chọn phát triển các công nghệ “mũi nhọn”, đồng thời mở rộng nghiên cứu ứng dụng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa; tạo nhiều việc làm. Phấn đấu không còn hộ đói, giảm số hộ nghèo dưới 8% tổng số hộ, giảm khoảng cách về mức sống giữa dân cư giàu nhất và hộ nghèo nhất từ trên 10 lần hiện nay xuống còn 5 – 6 lần vào năm 2010; xây dựng môi trường văn hoá – xã hội lành mạnh, tiên tiến, mang đậm bản sắc và truyền thống dân tộc; cải thiện môi trường rộng thoáng, sạch và xanh. Việc cung cấp nhà ở với giá phù hợp cho các tầng lớp dân cư khác nhau trong khu vực nội thành nhằm cải thiện cụoc sống của những người nghèo được đặt lên hàng đầu. - Hạn chế tăng dân số và phân bố lại hợp lý dân cư trong vùng và trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm học vấn, nghề nghiệp, đạo đức và thể chất. Coi trọng phát triển khoa học và công nghệ, văn hóa – nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể dục thể thao tương xứng với một trung tâm của khu vực. Khắc phục các tiêu cực và tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo. - Phát triển đồng bộ và đi trước một bước hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị. Song song với việc chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp khu vực đô thị cũ, phát triển nhanh các khu vực đô thị mới, đô thị hóa vùng nông thôn nhằm hạn chế mật độ dân cư tập trung quá mức ở các khu vực trung tâm; gia tăng mật độ cây xanh, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng một đô thị văn minh hiện đại. Về lâu dài, thành phố là đầu mối lớn về giao thông đường sắt ở khu vực phía Nam, nối với đồng bằng sông Cửu Long, Nam Tây Nguyên và với đường sắt xuyên Á. Kiên quyết dần từng bước thay đổi cơ cấu các loại phương tiện giao thông hoạt động trên địa bàn thành phố. Tập trung giải quyết vấn đề giao thông công cộng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển một hệ thống giao thông công cộng (xe Bus) tiện nghi và giá cả vừa phải trong khu vực nội thành, cũng như phát triển dọc theo trục hành lang nối ra bên ngoài. - Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền thành phố; nghiên cứu đề xuất, điều chỉnh, bổ sung những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách và luật pháp để tạo động lực mới, động viên sức dân tham gia xây dựng thành phố. - Phát triển kinh tế, kết hợp với giữ vững an ninh chính trị, trất tự công cộng, an toàn xã hội, đóng góp tích cực cho công tác bảo đảm an ninh – quốc phòng khu vực phía Nam và đất nước. 3.2 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ người đông, xe cộ nhiều lại thêm hiện trạng cơi nới nhà cửa, đường sá diễn ra khắp nơi cùng với việc người dân giữ vệ sinh kém đã biến môi trường của thành phố đẹp nhất nhì Đông Nam Á này bị ô nhiễm nặng. Làm gì để đưa thành phố thoát khỏi tình trạng bị ô nhiễm đe dọa nghiêm trọng mà người dân đang phải đối mặt? Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 5 triệu dân và 3 triệu người nhập cư, cộng đồng người dân thành phố mỗi ngày thải ra hàng trăm nghìn tấn rác thải các loại, lượng rác quá nhiều đến mức không còn chỗ để chôn lấp, rất phức tạp và mất vệ sinh. Trong khi đó, điều đáng báo động cho tình trạng làm cho môi trường thành phố bị ô nhiễm nặng là tình trạng người dân hiện nay sống rất vô ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung cho thành phố. Rác sinh hoạt, chuột chết, thức ăn thừa đều bị vứt ra đường! Xe cộ nhiều gây nên khói bụi mịt mù từ sáng đến tối, tình trạng đào bới đường sá, cơi nới nhà cửa tùm lùm đã biến cả thành phố cứ như một công trường khổng lồ đang thi công. Chính tình trạng tự đào bới, xây cất vô tổ chức đã gây nên tình trạng chôn lấp các sông rạch, làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước sinh hoạt của thành phố dẫn đến úng ngập mỗi khi trời đổ mưa. Mỗi khi nước dâng cao biến đường thành phố thành sông suối, hàng trăm thứ rác và nước bẩn trôi bồng bềnh vào cả nhà dân. Rác bẩn không chỉ làm mất vệ sinh ngày này qua tháng nọ mà nó còn là tác nhân gây dịch bệnh cho con người. Thành phố Hồ Chí Minh mới đầu vào mùa mưa nhưng chỉ sau vài cơn mưa đã có hàng trăm điểm ngập nước. Tại khu vực bùng binh Cây Gõ (quận 6) được coi là cái rốn của thành phố, sau mỗi cơn mưa chiều đã ngập tới nửa mét, ở quận 11, đường Lãnh Binh Thăng, Tôn Thất Thiệp, Nguyễn Thị Nhỏ nước ngập cao 0,4m – 0,5m, các đường Aâu Cơ, Hương Lộ 14, Trương Công Định (quận Tân Bình) tuy không ngập sâu như quận 6,11 nhưng nước vẫn dâng lên tới 0,3 m, cá biệt có nơi lên 0,4 m. Khu Văn Thánh bắc (quận Bình Thạnh) nước ngập hơn nửa bánh xe máy. Hiện nay toàn thành phố có trên 100 điểm ngập nước khi trời mưa to, theo kế hoạch thì đến khoảng năm 2005 tình trạng ngập sau mưa mới được cải thiện đáng kể, do các kênh Tào Hủ, Bến Nghé, Nhiêu Lộc, Thị Nghè được nạo vét. Nước ngập thành phố, một điều lo ngại nhất đối với người dân là nước dâng tới đâu mang theo ô nhiễm tới đó, rất khủng khiếp. Nước mưa lẫn với nước cống thải của thành phố, màu đen xỉn, mùi hôi nồng nặc kèm theo đủ các loại rác trôi vào nhà, năm nào cũng ngập, năm sau tình trạng tồi tệ hơn năm trước. Nhiều người dân địa phương cho biết, nguyên nhân gây ra tình trạng ngập úng giữa lòng thành phố trên diện rộng là do tình trạng cơi nới nhà cửa, xây mới đường, san lấp vô tổ chức đã lấp đi những con đường “thoát hiểm” của sông rạch, dòng nước mưa, nước thải sinh hoạt. Một trong những điểm gây ra nạn ô nhiễm rất trầm trọng là các cảng cá, chợ cá và các cơ sở chế biến hải sản nằm trong khu dân cư. Chợ cá Hòa Bình (quận 5) là một trong hàng chục chợ cá ở thành phố mất vệ sinh nhất chưa được cải thiện, dù dân kêu rất nhiều lần. Con đường trước mặt khu nhà lồng bán cá, tôm, nước rửa cá của các xe lên cá từ khuya vẫn còn đọng lại thành từng vũng trên mặt đường bị xói lở loang lổ, tràn lênh láng ra bên ngoài lồng chợ ngay sát khu dân cư… Tại thành phố Hồ Chí Minh có hơn 1200 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường phải đưa vào diện di dời từ nội thành ra các khu công nghiệp và các nông trường Phạm Văn Cội, Lê Minh Xuân… trong thời gian từ năm 2002 – 2004. Nhưng đến nay chỉ có 48 doanh nghiệp “ chịu” di dời. Các doanh nghiệp chưa di dời đều đưa ra lý do chính là thiếu vốn và đất hoặc chưa tìm được địa điểm phù hợp. Có đơn vị đã có đất, muốn dời đến, nhưng địa điểm không đúng với sắp xếp của Sở quy hoạch kiến trúc. Trong khi đó, giá thuê đất tại các khu công nghiệp lại quá cao so với khả năng của các doanh nghiệp. Chỉ những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng diện tích từ 1.000 m2 trở lên mới có khả năng được các khu công nghiệp tiếp nhận. Trong khi các khu công nghiệp không đủ mặt bằng tiếp nhận hết các doanh nghiệp diện di dời, Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thành phố Hồ Chí Minh đang khuyến khích các doanh nghiệp chuyển ra các tỉnh lân cận. Sau năm 2004, nếu doanh nghiệp ô nhiễm nằm trong diện di dời không thực hiện theo quy định sẽ bị cưỡng chế. Hy vọng với kế hoạch “làm sạch” đầy quyết tâm này của chính quyền thành phố sẽ góp phần đáng kể trong việc cải tạo môi trường thành phố nay mai. 3.2.1 Hiện trạng giao thông đô thị: Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2095 km2, dân cư khoảng 7 triệu người, bao gồm 19 quận và 5 huyện. Với tiến trình đô thị hóa nhanh và dân số lớn do đó thành phố Hồ Chí Minh là một siêu đô thị, với Điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 123/1998/QD-TTG ngày 10-07-1998 vào những năm 2020, quy mô thành phố sẽ lên tới 10 triệu người. Sự phát triển của đô thị ở mức nhanh, dân số tiếp tục gia tăng cơ học, nhiều khu công nghiệp được hình thành và phát triển… Mật độ dân cư khu vực nội thành đã vượt 30.000 người/km2: cao nhất là các quận 5 (62.000 người/km2), quận 4 (56.000 người/km2), quận 3 (55.000 người/km2), quận 11 (52.000 người/km2)… Mức phát triển của dân cư và kinh tế đã vượt trội hơn sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình giao thông và chất lượng môi trường đô thị. Giao thông đô thị đang gặp nhiều khó khăn: mạng lưới giao thông thành phố hiện nay chất lượng kỹ thuật còn thấp; phương tiện vận tải lạc hậu; quỹ đất dành cho giao thông chiếm tỉ lệ nhỏ, hệ thống giao thông trên các đường phố đã bị quá tải do nhu cầu giao thông đang ngày càng tăng nhanh… Năm 1998 có 1215 đường với chiều dài 1520km, mật độ đường mới đạt 0,727 km/km2, 0,3km/1000 dân nên nhìn chung đường còn thiếu, nhiều nơi yếu và hẹp, cản trở việc đi lại hàng ngày của người dân. Thành phố thiếu các tuyến trục xuyên tâm, hướng tâm, chưa thật sự hình thành các tuyến vành đai trong, giữa và ngoài, chưa thật sự có các đường phố chính cấp 1, cấp 2 như tiêu chuẩn quy định. Hầu hết các đường phố chính trong nội thành đang ở ngưỡng cửa của sự quá tải. Thành phố có 1272 giao lộ, trong đó có 15 ngã năm, 2 ngã sáu, 1 ngã bảy, 25 vòng xoay và 9 công trường, tất cả đều giao cắt đồng mức. Những giao lộ trong nội thành có mật độ giao thông cao, năng lực lưu thông thấp, dễ bị ách tắc trong giờ cao điểm. Nhiều điểm quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị đã bị ách tắc trong giờ cao điểm, mật độ đi lại hàng ngày rất lớn trong dòng xe hỗn hợp trên đường phố đang đe dọa an toàn giao thông. Mạng lưới giao thông đang cần thiết phải được quy hoạch phát triển hoàn chỉnh và cải tạo xây dựng để đáp ứng nhu cầu đô thị. Qua kết quả khảo sát, có 55 đoạn đường phố trong nội thành có lưu lượng đi lại trên 10.000 lượt người/giờ cao điểm, vượt qua khả năng chuyển chở của một xe buýt. + Sử dụng phương tiện giao thông và nhu cầu đi lại: Giao thông công cộng là lĩnh vực tiện ích công cộng đô thị đã giảm sút tới một tỷ lệ quá thấp, chỉ đáp ứng khoảng 2 - 3% nhu cầu vận tải công cộng thành phố. Lưu thông trong thành phố chủ yếu bằng xe gắn máy, xe đạp… tạo nên môi trường giao thông hỗn hợp, thiếu văn minh, gây nên tai nạn nhiều, tình trạng ô nhiễm không khí khói bụi tiếng ồn trong đô thị, nạn ách tắc giao thông trên các đường phố đang phát triển. Qua các điều tra khảo sát cho thấy hệ số đi lại trung bình của người dân thành phố Hồ Chí Minh là 1,8 , trong đó cao nhất là viên chức 2,75 ( nam 2,84 và nữ là 2,6 ), công nhân là 2,25, sau đó là học sinh sinh viên 2,07 , người buôn bán là 1,79. Vào những năm 2010 - 2020 quy mô thành phố sẽ có thể có 7 - 10 triệu dân và khoảng 1 - 2 triệu khách vãng lai hàng năm, với mức đi lại hàng ngày bình quân khoảng 2 - 2,5 lượt mỗi ngày do đó nhu cầu đi lại hàng ngày trong đô thị khoảng 17- 25 triệu lượt người mỗi ngày hay 6,2 tỉ đến 9,1 tỉ lượt người một năm. Cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố và nhu cầu đi lại của ngừơi dân thì số phương tiện vận tải gia tăng nhanh chóng. Tổng số phương tiện giao thông đầu năm 2000 là gần 4,3 triệu chiếc, trong đó: - Vận tải hành khách công cộng có 2200 xe đều là xe có tuổi thọ trên 25 năm. Tỷ lệ của giao thông công cộng nhất là xe buýt còn rất thấp. - Xe gắn máy bùng nổ với tốc độ nhanh chóng : 1,6 triệu chiếc (đến tháng 6/2001), bình quân mỗi tháng tăng thêm 20 ngàn xe. Riêng năm 2000 đã có 250 ngàn xe gắn máy đăng ký mới đưa vào sử dụng. Với 1,6 triệu xe gắn máy cộng với khoảng 2,5 triệu chiếc xe đạp đây là tín hiệu nguy cơ báo động cho sự đi lại của thành phố, bởi vậy thành phố Hồ Chí Minh cần sớm có chủ trương hạn chế việc nhập và phát triển mô tô, xe gắn máy trên địa bàn. - Xe 3 bánh thô sơ và gắn máy với chủ trương không phát triển mới, hạn chế khu vực tuyến hoạt động hiện vẫn còn 32 ngàn chiếc. - Xe ô tô con : hiện tại có khoảng trên 32.500 xe, ước tính bình quân 6,6 xe ô tô/1000 dân. Phương tiện đi lại trên tất cả các tuyến của người dân thành phố chủ yếu bằng phương tiện cá nhân xe gắn máy, xe đạp với cơ cấu đi lại như sau: - Vận tải công cộng : chỉ đạt 2 - 3% - Xe đạp, xe máy : 80 - 90% Tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông đi lại bất hợp lý: xe đạp (32%), xe gắn máy (64%), xe hơi (1%), giao thông công cộng (2%), phương tiện khác (1%). Từ các số liệu trên cho thấy cần phải giảm tỷ lệ sử dụng xe gắn máy và tăng tỷ lệ sử dụng các loại hình giao thông công cộng. 3.2.2 Quá trình phát tán các chất ô nhiễm không khí và các yếu tố ảnh hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh: Mức độ ô nhiễm tầng không khí sát mặt đất không chỉ đánh giá bằng lượng thải của các nguồn ô nhiễm mà còn bằng sự phân bố của các chất ô nhiễm trong không gian và thời gian. Nguồn thải ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải thấp hay nguồn thải đường. Do ảnh hưởng của chiều cao các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai bao cao.doc
  • docBang Ke hoach do bui.doc
  • docBia.doc
  • docDanh muc bang bieu.doc
  • docDon xin doi de tai.doc
  • dwgDuong ong hut bui loc tay ao.dwg
  • dwgHe thong phun suong.dwg
  • rarHinh chup.rar
  • docLoi cam on.doc
  • dwgMat bang hang xanh.dwg
  • dwgMay hut bui luu dong.dwg
  • docMot so hinh anh.doc
  • docMuc luc.doc
  • docNhan xet cua GVHD.doc
  • docNhiem vu Do An.doc
  • docSo do 1.doc
  • rarTai lieu Internet.rar
  • docTai lieu tham khao.doc
  • dwgThiet biloc tay ao.dwg
Tài liệu liên quan