MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH v
Lời mở đầu 1
I. Tính cấp thiết của đề tài 1
II. Mục đích nghiên cứu 2
III. Phương pháp nghiên cứu 2
IV. Các kết quả đạt được của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN & KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐẤT LÍP HUYỆN BA TRI 5
1. Tổng quan về huyện Ba Tri 5
1.1. Điều kiện tự nhiên 5
1.1.1. Vị trí địa lý 5
1.1.2. Địa hình 5
1.1.3. Khí hậu 6
1.1.4. Nguồn nước thủy văn 8
1.1.5. Thổ nhưỡng 8
1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội 8
1.2.1. Cơ cấu hành chính 8
1.2.2. Diện tích 8
1.2.3. Dân số 9
1.2.4. Tình hình lao động 9
1.3. Cơ sở hạ tầng 9
1.3.1. Hệ thống thủy lợi 9
1.3.2. Hệ thống giao thông 10
1.3.3. Hệ thống điện 10
2. Tổng quan về đất líp 12
2.1. Các khái niệm về đất líp 12
2.2. Đặc điểm các nhóm đất chính 14
2.2.1. Nhóm đất mặn 14
2.2.2. Nhóm đất phèn 24
2.3. Độ mặn môi trường đất và cây trồng 27
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự mặn hóa 27
2.3.2. Một số nguyên nhân chính gây mặn hóa môi trường đất 29
2.3.3. Một số cây trồng phổ biến trên đất líp và độ sâu bộ rễ xếp theo độ mẫn cảm đối với độ mặn 30
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
1. Nội dung nghiên cứu 34
2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.1. Phương pháp đo độ pH 35
2.2. Phân tích tổng muối tan (EC), clo, sunfat 36
2.3. Phương pháp phân tích độ ẩm 38
2.4. Phương pháp phân tích mùn trong đất 39
2.5. Phương pháp phân tích Thành phần cơ giới đất 40
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
1. Hiện trạng sử dụng đất líp ao tôm công nghiệp ở huyện Ba Tri 42
1.1. Hiện trạng nuôi tôm công nghiệp ở Ba Tri 42
1.2. Hiện trạng sử dụng đất líp trên vuông tôm công nghiệp ở Ba Tri 44
2. Đặc điểm và tính chất đất líp trên vuông tôm công nghiệp 45
2.1. Đặc điểm hình thành và tính chất đất líp 45
2.2. Đặc điểm và tính chất đất líp trên vuông tôm công nghiệp 46
2.2.1. Đặc điểm chung 46
2.2.2. Đặc điểm đất líp và bùn đáy vuông tôm công nghiệp 49
3. Các loại hình sử dụng đất líp trên ao tôm công nghiệp 57
3.1. Loại hình trồng rau trên đất líp vuông tôm công nghiệp 58
3.2. Loại hình canh tác sau san lấp vuông tôm công nghiệp 59
4. Các phương thức cải tạo và sự dụng đất líp 59
4.1. Kỹ thuật làm đất 60
4.1.1. Kỹ thuật lên líp 60
4.1.2. Xử lý vôi và phân bón hữu cơ 60
4.2. Chọn cây trồng và thời vụ 61
4.3. Tưới và bón phân 63
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1. Kết luận 63
2. Kiến nghị 64
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hiện trạng và khả năng sử dụng đất líp trên ao tôm công nghiệp ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mS/cm. Một cách tổng quát các loại đất này chỉ bị thay đổi không lớn về các đặc tính hóa học trong mùa khô, chủ yếu do lượng muối tăng lên trong các tầng đất, mùa mưa nhanh chóng rửa trôi lượng muối tích tụ để trả lại khả năng canh tác của đất.
Đánh giá chung và hướng sử dụng, cải tạo đất:
Do bị nhiễm mặn ít, thời gian nhiễm mặn ngắn, đầu mùa mưa các loại đất này có khả năng rửa mặn rất nhanh, do đó dễ dàng sử dụng để canh tác trong mùa mưa. Nếu có công trình thủy lợi để ngăn mặn – dẫn ngọt, dễ dàng tạo điều kiện canh tác bình thường cho các loại đất này như các đất phù sa khác.
Trong điều kiện chưa có công trình thủy lợi dẫn ngọt, ngăn mặn triệt để, khả năng sử dụng đất hiện nay là canh tác lúa 1 vụ đặc sản chất lượng cao, hoặc có thể thực hiện mô hình lúa – tôm, lúa – cua. Nếu có thể rửa mặn hoàn toàn, cần bón tăng cường các dạng phân Đạm và Kali để nâng cao độ phì đất khi thâm canh , tăng vụ.
MÔ TẢ PHẪU DIỆN ĐIỂN HÌNH ĐẤT MẶN TRUNG BÌNH VÀ ÍT
Tên phẫu diện: 295 – BT
Tên đất địa phương: đất mặn
Tên đất phân loại VN: đất mặn trung bình và ít, có đốm rỉ
Ngày lấy mẫu : 19/04/03
Địa điểm: xã Vĩnh An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
Địa hình quanh vùng: vàn thấp
Tiểu địa hình: bằng phẳng
Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa
Thực vật tự nhiên: cỏ ống, cỏ chát
Thông tin chung về đất
Đơn vị trầm tích: phẳng giữa giồng
Mẫu chất: trầm tích sông biển
Độ thoát thủy của đất: trung bình
Độ sâu mực thủy cấp: 0.8m
Ẩm độ đất khi mô tả: ẩm
Mô tả hình thái phẫu diện đất
Ap ( 0 – 18 cm): Màu nâu sáng (10YR 5/1 ẩm, 10YR 6/2 khô), thịt nặng đến sét; có nhiều đốm vệt nâu rõ – nhỏ (7.5YR 5/6); glay 10 – 12% bề mặt, cấu trúc cục khối nhẵn cạnh kích thước trung bình; đất cứng khi khô, chắc khi ẩm, dẻo dính khi ướt, nhiều lỗ rỗng và hang động vật nhỏ; lẫn nhiều rễ cây nhỏ, chuyển tẩng từ từ. pHH2O (1:5)= 6.5 – 6.8
Abg (18 – 45cm): màu xám nâu (10YR 5/2 ẩm, 10YR 6/2 khô), thịt nặng đến sét, đốm vệt nâu (7YR 4/6) ; vết glay chiếm 10 – 15% bề mặt; cấu trúc cục khối có góc cạnh và nhẵn cạnh; đất cứng khi khô, chắc khi ẩm, dẻo dính khi ướt, có lỗ rỗng và hang động vật nhỏ; lẫn rễ cây nhỏ, chuyển tầng dần dạng lượng sóng. pHH2O (1:5) = 6.8 – 7
B (45 – 80cm): Nâu nhạt (7.5 YR 6/4 ẩm, 7.5YR 7/4 khô) thịt nặng đến sét. Đốm rỉ đỏ nâu (10 R 4/8) nhỏ, ít, sắc nét. Kết cấu lăng trụ, mức độ trung bình, kích thước trung bình, thô. Kết von giả vàng nâu (10YR 6/8) trung bình, thô, dạng ống mềm. Đất ướt, dính, rất dẻo, thuần thục khi ướt. Chuyển tầng từ từ. pHH2O (1:5) :7.5
C (80 -120cm): nâu xám đậm (10YR 4/1 ẩm, 10YR 5/1 khô). Thịt pha ít sét và cát mịn. Đốm rỉ nâu vàng (10YR 5/6), nhỏ, mật độ trung bình, rõ, nhòe. Đất ướt, dẻo, dính, thuần thục khi ướt, bở rời khi khô, Chuyển tầng từ từ dạng gợn sóng. pHH2O (1:5) = 7.3 – 7.5
Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu lý - hóa tính đất mặn trung bình và ít ( phẫu diện 295 – BT)
Độ sâu mẫu (cm)
pH
K+
Ca2+
Mg2+
CEC
S
EC
SO42-
Cl-
TMT
H2O
meq/100g đất
mS/
cm
%
0-10
6.76
0.74
6.00
7.50
15.98
14.73
1.70
0.04
1.25
0.54
25-35
7.00
0.98
5.00
7.00
14.35
13.91
0.57
0.02
0.05
0.18
65-75
7.72
0.95
3.00
7.00
12.02
11.82
0.37
0.01
0.05
0.12
100-120
7.31
0.97
2.00
8.00
12.02
11.71
0.40
0.01
0.05
0.13
Độ sâu mẫu (cm)
Thành phần cơ giới (%)
Sét
Thịt
Cát
0 - 10
44.10
53.51
2.39
25 – 35
53.90
43.62
2.48
60 – 70
50.50
46.00
3.50
100 - 120
39.00
45.16
15.84
Nhóm đất phèn:
Đất phèn là các đất có đặc tính phù sa, trong phạm vi từ mặt đất tới độ sâu 125 cm có sự hiện diện của tầng B lưu huỳnh (Sulfuric Bj) hay vật liệu sulfur (Sulfidic material Cp) hoặc có mặt cả hai; có tầng A sáng màu (Ochric A horizon), tầng A tơi mềm (Mollic A horizon), hay tầng A tối màu (Umbric A horizon), hay tầng hữu cơ H (Histic H horizon).
+ Đất phèn tiềm tàng (Sp)
+ Đất phèn hoạt động (Sjp)
+ Đất phèn thuỷ phân(Sr)
- Đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động sâu, tầng sinh phèn và tầng mặt giàu hữu cơ và ít bị biến động, tầng sinh phèn dày và có hàm lượng sulphic cao, thường phân bố ở Đầm Mặn cổ.
- Các đất phèn tiềm tàng hoặc phèn hoạt động có tầng phèn hoặc sinh phèn nông, tầng mặt chứa ít hữu cơ, bị biến động mạnh bởi sự bồi đắp vật liệu phù sa của nước biển, tầng sinh phèn ít xác bả thực vật và có hàm lượng sulphic trung bình, Đặc biệt là mẫu chất có cấu tạo song tầng, thường phân bố ở đầm mặn mới.
- Các đất phèn hoạt động nông, tầng sinh phèn nghèo hữu cơ, phân bố dạng tuyến là các hệ thống lạch triều cổ (lung năng hẹp kéo dài trong các vùng đất mặn ít và trung bình trồng lúa trước đây).
- Các đất phèn tiềm tàng, hoạt động và thuỷ phân nằm cô lập trong nội đồng, hàm lượng phèn ít là các đất phèn hình thành trên vùng trũng giữa giồng.
Đất phèn hình thành trên Đầm mặn cổ:
Đất phèn trong vùng đầm mặn cổ có các đơn vị sau đây: Đất phèn hoạt động sâu, mặn (Sj2pM), Đất phèn tiềm tàng nông, mặn (Sp1M) và đất phèn tiềm tàng sâu, mặn (Sp2M) với các kiểu hình thái: Ah-AB-Bj-Cp và Ah-AC-Cp.
- Những tính chất cơ bản của các đất phèn hình thành trên đầm mặn cổ:
Sự khác biệt cơ bản của đất phèn hình thành trên đầm mặn cổ với đất phèn hình thành trên các đơn vị khác là: Tầng vật liệu sinh phèn (Cp) ở đầm mặn cổ thường giàu hữu cơ. Do sự lầy hóa lâu dài, tầng chứa vật liệu sinh phèn bị vùi lấp sâu, tầng măt dày thành phần cơ giới chủ yếu là sét, tối màu, chứa nhiều hữu cơ, nên hầu hết đất phèn trong đơn vị địa mạo nầy tầng sinh phèn xuất hiện sâu (>50cm).
Phần diện tích giáp với đất mặn ít và trung bình thường có địa hình tương đối cao nên bề mặt thường bị nứt nẽ vào mùa khô, môi trường đất ở trạng thái ôxy hóa hình thành các đất phèn hoạt động.
Đất phèn hình thành trên Đầm mặn mới:
Đất phèn tiềm tàng, nông, phát triển trên đầm mặn mới có những đặc tính sau đây:
- Về hóa tính: Đất phèn tiềm tàng nông, ở vùng đầm mặn nơi thường xuyên bảo hòa nước, pH đất tươi thể hiện tính chua nhẹ đến trung tính, nhưng ở đất khô phản ứng môi trường đất từ chua đến rất chua, gía trị của pH của tầng mặt 5.15, tầng phèn có pH thấp nhất là 3.42 và tầng Cp có pH= 6.87; độ mặn của đất phèn tiềm tàng khá cao, thể hiện qua gía trị EC đo trực tiếp trên đất tươi, độ mặn của tầng đất mặt 4.57 mS/cm và ít thay đổi trong suốt phẫu diện, ở đáy phẫu diện có gía trị EC= 4,58 mS/cm.
Khác với đất phèn tiềm tàng sâu, Đất phèn tiềm tàng nôn ở vùng Đầm mặn mơi có tầng vật liệu sinh phèn xuất hiện nông (20-65cm). Ở tầng mặt hàm lượng SO42- tổng số là 2.17%, và tăng dần theo độ sâu, tầng sinh phèn Cp có hàm lượng SO42- tổng số cao nhất là 4,73.%.
- Về hàm lượng dinh dưỡng: Đất phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn giàu hữu cơ dưới rừng ngập mặn có hàm lượng chất hữu cơ khá cao, tầng mặt 2,55%, tầng Cph có hàm lượng hữu cơ cao nhất (13.03%). So với các loại đất phèn khác, đất phèn tiềm tàng, tiềm tàng ở đầm mặn mới có hàm lượng độc tố sắt, nhôm khá cao, nhất là tầng Cp. Kết quả phân tích mẫu đất khô cho thấy, tổng sắt di động ở tầng mặt 835 mg/100g đất; ở tầng đáy là 982mg/100g đất, tầng Cp chỉ hiện diện của Fe2+.
- Về lý tính: Đây là loại đất phèn có mẫu chất song tầng, phần trên của phẫu diện (0-65cm) có mặt của vật liệu sinh phèn (Cp) là mẫu chất chính của đất phèn, phần dưới của phẫu diện (65- 150 cm) là lớp vật liệu sét sáng màu, hơi chặt, nghèo hữu cơ, không phèn, đất ở trạng thái thuần thục và phát triển hình thành các tầng Bg.
Do đó về tính chất vật lý, các đất phèn hình thành trên mẫu chất có tính song tầng (kiểu hình thái phẫu diện: IA-ICp-IICg) sẽ rất khác biệt so với các loại đất phèn tiềm tàng thông thường (kiểu hình thái phẫu diện: Ah-AC-Cph hoặc Ah-AC-Cph-Cg). Phần trên của phẫu diện mang tính tiêu biểu của đất phèn tiềm tàng là: giàu sét và độ thấm lớn. Nhưng phần dưới của phẫu diện lại mang tính chất vật lý của Đất mặn ít và trung bình đốm rỉ: dẽ chặt, nghèo hữu cơ và kém thấm.
- Khả năng sử dụng: Đất phèn tiềm tàng, ở Đầm mặn mới chứa nhiều độc chất, tầng sinh phèn nông, do đó đây là đơn vị đất có nhiều hạn chế cho cây trồng và có nguy cơ tác động xấu đối với môi trường nước. Cần lưu ý khi đào mương nuôi tôm nên xử lý vôi tích cực trên bờ và mép bờ khi có mưa nhất là mưa đầu mùa và có thể sử dụng tầng vật liệu không phèn bên dưới làm lớp phủ cho bờ vuông tôm.
Mặc dù tầng sinh phèn xuất hiện nông nhưng nhờ sự thông thương với hệ thống sông rạch, do đó phần lớn diện tích của loại đất này đang được sử dụng để nuôi thủy sản nước mặn (tôm, cua, cá…).
Đất phèn tiềm tàng đầm mặn mới được tiếp nhận dưỡng chất từ hệ sinh thái rừng ngập mặn, hơn nữa có điều kiện trao đổi nước tốt nhưng độ đục lớn. Do đó, đây là nơi có môi trường khá thuận lợi để nuôi tôm nếu có vuông lắng.
Độ mặn môi trường đất và cây trồng:
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự mặn hóa:
a. Ảnh hưởng của tốc độ bốc hơi (E):
Những tác động do tốc độ bốc hơi mạnh trong mùa khô dẫn đến độ ẩm thấp trong đới bay hơi, do đó lực hút mạnh làm tăng hướng lên của dòng nước trong mao quản. Sự bốc hơi lâu dài sẽ làm độ ẩm của đới bốc hơi giảm. Khi đới bốc hơi trở nên khô và dầy hơn sự mất ẩm hầu như không còn ý nghĩa nữa. Như vậy lớp đất khô như là lớp bảo vệ và được gọi là lớp phủ nông nghiệp.
Trong kinh nghiệm sản xuất trên đất mặn thường được cày ải có ý nghĩa tương tự như lớp phủ nông nghiệp nêu trên.
Khi tốc độ bốc hơi thấp, lớp phủ nông nghiệp phát triển kém (tương tự như đất không được cày ải) và sự mất nước do bốc hơi sẽ tiếp tục mặc dù ở tỷ lệ thấp nhưng nếu kéo dài sự rút nước sẽ xảy ra ở độ sâu hơn.
b. Sự ảnh hưởng của thực vật:
Thực vật ngoài việc sử dụng nước trong đất để cho bộ rễ chúng còn là nguyên nhân làm bốc thoát nước với lượng khá lớn qua tán lá. Do đó các cây có bộ rễ sâu thường dễ bị ảnh hưởng mặn. Trong vùng đất không lớp phủ đới bốc hơi xuất hiện khá nông. Khi có thực vật, sự mất nước xảy ra sâu hơn nhiều so với đất trơ và tạo ra sự cân bằng độ sâu của đới rễ mà từ đó nước được lấy cho cây hô hấp.
c. Ảnh hưởng của sự phục hồi nước ngầm:
Nước bị bốc hơi làm cho mực nước ngầm trong đất sâu dần cho đến khi gặp nước mặn. Sự khôi phục của nước ngầm phụ thuộc vào khả năng thấm rỉ của đất. Đối với hầu hết các loại đất líp trong vùng Đất mặn ít và trung bình của huyện Ba Tri độ xốp của tầng mặt khá lớn, do đó khả nằng phục hồi lượng nước ngọt trong đất có thể xảy ra dễ dàng. Hơn nữa lượng mưa khá lớn cũng là một ưu thế cho việc duy trì các hệ thống cây trồng cạn, trong khi các loại đất líp trong vùng đất phèn thường giàu sét, độ thuần thục kém và trương nở khi ướt. Do đó, khả năng phục hồi nước ngầm kém không thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng cạn.
Một số nguyên nhân chính gây mặn hóa môi trường đất:
Sự hình thành tính mặn của đất có nhiều nguyên nhân: Mẫu chất mang tính mặn, do xâm nhập nước mặn (mặn mặt), mực nước mặn ngầm nông cùng với khí hậu khô hạn. Trong các yếu tố trên, nước mặn ngầm thường là nguyên nhân gây ra mặn hóa, đây là hiện tượng mặn không thấy trực tiếp, khó ngăn chặn và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái trên cạn.
Độ sâu của nước ngầm mặn và độ mặn của đất có mối tương quan chặt chẻ. Để xác định mối tương quan nầy Polưnop (1956) đã đưa ra khái niệm “ Độ sâu lâm giới” của nước ngầm. Theo ông, độ sâu lâm giới là độ sâu mà từ đó nước ngầm mặn có thể bị mao dẫn làm mặn lớp đất mặt.
Sự mặn hóa từ nước ngầm:
Như chúng ta đã biết sự bốc hơi của đất thường là nguyên nhân gây mặn hóa. Nước dưới đất có thể bốc hơi trực tiếp từ bề mặt nước ngầm xãy ra bên trong đới bốc hơi, hoặc nó có thể lấy nước ở mức sâu hơn bên dưới đới bốc hơi bằng mao quản. Khi nước bốc hơi nước sẽ được giữ lại bên trong đới bốc hơi, nước ngầm mặn theo dòng mao dẫn đi lên hướng tới đới rễ ( đới bốc hơi ). Hiện tượng này gây ra sự tác động của mặn đến bộ rễ của các cây trồng cạn, thể hiện rõ nhất vào mùa khô sự bốc hơi tăng lên hầu hết cây trồng cạn bị đỏ lá do thiếu nước sinh lý.
Đối với đất líp độ mặn trong đất đã được rữa từ khi bắt đầu lên líp. Do đó, độ mặn trong đất giảm đi rất nhiều. Các kết quả phân tích đất cho thấy độ mặn trong đất líp giảm dần từ trên xuống (30-50 cm) điều nầy cho thấy tầng đất an toàn cho bộ rễ dày mỏng tuỳ nơi.
Các đất líp nuôi tôm những năm đầu (1-2 năm) độ mặn của tầng đất mặt còn khá cao, nhưng các đất líp cao và thành phần cơ giới thô thì độ mặn khá thấp. Vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến mực nước ngầm xuất hiện nông, đất líp bị mặn hoàn toàn, do đó khi rữa mặn để trồng trọt phải cần thời gian rữa lâu hơn, lượng nước cần nhiều hơn và khả năng mặn hóa do nước ngầm dễ dàng xảy ra.
Hướng di chuyển muối lên phía trên mặt đất là kết quả của tốc độ nước được hút lên bởi lực mao quản kết hợp với nồng độ muối trong dung dịch. Do đó, các đất có mao quản nhỏ nước dưới đất dễ bị bốc thoát kéo theo lượng nuối trong nước ngầm mặn. Để có độ sâu an toàn cho bộ rễ phát triển, việc duy trì độ sâu mực nuớc ngầm và cải tạo thành phần cơ giới (thay đổi kích thước mao quản) có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Một số cây trồng phổ biến trên đất líp và độ sâu bộ rễ xếp theo độ mẫn cảm đối với độ mặn(1):
Bảng 1.4: Một số cây trồng phổ biến trên đất líp.
Loại cây trồng
Ngưỡng ECe(2)
(mS/cm) của đới rễ
Độ sâu bộ rễ
(m)
Mẩn cảm (Sensitive)
Cà rốt
1.0
0.5 -1
Hành
1.2
0.3-0.6
Đậu
1.0
0.5-0.7
Bưởi
1.8
1.2-1.5
Cam
1.7
1.2-1.5
Chanh
1.7
1.2-1.5
Quýt
1.7
1.2-1.5
Tỏi
1.7
1.0-2.0
Seri
1.7
1.0-2.0
Mận
1.5
1.0-2.0
Mẩn cảm trung bình (Moderately sensity)
Cải xanh
2.8
0.4-0.6
Cải bắp
1.0-1.8
0.5-0.8
Súp lơ
1.8
0.4-0.7
Cần tây
1.8-2.5
0.3-0.5
Rau diếp
1.3-1.7
0.3-0.5
Cải củ
1.2-2.0
0.3-0.5
Ớt
1.5-1.7
0.5-1.0
Cà Chua
0.9-2.5
0.7-1.5
Dưa chuột
1.1-2.5
0.7-1.2
Bí ngô
1:2
1.0-1.5
Bí đao
3.2
0.6-1.0
Dưa hấu
3.2
0.5-0.5
Khoai lang
1.5-2.5
1.0-1.5
Củ cải
0.9
0.5-1.0
Đậu phộng
3.2
0.5-1.0
Bắp
1.7
1.0-1.7
Mía
1.7
1.2-2.0
Chuối
1.7
0.5-0.9
Chịu dựng trung bình đến khá (Moderately Tolerant to Tolerant)
Đậu đủa
4.9
0.5-0.7
Đậu nành
5.0
0.6-1.3
Dứa
4.0
0.3-0.6
Khoai mì
0.7-1.0
Nguồn: Rhoades, Kandiah and Mashali, 1992. FAO Irrigation and Drainage Paper N° 48. The use of saline waters for crop productions.
(1) Dữ liệu nầy được xem như là một hướng dẫn tham khảo – Ngưỡng chịu mặn có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, điều kiện đất và thực tế canh tác. Cây trồng thường có ngưỡng chịu mặn thấp trong giai đoạn nẩy mầm và cây con.
(2) Ngưỡng ECe, giá trị độ mặn trung bình ở đới rễ khi sản lượng bắt đầu giảm sút.
Bảng 1.5:(b) Độ mặn và phản ứng của cây trồng (ECe: Giá trị của mẫu trích bão hoà)
USDA soil class
Mức đánh giá
ECe (mS/cm)
Tổng muối (%)
Phản ứng cây trồng
0
Không bị mặn
0 - 2
< 0.15
Độ mặn ảnh hưởng không đáng kể, ngoại trừ một số có độ nhạy cao
1
Mặn nhẹ
4 - 8
0.15 -0.35
Sản lượng của nhiều cây trồng bị hạn chế.
2
Mặn trung bình
8 - 15
0.35 - 0.65
Anh hửơng đến sản lương ở mức trung bình.
3
Mặn nặng
> 15
> 0.65
Anh hưởng rất nhiều đến sản lượng
Nguồn: FAO - UNESCO (1973).
Bảng 1.6: (c ) Một số chỉ tiêu phân cấp và đánh gía chung độ phì của đất.
TT
Chỉ tiêu
Độ phì cao
Độ phì trung bình
Độ phì thấp
1
Hữu cơ (%)
>3.0
1 – 3
<1
2
CEC (meq/100g đất)
>20
10 – 20
<10
3
Tổng Cation Ca2+ và Mg2+ (meq/100g đất)
>12
4 – 12
<4
(Nguồn: Sổ tay điều tra Phân loại và Đánh gía đất (Tôn Thất Chiểu & nnk, HKHĐất VN, NXB NN, 1999)
Bảng 1.7: Mối quan hệ giữa sa cấu và độ thấm
Sa cấu
Phân lớp độ thấm
Tốc độ thấm
Inch/giõâ
mm/hr
Sét-bột, sét
6. Rất chậm
<0.04
<1
Thịt pha sét-bột, sét-cát.
5. Chậm
0.04 – 0.08
1 - 2
Thịt pha sét-cát, thịt-sét.
4. Chậm đến tr.bình
0.08 – 0.2
2 - 5
Thịt, thịt-bột
3. Trung bình
0.2 – 0.8
5 - 20
Cát thịt, thịt cát
2. Tr. bình đến nhanh
0.8 – 2.4
20 - 60
Cát
1. Nhanh
>2.4
>60
Nguồn: USDA (Rawls et al., 1982)
tChương 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nhiên cứu:
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất lip trên ao tôm công nghiệp ở Ba Tri
- Khảo sát lấy mẫu đất, phân tích, đánh giá đặc điểm và tính chất đất líp trên vuông tôm công nghiệp
- Khảo sát, đánh giá đặc điểm đất líp và bùn đáy vuông tôm công nghiệp.
+ Tính chất lý hóa
+ Hàm lượng cation
+ Hàm lượng dưỡng chất
- Khảo sát, điều tra các loại hình sử dụng đất lip trên ao tôm công nghiệp
+ Loại hình trồng rau trên đất lip ao tôm công nghiệp
+ Loại hình canh tác sau san lấp ao tôm công nghiệp
- Khảo sát, điều tra các phương thức cải tạo và sử dụng đất líp.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất líp ao tôm công nghiệp.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra:
Vôùi muïc ñích tìm hieåu hieän traïng và khả năng sử dụng đất líp trên ATCN taïi huyeän Ba Tri tænh Beán Tre, em tieán haønh phoûng vaán tröïc tieáp 20 hoä nuoâi toâm taïi xaõ Vónh An và An Đức huyeän Ba Tri tænh Beán Tre moät caùch ngaãu nhieân theo bieåu maãu ñieàu tra ñöôïc soaïn sẵn.
Thu thập số liệu:
Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp chủ hộ nuôi tôm đồng thời khảo sát ao tôm để có thông tin về đất líp trong ao cũng như hiện trạng sử dụng đất líp của từng hộ.
Phương pháp khảo sát thực địa: đi khảo sát thực tế, lấy mẫu đất, phân tích các chỉ tiêu.
Phương pháp phân tích lý hóa đất:
Các chỉ tiêu phân tích gồm:
+ Hóa học đất: pHH2O, EC, OM, SO42-, Cl- .
+ Vật lý đất: thành phần cơ giới, độ ẩm.
Phương pháp đo độ pH :
Ý nghĩa: Độ pH là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính lý hóa học và sinh học đất. Vì thế ảnh hưởng đến trạng thái dinh dưỡng trong đất và sự sinh trưởng phát dục của cây. Đa số cây trồng sống thích nghi ở đất trung bình hoặc ít chua.
Đất có phản ứng kiềm mạnh hoặc chua mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của vi sinh vật (vi sinh vật cố định đạm Azotobacte không thích đất chua), hạn chế sự sinh ra các chất dinh dưỡng dễ hòa tan, cây đói ăn sẽ sinh trưởng xấu. Ở đất kiềm các nguyên tố vi lượng như sắt, molipden, mangan, kẽm chuyển thành dạng không tan trong nước, cây thiếu các nguyên tố đó sẽ sinh trưởng xấu và dễ bị bệnh. Ở đất chua một mặt xuất hiện Al3+ độc cho cây, mặt khác lân kết hợp với sắt, nhôm sinh ra photphat sắt nhôm không tan trong nước làm cho hiệu lực của phân lân giảm. Nhờ có tính đệm nên pH của đa số đất chỉ ở phạm vi 3 – 10. Chỉ tiêu đánh giá:
pH = 3 – 4.5: đất chua nhiều
4.6 – 5.5: đất chua vừa
5.6 – 6.4: đất chua ít
6.6 – 7.5: đất trung bình
7.6 – 8.0: đất kiềm yếu
8.1 – 8.5: đấ kiềm vừa
Trên 8.5: đất kiềm nhiều
- Trình tự phân tích:
Cân 5g đất đã rây qua rây 1mm, cho vào bình tam giác, thêm 25ml nước cất ( tỷ lệ 1:5). Lắc dung dịch trong 1h, để yên trong 5 – 7 phút rồi đo bằng pH-meter.
Phân tích tổng muối tan (EC), clo, sunfat:
Ý nghĩa:
Trong đất mặn và chua, mặn có thể tồn tại nhiều dạng muối. Dựa vào độ hòa tan của chúng có thể chia làm 3 nhóm:
Nhóm dễ tan gồm có muối clorua ( NaCl, MgCl2, CaCl2…), muối sunfat
(Na2SO4, Mg SO4), muối bicacbonat ( NaHCO3, Ca(HCO3)2), các muối nitrat, nitrit…
Nhóm tan trung bình như CaSO4.2H2O
Nhóm khó tan như CaCO3, MgCO3, photphat 2 canxi, photphat sắt nhôm.
Trong các đất không mặn tổng số muối tan chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( từ vài phần nghìn đến vài phần vạn). Ở các đất mặn tỉ lệ muối tan có thể trên 0.2%. Muối Cl dễ tan hơn sunfat nên thường bị rửa trôi, do nguyên nhân này mà phần lớn đất mặn và chua mặn ở nước ta có tỷ suất sunfat cao hơn clo gấp bội.
Ảnh hưởng xấu của các muối hòa tan đến cây phụ thuộc loại cây và thời kỳ sinh trưởng. Nói chung khi cây chứa 0.1% muối là bắt đầu bị hại. Từ 0.3 – 0.5% nhiều cây sinh trưởng kém và có cây phải chết.
Theo đề nghị của Vụ quản lý ruộng đất năm 1967, dựa vào tỉ lệ muối trong đất có thể phân loại đất mặn như bảng sau: ( Hiện nay Viện qui hoạch nông nghiệp dùng tiêu chuẩn khác một ít)
Bảng 2.1 - Phân loại đất mặn
Tên đất
Tổng muối tan(%)
Clo (%)
Sunfat (%)
pHH2O
Không mặn
< 0.2
< 0.05
< 0.2
>5.5
Mặn ít
0.2 - 0.5
0.05 - 0.1
0.2 - 0.3
Mặn trung bình
0.5 - 1.0
0.1 - 0.2
0.3 - 0.8
Mặn nhiều
>1
> 0.2
0.8
<5.5
Mặn chua
0.5
0.1
0.3
Chua mặn
0.2 - 0.5
0.05 - 0.1
0.2 - 0.3
Bởi vậy phân tích tổng muối tan, Cl- và SO4- trong đất mặn và chua mặn có thể giúp ta tham khảo lúc phân loại, qui hoạch sử dụng và đế ra các biện pháp cải tạo.
- Trình tự phân tích:
+ EC: ( phương pháp đo độ dẫn điện )
Cân 10g đất đã qua rây 1mm lắc với 50ml nước cất trong 1 giờ, để lắng khoảng 5 – 7 phút rồi cắm điện cực vào đo và đọc trị số đo được ( sao cho mặt nước dưới điện cực cách mặt lớp đất vài mm đến 1cm).
+ Clo:
Cân 10g đất đã qua rây 1mm, thêm vào đó 100ml nước cất, lắc 10 phút sau đó lọc qua giấy lọc lấy dịch trong.
Hút 25ml dịch lọc + khoảng 5 giọt K2CrO4 10% rồi chuẩn độ bằng AgNO3 0.02N. Lúc đầu xuất hiện kết tủa AgCl màu trắng. Sau đó chuẩn đến xuất hiện kết tủa đỏ gạch Ag2CrO4.
Tính kết quả:
Cl – (%) =
V, N là thể tích và nồng độ AgNO3 dùng chuẩn độ
K : hệ số pha loãng
W : lượng đất cân (g)
+ Sunfat:
Cân 10g đất đã qua rây 1mm, thêm vào đó 100ml nước cất, lắc 10 phút sau đó lọc qua giấy lọc lấy dịch trong.
Hút 25ml dịch lọc cho vào bình tam giác, thêm 5ml BaCrO4 0.1N, lắc đều 5 – 10 phút. Thêm vảo 5ml NH4OH 5%, lắc đều vài phút rồi lên thể tích ( trong bình định mức 100ml) đến 100ml, lọc (dung dịch có màu vàng).
Lấy 25 ml dung dịch này + 0,5 ml H2SO4 đậm đặc, thêm 5ml Mo 0,02N. Lắc đều rồi chuẩn độ bằng KmnO4 0.02N đến khi dung dịch chuyển sang màu hồng.
Đồng thời lấy 5ml muối Mo chuẩn bằng KMnO4 0.02N
Tính kết quả:
SO42- (%)=
Phương pháp phân tích độ ẩm:
Ý nghĩa: độ ẩm là lượng nước chứa trong đất tính theo tỷ lệ phần trăm so với trọng lượng đất khô tuyệt đối ( độ ẩm tuyệt đối ) hoặc so với trọng lượng đất còn ẩm ( độ ẩm tương đối ).
Tham khảo độ ẩm đất có thể xác định thời kỳ làm đất, nhu cầu tưới nước cho cây, tính trọng lượng nước hữu hiệu trong đất…
Từ độ ẩm đất có thể suy ra hệ số K qui về đất khô kiệt dùng trong các công thức tính kết quả phân tích đất.
Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy:
Dùng hộp nhôm, cốc cân hoặc chén sứ sấy khô, bỏ vào bình hút ẩm đợi nguội rồi cân được trọng lượng W1 gam.
Đưa khoảng 10g đất đã hong khô trong không khí ( nếu đất ẩm ướt phải dùng 20g ) vào hộp nhôm hoặc chén sứ nói trên rồi cân chính xác được trọng lượng W2 gam.
Bỏ vào tủ sấy 1050C trong 6 – 8h.
Chuyển vào bình hút ẩm để khoảng 20 phút cho nguội rồi cầm cả bình hút ẩm đến phòng cân, lấy ra cân ngay. Sau đó sấy lại 1h rồi cân lại lần hai. Cứ lặp lại như vậy đến lúc được trọng lượng W3 không đổi ( chỉ chênh nhau con số thứ hai sau dấu phẩy).
Tính kết quả:
Độ ẩm tuyệt đối (%):
Độ ẩm tương đối (%):
Phương pháp phân tích mùn trong đất:
- Ý nghĩa:
Mùn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây. Mùn ảnh hường đến tính chất lý học, hóa học và sinh học đất. Nói chung mùn càng nhiều đất càng tốt nhưng cần lưu ý thêm một số điểm liên quan khi đánh giá mùn như chế độ canh tác (đất dù có tỷ lệ mùn thấp hơn vẫn có độ phì hiệu lực cao hơn đất trũng và đất lầy nhiểu mùn), tỷ lệ C/N, axit humic/axit Funvic…
Đánh giá mùn trong đất đồi núi Việt Nam:
Dưới 1% : Đất rất nghèo mùn
1 – 2% : Đất hơi nghèo mùn
2 – 4% : Đất có mùn trung bình
4 – 8% : Đất giàu mùn
Trên 8% : Đất rất giàu mùn
Trình tự phân tích:
Lấy một ít đất đã qua rây 1mm ( chừng 10g ) cho qua rây 0.25mm. Đem phần đất nằm trên rây 0.25mm rải mỏng trên tờ giấy, dùng đũa thủy tinh lớn cọ sát vào tấm dạ rồi lướt nhẹ trên đất để hút hết rác bụi đi, chuyển vào cối sứ nghiền nhỏ, tiếp tục cho qua rây 0.25mm cũng nhập vào phần trước rồi trộn đều.
Cân chính xác 0.2g đất đã qua xử lý cho vào ống nghiệm. thêm 10ml dung dịch K2Cr2O7 0.4N, cắm phễu con trên miệng ống nghiệm để ngưng lạnh.
Cắm ống nghiệm trong nồi parafin, đun sôi dung dịch trong ống nghiệm 5 phút ở nhiệt độ 1700C. Đun xong dung dịch không có màu xanh.
Để dung dịch nguội rồi đổ vào bình tam giác, dùng một ít nước cất tráng phễu và ống nghiệm rồi cũng đổ ập vào đấy.
Thêm vào một ít nước cất và nhỏ vào 5 giọt chỉ thị màu diphenilamin.( thêm nước cất để chuyển màu rõ)
Dùng dung dịch muối Mo 0.1N chuẩn độ lượng K2Cr2O7 thừa đến lúc dung dịch đột biến sang màu xanh.
Tính kết quả:
Mùn (%) =
Trong đó: V1 : thể tích muối Mo dùng để chuẩn độ mẫu đối chứng ( lấy 10ml dung dịch K2Cr2O7 0.4N vào bình tam giác, thêm 5 giọt diphenilamin. Dùng dung dịch muối Mo chuẩn độ đến lúc dung dịch đột biến sang màu xanh).
V2 : là thể tích muối Mo (ml) dùng để chuẩn độ thí nghiệm mẫu đất.
N : nồng độ của muối Mo
C : trọng lượng của đất dùng để phân tích.
2.5. Phương pháp phân tích Thành phần cơ giới đất:
Phần vô cơ của đất gồm các hạt kích thước khác nhau ( cát, limon, sét). Phân tích thành phần cơ giới là xác định tỷ lệ phần trăm của mỗi cấp hạt đó và tìm hiểu thêm đất ấy có thành phần cơ giới là gì ( đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất sét...).
Từ kết quả phân tích thành phần cơ giới có thể tham khảo quá trình hình thành đất, phân loại đất, chọn cây trồng thích hợp, định chế độ tưới tiêu, bón phân, bón vòi cải tạo đất.
- Trình tự phân tích:
Cân 20g đất khô đã qua rây 1mm, đổ vào cốc thủy tinh thêm 20ml dung dịch HCl 0.2N ngâm khoảng 12h.
Rửa đất bằng nước cất đến lúc sạch Cl-.
Chuyển đất vào bình cầu đáy bằng có thể tích 500cc, thêm 15ml NH4OH 25% và khoảng 25