1. Áo T-shirt nam ngắn tay (A): sản phẩm này nằm trong ô Dấu Hỏi có thị phần tương đối hẹp nhưng tốc độ tăng trưởng cao. Tuy sản phẩm này chưa có nhiều lợi thế về cạnh tranh nhưng tốc độ tăng trưởng cao do đó chúng có cơ hội trở thành ngôi sao nếu được đầu tư đúng cách. Ta có thể thấy doanh thu của áo Poloshirt nam ngắn tay từ năm 2006 đến 2010 đều tăng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy, sản phẩm này có tiềm năng phát triển trong tương lai nên ta chọn chiến lược cho sản phẩm là:
Chiến lược: xây dựng
2.Áo Poloshirt nam ngắn tay (B) : sản phẩm này nằm trong ô Ngôi Sao có thị phần tương đối rộng, nằm trong ngành có tỉ lệ tăng trưởng cao. Doanh thu của áo Poloshirt nam ngắn tay cũng tăng đều qua các năm và đứng đầu ngành, nhưng cũng vì thế mà sản phẩm phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty cùng ngành. Để duy trì vị trí này thì chiến lược thích hợp cho sản phẩm là:
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hoạch định chương trình Marketing năm cho một sản phẩm của công ty cổ phần dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình hình ở cấp dưới: Họ chỉ quan hệ với cấp dưới qua quan hệ điều khiển, thông qua các mệnh lệnh, chỉ thị, thông báo cấp trên gửi cho cấp dưới. Cấp trên và cấp dưới có sự phân cách.
Số cơ quan chức năng tăng lên dễ làm cho bộ máy cồng kềnh và người lãnh đạo phải có trình độ và năng lực cao mới liên kết phối hợp giữa hai khối trực tuyến và chức năng.
Kết luận:
Công ty Dệt May Hà Nội là một công ty lớn nên việc tổ chức cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng là hoàn toàn phù hợp. Vì công ty có nhiều khối phòng ban nên việc quản lý các hoạt động trong công ty là rất phức tạp, với cơ cấu trực tuyến chức năng thì người lãnh đạo trong công ty sẽ được giúp sức bởi những người lãnh đạo chức năng trong việc chuẩn bị ra quyết định, giảm bớt gánh nặng cho nhà quản trị nhưng vẫn đảm bảo quyền cho người lãnh đạo doanh nghiệp. Đồng thời cấu trúc này giúp phát huy năng lực, tiềm năng sáng tạo của các cấp dưới. Tuy có một số nhược điểm nhưng cấu trúc này đã giúp công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Và công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức cơ cấu trong doanh nghiệp, làm cho cơ cấu ngày càng phù hợp với quy mô sản xuất của công ty, phát huy được những ưu điểm và khắc phục dần nhược điểm, tạo ra lợi thế mạnh để đứng vững và đi lên.
1.4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
1.4.1. CHỈ TIÊU ĐƯỢC DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH
Để đánh giá kết quả kinh doanh, ta dùng các chỉ tiêu sau: doanh thu. chi phí, lợi nhuận(trước thuế), thuế TNDN, tiền lương của người lao động. Đây là những chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp và qua đó ta có thể thấy doanh nghiệp hoạt động có thực sự hiệu quả hay không.
1.4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
Bảng 05 Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2009
1.Doanh thu
1.651.458
1.223.856
2.Chi phí
1.615.154
1.190.457
3.Lợi nhuận
36.304
33.399
4.Thuế TNDN
9.076
8.350
5.Thu nhập trung bình của người lao động
2.8
2.3
Qua bảng 05: doanh thu năm 2010 tăng 135% so với năm 2009 cho thấy tình hình kinh doanh của công ty là khá ổn định. Tất cả các chỉ tiêu năm 2010 đều tăng so với năm 2009. Tốc độ tăng của chi phí là 136%, tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số, tuy mức hơn không đáng kể nhưng cũng cho thấy năm vừa rồi công ty kinh doanh không thực sự hiệu quả. Thu nhập bình quân của công nhân viên đã tăng từ 2.300.000 vnđ lên 2.800.000 vnđ cho thấy công ty đang thực hiện việc nâng cao mức sống cho công nhân viên của mình nhằm bù đắp biến động giá cả sinh hoạt và ổn định nguồn nhân lực về lâu dài. Lợi nhuận cũng tăng từ 33.399 tỷ lên 36.304 tỷ, mặc dù năm 2009 xảy ra khung hoảng kinh tế nhưng lợi nhuận công ty vẫn rất cao.
1.5: KẾT LUẬN
1. Cơ may và rủi ro khi phân tích môi trường bên ngoài
Cơ may:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao của Việt Nam là cơ hội cho công ty phát triển trong tương lai.
Thu nhập người dân tăng lên cùng với quy mô dân số đông đúc và tỉ lệ nam giới cao trong cơ cấu dân số, là điều kiện thuận lợi cho 2 sản phẩm áo Poloshirt nam ngắn tay và áo T-shirt nam ngắn tay mở rộng quy mô thị trường trong tương lai.
Rủi ro:
Tuy nhiên, lạm phát cao dẫn đến giảm sức mua và dân số thành thị còn chiếm tỉ lệ nhỏ nên ảnh hưởng đến doanh số của sản phẩm áo Poloshirt nam ngắn tay và áo T-shirt nam ngắn tay.
Do thị trường luôn biến động, nhu cầu về hàng may mặc, xu hướng thời trang của khách hàng thay đổi liên tục nên việc hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đặt ra hết sức khó khăn.
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng phù hợp với thu nhập của người Việt Nam.
Nguồn nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài nên việc sản xuất bị phụ thuộc nhiều và chi phí gia tăng.
2. Điểm mạnh, điểm yếu sau khi phân tích môi trường bên trong
Điểm mạnh:
Công ty có khả năng về tài chính để đầu tư cho các dự án, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc trang thiết bị. Năng lực sản xuất của công ty là khá lớn đáp ứng được nhu cầu thị trường mục tiêu.
Cơ cấu lao động của công ty là thế mạnh vì số lượng lao động có trình độ tay nghề cao, lực lượng lao động dồi dào. Các lao động luôn được đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho phù hợp với yêu cầu của chất lượng và mẫu mã sản phẩm hiện nay.
Cơ cấu tổ chức có nhiều ưu điểm giúp phát huy tiềm năng, sáng tạo của các bộ phận, cơ quan trong công ty.
Điểm yếu:
Công ty sử dụng nhiều vốn vay trong quá trình sản xuất nên ảnh hưởng đến khả năng thanh toán sau này.
Nguồn lao động tuy dồi dào có chất lượng nhưng mức độ ổn định không cao khiến cho công ty luôn phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa thực sự cao.
Cơ cấu tổ chức còn nhiều khuyết điểm như phức tạp và cồng kềnh.
3. Các vấn đề đặt ra
Từ những cơ may, rủi ro, điểm mạnh và điểm yếu nêu ở trên công ty Dệt May Hà Nội cần xác định vấn đề đặt ra là:
Tại sao sản phẩm của may Thăng Long chưa phải là sản phẩm được xếp vào danh mục lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng đối với cùng một loại sản phẩm?
Công ty phải làm gì để khắc phục điều đó?
Trong tương lai công ty sẽ làm thế nào để đưa hình ảnh công ty và thương hiệu sản phẩm áo Poloshirrt nam ngắn tay và áo T-shirt nam ngắn tay đến được với nhiều người tiêu dùng hơn và trở thành công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực may mặc
Chương 2: XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG TỪ NĂM ĐẾN NĂM
2.1. XÁC ĐỊNH VỊ THẾ VÀ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
Để xác định được chiến lược phù hợp và hiệu quả thì các nhà hoạch định marketing phải xác định được vị thế của sản phẩm là ở chỗ nào trên thị trường. Phương pháp xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường hiện nay thường được áp dụng là ma trận thị phần / tăng trưởng. Theo phương pháp này thì các thông số cần phải được xác định là tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối. Căn cứ vào giá trị của tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối đối với từng sản phẩm ta đặt các sản phẩm lên ma trận thị phần / tăng trưởng từ đó ta có vị trí của từng sản phẩm trên ma trận, mỗi vị trí trên ma trận ta có chiến lược tổng quát thích ứng.
2.1.1. TÍNH CÁC THÔNG SỐ
1. Tốc độ tăng trưởng
Dưới đây ta sẽ xét đến doanh thu các sản phẩm qua các năm của Công ty Dệt May Hà Nội.
Bảng 06: Doanh thu sản phẩm theo các năm Đơn vị: triệu đồng
Doanh thu
Áo Poloshirt nam ngắn tay
Áo T-shirt nam ngắn tay
Năm 2006
196.889
131.368
Năm 2007
232.490
150.860
Năm 2008
270.907
173.368
Năm 2009
320.510
198.138
Năm 2010
374.492
228.120
Gọi tốc độ tăng trưởng của năm hiện tại tính tốc độ tăng trưởng so với năm liền trước là G
Doanh thu năm liền trước là DTLT
Doanh thu năm hiện tại tính tốc độ tăng trưởng là DTHT
DTHT - DTLT
Ta có:
DTLT
G = * 100 ; %. (2-1)
Ví dụ: Tính tốc độ tăng trưởng năm 2007 của sản phẩm Áo Poloshirt nam ngắn tay , theo (2-1) và số liệu ở bảng 06 ta có:
232.490 - 196.889
v328.147
328.147
- 398.188
196.889
98.188
G = * 100% = 18.08%
Tương tự tính cho các năm đối với sản phẩm Áo Poloshirt và tính cho sản phẩm Áo T-shirt kết quả thể hiện ở bảng số 08
Bảng 07: Tốc độ tăng trưởng hàng năm Đơn vị: %
Tốc độ tăng trưởng
Áo Poloshirt nam ngắn tay
Áo T-shirt nam ngắn tay
Năm 2007
18.08
14.8
Năm 2008
16.6
14.9
Năm 2009
18.2
14.3
Năm 2010
16.8
15.1
Biết được tốc độ tăng trưởng hàng năm ta tính được tốc độ tăng trưởng trung bình của từng sản phẩm.
(2-2)
Ví du: Tính tốc độ tăng trưởng cho sản phẩm Áo T-shirt nam ngắn tay. Theo (2-2) và số liệu ở bảng 07 ta có:
G = 414.8*14.9*14.3*15.1 = 14.8
Tương tự tính cho sản phẩm khác, kết quả thể hiện ở bảng số 08
Bảng 08: Đơn vị: %
Loại sản phẩm
Tốc độ tăng trưởng trung bình
Áo Poloshirt nam ngắn tay
17.4
Áo T-shirt nam ngắn tay
14.8
2.Tính thị phần tương đối
Doanh thu sản phẩm của công ty
Doanh thu sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
Thị phần tương đối =
(2-3)
Hiện nay trên thị trường cùng bán các sản phẩm như công ty là May Việt Tiến, May Nhà Bè, May Đức Giang. Đây đều là những công ty mạnh và có lợi thế cạnh tranh hơn Công ty Dệt May Hà Nội.
Doanh thu của từng sản phẩm của từng công ty được thể hiện ở bảng số 09 và bảng 10.
Bảng 09: doanh thu của Áo Poloshirt nam ngắn tay Đơn vị: triệu đồng
Năm
Công ty
2006
2007
2008
2009
2010
Dệt May Hà Nội
196.889
232.490
270.907
320.510
376.370
May Việt Tiến
176.491
210.748
230.855
300.074
309.172
May Nhà Bè
174.091
195.327
201.095
278.528
324.176
May Đức Giang
127.311
146.150
165.608
178.958
231.775
Bảng 10: doanh thu Áo T-shirt nam ngắn tay Đơn vị: triệu đồng
Năm
Công ty
2006
2007
2008
2009
2010
Dệt May Hà Nội
131.369
150.860
173.369
198.138
228.120
May Việt Tiến
289.620
307.623
339.873
369.264
425.311
May Nhà Bè
307.624
339.871
315.013
372.117
439.821
May Đức Giang
107.373
126.342
117.402
133.864
168.106
Theo (2-3) và số liệu về doanh số của công ty cũng như doanh số của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất ở bảng số 10, ta tính được thị phần tương đối cho từng sản phẩm của công ty.
Ví dụ: Tính thị phần tương đối năm 2006 của sản phẩm Áo Poloshirt nam ngắn tay của công ty Dệt May Hà Nội:
196.889
328.147
250.145
176.491
294.152
370.552
thị phần tương đối = = 1.12
Tương tự tính thị phần tương đối cho các sản phẩm khác kết quả thể hiện ở bảng số 11
Bảng 11:thị phần tương đối
Năm
Thị phần
tương đối
2006
2007
2008
2009
2010
Áo Poloshirt nam ngắn tay
1.12
1.1
1.17
1.07
1.16
Áo T-shirt nam ngắn tay
0.43
0.44
0.51
0.53
0.52
Ta tính thị phần tương đối bình quân các năm của các sản phẩm thể hiện ở bảng số 12
Bảng 12:
Loại sản phẩm
Thị phần tương đối bình quân
Áo Poloshirt nam ngắn tay
1.12
Áo T-shirt nam ngắn tay
0.5
2.1.2. ĐẶT CÁC SẢN PHẨM LÊN VỊ TRÍ TRÊN MA TRẬN THỊ PHẦN / TĂNG TRƯỞNG
Từ các số liệu về tốc độ tăng trưởng ở bảng số 08 và số liệu về thị phần tương đối ở bảng 12 ta đặt các sản phẩn lên ma trận thị phần / tăng trưởng. Ta có:
Tốc độ tăng trưởng
20%
DẤU HỎI B NGÔI SAO
17.4%
Cao
14.8%
A
10%
CON CHÓ BÒ SỮA
Thấp
0%
0.1 0.5 Hẹp 1 1.12 Rộng 10 Thị phần tương đối
2.1.3. XÁC ĐỊNH VỊ THẾ VÀ CHIẾN LƯỢC CHO TỪNG SẢN PHẨM
1. Áo T-shirt nam ngắn tay (A): sản phẩm này nằm trong ô Dấu Hỏi có thị phần tương đối hẹp nhưng tốc độ tăng trưởng cao. Tuy sản phẩm này chưa có nhiều lợi thế về cạnh tranh nhưng tốc độ tăng trưởng cao do đó chúng có cơ hội trở thành ngôi sao nếu được đầu tư đúng cách. Ta có thể thấy doanh thu của áo Poloshirt nam ngắn tay từ năm 2006 đến 2010 đều tăng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy, sản phẩm này có tiềm năng phát triển trong tương lai nên ta chọn chiến lược cho sản phẩm là:
Chiến lược: xây dựng
2.Áo Poloshirt nam ngắn tay (B) : sản phẩm này nằm trong ô Ngôi Sao có thị phần tương đối rộng, nằm trong ngành có tỉ lệ tăng trưởng cao. Doanh thu của áo Poloshirt nam ngắn tay cũng tăng đều qua các năm và đứng đầu ngành, nhưng cũng vì thế mà sản phẩm phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty cùng ngành. Để duy trì vị trí này thì chiến lược thích hợp cho sản phẩm là:
Chiến lược: cầm giữ
2.2. XÁC ĐỊNH QUY MÔ THỊ TRƯỜNG CHO TỪNG SẢN PHẨM
Mỗi sản phẩm của công ty sẽ có 1 quy mô tương ứng.
Công thức xác định:
Q2011 = Q2010 * (`G + 1) (2-4)
Q2010: quy mô thị trường năm 2010; đơn vị tính: triệu đồng
Q2011: quy mô thị trường năm 2011; đơn vị tính: triệu đồng
Ví dụ: Tính quy mô thị trường của Áo Poloshirt nam ngắn tay mà công ty sẽ phục vụ năm 2011. Theo (2-4) và số liệu ở bảng 08 ta có:
Q2011 = 376.370* (0.174 + 1) = 441.858 (triệu đồng)
Tính tương tự cho các năm đến năm 2015, kết quả thể hiện ở bảng số 13:
Bảng 13:quy mô thị trường cho các sản phẩm Đơn vị: triệu đồng
Sản phẩm
Quy mô thị trường
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Áo Poloshirt nam ngắn tay
441.858
518.741
609.002
714.968
839.372
Áo T-shirt nam ngắn tay
261.882
300.640
345.135
396.215
454.855
Chương 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO T-SHIRT NAM NGẮN TAY CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
3.1:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MARKETING HIỆN TẠI VỚI SẢN PHẨM ÁO T-SHIRT NAM NGẮN TAY CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
3.1.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Do nhận thức được thị trường trong nước là thị trường tiềm năng, bởi dân số Việt Nam khoảng trên 86 triệu người và thu nhập của người dân ngày càng tăng cùng với tính năng tiện dụng của mặt hàng này, công ty đã đầu tư vào nhà máy may thời trang để sản xuất sản phẩm áo T-Shirt nam ngắn tay cho phù hợp nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của công ty được thiết kế dành cho những khách hàng từ 20 đến 40 tuổi, có thu nhập trung bình, là những nam giới năng động, có lối sống hiện đại, luôn tiếp thu những cái mới lạ.
Với những thiết kế bắt mắt, sáng tạo, sản phẩm của công ty đang dần chiếm được nhiều tình cảm của người tiêu dùng hơn, đẩy mạnh tiêu thụ. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô sản xuất, các doang nghiệp may mặc như Dệt May Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn.
3.1.2. PHÂN TÍCH VỀ SẢN PHẨM
Tình hình sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của công ty được cho dưới bảng sau:
Bảng 14:
Stt
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
1
Mức tiêu thụ của ngành
sản phẩm
297.481.765
331.916.226
362.335.000
2
Thị phần của công ty
%
0.51
0.53
0.52
3
Giá bán bình quân
VND/SP
114.272
112.632
121.074
4
Chi phí đơn vị
VND/SP
107.707
106.811
114.414
5
Khối lượng tiêu thụ
sản phẩm
1.517.157
1.759.156
1.884.142
6
Doanh thu bán hàng
triệu đồng
173.369
198.138
228.120
7
Tổng chi phí
triệu đồng
163.408
187.897
215.573
8
Tổng lợi nhuận mục tiêu
triệu đồng
9.961
10.259
12.547
9
Chi phí Marketing
triệu đồng
3.000
3.259
4.000
10
Tổng lợi nhuận trước thuế
triệu đồng
6.961
7.000
8.547
11
Thuế thu nhập doanh nghiệp
triệu đồng
1.740
1.750
2.137
12
Lãi ròng
triệu đồng
5.221
5250
6.410
13
Lãi ròng/ chi phí
VND lãi ròng/Vnd chi phí
0.032
0.03
0.03
Từ những số liệu trên ta thấy: quy mô của sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay trong ngành này càng tăng nhiều hơn qua các năm, chứng tỏ sự phát triển của ngành may mặc, nên khối lượng tiêu thụ sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của công ty cũng tăng lên đáng kể kéo theo chi phí, doanh thu và lãi ròng của công ty cũng tăng. Do sự tăng giá của các yếu tố đầu vào nên chi phí qua các năm cũng tăng. Ta nhận thấy công ty ngày càng đầu tư nhiều hơn vào công tác marketing cho sản phẩm nhằm đưa sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay đến với người tiêu dùng, làm cho họ biết đến sản phẩm nhiều hơn, tăng quy mô nhu cầu, thị trường.
3.1.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH
Công ty có 3 đối thủ cạnh tranh chính là May Việt Tiến, May Nhà bè, May Đức Giang. Trong đó, Việt Tiến và Nhà Bè là 2 công ty đã có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam, còn Đức Giang là công ty có địa điểm kinh doanh và thị trường mục tiêu tương đối giống với Dệt May Hà Nội và quy mô của công ty này ngày càng mở rộng nên cũng là đối thủ cạnh tranh mà công ty cần dè chừng. Các sản phẩm của 3 công ty trên rất đa dạng, phong phú và được chào bán ở nhiều nơi khắp các tỉnh thành trong cả nước. May Nhà Bè là một công ty lớn, công ty này có hơn 200 cửa hàng phân phối sản phẩm ở khắp các tỉnh thành, trong các trung tâm thương mại mua sắm, siêu thị lớn, sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của Nhà Bè được thiết kế sang trọng, mang phong cách riêng trong từng sản phẩm. Bên cạnh đó, Việt Tiến đang là công ty có mạng lưới phân phối mạnh nhất trong ngành với hệ thống hơn 1000 đại lý, cửa hàng trong cả nước, sản phẩm của Việt Tiến được thiết kế đơn giản nhưng bắt mắt người tiêu dùng.
3.1.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI
Sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của công ty đang được phân phối tại hơn 80 cửa hàng, đại lý trên toàn quốc. Trong đó có 20 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và hơn 60 đại lý kinh doanh sản phẩm này của công ty, ngoài ra còn hệ thống bán buôn rải rác trên các tỉnh thành cả nước. Sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay được phân phối chủ yếu ở các thành phố, tỉnh lớn ở nước ta như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh...và được trưng bày ở những trung tâm mua sắm(Plaza, Nguyễn Kim...), hệ thống siêu thị(BigC, Metro, Vinatex Mart..). Với hệ thống phân phối này sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của công ty sẽ được quảng bá rộng khắp, được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn.
3.1.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1.MÔI TRƯỜNG KINH TẾ:
Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định của mình. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn trên 5% như vậy, đây thực sự là một điều kiện hết sức thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng tăng, công ty sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh mặt hàng áo T-shirt nam ngắn tay.
Năm 2010 vừa qua Việt Nam có mức lạm phát ở mức 2 con số là 11.75%, làm cho tốc độ tăng giá cả lên gần 12%, các mặt hàng đều thi nhau tăng giá, người dân thắt chặt chi tiêu nên ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay, doanh số giảm so với chỉ tiêu đề ra.
Thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng, đây là yếu tố thuận lợi cho công ty trong việc tăng quy mô bán hàng và tiếp thị sản phẩm, người dân sẽ có điều kiện hơn trong vấn đề chi tiêu hàng ngày và sẽ xuất hiện nhiều nhu cầu hơn khi thu nhập của họ tăng.
2.MÔI TRƯỜNG DÂN SỐ:
Nước ta từ trước đến nay vẫn là một nước đông dân trên thế giới, xếp thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á ( sau indonêsia và Philippin) và xếp thứ 13 trên thế giới, nhu cầu mua sắm tiêu dùng ở nước ta cũng rất cao, đây là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng quy mô thị trường của sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay.
Đáng chú ý, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam ở mức tương đối cao, đạt 111 bé trai trên 100 bé gái. Tỷ số này đặc biệt cao ở vùng đồng bằng Sông Hồng (115/100). Tỷ số giới tính khi sinh cao nhất ở Hưng Yên với 131 bé trai trên 100 bé gái. Có thể thấy tỷ lệ sinh bé trai ở Việt Nam đang tăng lên, đây là yếu tố một thuận lợi cho công ty trong tương lai vì quy mô nam giới tăng lên kéo theo nhu cầu áo dành cho nam giới cũng tăng, công ty sẽ có cơ hội mở rộng quy mô thị trường với sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của mình.
Tuy nhiên dân số thành thị lại chỉ chiếm khoảng 29.6% tổng dân số, nhưng ở Hà Nội và thành phố HCM thì tỷ lệ dân thành thị khá cao( ở Hà Nội là trên 40%, ở thành phố HCM trên 50%), đây là 2 thị trường mà công ty rất chú trọng nên đây cũng là điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện các chiến lược kinh doanh cho sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của mình.
3. NHÂN TỐ XÃ HỘI:
Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú ý đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi liên tục. Hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dàng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam đang chiếm. Nếu công ty Dệt May Hà Nội không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác thiết kế cho các sản phẩm của mình trong đó có sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu, áo T-shirt nam ngắn tay của công ty sẽ dần mất đi hình ảnh và uy tín trong người tiêu dùng.
3.2. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ CÁC VẤN ĐỀ
3.2.1. CƠ HỘI VÀ MỐI ĐE DOẠ:
1. Cơ hội:
Thu nhập người dân tăng lên khiến nhu cầu về sản phẩm may mặc tăng đặc biệt là sản phẩm trung và cao cấp trong đó có sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của công ty.
Cùng với quy mô dân số đông đúc và tỉ lệ nam giới cao trong cơ cấu dân số, là điều kiện thuận lợi choasanr phẩm áo T-shirt nam ngắn tay mở rộng quy mô thị trường trong tương lai.
Các sản phẩm của Dệt May Hà Nội đang ngày càng nhận được sự yêu thích, tín nhiệm của người tiêu dùng trong nước, điều này thúc đẩy cho việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của công ty thuận lợi hơn..
2. Mối đe doạ:
Lạm phát tăng cao khiến người dân giảm nhu cầu mua sắm, doanh thu sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay giảm so với chỉ tiêu đề ra.
Để lợi nhuận thu được từ sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay cao thì công ty phải đầu tư nhiều vào việc thiết kế sản phẩm phù hợp với xu hướng thời trang.
Chất lượng và giá cả của sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay phụ thuộc nhiều vào chất lượng và giá cả của nguồn nguyên liệu đầu vào được nhập chủ yếu từ nước ngoài.
Cạnh tranh gay gắt từ các công ty cùng ngành và nạn hàng nhái đang xuất hiện với các sản phẩm của công ty khiến việc kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay gặp nhiều khó khăn.
3.2.2. CÁC ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU:
1. Điểm mạnh:
Sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của công ty được áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, chất lượng của sản phẩm cũng đã được nâng cao. Từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của áo T-shirt nam ngắn tay .
Số lượng sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay được sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu thị trường do năng lực sản xuất của công ty là khá cao.
Sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của công ty được thiết kế phù hợp với xu hướng thời trang cùng với những tính năng khác nên chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu dùng.
2. Điểm yếu:
Vì nguyên liệu chính của áo T-shirt nam ngắn tay là vải được chủ yếu nhập từ nước ngoài khiến chi phí sản xuất tốn kém hơn nên lợi nhuận thu được từ việc bán sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay chưa thực sự cao.
Sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay chưa được đầu tư thích đáng về công tác kích thích tiêu thụ, quảng bá hình ảnh sản phẩm dẫn đến hình ảnh về sản phẩm và công ty vẫn còn xa lại với nhiều tỉnh nơi trên cả nước.
3.2.3. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ:
Từ những vấn đề phân tích ở trên, sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của Dệt May Hà Nội đang có những lợi thế nhất định trong tương lai vì vậy công ty quyết định sẽ tiếp tục sản xuất sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay trong năm 2011. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường vẫn có hiệu quả, sản phẩm ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường, ngày càng được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn.
Tuy nhiên công ty cần đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu về hình ảnh của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm, tìm kiếm khách hàng tại những thị trường mới. Đồng thời công ty phải chớp lấy những cơ hội kinh doanh trên thị trường như cuộc vận động “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam“ để thuyết phục khách hàng trong nước về sản phẩm của mình, khẳng định vị thế của công ty trong thị trường nội địa.
3.3: THIẾT LẬP MỤC TIÊU
Mục tiêu của công ty trong năm 2011 về sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay là:
-Doanh thu: đạt 261.878.000.000 vnđ.
-Lợi nhuận sau thuế đạt: 9.844.000. 000 vnđ, tăng 153.6% so với năm 2010
-Vốn đầu tư: 15.880.645.000 vnđ
3.4. CHIẾN LƯỢC MARKETING
1.Thị trường mục tiêu
Theo đoạn thị trường thì áo T-shirt nam ngắn tay của Dệt May Hà Nội hướng vào đối tượng có thu nhập trung bình, từ 20 đến 40 tuổi, là những người trưởng thành, năng động, văn minh. Theo khu vực địa lý thì sản phẩm được phân phối nhiều hơn ở miền Bắc và miền Nam, đại diện là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
2. Vị trí của sản phẩm
Giá áo của công ty rất phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng kể cả những người không nằm trong đối tượng khách hàng mà công ty hướng đến. Với kiếu dáng trẻ trung, khoẻ khoắn, năng động; thiết kế đơn giản nhưng không mất đi cá tính trong chiếc áo. Sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay được tạo bởi dây chuyền công nghệ hiện đại nên những đường nét trong mỗi sản phẩm.
3. Chủng loại sản phẩm
Kiểu áo chữ T tạo cảm giác thoải mái cho người mặc, dễ dàng tham gia các hoạt động ngoài trời với chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi cao, với chất liệu cotton mềm, nhẹ, co giãn tốt giúp các chàng trai có thể kết hợp với những chiếc quần sooc, quần jeans, khaki... hay kết hợp với giày vải, sandal hay giày tây đều phù hợp với kiểu áo này.
Năm nay, dáng áo dành cho nam giới có nhiều kiểu cổ và tay khác nhau trong đó có: Cổ V, cổ tròn và cổ đức (giống dáng áo sơ mi) đều dễ mặc và kết hợp với các mẫu quần khác nhau. Áo T- Shirt nam ngắn tay rất phù hợp cho nam giới mặc trong những kỳ nghỉ dài, những chuyến du lịch, picnic, hay cho ngày đi làm trẻ trung, phong cách.
4. Giá bán
Công ty định mức giá trung bình để thu hút đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình mà các công ty Việt Tiến, Đức Giang đang hướng tới. Với mức giá từ 120.000 đến 160.000 vnđ người mua sẽ không cảm thấy áp lực về giá cả khi mua sản phẩm của công ty.
5. Phân phối
Sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của công ty được phân phối ở nhiều thành phố. Ở mỗi tỉnh, thành sẽ có các đại lý của công ty. Dưới đây là địa chỉ các đại lý lớn bán sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay của công ty.
Ở Hà Nội công ty có 4 đại lý lớn đặt ở các địa điểm là:
1/ 158 Bà Triệu - Q.Hoàn Kiếm - Hà Nội
2/ Số 25/13 Lĩnh Nam - Q.Hoàng Mai - Hà Nội
3/ 212 Thái Hà - Phường Trung Liệt - Q. Đống Đa - Hà Nội
4/ Số 60 Đại Cồ Việt - Phường Lê Đại Hành - Q. Hai Bà Trưng - Hà Nội
Ở Hải Phòng có 3 đại lý phân phối sản phẩm áo T-shirt nam ngắn tay là:
1/ 101A Đình Đông - Đông Hải - Lê Chân - Hải Phòng
2/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_2_5033.docx