Đồ án Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc

Lời mở đầu 3

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC 5

1.1 Khái quát về Kiểm toán BCTC 5

1.1.1 Khái niệm về kiểm toán BCTC 5

1.1.2 Đặc điểm của kiểm toán BCTC 6

1.1.3 Quy trình kiểm toán BCTC 7

1.2 Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC 8

1.2.1 Lập kế hoạch chiến lược 9

1.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 10

1.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán 25

PHẦN 2 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC VỚI VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN 28

2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc 28

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 29

2.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty 31

PHẦN 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY 33

3.1. Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 35

3.1.1. Gửi thư mời kiểm toán 35

3.1.2. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 36

3.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán 36

3.1.4. Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán 37

3.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 39

3.2.1. Thu thập các thông tin về khách hàng 40

3.2.2. Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng 42

3.2.3. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 48

3.2.4. Xác định mức trọng yếu 51

3.2.5. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 53

3.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 55

3.3.1 Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng 56

3.3.2. Xác định phương pháp kiểm toán 57

3.3.3. Xác định các thử nghiệm kiểm soát 58

3.3.4. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết 59

3.3.5. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán 62

3.4 Nhận xét, dánh giá về công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty 63

3.4.1. Các công việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 63

3.4.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 64

3.4.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 64

3.5 Điều kiện và khả năng hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán 65

PHẦN 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC 67

4.1. Biện pháp 1. Xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán theo thang điểm 67

4.2. Biện pháp 2. Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 69

4.3. Biện pháp 3. Bổ sung phân tích các tỷ suất tài chính 71

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 76

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 77

 

doc77 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu tố, nhưng yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng quan trọng nhất chính là kế hoạch kiểm toán. Các chuẩn mực trực tiếp liên quan đến lập kế hoạch kiểm toán là CMKT Việt Nam số 300:”Lập kế hoạch kiểm toán”. Bên cạnh đó là những chuẩn mực khác liên quan đến từng phần công việc trong lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính như CMKT Việt Nam số 210: “Hợp đồng kiểm toán”; số 220: “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán”, số 240: “Gian lận và sai sót”, số 310: “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, số 320: “Tính trọng yếu trong kiểm toán”, số: 400 “Đánh giá rủi ro và KSNB”, số 520 : “Quy trình phân tích”, số 600 : “Sử dụng tư liệu của KTV khác”... Việc xây dựng CMKT tuy còn mang những nét hạn chế và chưa thực sự phù hợp với các chuẩn mực quốc tế nhưng là những hướng dẫn và khung pháp lý ban đầu cho công tác lập kế hoạch kiểm toán ở Việt Nam. CMKT do Bộ Tài chính ban hành và mang tính quy phạm bắt buộc. Kế thừa những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động kiểm toán trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm qua, cùng với xu thế hướng tới chuẩn quốc tế, Việt Nam cũng dần hoàn thiện những CMKT riêng cho mình trong những điều kiện riêng về thị trường Việt Nam. Hiện nay, tại các Công ty kiểm toán hàng đầu Thế giới ở Việt Nam, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trở thành một quy trình chuẩn và thực sự giữ đúng vị trí là kim chỉ nam xuyên suốt, chỉ đạo toàn bộ cuộc kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả, chất lượng và tiết kiệm. Thế nhưng hầu hết các Công ty kiểm toán ở Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC. Đây là hạn chế rất đáng tiếc của các Công ty kiểm toán trong nước. Trải qua gần 2 năm hoạt động, Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc đã và đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, chính vì vậy mà số lượng khách hàng của Công ty tăn lên nhanh chóng. Tuy vậy vì mới đi vào hoạt động nên kinh nghiệm cọ xát chưa thực nhiều nên Công ty còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Do công ty bị hạn chế nguồn nhân lực, do quy mô công ty còn nhỏ với đội ngũ nhân viên chưa nhiều, số lượng KTV còn hạn chế, do sức ép về thời gian, khối lượng công việc hoàn thành và do yêu cầu của khách hàng phải hoàn thành công việc nhanh chóng cho nên khâu lập kế hoạch không được quan tâm thích đáng, không thực hiện đầy đủ và kỹ lưỡng. Do vậy việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC sẽ là nhu cầu tất yếu cho sự tồn tại vững chắc của Công ty. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc, được sự giúp đỡ của Công ty và thầy giáo hướng dẫn, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc”. PHẦN 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ÂU LẠC Mặc dù đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính là các BCTC nhưng khách thể cụ thể của mỗi một cuộc kiểm toán tài chính lại là khác nhau, với quy mô và tính chất của các cuộc kiểm toán khác nhau. Vì vậy, kiểm toán tài chính không phải lúc nào cũng có trình tự như nhau, đặc biệt là đối với những đối tượng và khách thể phức tạp. Từ đó, Công ty đã hết sức sáng tạo và linh hoạt trong việc xây dựng trình tự kiểm toán tài chính căn cứ trên những gì mà Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế đã quy định. Tuy vậy quy trình chung của kiểm toán tài chính tại Công ty AULAC vẫn bao gồm 3 bước: Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán. Bước 2: Thực hiện công việc kiểm toán kiểm toán. Bước 3: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo. Trong đó, quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC của Công ty Âu Lạc gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị trước kiểm toán, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và giai đoạn lập kế hoach kiểm toán chi tiết Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC được cụ thể trong sơ đồ sau : Sơ đồ 3.1 :Quy trình Lập kế hoạch kiểm toán BCTC của Công ty AULAC Gửi thư mời kiểm toán Lựa chọn nhóm kiểm toán Thiết lập các điều khoản của hợp đồng Đánh giá khả năng chấp nhân kiểm toán Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch Kiểm toán tổng quát Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán Thu thập thông tin về khách hàng Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ Xác định mức trọng yếu Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán Tổng hợp rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng Xác định phương pháp kiểm toán Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết Xác định các thử nghiệm kiểm soát Để thấy được công tác lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC đã được các KTV Công ty AULAC thực hiện như thế nào, em xin được trình bày về việc lập kế hoạch kiểm toán BCTC năm 2007 cho khách hàng của Công ty AULAC là Công ty CP XD & DVTM Vạn Niên. Công ty CP XD & DVTM Vạn Niên là Công ty Cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông; mua, bán, đại lý hàng lương thực, nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, đồ dùng cá nhân và gia đình, văn hoá phẩm, rượu, bia, thuốc lá; dịch vụ ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí; cho thuê máy móc thiết bị xây dựng, nhà ở, văn phòng; kinh doanh địa ốc... Công ty CP XD & DVTM Vạn Niên được thành lập năm 1999 theo giấy phép thành lập công ty cổ phần số 597/GP – TLCTCP ngày 04/02/1999 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An về việc thành lập Công ty Cổ phần. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055962 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Nghệ An cấp ngày 06/12/1999 và thay đổi bổ sung lần thứ 9 ngày 09 tháng 12 năm 2004. Công ty Vạn Niên chưa từng được Công ty kiểm toán nào kiểm toán. 3.1. Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 3.1.1 Gửi thư mời kiểm toán Thị trường kiểm toán tại Việt Nam tuy còn mới mẻ nhưng đã có sự cạnh tranh gay gắt của các hãng kiểm toán nước ngoài như Price Water House and Cooper, KPMG, Ernst and Young... với các Công ty kiểm toán của Việt Nam như AASC, VACO, .. Trong một thị trường có tính cạnh tranh cao như vậy thì việc có và giữ được khách hàng là việc không phải đơn giản. Có nhiều cách để có được khách hàng, trong đó cách chắc chắn nhất là chủ động tìm đến với khách hàng và giới thiệu về những dịch vụ mà Công ty có thể cung cấp, về sự đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như khẳng định được với khách hàng về những gì mà khách hàng trông đợi ở một Công ty kiểm toán. Đối với tất cả các khách hàng của Công ty Âu Lạc, dù là khách hàng thường xuyên hay khách hàng tiềm năng, hàng năm AULAC đều gửi thư mời kiểm toán. Thư mời kiểm toán cung cấp cho khách hàng các thông tin về các loại hình dịch vụ mà AULAC có khả năng cung cấp cũng như quyền lợi mà khách hàng được hưởng từ các dịch vụ của AULAC. Nếu khách hàng chấp nhận lời mời cung cấp dịch vụ của AULAC thì họ sẽ ký vào thư mời kiểm toán và gửi lại cho AULAC một bản sao của thư mời kiểm toán đó. Sau khi nhận được bản sao do khách hàng gửi lại có kèm theo sự chấp thuận lời mời kiểm toán của AULAC thì AULAC sẽ thực hiện các công việc của một cuộc kiểm toán, mà giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán chính là việc lập kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán đó. Trước khi lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng đã chấp nhận dịch vụ kiểm toán của mình, AULAC thực hiện một số công việc trước kiểm toán như sau: - Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán (rủi ro chấp nhận hợp đồng). - Lựa chọn nhóm kiểm toán. - Thiết lập các điều khoản của hợp đồng. 3.1.2. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Do kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có sự nhận thức và hiểu biết thấu đáo về kiểm toán. Mặt khác, trong mỗi cuộc kiểm toán, luôn có khả năng KTV không lường hết được mọi yếu tố tiềm tàng có thể xảy ra. Do vậy, việc đánh giá ban đầu về rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán là một bước công việc mà các KTV luôn tiến hành trong mọi cuộc kiểm toán. Việc đánh giá này được thực hiện trên cơ sở thu thập các thông tin chung nhất về khách hàng như lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng tài chính, môi trường hoạt động, tính liêm chính của Ban lãnh đạo... để quyết định xem có nên chấp nhận kiểm toán cho khách hàng hay không. Kết luận này sẽ được đưa ra sau khi KTV sẽ tiền hành trả lời các câu hỏi trong Bảng Khảo sát, đánh giá khách hàng theo mẫu có sẵn tại Công ty. Bảng này sẽ gồm 7 phần: - Nhu cầu của khách hàng - Thông tin chung - Cơ cấu tổ chức hoạt động - Tình hình kinh doanh - Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB - Hoạt động của khách hàng trong năm có BCTC - Đánh giá của KTV về khả năng chấp nhận khách hàng. Việc đánh giá về khách hàng phụ thuộc vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên sự đánh giá tổng thể và kinh nghiệm của KTV. Đối với Công ty Vạn Niên, sau khi trả lời bảng câu hỏi - Khảo sát, đánh giá khách hàng – và phỏng vấn trực tiếp Ban giám đốc Công ty khách hàng, KTV đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho Công ty. 3.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán Sau khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, căn cứ vào quy mô của Công ty khách hàng, khối lượng, tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, AULAC quyết định số lượng nhân viên tham gia thực hiện cuộc kiểm toán. Nhóm kiểm toán tại AULAC thường gồm từ 3 đến 5 người, bao gồm: một thành viên của Ban Giám đốc (thường là Phó Giám đốc), là một người có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm; một KTV cao cấp và 3 trợ lý kiểm toán. Nhóm kiểm toán thường được một thành viên của Ban Giám đốc tự chỉ định hoặc giao cho một trưởng phòng nghiệp vụ (hoặc trưởng phòng đào tạo) lựa chọn. Khi lựa chọn nhóm kiểm toán AULAC thường chú ý lựa chọn những KTV có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là tránh sự thay đổi KTV trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm. Đối với khách hàng mới như Công ty Vạn Niên, nhóm kiểm toán được lựa chọn là nhóm có KTV đã có kinh nghiệm trong việc kiểm toán khách hàng hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tương tự, do đó sẽ có kiến thức và kinh nghiệm hơn về ngành nghề kinh doanh này. Thành viên của nhóm kiểm toán gồm có: Ông Đỗ Khắc Tiến Trưởng đoàn Ông Lê Quang Hưng Thành viên Bà Cao Thị Thu Hường Thành viên Bà Đỗ Ngọc Tú Thành viên Bên cạnh đó, Ban Giám đốc AULAC còn thường xuyên giám sát chặt chẽ cuộc kiểm toán để giải quyết giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán. 3.1.4. Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán. Sau khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, đồng thời với việc lựa chọn nhóm kiểm toán, Ban Giám đốc sẽ tiến hành thảo luận trực tiếp với khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán. Sau khi hai bên đã đi đến thống nhất về các điều khoản ghi trong hợp đồng, AULAC sẽ soạn thảo một hợp đồng. Cụ thể như Hợp đồng kiểm toán với Công ty Vạn Niên bao gồm một số nội dung chủ yếu sau: - Luật lệ và chuẩn mực áp dụng: Cuộc kiểm toán được tiến hành theo các CMKT Việt Nam, các CMKT quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam và Quy chế về kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam. - Nội dung dịch vụ: Bên B (Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc) sẽ cung cấp cho bên A (Công ty Cổ phần XD & DVTM Vạn Niên) dịch vụ kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/2007. - Trách nhiệm của Bên A: Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ cho Bên B các thông tin cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm toán; việc lập BCTC và công bố các thông tin khác là trách nhiệm của Bên A; chịu trách nhiệm về tính chính xác trung thực của các thông tin đã cung cấp cho Bên B; Cử nhân viên tham gia, phối hợp với Bên B và tạo điều kiện thuận lợi để Bên B có thể xem xét tất cả các chứng từ, sổ kế toán và các thông tin khác cần thiết cho cuộc kiểm toán; Thanh toán cho Bên B phí kiểm toán đúng thời hạn - Trách nhiệm của Bên B: Tuân thủ các CMKT hiện hành, xây dựng và thông báo cho bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch theo đúng nguyên tắc: độc lập, khách quan và bí mật; Lập và bàn giao Báo cáo cho Bên A - Báo cáo: Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A : + Báo cáo kiểm toán về BCTC cho năm 2007. + Thư quản lý và ý kiến đề xuất của KTV nhằm cải tiến hệ thống kế toán và hệ thống KSNB (nếu có). - Thời gian thực hiện hợp đồng NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỜI GIAN i) Khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết tại Quý Công ty 01-02/04/2008 ii) Thực hiện kiểm toán các số liệu và thông tin được trình bày trên BCTC năm 2007 của Công ty. 03-11/04/2008 iii) Tổng hợp và thống nhất số liệu kiểm toán của Công ty 11-14/04/2008 iv) Dự thảo và phát hành Báo cáo kiểm toán về BCTC năm 2007 của Công ty 15/04/2008 - Phí dịch vụ và phương thức thanh toán + Bên A sẽ thanh toán 50% giá trị của hợp đồng cho Bên B, ngay sau khi ký kết Hợp đồng này. + Phần còn lại sẽ được thành toán sau khi hai bên nghiệm thu thanh lý hợp đồng. Sau khi thực hiện xong các công việc trên, kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch về thời gian và nhân sự cho cuộc kiểm toán và thông báo kế hoạch này cho nhóm kiểm toán và cho Công ty khách hàng. Bảng 3.1: Trích giấy tờ làm việc của KTV Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc AuLac auditing company limited No. 9 – Dao Duy Anh – Dong Da district - Ha Noi - Viet Nam Tel: +84 (4) 2106872 Fax: +84 (4) 5771976 Kính gửi: Công ty CP XD & DVTM Vạn Niên Căn cứ vào Hợp đồng kiểm toán giữa Công ty CP XD & DVTM Vạn Niên và Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc về việc kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007 của Công ty CP XD & DVTM Vạn Niên; Chúng tôi xin dự kiến kế hoạch về nhân sự và thời gian để tham gia kiểm toán BCTC năm 2007 của Công ty tại trụ sở Công ty Vạn Niên như sau: 1. Thời gian thực hiện: từ ngày 01/04/2008 đến ngày 15/04/2008. 2. Nhân sự tham gia thực hiện kiểm toán: 04 người Ông Đỗ Khắc Tiến Trưởng đoàn Ông Lê Quang Hưng Thành viên Bà Cao Thị Thu Hường Thành viên Bà Đỗ Ngọc Tú Thành viên 3. Tài liệu cần cung cấp: BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007 Bảng cân đối phát sinh các tài khoản cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007 Biên bản kiểm kê tiền, CCDC, hàng tồn kho, TSCĐ tại thời điểm 31/12/2007 Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, xác nhận công nợ của các khoản nợ phải thu, phải trả tại thời điểm 31/12/2007 Toàn bộ các chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007 Rất mong Quý Công ty chuẩn bị đầy đủ những tài liệu trên để công tác kiểm toán được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Xin trân trọng cảm ơn./. 3.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, chỉ định nhóm kiểm toán, KTV bắt tay vào lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán chi tiết. Công việc này được thực hiện bởi các KTV có chuyên môn vững và kinh nghiệm thực tiễn cao, đã quản lý và trực tiếp tham gia nhiều cuộc kiểm toán. Các bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát của Công ty AULAC bao gồm 5 bước như sau: Sơ đồ 3.2 Các bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán Xác định mức trọng yếu Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng Thu thập thông tin về khách hàng 3.2.1. Thu thập các thông tin về khách hàng Việc thu thập các thông tin về khách hàng (bao gồm thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý) đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc định hướng cho công việc kiểm toán. Theo quy định của AULAC, các tài liệu mà KTV cần thu thập bao gồm: - Các thông tin chung: Bảng kê đặc điểm của khách hàng, sơ đồ tổ chức, Ban Giám đốc, quá trình phát triển, các đối tác thường xuyên. - Các tài liệu pháp luật: Điều lệ Công ty, giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký, hợp đồng liên doanh, bố cáo thành lập doanh nghiệp, biên bản họp đại hội đồng cổ đông, biên bản họp hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo, nhiệm kỳ lãnh đạo, thay đổi ngành nghề kinh doanh, theo dõi vốn kinh doanh và thay đổi vốn kinh doanh. - Các tài liệu về thuế: Quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế, các văn bản có liên quan đến các yếu tố và đặc điểm riêng của doanh nghiệp trong tính thuế. - Các tài liệu nhân sự: Thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, các quy định về quản lý và sử dụng quỹ lương, các quy định trong điều lệ, biên bản đại hội công nhân viên chức, hội đồng quản trị có liên quan đến nhân sự, biên bản các cuộc kiểm tra về nhân sự trong doanh nghiệp. - Các tài liệu kế toán: BCTC, chế độ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp, các nguyên tắc kế toán đang được áp dụng. - Các tài liệu về hợp đồng: Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng thuê mướn dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác. Đối với khách hàng mới như Công ty Vạn Niên, những thông tin trên được KTV thu thập bằng cách trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc Công ty khách hàng, quan sát thực tế, gửi thư yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu, xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp... Theo lịch làm việc đã thông báo từ trước cho Công ty CP XD & DVTM Vạn Niên, KTV của Công ty AULAC tiến hành gặp gỡ với đại diện của Công ty Vạn Niên tại văn phòng của Công ty, và nghe trình bày về những thông tin chung nhất về hoạt động kinh doanh của họ. Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty Vạn Niên, KTV sẽ nắm được những thông tin khái quát nhất về Công ty Vạn Niên một cách nhanh chóng nhất, KTV sẽ có được những nhận định ban đầu dựa trên những thông tin mà đại diện khách hàng đã cung cấp. Bảng 3.2: Tóm tắt đặc điểm của Công ty CP XD & DVTM Vạn Niên Công ty kiểm toán : AULAC Người lập: Đỗ Khắc Tiến Năm tài chính : 2007 Người soát xét: Lê Quang Hưng Khái quát về đặc điểm doanh nghiệp - Tên doanh nghiệp : Công ty CP XD & DVTM Vạn Niên - Thời gian hoạt động : 20 năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập. - Hình thức pháp lý : Công ty cổ phần. - Lĩnh vực hoạt động : + Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện năng + Mua, bán, đại lý hàng lương thực, nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế, đồ dùng cá nhân và gia đình, văn hoá phẩm, bia, rượu, thuốc lá ; + Dịch vụ ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí, internet ; + Cho thuê máy móc thiết bị xây dựng, nhà ở, văn phòng + Kinh doanh địa ốc - Trụ sở chính: 166 đường Nguyễn Thái Học – Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An - Điện thoại: 0383586021 Fax: 0383586021 - Giấy phép thành lập Công ty cổ phần: 597/GP - TLCTCP ngày 04/02/1999 và thay đổi bổ sung lần thứ 9 ngày 09/12/2004. - Mã số thuế: 0101348530 - Nơi mở tài khoản: Ngân hàng ngoại thương - Chi nhánh Vinh. - Vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. - Hội đồng quản trị gồm có 4 thành viên, bao gồm: + Nguyễn Trọng Trung Chủ tịch HĐQT + Thái Hương Thành viên + Lê Hồng Trường Thành viên + Hoàng Ngọc Hoà Thành viên - Ban giám đốc có 2 thành viên, bao gồm: + Chu Đức Long Giám đốc + Bùi Cảnh Thu Phó Giám đốc - Kế toán trưởng: Thái Đình Long. 3.2.2. Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng Mục đích của việc tìm hiểu về hệ thống KSNB là để đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB, từ đó sẽ quyết định có nên dựa vào hệ thống KSNB của Công ty Vạn Niên để tăng cường hay giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra chi tiết hay không. Khi đánh giá hệ thống KSNB, các kỹ thuật thường được AULAC sử dụng là quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và được tiến hành qua các bước: Tìm hiểu môi trường kiểm soát. Tìm hiểu các quy trình kế toán áp dụng. Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát. a. Tìm hiểu môi trường kiểm soát. Sau khi có được hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV tiến hành tìm hiểu môi trường kiểm soát thông qua việc tập trung xem xét triết lý và phong cách điều hành của Ban lãnh đạo cũng như các quy trình kiểm soát có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mục đích của việc tìm hiểu này là đánh giá tổng quát về thái độ, nhận thức và hoạt động của Ban lãnh đạo khách hàng nhằm khẳng định tính hợp lý, độ tin cậy của hệ thống KSNB. Đối với khách hàng mới như Công ty Vạn Niên, để đạt được hiểu biết về môi trường kiểm soát, kiểm toán viên sẽ tiến hành những buổi gặp gỡ trực tiếp với Ban Giám đốc khách hàng để thu thập thông tin về các yếu tố cấu thành môi trường kiểm soát (cơ cấu tổ chức, giám sát quản lý, cán bộ). Trong các buổi tiếp xúc trực tiếp này, KTV thường đặt câu hỏi trực tiếp với Ban lãnh đạo khách hàng. Từ đó, kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận xét ban đầu về tác phong làm việc, tính chính trực, phong cách điều hành của Ban lãnh đạo - một yếu tố cấu thành quan trọng trong môi trường kiểm soát của Công ty khách hàng. Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức của Công ty Vạn Niên Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành BQL dự án công trình xây dụng Phòng kinh doanh Phòng tổ chức Phòng kế toán Siêu thị Maxi Mark Phòng hành chính Phó Giám đốc Hội đồng quản trị gồm 4 thành viên. Nhiệm kỳ của các thành viên trong Hội đồng quản trị là 3 năm. Hội đồng quản trị được bầu ra hoặc miễn nhiệm bởi Đại hội đồng cổ đông Công ty, sau đó sẽ bầu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị và cử Giám đốc điều hành. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty do Hội đồng quản trị bầu ra có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Công ty đang áp dụng phương pháp quản lý trực tiếp trong điều hành công việc. Hàng quý Hội đồng quản trị Công ty sẽ họp và quyết định các vấn đề quan trọng nhất có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và thông qua các kế hoạch như kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự... Trên cơ sở những vấn đề đã được Hội đồng quản trị thông qua, Ban Giám đốc Công ty sẽ cụ thể hoá chúng bằng những quyết định kinh doanh cụ thể và chuyển các quyết định này tới cho các phòng ban trong Công ty. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm phổ biến quyết định này cho toàn bộ nhân viên trong phòng của mình và đôn đốc, giám sát việc thực hiện của họ. Ngoài ra, Hội đồng quản trị có thể họp đột xuất do Chủ tịch Hội đồng quản trị đề xuất hay do yêu cầu của Giám đốc điều hành hoặc các Phó Giám đốc. Hàng tháng, Ban Giám đốc và các trưởng phòng tiến hành họp để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng, đối chiếu với các kế hoạch đã được Hội đồng quản trị thông qua và phát hiện những vấn đề bất thường xảy ra. Trên cơ sở đó, Ban Giám đốc sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách xử lý thích hợp. Bên cạnh đó, để tăng cường sự quản lý của mình, Hội đồng quản trị bầu ra một Ban kiểm soát, để kiểm tra các hoạt động kinh doanh và tài chính của Công ty, Ban kiểm soát gồm 03 thành viên. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 03 năm, Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của mình, đệ trình lên Hội đồng quản trị các báo cáo về hoạt động kiểm tra và đánh giá về báo cáo hàng năm của Công ty. Căn cứ vào các thông tin trên KTV nhận định rằng Ban lãnh đạo Công ty Vạn Niên là gồm những người có tác phong quản lý tốt, cơ cấu tổ chức của Công ty là phù hợp với nghành nghề kinh doanh, mặc dù ngành nghề kinh doanh của Công ty khách hàng rất đa dang và phức tạp. Theo đó, môi trường kiểm soát của Công ty Vạn Niên được đánh giá là đáng tin cậy. b. Tìm hiểu hệ thống kế toán Việc tìm hiểu, soát xét hệ thống kế toán của khách hàng là một việc làm không thể thiếu trong khâu lập kế hoạch kiểm toán nói riêng và trong quy trình kiểm toán BCTC nói chung với mục đích: - Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong Hệ thống kế toán để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán, xác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Âu Lạc.doc
Tài liệu liên quan