MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 35
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TRONG CÔNG TY TVKĐ VÀ ĐỊA KỸ THUẬT 37
I.1. Tổng quan về tiền lương: 37
I.1.1. Khái quát về tiền lương- Bản chất tiền lương: 37
I.1.2. Nội dung của tiền lương: 40
I.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương: 45
I.1.4. Các hình thức trả lương và ảnh hưởng của nó đến thu nhập của người lao động: 47
I.1.5. Quỹ tiền lương - Phương pháp xác định quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương: 52
I.1.6. Các khoản thu nhập khác của người lao động: 56
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ- KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA KỸ THUẬT 58
II.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển công ty: 58
II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ở công ty : 58
I.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và mô hình bộ máy quản lý tại Công ty. 61
II.2. Đặc điểm về lao động và quản lý lao động ở công ty Tư vấn thiết kế-kiểm định công trình và địa kỹ thuật: 63
II.2.1. Đặc điểm về lao động: 63
II.2.2. Đặc điểm về quản lý lao động. 65
II.2.3. Đặc điểm về quỹ lương và quản lý quỹ lương ở công ty Tư vấn thiết kế- kiểm định công trình và địa kỹ thuật. 68
II.3.1. Hình thức trả lương thời gian theo sản phẩm.(áp dụng cho khối quản lý và bộ phận phục vụ )năm 2004 82
II.3.2. Hạch toán theo hình thức trả lương khoán: 51
II.4. Hạch toán các khoản trích theo lương tại công ty Tư vấn thiết kế, kiểm định công trình và địa kỹ thuật. 59
II.4.1. Hạch toán BHYT; BHXH: 59
II.4.2. Hạch toán Kinh phí công đoàn: 63
Quý I năm 2004 65
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ – KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA KỸ THUẬT 67
III.1. Đánh giá tình hình sử dụng lao động, quản lý hạch toán tiền lương 67
III.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương. 68
KẾT LUẬN 74
76 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo lương tại công ty tư vấn
thiết kế- kiểm định công trình và địa kỹ thuật
II.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển công ty:
II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ở công ty :
Ngày 27/12/ 1962 Viện thiết kế Giao thông vận tải được thành lập, trong cơ cấu tổ chức của Viện có một bộ phận đảm nhận chức năng chuyên về khảo sát thiết kế Địa chất công trình. Đó chính là Phòng Địa chất và các đội khảo sát địa chất trực thuộc Viện thiết kế GTVT.
Năm 1978 các Đội khảo sát được nâng cấp thành các Đoàn khảo sát trực thuộc Viện. Đoàn khảo sát địa chất công trình II có nhiệm vụ chuyên thăm dò địa chất, khoan cấp nước, thí nghiệm, phân tích tổng hợp tài liệu báo cáo địa chất phục vụ yêu cầu thiết kế các công trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch Viện giao.
Trải qua quá trình hoạt động, với yêu cầu nhiệm vụ khảo sát địa chất ngày càng lớn, ngày 04/4/1983 Viện thiết kế GTVT có quyết định số 222/VTK-GTVT-QĐ-TC thành lập Xí nghiệp khảo sát địa chất công trình bao gồm: Đoàn ĐCCT II, phòng địa chất Viện thiết kế giao thông đường thuỷ, bộ phận khảo sát địa chất công trình thuộc đoàn khảo sát 1, đoàn khảo sát 4 và đoàn khảo sát 7. Xí nghiệp khảo sát ĐCCT là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân và sử dụng con dấu riêng.
Cùng với sự phát triển của đất nước, lĩnh vực xây dựng công trình giao thông ngày càng được mở rộng. Nhà nước xoá bỏ chế độ bao cấp và trao quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp. Đáp ứng yêu cầu đổi mới, sau khi có quyết định của Viện thiết kế GTVT (tháng 3/1991) sáp nhập Xí nghiệp cơ khí khảo sát giao thông vào Xí nghiêp Địa chất công trình, tháng 11/1991 Xí nghiệp Địa chất công trình đổi tên thành Xí nghiệp Địa chất công trình và xây dựng và đến tháng 3/1994 đổi tên thành Xí nghiệp khảo sát thiết kế Địa chất công trình.
Ngày 25/4/1996, Công ty Tư vấn thiết kế Địa chất công trình được thành lập theo quyết định số 860 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ GTVT. Công ty tiếp tục phát huy truyền thống và sức mạnh của đơn vị chuyên ngành về công tác khảo sát thiết kế Địa chất công trình góp phần xây dưng phát triển đất nước nói chung và ngành GTVT nói riêng. Mới đây ngày 30-6-2004 công ty được đổi tên thành Công ty tư vấn thiết kế- kiểm định công trình và địa kỹ thuật.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty:
Tư vấn, khảo sát thiết kế, thí nghiệm địa chất công trình, địa chất thủy văn và vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế nền đường đặc biệt, tường chắn.
Xây dựng các công trình thực nghiệm về nền móng, luồng lạch, công trình bằng công nghệ mới, chống xói mòn công trình.
Tư vấn về thiết bị khoan địa chất và sửa chữa thiết bị, đánh giá môi trường phục vụ xây dựng công trình.
Thí nghiệm nền mặt đường.
Kiểm định chất lượng công trình.
Tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát xây dựng nền móng công trình.
Là 1 đơn vị thành lập sớm có trụ sở nằm tại trung tâm thủ đô gần với cơ quan chủ quản nên có nhiều điều kiện để phát triển, có cơ hội được thi công các công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và được áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến. Do đó Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm. Bên cạnh những thuận lợi thì công ty đã vấp phải không ít những khó khăn do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong cơ chế mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, tự cân đối thu chi và tính toán lỗ lãi, phải tự nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm công trình và chấp nhận cạnh tranh tìm kiếm việc làm trong đấu thầu công trình để có được một vị trí trên thương trường. Đặc điểm của sản phẩm tư vấn, thiết kế có ảnh hưởng lớn đến tổ chức quản lý và sản xuất. Các công trình thuộc loại sản phẩm đơn chiếc có quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài và mỗi công trình nằm trên địa bàn khác nhau nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, thời tiết giá cả tại khu vực. Các điều kiện sản xuất như máy móc, thiết bị, nguồn nhân công phải di chuyển đến công trình gây khó khăn cho công tác quản lý trong doanh nghiệp. Tuy còn nhiều khó khăn do khách quan và chủ quan đem lại, song với những đặc điểm và đặc thù riêng của mình, được sự giúp đỡ của Tổng công tư vấn thiết kế GTVT, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và Giám đốc công ty, bằng sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty Tư vấn thiết kế– kiểm định công trình và địa kỹ thuật đã luôn tìm được những bước đi mới, giữ vững sự ổn định và phát triển với nhịp độ tăng trưởng bền vững trong cơ chế mới. Điều đó được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu đạt được của công ty trong những năm gần đây.
Bảng số1:
Tình hình kinh doanh một số năm gần đây của công ty như sau:(đơn vị tính:1000đ)
STT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1
Doanh thu
10.476.968
11.586.444
12.373.055
2
Vốn
- Vốn kinh doanh
- Vốn Nhà nước
6.398.046
3.492.466
2.905.600
8.037.797
4.302.988
3.734.809
10.065.189
5.786.800
4.278.389
3
Lợi nhuận sau thuế
421.259
418.350
568.447
4
Số lao động(người)
177
175
179
5
Thu nhập bình quân
1.700
2.000
2.350
Như vậy hơn 40 năm trưởng thành và phát triển công ty Tư vấn thiết kế– kiểm định công trình và địa kỹ thuật đã chứng tỏ được bản lĩnh vững vàng trong sự khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Vị thế và uy tín của công ty cũng đã được khẳng định thông qua chất lượng của những sản phẩm công trình mà đơn vị đã thực hiện. Với tốc độ tăng trưởng cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực cho sự hội nhập khu vực theo lộ trình vào năm 2005 đòi hỏi Ban lãnh đạo và toàn thể Cán bộ CNV trong Công ty phải tiếp tục ra sức phấn đấu xây dựng và phát triển Công ty cho xứng với tiềm năng và truyền thống của đơn vị.
I.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và mô hình bộ máy quản lý tại Công ty.
1. Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở Công ty.
- Quy mô của đơn vị trung bình, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: Tư vấn thiết kế, khảo sát địa chất, kiểm định các công trình GTVT...
- Số lượng máy móc trang thiết bị đã được đầu tư chuyên sâu xong còn chưa đồng bộ.
- Số lượng công trình thi công nhiều, có tính kỹ thuật và đặc điểm khác nhau.
- Địa bàn thi công rộng hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước.
- Các đơn vị nhận khoán tổ chức thi công, chủ động cung ứng vật tư, nhân công đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, an toàn lao động và các chi phí cần thiết để bảo hành công trình.
- Mặc dù các đơn vị của Công ty được tổ chức độc lập xong vẫn có thể hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành công việc một cách nhanh nhất, đảm bảo bàn giao công trình đúng thời hạn, đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định.
- Công ty tổ chức hạch toán kế toán tập chung.
Có thể nói việc tổ chức SXKD ở Công ty tư vấn thiết kế– kiểm định công trình là khá hợp lý, đã giúp cho công tác điều hành sản xuất được thuận tiện, đồng thời gắn được trách nhiệm của tổ đội sản xuất với công việc mà đơn vị đó thực hiện cũng như công việc của toàn Công ty, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của toàn Công ty.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Tổ chức bộ máy kinh doanh và các bộ phận nghiệp vụ hỗ trợ kinh doanh là một việc rất quan trọng, để thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ đề ra. Doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức công ty, ban lãnh đạo là giám đốc và các phó giám đốc công ty. Bên dưới được chia thành hai khối là khối sản xuất trực tiếp và khối quản lý, phục vụ.
Sơ đồ số 3:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
Giám đốc
Phó Giám Đốc
Khối quản lý và phục vụ
Phòng quản lý kỹ thuật
Phòng
Tổ chức
Hành chính
Phòng
Tài chính kế toán
Phòng quản lý kinh doanh
Phòng kiểm định công trình
Phòng tư vấn thiết kế công trình
Phòng địa chất công trình
Trung tâm tư vấn giám sát và thí nghiệm
Các đội khảo sát
Khối sản xuất trực tiếp
Công ty hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám đốc công ty. Giám đốc công ty là lãnh đạo cao nhất, đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tập thể người lao động về toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm quản lý, bảo tồn, sinh sôi nguồn vốn và đảm bảo đời sống cho người lao động. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám giám đốc và các trưởng phòng. Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực được giám đốc phân công. Khi giám đốc vắng mặt, Phó Giám đốc sẽ giải quyết công việc theo sự uỷ quyền của Giám đốc.
II.2. Đặc điểm về lao động và quản lý lao động ở công ty Tư vấn thiết kế-kiểm định công trình và địa kỹ thuật:
II.2.1. Đặc điểm về lao động:
Lao động là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng lao động là điều kiện dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
Công tác đào tạo cán bộ, công nhân của công ty trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Công ty cũng đã thường xuyên cử người liên hệ trực tiếp với các trường Đại học, trường công nhân dạy nghề như Đại học Giao thông vận tải, Đại học Mỏ địa chất, Cao đẳng giao thông... để tuyển dụng các sinh viên mới ra trường, có kết quả học tập tốt. Hằng năm, công ty tổ chức các lớp học cho công nhân kỹ thuật để đào tạo công nhân có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu sản xuất mới, có hơn 30 lượt công nhân được nâng bậc lương. Năm 2003, Công ty đã cử được 09 kỹ sư đi học tư vấn giám sát, 17 kỹ sư học lớp đào tạo chủ nhiệm đồ án, chủ nhiệm hạng mục do tổng công ty tổ chức, cử 8 cán bộ tham gia lớp học chuyển giao công nghệ và bồi dưỡng nghiệp vụ, 01 học chính trị cao cấp, 05 học cao học, làm thủ tục cho 10 lượt cán bộ nhân viên ra nước ngoài tham quan học tập.
Chúng ta sẽ thấy rõ số lượng và cơ cấu lao động của công ty qua biểu 2002 & 2003 sau đây:
Bảng số 2: Tình hình lao động của Công ty năm 2002&2003:
chỉ tiêu
năm2002
năm2003
người
%
người
%
tổng số lao động
175
100
179
100
nam
150
85.6
157
87.7
nữ
25
14.4
22
12.3
lao động trực tiếp
130
74.3
129
72
nam
128
115
nữ
2
14
lao động gián tiếp
45
25.7
50
28
nam
22
42
nữ
23
8
hợp đồng ngắn hạn
24
25
trình độ ĐH và trên ĐH
50
28.6
54
30
cao đẳng +trung cấp
5
5
công nhân kỹ thuật
87
87
lao động khác
13
13
lao động phổ thông
0
0
Nhận xét:
Từ bảng trên ta thấy, số lượng công nhân viên trong công ty là phù hợp với quy mô một doanh nghiệp loại vừa. Tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm khoảng 70-75 % trong khi đó lao động gián tiếp chỉ vào khoảng 25-30 % cho thấy doanh nghiệp đã phần nào tinh giản bộ máy quản lý. Số lượng công nhân viên trong công ty có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 30%. Về cơ cấu lao động, hầu hết là nam, nữ chỉ chiếm khoảng 12%. Nhìn chung, để đáp ứng nhu cầu của công ty thì với số lượng, trình độ và cơ cấu lao động như vậy là hợp lý.
II.2.2. Đặc điểm về quản lý lao động.
Là một thành viên trong Tổng công ty tư ván thiết kế GTVT, công ty Tư vấn thiêt kế- kiểm định công trình và địa kỹ thuật thực hiện quản lý và điều hành lao động theo Thoả ước lao động tập thể(TƯLĐTT) chung trong toàn Tổng công ty.
TưLĐTT là văn bản thoả thuận giữa hai bên trong quan hệ lao động (người sử dụng lao động và người lao động) về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. TưLĐTT này được Sở Lao Động Thương binh – Xã hội – Hà Nội đăng ký và thừa nhận.
* Về thời giờ làm việc:
- Theo Luật Lao động và các quy định của Nhà nước về thời gian làm việc cụ thể là:
+ Làm việc tại cơ quan 40h/ tuần. Trường hợp do yêu cầu tiến độ hoặc việc nhiều có thể làm việc tại cơ quan 48h/ tuần.
+ Làm công tác tư vấn giám sát (TVGS) theo quyết định giao nhiệm vụ trên cơ sở hợp đồng đã ký với đối tác.
- Để xử lý sự cố trong sản xuất, giải quyết các công việc cấp bách; Công ty sau khi thoả thuận với người lao động có thể huy động làm thêm giờ (không quá 4h trong một ngày, 300h trong một năm).
- Các trường hợp sau đây: Thiên tai, hoả hoạn, dịch hoạ, dịch bệnh; Công ty có quyền huy động làm thêm giờ như đã quy định ở trên.
- Các trường hợp trên: CNVC được trả lương làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
* Thời giờ nghỉ ngơi:
- Ngoài ngày nghỉ hàng tuần, người lao động được nghỉ các ngày lễ, nghỉ phép hàng năm theo quy định của bộ luật Lao động.
- Trong thời gian nghỉ phép, tuỳ tình hình cụ thể của từng đơn vị mà Giám đốc và chủ tịch công đoàn có thoả thuận mức lương cho những ngày nghỉ phép cho từng năm, trả cao nhất bằng 70% mức lương như thời gian làm việc bình thường, thấp nhất bằng hai lần lương cấp bậc, chức vụ cộng phụ cấp (nếu có).
- Nếu đi thăm bố mẹ hoặc vợ chồng, con cái trong địa bàn Việt nam được thanh toán tiền tàu xe như đi công tác. Ngày đi đường được quy định tại điểm 3 điều 9 Nghị định 195 /CP.
- Nếu CNVC không nghỉ phép trong năm thì phép năm trước được tính gộp vào năm sau (nhưng không quá 2 năm) hoặc phải thanh toán tiền lương cho CNVC như đi nghỉ phép.
* Nghỉ việc riêng:
- CNVC được nghỉ về việc riêng và hưởng lương ít nhất bằng hai lần lương cấp bậc trong những trường hợp sau:
+ Kết hôn nghỉ 3 ngày.
+ Con kết hôn nghỉ 01 ngày.
+ Bố, mẹ, vợ, chồng, con chết nghỉ 3 ngày.
+ Thực hiện đình sản theo quy định của Bộ Y tế.
- Trường hợp CNVC nghỉ việc riêng không quá 01 tháng trong 1 năm, CNVC được công ty đóng BHYT và BHXH phần thuộc trách nhiệm của công ty như thời gian làm việc.
* Về tiền lương:
- Về nâng bậc lương cho CNVC (lương cấp bậc) thực hiện theo quy định của nhà nước. Với công nhân do tính chất công tác lưu động nên trước khi nâng bậc được Tổng công ty tập trung ôn luyện tay nghề tối đa một tháng. Thời gian dự thi và ôn luyện tay nghề, công nhân được trả lương ít nhất bằng hai lần lương cấp bậc.
- Về trả lương:
+ Đảm bảo tiền lương tối thiểu cho CNVC làm việc, thực hiện tốt nội quy và thoả ước lao động tập thể bằng hai lần lương cấp bậc (hai lần lương cơ bản và phụ cấp chức vụ) với điều kiện CNVC phải làm việc đủ ngày công và hoàn thành nội dung công việc do thủ trưởng đơn vị giao.
+ Thực hiện trả lương cho CNVC căn cứ vào khối lượng, chất lượng và hiệu quả công việc theo quy định trả lương của Tổng công ty đã ban hành và Công văn hướng dẫn số 4320/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động thương binh xã hội ngày 29/12/1998. ứng trước tiền lương ít nhất một tháng hai lần cho CNVC.
+ Người lao động trong thời gian thử việc được trả lương bằng 85% của bậc 1, sau thời gian thử việc nếu đạt yêu cầu được tiếp nhận chính thức, ký HĐLĐ và xếp bậc lương theo quy định ở điều 32 Bộ luật lao động.
+ Giám đốc công ty được trích 5% quỹ lương thực hiện để điều tiết tiền lương, trả lương bổ sung cho cá nhân và đơn vị có thành tích trong sản xuất và quản lý, phục vụ phần tiền lương này được quyết toán vào cuối năm.
+ Ngoài tiền lương trả hàng tháng, người lao động được trả thêm lương theo hình thức tặng quà nhân dịp các ngày lễ, tết, thành lập Tổng công ty...
Mức quà căn cứ thu nhập từng năm của Tổng công ty do Tổng giám đốc công ty quyết định sau khi trao đổi nhất trí với chủ tịch công đoàn Tổng công ty.
+ Hình thức tặng quà không phân biệt lương cấp bậc( lương cao, lương thấp).
+ Khi về hưu, CNVC được trợ giúp một lần một khoản tiền lấy từ quỹ phúc lợi của Tổng công ty theo cách tính: cứ một năm công tác nói chung được giúp 100.000đ.
* Phân phối lợi nhuận và tiền thưởng :
- Lợi nhuận sau thuế của công ty theo biên bản duyệt quyết toán hàng năm được phân phối vào các quỹ theo quy chế tài chính của Tổng công ty.
- Quỹ phúc lợi của công ty được dành một phần để :
+ Cho việc “hiếu” theo đối tượng quy định với mức 200.000đ/người. Riêng CNVC của công ty hiện đang còn làm việc mà chết thì được trợ giúp một lần khoản tiền theo cách tính cứ 1 năm công tác nói chung của CNVC đó được trợ giúp 150.000đ ( nhưng tối thiểu không dưới 2.000.000đ).
+ Trợ cấp khó khăn cho CNVC với mức 200.000đ/ 1lần, mỗi năm không quá 2 lần cho một CNVC. Trường hợp CNVC quá khó khăn được xét cấp mức cao hơn.
- Quỹ khen thưởng của Tổng công ty được dùng để: Thưởng thi đua định kỳ hằng năm, thưởng đột xuất cho những đơn vị, cá nhân có thành tích suất sắc...
II.2.3. Đặc điểm về quỹ lương và quản lý quỹ lương ở công ty Tư vấn thiết kế- kiểm định công trình và địa kỹ thuật.
Để thực hiện quản lý và điều hành công ty ngày một tốt hơn, ngoài việc thực hiện Thoả ước lao động tập thể, Giám đốc công ty Tư vấn thiết kế- kiểm định công trình và địa kỹ thuật đã ban hành các quy chế:
• Quy chế tạm thời phân phối tiền lương đối với khối quản lý và bộ phận phục vụ.
• Quy chế khoán sản phẩm khảo sát thiết kế.
Trong quy chế thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc theo từng lĩnh vực công tác chuyên môn, tuỳ theo quy mô và năng lực sản xuất, tính đặc thù mà các quyền và nghĩa vụ cũng được quy định khác nhau. Sự ra đời của văn bản pháp lý này đánh dấu một bước đột phá, nó tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép tất cả các đơn vị thành viên, các cá nhân có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Nó gắn chặt được các mặt lợi ích lại với nhau đặc biệt là về lợi ích kinh tế. Đặc điểm của công tác quản lý tiền lương và sự phân cấp trong quản lý cũng được xây dựng phù hợp theo mô hình tổ chức sản xuất và sự phát triển của nền sản xuất hiện nay. Sự chuyển đổi cơ bản đó là từ hình thức Công ty quản lý trực tiếp các chi phí sang hình thức giao khoán chi phí công trình cho các đơn vị, các đơn vị đóng góp một khoản chi phí quản lý đối với Công ty cho quá trình tiếp thị công việc, quá trình làm thầu và các chi phí quản lý khác. Các mức giao khoán chi phí được quy định cho từng loại chương trình được quy định trong quy chế của công ty. Đơn vị chủ động kế hoạch thực hiện trên cơ sở nguồn vốn tạm ứng của công ty. Công ty thực hiện chỉ đạo vĩ mô và kiểm tra giám sát. Do đó kết quả của lao động của mọi cá nhân có tác dụng đối với hiệu quả của sản xuất của đơn vị và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đồng lương thu nhập của bản thân họ.
Hiện nay Cômg ty tạm chấp nhận biên chế của các đơn vị và các phòng ban để làm căn cứ xác định quỹ lương.
- Tổng quỹ lương của đơn vị được xác định bằng :
V = T x D
Trong đó:
V: Tổng quỹ lương dự kiến chi hàng quý đã trừ nguồn quỹ giám đốcvà các khoản chi phí khác có tính chất lương
T: Tỷ suất tiền lương do giám đốc quyết định hàng quý, có dự phòng các chi phí khác có tính chất lương và không vượt quá tỷ suất do Tổng công ty giao
D: Doanh thu do thủ trưởng đơn vị xác định trên cơ sở kết quả SXKD
Từ (V) và tổng lương cấp bậc, chức vụ của đơn vị để xác định hệ số lương kinh doanh:KD
KD =
CB
CB : Tổng lương cấp bậc có trong danh sách tham gia BHXH của đơn vị
Cụ thể: Tổng hợp quỹ tiền lương Quý I / 2004 như sau:
* Tổng quỹ lương = Doanh thu trong kỳ x Tỷ suất lương được Tổng công
ty cho phép
( Tỷ suất lương năm 2003 Tổng công ty giao là:
- Các dự án trong nước: 380đ tiền lương / 1000đ doanh thu
- Các dự án nước ngoài: 650 đ tiền lương / 1000đ doanh thu
+ Giá trị sản lượng theo doanh thu : 3.000.000.000 đ
Trong đó:
Doanh thu các dự án trong nước : 2.800.000.000 đ
Doanh thu các dự án tư vấn : 200.000.000 đ
+ Tiền lương được phếp sử dụng theo doanh thu( Tỷ suất tiền lương theo tỷ suất năm 2003):
Tiền lương theo doanh thu các dự án trong nước:
2.800.000.000 x 380/1.000 = 1.064.000.000 đ
Tiền lương theo các dự án tư vấn:
200.000.000 x 650/1000 = 130.000.000 đ
Cộng tiền lương được phép sử dụng: . 194.000.000 đ
- Từ Tổng quỹ lương dự kiến chi hàng quý đã trừ nguồn quỹ Giám đốc và các khoản chi phí khác có tính chất lương và tổng lương cấp bậc ,chức vụ của đơn vị để xác định hệ số lương bình quân của công ty.
Ví dụ: Hệ số lương bình quân quý I của công ty như sau:
*Các khoản trích nộp:
Quỹ khen thưởng của Giám đốc(5%): 59.700.000đ
Nộp BHXH,BHYT (6%): 28.000.000đ
Trích trả phụ cấp chính quyền và các đoàn thể
(tạm tính):20.000.000đ
Cộng = 107.700.000đ * Tiền lương còn lại phân phối cho các đơn vị:
- 107.700.000 = 1.086.300.000đ
* Tiền lương cơ bản cả quý của công ty: 460.000.000đ
* Hệ số lương bình quân của công ty (KD):
1.086.300.000 = 2,36
460.000.000
Sau khi xác định doanh thu, tổng quỹ lương, hệ số lương, xác định công các loại, Phòng QLKD có trách nhiệm lập phương án phân phối tiền lương trình Giám đốc ký duyệt, sau đó chuyển cho phòng TCKT để tính toán tạm ứng, thanh toán lương theo phương án đã được duyệt. Mặt khác phòng TCKT căn cứ vào các hợp đồng khoán nội bộ, biên bản nghiệm thu thanh toán các công trình để thanh toán từng công trình cho từng đơn vị sản xuất. Có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ số 6: Trình tự hạch toán tiền lương tại công ty
- Bảng chấm công
- Bảng xác định công các loại
- Báo cáo sản lượng
- Biên bản nghiệm thu...
- ứng lương
Thanh toán lương.
Vào các loại sổ kế toán
Báo cáo quyết toán
Xác định quỹ lương
Tính hệ số lương
Phương án phân phối lương
Ký duyệt
Phòng Quản
lý kinh doanh
Giám đốc
Phòng TCKT
II.3. Các hình thức hạch toán tiền lương tại Công ty Tư vấn thiết kế-kiểm định công trình và địa kỹ thuật.
II.3.1. Hình thức trả lương thời gian theo sản phẩm.(áp dụng cho khối quản lý và bộ phận phục vụ)
1. Xác định hệ số lương quản lý:
- Theo quy chế phân phối tiền lương khối quản lý và bộ phận phục vụ, ngoài hệ số bậc lương của mỗi người còn phụ thuộc vào kết quả lao động của từng người (Mức độ phức tạp trong công tác quản lý, điều hành K1...; kết quả đóng góp trong công tácK2).
- Các phòng, ban có trách nhiệm xác định hệ số K2 cùng với hệ số K1 cho từng người gửi về phòng làm công tác tiền lương, phòng quản lý kinh doanh) mỗi quý một lần, theo quy định của thời điểm quyết toán lương quý của đơn vị.
- Giám đốc có sự tham gia của chủ tịch công đoàn ký quyết định về hệ số K1 vào cuối tháng 12 và tháng 6 hàng năm để làm cơ sở tạm ứng lương 6 tháng tiếp sau đó.
Bảng số 3: Thông báo xét duyệt hệ số K1, K2 quý I/2004.
TT
Họ và tên
Hệ số K1
Hệ số K2
Hệ số chung
Ban giám đốc
1
Nguyễn Văn Đông
1,2
1,2
1,44
2
Đặng Văn Cao
1,2
1,1
1,32
3
Nguyễn Phúc Nguyên
1,2
1,1
1,32
Phòng QLKD
4
Nguyễn Tất Kính
1,2
1,1
1,32
5
Nguyễn Mạnh Hùng
1,2
1,1
1,32
6
Nguyễn huy Quốc
1,0
1,0
1,0
7
Hoàng Minh Tuấn
1,1
1,1
1,21
8
Lê Tất Thuấn
1,0
1,0
1,0
Phòng TCKT
9
Vũ Bá Tô
1,2
1,1
1,32
10
Nguyễn Thị Thái Trân
1,2
1,1
1,32
11
Lê Thị Lệ
1,1
1,1
1,21
12
Nguyễn thị Vân
1,0
1,0
1,0
Phòng quản lý kỹ thuật
13
Nguyễn Quang Hỷ
1,2
1,1
1,32
14
Quách Thị Thu
1,2
1,1
1,32
.......
2. Xác định quỹ lương quản lý:
Thực hiện theo quy chế tạm thời phân phối tiền lương khối quản lý và bộ phận phục vụ ban hành kèm theo quyết định số 459/HĐQT ngày 06/11/2001 của Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải, có vận dụng cân đối với quy chế khoán lương trước đây của Tổng công ty. Quỹ lương khoán cho khối quản lý và phục vụ đựơc tính bằng 9% doanh thu hàng quý của Công ty.
Cụ thể: Quỹ lương quý I năm 2004 là:
x 9% = 270.000.000 đ
Trừ các khoản trích nộp:
quỹ khen thưởng của Giám đốc(5%): 13.500.000 đ
Nộp BHXH, BHYT (6%): 4.275.000 đ
cộng: 17.775.000 đ
Quỹ lương còn lại để phân phối:
270.000.000 - 17.775.000 = 252.225.000 đ
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo chính quyền và đoàn thể: 11.700.000đ
cộng: 263.925.000 đ
3. Trình tự hạch toán :
Như đã giới thiệu sơ qua về hình thức trả lương thời gian theo sản phẩm ở Công ty (phần II), hàng tuần ứng tiền lương cho CBCNVC khối quản lý: ứng 1 tuần 01 lần bằng 1/2tháng lương cấp bậc.
Ví dụ: Chi lương kỳ 1 tháng 1 năm 2004 , số tiền 20.000.000đ giao cho bà Vân- Phòng kế toán để ứng lương cho khối quản lý. Chứng từ là Phiếu chi (PC) số 11.
Đơn vị :Phòng kế toán Quyển số: Mẫu số 02-TT
Phiếu chi Số: 11
Ngày 9 tháng 1 năm 2004 Nợ: 334
Có:1111
Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Kim Vân
Địa chỉ: Phòng kế toán
Lý do chi: Chi lương kỳ 1/1/2004
Số tiền: 23.690.000đ............( viết bằng chữ): hai ba triệu sáu trăm chín mươi ngàn đồng
Kèm theo.................Chứng từ gốc......................
Đã nhận đủ số tiền..............................................
Ngày 9 tháng 1 năm 2004
Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền
(ký, họ tên)
Các kỳ ứng lương tiếp theo sẽ làm tương tự như trên. Các chứng từ chi, thu ... sẽ được ghi vào các sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết tài khoản 334, sổ cái TK 334.
Cuối mỗi quý phòng QLKD hoặc phòng TCKT sẽ lập bảng tính lương tạm ứng các kỳ trong tháng, quý và bảng tính lương quý, bảng thanh toán tiền lương quý cho từng phòng và từng người lao động. Việc tính lương cho CBCNV khối quản lý như sau:
* Tiền lương trả cho từng người tính theo công thức sau:
(Lương này chưa kể lương nghỉ chế độ)
- Phần lương cứng:
VC i= N i(Vcbi)
Trong đó:
NI : Số ngày công làm việc
Vcb : Lương cơ bản ngày của người thứ I (Vcbi= Lcbi/ 22)
- Phần lương mềm:
Trong đó: LT i = Ki x Ni x Vcb i
Tổng tiền lương của người thứ im: Ti = Vc i + Vm i
Ti : Tiền lương của người thứ i được nhận
Vc i : ( Lương cứng) của người thứ i
Vm : ( Lương mềm) của người thứ i
Nếu Vc i + Vm i< 2 lần lương cơ bản sẽ điều chỉnh riêng.
ă Lấy ví dụ nhân viên số thứ tự 13 là Lê Thị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2369.doc