Đồ án Hoàn thiện hình thức trả lương, trả thưởng tại Công ty CPXD CTGT 228

MỤC LỤC

 

 LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 1

I.1. KHÁI NIỆM, CƠ CẤU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA TIỀN LƯƠNG 1

I.1.1. Khái niệm tiền lương 1

I.1.2. Cơ cấu tiền lương

I.1.2.1. Tiền lương danh nghĩa

I.1.2.2. Tiền lương thực tế

I.1.2.3. Tiền lương tối thiểu

I.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương

 

 

 

 

 

1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương

2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương

III Hình thức trả lương

1. Hình thức trả lương theo thời gian

1.1. Ý nghĩa và điều kiện áp dụng

1.2. Các chế độ trả lương theo thời gian

1.2.1. Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn

1.2.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng

1.2.3. Ché độ trả lương theo thời gian có xét đến trách nhiệm và hiệu quả công tác

2. hình thức trả lương theo sản phẩm

2.1. Ý nghĩa và điều kiện áp dụng của trả lương theo sản phẩm

2.2. Các chế độ trả lương theo sản phẩm

2.2.1 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân

2.2.2 Chế độ trả lương sản phẩm tập thể

2.2.3. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp

2.2.4. Chế độ trả lương sản phẩm khoán

2.2.5. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng

2.2.6 Chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến

IV Hình thức tiền thưởng

1. Khái niệm

2. Nội dung của tổ chức tiền thưởng

3. Các hình thức tiền thưởng

V Quỹ tiền lương

1. Khái niệm quỹ tiền lương

2. Cách xác định quỹ tiền lương

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CPXD CTGT 228

I. Quá trình hình thành và phát triển công ty

1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

3. Hệ thống tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

4. Đặc điểm người lao động của công ty

5. Đặc điểm máy móc thiết bị

II. Phân tích tình hình trả lương tại công ty xây dựng Sông Đà 8

1 Quy chế trả lương tại Công ty

2. Công tác xây dựng quỹ lương tại Công ty

3. Hình thức trả lương theo thời gian

4. Hình thức trả lương theo sản phẩm

4.1. Điều kiện để tiến hành trả lương theo sản phẩm

4.1.1. Công tác định mức lao động và đơn giá tiền lương khoán

4.1.2. tổ chức phục vụ nơi làm việc

4.1.3. Công tác nhiệm thu sản phẩm

4.2. Các hình thức trả lương theo sản phẩm

4.2.1. hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp

4.2.2. Hình thức trả lương sản phẩm khoán

5. Hiệu quả và những tồn tại của việc áp dụng các hình thức trả lương ở công ty xây dựng Sông Đà 8

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CPXD CTGT 228

1. Hoàn thiện công tác trả lương sản phẩm khoán

1.1. Hoàn thiện các điều kiện trả lương sản phẩm khoán

1.1.1. Hoàn thiện công tác định mức lao động

a. Hoàn thiện công tác định mức lao động

b Hoàn thiện công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm

1.1.2. Hoàn thiện công tác bố trí sắp xếp đội ngũ lao động

1.1.3. Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc và các điều kiện sinh hoạt

1.2. Hoàn thiện công tác trả lương sản phẩm khoán

2. Hoàn thiện công tác trả lương theo thời gian

3. Các biện pháp khác để đảm bảo cho việc trả lương trả thưởng

 Kết luận

 Danh mục tài liệu tham khảo

 Mục lục

 

 

 

 

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hoàn thiện hình thức trả lương, trả thưởng tại Công ty CPXD CTGT 228, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhân lái máy xây dựng 42 5 15 6 8 8 3 Công nhân vận hành máy đứng 10 2 2 3 2 1 4 Thợ sửa chữa 22 5 5 4 4 4 5 Công nhân thợ điện 4 2 1 1 6 Công nhân lái xe ô tô 26 10 16 7 Công nhân kích kéo 12 4 4 4 8 Công nhân thợ rèn - nguội 6 2 1 2 1 9 Công nhân thợ mộc 4 1 1 2 10 Công nhân trạm trộn Atphalt 16 4 6 6 11 Công nhân trạm trộn cấp phối 10 4 4 2 Tổng cộng 282 52 85 70 51 24 (Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính) * Đặc điểm về công nhân sản xuất: Năm 2007 Công ty CPXD CTGT 228 có tổng số công nhân là 180 người. Trong đó, công nhân bậc III là 52 người chiếm 18,44%, bậc IV là 85 người chiếm 30,14%, bậc V là 70 người chiếm 24,82%, bậc VI là 51 người chiếm 18,09%, bậc VII là 24 người chiếm 8,51%. II.2.3. Cơ sỏ vật chất - trang thiết bị kỹ thuật Máy móc thiết bị của công ty khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên phần lớn máy móc thiết bị của Công ty đã cũ, công suất sử dụng chưa cao, tốn kém nhiều nhiên liệu. Hiện nay Công ty chưa có đủ điều kiện để trang bị các máy móc hiện đại có giá trị lớn vì vậy nhiều khi Công ty vẫn phải đi thuê máy ở bên ngoài. Thêm vào đó hệ thống xe vẫn tải phục vụ thi công các công trình lớn vẫn chưa đáp ứng đủ, kịp thời yêu cầu của công việc do các loại xe này quá cũ, trọng tải nhỏ, tiêu tốn nhiên liệu, thời gian vận chuyển lâu làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giá thành công trình. Điều này đòi hỏi Công ty cần phải có những phương án , kế hoạch để thay thế công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm hạ giá thành sản phẩm và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ hơn về đặc điểm của máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh ta có thể đánh giá qua bảng sau: Với mục tiêu từng bước nâng cao hiện đại hoá các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng các nhu cầu phát triển của công ty cũng như có đủ khả năng, năng lực tham gia thi công các dự án lớn và có đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tiến độ thi công, công ty luôn chú trọng trong việc đầu tư trang thiết bị công nghiệp hiện đại. Trong những năm qua công ty đã tập trung đầu tư hàng trăm tỷ đồng thiết bị phục vụ các công việc như thi công công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng. cụ thể trang thiết bị bao gồm như sau: Bảng 2.4: Bảng kê máy móc thiết bị trong toàn công ty STT Loại máy thi công Công suất Số lượng Chất lượng sử dụng A Xe chỉ huy 5 80% - 90% B Phương tiện vận tải 1 Xe ô tô 10T -15T 37 80% - 90% 2 Cần cẩu MAZ 10T - 40T 5 80% - 90% 3 Xe tẹc nứơc 5m3 5 90% 4 Xe tới nhũ tương 7T 2 80% 5 Xe chở Bê Tông tươi 15T 2 80% 6 Tà phoọc 40T 40 tấn 1 90% C Máy thi công 1 Máy rải 100T/h -150T/h 6 80% - 90% 2 Máy lu 8T - 50T 33 80% - 90% 3 Máy xúc 0,7 m3 -1,8 m3 7 80% - 90% 4 Máy đào SUMITOMO SH220 1,3 m3 2 95% 5 Máy ủi 140 cv -180 cv 8 85% 6 Máy san 110 cv 5 80% - 90% 7 Trạm trộn 40T 3 80% - 90% 8 Máy nghiền bột đá 30Kw 1 80% 9 Tổ hợp CM 26-27 B 30 m3/h 1 80% 10 Thiết bị ép bấc thấm KATO 17ml 1 90% 11 Máy biến áp 320 KVA 200 cv 1 85% 12 Máy phát điện 125 KVA 125 KVA 4 85% 13 Máy trộn BTJS500 500l 4 95% 14 Xe lao dầm 40T 2 85% 15 Búa đóng cọc 3,5T 1 90% 16 Bộ khoan nhồi Dmax1,5m 2 90% 17 Ván khuôn dầm bê tông DƯL 21m - 33m 3 85% 18 Ván khuôn dầm bản 20m 1 90% 19 Kích thủy lực 250T - 500T 2 90% D Các máy thi công loại nhỏ 1 Máy lu rung DYNAPAC 5,5 tạ 1 95% 2 Máy phát điện 2,4kva - 3,5 kva 3 85% - 90% 3 Máy trộn BT 250l - 500l 4 85% - 95% 8 Pa lăng xích C21 5 Tấn 3 90% 9 Máy đập đá PE 15-D12 12 Kw 2 90% 10 Máy đầm cóc 63 W - 1,62 Kw 10 85% - 90% 12 Máy phun nhũ tương 4 cv 2 90% 14 Máy bơm YAMAHA 171 cm3 4 90% 15 Máy may vải địa kỹ thuật 1 95% 16 Máy cắt bê tông 1 Kw 1 85% 17 Máy nén khí 2,5 m3/h 14,7 Kw 1 85% 18 Máy nén khí 3,5 m3/h 17,6 Kw 1 90% 19 Xe máy MISNK 125 cv 2 80% 20 Trạm biến áp 180 KVA 180 KVA 2 90% Với cơ sở vật chất khá lớn đã đảm bảo được điều kiện cho công ty thi công những công trình lớn và thực tế trong những năm qua đã chứng minh được điều đó. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đòi hỏi trình độ kỹ thuật của công nhân phải có kinh nghiệm trong lao động thi công với những công trình lớn đòi hỏi lượng công nhân nhiều nên công ty phải linh hoạt trong việc thuê mướn lao động bên ngoài. Lực lượng lao động chủ yếu cần sử dụng lao động nam giới. II.3. phân tích tình hình trả lương tại công ty CPXD CTGT 228 II.3.1. Công tác định mức lao động và xây dựng đơn giá tiền lương khoán Mọi công việc trước khi Công ty giao khoán cho các đội xây dựng, đội xây dựng giao khoán cho các tổ đều được tính toán một cách chi tiết các yếu tố như: tiến độ thi công, khối lượng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, chi phí nhân công theo định mức. Đây là điều kiện rất quan trọng để tính đơn giá một cách chính xác làm cơ sở giao khoán các công trình với một mức tiền khoán hợp lý. Hiện nay Công ty tiến hành giao khoán các công trình dựa trên các định mức sau: Định mức 56 BXD/ VKT ngày 30/3/1994 của Bộ xây dựng; Định mức xây dựng cơ bản phần xây dựng kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007. Định mức lao động do Công ty tiến hành xây dựng trên cơ sở tham khảo định mức dự toán xây dựng công trình của nhà nước. Định mức dự toán xây dựng công trình kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Nó được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế - thi công - nghiệm thu; mức cơ giới hóa chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng (các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến.v.v.). Các định mức lao động được xây dựng không phải là cố định áp dụng cho các công trình. Tuỳ theo giá trị của mỗi công trình và mức độ thắng thầu mà Công ty có các định mức lao động khác nhau đối với cùng một công việc, từ đó đơn giá khoán sẽ khác nhau. Các mức được xây dựng chủ yếu bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm và so sánh điểm hình. Do vậy mức độ chính xác không cao và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm ước lượng của cán bộ định mức. Do đó để xây dựng được định mức lao động chính xác hơn trong thực tế cần phải tham khảo thêm thực tế sử dụng. Bảng 2.5: Bảng định mức lao động Đơn vị:100m3 Mã hiệu Công tác xây lắp Thành phần hao phí Đơn vị Độ chặt yêu cầu K=0,85 K=0,90 K=0,95 K=0,98 AB 6411 Đắp nền đường bằng máy đầm 9T Nhân công 3/7 công 1,74 1,74 1,74 AB 6412 Đắp nền đường bằng máy đầm 16T Nhân công 3/7 công 1,74 1,74 1,74 1,74 AB 6413 Đắp nền đường bằng máy đầm 25T Nhân công 3/7 công 1,74 1,74 1,74 1,74 AB 651 Đắp đất công trình bằng đầm cóc Nhân công 4/7 công 7,7 8,84 10,18 AB 6611 Đắp cát công trình bằng máy đầm 9T Nhân công 3/7 công 1,5 1,5 1,5 1,5 AB 6612 Đắp cát công trình bằng máy đầm 16T Nhân công 3/7 công 1,5 1,5 1,5 1,5 AB 6614 Đắp cát công trình bằng máy đầm cóc Nhân công 3/7 công 4,32 4,64 4,79 5,12 Trên cơ sở các định mức, Công ty tiến hành tính đơn giá tiền lương khoán cho các công việc như sau: ĐGki = Ti x Đgnc Trong đó: ĐGki: Đơn giá tiền lương khoán của công việc i. Ti: Mức thời gian của công việc i. Đgnc: Đơn giá ngày công được áp dụng chung cho các công nhân làm công việc khác nhau. Năm 2007 Công ty quy định Đgnc = 50.000 đồng Biểu 2.5 : bảng giao đơn giá tiền lương khoán năm 2007. Nội dung công việc Đơn vị Ti (công) Đgnc (đồng) ĐGki (đồng) Trát bình quân m2 0,12 50000 6000 Xây bình quân m3 1,03 50000 51500 Đổ bê tông thủ công m3 1,34 50000 67000 Đổ bê tông bằng máy phun m3 0,53 50000 26500 Gia công sắt tròn tạ 0,18 50000 9000 Gia công và ghép cốp pha m2 0,35 50000 17500 Đào đất bằng thủ công m3 0,75 50000 37500 Sơn vôi m2 0,04 50000 2000 Lợp mái tôn m2 0,06 50000 3000 Việc quy định đơn giá ngày công như nhau cho các công việc khác nhau dẫn đến tình trạng nếu hai công việc có yêu cầu kỹ năng khác nhau nhưng có cùng thời gian thực hiện như nhau thì có cùng đơn giá tiền lương khoán. Do đó việc đơn giá tiền lương khoán không được chính xác, không phản ánh đúng hao phí sức lao động của từng người. Vì vậy cần có những biện pháp để hoàn thiện việc xây dựng đơn giá tiền lương khoán, tạo ra sự công bằng trong trả lương đối với người lao động. II.3.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động * Thời gian làm việc hành chính: Mỗi tuần làm việc 6 ngày, mỗi ngày làm việc 8 tiếng. Bắt đầu từ 8h nghỉ trưa lúc 12h, 1h nghỉ ngơi, ăn trưa đến 13h làm đến 17h. Thời gian này được áp dụng đối với khối quản lý và khối văn phòng. * Thời gian làm việc của các đội thi công: Tuỳ vào khối lượng công việc của đơn vị thi công mà Công ty chia ra các ca, kíp sản xuất. Nếu khối lượng là ít nên thời gian làm việc thường được chia là 2 kíp: từ 7h đến 12h và từ 1h đến 18h, khi khối lượng lớn và cần đảm bảo yêu cầu về tiến độ của công trình thi công ty bố trí làm 3 ca. * Thời gian nghỉ lễ tết: áp dụng theo bộ luật lao động - nghỉ 8 ngày bao gồm: nghỉ tết dương lịch 1 ngày, nghỉ tết âm lịch 4 ngày từ mùng 1 đến ngày mùng 4 tết, ngày chiến thắng 1 ngày, ngày quốc tế lao động 1 ngày, ngày quốc khánh 1 ngày. * Thời gian nghỉ phép: Thời gian nghỉ phép của nhân viên trong công ty trong 1 năm là 12 ngày số ngày được tăng dần tuỳ theo số năm lao động của mỗi nhân viên. Quá số ngày nghỉ phép, bất kỳ ngày nghỉ nào cũng phải có đơn xin phép và không được hưởng lương vào những ngày nghỉ đó. Nếu nghỉ do ốm đau... thì phải có xác nhận của bệnh viện và được bảo hiểm trả lương cho số ngày nghỉ đó. II.3.3. Xác định mức lương tối thiểu Công ty lựa chọn: + Hệ số điều chỉnh theo vùng: k1 = 0,3 (do đơn vị nằm trên địa bàn Hà Nội). + Hệ số điều chỉnh theo ngành: k2 = 1,2 (được quy định đối với ngành xây dựng cơ bản). Do đó: K = 0,3 + 1,2 = 1,5 TLmin dn = 540.000 x (1 + K) = 540.000 x (1 + 1,5) = 1.350.000 đ II.3.4. Công tác xây dựng tổng quỹ lương của Công ty II.3.4.1. Lao động định biên: Lđb = Doanh thu/ NSLĐ trung bình II.3.4.2. Quỹ lương: gồm 2 phần: - Quỹ lương bộ phận quản lý: V1 - Quỹ lương bộ phận trực tiếp sản xuất: V2 Công thức tính quỹ lương: VKH = V1 + V2 * Quỹ tiền lương bộ phận quản lý: V1 = Lđb1 x TLmin DN x (Hcb1 + Hpc1) x 12 tháng Lđb1: Lao động bộ phận quản lý tính bằng 9% tổng số lao động Công ty Hcb1: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân: 2,74 tương đương bậc 5/8 (bảng lương chuyên môn viên chức nghiệp vụ doanh nghiệp hạng I áp dụng) Hpc1: Hệ số lương phụ cấp công việc bình quân: 0,273 gồm: + Phụ cấp lưu động: 0,2 + Phụ cấp trách nhiệm: 0,073 * Quỹ tiền lương bộ phận trực tiếp sản xuất: V2 = Lđb2 x TLmin DN x (Hcb2 + Hpc2) x 12 tháng Hcb2: Hệ số lương cấp bậc bình quân là 1,92 tương đương bậc 4 nhóm II bảng lương doanh nghiệp. Hpc2: Hệ số lương phụ cấp bình quân: 0,468 + Phụ cấp lưu động: 0,4 + Phụ cấp không ổn định sản xuất tính bằng 1% hệ số lương cấp bậc tức: 1% x 1,92 = 0,0192 + Khoán công cụ cầm tay (số tiền phụ cấp này được trả cho công nhân để họ tự tiến hành mua sắm một số dụng cụ lao động cầm tay phục vụ cho việc thi công): tính bằng 2,5% hệ số lương cấp bậc tức: 2,5% x 1,92 = 0,048 II.3.4.3. Quỹ phụ cấp và chế độ khác chưa tính trong đơn giá - Phép, hội họp: 22 ngày, được tính bình quân cho tổng số lao động định mức: Hcb2 x TLmin DN x Lđb (1) - Huấn luyện tự vệ, phòng cháy chữa cháy: 2,5 ngày được tính bằng 1/3 tổng số lao động định mức: (Hcb2x TLmin DN x 2,5 x Lđb)/ (22 x 3) (2) Do đó: Quỹ phụ cấp = (1) + (2) II.3.4.4. Các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - Bảo hiểm xã hội : 15% VKH - Bảo hiểm y tế: 2% VKH - Kinh phí công đoàn: 2% VKH II.3.4.5. Quỹ tiền lương thêm giờ Quỹ lương thêm giờ được tính bằng 1% quỹ lương kế hoạch: VKH x 1% II.3.4.6. Tổng quỹ tiền lương = Quỹ lương + Quỹ phụ cấp + BHXH,BHYT + Thêm giờ VD: Tổng quỹ lương của công ty năm 2007 được tính như sau: - Doanh thu kế hoạch năm 2007: 185.000.000.000đ - Năng suất lao động trung bình năm 2006: 143.404.908đ sản lượng/ người. Lđb = Doanh thu/ NSLĐ trung bình = 185.000.000.000/ 143.404.908 = 1290 người Lđb1 = 1290 x 9% = 116 người. V1 = 116 x 540.000 x (2,74 + 0,273) x 12 =2.332.462.564đ. V2 = (1290 - 116) x 540000 x ( 1,92 + 0,468) x 12 = 18.166.470.065đ VKH = 2.332.462.564 + 18.166.470.065 = 20.498.932.629đ Phụ cấp: 1,92 x 540.000 x 1290 = 1.337.472.000đ (1,92 x 540.000 x 2,5 x 1290)/ (22 x 3) = 50.661.817đ PC = 1.337.472.000 + 50.661.817 = 1.388.133.817đ BHXH, BHYT, KPCĐ = 15% VKH + 2% VKH + 2% VKH = 3.074.839.894đ + 409.978.652đ + 409.978.652đ = 3.894.797.198đ Quỹ lương thêm giờ: 20.498.932.629 x 1% = 204.989.326đ Tổng quỹ lương = 20.498.932.629 + 1.388.133.817 + 3.894.797.198 + 204.989.326 = 25.986.852.970 II.3.5. Xây dựng đơn giá tiền lương VĐG = = 20.498.932.629/ 185.000.000.000 = 110đ/ 1000đ sản lượng II.4. Các hình thức trả lương II.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức này áp dụng cho cán bộ quản lý các phòng ban cấp Công ty gồm các đối tượng sau: - Cán bộ lãnh đạo quản lý. - Cán bộ khoa học kỹ thuật. - Cán bộ làm công tác chuyên môn. - Cán bộ nghiệp vụ. - Cán bộ hành chính. - Cán bộ làm công tác đoàn thể. Tiền lương cơ bản mà mỗi người nhận được trong tháng được xác định trên cơ sở tiền lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của mỗi người trong tháng. Tiền lương cơ bản được xác định như sau: Lcơ bản = n Trong đó: Lcơ bản : Lương theo hệ số lương cấp bậc Lmin : Mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. n : Ngày công thực tế Bậc lương : Bao gồm hệ số lương và hệ số phụ cấp trách nhiệm. Công ty CPXD CTGT 228 có hệ số phụ cấp trách nhiệm đối với các chức danh được quy định như sau: + Trưởng phòng: 0,4 + Phó trưởng phòng: 0,3 Số ngày làm việc thực tế trong tháng của từng người được xác định dựa vào bảng chấm công. Việc chấm công do các trưởng phòng đảm nhiệm. Cuối tháng các bộ phận phải gửi bảng chấm công về phòng kế toán. Căn cứ vào đó kế toán tiền lương tính ra số tiền phải trả cho từng người trong tháng. Ngoài ra, mỗi quý công ty cũng có tiền thưởng cho người lao động. Tiền thưởng không cố định mà nó phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong quý. Quỹ tiền thưởng trong quý được tính theo công thức: V1 = Trong đó: V1: Quỹ tiền thưởng trong quý. Q1: Tổng giá trị sản lượng thực hiện được trong quý. Q0: Giá trị sản lượng kế hoạch trong quý. VKh: Quỹ tiền thưởng khi hoàn thành kế hoạch trong quý. Khi đó, tiền thưởng của mỗi người được tính như sau: Lthưởng = Mức thưởng x Hệ số thưởng Mức thưởng = Trong đó: V1: Quỹ tiền thưởng trong quý. Ki: Hệ số thưởng của người thứ i. n: Tổng số cán bộ quản lý hưởng lương thời gian. Hiện nay Công ty xây dựng hệ số thưởng cho các chức danh như sau: Bảng 5: Bảng tính hệ số thưởng cho các chức danh trong Công ty năm 2007 STT Chức danh Hệ số thưởng 1 Giám đốc công ty 1,0 2 Phó giám đốc công ty 0,9 3 Trưởng phòng 0,85 4 Phó phòng 0,8 5 Chuyên viên chính 0,7 6 Chuyên viên, kỹ sư, kinh tế viên 0,6 7 Cán sự, kỹ thuật viên 0,5 8 Nhân viên thừa hành, phục vụ 0,35 Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Thành là cán bộ phòng kế toán có hệ số thưởng là 0,8. Mức thưởng trong quý áp dụng chung cho cán bộ quản lý là 2.000.000 đồng. Như vậy lương thưởng trong quý của anh Thành như sau: Lthưởng = 2.000.000 x 0,8 = 1.600.000 đồng Hình thức trả lương theo thời gian của công ty có một số ưu nhược điểm sau: - Ưu điểm: khuyến khích người lao động đi làm việc đầy đủ trong tháng để có được mức tiền lương cao. - Nhược điểm: Tiền lương chưa thực sự gắn với kết quả, hiệu quả công tác của từng người. Từ đó xuất hiện vấn đề người lao động làm việc với hiệu suất không cao, lãng phí thời gian và nhiều khi việc đến cơ quan chỉ mang tính hình thức. II.4.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm. II.4.2.1. Tổ chức phục vụ nơi làm việc. Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc, giảm thời gian hao phí lao động do phải chờ nguyên vật liệu hay mất điện... từ đó tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Tổ chức phục vụ nơi làm việc là khâu đầu tiên, quan trọng và diễn ra trong suốt quá trình làm việc. Với mỗi một công trình lại có một nơi làm việc mới và yêu cầu phải được tổ chức phục vụ sao cho hợp lý. Bởi vì sản phẩm của ngành xây dựng giao thông là các công trình được thi công ngoài giời tại nhiều địa điểm khác nhau, khó khăn phức tạp. Do vậy công tác phục vụ phải được thực hiện một cách chặt chẽ và chu đáo. Việc tổ chức phục vụ gắn liền với việc thi công công trình. Trước khi tiến hành thi công, Công ty lập kế hoạch bố trí mặt bằng phù hợp để tạo ra một nơi làm việc tốt nhất cho công nhân. Tiếp đến Công ty tiến hành trang bị các máy móc bố trí vào vị trí thích hợp để phục vụ việc thi công. Trước khi tiến hành thi công, các công việc với những nội dung và yêu cầu cụ thể được phổ biến đến từng tổ từng nhóm, từng công nhân những công việc phải làm, khối lượng công việc là bao nhiêu, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của công việc, các loại trang thiết bị máy móc được sử dụng... Trong quá trình thi công, Công ty bố trí một bộ phận vận chuyển nguyên liệu phục vụ cho việc thi công, các loại máy móc thiết bị cũng được bảo đảm sẵn sàng hoạt động. Số lượng và chủng loại các phương tiện đều được lên kế hoạch từ trước và bàn giao rõ ràng cụ thể đến từng nơi làm việc. Việc bố trí lao động của công ty mang tính linh hoạt do các đội tự thực hiện. Trước khi thi công công trình các đội lập ra một ban quản lý, thông thường gồm có: 1 đội trưởng công trình, 1 kỹ sư, 1 thủ kho, 1 người chạy vật tư, 1 bảo vệ, 1 điện máy. Sau đó tiến hành phân công bố trí công việc cho các tổ chuyên môn như tổ lao động, tổ nề, tổ cốp pha, tổ sơn vôi,....Các tổ này sẽ thực hiện các công việc của mình theo trình tự thi công. Trong các tổ sản xuất công nhân được chia làm hai loại là công nhân chính và công nhân phụ. Công nhân chính là các công nhân kỹ thuật, công nhân phụ là lao động phổ thông thường là lao động địa phương. Việc bố trí công nhân có bậc tay nghề phù hợp với cấp bậc công việc không được các tổ quan tâm. Do vậy có thể dẫn đến tình trạng lãng phí lao động, không sử dụng hết các kỹ năng của công nhân giỏi. Điều này đồng nghĩa với việc các công nhân bậc cao sẽ phải nhận mức lương ngang bằng với các công nhân bậc thấp, gây nên tình trạng chán nản, làm việc không nhiệt tình trong tập thể lao động. II.4.2.2. Công tác nghiệm thu sản phẩm. Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm để xác định các phần hành công việc có đạt yêu cầu không. Việc kiểm tra, nghiệm thu được thực hiện sau từng phần hành công việc. Nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục thi công phần công việc tiếp theo. Nếu không đạt yêu cầu thì phải tiến hành làm lại. Việc kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm còn nhằm mục đích ngăn chặn công nhân vì chạy theo số lượng mà coi nhẹ việc sử dụng hợp lý máy móc thiết bị, sử dụng lãng phí vật tư... Việc kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm được thực hiện bởi cán bộ phòng kỹ thuật, cán bộ quản lý đội cùng đại diện bên A. Trong đó: Cán bộ phòng kỹ thuật có nhiệm vụ hướng dẫn về mặt kỹ thuật cho các cán bộ quản lý đội phổ biến cho công nhân. Giải quyết những vấn đề mới phát sinh tại nơi làm việc. Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Cán bộ quản lý đội có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi kiểm tra sự thực hiện công việc của các tổ nhóm công nhân về mặt tiến độ thi công và chất lượng công việc. Ngoài ra còn có sự kiểm tra giám sát của đại diện bên A. Tuỳ thuộc vào quy mô giá trị của từng công trình mà bên A có thể cử người đi giám sát, tiến hành kiểm tra công trình theo định kỳ. Việc kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm còn được tiến hành vào cuối mỗi tháng để xác định khối lượng công việc hoàn thành làm cơ sở để ứng lương cho công nhân viên hàng tháng. Việc thanh toán chỉ được thực hiện khi hoàn thành công trình. II.4.2.3. Các hình thức trả lương theo sản phẩm. II.4.2.3.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp Hình thức trả lương này áp dụng cho bộ phận quản lý trực tiếp của đội xây dựng. Gồm có: đội trưởng, đội phó, kế toán, thủ kho, kỹ thuật viên, bảo vệ. - Xác định quỹ lương thực tế của cán bộ quản lý đội. Vldql = Vcn x k Trong đó: Vldql: Quỹ lương thực tế của cán bộ quản lý đội. Vcn: Quỹ lương của đội trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. K: Tỷ lệ quy đổi được tính như sau: k = Trong đó: ồ Lldql: Tổng quỹ lương cấp bậc của lao động quản lý trực tiếp. ồ Lcn: Tổng quỹ lương cấp bậc của công nhân trong đội. Vậy k biểu thị một đồng lương của công nhân sản xuất ứng với k đồng lương của cán bộ quản lý trực tiếp. * Cách tính đơn giá ngày công: Dựa vào tổng quỹ lương nhận được của cán bộ quản lý trực tiếp đội xây dựng và hệ số lương cấp bậc của từng người. Kế toán tính ra đơn giá ngày công cho từng loại lao động quản lý làm căn cứ tính trả lương cho từng người. Đgi = Trong đó: Đgi: Đơn giá ngày công của cán bộ quản lý trực tiếp thứ i. hi: Hệ số lương cấp bậc của lao động quản lý thứ i . * Tiền lương thực lĩnh hàng tháng của cán bộ quản lý thứ i. LTLi = Đgi x Ni Trong đó: LTLi: Tiền lương thực lĩnh hàng tháng của cán bộ quản lý i. Ni: Số ngày làm việc thực tế trong háng của cán bộ i. Ví dụ: Tháng 10 năm 2006 đội CT 5, tiến hành nghiệm thu công trình. Căn cứ vào đơn giá giao khoán cho các tổ và khối lượng công việc hoàn thành, kế toán đội tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất là 80.522.286đồng. Tổng quỹ lương cấp bậc của công nhân trong đội là 68.239.226 đồng. Tổng quỹ lương cấp bậc của lao động quản lý đội là 12.283.060 đồng. Khi đó : k = Biểu 7: Bảng tính lương cán bộ quản lý đội công trình 5 tháng 10 năm 2006. Họ tên Chức vụ Hệ số lương Đơn giá ngày công Số công Tiền lương thực lĩnh Trần Văn Dược Đội trưởng 3,23 122428 22 2.693.416 Nguyễn Thị Vinh Đội phó 2,98 112952 22 2.484.944 Vũ Thu Hằng Cán bộ kỹ thuật 2,38 90211 22 1.984.642 Nguyễn Thanh Thuỷ Kế toán đội 2,06 78082 22 1.717.804 Quách Bá Vương Thủ kho 1,94 73533 22 1.617.726 Trần Xuân Lâm Bảo vệ 1,54 58372 22 1.284.187 Tổng cộng 14,73 132 12.283.060 (Nguồn: Sổ lương đội công trình 5 – Công ty CPXD CTGT 228) Đơn giá ngày công của đội trưởng Trần Văn Dược là: Đg = đồng Trong tháng đội trưởng Dược đi làm đủ 22 ngày nên tiền lương thực lĩnh là : LTL = 122428 x 22 = 2.693.416 đồng. Tương tự ta tính được đơn giá ngày công và tiền lương thực lĩnh của các cán bộ khác trong đội như bảng trên. - Ưu điểm: Chế độ tiền lương này gắn kết quả lao động của công nhân sản xuất với tiền lương nhận được của lao động quản lý. Do vậy, để tăng tiền lương nhận được các cán bộ quản lý sẽ phải nỗ lực làm tốt nhiệm vụ của mình tạo mọi điều kiện cho công nhân nâng cao năng suất lao động. - Nhược điểm: Chế độ tiền lương này còn mang tính bình quân. Những người có hệ số lương như nhau, có số ngày làm việc trong tháng như nhau không phân biệt chức vụ sẽ nhận được cùng một mức lương. Chế độ tiền lương này không tính đến sự nỗ lực trong làm việc, không tính đến yếu tố chức vụ hay mức trách nhiệm của mỗi người. 4.2.2. Hình thức trả lương sản phẩm khoán. Hình thức này áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty bao gồm công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Khi tiến hành thi công công trình các xí nghiệp, đội xây dựng thường khoán cho các tổ xây dựng như tổ nề, tổ cốp pha, tổ sắt tròn... thực hiện việc thi công. Tiền lương của cả tổ được tính như sau: ồTL = ồĐGi x Qi Trong đó: ồTL: Tiền lương của tổ nhận được. ĐGi: Đơn giá tiền lương khoán của công việc i do xí nghiẹp, đội tién hành xây dựng. Qi: Khối lượng công việc i phải hoàn thành. Hàng tháng căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành, các đội tiến hành tạm ứng tiền lương cho các tổ trưởng để tạm ứng cho người lao động. Kết thúc công trình tiến hành thanh toán tiền lương cho toàn bộ công nhân. * Chia lương cho công nhân trong tổ: Trong mỗi tổ, tổ trưởng chia công nhân ra làm hai loại: - Công nhân chính: công nhân kỹ thuật. - Công nhân phụ: lao động phổ thông. Căn cứ vào bảng chấm công và tổng số tiền lương của cả tổ, tổ trưởng tính lương cho từng người như sau: Bước 1: Tính tổng số công thực tế để hoàn thành công trình. Bước 2: Tính đơn giá tiền lương chung cho một ngày công. Đg = Trong đó: ồTL: Tổng tiền lương của cả tổ. ồC: Tổng số công thực tế của cả tổ. Bước 3: Tiến hành điều chỉnh đơn giá tiền lương cho một ngày công đối với từng loại công nhân. Đgcnc = Đg + X1 Đgcnp = Đg - X2 Trong đó: Đgcnc: Đơn giá tiền lương ngày của công nhân chính. Đgcnp: Đơn giá tiền lương ngày của công nhân phụ. X1, X2: Phần tiền lương điều chỉnh. Bước 4: Tính tiền lương thực lĩnh của từng người. TLcnc i = Đgcnc x Ni TLcnp i = Đgcnp x Ni Trong đó: TLcnc i: Tiền lương thực lĩnh của công nhân chính i. TLcnp i: Tiền lương thực lĩnh của công nhân phụ i. Ni: Số ngày làm việc thực tế của công nhân. Biểu 8 : Bảng thanh toán lương tháng 11/2006 c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7424.doc