MỞ ĐẦU 1
PHẦN I 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ 2
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH XÂY LẮP 2
I.Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 2
1.Đặc điểm của hoạt động sản xuất xây lắp có ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 2
2.Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 3
2.1. Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp 3
2.2.Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp 3
3.Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 4
3.1.Phân loại chi phí sản xuất 4
3.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí 4
3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng 4
3.1.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm sản xuất. 5
3.1.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí sản xuất với đối tượng chịu chi phí 6
3.2.Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 6
3.2.1. Phân loại giá thành theo thời điểm tính giá thành: 6
3.2.2. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí: 7
4.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành 7
II.Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8
1.Kế toán chi phí sản xuất xây lắp 8
1.1. Đối tượng, phương pháp, trình tự hạch toán chi phí sản xuất: 8
1.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 8
1.1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 8
1.1.3.Trình tự kế toán chi phí sản xuất 9
Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, từ đó tính giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành. 10
1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 10
1.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10
1.2.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 11
1.2.3.Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 12
1.2.5.Đặc điểm hạch toán theo phương thức khoán gọn trong các doanh nghiệp xây lắp 17
1.2.6. Tổng hợp chi phí sản xuất 19
2. Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang và tính giá thành sản phẩm 20
2.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp 20
2.1.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 20
2.1.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp 21
2.2. Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ 21
2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 22
2.4 Bàn giao công trình 24
III. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kinh doanh xây lắp 25
1. Chứng từ hạch toán 25
2. Các hình thức ghi sổ kế toán 25
2.1. Hình thức kế toán nhật ký chung: 25
2.2. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái 26
2.3. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ 26
2.4. Hình thức Chứng từ ghi sổ 27
PHẦN II 30
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 30
C ÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1 30
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1 30
1. Quá trình thành lập và đặc điểm sản xuất kinh doanh 30
1.1. Quá trình thành lập. 30
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 31
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh 31
1.2.2. Địa bàn hoạt động 32
1.2.3. Quy trình công nghệ 32
2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh 33
2.1. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 33
2.2. Tổ chức hoạt động sản xuất 36
3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 37
3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 37
3.2. Phân công lao động kế toán 38
4. Tổ chức công tác kế toán 38
4.1. Chế độ kế toán áp dụng 38
4.2. Hệ thống sổ sách 39
II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1 40
1. Kế toán chi phí sản xuất 40
1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất 40
1.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 40
1.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 40
1.2. Nội dung và trình tự kế toán chi phí sản xuất 40
1.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 40
1.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp 47
1.2.3 Chi phí sử d ụng máy thi công: 57
1.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung 64
1.2.5. Tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 69
2.2. Kỳ tính giá thành 73
2.3. Phương pháp tính giá thành 73
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI C ÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1 76
1. Về công tác kế toán 76
2. Về hạch toán chi phí 77
KẾT LUẬN 80
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần LiLama 69-1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu.
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập.
III. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kinh doanh xây lắp
1. Chứng từ hạch toán
- Lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành, Hợp đồng giao khoán...
- Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biên bản kiểm nghiệm, Thẻ kho, Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ...
- Tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tạm ứng...
- Sản xuất: Phiếu theo dõi ca máy thi công
- Bán hàng: Hóa đơn giá trị gia tăng...
2. Các hình thức ghi sổ kế toán
2.1. Hình thức kế toán nhật ký chung:
Hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, yêu cầu quản lý và trình độ nhân viên kế toán cao.
Các loại sổ: Sổ Nhật ký chung; Sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154
Sổ Nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái TK 621, 622, 623, 627, 154
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
2.2. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái
Hình thức này áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoạt động giản đơn, số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều, tài khoản ít.
Các loại sổ: Nhật ký – Sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức
kế toán Nhật ký- Sổ Cái
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
NHẬT KÝ-SỔ CÁI
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
2.3. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
Hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều, yêu cầu quản lý cao, số lượng tài khoản nhiều, trình độ nhân viên kế toán cao và thường ghi sổ kế toán bằng tay.
Các loại sổ: Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ Cái, sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký-Chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Sổ cái
Nhật ký chứng từ
Báo cáo tài chính
Bảng kê
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
2.4. Hình thức Chứng từ ghi sổ
Hình thức này áp dụng trong các loại hình doanh nghiệp trong đó số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều, yêu cầu quản lý cao, số lượng tài khoản sử dụng nhiều, việc ghi sổ có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy.
Các loại sổ: Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái, các sổ thẻ kế toán chi tiết
Sơ đồ 1.11: Sơ đồ trình từ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622,623,627,154
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số
phát sinh
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
TK “ Sản phẩm dở dang”
TK “Thành phẩm”
TK “ NVL”
Sơ đồ 1.8 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
Chi phí NVL trực tiếp
TK “Chi phí sx chung”
Sản phẩm
Chi phí NVL gián tiếp
hoàn thành
TK “ Khấu hao lũy kế”
Khấu hao TSCĐ dùng
cho sản xuất
Kết chuyển
TK “ Phải trả người bán”
Chi phí dịch vụ mua
ngoài dùng cho sx
CPSXC
TK “ Phải trả CNV”
Chi phí nhân công
gián tiếp
Kết chuyển chi phí nhân công TT
Sơ đồ 1.9 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK “Giá vốn hàng bán
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
TK “ NVL”
TK “Tổng hợp sản xuất”
TK “Sản phẩm dở dang”
Giá trị NVL tồn kho đầu kỳ
TK “ Phải trả CNV”
Chi phí nhân công trực tiếp
TK “Chi phí sx chung”
CPSXC
Chi phí nhân công gián tiếp
Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
TK “ Mua NVL”
Giá trị NVL mua trong kỳ
TK “CP mua NVL"
CP mua NVL mua trong kỳ
TK “Thành phẩm”
Giá trị TP
tồn kho cuối kỳ
Giá trị TP
tồn kho đầu kỳ
TK “Dự trữ cho nhà máy"
Chi phí vật liệu gián tiếp
TK “Khấu hao lũy kế”
Khấu hao TSCĐ dùng cho sx
trong kỳ
Giá trị TP tiêu thụ
Giá trị TP
sản xuất trong kỳ
PHẦN II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
C ÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1
1. Quá trình thành lập và đặc điểm sản xuất kinh doanh
1.1. Quá trình thành lập.
Trụ sở: Đường Lý Thái Tổ, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
*Điện thoại : 0241.821518
Công ty cổ phần LiLama 69-1 là một thành viên của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam tiền thân từ công trường lắp máy phân đạm Hà Bắc và công trường lắp máy điện Uông Bí (1961).
Trải qua 45 năm hoạt động và phát triển đến nay Công ty có số càn bộ nhân viên vô cùng hùng hậu cả về số lượng và chất lượng, với trên 1.800 cán bộ công nhân viên. Cơ cấu tổ chức gồm 8 phòng ban,06 xí nghiệp,02 đội công trình. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giàu kinh nghiệm, năng động, hàng trăm kỹ sư giỏi đầy nhiệt huyết với nghề nghiệp, số thợ hàn và các thợ lành nghề khác đạt chứng chỉ quốc tế có trên 300 người. Ngay từ những năm 2000 đã đạt được GLOBAL cấp chứng chỉ quản lý chất lượng ISO-9002 hiện nay đang quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000 do QUACERT cấp năm 2003.
Những năm qua mọi thế hệ cán bộ công nhân trong Công ty, với những bàn tay khối óc của mình đã lắp đặt lên hàng trăm công trình trên khắp cả nước như: Nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại , Na Dương, phân đạm và hoá chất Hà Bắc, khí công nghiệp Bắc Việt Nam ( NVIG), kính đáp cầu, kính nổi Việt-Nhật (VFG),xi măng Chin Fon- Hải Phòng, Sao Mai , Nghi Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Hải Phòng mới….Những công trình mà Công ty tham gia lắp đặt đều đảm bảo 4 mục tiêu: an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả.
Bằng việc gia công chế độ thành công một số chủng loại thiết bị và kết cấu thép cho các nhà máy xi măng, nhiệt điện, đặc biệt có những sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài đã khẳng định năng lực của Công ty trong lĩnh vực chế tạo thiết bị.
Với việc tham gia cùng LiLaMa là tổng thầu EPC dự án Điện Uông Bí mở rộng 300MW, thêm một lần nữa khẳng định về năng lực tổ chức, con người và tài chính của đơn vị. Công ty cổ phần LILAMA 69-1 đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều nhà thầu và chủ đầu tư trong, ngoài nước.
*Theo phương án cổ phần hoá:
- Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 3.039.800.000 đồng; trong đó: tỷ lệ cổ phần nhà nước là 30%, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty là 70%.
- Vốn điều lệ được chia thành 303980 cổ phần.
- Trị giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng.
Điều này thực sự đã tạo ra một động lực phát triển mới cho công ty phát huy tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của người lao động. Nhờ đó, hai năm sau khi cổ phần Công ty đã có những phát triển tốt, tổng giá trị hợp đồng ký kết tăng 55,21% năm 2004 và tăng tới 151,02% năm 2005.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
- Gia công chế tạo thiết bị đồng bộ cho các nhà máy: xi măng, điện, dầu khí: các thiết bị phi tiêu chuẩn kết cấu thép, chế tạo, lắp đặt, duy tu, sửa chữa các thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực, thiết bị lò hơn chung và cao áp, các loại bồn bể chứa dung tích lỏng và khí, cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy, chế tạo và lắp đặt các hệ thống đường ống hạ áp, trung áp và cao áp (dẫn dung dịch lỏng dẫn khí).
- Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp đường dây và trạm biến thế đến 500kw, lắp đặt các dây truyền thiết bị công nghiệp.
- Đầu tư kinh doanh và phát triển hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng.
- Sản xuất, kinh doanh đầu tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, kim khí, sắt thép, điện máy, hoá chất,vật liệu điện, phụ tùng, dụng cụ cơ khí, xăng dầu, mỡ, khí đốt, khí công nghiệp, phế liệu, đại lý mua bán, kí gửi hàng hoá.
-Xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị đơn lẻ, thiết bị đồng bộ, dây truyền công nghệ.
- Tư vấn đầu tư và xây dựng công trình, dân dụng, công nghiệp, hệ thống cứu hoả, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ diện, sây bay, bến cảng, trạm biến thế điện và đượng cao áp, hạ áp, công trình hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư bao gồm: lập và thẩm định dự án, khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán, giám sát thi công, quản lý dự án, thiết kế công nghệ và các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, giấy, chế biến lương thực và thực phẩm.
- Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật như: xây lắp các công trình văn hoá, dân dụng…
1.2.2. Địa bàn hoạt động
Trong ba mươi năm hoạt động vừa qua Công ty đã thi công nhiều những công trình đạt chất lượng cao như: Khu giảng đường Đại học Văn , nhà máy ôtô Ford Hải Dương, nhà sáng tác Nha Trang, bưu điện Phú Thọ... Nhưng trong những năm bao cấp và tới tận cuối những năm chín mươi địa bàn hoạt động của công ty chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc. Trong khoảng sáu năm trở lại đây, bên cạnh việc đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, công ty còn không ngừng nỗ lực mở rộng địa bàn hoạt động của mình trên các tỉnh, thành phố ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam.
1.2.3. Quy trình công nghệ
Việc tổ chức sản xuất của công ty mang những nét đặc thù của một doanh nghiệp xây dựng. Đó là, hoạt động xây dựng được tiến hành ngoài trời; số lượng máy móc, thiết bị và vật tư lớn lại được quản lý ngay tại công trường nên dễ xảy ra mất mát, hư hỏng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình; kết quả sản xuất là các công trình, vật kiến trúc có qui mô lớn, kết cấu phức tạp và mang tính đơn chiếc. Điều này dẫn đến chi phí phát sinh đa dạng đòi hỏi phải được theo dõi ghi chép đầy đủ, đúng đối tượng.
Quy trình sản xuất của công ty tuân theo một quy trình chung như sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất
Đấu thầu và ký kết hợp đồng kinh tế
Khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập kế hoạch thi công
Tổ chức thi công
Nghiệm thu và bàn giao công trình
* Giai đoạn 1: Đấu thầu và ký kết hợp đồng kinh tế
Thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu, công ty đứng ra nhận thầu công trình
* Giai đoạn 2: Khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập kế hoạch thi công
Qua việc khảo sát, thu thập số liệu về những yếu tố như địa chất, vị trí địa lý...cùng với những yêu cầu của chủ đầu tư, phòng Kỹ thuật thi công sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ thi công của công trình, xây dựng các biện pháp thi công và các định mức kỹ thuật; đồng thời, dựa vào các điều kiện trong hợp đồng, giá trị dự toán của công trình và các yếu tố khác để lập kế hoạch về tiến độ thi công.
* Giai đoạn 3: Tổ chức thi công
Sau khi đã có được bản vẽ thiết kế, các định mức kỹ thuật và căn cứ vào điều kiện thi công của từng đội, từng xí nghiệp ban giám đốc công ty sẽ quyết định giao công trình cho các xí nghiệp, đội thi công thích hợp. Các đội, các xí nghiệp sẽ tiến hành thi công theo thiết kế và các biện pháp đã được đặt ra của phòng Kỹ thuật thi công cùng với sự kiểm tra, giám sát của các phòng ban khác trong Công ty nhằm đảm bảo tiến độ, tính hiệu quả và chất lượng công trình.
* Giai đoạn 4: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nói chung và Công ty cổ phần Lilama 69-1 nói riêng, quy trình công nghệ là khá phức tạp, một công trình gồm nhiều hạng mục, mỗi hạng mục lại gồm nhiều bước công việc với yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ.
Với quy trình sản xuất như trên, công ty đang tiến hành thi công với phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy trong đó lao động thủ công chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ.
2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh
2.1. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ giữa năm 2004, công ty đã được cổ phần hoá do đó bộ máy quản lý của công ty cũng được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần. Do đó, phương thức quản lý được chuyển từ tính chất tập trung vào một số cá nhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính chất tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát bởi một tập thể các cổ đông.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiÓm so¸t
Giám đốc Công ty
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc nội chính
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kỹ thuật thi công
Phòng kinh tế thị trường
Đội thi công số 1
Đội thi công số 2
Xí nghiệp số 1
Xí nghiệp số 4
Xí nghiệp số 5
Xí nghiệp số 6
Xí nghiệp số 3
Xí nghiệp số 2
* Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định những vấn đề cơ bản, những kế hoạch cũng như chiến lược phát triển dài hạn của công ty.
* Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thay mặt hội đồng quản trị điều hành công ty là Giám đốc. Trong Công ty cổ phần Lilama 69-1, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty.
*Ban kiểm soát :
Ban kiểm soán do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có chức năng kiểm tra giám sát hoạt động quản lý điều hành công ty của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát gồm ba thành viên trong đó có một người có chuyên môn kế toán, một người làm trưởng ban kiểm soát.
*Ban giám đốc gồm :
Giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Hiện nay, Giám đốc Công ty chính là người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại công ty và cũng là đại diện theo pháp luật của công ty.
Phó giám đốc: Công ty hiện có hai phó giám đốc, là những người giúp việc cho giám đốc về các lĩnh vực theo sự phân công của giám đốc.
+ Phó giám đốc kinh doanh: được phân công giúp việc trong công tác tiếp thị, trực tiếp chỉ đạo làm bài thầu, phối hợp điều hành các đơn vị trực thuộc, phụ trách an toàn lao động, chỉ đạo phòng kế toán tài vụ và phòng kế hoạch kỹ thuật.
+ Phó giám đốc nội chính: được phân công giúp việc trong công tác tổ chức nhân sự toàn công ty, chịu trách nhiệm về xây dựng cơ bản, văn thư, chính sách tiền lương, bảo vệ nội bộ và an ninh, quốc phòng tại địa phương và chỉ đạo phòng hành chính tổng hợp.
Mô hình quản lý của công ty được theo hình thức trực tuyến chức năng, mô hình này được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng.Trong đó bộ phận trực tuyến là quan hệ giữa giám đốc với các đội, các xí nghiệp sản xuất; bộ phận chức năng là quan hệ giữa các phòng ban với các xí nghiệp, các đội thi công. Theo đó, các phòng ban không lãnh đạo trực tiếp các đội, xí nghiệp mà trách nhiệm được đặt ra là tham mưu cho giám đốc trên các lĩnh vực có liên quan. Ban giám đốc sẽ là những người đưa ra các quyết định cuối cùng.
Các phòng ban chức năng gồm có: Phòng hành chính tổng hợp, phòng kế toán tài vụ, phòng kỹ thuật thi công, phòng kinh tế thị trường.
*Phòng hành chính tổng hợp: chịu trách nhiệm chung về các vấn đề tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường...
*Phòng kế toán tài vụ:có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính trên cơ sở chính sách nhà nước qui định; chịu trách nhiệm về mặt tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh như: quản lý cấp phát quỹ, quản lý vốn lưu động, vốn cố định, chế độ quản lý vật tư, hạch toán kinh tế, quyết toán công tác đầu tư mua sắm tài sản cố định và nguồn vốn (quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ BHXH...).
*Phòng kỹ thuật thi công: có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức thi công, theo dõi quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình, lập phương án thiết kế kỹ thuật, lập dự trữ vật tư thiết bị, máy móc, tiến độ thi công cho các công trình, tính toán các thông số kỹ thuật, đề ra các biện pháp thi công; thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng công trình từ khâu vật tư, kết cấu bán sản phẩm đến sản phẩm hoàn thiện. Phòng cũng là nơi chịu trách nhiệm ký kết các hợp đồng giao khoán với các xí nghiệp, đội trực thuộc.
*Phòng kinh tế thị trường: có chức năng tiếp thị phát triển thị trường. Khi có dự án thì phòng kinh tế thị trường sẽ phối hợp cùng với phòng kỹ thuật thi công lập dự toán, lập bài thầu.
2.2. Tổ chức hoạt động sản xuất
Hiện nay, Công ty áp dụng phương thức khoán trong tổ chức sản xuất. Hình thức khoán bao gồm: khoán gọn, khoán theo hạng mục và khoán theo dự toán. Phương thức này được thực hiện giữa Công ty và các đơn vị nội bộ là các đội xây dựng, xí nghiệp xây dựng.
Công ty sau khi đứng ra nhận thầu công trình sẽ tiến hành giao khoán lại cho các xí nghiệp. Giữa Công ty và đơn vị nhận khoán sẽ ký hợp đồng giao khoán làm căn cứ ghi sổ kế toán. Các xí nghiệp, đội trực tiếp thi công có nghĩa vụ trích nộp tỷ lệ trên giá dự toán công trình cho Công ty. Công ty sẽ trực tiếp thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước thay cho xí nghiệp, đội xây dựng trực thuộc.
Công ty sẽ tiến hành tạm ứng chi phí cho đội, xí nghiệp xây dựng để thực hiện giá trị khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ. Dựa vào số thực chi, Công ty sẽ quyết toán số tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao và được duyệt. Trong quá trình thi công, đội, xí nghiệp sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ về kỹ thuật của phòng kỹ thuật thi công và sự hưống dẫn giúp đỡ của các phòng ban Công ty như sự trợ giúp pháp lý của phòng kinh tế thị trường...
Công ty hiện có sáu xí nghiệp gồm: xí nghiệp xây dựng số 1, xí nghiệp xây dựng số 2, xí nghiệp xây dựng số 3, xí nghiệp xây dựng số 4, xí nghiệp xây dựng số 5, xí nghiệp xây dựng số 6 và hai đội thi công. Tại các xí nghiệp có giám đốc xí nghiệp, có nhân viên kế toán, còn các đội xây dựng chỉ mang tính chất tạm thời không có bộ máy quản lý chặt chẽ như ở xí nghiệp và thường được thành lập nhằm phục vụ cho một dự án cụ thể nào đó.
3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu tập trung. Theo hình thức này, tại các đội, các xí nghiệp xây dựng không tổ chức hệ thống sổ sách và bộ máy kế toán riêng mà toàn bộ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty đều được hạch toán tập trung tại phòng kế toán tài vụ. Kế toán trưởng là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo toàn bộ nhân viên trong phòng kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán và chi phí
Kế toán TSCĐ kiêm kế toán nguyên vật liệu
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán lương và các khoản trích theo lương
Nhân viên kế toán tại các đội, các xí nghiệp trực thuộc
3.2. Phân công lao động kế toán
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và tính giá thành: là người chịu trách nhiệm một cách toàn diện trước ban lãnh đạo (giám đốc công ty) về công tác kế toán tài chính của công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và tổ chức công việc trong phòng, hướng dẫn hạch toán, chỉ đạo hoạt động của phòng, tổng hợp số liệu để ghi vào các sổ tổng hợp, tính giá thành và lập báo cáo tài chính. Bên cạnh đó kế toán trưởng còn tham mưu cho giám đốc về những lĩnh vực tài chính có liên quan.
- Kế toán thanh toán và chi phí: có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải trả với khách hàng, các khoản thanh toán nội bộ, kiểm tra chung về các khoản mục chi phí. Nhân viên kế toán quản lý các tài khoản 131,138, 1413, 331,... và đối với các tài khoản công nợ ghi sổ chi tiết cho từng đối tượng.
- Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán nguyên vật liệu: có nhiệm vụ phân loại tài sản cố định, nguyên vật liệu của Công ty hiện đang theo dõi việc tăng giảm tài sản, nguyên vật liệu, thực hiện việc tính khấu hao, sửa chữa lớn tài sản cố định của Công ty. Nhân viên kế toán theo dõi các tài khoản: 211, 214, 152...
- Kế toán vốn bằng tiền : theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản tiền vay của Công ty.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên chức toàn công ty, đảm bảo đúng chế độ kế toán và tương xứng với công việc. Ngoài ra kế toán tiền lương còn kiêm thủ quỹ theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thu chi tiền mặt, quản lý quỹ tiền mặt tại Công ty.
- Kế toán tại các đội, các xí nghiệp có chức năng thu thập các chứng từ gốc ban đầu phát sinh tại đơn vị mình, định kỳ chuyển lên phòng kế toán của Công ty.
4. Tổ chức công tác kế toán
4.1. Chế độ kế toán áp dụng
*Chế độ kế toán áp dụng:
Trước cũng như sau khi được cổ phần hoá công ty đều áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp.
*Niên độ kế toán:1/1 đến 31/12
*Phương pháp Kế toán tài sản cố định:
Nguyên tắc đánh giá tài sản: theo giá trị thực tế
Phương pháp tính khấu hao được áp dụng: phương pháp tuyến tính.
*Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc đánh giá theo thực tế
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: phương pháp giá thực tế đích danh
*Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
4.2. Hệ thống sổ sách
Hình thức ghi sổ được áp dụng tại Công ty là hình thức chứng từ ghi sổ, theo đó hệ thống sổ sách của Công ty gồm:
- Sổ kế toán chi tiết
- Sổ Cái các tài khoản
- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số
phát sinh
Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
Trình tự ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1
1. Kế toán chi phí sản xuất
1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất
1.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác, sản phẩm của Công ty là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài và sản phẩm mang tính đơn chiếc. Địa điểm phát sinh chi phí thường cách xa nhau do các công trình thường không tập trung mà phân tán ở các khu vực khác nhau. Do những đặc điểm trên mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là các công trình, hạng mục công trình.
1.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương thức tổ chức sản xuất mà Công ty đang áp dụng là hình thức khoán gọn. Theo hình thức này, sau khi trúng thầu công trình, Công ty sẽ tiến hành giao khoán cho các đội, xí nghiệp phù hợp với năng lực và điều kiện thi công của từng đơn vị. Mỗi đội, xí nghiệp tại một thời điểm thường chỉ tiến hành thi công một công trình, do đó chi phí phát sinh liên quan sẽ được tập hợp trực tiếp cho công trình. Trường hợp trong quý một đội, xí nghiệp tiến hành thi công hai công trình, hạng mục công trình trở lên thì với các khoản mục chi phí dễ bóc tách sẽ được kế toán tập hợp riêng cho từng công trình, còn với các khoản chi phí khó bóc tách (chi phí phát sinh thường nhỏ) sẽ được kế toán tập hợp vào công trình có giá trị lớn hơn.
Mỗi công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng các sổ chi tiết chi phí sản xuất.
1.2. Nội dung và trình tự kế toán chi phí sản xuất
1.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi về vật liệu thực tế phát sinh tại nơi sản xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong sản xuất sản phẩm xây lắp, nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ lệ khá lớn từ 70%-80% giá thành sản phẩm. Mặt khác, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu tương đối lớn do đó đã đặt ra yêu cầu kế toán nguyên vật liệu phải khoa học, chặt chẽ.
Tại Công ty nguyên vật liệu được sử dụng trong thi công bao gồm nhiều chủng loại khác nhau: vật liệu chính như đá, xi măng, cát, sắt thép, gỗ... và vật liệu phụ như sơn và các phụ gia khác.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Chi phí này được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng theo giá trị trực tiếp xuất kho của từng loại vật liệu.
Do đặc điểm trong hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nói chung và Công ty nói riêng là địa bàn hoạt động rộng, các công trình thi công thường ở xa nên để giảm chi phí vận chuyển vật tư từ kho Công ty đến địa điểm thi công, Công ty không tổ chức lưu kho vật tư tại Công ty mà tại mỗi địa điểm này các đội, xí nghiệp tổ chức bảo quản vật tư ở kho đặt ngay tại công trình. Thủ kho là người chịu trách nhiệm qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11096.doc