Đồ án Khảo sát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sự đa dạng sinh học các loài sâu hại và thiên địch trên cây cà chua

MỤC LỤC

Chương I: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích yêu cầu 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 3

1.4 Giới hạn đề tài 3

Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Định nghĩa về đa dạng sinh học 4

2.2 Đặc điểm của cây cà chua 5

2.2.1 Đặc tính sinh vật học 6

2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cà chua 8

2.2.2.1 Khí hậu và chất dinh dưỡng 8

2.2.2.2 Phương hướng chọn giống 9

2.2.2.3 Kỹ thuật trồng 10

2.2.2.4 Kỹ thuật chăm sóc 13

2.2.2.5 Bón phân 15

2.2.2.6 Kỹ thuật để giống cà chua 16

2.2.2.7 Thu hoạch 17

2.3 Các bệnh hại chính trên cây cà chua 17

2.3.1 Bệnh xoan lá cà chua 17

2.3.2 Bệnh mốc sương cà chua 19

2.3.3 Bệnh héo xanh và héo vàng cà chua 22

2.4 Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây cà chua 24

2.4.1 Các loại sâu hại chính trên cây cà chua 24

2.4.1.1 Sâu xanh đục quả 24

2.4.1.2 Ruồi đục lá 26

2.4.1.3 Bọ phấn trắng 28

2.4.1.4 Sâu khoang 30

2.4.2 Thành phần các loài có ích trên cây cà chua 31

2.4.2.1 Các loài nhện bắt mồi 31

2.4.2.2 Bọ rùa 35

2.4.2.3 Kiến ba khoang 37

2.4.2.4 Ong 38

Chương III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 41

3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 41

3.3 Phương pháp nghiên cứu 41

3.3.1 Đặc điểm các ruộng điều tra 41

3.3.2 Phương pháp thực hiện 44

3.4 Kết quả điều tra 46

3.4.1 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên các ruộng cà chua 46

3.4.2 Chủng loại thuốc sử dụng trong sản xuất cà chua ở 2 mô hình 47

3.4.3 Sự đa dạng của các loài có trên ruộng cà chua 49

3.4.4 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến thành phần

các loài có trên ruộng cà chua 51

3.4.5 Diễn biến số lượng một số loài sâu hại và thiên địch chính

trên cây cà chua ở 2 mô hình 53

3.4.5.1 Diễn biến số lượng sâu hại trên cà chua 53

3.4.5.2 Diễn biến số lượng thiên địch trên cây cà chua 59

3.4.6 Năng suất cà chua thu được ở các ruộng 62

3.5 Vấn đề môi trường trong sản xuất cà chua nói riêng và

trong sản xuất rau ở huyện Bình Chánh nói chung 64

3.5.1 Quản lý chất thải rắn (bao bì, chai lọ) 64

3.5.2 Vấn đề quản lý nguồn nước trong sản xuất 66

Chương IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận 69

4.2 Kiến nghị 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sự đa dạng sinh học các loài sâu hại và thiên địch trên cây cà chua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc dưới 40C bào tử phân sinh không nảy mầm. Bào tử phân sinh được hình thành trong điều kiện thích hợp, nhiệt độ dưới 180C, độ ẩm càng cao thì khả năng nảy mầm càng lớn, tuổi bào tử càng non thì tỷ lệ nảy mầm càng cao, nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khí khổng hoặc trực tiếp qua biểu bì. Một bào tử phân sinh hoặc bào tử động cũng có thể tạo thành vết bệnh. Nhiệt độ tối thiểu để nấm xâm nhập là 120C, thích hợp nhất là 18 – 220C. Thời kỳ tiềm dục của nấm ở là là 2 ngày, trên quả là 3 – 10 ngày. + Nguồn bệnh truyền từ năm này qua năm khác bằng sợi nấm, bào tử trứng trên tàn dư cây cà chua bị bệnh, sợi nấm còn tồn tại ở hạt cà chua. Trong thời kỳ cây sinh trưởng, bệnh lây lan phát triển nhanh chóng bằng bào tử phân sinh. + Nấm phytophthora infestans có nhiều dạng sinh học. Những nghiên cứu về mới quan hệ giữa các dạng sinh học của nấm phytophthora infestans với các giống cà chua đã biết trước hệ thống gen di truyền đã chỉ ra một phương hướng mới phòng trừ bệnh bằng con đường tạo giống chống bệnh - Triệu trứng + Bệnh xuất hiện trên thân, lá, hoa và quả của cây. Trên lá vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở đầu lá, mép lá hoặc gần cuống lá. Vết bệnh lúc đầu hình tròn hoặc hình bán nguyệt, màu xanh tối, về sau không định hình màu nâu đen. Giới hạn giữa phần bệnh và phần khoẻ không rõ rang, mặt dưới vết bệnh màu nhạt hơn. Vết bệnh có thể lan rộng khắp lá, lan qua cuống lá con làm toàn bột lá chết. Khi trời ẩm ướt, mặt dưới vết bệnh ình thành lớp mốc trắng, đó là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh của nấm, lớp mốc này còn lan rộng ra phần xung quanh vết bệnh, khi trời nắng, nhiệt độ cao, lớp mọc trắng này nhanh chóng bị mất đi. + Ở trên thân, cành vết bệnh ban đầu hình bầu dục nhỏ hoặc hình dạng không đều đặn, sau đó vết bệnh lan rộng bao quanh và kéo dài dọc thân cành, màu nâu hoặc nâu sẫm, hơi lõm và ủng nước. Khi trời ẩm ướt, thân cành bị bệnh giòn, tóp nhỏ, dễ gẫy. Khi trời khô ráo vết bệnh không phát triển thêm, màu nâu xám, cây có thể tiếp tục sinh trưởng. + Trên hoa: vết bệnh màu nâu hoặc màu đen xuất hiện ở đài hoa ngay sau khi nụ được hình thành, bệnh lan sang cánh hoa, nhị hoa, cuống hoa làm cho cả chùm hoa bị rụng. + Trên quả: trên quả lớn vết bệnh có thể xuất hiện ở núm hoặc ở giữa quả, lúc đầu màu nâu nhạt, sau thành nâu đậm hoặc nâu đen, vết bệnh lan khắp bề mặt quả. Quả bệnh khô cứng, bề mặt sù sì lồi lõm. Thịt quả bên trong vết bệnh cũng có màu nâu, khoảng trống trong quả có tán nấm trắng, khi trời ẩm ướt trên bề mặt vết bệnh ở quả cũng có lớp nấm trắng xốp bao phủ. Về sau quả bệnh thối đen nhũn. Hình 2.2: Bệnh sương mai trên quả cà chua + Trên hạt: hạt trong quả bị bệnh cũng bị hại, hạt bị bệnh nặng thường nhỏ hơn hạt khoẻ, vết bệnh màu nâu chiếm một phần hoặc toàn bề mặt hạt. Quả bị bệnh nặng thối rữa, hạt đen. Hình 2.3: Bệnh mốc sương mai trên lá cây cà chua - Phòng trừ + Chọn giống chống bệnh: Đây là biện pháp cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Chọn củ giống hoặc cây giống tốt, khỏe mạnh và sạch bệnh. + Bón phân: Bón phân phải cân đối, bón tập trung, không nên bón nhiều đạm (đạm phải bón sớm), không được trồng quá dày, phải có chế độ đầu tư chăm sóc thỏa đáng. Vườn khoai luôn được thông thoáng sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng. + Đất: Đất phải được tơi xốp, thoát nước và bắt buộc phải được luân canh. + Biện pháp hóa học: Hiện nay, việc dùng thuốc để phòng trừ BMSKT nhằm giữ vững và nâng cao năng suất là biện pháp không thể thiếu được. Do đó, nhà nông cần phải biết nên sử dụng thuốc gì, khi nào sử dụng và sử dụng như thế nào để cho hiệu quả phòng trừ và hiệu quả kinh tế cao. Sau khi phun, thuốc phải được rải đều trên khắp bề mặt thân cành lá, nhất là mặt dưới lá và những vị trí thân cành bị bệnh. Tranh thủ bơm thuốc khi trời khô ráo, không có mưa. Mùa nắng nên bơm sáng sớm hoặc chiều mát. 2.3.3 Bệnh héo xanh và héo vàng cà chua - Nguyên nhân + Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum. - Triệu trứng + Đặc điểm của bệnh là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Quan sát rễ cây và thân cây phần trong bị sũng nước, sau đó chuyển màu nâu. Nếu cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta dễ dàng thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra. + Cây nhiễm bệnh biểu hiện ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục xuống và chết. + Hiện tượng héo xanh ban đầu xảy ra có thể ở một cành, thân hoặc một nhánh về một phía của cây cà chua, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Quan sát những cây nhiễm bệnh thường thấy ở phần phía gốc sát mặt đất vỏ thân sù sì đó là nét triệu chứng đặc trưng của cây cà chua khi bị bệnh héo xanh vi khuẩn + Điều kiện phát sinh gây bệnh: Xuất hiện gây hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây con và ở ruộng trồng ngoài sản xuất, gây hại nặng khi cây cà chua đã lớn, nhất là giai đoạn ra nụ - hoa đến hình thành quả non - quả già thu hoạch. Ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường làm toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng, lá héo xanh gục xuống, cây chết xanh. Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua vết thương cơ giới hoặc vết chích của côn trùng ở rễ, thân Sau khi chúng xâm nhập vào cây trồng chúng tấn công vào mạch dẫn và di chuyễn theo mạch dẫn làm hư bó mạch, cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh trong cây trồng rất nhanh, tốc độ này phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây trồng, ẩm độ đất và nhiệt độ môi trường. Chúng phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24 – 380C. Hình 2.4: Bệnh héo xanh, héo vàng trên cây cà chua - Phòng ngừa + Đây là loại bệnh rất khó phòng trị, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao, do vậy áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp có hiệu quả cao hơn. + Biện pháp canh tác: Luân canh cây trồng; đây là biện pháp có hiệu quả cao, có thể luân canh với cây khác họ cà hoặc luân canh với lúa nước. Không nên trồng cà chua 2 vụ liên tiếp trên một chân đất. + Xử lý hạt giống trong nước nóng 500C trong 25 phút. + Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh. + Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại. + Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón. + Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt. + Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, tỉa cành, thu hái trái. + Bệnh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học hiệu quả không cao. Cần phát hiện sớm dùng các loại thuốc như Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP… có thể hạn chế được bệnh. 2.4 Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây cà chua 2.4.1 Các loại sâu hại chính trên cây cà chua 2.4.1.1 Sâu xanh đục quả Tên khoa học: Helicoverpa armigera Họ: Noctuidae Bộ: Lepidoptera - Triệu chứng tác hại + Trên cây cà chua, sâu non có thể phá hại búp non, hoa, quả, đục vào than, cắn điểm sinh trưởng làm rỗng than, đứt núm, làm rụng, thối quả. + Khi quả còn xanh, sâu thường đục từ giữa quả vào, vết đục gọn, ít nham nhở. Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nửa thân sâu thường ở ngoài quả và một nửa thân sâu nằm trong quả. Hình 2.5: Quả bị sâu xanh đục + Khi quả đã già và chín, sâu thường đục từ núm xuống, sau đó nằm gọn trong quả cà phá hại quả. Những quả bị hại có thể rụng hoặc gặp phải trời mưa thì quả bị thối nhũn nhanh chóng. - Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ sâu xanh có hiệu quả không thể dùng biện pháp đơn điệu mà phải kết hợp nhiều biện pháp theo mùa vụ của loại cây trồng một cách linh hoạt: + Trước hết phải chú trọng biện pháp canh tác ngay từ đầu vụ: vệ sinh đồng ruộng, cày bừa kỹ để tiêu diệt nhộng còn nằm trong đất. + Tích cực, kịp thời, thường xuyên ngắt các quả bị sâu hại, tránh được sự lây lan và tích luỹ số lượng sâu trên đồng đồng ruộng. + Áp dụng một số biện pháp thủ công: bẫy đèn bắt bướm, bẫy bả chua ngọt để diệt sâu trưởng thành, bảo vệ các loài ký sinh thiên địch bằng cách không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học khi chưa cần thiết. + Việc kết hợp hợp lý các biện pháp trên là góp phần rất to lớn trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp bền vững và môi trường sinh thái tự nhiên. + Tuy nhiên nếu trong điều kiện sâu xanh phát triển mạnh, bắt buộc chúng ta phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng như các chế phẩm sinh học NPV, Bt (ViBt 16000UI), Vibamec 1.8EC, Vimatrine 0.6L hoặc kết hợp NPV và Bt. Trường hợp sâu xanh phát triển tới ngưỡng kinh tế thì phải dùng đến một số loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật, Visher 25ND, Vifast 5ND, Viphensa 50ND, Vifel 50ND, Vifenva 20ND, Virofos 20EC, Viaphate75BHN, Vibafos 15EC... 2.4.1.2 Ruồi đục lá Tên khoa học: Lyriomyza sp. Họ: Agromyzidae Bộ: Diptera Ruồi đục lá còn gọi là sâu đục lòn lá hay sâu vẽ bùa... - Triệu trứng tác hại: + Thành trùng hoạt động mạnh từ 7 - 9 giờ sáng và từ 4 - 5 giờ chiều. Thành trùng cái dùng bộ phận đẻ trứng rạch mặt lá tạo nhiều lỗ. Trong số đó có một số lổ chứa trứng, chỉ khoảng 1%, phần lớn các lỗ còn lại dùng làm thức ăn cho thành trùng cái và đực do chất lỏng tiết ra từ vết chích. Các lỗ đục thường xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo 2 bìa lá. + Ruồi gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá. Khi trưởng thành, dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây hoặc buông mình xuống đất làm nhộng.Các vết đục khắp mặt lá làm cho lá bị khô, trái nhỏ, giảm phẩm chất của trái, nếu trầm trọng làm năng suất giảm. Ngoài cây cà chua còn thấy chúng gây hại trên nhiều loài cây thuộc họ Đậu: đậu đũa, đậu cô ve, đậu trạch, các cây thuộc họ bầu bí như: bầu, bí, mướp, dưa hầu, dưa leo... cà pháo, khoai tây, nên việc phòng trừ chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn. Hình 2.6: Ruồi đục lá + Dòi đục lá đục ăn mô lá làm giảm diện tích quang hợp, do vậy chúng làm cây vàng, cằn cỗi, lá rụng sớm, chúng gây hại nặng giai đoạn cây con. Ngoài ra, vết thương trên lá do dòi đục lá gây ra tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại cây khác xâm nhập. Dòi đục lá có thể xuất hiện nhiều lứa gây hại trong năm nhưng thường gây hại nặng vào mùa nắng. - Biện pháp phòng trừ + Không nên trồng quá dầy để ruộng cà luôn được thông thoáng, hạn chế bớt sự phát triển của ruồi. + Mạnh dạn cắt bỏ những lá cà đã bị sâu hại quá nặng, mang ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế bớt mật số của ruồi ở các lứa sau. + Trước khi trồng dùng màng phủ nông nghiệp (vải nilon) phủ lên trên luống cà chua, biện pháp này không những giảm bớt được công làm cỏ, công tưới... mà còn có tác dụng hạn chế bớt một số lọai sâu bệnh, trong đó có ruồi đục lá. Không nên trồng liên tục nhiều năm những cây thường bị ruồi đục lá  gây hại (như đã nói ở phần trên) trên cùng một khu vực. Tốt nhất là, sau vài vụ cà lại luân canh một vụ với lúa, rau muống... để cắt đứt nguồn thức ăn của ruồi trên đồng ruộng. + Nếu ruộng cà đã bị ruồi gây hại nhiều bạn có thể sử dụng một trong các lọai thuốc như: Vertimex; Baythroid; Sherpa; Sherbush; Decis; Polytrin; Trigard... để phun xịt (về liều lượng và cách sử dụng thuốc bạn có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì). + Ruồi đục lá có vòng đời ngắn, mặt khác chúng lại sinh sản rất nhiều nên chúng rất nhanh quen thuốc. Vì thế, bạn nên thường xuyên thay đổi lọai thuốc để giảm bớt áp lực gây quen thuốc cho chúng. Nếu ruộng cà đã bị ruồi gây hại nặng thì sau khi phun xịt thuốc nên bón bổ sung thêm phân để bồi dưỡng sức cho cây. 2.4.1.3 Bọ phấn trắng Tên khoa học: Bemisia tabaci Họ: Aleyrodidae Bộ: Hemiptera - Đặc điểm hình thái và tập quán sinh sống: + Trưởng thành bay kém nhưng phát tán rộng nhờ gió. Một con cái có thể đẻ 100 – 150 quả trứng, trứng được đẻ ở mặt dưới lá từng trứng riêng lẻ hoặc từng nhóm chúng lột xác 3 lần và hóa nhộng, giai đoạn ấu trùng keó dài 2 - 4 tuần tùy thuộc vào nhiệt độ. + Bọ phấn trưởng thành rất nhỏ, có 4 cánh và được phủ lớp phấn sáp màu trắng, hoặc trắng hơi vàng, dài khoảng 1mm. + Trứng có màu trắng sau chuyển màu nâu. + Ấu trùng có màu trắng hơi xanh hình oval, dài 0,3 – 0,6 mm + Bọ trưởng thành: con đực thân dài 0,75 – 1mm, sải cánh dài 1,1 – 1,5mm. Con cái thân dài 1,1 – 1,4mm, sải cánh dài 1,75 – 2,0mm. Hai đôi cánh trước và sau gần tương đương nhau. Toàn thân và cánh phủ một lớp phấn màu trắng nên gọi là bọ phấn, dưới lớp phấn trắng, thân màu vàng nhạt. Mắt kép có một rãnh ngang chia mặt thành 2 phần trông hơi giống số 8. Râu đầu có 6 đốt, 2 đốt đầu hơi tròn, những đốt còn lại dài và nhỏ, đốt cuối cùng một một long dạng gai. Chân dài và mảnh, bàn chân có 2 đốt, có 2 vuốt bàn chân, ở giữa 2 vuốt có một vật lồi. Bụng có 9 đốt; đốt thứ nhất hơi thót lại làm cơ thể có dạng hình ong. Mảnh lưng đốt bụng cuối cùng ở con đực có hại vật lồi, từ đó có bộ phận sinh dục bên ngoài. Ống đẻ trứng ở con cái tạo nên từ ba đôi vật lồi lại như một mũi khoan. + Sâu non: Cơ thể bọ non có màu vàng nhạt. Khi mới nở có chân và bò dưới mặt lá. Sau đó sâu cố định một chỗ mặt dưới lá, khi lột xác sang tuổi 2 và không còn chân. Tuy vậy trong suốt giai đoạn sâu non đều có mắt kép và râu đầu, kích thước bọ non đẫy sức dài từ 0,7 – 0,9mm, rộng 0,5 – 0,6mm. Sâu non có 3 tuổi. + Nhộng giả: cơ thể hình bầu dục, màu sáng có một số long thưa sắp xếp 2 bên sườn, phía sau lỗ hậu môn có rãnh mông. Miệng thoái hoá, râu và chân ngắn hơi cong. Hình 2.7: Bọ phấn trắng trên cà chua + Trứng hình bầu dục có cuống, trứng dài 0,18 – 0,2mm (trừ phần cuống), vỏ trứng mỏng. Khi mới đẻ trong suốt, sau 24 giờ chuyển sang màu vàng sáp ong, sau 48 giờ chuyển thành màu nâu xám. - Thiên địch + Bọ phấn có nhiều loài thiên địch như ong ký sinh Encarsia formos - Triệu trứng tác hại + Bọ phấn trắng gây hại trên cà chua, ớt, bông vải. Bọ phấn chích hút dinh dưỡng, nước làm gân lá, lá cây bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển. + Bọ phấn chích hút dịch ở lá, ngọn và phần than non. Triệu chứng trứng tác hại trực tiếp khó nhận biết được, nhưng ở những chỗ có bọ phấn gây hại thường phủ một lớp bụi màu trắng. + Tác hại lớn nhất của bọ phấn là làm môi giới truyền bệnh virut xoăn lá cà chua. Tỉ lệ bệnh xoăn lá cà chua trên đồng ruộng tăng khi mật độ bọ phấn trắng tăng lên. Cà chua bị bệnh xoăn lá nghiêm trọng do đó mức độ gây hại của bọ phấn đối với sản xuất là rất lớn - Biện pháp phòng trừ + Phân vùng trồng cà chua để có thể phun phòng trên khu vực trồng cà chua và phun thuốc vành đai bảo vệ được dễ dàng. + Tránh luân canh cà chua với cây kí chủ khác của bọ phấn, coi trọng việc vệ sinh đồng ruộng, nhặt bỏ cà chua già để hạn chế bọ phấn non + Phủ rơm quanh cây cà chua đang mọc mầm, ở vườn ươm có thể dùng lưới côn trùng để bảo vệ cây con. + Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút con trưởng thành. + Hạn chế phun thuốc hóa học vì thuốc có thể giết chết các loài thiên địch có ích trên xuống và bọ phấn dễ bị kháng thuốc. + Có thể dùng các loại thuốc như Actara, Pyrinex, Hopsan,… 2.4.1.4 Sâu khoang Tên khoa học: Spodoptera litura Họ: Noctuidae Bộ: Lepidoptera - Triệu trứng tác hại + Sâu khoang mới nở sống tập trung và gặm ăn chất xanh của lá để lại biểu bì + Khi lớn dần, sâu phân tán đi gây hại, lúc này sâu cắn thủng hoặc khuyết lá. Khi quả đang mùa thu hoạch, mật độ sâu cao, sâu bắt đầu đục quả. Sâu thường đục từ núm quả xuống và chui vào trong ăn phần thịt của quả. Hình 2.8: Sâu khoang - Biện pháp phòng trừ + Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất. + Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất. + Tổ chức bắt sâu non tuổi nhỏ (mới nỏ) và ngắt ổ trứng + Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh... + Thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem có hiệu quả cao. 2.4.2 Thành phần các loài có ích trên cây cà chua 2.4.2.1 Các loài nhện bắt mồi Nhện là loài động vật nhỏ rất giống với côn trùng, nhưng nhìn kỹ lại thì cơ thể của chúng chỉ chia làm hai phần là đầu liền ngực còn bụng thì rời ra, chớ không phải chia ba phần rõ rệt là đầu, ngực và bụng như côn trùng (thí dụ con kiến chẳng hạn). Một sự khác biệt nữa là nhện không bao giờ có cánh để bay như côn trùng, nhưng có khả năng nhả tơ giăng lưới để bắt mồi vì thức ăn của chúng là các loại côn trùng nhỏ, chớ không ăn thực vật hay cây trồng như côn trùng khác. Do đó, hầu hết các loài nhện đều có lợi, vì chúng ăn các loài sâu rầy để giúp nhà nông bảo vệ cây trồng. Chúng ăn tạp nên có thể ăn bất cứ loại côn trùng nào mà chúng bắt được, do đó chúng thường có mặt rất sớm trong ruộng để ăn các loài côn trùng nhỏ khác và chờ khi sâu rầy đến sẽ tấn công ngay từ đầu làm cho mật số của sâu rầy khó gia tăng nhanh được. Vì vậy, mà trong biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu rầy (IPM) người ta đề nghị là “không nên phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 30 ngày đầu sau khi sạ lúa” nhằm mục đích để bảo vệ chúng và các loài côn trùng thiên địch khác cũng có nhiều vào lúc nầy như: chuồn chuồn, bọ rùa, kiến ba khoang…             Có rất nhiều loài nhện cư ngụ trong ruộng lúa từ giăng lưới trên cây đến làm ổ trên lá, và đặc biệt là các loài nhện săn mồi tự do ở dưới gốc lúa, có khi chạy được trên mặt hay lặn vào trong nước. Sau đây là một số loài nhện thường thấy theo thứ tự quan trọng do khả năng bắt mồi đối với sâu rầy, hay mật số của chúng trong ruộng lúa. Nhện sói Tên khoa học: Pardosa pseudoannnulata (Lycosidae, Araneae). Hình 2.9: Nhện sói Nhện chân dài Tên khoa học: Tetragnatha spp. (Tetragnathidae, Araneae). - Gồm nhiều loài với màu sắc khác nhau, loại nhện nầy có đặc điểm dễ nhận biết là chân rất dài, ban ngày thường thấy nằm duỗi chân bất động theo chiều dài của mặt lá lúa để lẩn trốn, đến khi chiều tốn bớt gió thì chúng thức dậy để giăng tơ giữa các đầu lá lúa thành một mạng lưới ngang hình tròn và nằm chờ mồi ở ngay chính giữa lưới. Do đó nếu ra đồng sớm vào những buổi sáng cuối năm khi trời lành lạnh và có nhiều sương mù như lúc nầy thì các bạn sẽ thấy trên đầu lá lúa có những lưới nhện đọng sương giăng ngang và con nhện còn đang rình mồi ở giữa. - Đến khi nắng lên có gió thì chúng sẽ đi gom lưới lại và mang mẻ mồi vừa bắt được qua đêm (thường là các con rầy, muỗi nước, bướm sâu phao hay sâu cuốn lá…) về một cành hay lá cây ven bờ, hoặc ngay trên trên lá lúa trong ruộng, để nằm đó nhấm nháp con mồi rồi làm một giấc cho đến chiều tối. Hình 2.10: Nhện chân dài - Trông thì nhàn hạ lắm nhưng rủi gặp đêm mưa hay có gió lớn làm rách lưới thì loại nhện này đành trắng tay vì chúng không tự đi săn mồi được. Có khi trong ruộng rầy trưởng thành đã bay hết rồi và chỉ còn lại có rầy cám ở dưới gốc lúa thì chúng cũng chịu thua vì chả có con nào bay được để mắc lưới, thôi thì đành nhìn tụi nhện sói chúng ăn liên hoan rầy non ở phía dưới. Thế mới biết “nhện chờ mối ai” là vậy, vì “mối mang gì mấy cô cậu ơi, nằm chờ mồi coi bộ khó hơn là tự đi săn, nên các nhà sinh học nông nghiệp trân trọng bọn nhện sói hơn tụi tui, nhưng cũng được cái hay là buổi sáng ra đồng mà nhìn ruộng nào thấy có nhiều tơ nhện của bọn tui ở phía trên là coi như ruộng đó còn nhiều thiên địch do không bị nhiễm thuốc trừ sâu, nông dân sẽ an tâm hơn!”. Nhện linh miêu Tên khoa học: Oxyopes javanus - Gồm rất nhiều loài nhện nhỏ xíu nhưng rất lanh lẹ trong việc săn bắt mồi. Đặc biệt là chúng có cặp mắt tròn xoe và sáng quắc ở trước đầu (nên mới gọi là linh miêu), có thể quay đi ngó lại để ngắm nghía con mồi và thừa lúc nào thuận tiện thì nhảy tới vồ ngay con mồi, có khi còn lớn hơn chúng nhiều lần. Có khi đói quá chúng cũng liều bắt luôn các con nhện khác lớn hơn đang rình mồi trên lưới, bằng cách dùng chân trước khều nhẹ trên lưới cho rung rung, làm cho con nhện kia tưởng có mồi đang mắc lưới nên vội chạy đến thì… bị con nhện linh miêu tấn công bất ngờ. - Loại nhện này rất phổ biến, đôi khi thấy ở trong nhà, nhứt là ở các cửa kiếng để rình bắt ruồi muỗi đang tìm đường ra. Hình 2.11: Nhện linh miêu Nhện bầu - Thuộc họ nhện nhỏ Linyphiidae (Araneae), thường có thân mình tròn, chân ngắn trông có vẻ yếu ớt nên thường bu ở sát gốc lúa để bắt các con mồi nhỏ như rầy cám hay bồ hong, muỗi nước… Do đó, mặc dù khó thấy nhưng mật số của chúng rất đông nên cũng góp phần đáng kể trong việc làm giảm mật số rầy nâu còn non vừa mới nở ra. - Một số loài nhện khác như: nhện xếp lá, nhện dương, nhện chân gai… cũng thường có mặt trong ruộng lúa để cùng với các loài côn trùng thiên địch khác tấn công sâu rầy. Do đó, chúng thật sự là những người bạn tự nhiên không mời, không phải nuôi dưỡng của nông dân, chỉ cần theo dõi đồng ruộng cho thật chặt chẽ để phát hiện sâu rầy kịp thời nhằm có biện pháp phòng trừ hữu hiệu, đó là chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi nào thật sự cần thiết, theo nguyên tắc “4 đúng”, để có cơ hội cho các loài thiên địch nầy phát triển trong ruộng lúa, cùng canh gác sâu rầy với nông dân. 2.4.2.2 Bọ rùa - Bọ rùa là tên gọi chung cho các loài côn trùng nhỏ, mình tròn hình cái trống, phủ giáp trụ, trên mặt cánh có những chấm đen (có loài không có). Người ta phân loại bọ rùa tùy theo số chấm và hình thái cơ thể. - Loài bọ rùa thường thấy nhất là bọ rùa 7 sao. Trên bộ cánh vỏ vàng cam có 7 nốt đen (mỗi cánh có nốt, còn một nốt ở chỗ giáp lại giữ hai cánh). Đây là loài bọ rùa to nhất và là một thợ săn đáng khâm phục. - Bọ rùa, hay còn gọi là bọ hoàng hậu, ăn được nhiều thứ, thức ăn chính của chúng là rệp lúa. Rệp lúa có rất nhiều trên cây cối. Một con bọ rùa một ngày trung bình có thể ăn được đến hơn 100 con rệp lúa. Vào mùa xuân, rệp lúa từ trứng nở ra, bọ rùa cũng "thức giấc" sau kì trú đông, vì thế chúng có đủ lượng thức ăn dồi dào. - Sinh sản + Bọ rùa cái đẻ trứng ở mặt sau lá cây. Trứng hình bầu dục màu vàng, dài khoảng 1 đến 1,5 mm và bám chặt ở mặt ngoài lá cây. Một bọ rùa đẻ 10-20 trứng một lần, một đời có thể đẻ đến mấy ngàn trứng. + Trứng sau 1-2 tuần sẽ nở ra ấu trùng. Vừa nở, ấu trùng đã ngay vỏ trứng và các trứng khác không nở được. Sau đó, nó đi tìm các con rệp lúa để ăn. Ấu trùng này mình đầy lông lá, một ngày ăn khoảng 10 con rệp, càng lớn nó càng ăn nhiều. Qua ba lần lột xác và hoá nhộng, trong khoảng 1-2 tháng là thành trùng. Trong thời gian này, tối thiểu nó ăn tới hơn 1000 con rệp. - Đa dạng + Trên thế giới có đến 5.000 loài bọ rùa đã được miêu tả. Bọ rùa nói chung là những động vật ăn thịt đối với các côn trùng thuộc bộ Hemiptera, như rệp và các côn trùng có vảy, mặc dù các thành viên của phân họ Epilachninae là động vật ăn cỏ, và chúng cũng có thể là dịch hại trong nông nghiệp (ví dụ bọ đậu Mexico). + Chúng cũng ăn một số loại cây trồng và thực vật khác khi không có các loại thức ăn khác, làm cho chúng có thể trở thành dịch hại đối với nông dân và những người làm vườn. Hình 2.12: Một số hình ảnh bọ rùa - Bọ rùa - loài vật có ích + Người ta sử dụng bọ rùa làm thiên địch để phòng trị côn trùng có hại rất có hiệu quả. Nếu phát hiện rệp lúa trên cây thì nên tìm vài con bọ rùa (1 con cũng được) đặt lên. Một lúc sau, bọ rùa sẽ đánh chén sạch sẽ lũ rệp lúa. + Thiên địch thuộc bộ cánh cứng phổ biến là bọ rùa Bọ rùa phổ biến là bọ rùa đỏ, bọ rùa vàng, bọ rùa 6 chấm và bọ rùa 8 chấm. Trong đó, bọ rùa đỏ là loại bọ rùa điển hình, chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Các loài bọ rùa này có cơ thể rất nhỏ, cả trưởng thành và ấu trùng đều ăn rầy non trưởng thành, rầy cám và cả trứng rầy. Một bọ rùa một ngày có thể ăn từ 5 – 10 con rầy. Một loại thiên địch khác thuộc bộ cánh cứng khá quan trọng trong ruộng lúa là kiến ba khoang. Kiến ba khoang có thân màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua, tạo thành một vạch màu đen. Chúng thường ẩn nấp trong các bờ cỏ, các đống rơm rạ mục ngoài đồng, làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Đối tượng mà chúng tấn công mạnh nhất là sâu cuốn lá. Đặc biệt, chúng có thể chui vào ổ sâu để ăn sâu non, trung bình một ngày mỗi kiến ba khoang có thể tấn công từ 3 – 5 con sâu non. 2.4.2.3 Kiến ba khoang Tên khoa học: Paederus fucipes Hình 2.13: Kiến ba khoang Họ: Staphylinidae Bộ: Coleoptera - Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố có tên Pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ. Pederin có trong máu con vật. Khi con vật đã chết khô và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại. Pederin có tính xuyên thấm qua da. Pederin là độc chất tự nhiên có hiệu lực như chất chống ung thư và virus. Trên con vật kiến ba khoang, Pederin là chất để phòng vệ chống lại động vật ăn chúng như nhện. Pederin không được tạo ra từ bản thân mà do vi khuẩn nội cộng sinh trong chúng là pseudomonas aeruginosa. Con cái có độc tố Pederin trong một đôi tuyến ở cuối bụng dùng để bảo vệ trứng khi đẻ khỏi bị các loài thiên địch khác tấn công. Cho nên nếu con vật bị chà xát hay chạm mạnh thì độc tố có thể tiết ra ngoài, dính vào da người làm có cảm giác cháy da, đau đớn. Loài này xuất hiện vào đầu mùa mưa khi có ẩm độ cao, nhất là sau các đám mưa lớn đầu mùa. 2.4.2.4 Ong - Hơn 90% các loại rau, hoa quả, và cây trồng lấy hạt cần ong thụ phấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docLOI CAM DOAN.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNHIEM VU.doc
Tài liệu liên quan