Đồ án Khảo sát đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện Bình Dân khu điều trị kỹ thuật cao. Đề xuất phương án cải tạo – thiết kế hoàn chỉnh hệ thống xử lý theo tiêu chuẩn 6772 -2000

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề.

1.2 Mục tiêu đề tài.

1.3 Nội dung đề tài.

1.4 Giới hạn đề tài.

1.5 Phương pháp nghiên cứu.

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN.

2.1 Hoạt động của bệnh viện.

2.2 Những tác động đến môi trường do hoạt động của bệnh viện.

2.3 Các phương pháp ứng dụng để xử lý nước thải bệnh viện.

2.4 Các công nghệ xử lý nước thải của một số bệnh viện áp dụng trong các công trình đơn vị

2.5 Thành phần tính chất nước thải tại một số bệnh viện ở TPHCM

2.6 Sơ đồ dây chuyền công nghệ của một số bệnh viện ở TPHCM.

Chương3

TỔNG QUAN VỀ KHU ĐIỀU TRỊ KỸ THUẬT CAO BỆNH VIỆN BÌNH DÂN.

3.1 Điều kiện tự nhiên.

3.2 Quy mô của Khu Điều Trị Kỹ Thuật Cao Bệnh Viện Bình Dân.

3.3 Các nguồn chính sinh ra nước thải của Khu Điều Trị Kỹ Thuật Cao Bệnh Viện Bình Dân.

3.4 Thành phần và Tính chất nước thải của Khu Điều Trị Kỹ Thuật Cao Bệnh Viện Bình Dân.

Chương 4

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ HIỆN HỮU. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CẢI TẠO THÍCH HỢP.

4.1 Đánh giá hiệu quả công trình hiện hữu

4.2 Các giải pháp cải tạo

4.3 Cách cải tạo

4.4 Sơ đồ công nghệ cải tạo

4.5 Tính toán công nghệ cải tạo phương án1

4.6 Tính toán cải tạo theo phương án 2

Chương 5:

TÍNH KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI.

5.1 Phương án 1

5.2 Phương án 2

5.3 Kết luận – lựa chọn phương án

Chương 6

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.

6.1 Kết luận.

6.2 Kiến nghị

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện Bình Dân khu điều trị kỹ thuật cao. Đề xuất phương án cải tạo – thiết kế hoàn chỉnh hệ thống xử lý theo tiêu chuẩn 6772 -2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ø hóa lỏng, dioxyt clo, clorat canxi, hypoclorit canxi và natri, pemanganat kali, bicromac kali, oxy không khí, ozon… Trong quá trình oxy hóa chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước. Quá trình này tiêu tốn năng lượng lớn các tác nhân hóa học. Do đó quá trình oxy hóa hóa học chỉ được dùng trong các trường hợp khi các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng phương pháp khác. 2.3.4 Phương pháp sinh học. Xử lý sinh học thường được ứng dụng để xử lý nước thải sau giai đoạn xử lý cơ học. Thực chất của phương pháp này là oxy hóa các chất hữu cơ dạng keo và dạng hòa tan chứa trong nước thải. Phương pháp xử lý sinh học có thể chia làm hai loại, xử lý hiếu khí và xử lý hiếm khí trên cơ sở có oxy hoà tan và không có oxy hoà tan. a) Nguyên lý chung của quá trình oxy hoá sinh hoá hiếu khí với sự tham gia của bùn hoạt tính. Quá trình xử lý chất thải bằng bùn hoạt tính có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn khuyếch tán và dịch chuyển dịch thể (nước thải) tới bề mặt phân chia của tế bào sinh vật. Hấp phụ: Khuyếch tán và hấp phụ các chất bẩn từ mặt ngoài các tế bào qua màng bán thấm Quá trình chuyển hoá các chất đã được khuyếch tán và hấp phụ ở trong tế bào vi sinh vật với năng lượng và tổng hợp các chất mới của tế bào. Các phương pháp xử lý sinh học được ứng dụng rộng rãi có khả năng xử lý ở mức độ cao và chiếm mặt bằng không lớn so với các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên. Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm : Bể lọc sinh học, bể bùn hoạt tính ( Aeroten)… cùng nổi các công trình xử lý mô phỏng, cấu tạo tương ứng, đa dạng,… Bể lọc sinh học Bể lọc sinh học có dạng như bể chứa được gọi là giá thể, trong bố trí các vật liệu lọc ( đá cuội, xỉ, vòng nhựa… kích thướt 40-50 mm) với hệ thống phân phối nước thải dẫn vào và dẫn ra khỏi bể. Nước thải ( thường là sao giai đoạn xử lý cơ học ) theo hệ thống phân phối tưới điều lên lớp vật liệu lọc trên mặt, và lọc qua lớp vật liệu lọc trên bề mặt của các giá thể vật liệu lọc hình thành các “màng vi sinh vật “, quần thể vi sinh vật có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ có chứa trong nước thải và oxy hóa chúng. Nước thải sau khi xử lý sinh học cùng với các màng vi sinh vật chết đi và trôi theo nước và được dẫn đến bể lắng đợt hai. Quá trình sinh học xảy ra ở bể sinh học còn gọi là quá trình sinh học dính bám. Dạng các bể lọc sinh học thông dụng gồm có : Bể lọc sinh học nhỏ giọt, bể lọc sinh học cao tải, tháp lọc sinh học, bể tiếp xúc sinh học quay ( RBC)… Aerotank Aerotank là công trình xử lý sinh học nhân tạo có dạng bể chứa kéo dài hình chữ nhật, trong đó xảy ra quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính. Quá trình xử lý sinh học aeroten còn gọi là quá trình sinh học lơ lửng. Bùn hoạt tính thực chất là tập hợp các vi sinh vật hiếu khí có khả năng hấp thụ và oxy hóa các chất bẩn hữu cơ chứa trong nước thải khi có lượng oxy đầy đủ. Do vậy, trong bể aeroten luôn được cung cấp lượng oxy cần thiết và liên tục. Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước sau xử lý được dẫn đến bể lắng II. Bùn hoạt tính từ bể lắng II được dẫn lại bể aeroten ( khoảng 50% thể tích bùn hoạt tính ) sau khi tái sinh được gọi là bùn hoạt tính tuần hoàn. Lượng bùn hoạt tính còn gọi là bùn hoạt tính dư từ bể lắng II đầu tiên được dẫn đến bể nén bùn ( để làm giảm độ ẩm cần thiết ) sau đó cùng với cặn tươi từ bể lắng I dẫn đến bể mêtan để xử lý bằng quá trình sinh học kỵ khí. b) Xử lý sinh học trong điều kiện kị khí: Để quá trình sơ bộ xử lý BOD trong nước thải đậm đặc, người ta sử dụng biện pháp pha loãng nước thải hoặc lên men trong điều kiện kị khí như xử lý cặn của nước thải. Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí diễn ra trong 2 giai đoạn chính. Giai đoạn 1 ( giai đoạn thuỷ phân): dưới tác dụng của men do vi sinh vật tiết ra các chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị phân huỷ: Hydratcacbon phức tạp thành đường đơn giản, prôtein sẽ thành protid thấp phân tử và acid amin…. Giai đoạn 2 (giai đoạn tạo khí): sản phẩm của quá trình thuỷ phân sẽ tiếp tục phân giải và tạo sản phẩm cuối cùng là hỗn hợp các chất khí chủ yếu là CO2 và CH4, ngoài ra còn tạo moat ít muối khoáng, tốc độ và mức độ phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ tuỳ thuộc vào bản chất hoá học của chúng. 2.3.5 Khử trùng nước thải Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh chứa trong nước thải trước khi xả vào nguồn nước. Để khử trùng nước thải có thể dùng clo và các hợp chất chứa clo. Có thể tiến hành khử trùng bằng ozon, tia hồng ngoại, ion bạc …nhưng cần phải cân nhắc về mặt kinh tế. 2.3.6 Xử lý cặn Nhiệm vụ của xử lý cặn ( cặn được tạo nên trong quá trình xử lý nước thải ) là: -Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn -Ổ định cặn. -Khử trùng và sử dụng cặn. Rác được giử lại song chắn rác có thể cho vào thùng rác sinh hoạt hay nghiền rác và sau đó dẫn đến bể mêtan để tiếp tục xử lý Cát từ bể lắng cát được dẫn đến sân phơi cát để làm cho ráo nước rồi chở đi thải bỏ hoặc sử dụng cho mụch đích khác Cặn tươi từ bể lắng đợt I được dẫn đến bể mêtan để xử lý Một phần bùn hoạt tính ( vi sinh vật lơ lửng ) từ bể lắng đợt II được dẫn trở lại bể aeroten để tiếp tục quá trình xử lý ( còn gọi là bùn hoạt tính tuần hoàn ), phần còn lại bùn hoạt tính dư được dẫn đến bể nén bùn để làm giảm độ ẩm và thể tích, sau đó dẫn đến bể mêtan tiếp tục xử lý Đối với các trạm xử lý dụng bể lọc sinh học ( trickling filter) thì bể lắng đợt II sẽ lắng các cặn màng vi sinh vật ( vi sinh vật dính bám ) được dẫn trực tiếp đến bể mêtan Cặn ra khỏi bể mêtan có độ ẩm 96-97%. Để giảm thể tích cặn và làm ráo nước có thể ứng dụng các công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên như: sân phơi bùn, hồ chứa bùn, hoặc trong điều kiện nhân tạo: Thiết bị lọc chân không, thiết bị lọc ép, thiết bị ly tâm cặn …). Độ ẩm cặn sau xử lý đạt 55-75% Để tiếp tục làm giảm thể tích cặn có thể thực hiện xấy bằng nhiệt với nhiều dạng khác nhau: Thiết bị sấy dạng trống, dạng khí nén,băng tải,…) Sau khi sấy, độ ẩm còn 25-30% và cặn dễ dàng vận chuyển. Đối với các trạm xử lý công suất nhỏ, việc sử lý cặn có thể tiến hành đơn giản hơn bằng cách nén và sau đó làm ráo nước ở sân phơi cặn trên nền cát. 2.3.7 Các phương pháp của ban chỉ đạo quốc gia: Dựa vào các kết quả khảo sát và trên điều kiện thực tế của nước Việt Nam hiện nay, PGS.Nguyễn Xuân Nguyên cùng nhóm nghiên cứu trong ban chỉ đạo quốc gia đã chọn bốn phương pháp sử lý nước thải bệnh viện tiêu biểu giới thiệu cho các địa phương : Phương pháp thứ nhất : Nước thải Sàng rác Bể điều hòa Keo tụ + lắng sơ cấp PACN 95 Lọc sinh học Lắng thứ cấp Khử trùng Bổ sung BIOWC 96, DW 97 Phương pháp thứ hai: Nước thải Sàng rác Bể điều hòa Lắng sơ cấp không dùng chất keo tụ Tiếp xúc sinh học Lắng thứ cấp Khử trùng Bổ sung BIOWC 96, DW 97 Phương pháp thứ ba: Nước thải Sàng rác Bể điều hòa Keo tụ + lắng sơ cấp PACN 95 Aerotank Khử trùng Bổ sung BIOWC 96, DW 97 Nước thải Sàng rác Bể điều hòa Lắng sơ cấp Aerotank Khử trùng Bổ sung BIOWC 96, DW 97 Phương pháp thư tư : 2.4 Các công nghệ xử lý nước thải của một số bệnh viện áp dụng trong các công trình đơn vị. Hiện nay , đa số các bệnh viện đều áp dụng biện pháp sinh học để xử lý nước thải. Tùy thuộc vào quy mô bệnh viện như lưu lượng xả thải diện tích mặt bằng và nguồn kinh phí đầu tư và các bệnh viện ứng dụng các công nghệ xử lý thích hợp. Ngoài ra , nhiều bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải từ lâu với những biện pháp công nghệ đơn giản như bể tự hoại hay nước thải chỉ qua bể lắng được khử trùng rồi thải ra ngoài. Bảng 2.11: Các công nghệ xử lý nước thải của một số bệnh viện. STT Công nghệ xử lý Tên bệnh viện I II III IV V VI VII VIII IX 1 Cơ học Ngăn tiếp nhận x x x x x x x x x 2 SCR x x x x x x x x x 3 Lắng cát x 4 Lắng 1 x x x x x 5 Sinh học Aerotank x x x x 6 Lọc sinh học x x x 7 Sinh học tiếp xúc x 8 Sinh học và cơ học Lắng 2 vỏ x 9 Cơ học Lắng 1 x 10 Hóa lý Keo tụ x 11 Cơ học Lắng 2 x x x x x x x x 12 Hóa lý Khử trùng x x x x x x x x x I : TT Y Tế Q7. V: BV 175 II : TT Y Tế Q8. VI: BV Nhiệt Đới. III : TT Y Tế huyện Bình Chánh. VII: BV Trung Tâm Ung Bứơu. IV: BV Phạm Ngọc Thạch. VIII: BV Thống Nhất IX: BV Nguyễn Trải. 2.5. Thành phần tính chất nước thải tại một số bệnh viện. Bảng 2.12 : Kết quả xét nghiệm nước thải đã xử lý của một số bệnh viện Thành Phố (2003 – 2004). Chỉ Tiêu Bv. Nhi Đồng II Bv. Nguyễn Tri Phương Bv. Phụ Sản Từ Dũ Cột B TCVN 5945-1995 9/2003 5/2004 09/2003 06/2004 09/2003 10/2004 SS (mg/l) 7 27 9,5 9,0 61 14,6 100 (mg/l) BOD5 (mg/l) 6,6 10,9 6,2 22,6 10 5,8 50 (mg/l) COD (mg/l) 113 53 47 88 128 43 100 (mg/l) NH4+ (mg/l) 31 45 51 17 51 27 1 (mg/l) P (mg/l) 2,5 3,5 2,6 2,2 5,6 6,7 6 (mg/l) Tổng Coliform MNP/100ml < 3 < 3 < 3 21. 000 24. 000 < 3 10. 000 MNP/100ml Clor dư (mg/l) 0,48 1,3 17 23,1 - 2,5 2 (mg/l) pH 7,57 6,93 7,14 7,23 7,07 7,88 5,5-9 Bảng 2.13 : Kết quả xét nghiệm nước thải đã xử lý của một số bệnh viện Thành Phố (2005). Chỉ Tiêu Thống Nhất Ung bướu Phạm ngọc thạch Tai mũi họng BV.Bưu điện 2 Hoàn Mỹ Nguyễn tri phương Nguyễn trải Da liễu BV115 TCVN 6772 – 2000. SS (mg/l) 10,5 25 17 - 5 27,2 7,3 11,3 - - 50 BOD5 (mg/l) 12 57,9 9 21,8 1 123 7,1 16 4,1 6,3 30 COD (mg/l) 61 88,4 42,8 93 5 266,7 38,1 88,4 33,5 76,2 100 NH4+ (mg/l) - 44,9 62,1 58,4 - - 0,51 0,63 - 11,4 1 P (mg/l) 2,4 3,3 4,6 4,1 - - 0,71 3,3 0,93 2,58 6 Tổng Coliform MNP/100ml 48000 7500000 240000 - 4600 4 <3 480 930 <3 1000 Clor dư (mg/l) - - - - - - - - - - - pH 7,2 7,03 7,28 7,85 6,83 6,81 7,92 6,34 9,29 8,53 5 - 9 2.14:Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Nguyễn Tri Phương. STT Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng Đơn vị đo Nồng độ 1 PH - 6. 97 2 Cặn lơ lửng (SS) mg/l 182 3 Nhu cầu oxy sinh học BOD5 mg/l 114 4 Nhu cầu oxy hoá học COD mg/l 152 5 Tổng Nitơ mg/l 36 6 Tổng Photpho mg/l 3. 2 7 Tổng colifrom MPN/100ml 4. 6 x 104 8 Ecoli MNP/100ml 3. 2 x 104 (Nguồn CEFINEA). Bảng 2.15 : Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Nguyễn Trải. STT Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng Đơn vị đo Nồng độ 1 Ph - 6.48 2 Cặn lơ lửng (SS) mg/l 148 3 Nhu cầu oxy sinh học BOD5 mg/l 126 4 Nhu cầu oxy hoá học COD mg/l 178 5 Tổng Nitơ mg/l 34 6 Tổng Photpho mg/l 3.2 7 Tổng colifrom MPN/100ml 6.5 x 104 8 Ecoli MNP/100ml 2.6 x 104 (Nguồn CEFINEA). Bảng 2.16 : Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện Chợ Rẩy. STT Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng Đơn vị đo Nồng độ 1 PH - 6.92 2 Cặn lơ lửng (SS) mg/l 188 3 Nhu cầu oxy sinh học BOD5 mg/l 104 4 Nhu cầu oxy hoá học COD mg/l 138 5 Tổng Nitơ mg/l 31 6 Tổng Photpho mg/l 2.5 7 Tổng colifrom MPN/100ml 5.5 x 104 8 Ecoli MNP/100ml 2.2 x 104 (Nguồn CEFINEA). Bảng 2.17: Quy mô và lưu lượng nước thải của các bệnh viện tại thành phố.HCM Stt Tên bệnh viện Quy mô ( số giường) Q (m3/ngày) q (m3/giường. ngày) 1 TT Y tế Q7 100 72 0.72 2 TT Y tế Q8 100 69 0.69 3 TT Y tế H. Bình Chánh. 100 83 0.83 4 BV Nguyễn Trải 400 324 0.81 5 BV 175 500 442 0.88 6 BV Phạm Ngọc Thạch 500 430 0.86 7 TT Ung Bướu 500 455 0.91 8 BV Thống Nhất 500 385 0.77 9 BV Nhiệt Đới 500 395 0.79 Nhìn chung nước thải ở một số bệnh viện đa khoa thuộc khu vực TPHCM có hàm lượng chất chất ô nhiễm trong nước thải vượt quá giới hạn cho phép. Số liệu đặc tính ô nhiễm trung bình như sau : pH : 6.8 – 7.2. Cặn lơ lửng : 120 – 210. BOD5 (mg/l) : 80 – 152. COD (mg/l) : 110 – 220. Tổng Nitơ (mg/l) : 30 – 40. Tổng PhotPho (mg/l) : 3 – 5. Tổng Colifrom (MNP/100ml) : 104 – 106. Ecoli (MNP/100ml) : 104 – 106. 2.6 Sơ đồ dây chuyền công nghệ tại một số bệnh viện ở TPHCM. Đứng trước tình hình đó thì một số bệnh viện, trung tâm y tế đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải : BV Chợ Rẫy, Nguyễn Trải, Viện Tim, Nhân Dân Gia Định, Triều An, Bình Dân … Công nghệ xử lý của các bệnh viện nhình chung đều giống nhau là sử dụng công nghệ bùn hoạt tính hiếu khí. Nước thải Bể điều hoà Bể thổi khí Bể lắng II Bể tiếp xúc Nguồn tiếp nhận Bể chứa bùn Chlor Đường nước Đường bùn Đường hoá chất Bùn tuần hoàn Thuyết minh công nghệ: Nước đã qua quá trình sử dụng thải bỏ theo đường ống ở các khu vực tập trung về hố thu gom của mỗi khu vực và được bom về bể điều hoà.Từ bể điều hoà các máy bơm sẽ bơm nước thải vào bể thổi khí, tại đây quá trình phân huỷ chất hữu cơ sẽ điễn ra do hoạt động của các vi sinh vật. Hỗn hợp nước bùn tự chảy sang bể lắng 2, tại đây hỗn hợp nước và bùn sẽ được tách ra, nươc đã được bổ xung Clor tiếp tục đi vào bể tiếp xúc kết thúc quá trình xử lý, còn bùn lắng ở bể lắng 2 một phần được tuần hoàn trở lại bể thổi khí, phần dư sẽ được thải bỏ vào bể chứa bùn và định kỳ được hút xả bỏ. BỆNH VIỆN DA LIỄU Giới Thiệu : Bệnh viện Da Liễu thuộc sự quản lý của sở Y Tế Tp. HCM. Địa chỉ 69B Ngô Thời Nhiệm, Q3 Tp. HCM với khuôn viên rộng khoảng 14.182m2. Hệ thống xử lý nước thải với công suất khoảng 200m3/ngàyđêm. Nguồn tiếp nhận nước thải đạt tiêu chuẩn loại B, theo TCVN 5994 – 1995. Sơ đồ dây chuyền công nghệ : Nước thải đầu vào Song chắn rác Bể điều hoà Lắng 1 Xả cặn Bể xử lý sinh học Khử trùng Nước thải đầu ra Lắng 2 Lắng 1 Xả cặn BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI Giới thiệu khái quát : Bệnh viện Nguyễn Trải toạ lạc tại số 314 Nguyễn Trải, Q5 Tp. HCM, là bệnh viện đa khoa với diện tích bằng 15000m2.Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện được xây dựng trên mặt bằng thi công khoảng 200m2. Hệ thống xử lý bằng phương pháp hoá sinh với công nghệ cyclone thuỷ lực, với lưu lượng 400m3/ ngày đêm. Sơ đồ dây chuyền công nghệ : Nước thải đầu vào Song chắn rác Bể điều hoà Lắng 1 Xả cặn Keo tụ Khử trùng Nước thải đầu ra Lắng 2 Thiết bị oxy hoá Xả cặn Lắng 1 Trộn thuỷ lực BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I Giới thiệu khái quát : Bệnh viện Nhi Đồng I toạ lạc trên đường Lý Thái tổ, Q10 TpHCM. Được xây dựng từ năm 1954, diện tích khuôn viên 31368,2m2. Hệ thống xử lý nước thải với công suất 400m3/ngày đêm. Sơ đồ dây chuyền công nghệ : Nước thải đầu vào Song chắn rác Bể điều hoà Bể xử lý sinh học Khử trùng Nước thải đầu ra Bể lắng Xả cặn BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Giới thiệu khái quát : Bệnh viện nhân dân Gia Định toạ lạc tại số 1 Nơ Trang Long Quận Bình Thạnh TpHCM. Bệnh viện toạ lạc trên một diện tích rộng 30678 km2. Hệ thống xử lý nước thải với công suất 300m3/ngàyđêm, nước thải đạt tiêu chuẩn loại B, theo TCVN 5945 – 1995. Nước thải đầu vào Song chắn rác Bể phân phối Bể xử lý sinh học kỵ khí Khử trùng Nước thải đầu ra Ngăn hoà trộn Lắng sơ bộ Lắng sơ bộ Sơ đồ quy trình công nghệ : BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH Sơ đồ quy trình công nghệ : Nước thải đầu vào Song chắn rác Bể điều hoà Khử trùng Nước thải đầu ra Bể lắng hai vỏ Kết luận: Việc nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải bệnh viện không chỉ thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định mà còn phải đảm bảo yếu tố chiếm ít diện tích, dễ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng, không gây ô nhiễm thứ cấp ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hệ thống lắp đặt công nghệ xử lý nước thải bệnh viện còn có giá thành lắp đặt công nghệ và sản phẩm xử lý phải phù hợp, cho kết quả tốt và hoạt động ổn định. Chương 3 TỔNG QUAN VỀ KHU ĐIỀU TRỊ KỸ THUẬT CAO BỆNH VIỆN BÌNH DÂN. 3.1 Điều kiện tự nhiên. Khí hậu: - Mưa : Khu đất dự kiến xây dựng có đặc điểm khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Có 2 mùa rõ rệt trong năm: -Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 -Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2300ml, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11 với khoảng 160 ngày mưa. -Lượng mưa cao nhất: 2718mm. -Lượng mưa thấp nhất: 1553mm. - Gió: Toàn vùng chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa với hai hướng gió chính trong năm. Hướng Đông Nam xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 4 với tốc độ gió lớn nhất qua thống kê từ 1967 – 1989 là 24 m/giây. Hướng Tây Nam xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 9 với tốc độ gió lớn nhất qua thống kê từ 1987 -1989 là 24 m/giây. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình là 290C, chênh lệch khí hậu từ 14 – 400C. Nhiệt độ cao tuyệt đối vào các tháng trước mùa mưa. Qua tài liệu thống kê ghi được 1977 đến 1988 như sau: -Nhiệt độ cao tuyệt đối vào tháng 3 năm 1980 là 37,90C -Nhiệt độ cao tuyệt đối của tháng trong năm dao động từ 33,80C đến 37,90C. -Nhiệt độ thấp tuyệt đối vào tháng 12 năm 1981 là 17,20C. -Nhiệt độ thấp tuyệt đối của từng tháng trong năm dao động từ 25,60C đến 20,30C. -Nhiệt độ cao nhất lịch sử quan trắc được là 40,00C xuất hiện vào tháng 1 năm 1992. -Nhiệt độ thấp nhất lịch sử quan trắc được là 13,80C xuất hiện vào tháng 1 năm 1937. - Độ ẩm: Độ ẩm cao tuyệt đối của tháng qua thống kê xác suất từ năm 1977 – 1988 biến đổi từ 64% (tháng 02/1977) đến 81% (tháng 05/1981). Độ ẩm tuyệt đối của từng tháng qua thống kê năm 1977 – 1988 biến đổi từ 29% (2/1977) đến 63% (9/1997). - Địa chất công trình: Qua tham khảo tài liệu khảo sát, cấu tạo đất tại khu vực có thành phần cát pha sét, cường độ chịu lực lớn hơn 1,2 kg/cm2. Mực nước cao nhất : 1,48m; Mực nước thấp nhất : - 2,47m; Mực nước trung bình : 0,22m. 3.2 Quy mô của Khu Điều Trị Kỹ Thuật Cao Bệnh Viện Bình Dân. 3.2.1 Nguồn cung cấp điện, nước. Hiện nay, đã có hệ thống cấp điện và cấp nước của thành phố chạy dọc theo tuyến đường Điện Biên Phủ rất ổn định và đủ công suất đáp ứng nhu cầu của Khu Điều trị Kỹ thuật cao. Ngoài ra, Khu còn đầu tư trang bị một máy phát điện dự phòng 400 KVA để đảm bảo nguồn điện liên tục cho một số phòng cấp cứu, phòng mổ, tủ lạnh, hành lang, lối ra vào chính. Hệ thống cấp nước của thành phố được cho chảy vào hồ nước ngầm sau đó bơm lên các bồn inox trên mái và đi vào hệ ống cấp. 3.2.2 Giao thông và thông tin liên lạc. Cũng như các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác, các hệ thống giao thông và thông tin liên lạc đã được hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu khu vực. Tuyến đường Điện Biên Phủ là mặt tiền của Khu nên rất thuận tiện cho lưu thông cấp cứu bệnh nhân. Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, do bưu chính viễn thông thành phố cung cấp. Dự kiến nhân sự làm việc tại Khu Điều trị Kỹ thuật cao là 118 CBCNV. Bao gồm: a) Khu hành chánh : 08 người Phòng thu viện phí: 04 Phòng hành chánh (báo cáo, lưu trữ, vi tính) : 04 b) Khu điều trị nội trú : 32 người Bác sĩ điều trị: 08 Điều dưỡng: 20 Hộ lý: 04 c) Khu khám bệnh : 08 người Bác sĩ trưởng khoa: 01 Bác sĩ khó khoa: 01 Bác sĩ khám niệu: 02 Bác sĩ khám tổng quát: 03 Bác sĩ tiểu phẫu tổng quát: 01 d) Khu xét nghiệm: 12 người Bác sĩ sinh hóa: 01 Bác sĩ xét nghiệm vi trùng: 01 Kỹ thuật viên: 05 Điều dưỡng: 03 Hộ lý: 02 e) Khu chẩn đoán hình ảnh: 19 người Bác sĩ siêu âm: 03 Bác sĩ kỹ thuật (Scanner, X quang,…) 02 Bác sĩ tán sỏi: 02 Kỹ thuật viên X quang: 04 Điều dưỡng: 06 Hộ lý: 02 f) Khu thanh trùng: 13 người Bác sĩ phụ trách chung: 01 Điều dưỡng phụ trách chung: 01 Nhân viên xử lý gòn, gạc, y cụ: 04 Nhân viên hô hấp tiệt trùng: 03 Nhân viên chống nhiễm khuẩn: 04 g) Khu phòng mổ: 16 người Bác sĩ phụ trách (trưởng, phó khoa) 02 Bác sĩ gây mê: 04 Kỹ thuật viên gây mê: 04 Điều dưỡng: 04 Hộ lý: 02 h) Tổ tạp vụ: 10 người Tổ bảo vệ: 02 Tổ lái xe: 02 Nhân viên khác: 06 3.2.3 Thuyết minh xây dựng tóm tắt. a). Khối nhà làm việc: Quy mô: - Hầm: nhà xe và các công trình kỹ thuật khác; 835,34m2 - Trệt: Khu khám bệnh ngoại trú, khoa cận lâm sàng; 851,19m2 - Lầu 1: Khu phòng mổ + hồi sức kỹ thuật cao; 955,47m2 - Lầu2: Khu xét nghiệm + Khu điều trị nội trú; 938,34m2 - Lầu 3: Khu điều trị nội trú; 981,9m2 - Lầu 4: Khu điều trị nội trú; 981,9m2 - Lầu 5: Khu điều trị cán bộ, khu điều hành, hội trường; 981,74m2 - Lầu 6: Khu nghỉ cho CBCNV, kho chứa; 524,72m2 - Sân thượng: Phòng thang máy; 135m2 b). Hệ thống cấp điện: Nguồn điện: Nguồn điện cung cấp cho công trình lấy từ lưới điện quốc gia: tuyến 15KV, sau đó qua trạm biến áp và được hạ xuống 200/380V. Dự trù máy phát điện dự phòng 400 KVA được sử dụng trong thời gian nguồn điện có sự cố, để đảm bảo nguồn điện liên tục cho một số phòng cấp cứu, phòng mổ, tủ lạnh, trực, hành lang, lối ra vào chính. Hệ thống điện chiếu sáng: Điện sử dụng cho chiếu sáng sân vườn được lấy từ trong công trình qua bảng điều khiển : Đèn trụ 1 bóng cột sắt cao 3m chiếu sáng cho khu vực sân: 08 bộ Dây dẫn điện : luồn trong ống PVC Þ15 chôn dưới đất, dài 244m. c). Hệ thống cấp nước. Nhu cầu cấp nước: Theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cấp nước cho Khu điều trị Kỹ thuật cao của Bệnh viện Bình Dân là 300 lít/người/ngày. Dự kiến bệnh viện có sức chứa khoảng 500 người/ngày bao gồm bệnh nhân, thân nhân, CBCNV… Nhu cầu dùng nước ước tính như sau: QSH = 320 x 500 = 160. 000 lít/ngày = 160m3/ngày Hệ số không điều hòa: k = 1,4 => QSH = 150*1,4 = 224 m3/ngày Lượng nước hao hụt rò rỉ: 5% x 210 = 11,2 m3/ngày Nước tưới cây rửa đường :784 m2 x 1,5 L/m2/ngày = 1.176 L/ngày ~ 1,2 m3/ngày Nước chữa cháy: sử dụng 04 họng chữa cháy để bơm nước cho tầng trệt và lầu, lưu lượng mỗi họng là 2,5L/s và được trữ trong 3 giờ. QCC = 4 x 2,5 x 3600 x 3 = 108.000 lít = 108 m3 Hồ nước ngầm chứa nước chữa cháy trong 1 giờ và 30% nước sinh hoạt : Qhồ = + 224 * 30% ~ 100 m3 Bồn nước trên mái : 20 m3; ống cấp nước PVC Þ60. Hệ thống nước tưới cây sử dụng ống PVC Þ34 chạy dọc 2 mặt bên và mặt sau của công trình, chiều dài ống 160m; sử dụng 04 họng nước để tưới cây. Ngoài ra còn có 1 vòi nước dài 20m được dùng khi cần thiết. Nguồn cấp: Sử dụng nguồn nước của hệ thống cấp nước thành phố hiện chạy dọc theo đường Điện Biên Phủ. d). Hệ thống thoát nước. Lưu lượng thoát nước Theo lưu lượng cấp nước trên, tổng l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo an tot nghiep .doc
  • dwgban ve do an tot nghiep .dwg
  • docbang.doc
  • dochinhanh.doc
  • docphu luc.doc
  • docTOAN.DOC
  • docTOLOT.doc
Tài liệu liên quan