Đồ án Khảo sát, đánh giá một số phương pháp phòng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục hình

Danh mục bảng

Lời mở đầu. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3

1.1. Khái quát về hồ tiêu. 4

1.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển. 4

1.1.2. Đặc điểm thực vật học và phân loại. 5

1.1.2.1 Phân loại khoa học. 5

1.1.2.2 Đặc điểm thực vật học. 5

1.1.3. Một số giống tiêu phổ biến và điều kiện canh tác. 7

1.1.3.1 Giống. 7

1.1.3.2 Điều kiện canh tác. 8

1.1.4. Quy trình kỹ thuật trồng tiêu và chế biến. 9

1.1.4.1 Chọn giống. 9

1.1.4.2 Chọn trụ làm choái tiêu. 10

1.1.4.3 Kỹ thuật trồng tiêu. 11

1.1.4.4 Thu hoạch, sơ chế và bảo quản. 15

1.1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu. 16

1.1.5.1 Tình hình sản xuất. 16

1.1.5.2 Tình hình tiu thụ. 17

1.2. Tình hình bệnh hại trên tiêu. 19

1.2.1. Một số bệnh hại chính trên cây tiêu. 19

1.2.1.1 Bệnh chết nhanh. 19

1.2.1.2 Bệnh chết chậm. 20

1.2.1.3 Bệnh virus hại hồ tiêu. 20

1.2.1.4 Dịch bệnh trên “choái” tiêu. 21

1.2.2 Một số nguyên cứu về bệnh hại tiêu trước đây. 21

1.3. Bệnh chết nhanh hồ tiêu. 27

1.3.1 Triệu chứng bệnh. 27

1.3.2 Nguyên nhân gây bệnh chết nhanh. 30

1.3.3 Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh. 30

1.3.4 Cch phịng trừ. 31

1.4. Phytophthora và nấm đối kháng Trichoderma. 32

1.4.1. Nấm Phytophthora . 32

1.4.1.1 Sơ lược chung. 32

1.4.1.2 Phương pháp chẩn đoán nhanh sự hiện diện của nấm Phytophthora. 33

bằng bẫy cánh hoa hồng

1.4.2. Nấm đối kháng Trichoderma . 34

1.4.2.1 Sơ lược chung. 34

1.4.2.2 Vị trí, phân loại của Trichoderma. 34

1.4.2.3 Đặc điểm hình thi v sinh. 35

1.4.2.4 Đặc điểm sinh hóa. 35

1.4.2.5 Các nguyên cứu ứng dụng Trichoderma. 38

1.4.2.6 Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma . 39

1.5. Sơ lược về cơ chế tác động của chế phẩm Exin R. 39

1.5.1 Tính kháng của cây trồng. 39

1.5.2 Salicylic acid và quá trình trao đổi chất. 41

1.5.3 Quá trình tổng hợp Salicylic acid trong cây. 42

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU. 44

2.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài. 45

2.2 Vật liệu nguyên cứu. 45

2.3 Phương pháp nguyên cứu. 45

2.3.1 Thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới. 45

2.3.2 Thí nghiệm ngoài đồng. 47

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 49

3.1. Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh do nấm Phytophthora capsici . 50

gây hại cây hồ tiêu của chế phẩm Trichoderma, Exin R

3.1.1 Trong điều kiện nhà lưới. 50

3.1.2 Đánh giá hiệu quả chế phẩm Trichoderma, Exin R phòng trừ bệnh chết nhanh cây tiêu ở ngoài đồng. 54

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ. 58

4.1 Kết luận. 59

4.2 Đề nghị. 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát, đánh giá một số phương pháp phòng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Teo, 1978). (Trích dẫn D.K.Koshy và John Bridge, 1990). Nguyễn Đăng Long và Bùi Cách Tuyến (1987) thì cho rằng phân hữu cơ ủ thật hoai mục sẽ đưa vào đất một số nấm ăn tuyến trùng và làm phát triển một số tuyến trùng ăn tuyến trùng. Rễ cây vạn thọ cĩ một số chất hạn chế được sự phát triển của tuyến trùng, trồng 3-5 cây xung quanh gốc tiêu cĩ tác dụng tốt. Lopes và Lordello (1979) cho rằng tuyến trùng Meloidogyne incognita kết hợp với nấm Fusarium solani sẽ gây hại cho tiêu nặng hơn khi chúng gây hại đơn lẻ (trích dẫn D.K.Koshy và John Bridge, 1990). Phan Quốc Sũng cho biết trên tiêu cĩ một số bệnh như: Bệnh tuyến trùng: gồm cĩ tuyến trùng gây nốt sần Meloidogyne incognita, tuyến trùng đục hang Radopholus similis và một số tuyến trùng khác như Rotylenchulus remiformis, Ditylenchus,… Phịng trừ: bĩn phân hữu cơ hoai mục để tạo ra những thiên địch để diệt trừ các tuyến trùng ký sinh hại tiêu từ các loại nấm và tuyến trùng ký sinh ăn thịt (bắt mồi), dùng Diaphos rải quanh gốc từ 8-10 g thuốc/một gốc, Mocap 10G dùng 10-20 g/gốc hoặc sử dụng Nemaphos, Nemacur để xử lý. Bệnh chết đột ngột (chết ẻo, héo rũ): do nấm Phytophthora spp. gây nên. Phịng trừ bằng cách khơng trồng tiêu ở vùng bị úng nước, khơng để vườn bị ẩm ướt thường xuyên, khi chớm bị bệnh dùng thuốc Aliette, Mexyl-72Mz và Funguran với nồng độ 0,2% để phun lên cây và tưới vào gốc (2-3 l/gốc). Bệnh chết chậm: do các nấm Fusarium spp., Rhizoctonia spp., Diplodia,…phịng trừ bằng cách trồng tiêu ở nơi đất tơi xốp, khơng bị úng nước, khơng để vườn tiêu quá ẩm ướt, dùng Topsin-M, Benzeb và Funguran với nồng độ 0,2% tưới 2-3 lít/gốc Bệnh khơ vằn và thán thư: do nấm Rhizoctonia solani và Colletotrichum gloeosporioides gây nên. Phịng trừ bằng các thuốc như Topsin-M Carbenzim, Bendazol phun nồng độ 0,2%. Bệnh mạng trắng: do nấm Marasmices scandens massee gây nên. Phịng trừ bằng cách tiêu hủy cành bệnh, dùng Aliette, Topsin-M và Benzeb phun ướt đẫm cành lá bệnh. Bệnh mốc hồng : do nấm Corticium salmonicolor gây nên, nấm gây hại ở trên thân và cành. Sử dụng các thuốc như ở bệnh mạng trắng để phịng trừ. Bệnh tiêu điên hay bệnh xoắn lùn: bệnh do virus gây ra. Phịng trừ bằng cách nhổ bỏ cây bị bệnh đem đốt, khơng dùng dao cắt cây bị bệnh để sang cắt cây khơng bị bệnh, phịng trừ tốt các loại cơn trùng như rệp, bọ rầy, bọ xít để diệt trừ các mơi giới truyền bệnh. Phạm Văn Biên (1989) miêu tả triệu chứng bệnh, biện pháp phịng trừ và các yếu tố làm cho bệnh phát triển như sau: Các bệnh hại rễ và gốc thân (do các loại nấm Fusarium solani và Lasiodiplodia theobromae, Phytophthora spp.). Nấm cĩ thể xâm nhập bất kỳ chỗ nào ở gốc thân và rễ, tạo thành vết biến màu và ướt. Dần dần vết bệnh ngày càng lan rộng. Khi mới nhiễm bệnh, cắt ngang gốc thân hoặc rễ cái thấy phần lõi gỗ khơng cịn trắng tươi mà đã ngã sang màu xỉn hoặc nâu nhạt. Lâu ngày bộ phận bị bệnh nằm trong đất ẩm ướt, tiếp tục bị rất nhiều vi sinh vật hoại sinh và bán ký sinh gây hại làm cho tồn bộ lõi thân, rễ dần dần thối mục, thâm đen, xơ xác. Chỉ cần nắm gốc tiêu kéo mạnh là nơi bị bệnh nặng cĩ thể bị đứt ngang. Ở một số cây tiêu bị bệnh lâu, phần thối mục cĩ thể lan đến gốc thân, nằm trên cách mặt đất 20-30 cm và dễ dàng đứt ngang ở đĩ. Cả bộ rễ chỉ cịn trơ rễ cái nhưng cũng đã bị mục. Nếu nấm bệnh bắt đầu xâm nhập từ rễ phụ hoặc rễ con thì quá trình xâm nhiễm xảy ra chậm hơn. Nơi nấm xâm nhiễm phần rễ bị thâm đen. Dần dần vết thâm thối sẽ lan rộng đến rễ cái rồi đi tới gốc thân. Thường chỉ khi những bộ phận này bị hại nặng thì phần thân lá trên mặt đất mới tàn tạ nhanh chĩng và khi đĩ cũng khĩ mà chữa cho cây hồi phục được. Trong một số trường hợp, nấm đồng thời xâm nhập và gây hại cả ở gốc rễ và thân lá. Lá bệnh màu đen khơ rồi rụng. Thân, cành bị bệnh cũng dần dần thâm đen, thối và tháo đốt. Trong những trường hợp nấm xâm nhập và gây hại tồn thân như vậy thì cây tiêu thường chết trong vịng 1-2 tháng. Một số biện pháp chính phịng trừ bệnh hại rễ và gốc thân như sau: Làm đất kỹ trước khi trồng, phơi ải đất trong mùa khơ, dọn sạch cây, lá, cỏ, rác. Bĩn đầy đủ phân hữu cơ đã bị hoai mục với lượng 10-30 kg/nọc. Sử dụng đủ và cân đối các loại phân N, P, K trong quá trình chăm sĩc cây tiêu sinh trưởng. Chọn trồng những giống cĩ năng suất khá và tương đối ít bệnh như tiêu trung lá lớn, tiêu trung lá nhỏ, tiêu sẻ lá lớn, Lada Belangtoeng. Dây giống trước khi giâm trồng nên ngâm 20-30 phút trong thuốc Benlat 1/1000, Zineb 3/1000. Khơng lấy dây giống từ vườn cĩ bệnh. Khơng để tiêu bị úng hoặc quá hạn. Kịp thời trừ sâu và tuyến trùng hại tiêu. Xử lý thuốc phịng bệnh một năm hai lần vào đầu mùa mưa và đầu mùa khơ bằng các loại thuốc: Bordeaux 1%, Ridomil 1/1000, Rovral 1/1000, Validacine 1/1000. Tưới 2-3 lít nước thuốc cho một nọc tiêu. Trong trường hợp bệnh đang phát triển, cứ 3-4 tuần xử lý thuốc một lần cho đến khi bệnh cĩ chiều hướng ngưng phát triển. Những gốc bị bệnh chết phải đào bỏ hết rễ đem đốt, phơi ải đất, un đốt hố trồng và tưới một trong các loại thuốc trên 10-15 ngày trước khi trồng. Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides): vết bệnh đầu tiên là những vết đốm vàng nhạt trên lá, sau vết bệnh hĩa nâu và đen dần. Đốm bệnh trịn hoặc khơng đều, đường kính vết bệnh từ 4-6 cm. Thường gặp bệnh xâm nhập và gây hại ở chĩt và mép lá. Khi già, rìa vết bệnh cĩ quầng đen rộng bao quanh, phân cách rõ rệt phần mơ bệnh và mơ khỏe. Bệnh cĩ thể lây sang bơng làm hại bơng, gây khơ, đen, lép thối hoặc lan sang dây nhánh làm tháo đốt, rụng cành. Điều kiện chăm sĩc kém, phân bĩn khơng đầy đủ, tưới nước khơng đều vào mùa khơ là những yếu tố làm cho bệnh phát triển. Bệnh đen lá (Lasiodiplodia theobromae): lúc đầu vết bệnh là những đốm vàng nhạt nhỏ sau lớn dần và hĩa nâu đen. Vết bệnh cĩ thể lan từ chĩp lá vào hoặc nằm giữa phiến lá. Vào lúc vết bệnh đã già, màu sắc vết bệnh hơi bạc đi và cĩ thể cĩ những quầng đồng tâm. Vết bệnh cĩ thể chiếm ¼ chiều dài lá tiêu. Nấm bệnh cũng gây hại trên cành nhánh làm đốt thân nâu đen, rụng dần từ ngọn xuống, làm tán cây tiêu trơng xơ xác trơ trụi. Điều kiện chăm sĩc kém, tưới nước khơng đầy đủ, cây tiêu sinh trưởng yếu bệnh mới phát triển rộng trên tán lá. Bệnh đốm lá (Rosellinia spp.): khi bị bệnh, ở dưới mặt lá tiêu cĩ những vết nâu đỏ nằm rải rác như đất bám, tập trung nhiều nhất ở phía bìa lá. Ở nơi cĩ nhiều vết bệnh phần mơ lá biến màu thành xanh vàng hoặc vàng tươi. Khi bệnh phát triển nặng, tồn lá héo vàng nhưng ít cĩ hiện tượng rụng lá hàng loạt. Bệnh khơ vằn (Rhizoctonia solani): vết bệnh mới cĩ dạng thối đen, xung quanh cĩ viền nâu đỏ sẫm, vết bệnh thường loang lổ, to nhỏ khơng đều, kích thước từ 1-10 cm. bệnh hại chủ yếu phần tán lá dưới gốc, vết bệnh trên lá cĩ thể ăn lan từ mép lá vào hoặc nằm ngang giữa phiến lá. Khi rìa vết bệnh chuyển màu trắng xám, phồng rộp, đơi khi cĩ màu loang lổ đồng tâm. Những ngày trời ẩm ướt cĩ thể thấy một lớp tơ nấm trắng phủ trên bề mặt cành, lá. Khi sợi nấm già cĩ thể thấy một số hạch nấm li ti trên bề mặt, lúc non màu trắng, sau già cĩ màu nâu đỏ cứng. Bệnh gỉ lá (tảo Cephaleuros mycoides): tảo đĩng thành từng đốm trên mặt lá, đơi khi thấy cả ở dưới mặt lá. Quan sát đốm bệnh bằng kính phĩng đại thấy khối tảo hình cầu, lùi xùi, màu xanh nâu. Phịng trừ bệnh hại thân lá tiêu: Trồng tiêu với mật độ thích hợp, theo từng loại đất, loại nọc và giống để đến khi vườn tiêu bước vào thu hoạch ổn định vẫn được sáng, thống. Bĩn đầy đủ các phân hữu cơ và cân đối các phân vơ cơ. Bảo đảm thốt nước tốt vườn tiêu trong mùa mưa và tưới đủ trong mùa khơ. Tỉa nhánh tiêu ở gốc sát mặt đất, đốn tỉa nhánh ngọn cho tiêu phân bố đều. Thu dọn các tàn dư cây trong vườn, nếu cĩ mầm bệnh phải đưa ra xa đốt bỏ. Cĩ thể phun các loại thuốc như: Bordeaux 1%, Benlat 0,1%, Validecine 0,1% để trừ các bệnh trên. Theo Phạm Hữu Trinh và các cộng tác viên (1987) miêu tả một số triệu chứng và tác nhân gây bệnh của một số nấm bệnh trên tiêu như: Bệnh thối gốc rễ: do các loại nấm như: Fusarium spp., Pythium spp., Rhizoctonia spp., Phytophthora spp. Fusarium spp., Pythium spp., Rhizoctonia spp., Phytophthora spp. gây ra. Chúng cĩ thể tấn cơng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau tấn cơng làm cho cây bị nhiễm bệnh chết nhanh hơn. Triệu chứng: thoạt đầu, cây tăng trưởng chậm và hơi khựng lại, lá úa vàng héo rũ và rụng dần hoặc từ trên ngọn trở xuống hoặc từ dưới gốc lên trên. Cây cĩ thể chết đột ngột nhanh chĩng sau khi rụng hết lá hoặc héo mịn suy yếu qua một thời gian chừng vài tháng, cũng cĩ khi thân rụng dần từng đốt, cĩ trường hợp lá khơng rụng nhưng héo rũ và chết khơ luơn với cả dây. Bệnh tuyến trùng: do tuyến trùng nội ký sinh gây bướu rễ như nhĩm tuyến trùng Meloidogyne (gồm cĩ Meloidogyne incognita và Meloidogyne arenaria) và tuyến trùng ngoại ký sinh thường là Pratylenchus. Triệu chứng: cây vàng vọt, sinh trưởng kém, năng suất giảm dần, khơng bắt phân. Rễ bị sưng, thối từng điểm, ngắn lại và ít đâm rễ phụ. Vào mùa nắng cây bị khơ héo rất nhanh. Bệnh khơ đầu ngọn và thối trái: do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Triệu chứng: cây ngưng phát triển, các lá trên cùng úa vàng, trên lá và trái non xuất hiện những chấm và đốm đen làm lá và trái rụng sớm. Cây bị mất sức, suy yếu. Bệnh vằn lá do virus: do virus gây ra, thường do rầy là mơi giới truyền từ cây bị bệnh sang, tuyến trùng Xiphinena cũng cĩ thể là tác nhân lây lan bệnh. Triệu chứng: lá nổi những vệt xanh đậm xen kẽ với những đường gân xanh lợt và lá bị cong vẹo, rõ nhất là ở các lá non, cây cằn cỗi, chậm lớn, năng suất kém. Đồn Thị Ái Thuyên và cộng tác viên, 2000. Cho biết trên tiêu cĩ 8 loại triệu chứng cơ bản biểu hiện bệnh virus: Đốm hoa lá (cây lùn): biểu hiện triệu chứng là chấm hoặc đốm vàng nhỏ 1-3 mm trên các lá phần giữa thân nọc tiêu. Biến dạng quăn mép lá: triệu chứng là mép lá quăn, gồ ghề, biến dạng. Thường biểu hiện ở các lá phần ngọn nọc tiêu. Nhăn phiến lá: bề mặt lá nhăn, gồ ghề, lồi lõm. Gặp trên lá ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây. Khảm vàng gân xanh: đốm chấm vàng nhỏ, 3-7 mm giữa các gân lá, sau lớn dần hình thành khảm trên tồn bộ mặt lá. Biểu hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây. Thối hĩa, teo chĩp lá: phần đỉnh chĩp lá thối hĩa. Biểu hiện thường kèm theo triệu chứng đốm vàng lá. Lá teo, nhỏ hơn lá bình thường 3-5 lần. Khảm đốm, xanh đậm: đốm màu xanh đậm tạo thành vệt khảm dài ở giữa phiến lá. Hoại tử, thối lá: các nốt trịn nhỏ trong suốt 0,1-1 mm và to dần khi cây phát triển. Ở lá khơ chúng tạo thành các lỗ màu nâu đen trên phiến lá. Thường gặp ở lá phần giữa nọc tiêu. Đốm vịng: trên lá hình thành những đốm trịn, lớn kết dính với nhau tạo thành những vùng vịng trịn xen kẽ sáng tối dày đặc. 1.3. BỆNH CHẾT NHANH HỒ TIÊU 1.3.1 Triệu chứng bệnh Bệnh gây hại trên tất cả các vùng trồng hồ tiêu ở nước ta. Triệu chứng bệnh thường quan sát rõ nét nhất và điển hình nhất vào cuối mùa mưa và đầu mùa khơ.Ban đầu các đầu chĩp rễ biến màu và cĩ mầu nâu nhạt hay màu nâu thấm nước, sau chuyển sang màu nâu đen, rễ bị thối và khơng cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cây và cây bị héo nhanh, mép lá hơi co lại và trở nên vàng trước khi rụng, sau khi lá rụng quả bắt đầu bị nhăn nheo và khơ. Cây tiêu rũ lá vàng và rụng hàng loạt chỉ trong vịng 5-7 ngày, để lại cành trơ trụi, sau đĩ tồn dây bị héo đen và chết. Trên thân cây bị bệnh thường quan sát thấy mạch dẫn trong thân bị đen. Bệnh cĩ thể quan sát thấy trong mùa mưa từng nhánh cây bị héo xanh và cĩ thể chết từng phần trên “nọc tiêu”. Nhiều khi trong mùa mưa bệnh cũng gây thối chùm hoa và chùm quả. Khi trong vườn cĩ khoảng 5-7% cây chết thì phần lớn các cây khác đã bị nấm tấn cơng. Hình 1.6 Cây tiêu nhiễm bệnh chết nhanh Hình 1.7 Những nọc tiêu chỉ cịn trơ lại “chối” 1.3.2 Nguyên nhân gây bệnh chết nhanh Cĩ nhiều cơng trình nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh chết nhanh và đi đến thống nhất bệnh do nấm Phytophthora gây ra. Những nghiên cứu mới nhất của trường Đại học tổng hợp Sydney trong khuơn khổ của dự án ACIAR đã cho thấy cĩ tới 3 lồi nấm Phytophthora tham gia gây triệu chứng chết nhanh: Phytophthora capsici, P. nicotianae, P.cinnamomi, trong đĩ lồi nấm Phytophthora capsici là phổ biến hơn ở tất cả các vùng trồng tiêu. 1.3.3 Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh Bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora capsici tấn cơng trên cây tiêu thường xảy ra trong mùa mưa, khi cĩ khí hậu nĩng và ẩm. Bệnh xảy ra nhiều trên những vườn thốt nước kém, đất bị ngập nước hồn tồn, là những đều kiện thích hợp cho nấm phát triển. Cây tiêu đang sinh trưởng bình thường xanh tốt, vài ngày sau thấy lá vàng héo rồi rụng, sau đĩ các đốt thân cũng biến màu xanh đen và rụng. Hiện tượng rụng lá và đốt thường bắt đầu từ ngọn trở xuống và xảy ra rất nhanh, sau khoảng 1-2 tháng cả cây tiêu héo chết. Nhổ gốc lên thấy bộ rễ tiêu bị thối đen, gốc thân cũng bị thối. Nấm Phytophthora capsici sống trong đất dưới hình thức các sợi nấm (mycelium) hoặc các bào tử cĩ vách dày hay cịn gọi là nỗn bào tử (oospores), các nỗn bào tử tồn tại hàng năm trong đất. Khi đất ẩm, các nỗn bào tử nảy mầm cho ra các sợi nấm (mycelia), các sợi nấm sinh ra các bào tử nang (sporangie), các bào tử nang chứa các cá thể gây bệnh gọi là động bào tử (zoospores). Các động bào tử chỉ phĩng thích ra ngồi bào tử nang để gây bệnh khi đất bị ngập nước hồn tồn. Khi ra ngồi các động bào tử dùng lơng roi (Flagella) bơi tới các rễ cây để gây bệnh hay bơi theo các dịng nước mưa để tới các nơi khác trong vườn, làm bệnh lây lan rất nhanh. Vườn bị ngập nước càng lâu thì áp lực bệnh càng lớn. nấm trong đất phát triển mạnh trong mùa mưa, xâm nhập phá hủy bộ rễ. Hiện tượng cây tiêu bị chết đồng loạt vào đầu mùa khơ khi cây bị thiếu nước. Những vườn tiêu ẩm thấp, bị đọng nước trong mùa mưa thường bị bệnh nặng. Tuy động bào tử của nấm Phytophthora capsici cĩ khả năng xâm nhiễm trực tiếp vào mơ cây, nhưng trong trường hợp cĩ vết thương, quá trình xâm nhiễm xảy ra dễ dàng hơn. Tác nhân chính gây ra vết thương ở bộ rễ tiêu đa số là tuyến trùng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, tuyến trùng xâm nhập vào rễ tạo vết thương hở cho nấm xâm nhập vào gây bệnh. 1.3.4 Cách phịng trừ Bệnh chết nhanh dây tiêu đa phần do nấm Phytophthora capsici cùng với tập đồn các nấm gây hại khác sống trong đất gây ra. Theo như thĩi quen canh tác của người dân hiện nay thì đa phần sử dụng các loại thuốc hoặc phân bĩn hĩa học để bĩn cho cây tiêu là chính. Thuốc hĩa học mang lại hiệu quả cao, nhanh chĩng đối với một số loại bệnh. Tuy nhiên, về lâu về dài thì chính việc bĩn phân liên tục quá nhiều và chỉ bĩn thuần phân hĩa học đã giết chết các vi sinh vật cĩ lợi và bĩc lột các chất hữu cơ trong đất làm đất thiếu phản ứng đối kháng tự nhiên giữa vi sinh vật cĩ ích và vi sinh vật gây hại trong đất. Do đĩ cần phải xây dựng chiến lược phịng trừ tổng hợp (IPM) theo hướng hữu cơ sinh học trên cây tiêu để cứu vãn tình thế các vườn tiêu bị dịch hại nghiêm trọng hiện nay. Để xây dựng mơ hình IPM theo hướng hữu cơ sinh học trên cây hồ tiêu cần: Canh tác hợp lý: khơng trồng tiêu ở nơi đất trũng hoặc những khu đất thấp dưới chân đồi, khơng để nước bên ngồi chảy vào vườn tiêu để hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh, đào mương thốt úng trong vườn tiêu triệt để, đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế nấm bệnh trong đất và tránh sự lây lan trên diện rộng. Phủ rác hoặc cây xanh trong vườn , khơng để mặt bị rửa trơi xĩi mịn; tuy nhiên khơng được trồng chung tiêu với các loại cây trồng khác cũng là ký chủ của nấm Phytophthora như: cà tím, cà pháo, cà chua, ớt, bầu bí, khoai sọ, cà rốt, súp lơ.. trong vườn tiêu. Dùng “chối” tiêu sống , cĩ thể dùng cây neem làm “chối” thay cho cây vơng (cây vơng hiện nay đang bị một loại ong đục ngọn, gây chết rất nghiêm trọng). Sử dụng giống cĩ khả năng kháng bệnh cao như Lada Belangtoeng (năng suất thấp, trồng ở những nơi cĩ dịch hại nặng), Vĩnh Linh… Phân bĩn: bĩn phân hữu cơ cĩ chất lương hoai triệt để, và phân hữu cơ sinh học là chính (phân bĩn gốc, bĩn lá). Chỉ bĩn thêm phân hĩa học cho cân đối dinh dưỡng. biện pháp này tạo dinh dưỡng tối ưu cho cây phát triển, tạo sức đề kháng sâu bệnh cho cây, kìm hãm rất hiệu quả nguồn nấm bệnh và tuyến trùng cĩ rừ trong đất. Sử dụng các chế phẩm sinh học: dùng compost chứa nấm đối kháng Trichoderma bĩn vào đất, phun chế phẩm lên cây hoặc xuống đất để trừ nấm bệnh. Sử dụng chế phẩm Exin R (thành phần chính là salysalic acid) như chế phẩm phịng và trị hữu hiệu nấm và vi khuẩn gây bệnh. Bĩn bả dầu neem cùng với phân bĩn, sử dụng những chất kích thích tính kháng, những ferramol xua đuổi cơn trùng hại “chối” và dây tiêu. Sử dụng thật hạn chế thuốc hĩa học và khơng được đổ trực tiếp xuống gốc tiêu. 1.4. PHYTOPHTHORA & NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA 1.4.1. Nấm Phytophthora 1.4.1.1 Sơ lược chung Cĩ nhiều cơng trình nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh chết nhanh và đi đến thống nhất bệnh do nấm Phytophthora gây ra. Những nghiên cứu mới nhất của trường Đại học tổng hợp Sydney trong khuơn khổ của dự án ACIAR đã cho thấy cĩ tới 3 lồi nấm Phytophthora tham gia gây triệu chứng chết nhanh: Phytophthora capsici, P. nicotianae, P.cinnamomi, trong đĩ lồi nấm Phytophthora capsici là phổ biến hơn ở tất cả các vùng trồng tiêu. Nấm Phytophthora là loại nấm đa kí chủ, ngồi việc gây hại cho cây tiêu, sầu riêng, ca cao ,dứa, cao su cịn gây hại trên rau, hoa kiểng và nhiều loại cây trồng khác. Nấm Phytophthora thuộc họ Pythiaceae, bộ Penoporale, lớp Oomycetes, sợi nấm khơng màu, khơng vách ngăn, đơn bào, kích thước khơng đều, bào tử túi mang hình trứng hay hình quả chanh, trên đầu cĩ nuốm hoặc khơng cĩ nuốm, khơng màu, trong suốt. Bào tử hình cầu hoặc hình thận cĩ hai lơng roi, di chuyển rất nhanh trong nước, nhiệt độ thích hợp để nấm sinh trưởng và phát triển từ 25-30C, pH 6-7. Trên cây tiêu dịng nấm Phythophthora gây hại chủ yếu trong mùa mưa, nhất là vào cuối mưa, gây hại nặng ở những vùng trồng dày, ẩm độ cao, nhất là ẩm độ quanh gốc cao. Bệnh phát triển mạnh trên đất xấu, đất thốt nước kém. Nấm bệnh xâm nhập vào cây qua vết thương do cơn trùng phá hay do xây xát trong quá trình chăm sĩc. Nấm Phytophthora cĩ thể tấn cơng riêng rẻ nhưng đa số là cĩ sự kết hợp với các nấm khác như Fusarium, Pythium và Rhizoctonia cùng tấn cơng làm cây chết nhanh Hình 1.8 Nấm Phytophthora 1.4.1.2 Phương pháp chẩn đốn nhanh sự hiện diện của nấm Phytophthora bằng bẫy cánh hoa hồng Phương pháp này được mơ tả như sau: Thu thập mẫu đất ở gốc cây bị bệnh. Hịa đất vào nước cất vơ trùng trong cốc với tỉ lệ 1 phần đất : 2 phần nước. Khuấy nhẹ đất trong cốc, để lắng xuống trong 2 giờ (tốt nhất để qua đêm). Cắt cánh hoa cĩ màu sắc kích thước 0,5 x 0,5 cm (1 mồi bẫy) thả vào cố nước trên. Để cốc bẫy bào tử qua đêm ở nhiệt độ phịng. Quan sát cánh hoa sau 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày. Khi thấy cánh hoa bị mất màu cĩ thể dùng kính lúp để quan sát sợi nấm hoặc mang lên kính hiển vi soi nếu thấy xuất hiện bào tử nấm Phytophthora. Ở các phịng thí nghiệm thì tiến hành làm thuần lần 1, lần 2, lần 3… rồi cấy lên mơi trường CA, PCA… và tiến hành lây bệnh để xác định khả năng gây bệnh của nấm đã thu thập được và tiến hành dùng cho các lần nguyên cứu tiếp theo. Phương pháp này cũng đã được ứng dụng để xác định nấm Phytophthora, Pythium gây bệnh trên cây dứa, sầu riêng, ca cao và cả cây giĩ trầm. Bảng 1.7. Kết quả phân tích nấm Phytophthora và Pythium từ mồi bẫy TT Vật liệu bẫy Tổng số mẫu Phytophthora spp Pythium spp Số mẫu bẫy được %Số mẫu bẫy được Số mẫu bẫy được %Số mẫu bẫy được 1 Cánh hoa 100 33 33 40 40 2 Mơi trường PCA 100 12 12 17 17 (Nguồn: Viện bảo vệ thực vật Đắc Nơng năm 2006) Kết quả cho thấy: trong 100 mẫu đất phân tích thì tỉ lệ nấm Phytophthora xuất hiện chiếm 33%, nấm Pythium chiếm 40%. Bảng 1.8. Kết quả lây nhiễm nhân tạo nấm Phytophthora cho hồ tiêu TT Phương pháp lây nhiễm Số cây lây nhiễm Số cây biểu hiện triệu chứng Tỉ lệ (%) Triệu chứng sau lây nhiễm 1 -Áp thạch cĩ nguồn nấm vào thân. -Tưới du động bào tử & nấm vào đất. -Phun du động bào tử lên thân. 20 20 20 5 13 4 25 65 20 -Chết hại đoạn thân, cành non -Cây biến vàng tồn bộ lá, sau đĩ chết hoại dần nhánh cây, cuối cùng chết tồn bộ cây. -Rụng lá, đốt, cành 2 -Phun nước 20 0 0 (Nguồn: Viện bảo vệ thực vật Đắc Nơng năm 2006) Số liệu ở bảng 1.8 cho thấy: ở cả 3 phương pháp lây nhiễm đều biểu hiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh cĩ khác nhau, tưới du động bào tử và nấm vào đất cho kết quả nhiễm bệnh là cao nhất (65%), áp thạch cĩ nguồn nấm vào thân và phun du động bào tử lên thân cĩ tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh chỉ là 20 - 25%. 1.4.2. Nấm đối kháng Trichoderma 1.4.2.1 Sơ lược chung Trichoderma là một lồi nấm đất, phát triển tốt trên các loại đất giàu chất dinh dưỡng hoặc trên tàn dư thực vật. Đặc điểm hình thái của nấm này là cành bào tử khơng màu, sợi nấm khơng màu, cĩ vách ngăn, cĩ khả năng phân nhánh nhiều và cho lượng bào tử rất lớn. Bào tử thường cĩ màu xanh, đơn bào hình trứng, trịn, elip hoặc oval tùy theo từng lồi, bào tử đỉnh ở cành (Tăng Thị Ánh Thơ, 2005). 1.4.2.2 Vị trí, phân loại của Trichoderma Trichoderma là chi khá phổ biến trong tự nhiên, đặc biệt là trong mơi trường đất. Theo Gary J. Samuels, Trichoderma ít tìm thấy trong thực vật sống và chúng khơng sống nội ký sinh với thực vật. Ngày nay, hệ thống phân loại của nấm Trichoderma vẫn chưa rõ ràng và khá phức tạp, do đĩ cĩ nhiều ý kiến khác nhau đưa ra khi phân loại giống nấm này. Theo Rifai (1969), Barnett H.L v Barry B. Hunter (1972), Trichoderma spp thuộc lớp nấm bất tồn Deuteromycetes (fungi imperfect); thứ tự vị trí phân loại như sau: Giới : Nấm Ngành : Ascomycota Lớp : Deuteromycetes (nấm bất tồn) Bộ : Moniliales Họ : Moniliaceae Giống : Trichoderma spp Theo Agrios G.N (1997), Hrman G.E (2002), hầu hết Trichoderma spp cĩ giai đoạn sinh sản vơ tính (đây là lý do Trichoderma spp được phân loại thuộc nhĩm nấm bất tồn Deuteromycetes, bộ Moniliales), tuy nhiên một vài lồi Trichoderma spp. cũng cĩ khả năng sinh sản hữu tính nên được phân vào lớp nấm tiểu Ascomycetes, bộ Hypocreales, giống Hypocrea. 1.4.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh lý Khuẩn lạc Trichoderma spp. cĩ màu từ lục trắng đến lục, vàng xanh, lục đậm, giống này tăng trưởng rất mạnh: đường kính khuẩn lạc đạt từ 2 – 9 cm sau 4 ngày nuơi cấy ở 250C (Elisa Esposito và Manuela da Silva, 1998), khuẩn ty khơng màu sinh cuống mang bào tử. Cuống bào tử này gọi là bào tử đính dạng hình cầu, hình elip hoặc hình thuơn, màu lục, liên kết nhau nhờ chất nhầy. Chúng phát triển trên nhiều loại cơ chất khác nhau (sáp, gỗ, các lồi nấm khác), chúng cũng tồn tại khi nồng độ CO2 ở mức cao (10%) và sống được ở đất acid và bazơ (pH = 3 – 8). Nấm Trichoderma spp hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và các mơi trường khác. Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống cĩ khả năng phát triển ngay trên rễ. 1.4.2.4 Đặc điểm sinh hĩa Trichoderma cĩ thể sinh rất nhiều loại enzyme ngoại bào như chitinase, glucanase, xylase, lipase, pectinase, cellulase, protease, … để phân hủy xác thực vật và tế bào nấm bệnh trong đời sống hoại sinh và ký sinh của chúng. Sau đây là một số hệ enzyme điển hình ở Trichoderma. Hệ enzyme cellulase Cơng thức cấu tạo cellulase: Enzyme cellulase Cellulose là chất trùng hợp với tiểu đơn vị là D-glucose nối nhau bởi liên kết beta-1,4-glycosidic, cellulose được sử dụng như một nguồn năng lượng carbon ở rất nhiều vi sinh vật tiết ra cellulase. Hình 1.9 Cơng thức cấu tạo của cellulase Hệ enzyme cellulase ở Trichoderma spp được phân thành ba lớp: Beta-1,4-D-glucanase (cellobiohydrolase) giải phĩng đơn vị cellobiosyl từ chuỗi cellulose. Endo-1,4-D-glucanase phân cắt liên kết glucosidic bên trong cấu trúc cellulose. Beta-1,4-D-glucanase phân cắt cello-oligosaccharide thành glucose khử. Quá trình thuỷ phân cellulose cĩ sự phối hợp của ít nhất 1 enzyme chlobiohydrolase, hai enzyme endoglucanase và một enzyme beta-glucosidase (Hui et al. 2001), Trichoderma reesei RUT C30 được biết là chủng cĩ khả năng tạo nhiều cellulase, Trichoderma hazianum T3 cũng là một chủng rất hiệu quả khi sử dụng để kiểm sốt đối với Pythium, chủng này được biết cũng tạo nhiều loại enzyme cellulase. Hệ enzyme chitinase Chitin l polysaccharide cĩ nhiều trong tự nhiên, chúng tham gia trong hầu hết cấu trúc polyme ở nấm và cơn trùng, cơng thức hĩa học: [C8H13NO5]n. Chitin cĩ cấu tạo và chức năng gần giống với cellulose, trong tự nhiên, chitin là chất hữu cơ chiếm thứ hai sau cellulose về số lượng, chitin thay thế một phần hay tồn bộ cellulose trong thành tế bào của một số lồi thực vật. Chitin là chất rắn vơ định hình, khơng tan trong nước và hầu hết các acid, alcol, dung mơi hữu cơ khác. Tuy nhiên, chitin cĩ thể bị thủy giải bởi acid vơ cơ mạnh (HCl đậm đặc) hoặc bằng enzyme vi sinh vật. Enzyme chitinase l thủy giải chitin, chitinase xúc tác cắt liên kết C1 và C4 của 2 đơn vị: beta-1,4-N-acetylglucosamine (GlcNac). Hệ enzyme chitinase được phân thành 3 lớp (Sahai và Manocha, 1992): Chitobiosidase: enzyme này giải phĩng đơn vị diacetylchitobiose. Endochitinase: phân cắt liê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7) Nội dung chính.doc
  • doc2) Nhiệm vụ đề án tốt nghiệp.doc
  • doc3) Lời cảm ơn.doc
  • doc4) Mục lục.doc
  • doc5) Danh mục các bảng.doc
  • doc6) Danh muc hinh.doc
  • doc8) Tài liệu tham khảo.doc