Tổng quan về đường Nguyễn Thị Minh Khai:
Là ranh giới giữa hai quận trung tâm là quận 1 và quận 3, với tổng chiều dài gần 4km bắt đầu từ ngã sáu Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Thị Minh Khai đến hết cầu Thị Nghè – Đường Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những tuyến đường trọng điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
NTMK thuộc quận 1 được chia làm 4 đoạn thuộc 4 phường khác nhau:
Đoạn 1 từ cầu Thị Nghè đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phía đường số chẵn) thuộc phường Bến Nghé với chiều dài 1.8km, cắt các trục đường chính như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đinh Tiên Hoàng, Mạc Đĩnh Chi, Hai Bà Trưng, Phạm Ngọc Thạch, Pasteur và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tuy dài chưa đầy 2km nhưng đoạn dường này có khá nhiều cơ quan, địa điểm quan trọng: Thảo Cầm Viên thành phố (cổng sau), Trung tâm báo chí và hợp tác và truyền thông quốc tế (Trụ sở miền Nam), Đài Truyền hình tp Hồ Chí Minh, Lãnh sự quán Pháp, Nhà văn hóa Thanh Niên tp Hồ Chí Minh, Lãnh sự quán Trung Quốc . ngoài ra còn có các văn phòng, nhà hàng, khách sạn, trường học, cửa hàng lớn khác.
Đoạn 2 từ cầu Thị Nghè đến Hai Bà Trưng (phía đường số lẻ) thuộc phường Đa Kao với chiều dài 1,3km.
Đoạn 3 từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Cống Quỳnh thuộc phường Bến Thành với chiều dài 1,7km, cắt các trục đường chính như Trương Định, Cách Mạng Tháng 8 và Cống Quỳnh. Đoạn đường này có khuôn viên Dinh Thống Nhất, Cung văn hóa lao động, Công viên văn hóa Tao Đàn, Sở y tế thành phố nên số hộ dân không nhiều như khu vực 1.
Đoạn 4 từ Cống Quỳnh đến hết công viên Phong Châu thuộc phưởng Nguyễn Cư Trinh với chiều dài 355m đi qua đường Cao Thắng. Ngoài rác thải sinh hoạt, đoạn đường này còn có thêm rác y tế từ bệnh viện Từ Dũ.
NTMK thuộc quận 3 được chia làm 3 đoạn thuộc 3 phường khác nhau:
Đoạn 1 từ bùng binh ngã 6 đến Cao Thắng thuộc phường 2 với chiều dài 388 m.
Đoạn 2 từ Cao Thắng đến Cách Mạng Tháng 8 thuộc phường 5 với chiều dài 825m.
Đoạn 3 từ Cách Mạng Tháng 8 đến Hai Bà Trưng thuộc phường 6 với chiều dài 1.4km. Với Thông tấn xã Việt Nam, các tòa cao ốc, văn phòng, nhà hàng khách sạn lớn của thành phố.
38 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát điều tra hoạt động quét dọn chất thải rắn đô thị trên tuyến đường trọng điểm Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lương hoặc khu công nghiệp Tân Bình hoặc hàng trăm cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp khác nằm dọc các kênh Tân Hóa- Lò Gốm (thuộc các quận 6, quận 11). Mặc dù đã di dời ra các huyện ngoại thành nhưng hơn 70 cơ sở sản xuất nằm dọc kênh An Hạ - Thầy Cai (huyện Hóc Môn – Củ Chi), do không có hệ thống xử lý cũng nhanh chóng làm ô nhiễm nguồn nước vốn trong sạch trước đây của hệ thống kênh này.
Môi trường đất:
Rác thải xây dựng:
Nơi tập trung các vật liệu thải do xây dựng tạo điều kiện hình thảnh các bãi rác công cộng.
Rác thải y tế:
Theo đánh giá kiểm tra bệnh viện năm 2003 của Vụ điều trị (Bộ y tế), chỉ mới có 30% bệnh viện trong cả nước có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại, 55% bệnh viện chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng hoặc có không hoàn chỉnh, hay đã ngưng hoặt động vì không đủ kinh phí, 50% chưa có phương tiện tốt để thiêu đốt chất thải rắn y tế, 55% chưa có nhà chứa rác đúng yêu cầu. Và cũng từng ấy thiếu túi nylon và hộp an toàn để thu gom chất thải y tế và các vật sắt nhọn bị nhiễm khuẩn.
Bãi chôn lấp:
Hiện nay, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 6000 – 6500 tấn chất thải rắn đô thị. Phần lớn (75 – 80%) chất thải rắn đô thị (5900 – 6200 tấn/ngày) đều được thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi chôn lấp Gò Cát – Bình Chánh và bãi chôn lấp Phước Hiệp (thuộc khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (880 ha) – Củ Chi với công nghệ duy nhất là chôn lấp vệ sinh.
Cả hai bãi chôn lấp này mặc dù được đầu tư rất lớn với công nghệ khá hiện đại, nhưng vẫn gây ô nhiễm đến môi trường do nước rỉ rác và khí bãi chôn lấp (kể cả mùi). Đặc biệt công nghệ chôn lấp chiếm đất rất lớn, mỗi năm với khối lượng chất thải rắn đô thị khoảng 5900 – 6200 tấn/ngày thành phố Hồ Chí Minh cần 9 – 12ha để chôn lấp và diện tích này khó có thể sử dụng vào mục đích khác trong thời gian dài (30 – 50 năm), không những thế, chúng còn cần được bảo trì và giám sát với kinh phí hàng năm (20 – 25 năm sau khi đóng bãi) khá lớn.
Môi trường không khí:
Trong không khí hiện nay có đủ các thành phần bụi: bụi hô hấp( có đường kính từ 10µm trở xuống), bụi lơ lửng (đường kính từ 10µm trở lên)… Trớ trêu ở chỗ bụi lơ lửng lại đúng ngang mặt người (cách 1,5m so với mặt đường) cho nên càng dễ tác động xấu đến sức khỏe cúa con người.
Theo đánh giá của thạc sĩ Lưu Đức Cường, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị - nông thôn thuộc Bộ Xây Dựng, hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi và ô nhiễm tới mức trầm trọng. Đặc biệt là ở những thành phố lớn như là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Nổng độ bụi trung bình trong không khí cao hơn nhiều tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 3 lần. Ở những nơi đang xây dựng các cơ sở hạ tầng như cầu cống, nhà cửa, đường sá… con số này còn vượt so với tiêu chuẩn cho phép từ 10 – 20 lần.
Từ các khu dân cư đến các trục đường chính, những nút giao thông hay ở tất cả các khu công nghiệp, không khí đểu ô nhiễm bụi nặng. Trong khi tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh theo tiêu chuẩn Việt Nam, giá trị giới hạn đối với bụi đặc biệt là bụi lơ lửng trung bình một giờ là 0.3mg/m3, trung bình 24h là 0.2mg/m3.
Tại các khu công nghiệp như Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh: 0.57mg/m3, Sóng Thần, Bình Dương: 0.37mg/m3, Nhơn Trạch, Đồng Nai: 0.31mg/m3… Và hầu hết ở những khu vực này đều là bụi lơ lửng.
Ảnh hưởng đến con người và môi trường:
Nếu không được xử lý đúng cách, những loại rác do con người thải ra môi trường có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi trường sống…
Gây hại đến sức khỏe con người:
Rác thải sỉnh hoạt:
Rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các sinh vật gây bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột… Qua các trung gian truyền nhiễm bệnh có thể phát triển thành dịch. Rác thải sinh hoạt có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và công nhân vệ sinh.
Nhiều thành phần trong rác sinh hoạt như mực viết, bút bi, dầu máy… cũng gây độc cho con người. Theo đó, trong mực viết có thể chứa kim loại nặng (như chì, thủy ngân…), pin thì chứa các thành phần nguy hại như than hoạt tính, kim loại, niken… Những thành phần nguy hại này được giới hạn ở mức độ nhất định, chúng không gây nên những ngộ độc cấp tính và bình thường chúng có vẻ vô hại với người dùng, nhưng khi các thành phần nguy hại trong chất thải tương tác với nhau dễ gây ra các phản ứng có hại hoặc nhiễm vào thực phẩm gây ngộ độc.
Rác thải y tế:
Trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa một lượng lớn tác nhân vi sinh gây bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua da, đường hô hấp, đường tiêu hóa… Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Đó là do trong chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắt nhọn…
Rác thải công nghiệp:
Trong chất thải công nghiệp có nhiều chất có thể dẫn đến bệnh ung thư, như các chất có gốc clo, hợp chất hữu cơ chứa benzene, các dung môi, amiang (trong sản xuất công nghiệp và xây dựng…) nếu không xử lý triệt để sẽ là tác nhân của rất nhiều bệnh như ung thư phổi, ung thư biểu mô, ung thư bàng quang…
Hủy hoại môi trường:
Không chỉ tác động có hại trực tiếp đến sức khỏe con người, về lâu dài nếu chất thải rắn chứa các thành phần nguy hại bị xả vào môi trường sẻ hủy hoại cả môi trường sống và có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.
Gây ô nhiễm nguồn nước:
Chất thải rắn không được thu gom, xả thẳng vào kênh rạch, sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Rác nặng lắng xuống dưới làm tắc đường lưu thông của nước, rác nhỏ, nhẹ lơ lửng làm đục nguồn nước. Rác có kích thước lớn như giấy vụn, túi nylon nổi lên trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxy giữa nước và không khí. Chất hữu cơ trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân hủy bốc bùi hôi thối.
Nước hình thành trong các bãi chôn lấp có hàm lượng các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao với COD từ 7000 – 45000mg/l, BOD từ 5000 – 30000mg/l củng với hàm lượng cao của P và NH3 gây ô nhiễm nguồn nước mặt sinh hoạt của các hộ dân.
Gây ô nhiễm không khí:
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển rác gây ô nhiễm không khí.
Rác có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy hiếu khí kị khí sinh ra các khí độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO2, CO, H2S, CH4, NH3… ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khi metan có thể gây cháy nổ nên rác cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại.
Gây ô nhiễm đất:
Nước rò rỉ từ các bãi rác mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không được kiểm soát an toàn thấm vào đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim loại nặng trong nước rỉ rác gây độc cho cây trồng và động vật đất.
Tóm lại, chất thải rắn là nguồn ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: nước, đất, không khí. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng…trong chất thải sẽ thấm vào đất, nước. Hậu quả là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được. Khi nước đã bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực vật xung quanh sống bằng dất, nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu sống bằng nguồn nước và thức ăn nhiễm độc đó, độc vật và con người cũng mang theo mình nhiều chất độc hại. Khâu truyền độc chất trung gian này chúng ta rất khó kiểm soát. Nếu chúng ta không biết thương môi trường, chính chúng ta phải gánh chịu hậu quả mả nó mang lại.
Hệ thống quản lý CTR
Quàn lý chất thải rắn là:
Khống chế sự phát sinh CTR
Tồn trữ
Thu gom
Vận chuyển
Xử lý
Thải bỏ/chôn lấp
Mục đích của quản lý CTR:
Bảo vệ sức khỏe của cộng đồng
Bảo vệ môi trường
Sử dụng tối đa vật liệu
Tác chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ
Giảm thiểu rác ở bãi chôn lấp
Những thách thức của QLCTR trong tương lai:
Thay đổi thói quen tiêu thụ trong xã hội
Giảm lượng rác thải tại nguồn
Xây dựng bãi chôn lấp an toàn hơn
Phát triển công nghệ mới
Hệ thống quản lý CTR tại thành phố HCM
Hiện nay việc thu gom,vận chuyển và xử lý rác phần lớn do Công ty môi trường đô thị đảm nhận, chịu sự kiểm soát của UBND thành phố thông qua sở giao thông công chánh và sở tài nguyên môi trường.
Ngoài ra, có sự tham gia của các công ty tư nhân và các tổ thu gom dân lập.
Các chương trình hỗ trợ
Chương trình xã hội hóa hệ thống quản lý CTR
Chương trình phân loại CTR tại nguồn
Chương trình giám sát chất lượng vệ sinh và các bãi chôn lấp
Chương trình đào tạo và huấn luyện
Chương trình tuyên truyền và vận động nâng cao ý tức vệ sinh cộng đồng
Các vấn đề tồn tại:
Hệ thống đội ngụ cán bộ từ thành phố đến quận huyện, phường xã vừa thiếu vừa chưa được đào tạo chính quy.
Chưa triển khai được chiến lược quản lý CTR
Chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý CTR nên rất khó xác định các chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn
Toàn bộ hệ thống CTR đang hoạt động theo cơ chế bị động và giải quyết sự vụ là chính
Việc nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ còn yếu à quản lý theo kinh nghiệm hơn là khoa học.
Quan hệ quốc tế còn bị động, phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài à kế quả dự đoán khó áp dụng.
Nguyên nhân:
Tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa quá nhanh
Quản lý CTR là một lĩnh vực mới trong công tác quản lý đô thị
Thiếu cán bộ đẩu đàn, thiếu về số lượng và chất lượng chủa đội ngũ cán bộ quản lý
Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý còn thiếu thốn và lại hậu
Thiếu mối quan hệ chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành
Vấn đề tồn tại lớn nhất và nguyên nhân lớn nhất của hệ thống quản lý môi trường nói chung và hệt hống quản lý CTRĐT nói riêng là con người, thiếu trình độ chuyên môn (tầm) và thiếu sự say mê nghề nghiệp (tâm).
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTR
Các tác động của hệ thống quản lý chất thải
Tác động kinh tế - chi phí và doanh thu
Tác động đến sức khỏe con người – bệnh tật, hỏa hoạn, nhiễm độc…
Tác động môi trường – ô nhiễm không khí, đất, nước, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mất đất đai
Các tác động xã hội
Các tác động đến mỹ quan môi trường
Các yếu tố gây trở ngại đến quản lý CTR
Đô thị hóa (các loại chất thải, tính dễ tiếp cận để thu gom)
Công nghiệp hóa (các loại chất thải)
Thói quen của người tiêu dùng và nhà sản xuất
Các tính chất của CTR
Sự thay đổi theo thời gian (số lượng, công nghệ, thái độ…)
Sự quan tâm và chống đối của công chúng
Dữ liệu cần thiết
Sự không chắc chắn và các giả thiết
CHƯƠNG II:
TỔNG QUAN ĐƯỜNG NGUYỄN THỊ MINH KHAI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG NÀY
Tổng quan về đường Nguyễn Thị Minh Khai:
Là ranh giới giữa hai quận trung tâm là quận 1 và quận 3, với tổng chiều dài gần 4km bắt đầu từ ngã sáu Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Thị Minh Khai đến hết cầu Thị Nghè – Đường Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những tuyến đường trọng điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
NTMK thuộc quận 1 được chia làm 4 đoạn thuộc 4 phường khác nhau:
Đoạn 1 từ cầu Thị Nghè đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phía đường số chẵn) thuộc phường Bến Nghé với chiều dài 1.8km, cắt các trục đường chính như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đinh Tiên Hoàng, Mạc Đĩnh Chi, Hai Bà Trưng, Phạm Ngọc Thạch, Pasteur và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tuy dài chưa đầy 2km nhưng đoạn dường này có khá nhiều cơ quan, địa điểm quan trọng: Thảo Cầm Viên thành phố (cổng sau), Trung tâm báo chí và hợp tác và truyền thông quốc tế (Trụ sở miền Nam), Đài Truyền hình tp Hồ Chí Minh, Lãnh sự quán Pháp, Nhà văn hóa Thanh Niên tp Hồ Chí Minh, Lãnh sự quán Trung Quốc…. ngoài ra còn có các văn phòng, nhà hàng, khách sạn, trường học, cửa hàng lớn khác.
Đoạn 2 từ cầu Thị Nghè đến Hai Bà Trưng (phía đường số lẻ) thuộc phường Đa Kao với chiều dài 1,3km.
Đoạn 3 từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Cống Quỳnh thuộc phường Bến Thành với chiều dài 1,7km, cắt các trục đường chính như Trương Định, Cách Mạng Tháng 8 và Cống Quỳnh. Đoạn đường này có khuôn viên Dinh Thống Nhất, Cung văn hóa lao động, Công viên văn hóa Tao Đàn, Sở y tế thành phố… nên số hộ dân không nhiều như khu vực 1.
Đoạn 4 từ Cống Quỳnh đến hết công viên Phong Châu thuộc phưởng Nguyễn Cư Trinh với chiều dài 355m đi qua đường Cao Thắng. Ngoài rác thải sinh hoạt, đoạn đường này còn có thêm rác y tế từ bệnh viện Từ Dũ.
NTMK thuộc quận 3 được chia làm 3 đoạn thuộc 3 phường khác nhau:
Đoạn 1 từ bùng binh ngã 6 đến Cao Thắng thuộc phường 2 với chiều dài 388 m.
Đoạn 2 từ Cao Thắng đến Cách Mạng Tháng 8 thuộc phường 5 với chiều dài 825m.
Đoạn 3 từ Cách Mạng Tháng 8 đến Hai Bà Trưng thuộc phường 6 với chiều dài 1.4km. Với Thông tấn xã Việt Nam, các tòa cao ốc, văn phòng, nhà hàng khách sạn lớn của thành phố.
Là một tuyến đường trọng điểm của thành phố, góp phần lớn phát triển kinh tế nhưng cũng là nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt đáng kể.
Thành phần – khối lượng CTR trên dường Nguyễn Thị Minh Khai:
Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH:
Chất thải rắn phát sinh trên địa bàn từ những nguồn chính như sau:
Khu dân cư
Chợ
Bệnh viện
Nhà hàng, khách sạn
Công sở, trường học
Bệnh viện, trung tâm y tế
Khối lượng CTRSH:
Với tổng số hộ dân khoảng gần 500 hộ. Số lượng rác thu gom được hằng ngày là:
Mrác = 500x5x0.8 = 2000 kg
Sơ đồ tổ chức quản lý CTRSH:
Quận 1:
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân quận 1
Công ty công trình công cộng quận 1
Đội vận chuyển
Đội dịch vụ công cộng
Đội vệ sinh
Quận 3:
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân quận 3
Công ty dịch vụ công ích quận 3
Đội vận chuyển
Đội dịch vụ công cộng
Đội vệ sinh
Hiện trạng quy trình thu gom:
Lưu trữ tại nguồn:
Các phương tiện lưu trữ tại nguồn bao gồm các loại túi nylon, giỏ cần xé, thùng nhựa, các loại thùng chứa rác 120l và 240l ( 62 thùng rác trên suốt tuyến đường), xe đẩy tay 660l được đặt trên đường phố và trang bị cho công việc quét dọn.
Các loại dụng cụ này lưu giữ từng loại CTRSH khác nhau tùy từng khu vực thải bỏ như:
+ Hộ gia đình thường dùng túi nylon, thùng nhựa để lưu giữ rác thải trong nhà
+ Khách sạn, nhà hàng… thường dùng thùng chứa bằng nhựa, polymer.
+ Chợ thường tập trung thành từng đống trước khi xe ép đến lấy rác.
Tổ chức thu gom: Hoàn toàn được thực hiện bởi hệ thống thu gom rác công lập
Do thuộc cả hai quận trung tâm là quận 1 và 3 nên việc thu gom CTR trên đường được thực hiện chủ yếu bởi hai cty là Công ty Công Trình Công Cộng Quận 1 và Công ty Dịch Vụ Công Ích quận 3 – nay là Cty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 3. CTR được thu gom chủ yếu bằng các thùng chức 240 l hoặc 660 l. Một công nhân trong ca làm việc được cấp 1 xe 660l nhưng có thể tự trang bị thêm nếu nhu cầu không đủ. Rác trên toàn tuyến được tập trụng tại các điểm hẹn để xe trung chuyển đến lấy chở đến trạm trung chuyển hoặc bãi chôn lấp vào các giờ nhất định trong ngày.
Cty Công Trình Công Cộng Quận 1- PUBLIC WORKS AND SERVICE COMPANY DISTRICT 1.
Địa chỉ: 87 Bùi Thị Xuân – Phường Phạm Ngũ Lão – Quận 1
Tổng quan về công ty:
Tiền thân của Công Ty Công Trình Công Cộng Quận 1 là Xí Nghiệp Công Trình Đô Thị Quận 1, được thành lập theo quyết định 167/QĐ – UB ngày 24 tháng 6 năm 1987 của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 1997, căn cứ đặc điểm kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các yêu cầu về đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị của khu vực trung tâm thành phố cũng như nhu cầu về dịch vụ vệ sinh, cảnh quan đô thị, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và công trình dân dụng ngày càng tăng cao; Xí Nghiệp Công Trình Đô Thị Quận 1 được tổ chức lại thành Công Ty Công Trình Công Cộng Quận 1 theo quyết định số 6591/QĐ – UB – KT ngày 19/11/1997 của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Với quy mô tổ chức, hoạt động dịch vụ mở rộng, công ty được thành phố xếp loại quy mô hạng I.
Cơ cấu tổ chức:
Ban giám đốc
Giám đốc: Bà Nguyễn Thanh Hồng
Phó giám đốc:
+ Bà Quách Túy Hồng
+ Ông Trần Mạnh Cường
+ Ông Đặng Gia Tuấn
Kế toán trưởng: Bà Huỳnh Thị Hương
Phòng nghiệp vụ
Phòng kế hoạch kinh doanh – Đầu tư
Phòng kỹ thuật vật tư
Phòng kế toán thống kê
Phòng tổ chức hành chính – Lao động tiền lương
Đơn vị kinh doanh trực thuộc
Đội vệ sinh
Đội vận chuyển
Đội dịch vụ công cộng
Đội duy tu xây dựng
Đội sản xuất, kinh doanh sản phẫm Composite
Đội hoa kiểng
Đội công viên
+ Cửa hàng hoa kiểng Trúc Đào
Ngành nghề kinh doanh:
Quét dọn, thu gom và vận chuyển rác đô thị, rác y tế, rác nguy hại. Tổ chức thực hiện các dịch vụ vệ sinh đô thị, dịch vụ vệ sinh công nghiệp và dân dụng.
Khảo sát, thi công vườn hoa cây kiểng.
Khảo sát, thiết kế, xây dựng mới các nhà vệ sinh công cộng.
Xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý môi trường. Xử lý rác trên địa bàn quận 1 và chế biến phân rác.
Tổ chức ươm trồng cung ứng cây hoa kiểng.
Tổ chức cung ứng nhiên liệu cho xe chuyên dụng của Công ty và các đối tượng khác theo yêu cầu.
Kinh doanh vật liệu xây dựng.
Nạo vét cống rãnh, kênh rạch. Tráng bê tong và bê tong nhựa nóng ngõ hẻm và lắp đặt hệ thống thoát nước.
Khảo sát thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. San lấp mặt bằng. Duy tu, bảo dưỡng và xây dựng các công trình: Cảnh quan đô thị (hoa viên, công viên, tiểu đảo), công trình giao thông (đường, vỉa hè); công trình đường ống cấp, thoát nước; các công trình dân dụng, công nghiệp. Đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà.
Sản xuất, mua bán, cho thuê các loại trang thiết bị, dụng cụ phục vụ ngành vệ sinh môi trường.
Bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ (xe ô tô, xe tải, xe chuyên dụng); mua bán, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ. Sửa chữa phương tiện chuyên dùng theo hợp đồng kinh tế.
Tổ chức và quản lý các hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Tổ chức triển lãm nghệ thuật, mua bán tranh ảnh.
Dịch vụ mai tang và kinh doanh nghĩa trang.
Quy định và dụng cụ trong quá trình làm việc:
Hoạt động độc lập trên tinh thần tự giác, các công nhân làm việc theo ca tại các tuyến đường đã được phân công cụ thể theo lịch làm việc trong tuần.
Thiết bị thu gom vận chuyển:
Xe đẩy tay composite 660l hạn sử dụng 6 năm, hàng năm có sửa chữa khi phát sinh hư hỏng: 10 xe
Chổi được trang bị là chổi đực (cỏ đực) trung bình 1 cây/ngày.
Ky được sử dụng 1 cái 1 năm.
Xe tưới cây, rửa đường
Xe ép rác và xe vận chuyển
Công nhân được trang bị đồ bảo hộ lao động theo định mức gồm: găng tay, quần áo bảo hộ, nón bảo hộ, khẩu trang, giày ủng, áo phản quang…
Ngoài ra còn có xe trung chuyển đến lấy rác tại các điểm hẹn.
Thời gian, cơ cấu, nhân lực và ngân sách:
Thời gian thu gom: chia làm 2 ca – ca 1 hoạt động từ 5h đến 14h50 với 4 lần quét. Ca 2 hoạt động từ 17h đến 1h30 với 3 lần quét.
Tuyến đường được thực hiện bởi 4 tổ:
Tổ 2 (phụ trách phường Đa Kao): Quét từ Hai Bà Trưng đến Cầu Thị Nghè( Phía đường số lẻ).
Tổ 3 (phụ trách phường Bến Nghé): quét từ Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến cầu Thị Nghè.
Tổ 4 (phụ trách phường Bến Thành): Quét từ Tôn Thất Tùng đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Tổ 5 (phụ trách phường Nguyễn Cư Trinh): quét từ Công viên Phong Châu đến Tôn Thất Tùng.
Cán bộ thu gom: Mỗi người làm việc theo đúng tuyến và thời gian đã được phân công trước. Rác tại các thùng 240l sẽ được lấy trực tiếp trong quá trình thu gom. Rác được tập trung tại điểm hẹn đúng giờ quy định sau khi quét xong để xe thu gom đến lấy chở ra bãi chôn lấp. Phần đường tại điểm hẹn sau khi lấy rác sẽ được rửa đường và khử trùng do đội dịch vụ công cộng phụ trách.
Ngân sách: phụ thuộc vào diện tích quét và thu gom rác (tính theo tấn).
Hiệu suất thu gom: 100%
Khối lượng thu gom trong ngày khoảng: 800kg/ngày
Thời gian và lịch trình thu gom rác:
CA NGÀY
STT
TỪ
ĐẾN
THỜI GIAN QUÉT DỌN
SỐ XE TAY
LẦN 1
LẦN 2
LẦN 3
LẦN 4
1
Hai Bà Trưng
Cầu Thị Nghè
5h ==> 7h15'
8h30 ==> 10h
12h30 ==> 14h
2
2
Cầu Thị Nghè
Đinh Tiên Hoàng
7h30==>8h
10h ==> 10h30
14h ==> 15h
1 xe x 2 lần
3
Cầu Thị Nghè
Nam Kì Khởi Nghĩa
5h==>7h
8h30 ==> 9h30
12h ==> 13h30
1 xe x 2 lần
4
Tôn Thất Tùng
Nam Kì Khởi Nghĩa
5h==>7h
8h30 ==> 9h30
12h ==> 13h30
13h30 ==> 15h
1
5
Cống Quỳnh
Tôn Thất Tùng
5h==>7h
5h05 ==> 9h
12h ==> 13h
14h30 ==> 14h50
2 xe x 2 lần
6
Cống Quỳnh
Phạm Viết Chánh
6h5==>6h30
8h35 ==> 9h
10h15 ==>10h30
12h ==> 13h30
1
CA ĐÊM
STT
TỪ
ĐẾN
THỜI GIAN QUÉT DỌN
GHI CHÚ
LẦN 1
LẦN 2
LẦN 3
SỐ XE TAY
1
Cầu Thị Nghè
Đinh Tiên Hoàng
21h==>22h
1h==>1h15'
ít
2
Hai Bà Trưng
Đinh Tiên Hoàng
17h==>17h30'
19h35'==>22h30'
23h50'==>1h15'
2
3
Cầu Thị Nghè
Đinh Tiên Hoàng
18h30'==>19h
22h==>23h30'
24h30'==>1h30'
ít
quét lau lại
4
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hai Bà Trưng
17h==>18h
19h30==>21h30'
24h30'==>1h30'
1
5
Tôn Thất Tùng
CMT8
17h==>17h30'
23h05'==>24h
24h==>1h30'
1
6
CMT8
Nam Kì Khởi Nghĩa
17h==>17h30'
22h==>24h
24h30'==>1h30'
1
7
Cống Quỳnh
Tôn Thất Tùng
18h35'==>20h
21h35'==>23h
24h==>24h20
1
8
Cống Quỳnh
Phạm Viết Chánh
19h ==> 20h
22h05'==>23h
24h25'==>24h40
2 xe x2 lần
Công Ty Dịch Vụ Công Ích Quận 3 – DISTRICT 3 PUBLIC SERVICES COMPANY LIMITED.
Địa chỉ: 200B Võ Văn Tần – Phường 5 – Quận 3
Công Ty Dịch Vụ Công Ích Quận 3 được chuyển thể thành Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Dịch Vụ Công Ích Quận 3 theo quyết định 3302/QĐ – UBND ngày 28/7/2010 của UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Về cơ bản giống Công ty Công Trình Công Cộng Quận 1 nhưng về thời gian thu gom có khác biệt:
Thời gian thu gom chia làm 2 ca: Ca 1 hoạt động từ 4h đến 13h50, ca 2 từ 16h đến 0h30.
Ngân sách: phụ thuộc vào diện tích quét và thu gom rác (tính theo tấn).
Hiệu suất thu gom: 100%
Khối lượng thu gom trong ngày khoảng: 1000kg/ngày
Thời gian và lịch trình thu gom rác:
CA NGÀY
STT
TỪ
ĐẾN
THỜI GIAN QUÉT DỌN
SỐ XE TAY
LẦN 1
LẦN 2
LẦN 3
LẦN 4
1
Phạm Ngọc Thạch
Cầu Thị Nghè
4h ==> 6h15'
7h30 ==> 9h
11h30 ==> 13h
2
2
Cầu Thị Nghè
Mạc Đĩnh Chi
6h30==>7h
9h ==> 9h30
13h ==> 14h
1 xe x 2 lần
3
Cầu Thị Nghè
Lê Quý Đôn
4h==>6h
7h30 ==> 8h30
11h ==> 12h30
1 xe x 2 lần
4
Nguyễn Thương Hiền
Lê Quý Đôn
4h==>6h
7h30 ==> 8h30
11h ==> 12h30
12h30 ==> 14h
1
5
Cao Thắng
Nguyễn Thượng Hiền
4h==>6h
4h05 ==> 8h
11h ==> 12h
13h30 ==> 13h50
2 xe x 2 lần
6
Cao Thắng
Công viên Phong Châu
5h5==>5h30
7h35 ==> 8h
11h15 ==>9h30
11h ==> 12h30
1
CA ĐÊM
STT
TỪ
ĐẾN
THỜI GIAN QUÉT DỌN
GHI CHÚ
LẦN 1
LẦN 2
LẦN 3
SỐ XE TAY
1
Cầu Thị Nghè
Mạc Đĩnh Chi
20h==>21h
0h==>0h15'
ít
2
Phạm Ngọc Thạch
Mạc Đĩnh Chi
16h==>16h30'
18h35'==>21h30'
22h50'==>0h15'
2
3
Cầu Thị Nghè
Mạc Đĩnh Chi
17h30'==>18h
21h==>22h30'
23h30'==>0h30'
ít
quét lau lại
4
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Phạm Ngọc Thạch
16h==>17h
18h30==>20h30'
23h30'==>0h30'
1
5
Nguyễn Thượng Hiền
Bà Huyện Thanh Quan
16h==>16h30'
22h05'==>23h
23h==>0h30'
1
6
Bà Huyện Thanh Quan
Lê Quý Đôn
16h==>16h30'
21h==>23h
23h30'==>0h30'
1
7
Cao Thắng
Nguyễn Thượng Hiền
17h35'==>19h
20h35'==>22h
23h==>23h20
1
8
Cao Thắng
Công Viên Phong Châu
18h ==> 19h
21h05'==>22h
23h25'==>23h40
2 xe x2 lần
Hình thức thu gom:
CTRSH từ nguồn phát sinh khác nhau được thu gom theo hình thức hệ thống congtenno để lưu trữ tạm thời các loại rác theo sơ đồ thu gom sau:
Điểm hẹn (xe ép 5t, 7t, 10t)
Rác từ hộ gia đình, cơ sở SX, dịch vụ….
Phương tiện thu gom (composite 660l)
Trạm chung chuyển (nếu rác quá nhiều)
Chuyển đến bãi chôn lấp ( xe 11t)
Theo hình thức này, người thu gom rác sẽ đẩy xe thu gom (xe đẩy tay 660l) rỗng từ nơi tập trung đến nơi lấy rác đầu tiên trong dây truyền thu gom lấy rác của các hộ dân đồng thời thu rác tại các thùng rác tập trung (nếu có). Quá trình này được thực hiện cho đến khi hết tuyến đường thu gom được phân công. Rác được tập trung tại điểm hẹn theo đúng thời gian quy định để đội vận chuyển đến lấy rác – trong trường hợp xe ép rác ko kịp đến, công nhân sẽ sử dụng các xe thu gom dự trữ để tiếp tục cho lần quét tiếp ngay sau đó. Thời gian đổ rác từ xe thu gom qua xe trung chuyển từ 10 – 15’. Xe trung chuyển sẽ đi theo tuyến đường được vạch sẵn lấy rác rồi chở ra trạm trung chuyển tại chợ Hạnh Thông Tây – Q.Gò Vấp hoặc chuyển thẳng ra bãi chôn lấp.
Phương tiện thu gom:
Phương tiện thu gom là xe đẩy tay 660l được phân công cố định cho mỗi người, sau mỗi lần thu gom sẽ được vệ sinh tại chỗ.
Hiện trạng thu gom rác tại các điểm hẹn:
Điểm hẹn:
Quận 1:
Vị trí điểm hẹn
Thời gian hoạt động
Tồng xe
Công viên Phong Châu
9h, 14h, 20h, 1h, 21h
8
Huyền Trân Công Chúa
9h, 15h, 22h, 2h,22h
6
Chợ Bến Thành
8h, 15h, 20h, 1h30,23h
6
Công viên Lê Văn Tám
9h, 14h, 16h30,24h
6
Quận 3:
Vị trí điểm hẹn
Thời gian hoạt động
Tồng xe
Ngã tư Cao Thắng – Bàn Cờ
10h, 15h, 21h, 2h
9
Cao Thắng – CMT8
10h, 16h, 23h, 3h
6
Hồ Con Rùa
9h, 16h, 21h, 2h30
7
Qui trình hoạt động tại các điểm hẹn:
Hoạt động khác nhau phụ thuộc vào thời gian giao rác. Hiện tại toàn tuyến có tổng cộng 7 điểm hẹn – trong đó 4 điểm thuộc quận 1 và 3 điểm thuộc quận 3. Thời gian hoạt động của các điểm hẹn được quy định sẵn – phù hợp với hiện trạng giao thông và sinh hoạt tại thành phố.
Hiện nay, quận 1 cũng như qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CTR DUYỆT.docx