Đồ án Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Ranger

MỤC LỤC

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 5

LỜI NÓI ĐẦU 6

1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 7

2. GIỚI THIỆU VỀ XE FORD RANGER 8

2.1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE FORD RANGER 8

2.2. GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG CƠ BẢN TRÊN XE 9

2.2.1. Hệ thống nhiên liệu 9

2.2.2. Hệ thống khởi động 11

2.2.3. Hệ thống làm mát 13

2.2.4. Hệ thống bôi trơn 14

2.2.5. Hệ thống lái 15

2.2.6. Hệ thống phanh 16

2.2.7. Hệ thống treo 16

2.2.7.1. Hệ thống treo trước 17

2.2.7.2. Hệ thống treo sau 18

3. KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE FORD RANGER 18

3.1. TỔNG QUAN 18

3.2. MỘT SỐ KÝ HIỆU TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ TRÊN XE FORD RANGER 20

3.3. HỆ THỐNG CUNG CẤP 23

3.3.1. Chức năng của hệ thống cung cấp 23

3.3.2. Ắc quy 24

3.3.3. Máy phát điện 27

3.3.3.1. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 27

3.3.3.2. Nguyên lý sinh điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha 28

3.3.3.3. Bộ chỉnh lưu 29

3.3.3.4. Bộ điều chỉnh điện 32

3.3.4. Sơ đồ mạch điện hệ thống cung cấp điện trên xe Ford Ranger 34

3.4. HỆ THỐNG THÔNG TIN 35

3.4.1. Bảng táp lô 35

3.4.1.1. Cấu tạo bảng táp lô 35

3.4.1.2. Sơ đồ mạch điện bảng táp lô 36

3.4.2. Hệ thống mạng MPX 37

3.4.2.1. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ cao (HS-CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô 39

3.4.2.2. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ trung bình (MS-CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô 39

3.5. HỆ THỐNG ĐO ĐẠC VÀ KIỂM TRA 40

3.5.1. Màn hình huỳnh quang chân không (VFD) 41

3.5.1.1. Cấu tạo 41

3.5.1.2. Nguyên lý hoạt động 41

3.5.2. Đồng hồ báo tốc độ động cơ 42

3.5.3. Đồng hồ và cảm biến báo tốc độ xe 43

3.5.3.1. Đồng hồ tốc độ xe kiểu cáp mềm 43

3.5.3.2. Đồng hồ tốc độ xe loại điện tử chỉ thị bằng kim 43

3.5.3.3. Đồng hồ tốc độ xe loại hiển thị bằng số 44

3.5.4. Đồng hồ và cảm biến báo áp suất dầu 46

3.5.5. Đồng hồ và cảm biến báo nhiên liệu 48

3.5.5.1. Đồng hồ nhiên liệu kiểu điện trở lưỡng kim 48

3.5.5.2. Đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập 49

3.5.5.3. Đồng hồ nhiên liệu kiểu hiển thị bằng số 51

3.5.6. Đồng hồ và cảm biến báo nhiệt độ nước làm mát 52

3.5.6.1. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu điện trở lưỡng kim 52

3.5.6.2. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu hiển thị số 53

3.5.7. Các mạch đèn cảnh báo 54

3.5.7.1. Cơ cấu báo nguy áp suất nhớt động cơ 54

3.5.7.2. Cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước lám mát động cơ 55

3.6. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 56

3.6.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng 56

3.6.2. Thông số cơ bản và các chức năng của hệ thống chiếu sáng 56

3.6.2.1. Thông số cơ bản 56

3.6.2.2. Các chức năng của hệ thống chiếu sáng 56

3.6.2.3. Cấu tạo của bóng đèn 57

3.6.3. Các sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng trên xe Ford Ranger 59

3.6.3.1. Đèn đầu xe (Headlight) 59

3.6.3.2. Đèn trần (Interiol light) 60

3.6.3.3. Đèn hậu (Taillight), đèn báo đỗ xe (parking light) 61

3.6.3.4. Đèn sương mù phía trước (Front fog light) 61

3.7. HỆ THỐNG TÍN HIỆU 62

3.7.1. Hệ thống còi 63

3.7.1.1. Cấu tạo còi điện 63

3.7.1.2. Nguyên lý hoạt động 63

3.7.1.3. Sơ đồ mạch điện còi trên xe Fod Ranger 64

3.7.2. Sơ đồ mạch điện đèn xinhan và đèn báo nguy 64

3.7.2.1. Công tắc đèn báo rẽ 64

3.7.2.2. Công tắc đèn báo nguy 64

3.7.2.3. Sơ đồ mạch điện đèn xinhan và đèn báo nguy xe Ford Ranger 65

3.7.3. Sơ đồ mạch điện đèn phanh (Brake light) 66

3.8. HỆ THỐNG AN TOÀN 67

3.8.1. Hệ thống phanh ABS ( Hệ thống chống bó cứng bánh xe khi phanh) 67

3.8.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống phanh ABS 67

3.8.1.2. Chu trình điều khiển của ABS 67

3.8.1.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm chi tiết 68

3.8.1.4. Sơ đồ mạch điện 72

3.8.2. Hệ thống túi khí an toàn 72

3.8.2.1. Nhiệm vụ túi khí 72

3.8.2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống túi khí 73

3.8.2.3. Cấu tạo của một số bộ phận trong hệ thống túi khí 73

3.8.2.4. Sơ đồ điều khiển hệ thống túi khí trên xe Ford Ranger 75

3.9. CÁC HỆ THỐNG PHỤ 76

3.9.1. Hệ thống điều hoà không khí 76

3.9.1.1. Cấu tạo, nguyên lý hệ thống điều hoà 76

3.9.1.2. Mạch điện hệ thống điều hoà xe trên xe Ford Ranger 77

3.9.1.3. Các bộ phận chính của hệ thống 78

3.9.2. Hệ thống xông kính phía sau 82

3.9.2.1. Công dụng 82

3.9.2.2. Sơ đồ mạch điện 82

3.9.3. Hệ thống gạt nước và rửa kính 83

3.9.3.1. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống gạt nước rửa kính 83

3.9.3.2. Sơ đồ mách điện hệ thống gạt nước và rửa kính của xe Ford Ranger 85

3.9.4. Hệ thống khoá cửa 87

3.9.4.1. Công tắc điều khiển khóa cửa 88

3.9.4.2. Mô tơ khóa cửa 88

3.9.4.3. Sơ đồ mạch hệ thống khoá cửa 89

3.9.5. Hệ thống nâng hạ kính 89

3.9.5.1. Cấu tạo 90

3.9.5.2. Sơ đồ mạch điện 91

4. TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA CÔNG SUẤT MÁY PHÁT 92

4.1. SƠ ĐỒ CÁC TẢI CÔNG SUẤT ĐIỆN TRÊN Ô TÔ 92

4.2. TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT TIÊU THỤ THEO CÁC CHẾ ĐỘ TẢI 93

4.2.1. Chế độ tải hoạt động liên tục 93

4.2.2. Chế độ tải hoạt động không liên tục 93

5. CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 95

5.1. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CUNG CẤP 95

5.1.1. Đèn báo nạp hoạt động không bình thường 95

5.1.2. Ắc quy yếu, hết điện 96

5.1.3. Ắc quy bị nạp quá mức 96

5.1.4. Tiếng ồn khác thường 96

5.2. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CHIẾU

SÁNG 97

5.3. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG TÍN HIỆU 98

6. KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

 

doc100 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Ranger, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. + Công tắc đèn xin đường đến bộ điều khiển, vào bảng táp lô, đến đèn cảnh báo hệ thống đèn xin đường. + Công tắc đèn pha, đến bộ điều khiển vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo đang sử dụng đèn pha. + Công tắc điều khiển cửa, đến bộ điều khiển, vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo cửa xe đang mở hoặc hiển thị trên màn hình thông tin trung tâm. + Công tắc điều khiển ga tự động, vào bộ điều khiển ga tự động, vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo hệ thống điều khiển ga tự động. + Bộ báo mức dầu phanh, đến bộ điều khiển, đến bảng táp lô, đèn cảnh báo mức dầu phanh thấp. 3.5. HỆ THỐNG ĐO ĐẠC VÀ KIỂM TRA Hệ thống đo đạc và kiểm tra bao gồm các đồng hồ, màn hình và các đèn cảnh báo thường nằm trên bảng táp lô nhằm giúp người lái xe dễ dàng xác định được tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trong xe. Các đèn cảnh báo được sử dụng để cảnh báo các thông số quá mức, các chức năng của các thiết bị điện và sự hoạt động không bình thường của các hệ thống. Thông thường trên bảng táp lô có lắp các đèn sau: Đèn báo áp suất dầu thấp; Đèn báo ăcquy phóng điện; Đèn báo pha; Đèn báo xinhan; Đèn báo cảnh báo (đèn báo nguy); Đèn báo mức xăng thấp; Đèn báo hệ thống phanh; Đèn báo mở cửa.... Các đồng hồ gồm có hai loại: đồng hồ hiển thị bằng kim và đồng hồ hiển thị bằng số. Với loại đồng hồ hiển thị bằng kim có thể là loại cơ khí hoặc loại điện tử dẫn động kim. Loại hiển thị bằng kim (dẫn động cơ khí) có độ chính xác thấp do khả năng chịu được rung động kém và có độ trễ cơ khí. Loại hiển thị bằng số có nhiều ưu điểm như: dễ xem, độ chính xác cao, độ tin cậy cao do hiển thị số không có các chi tiết chuyển động. Màn hình hiển thị số trong mỗi đồng hồ thường dùng một VFD (màn hình huỳnh quang chân không), một vài diod đèn LED phát sáng hoặc một LCD (màn hình tinh thể lỏng). 3.5.1. Màn hình huỳnh quang chân không (VFD) Hình 3.17. Cấu tạo màn hình huỳnh quanh chân không. 3.5.1.1. Cấu tạo: Cấu tạo màn hình huỳnh quang chân không (VFD) gồm 3 phần: Một bộ dây tóc (ca -tốt); 20 đoạn a-nốt được phủ chất huỳnh quang; Một lưới được đặt giữa ca-tốt và a-nốt để điều khiển dòng điện. Tất cả các chi tiết này được đặt trong một buồng kính phẳng đã hút hết khí. A-nốt gắn trên tấm kính, các dây điện nối với các đoạn a-nốt nằm trực tiếp trên mặt tấm kính, một lớp cách điện phủ lên tấm kính và các đoạn huỳnh quang nằm ở phía trên lớp cách điện. Các đoạn được phủ chất huỳnh quang sẽ phát sáng khi bị các điện tử đập vào. Phía trên a-nốt là một lưới điều khiển được làm bằng kim loại đặc biệt và phía trên lưới là ca-tốt, một bộ dây tóc làm bằng dây tungsten mỏng được phủ một vật liệu đặc biệt có khả năng phát ra điện tử khi bị nung nóng. 3.5.1.2. Nguyên lý hoạt động: Khi dòng điện chạy qua các dây tóc, dây tóc bị nung tới khoảng 6000C và vì vậy nó phát ra các điện tử. Nếu sau đó điện áp dương được cấp cho các đoạn huỳnh quang nó sẽ hút các điện tử từ dây tóc. Các điện tử này sau đó sẽ chạy vào các đoạn huỳnh quang rồi xuống mass, sau đó quay lại các dây tóc kết thúc một chu kỳ. Khi điện tử từ dây tóc đập vào đoạn huỳnh quang, chất huỳnh quang sẽ phát sáng (nếu các đoạn huỳnh quang được cấp điện áp dương). Ngược lại, nếu các đoạn huỳnh quang không được cấp điện áp dương nó sẽ không phát sáng. Chức năng của lưới là để đảm bảo các điện tử đập đều lên tất cả các đoạn huỳnh quang. Do lưới luôn có điện áp dương tại mọi thời điểm, nên tất cả các phần tử của nó đều hút các điện tử được phát ra từ dây tóc. Do đó, khi điện tử xuyên qua lưới và đập vào a-nốt chúng sẽ được chia đều. 3.5.2. Đồng hồ báo tốc độ động cơ Trên xe có động cơ diesel người ta dùng cảm biến điện từ loại nam châm đứng yên đặt trên trục khuỷu (hoặc trục cam). Tín hiệu này để điều khiển kim đồng hồ quay. Sơ đồ của loại này được trình bày trên (hình 3.18). Hình 3.18. Sơ đồ mạch đồng hồ đo tốc độ động cơ dùng cảm biến điện từ Khi bật công tắc máy sẽ có dòng điện chạy qua tụ C2, R3, R2 Vì có tụ C2 nên ngắn mạch cực B và E của T3VB = VE T3 đóng, đồng thời C2 nạp. Dòng qua R3, R2 làm 2 áp trên cực B và E cân bằng VBE 0 T2 đóng. Khi tụ C2 nạp đến giá trị để VBE = 0,7V thì T3 bắt đầu dẫn bảo hoà, dòng điện qua cực C của T3 đổ qua R9, nó không thể đổ qua R5 để lên cực B của T2 được vì VB2 > VC3 Khi động cơ quay, cảm biến bắt đầu hoạt động thì T1 dẫn bão hoà. Tín hiệu có dạng sóng sin từ cảm biến qua cực C của T1 sẽ đảo pha và có dòng qua C1. Đồng thời nhờ tín hiệu đảo pha này mà làm cho diode D3 phân cực thuận và có dòng chạy từ cực B của T2 D3 T1 Mass. Lúc này T2 sẽ dẫn Có dòng: R3 T2 R6 Đồng hồ P Mass. R7 Dòng điện trung bình qua cuộn dây đồng hồ P tỷ lệ thuận với tốc độ động cơ. 3.5.3. Đồng hồ và cảm biến báo tốc độ xe Đồng hồ báo tốc độ xe thường kết hợp với đồng hồ đo quãng đường (odometer) để chỉ quãng đường xe đi được từ lúc xe bắt đầu hoạt động và đồng hồ hành trình (trip) để đo các lộ trình ngắn. 3.5.3.1. Đồng hồ tốc độ xe kiểu cáp mềm Hình 3.19. Đồng hồ tốc độ xe loại cáp mềm. 1. Kim chỉ thị; 2.Lò xo cân bằng; 3. Chụp nhôm; 4. Nam châm vĩnh cửu; 5.Tấm cân bằng nhiệt; 6.Cặp trục vít-bánh vít; 7. Trục dẫn động. Đây là loại đồng hồ cơ khí đơn giản, tuy nhiên nó có nhược điểm là chịu rung sóc kém và sai số nhiều. Khi ô tô hoạt động, trục cáp mềm truyền mô men từ trục thứ cấp của hộp số đến trục dẫn động (7) kéo nam châm vĩnh cửu quay. Từ thông xuyên qua chụp nhôm làm phát sinh sức điện động, tạo dòng điện trong chụp nhôm (3). Dòng điện này tác dụng với từ trường của nam châm (4) làm chụp nhôm quay, kéo theo kim chỉ vận tốc (1) tương ứng trên vạch chia của đồng hồ. Mômen quay của chụp nhôm được cân bằng bởi lò xo (2). Tấm cân bằng nhiệt (5) có tác dụng làm giảm bớt sai số do nhiệt của đồng hồ. Khi nhiệt độ tăng, từ thông qua nó giảm, phần lớn sẽ qua chụp nhôm để giữ cho dòng điện trong chụp nhôm không đổi. 3.5.3.2. Đồng hồ tốc độ xe loại điện tử chỉ thị bằng kim Đây là loại đồng hồ được sử dụng phổ biến trên ô tô hiện nay, dựa trên cơ sở cảm biến từ trở hoặc cảm biến Hall Hình 3.20. Cấu tạo đồng hồ tốc độ chỉ thị bằng kim dựa trên cảm biến Hall. Mạch hệ thống: Cảm biến tốc độ : Cảm biến tốc độ được gắn ở hộp số và được dẫn động ở bánh răng chủ động của công tơ mét. Cảm biến tốc độ bao gồm một cảm biến Hall gắn bên trong và một nam châm bốn cực.Khi xe bắt đầu chuyển động và vòng nam châm bắt đầu quay, cảm biến tốc độ sẽ phát ra các tín hiệu xung. Có hai kiểu cảm biến tốc độ xe: - Kiểu cảm biến điện từ. Hình 3.21. Cấu tạo của cảm biến tốc độ. - Kiểu cảm biến Hall hoặc từ trở (loại phổ biến). 3.5.3.3. Đồng hồ tốc độ xe loại hiển thị bằng số Hoạt động của đồng hồ này dựa vào tín hiệu đầu ra từ máy tính, máy tính đếm các tín hiệu xung từ cảm biến tốc độ trong khoảng thời gian xác định, rồi tính tốc độ sau đó bật VFD để hiển thị tốc độ. Bộ vi xử lý Cảm biến tốc độ Cặp quang học Chuông báo tốc độ Đến các ECU khác Hình 3.22. Sơ đồ mạch điện đồng hồ tốc độ xe loại hiển thị số. Cảm biến tốc độ có một cặp quang gắn bên trong, cặp này bao gồm một diod phát sáng (LED) và một transistor quang. Giữa LED và transistor quang là một đĩa cảm biến có 20 rãnh. Đĩa xẻ rãnh được nối với dây công tơ mét vì vậy dây quay nhanh hay chậm khi tốc độ xe tăng hay giảm. Khi quay nó liên tục làm gián đoạn các nguồn sáng chiếu từ LED đến transistor quang, bật tắt transistor quang và vì vậy Tr1 bật tắt gián đoạn. Khi Tr1 bật tắt gián đoạn tạo ra một tín hiệu 20 ppr (xung/vòng) đến cực C2 của máy tính. Bộ điều khiển sẽ đếm số xung trong một khoảng thời gian từ đó xác định tốc độ của xe. Công tắc MILES/KM dùng để thay đổi thông số hiển thị tốc độ xe dưới dạng (mph) hay (Km/h). Mỗi nhóm 20 xung từ cảm biến tốc độ được chia thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 xung và 4 tín hiệu này được phát ra từ cực A2 đến các cụm điều khiển tốc độ xe khác nhau như: ECU động cơ, ECU chân ga... Chuông báo tốc độ được trang bị để khi tốc độ xe vượt quá tốc độ cho phép (125 km/h), một transistor bên trong bộ vi xử lý bật và tắt làm chuông kêu. Hình 3.23. Cấu tạo cảm biến tốc độ xe. 3.5.4. Đồng hồ và cảm biến báo áp suất dầu Đồng hồ báo áp suất dầu nhằm mục đích báo áp suất dầu trong động cơ giúp phát hiện hư hỏng trong hệ thống bôi trơn. Trên ô tô hiện nay thường dùng loại đồng hồ áp suất dầu kiểu nhiệt điện (lưỡng kim). Cấu tạo cơ cấu đồng hồ gồm hai phần: Bộ cảm biến, được lắp vào carte của động cơ hoặc lắp ở bộ lọc dầu thô và một đồng hồ hiển thị bố trí trên bảng táp lô. Đồng hồ và bộ cảm biến mắc nối tiếp với nhau và đấu vào mạch sau công tắc máy. Bộ cảm biến làm nhiệm vụ biến đổi tương đương sự thay đổi của áp suất dầu nhờn thành sự thay đổi các tín hiệu điện để đưa về đồng hồ đo. Thang đồng hồ được phân độ theo đơn vị kg/cm2. Nguyên lý của loại đồng hồ này là cho một dòng điện đi qua một phần tử lưỡng kim. Phần tử lưỡng kim được chế tạo bằng cách liên kết hai kim loại khác nhau hoặc hợp kim có hệ số giản nở nhiệt khác nhau, vì vậy các phần tử lưỡng kim này sẽ bị cong khi nhiệt độ thay đổi. Phần tử lưỡng kim thường kết hợp với một dây may so Hình 3.24. Đồng hồ và cảm biến áp suất dầu kiểu nhiệt điện. a. Không có áp suất dầu; b. áp suất dầu cao 1,5. Phần tử lưỡng kim; 2,8. Dây may so; 3. Đồng hồ báo áp suất dầu; 4. Bộ cảm biến áp suất dầu; 6. Tiếp điểm; 7. Màng. Khi áp suất dầu thấp: Phần tử lưỡng kim ở bộ phận cảm biến áp suất dầu có gắn một tiếp điểm và độ dịch chuyển kim đồng hồ tỉ lệ với dòng điện chạy qua dây may so. Khi áp suất dầu bằng 0, tiếp điểm mở (vì màng 7 không nâng lên). Vì vậy khi bật công tắc máy vẫn không có dòng điện chạy qua. Do đó kim chỉ mức 0. Khi có áp suất dầu thấp, màng đẩy tiếp điểm làm nó tiếp xúc nhẹ. Sau đó có một dòng điện chạy qua dây may so của cảm biến và bộ báo áp suất dầu. Vì áp suất tiếp xúc của tiếp điểm nhỏ, tiếp điểm lại mở do phần tử lưỡng kim bị uốn cong do có dòng điện nhỏ chạy qua nó. Do tiếp điểm của bộ cảm biến áp suất dầu mở khi dòng điện chạy qua trong một thời gian ngắn. Nhiệt độ của phần tử lưỡng kim trong bộ chỉ thị áp suất không tăng nên nó bị uốn ít. Vì vậy, kim chỉ thị lệch nhẹ. Khi áp suất dầu cao: Khi áp suất dầu tăng, màng (7) đẩy tiếp điểm (6) mạnh nâng phần tử lưỡng kim lên. Vì vậy, dòng điện sẽ chạy qua trong một thời gian dài, tiếp điểm sẽ chỉ mở khi phần tử lưỡng kim (5) uốn lên trên đủ để chống lại lực đẩy của dầu. Do dòng điện chạy qua phần tử lưỡng kim trong một thời gian dài cho đến khi tiếp điểm (6) mở, làm nhiệt độ của phần tử lưỡng kim (1) tăng vì vậy làm tăng độ cong của nó. Kết quả là làm cho kim chỉ thị lệch nhiều hơn. Như vậy, độ cong của phần tử lưỡng kim (1) trong bộ chỉ thị tỉ lệ với độ cong của phần tử lưỡng kim (5) trong bộ cảm biến áp suất dầu. 3.5.5. Đồng hồ và cảm biến báo nhiên liệu Đồng hồ nhiên liệu có tác dụng báo cho người lái xe biết lượng xăng (dầu) có trong bình chứa. Có ba kiểu đồng hồ nhiên liệu, kiểu điện trở lưỡng kim, kiểu cuộn dây chữ thập và kiểu hiển thị bằng số. 3.5.5.1. Đồng hồ nhiên liệu kiểu điện trở lưỡng kim Hình 3.25. Cấu tạo bộ cảm biến mức nhiên liệu Cấu tạo: Một phần tử lưỡng kim được dùng ở đồng hồ chỉ thị và một biến trở trượt kiểu phao được dùng ở bộ cảm nhận mức nhiên liệu. Biến trở trượt kiểu phao bao gồm một phao dịch chuyển lên xuống cùng với mức nhiên liệu. Thân bộ cảm nhận mức nhiên liệu có gắn với điện trở trượt, và đòn phao nối với điện trở trượt. Khi phao dịch chuyển, vị trí của tiếp điểm trượt trên biến trở thay đổi làm thay đổi điện trở. Thông thường vị trí chuẩn của phao được đặt ở vị trí thấp hơn của bình vì ở vị trí này khi mức nhiên liệu thấp sẽ đo chính xác hơn. Hình 3.26. Sơ đồ mạch điện đồng hồ báo nhiên liệu điện trở lưỡng kim. Hoạt động: Khi bật công tắc máy ở vị trí ON, dòng điện chạy qua bộ ổn áp và dây may so ở bộ chỉ thị nhiên liệu và được tiếp mass qua điện trở trượt ở bộ cảm nhận mức nhiên liệu. Dây may so trong bộ chỉ thị nhiên liệu sinh nhiệt khi dòng điện chạy qua làm cong phần tử lưỡng kim tỷ lệ với cường độ dòng điện. Kết quả là kim được nối với phần tử lưỡng kim lệch đi một góc trên thang đo. Khi mức nhiên liệu cao, điện trở của biến trở nhỏ nên cường độ dòng điện chạy qua lớn hơn. Vì vậy, nhiệt được sinh ra trên dây may so lớn hơn, do đó phần tử lưỡng kim bị cong nhiều làm kim dịch chuyển về phía F (Full). Khi mức nhiên liệu thấp điện trở của biến trở lớn, nên chỉ có một dòng điện nhỏ chạy qua. Vì vậy, phần tử lưỡng kim bị uốn ít và kim dịch chuyển về phía E (Empty). Đồng hồ kiểu điện trở lưỡng kim bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của điện áp cung cấp. Sự tăng hay giảm của điện thế trên xe sẽ gây ra sai số chỉ thị trong đồng hồ nhiên liệu. Để tránh sai số này, người ta lắp một ổn áp lưỡng kim (hoặc một ổn áp IC) trong đồng hồ nhiên liệu để giữ điện áp ở một giá trị không đổi. 3.5.5.2. Đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập Đồng hồ nhiên liệu cuộn dây chữ thập được dùng trong đồng hồ chỉ thị còn bộ phận cảm nhận mức nhiên liệu vẫn dùng biến trở. Đặc điểm của đồng hồ kiểu cuộn dây chữ thập so với đồng hồ kiểu phần tử lưỡng kim là: Có độ chính xác cao hơn; Góc quay của kim rộng hơn; Không cần mạch điều chỉnh điện áp. Hình 3.27. Cấu tạo đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập. Cấu tạo: Đồng hồ cuộn dây chữ thập là một thiết bị điện tử trong đó các cuộn dây được quấn bên ngoài một rôto từ theo bốn hướng, mỗi hướng lệch nhau 900. Khi dòng điện qua cuộn dây bị thay đổi bởi điện trở của bộ cảm nhận mức nhiên liệu, từ thông được tạo ra trong cuộn dây theo bốn hướng thay đổi, làm rôto quay và kim dịch chuyển. Khoảng trống phía dưới rôto được điền đầy dầu silicol để ngăn không cho kim dao động khi xe bị rung. Hoạt động: Hình 3.28. Sơ đồ mạch điện đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập Các cực bắc (N) và nam (S) được tạo ra trên rôto từ. Khi dòng điện chạy qua mỗi cuộn dây, từ trường sinh ra trên mỗi cuộn dây làm rôto quay và làm kim dịch chuyển.Cuộn L1 và L3 được quấn trên cùng một trục nhưng ngược hướng nhau, cuộn L2 và L4 được quấn trên cùng một trục lệch với trục kia một góc 900 và cũng được quấn ngược chiều nhau. Khi công tắc máy ở vị trí ON, dòng điện chạy theo hai đường: (+)Ăcquy ® L1 ® L2 ® Bộ cảm nhận mức nhiên liệu ® mass. (+)Ăcquy ® L1 ® L2 ® L3 ® L4 ® mass. Điện áp VS thay đổi theo sự thay đổi của điện trở trong bộ cảm nhân mức nhiên liệu làm cho cường độ dòng điện I1 và I2 thay đổi theo. Kết quả làm cho độ lớn của từ trường thay đổi và chiều quay của kim chỉ thị cũng thay đổi. Khi thùng nhiên liệu đầy: lúc này điện trở của bộ cảm biến mức nhiên liệu nhỏ, nên có một dòng điện lớn chạy qua bộ cảm nhận mức nhiên liệu và chỉ có một dòng điện nhỏ chạy qua cuộn L3 và L4. Vì vậy từ trường sinh ra trong hai cuộn L3 và L4 yếu, kết quả làm cho từ trường tổng có xu hướng làm rôto quay sao cho kim chỉ về phía F (Full). Khi thùng nhiên liệu hết: điện trở bộ báo mức nhiên liệu lớn nên cường độ dòng điện qua L3 và L4 sẽ lớn và kết quả làm cho từ trường tổng có xu hướng làm cho rôto quay sao cho kim chỉ về phía E (Empty). 3.5.5.3. Đồng hồ nhiên liệu kiểu hiển thị bằng số Đây là loại đồng hồ sử dụng màn hình hiển thị VFD giúp lái xe nhận biết mức nhiên liệu một cách trực quan và chính xác hơn. Bộ cảm nhận mức nhiên liệu vẫn dùng một biến trở như loại đồng hồ thông thường. Hình 3.29. Sơ đồ mạch đồng hồ nhiên liệu hiển thị số. Cấu tạo: Hoạt động: Cấp điện áp 5 (V) vào cực A10 của bộ cảm nhận mức nhiên liệu. Điện áp cực A4 được nối và thay đổi theo sự di chuyển của phao bộ cảm nhận nhiên liệu. Máy vi tính nhận biết điện áp cực A4, so sánh với điện áp chuẩn và bật VFD để hiển thị mức nhiên liệu. Mức nhiên liệu được hiển thị bằng một thanh có 10 đoạn, mỗi đoạn gồm 2 cột VFD. Do mức nhiên liệu dao động nên máy tính sẽ đo điện áp vài trăm lần trong một thời gian ngắn sau đó tính giá trị trung bình để hiển thị. Khi mức nhiên liệu thấp, dấu hiệu “bơm xăng” màu xanh sẽ tắt và thay vào đó là màu hổ phách để báo hiệu cho người lái. Lúc đó đoạn số 2 của màn hình hiển thị mức nhiên liệu tắt, tức là khi chỉ có đoạn số 1 sáng. Bộ cảm nhận mức nhiên liệu không bình thường: hiện tượng này xảy ra khi có sự gián đoạn giữa cực A4 và bộ cảm nhận mức nhiên liệu hay giữa cực A2 và bộ cảm nhận mức nhiên liệu. Nếu nó xảy ra, tất cả 10 đoạn (hiển thị mức nhiên liệu đầy) sẽ nháy trong khoảng 2 phút khi khóa điện bật ON. Cùng lúc đó màn hình đồng hồ nhiên liệu sẽ chuyển sang vị trí cảm nhận hết xăng. Mặt khác nếu cực nối A2 và bộ cảm nhận mức nhiên liệu bị gián đoạn trong khi khóa điện đang bật thì đồng hồ nhiên liệu chỉ mức hết xăng. 3.5.6. Đồng hồ và cảm biến báo nhiệt độ nước làm mát Đồng hồ nhiệt độ nước chỉ nhiệt độ nước làm mát trong áo nước động cơ.Có hai kiểu đồng hồ nhiệt độ nước: kiểu điện trở lưỡng kim có một phần tử lưỡng kim ở bộ chỉ thị và một biến trở (nhiệt điện trở) trong bộ cảm nhận nhiệt độ và kiểu cuộn dây chữ thập với các cuộn dây chữ thập ở đồng hồ chỉ thị nước làm mát. 3.5.6.1. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu điện trở lưỡng kim Hình 3.30. Cấu tạo cảm biến nhiệt độ nước và đường đặc tính. Bộ chỉ thị dùng điện trở lưỡng kim và cảm biến nhiệt độ là một nhiệt điện trở.Nhiệt điện trở là một chất bán dẫn, nên thuộc loại hệ số nhiệt âm NTC (Negative Temperature Coefficient). Điện trở của nó thay đổi rất lớn theonhiệt độ. Điện trở của nhiệt điện trở giảm khi nhiệt độ tăng. Hình 3.31. Hoạt động của đồng hồ nước làm mát. Đồng hồ nhiệt độ nước kiểu điện trở lưỡng kim có nguyên lý hoạt động tương tự như đồng hồ nhiên liệu kiểu điện trở lưỡng kim. Khi nhiệt độ nước làm mát thấp, điện trở cảm biến nhiệt độ nước cao và gần như không có dòng điện chạy qua. Vì vậy, dây may so chỉ sinh ra một ít nhiệt nên đồng hồ chỉ lệch một chút. Khi nhiệt độ nước làm mát tăng, điện trở của cảm biến giảm, làm tăng cường độ dòng điện chạy qua và cũng tăng lượng nhiệt sinh ra bởi dây may so. Phần tử lưỡng kim bị uốn cong tỉ lệ với lượng nhiệt làm cho kim đồng hồ lệch về hướng chữ H (high). 3.5.6.2. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu hiển thị số Loại đồng hồ này vẫn sử dụng bộ cảm nhận nhiệt độ nước loại nhiệt điện trở như giới thiệu hình 3.32. Màn hình hiển thị là loại VFD. Hình 3.32. Sơ đồ mạch đồng hồ nhiệt độ nước làm mát hiển thị số. Màn hình bình thường Báo hiệu quá nóng (>1200C) Bộ cảm nhận nhiệt độ nước Bộ vi xử lý Cấu tạo và hoạt động: Cấp điện áp cho điện trở R trong bộ vi xử lý và đến bộ báo nhiệt độ nước, nó được mắc nối tiếp với điện trở R. Khi nhiệt độ nước làm mát động cơ thay đổi, thì nhiệt độ của bộ cảm nhận (nhiệt điện trở) cũng thay đổi làm thay đổi điện áp tại chân A6. Bộ vi xử lý nhận tín hiện này và so sánh với điện áp chuẩn rồi hiển thị kết quả bằng cách bật sáng các thanh đồ thị của VFD. Nhiệt độ nước làm mát được hiển thị bằng một VFD có một thanh gồm 10 đoạn, tạo thành 2 cột. Khi nhiệt độ nước làm mát động cơ bình thường (< 96 0C ±3 0C) màn hình VFD sáng bình thường. Khi nhiệt độ nước làm mát động cơ vượt mức cho phép (> 96 0C ±3 0C) màn hình VFD sẽ nháy liên tục. Nếu nhiệt độ vượt quá 120 0C tín hiệu báo quá nóng sẽ bật sáng báo hiệu phải dừng động cơ. Trên các xe có trang bị loại đồng hồ nhiệt độ làm mát kiểu hiển thị số sẽ không cần trang bị cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước làm mát. 3.5.7. Các mạch đèn cảnh báo Cảm biến báo nguy và đèn hiệu nhằm báo cho lái xe biết tình trạng làm việc của một số bộ phận như áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát động cơ... Các mạch đèn cảnh báo bao gồm hai bộ phận chính: Bộ cảm biến báo nguy và đèn cảnh báo. Bộ cảm biến báo nguy là một loại công tắc điện tự động đặc biệt làm nhiệm vụ bật đèn ở bảng đồng hồ khi có sự thay đổi nguy hại đến điều kiện làm việc của động cơ. Hình 3.33. Cơ cấu báo nguy áp suất dầu bôi trơn. 1.Công tắc máy; 2.Nắp; 3.Đèn báo; 4.Các má vít (tiếp điểm); 5.Giá tiếp điểm; 6.Màng áp suất; 7.Buồng áp suất; 8.Núm. 3.5.7.1. Cơ cấu báo nguy áp suất nhớt động cơ Cơ cấu này báo hiệu trong trường hợp áp suất nhớt động cơ giảm tới mức có thể hư động cơ. Khi động cơ ôtô làm việc hoặc áp suất trong hệ thống bôi trơn giảm xuống thấp hơn 0,4 - 0,7 kg/cm2 màng 6 (xem hình 1.28) nằm ở vị trí ban đầu, còn tiếp điểm 4 ở trạng thái đóng, đảm bảo thông mạch cho đèn báo 3. Khi công tắc 1 đóng, đèn báo 3 ở bảng đồng hồ sẽ sáng, báo hiệu sự giảm áp suất nhớt tới mức không cho phép. Khi động cơ ôtô làm việc, nhớt từ hệ thống bôi trơn động cơ sẽ qua lỗ của núm 8 vào buồng 7 và khi áp suất dầu trong buồng 7 lớn hơn 0,4 – 0,7 kg/cm2 thì màng 6 sẽ cong lên, nâng cần tiếp điểm di động và tiếp điểm 4 mở ra, đèn báo 3 tắt. 3.5.7.2. Cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước làm mát động cơ Cơ cấu này báo hiệu cho tài xế biết nhiệt độ nước quá cao (không cho phép) trong hệ thống làm mát động cơ, cơ cấu này được trang bị trên các xe có đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu cơ khí. Hình 3.34. Cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước làm mát động cơ. 1.Công tắc máy; 2. Đèn báo; 3.Vỏ; 4.Thanh lưỡng kim; 5.Chụp nhôm; 6.Vít điều chỉnh; 7.Tiếp điểm. Bộ cảm biến nhiệt độ nước làm mát được vặn vào phía trên của két nước hoặc trên đường nước đi, còn đèn hiệu lắp ở bảng đồng hồ. Cấu tạo bộ cảm biến báo nguy nhiệt độ nước làm mát trên (hình 3.34) gồm một thanh lưỡng kim (4) đặt lật ngược và nằm trong chụp nhôm (5). Thanh lưỡng kim này làm nhiệm vụ đóng mở tiếp điểm (7) (nối hoặc cắt mass) cho đèn báo hiệu (2) theo nhiệt độ nước làm mát động cơ. Khi nhiệt độ nước làm mát động cơ thấp thì tiếp điểm (7) ở trạng thái mở ® đèn (2) tắt. Khi nhiệt độ nước làm mát tăng, thanh lưỡng kim (4) bị nóng, nó sẽ biến dạng và khi nhiệt độ nước làm mát trong khoảng 96 0C ± 3 0C thì tiếp điểm (7) đóng ® đèn (2) sáng. 3.6. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 3.6.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng + Nhiệm vụ: Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo đều kiện làm việc cho người lái ô tô nhất là vào ban đêm và đảm bảo an toàn giao thông. + Yêu cầu: Hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản Một là có cường độ sáng lớn và phù hợp với điều kiện vận hành của xe. Hai là không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều. + Phân loại: Theo đặc điểm của phân bố chùm ánh sáng người ta phân thành 2 loại hệ thống chiếu sáng. * Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu. * Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ. 3.6.2. Thông số cơ bản và các chức năng của hệ thống chiếu sáng 3.6.2.1. Thông số cơ bản Bảng 3.2. Các thông số của hệ thống chiếu sáng Chế độ chiếu sáng Khoảng chiếu sáng Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn Chiếu xa 180 ÷ 250 (m) 45 ÷ 75 (W) Chiếu gần 50 ÷ 75 (m) 35 ÷ 40 (W) 3.6.2.2. Các chức năng của hệ thống chiếu sáng Hệ thống chiếu sáng là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn có chức năng khác nhau + Đèn kích thước trước và sau xe (Front side & Rear light): Được sử dụng thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm nhằm giúp cho tài xế xe phía sau biết được kích thước và khoảng cách của xe đi trước. + Đèn đầu (Headlight): Đây là đèn lái chính, dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. + Đèn sương mù (Fog light): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Vì vậy người ta sử dụng đèn sương mù để giải quyết vấn đề trên. Các đèn sương mù thường chỉ sử dụng ở các nước có nhiều sương mù. + Đèn trong xe (interior light): Gồm nhiều đèn có công suất nhỏ, ở các vị trí khác nhau trong xe với mục đích tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ cho nội thất xe hơi. + Đèn bảng số (Licence plate lllumination): Đèn này phải có ánh sáng trắng nhằm soi rõ bảng số xe, đèn này phải được bật sáng cùng lúc với đèn pha hay cốt và đèn đậu xe. + Đèn lùi (back-up light): Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi, nhằm báo hiệu cho các xe khác và người đi đường. 3.6.2.3. Cấu tạo của bóng đèn Trên ô tô hiện nay thường sử dụng hai loại bóng đèn là: Loại dây tóc và loại halogen. Hình 3.35. Cấu tạo bóng đèn loại dây tóc. a. Loại một dây tóc; b. Loại hai dây tóc. 1.Vỏ đèn; 2.Dây tóc; 3.Dây đỡ; 4.Chốt định vị; 5.Mass; 6.Tiếp điểm + Loại đèn dây tóc: Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, bên trong chứa một dây điện trở làm bằng volfram. Dây volfram được nối với hai dây dẫn để cung cấp dòng điện đến. Hai dây dẫn này được gắn chặt vào nắp đậy bằng đồng hay nhôm. Bên trong bóng đèn sẽ được hút hết khí tạo môi trường chân không nhằm tránh oxy hóa và bốc hơi dây tóc. Khi hoạt động ở một điện áp định mức, nhiệt độ dây tóc lên đến 2300 0C và tạo ra vùng sáng trắng. Nếu cung cấp cho đèn một điện áp thấp hơn định mức, nhiệt độ dây tóc và cường độ sáng sẽ giảm xuống. Ngược lại nếu cung cấp cho đèn một điện áp cao hơn thì trong một thời gian ngắn sẽ làm bốc hơi volfram, gây ra hiện tượng đen bóng đèn và có thể đốt cháy cả dây tóc. Đây là loại bóng đèn dây tóc thường, môi trường làm việc của dây tóc là chân không nên dây tóc dễ bị bốc hơi sau một thời gian làm việc. Đó là nguyên nhân làm cho vỏ thủy tinh bị đen. Để khắc phục điều này, người ta có thể làm cho vỏ thủy tinh lớn hơn, tuy nhiên cường độ ánh sáng sẽ giảm sau một thời gian sử dụng. + Loại đèn halogen: Sự ra đời của bóng đèn halogen đã khắc phục được các nhược điểm của bóng đèn dây tóc thường. Ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát hệ thống điện thân xe Ford Ranger.doc