MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Trang 2
3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Trang 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trang 2
4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin Trang 2
4.2. Phương pháp khảo sát thực tế Trang 2
4.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia Trang 2
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Trang 3
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Trang 3
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Trang 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
1.1. KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHÍ LÀNG NGHỀ Trang 4
1.1.1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống Trang 4
1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề Trang 4
1.1.3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống Trang 4
1.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LÀNG NGHỀ VIỆT NAM Trang 6
1.3. MỘT SỐ LÀNG NGHỀ CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Trang 7
1.3.1 Càc làng nghề chính ở Việt Nam Trang 7
1.3.2. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trang 8
1.3.3. Xu thế phát triển của làng nghề Trang 9
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM Trang 10
1.4.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề Trang 10
1.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại một số các làng nghề điển hình ở Việt Nam Trang 12
1.4.2.1. Ô nhiễm không khí tại các làng nghề Trang 12
1.4.2.2. Ô nhiễm nước tại các làng nghề đặc trưng Trang 13
1.4.2.3. Ô nhiễm chất thải rắn tại các làng nghề Trang 13
1.4.3. Tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ cộng đồng Trang 14
Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI PHƯỜNG 7, THỊ XÃ BẾN TRE. TỈNH BẾN TRE
2.1. GIỚI THIỆU VỀ PHƯỜNG 7, THỊ XÃ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE Trang 15
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Trang 15
2.1.1.1. Vị trí địa lý Trang 15
2.1.1.2. Địa hình Trang 15
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Trang 16
2.1.1.4. Điều kiện thuỷ văn – sông ngòi Trang 17
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trang 18
21.2.1. Đặc điểm dân số và lao động Trang 18
2.1.2.2. Hoạt động sản xuất – thương mại - dịch vụ Trang 18
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI PHƯỜNG 7, THỊ XÃ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY Trang 19
2.2.1. Quy mô sản xuất Trang 19
2.2.2. Sự phân bổ sản xuất Trang 22
2.2.3. Công nghệ sản xuất thạch dừa Trang 24
2.2.3.1. Quy trình sản xuất thạch thô Trang 24
2.2.3.2. Quy trình cắt thạch thô thành phẩm Trang 24
Chương 3: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI CÁC CƠ SỞ THUỘC PHƯỜNG 7, TX.BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE
3.1. QUY MÔ SẢN XUẤT Trang 26
3.2. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TỪ NƯỚC THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THUỘC KHU VỰC KHẢO SÁT Trang 30
3.2.1. Nguồn phát sinh Trang 32
3.2.2. Tác động đến môi trường Trang 32
3.2.2.1. Các chất hữu cơ Trang 32
3.2.2.2. Chất lơ lửng Trang 32
3.2.2.3. Nitơ-Photpho Trang 32
3.2.2.4. Vi trùng gây bệnh Trang 33
3.2.3. Ước tính lượng nước thải phát sinh Trang 33
3.2.4. Mức độ ô nhiễm trong nước thải sản xuất thạch dừa Trang 39
3.2.5. Một số công trình xử lý nước thải đang được áp dụng Trang 45
3.3. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TỪ KHÍ THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THUỘC KHU VỰC KHẢO SÁT Trang 47
3.3.1. Nguồn phát sinh Trang 47
3.3.2. Tác động đến môi trường Trang 49
3.3.2.1. Bụi Trang 49
3.3.2.2. Sunfua dioxit (SO2), Nitơ oxit (NOX) Trang 49
3.2.2.3. Monoxit Cacbon (CO) Trang 49
3.2.2.4. Ảnh hưởng do sự tỏa nhiệt Trang 49
3.2.2.5. Tiếng ồn Trang 49
3.3.3. Lưu lượng khí thải phát sinh Trang 50
3.3.4. Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải Trang 52
3.3.5. Một số biện pháp xử lý khí thải đang được áp dụng Trang 54
3.4. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TỪ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THUỘC KHU VỰC KHẢO SÁT Trang 55
3.4.1. Nguồn gốc phát sinh Trang 55
3.4.2. Tác động đến môi trường Trang 57
3.4.3. Khối lượng phát sinh Trang 57
3.4.4. Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn được áp dụng Trang 61
3.4.4.1. Chất thải rắn sản xuất Trang 61
3.4.4.2. Đối với rác thải sinh hoạt Trang 62
3.5. VẤN ĐỀ DI DỜI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI PHƯỜNG 7 Trang 63
Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THÔ
TẠI PHƯỜNG 7, TX.BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE
4.1. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT Trang 67
4.1.1 Công nghệ xử lý nước thải Trang 67
4.1.1.1. Đề xuất công nghệ xử lý cho hộ sản xuất riêng lẻ Trang 68
4.1.1.2. Công nghệ xử lý cho nhóm khu vực sản xuất Trang 69
4.1.2. Công nghệ xử lý khí thải Trang 71
4.1.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn Trang 72
4.1.2.1. Chất thải rắn sản xuất Trang 72
4.1.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt Trang 79
4.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ Trang 82
4.2.1. Phí môi trường Trang 82
4.2.2. Các hình thức hỗ trợ tài chính Trang 83
4.3. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN Trang 84
4.4. BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO Ý THƯC CỘNG ĐỒNG VỀ MÔI TRƯỜNG Trang 86
4.4.1. Nâng cao nhận thức của người dân Trang 86
4.4.2. Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề, với các nội dung chính gồm Trang 86
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN Trang 89
5.2. KIẾN NGHỊ Trang 89
PHỤ LỤC
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3376 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(số liệu bình quân trong 2 tháng). Trong một tháng, cơ sở Lương Tấn Nghiệp cho ra 9 mẻ thạch. Theo chủ cơ sở, lượng nước dùng cho một mẻ khoảng 6 tấn thạch được phân chia cho các giai đoạn sử dụng nước như sau:
Ngâm rửa thạch miếng: 1m3 nước cho 1 tấn thạch (6 tấn thạch/mẻ)
Rửa khay ủ thạch: 1m3 nước cho 2000 khay (1 mẻ thạch = 6000 khay)
Rửa sàn, thùng chứa nước dừa, dụng cụ sản xuất khác, vệ sinh công nhân trong lúc làm việc là 2m3/mẻ thạch.
Vậy tổng lượng nước cần sử dụng cho một mẻ thạch 6 tấn là 6m3 + 3m3 + 2m3 = 11m3. Suy ra lượng nước dùng cho sản xuất trong một tháng (9 mẻ thạch) là 99 m3. Theo chủ cơ sở, khối lượng nước giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều (2 – 4m3). Từ đó, nếu giả thiết 80% lượng nước sử dụng được thải lại vào cống, kênh, sông, hồ thì lượng nước thải phát sinh trung bình tháng tại đây là 80 m3/tháng.
Với cơ sở sản xuất thạch thô – cắt nhỏ – ép khô Lữ Ngọc Quyền sản xuất 9 mẻ thạch/tháng, lượng nước sử dụng trên mẻ thạch khoảng 3,5 tấn/mẻ.
Ngâm rửa thạch miếng: với 3,5 tấn thạch dùng 4m3 nước chứa trong hai hồ mỗi hồ có thể tích 4m3, mỗi lần ngâm thạch bơm nước vào khoảng ½ hồ, bình quân tương đương 1m3 nước cho 1 tấn thạch.
Rửa khay ủ thạch: với 3.500 khay sử dụng 1 hồ rửa thể tích 1,5m3, mỗi lần rửa bơm nước vào khoảng ½ hồ, thay nước 2 lần trong quá trình rửa khay. Khay sau khi rửa tráng lại một lần bằng nước sạch trong thùng có thể tích 1m3. Nước được bơm vào khoảng 2/3 thùng. Tính bình quân 2000 khay cần khoảng 1m3 nước rửa.
Ngâm rửa thạch cắt nhỏ: 3 tấn thạch cần 1 m3 nước (» 1 m3/mẻ).
Lượng nước dùng cho rửa sàn, thùng chứa nước dừa, dụng cụ sản xuất khác, vệ sinh công nhân trong lúc làm việc là 1m3/mẻ thạch.
Vậy lưu lượng nước dùng cho một mẻ sản xuất thạch đến ép khô với công suất 3,5 tấn/mẻ là 3,5m3 + 3m3 + 1m3 + 1m3 = 8,5 m3 nước/mẻ, thấp hơn so với cơ sở Lương Tấn Nghiệp. Như vậy, khối lượng nước cấp cho sản xuất tại đây là 9 mẻ/tháng x 8,5m3/mẻ = 76,5 m3/tháng. Với cách ước lượng như trên, ta có lượng nước thải phát sinh ở cơ sở này là 76,5 m3/tháng x 80% = 61,2 m3/tháng.
Bằng cách tính toán tương tự, có thể tổng hợp nhu cầu dùng nước, nguồn cấp nước cho các cơ sở sản xuất thạch dừa khác trong phường 7 và kết quả được thể hiện ở bảng 3.2
Bảng 3.2: Nhu cầu dùng nước và nguồn cấp nước cho sản xuất đã trừ đi lượng nước
sinh hoạt tính theo TCXD 33: 2006
STT
Tên cơ sở
Địa chỉ
Phân loại sản xuất
∑W (m3/tháng)
∑W-A (m3/tháng)
∑W-R (m3/tháng)
1
Lữ Ngọc Quyền
24 D, Kp4, phường 7
Thạch thô –cắt ép khô
79
79
-
2
Lương Tấn Nghiệp
240 C, Kp3, phường 7
Thạch thô
105
105
-
3
Nguyễn Ngọc Thảo
143 D, Kp4, phường 7
Thạch thô
76
76
-
4
Phạm Hồng Nhung
36 D1, Kp4, phường 7
Thạch thô
40
40
-
5
Lê Thị Cẩm Hà
157 C, Kp3, phường 7
Thạch thô
50
30
20
6
Hồ Thị Đua
90 C, Kp3, phường 7
Mua – cắt thạch thô
40
40
-
7
Đào Thị Thanh Nguyệt
132 C, Kp3, phường 7
Thạch thô
70
70
-
8
Như Bình – Võ Quốc Hoài
173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7
Thạch thô –cắt ép khô
220
120
100
9
Huy Phong – Dương Thị Nga
56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7
Mua – cắt thạch thô
600
600
-
10
Nguyễn Thị Tước
154 C, Kp3, phường 7
Mua – cắt thạch thô
40
40
-
11
Lê Văn Danh
128 C, Kp3, Phường 7
Mua – cắt thạch thô
20
20
-
12
Tấn Phúc – Trần Thị Phi
115 A, Kp1, phường 7
Thạch thô
85
45
40
13
Anh Khoa – Lâm xuân
104 A, khóm 1, phường 7
Thạch thô
20
20
-
14
Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm
237 A, Kp1, phường 7
Thạch thô
56
20
36
15
Nguyễn Thị Kim Liên
72A, Kp1, phường 7
Thạch thô
39
39
-
16
Nguyễn Ngọc Ấn
269 A, Kp1, phường 7
Thạch thô – cắt nhỏ
59
30
29
17
Nguyễn Thị Yến
210 C, Kp3, phường 7
Thạch thô
40
30
10
18
Phạm Lê Vinh
334 D, Kp4, phường 7
Thạch thô
170
110
60
19
Lê Quang Đặng
136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7
Mua – cắt thạch thô
20
20
-
20
Trương Văn Bình
154 C3, Kp3, phường 7
Thạch thô
9
9
-
21
DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm
112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7
Mua – cắt thạch thô
34
34
-
22
Trần Kim Hoàng
118 C, Kp3, phường 7
Thạch thô
35
35
-
Ghi chú:
∑W : Tổng lượng nước sử dụng cho toàn cơ sở.
∑W-A: Lượng nước lấy từ nguồn nước cấp cho thành phố.
∑W_R: Lượng nước lấy từ giếng khoan, kênh, sông
Từ đó ước tính được lưu lượng nước thải phát sinh ở các cơ sở trên theo bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3: Lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất thạch dừa thuộc phường 7,
thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre
STT
Tên cơ sở
Địa chỉ
Phân loại sản xuất
Nước thải (m3/tháng)
1
Lữ Ngọc Quyền
24 D, Kp4, phường 7
Thạch thô –cắt ép khô
63,2
2
Lương Tấn Nghiệp
240 C, Kp3, phường 7
Thạch thô
84
3
Nguyễn Ngọc Thảo
143 D, Kp4, phường 7
Thạch thô
61
4
Phạm Hồng Nhung
36 D1, Kp4, phường 7
Thạch thô
32
5
Lê Thị Cẩm Hà
157 C, Kp3, phường 7
Thạch thô
16
6
Hồ Thị Đua
90 C, Kp3, phường 7
Mua – cắt thạch thô
32
7
Đào Thị Thanh Nguyệt
132 C, Kp3, phường 7
Thạch thô
56
8
Như Bình – Võ Quốc Hoài
173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7
Thạch thô –cắt ép khô
176
9
Huy Phong – Dương Thị Nga
56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7
Mua – cắt thạch thô
480
10
Nguyễn thị Tước
154 C, Kp3, phường 7
Mua – cắt thạch thô
32
11
Lê Văn Danh
128 C, Kp3, Phường 7
Mua – cắt thạch thô
16
12
Tấn Phúc – Trần Thị Phi
115 A, Kp1, phường 7
Thạch thô
68
13
Anh Khoa – Lâm xuân
104 A, khóm 1, phường 7
Thạch thô
16
14
Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm
237 A, Kp1, phường 7
Thạch thô
44,8
15
Nguyễn Thị Kim Liên
72A, Kp1, phường 7
Thạch thô
31,2
16
Nguyễn Ngọc Ấn
269 A, Kp1, phường 7
Thạch thô – cắt nhỏ
47,2
17
Nguyễn Thị Yến
210 C, Kp3, phường 7
Thạch thô
32
18
Phạm Lê Vinh
334 D, Kp4, phường 7
Thạch thô
136
19
Lê Quang Đặng
136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7
Mua – cắt thạch thô
16
20
Trương Văn Bình
154 C3, Kp3, phường 7
Thạch thô
7,2
21
DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm
112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7
Mua – cắt thạch thô
27,2
22
Trần Kim Hoàng
118 C, Kp3, phường 7
Thạch thô
28
3.2.4. Mức độ ô nhiễm trong nước thải sản xuất thạch dừa
Mức độ ô nhiễm trong nước thải sản xuất thạch thô
Thành phần và tính chất của nước thải từ các cơ sở sản xuất thạch dừa nói chung chủ yếu là ô nhiễm do chất thải hữu cơ, có nguồn gốc từ thực vật và dễ bị phân hủy. Nước thải có nồng độ COD và BOD rất cao, khi bị phân hủy sẽ tạo ra sản phẩm trung gian có mùi rất khó chịu và đặc trưng (mecaptans, H2S,…) gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trực tiếp làm việc và môi trường xung quanh. Các khảo sát được thực hiện với nước thải từ các cơ sở có sản lượng khác nhau như sau:
Cơ sở sản xuất với công suất (M1): < 20 tấn/tháng.
Cơ sở sản xuất với công suất (M2): 20 ÷ 35 tấn/tháng.
Cơ sở sản xuất với công suất (M3): 35 ÷ 50 tấn/tháng.
Cơ sở sản xuất với công suất (M4): 50 ÷ 70 tấn/tháng.
Cơ sở sản xuất với công suất (M5): 70 ÷ 90 tấn/tháng.
Ứng với mức độ quy mô sản xuất trên thì có thể chọn các đại diện sau đây để đánh giá hiện trạng nước thải
M1: Cơ sở Phạm Hồng Nhung
M2: Cơ sở Lữ Ngọc Quyền
M3: Cơ sở Nguyễn Ngọc Thảo
M4: Cơ sở Lương Tấn Nghiệp
M5: Cơ sở Phạm Lê Vinh
Bảng 3.4: Thông số nước thải chưa qua xử lý của một số cơ sở sản xuất thạch dừa thô tại phường 7 (Số liệu đo đạc vào tháng 03/2011)
STT
Thông số
Đơn vị
QCVN 24:2009/ BTNMT
(cột B)
M1
M2
M3
M4
M5
1
pH
-
5,5 ÷ 9
5,9
4,33
4,8
4,5
4,5
2
DO
mgO2/l
-
0,3
0,4
0,3
0,4
0,3
3
COD
mg/l
50
1.750
5.938
2.130
6.225
8.674
4
BOD5
mg/l
100
900
6.050
1.600
4.350
4.820
5
SS
mg/l
100
270
545
260
198
985
6
NTổng
mg/l
30
98,5
176,3
105,5
69,4
162,8
7
PTổng
mg/l
6
19,7
102
87,3
63,21
25,6
8
Coliform
MPN/100ml
5000
49.000
120.000
1,1x106
150.000
110.000
(Nguồn: Sở Tài Nguyên & Môi trường tỉnh Bến Tre)
Mức độ ô nhiễm trong nước thải cắt thạch thô
Bảng 3.5: Thông số nước thải chưa qua xử lý của
cơ sở cắt thạch thô Nguyễn Văn Danh
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
QCVN 24: 2009/BTNMT
(cột B)
1
pH
-
3,85
5,5 ÷ 9
2
DO
mgO2/l
0,4
-
3
COD
mg/l
4.710
50
4
BOD5
mg/l
2.575
100
5
SS
mg/l
522
100
6
NTổng
mg/l
175
30
7
PTổng
mg/l
20,8
6
8
Coliform
MPN/100ml
95.000
5000
Thông qua kết quả phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng nhất bao gồm pH, DO, COD, BOD5, SS, NTổng, PTổng, Coliform trong nước thải của các cơ sở sản xuất thạch dừa tại phường 7 so sánh với cột B của QCVN 24:2009/BTNMT, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
a. pH
Nước thải từ hoạt động sản xuất thạch dừa có pH thấp, nước thải mang tính acid nằm ngoài tiêu chuẩn qui định. Chỉ số pH trong nước thải của các cơ sở sản xuất thạch dừa tại phường 7 so với tiêu chuẩn được thể hiện trong đồ thị 3.1.
Giới hạn dưới QCVN 24:2009
Giới hạn trên QCVN 24:2009
Biểu đồ 3.1: So sánh độ pH trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT
Với mức pH thấp như trên sẽ gây khó khăn trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Nếu không được xử lý mà thải ra môi trường có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái như thấm vào nguồn nước cấp, làm giảm chất lượng môi trường đất, làm giảm độ pH trong nước ngầm và ăn mòn các thiết bị, công trình xử lý, gây mùi khó chịu và làm chết một số loài thuỷ sinh vật
b. Nhu cầu oxy hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh học (BOD5)
Nước thải sản xuất thạch dừa có nồng độ chất hữu cơ khá cao, do có nhiều bã hữu cơ, màng nhầy của bề mặt thạch, các mảnh thạch nhỏ vụn, đường…từ quá trình ngâm rửa thạch khó phân hủy phát sinh từ quá trình ngâm rửa thạch. Nồng độ COD & BOD5 trong nước thải của các cơ sở được thể hiện qua biểu đồ 3.2 & 3.3
QCVN 24:2009
Biểu đồ 3.2: So sánh hàm lượng COD trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT
QCVN 24:2009
Biểu đồ 3.3: So sánh hàm lượng BOD trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT
Với hàm lượng COD & BOD5 khá cao (các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học) khi thải ra môi trường sẽ làm giảm lượng oxy hoà tan, gây mùi và màu, ảnh hưởng đến sinh vật nước. Kết quả phân tích nước thải của các cơ sở sản xuất ở phường 7 cũng cho thấy tỷ số BOD5/COD > 0,5 thích hợp cho xử lý bằng phương pháp sinh học.
c. Chất rắn lơ lửng SS
Theo kết quả phân tích các mẫu nước thải sản xuất thạch dừa cho thấy hàm lượng SS vượt chuẩn qui định. Nguồn tạo ra SS trong nước thải thạch dừa phần là do các cặn hữu cơ được tách ra từ thạch trong quá trình ngâm rửa. Ngoài ra còn do nước rửa sàn, dụng cụ sản xuất có bám bụi, đất cát bám theo trong quá trình sản xuất hay vận chuyển. So sánh các mẫu này với QCVN 24: 2009/BTNMT thì số lần vượt chuẩn khoảng từ 2÷9 lần.
QCVN 24:2009
`
Biểu đồ 3.4: So sánh hàm lượng SS trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT
Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước khá cao sẽ làm cản trở quá trình xâm nhập ánh sáng vào nước làm cho quá trình quang hợp bị hạn chế gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thực vật thủy sinh. Ngoài ra một phần chất rắn lơ lửng tạo thành BOD5 và COD trong nước sẽ làm giảm quá trình hòa tan oxy, gây mùi, màu và làm mất cảm quan.
d. Các chất dinh dưỡng đa lượng (N tổng, P tổng)
Kết quả phân tích các mẫu nước thải sản xuất thạch dừa cho thấy hàm lượng N tổng, P tổng vượt chuẩn quy định gấp nhiều lần (N vượt chuẩn từ 2÷6 lần; P vượt chuẩn từ 3÷17 lần), do đó cần phải xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
QCVN 24:2009
Biểu đồ 3.5: So sánh hàm lượng N tổng trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT
QCVN 24:2009
Biểu đồ 3.6: So sánh hàm lượng P tổng trong mẫu nước thải thạch dừa tại
các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT
Hàm lượng N tổng, P tổng trong nước quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong, các sinh vật làm cản trở dòng chảy, thậm chí một số loại tảo có thể tiết ra các chất có độc tính vào nước. Đến mức độ giới hạn, tảo chết và phân hủy gây nên hiện tượng cạn kiệt oxy và hình thành quá trình phân huỷ yếm khí trong lưu vực.
e. Coliform
Kết quả phân tích các mẫu nước thải sản xuất thạch dừa cho thấy hàm lượng Coliform rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ đường cao trong nước thải, việc vệ sinh máy móc, thiết bị và một phần là do chưa tách riêng nguồn nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.
QCVN 24:2009
Biểu đồ 3.7: So sánh hàm lượng Coliform trong mẫu nước thải thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7 với QCVN 24:2009/BTNMT
Các vi sinh vật đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh đường ruột như tiêu chảy, thương hàn…Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi các vi sinh vật sẽ gây ra dịch bệnh trên diện rộng và gây tử vong cho con người.
3.2.5. Một số công trình xử lý nước thải đang được áp dụng
Toàn phường 7 tính đến nay mới chỉ có 4 cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng qui định là: Lê Thị Cẩm Hà, Lữ Ngọc Quyền, Huy Phong, Như Bình. Các cơ sở còn lại đều thải thẳng nước thải chưa qua ra hầm tự hoại hai ngăn để từ đó đưa tiếp ra cống, sông, kênh, rạch.
Hệ thống xử lý nước thải đang áp dụng tại 4 cơ sở trên đều có sơ đồ chung như hình 3.4:
Clo
Song chắn rác
Nước tách ra từ bùn
Hồ chứa
Bể nén bùn
Bể SBR1
Bể lọc nhanh
Bể SBR2
Bể khử trùng
Hầm tự thấm
Máy thổi khí
Nước thải
Bùn dư
Hình 3.4: Sơ đồ chung của hệ thống xử lý nước thải thạch dừa thô đang được áp dụng tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Thuyết minh qui trình: Nước thải sản xuất thạch dừa được thu gom vào hồ chứa có đặt song chắn rác để loại bỏ các rác lớn, sau đó đưa qua bể SBR1 và SBR2 (nối tiếp nhau) để phân hủy các chất hữu cơ nhờ vào hoạt động của hệ vi sinh vật hiếu khí. Nước thải sau đó tiếp tục qua bể lọc nhanh với lớp vật liệu than, cát, đá để lọc bớt cặn trước khi vào bể khử trùng và thoát ra cống chung. Bùn dư từ 02 bể SBR được thu gom vào bể nén bùn, phần bùn được dùng làm phân bón cho cây trồng, phần nước thải được tuần hoàn lại hồ chứa và tiếp tục xử lý.
Lưu lượng nước thải tính bình quân theo ngày (bảng 3.3 phần 3.3.2) rất nhỏ so với qui mô của hệ thống. Do nước thải sản xuất thải ra không liên tục (theo mẻ từ 3÷7 ngày /mẻ) làm cho quá trình vận hành gặp khá nhiều khó khăn.
Theo như khảo sát thực tế tại các cơ sở, các chủ cơ sở chỉ vận hành hệ thống xử lý nước thải phát sinh trong ngày ra mẻ thạch, những ngày còn lại ngưng hoạt động. Chính do vận hành không đúng qui cách làm vi sinh trong bể SBR chết dẫn đến chất lượng nước thải đầu ra không đạt quy chuẩn.
Nhận xét: Theo cảm quan, nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vì chứa cặn, mùi hôi chưa khử hết và do không hoạt động liên tục (hoạt động theo mẻ sản xuất) nên gây giảm hiệu quả của quá trình xử lý sinh học và không châm dung dịch clo thường xuyên nên không loại bỏ hết các vi sinh vật.
Hình 3.5: Hố ga thoát nước thải sau xử lý tại cơ sở Huy Phong
3.3. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TỪ KHÍ THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THUỘC KHU VỰC KHẢO SÁT
3.3.1. Nguồn phát sinh
Khí thải phát sinh chủ yếu từ quá trình đốt củi cho lò nấu, từ các loại nguyên liệu và, từ các phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở. Các loại khí thải bao gồm CO, CO2, NOx, SOx,… Các chất khí này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt mùi hôi là một vấn đề đáng quan tâm tại các cơ sở sản xuất thạch dừa phát sinh từ công đoạn ủ men đến khi xuất khay thạch và từ quá trình phân hủy của nước thải sản xuất trong các hố ga bốc lên. Theo ý kiến các hộ dân sống gần các cơ sở sản xuất thạch gây ô nhiễm thì mùi hôi từ quá trình làm thạch dừa cũng như do sự phân hủy nước thải chưa qua xử lý có thể khiến cơ thể mệt mỏi, gây buồn nôn, chóng mặt
Hình 3.6: Nấu nước dừa làm phát sinh khí ô nhiễm
Hình 3.7: Quá trình lên men nước dừa phát sinh mùi hôi
3.3.2. Tác động đến môi trường
Bụi
Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp. Bụi muội than tạo thành trong quá trình đốt nhiên liệu có đường kính trung bình 0,3 ppm nên rất dễ xâm nhập sâu vào phổi.
Sunfua dioxit (SO2), Nitơ oxit (NOX)
SO2, NOx là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít. SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào máu tuần hoàn. SO2, NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2-3 micronmét sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. SO2 có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hóa toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amôniắc ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.
3.2.2.3. Monoxit Cacbon (CO)
Monoxit Cacbon dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin thành cacboxyhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào. Khi 20% hồng cầu bị không chế, nạn nhân bị nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, khi tăng lên 50% não bộ bắt đầu bị ảnh hưởng mạnh và 70% thì bị tử vong.
Ảnh hưởng do sự tỏa nhiệt
Do sự tỏa nhiệt từ các lò sấy ra môi trường bên ngoài, tuy mức độ ảnh hưởng không cao nhưng cũng tác động đáng kể đến các cây cối xung quanh lò, các loại côn trùng có lợi cho mùa màng, các loài thiên địch tiêu diệt sâu hại và ảnh hưởng đến những người vận hành lò.
Nhiệt độ môi trường cao gây tác hại đế sức khỏe người lao động: rối loạn điều hòa nhiệt, say nóng, mất nước, mất muối khoáng.
Tiếng ồn
Tiếng ồn ở mức 80 dBA làm giảm sự chú ý, dễ mệt mỏi, nhứt đầu, chóng mặt, tăng cường quá trình ức chế của hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng tới thính giác của con người. Tiếp xúc với tiếng ồn ở cường độ cao trong một thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn cũng gây nên những thương tổn cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về đường tiêu hoá. Tuy nhiên, tiếng ồn của cơ sở chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân đang trực tiếp làm việc trong cơ sở và chủ cơ sở, ít gây ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh do chủ cơ sở đã tiến hành xây dựng tường bao quanh.
3.3.3. Lưu lượng khí thải phát sinh
Tại các cơ sở sản xuất thạch dừa, do việc xác định lưu lượng khí thải trực tiếp là rất khó khăn do không có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Vì vậy để có cái nhìn rõ nét hơn, có thể ước tính lưu lượng khí thải mỗi ngày của các cơ sở trên từ loại và khối lượng nhiên liệu đốt.
Xét ví dụ với cơ sở sản xuất thạch thô Lương Tấn Nghiệp (công suất 50 – 70 tấn/tháng), lượng nhiên liệu sử dụng cho việc nấu nguyên liệu là 3,5 m3củi đòn/mẻ (kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở).
Khi đốt củi, thành phần các chất trong khí thải thay đổi tùy theo loại củi, tuy vậy lượng khí thải sinh ra là tương đối ổn định. Để tính toán ta có thể dùng trị số VT20 = 4,23 m3/kg , nghĩa là khi đốt 1 kg củi sẽ sinh ra 4,23 m3 khí thải ở nhiệt độ 200C (theo Giáo trình tính toán kỹ thuật nhiệt lò công nghiệp - tập 1 tác giả Hoàng Kim Cơ, Nguyễn Công Cần, Đỗ Ngân Thanh).
Khối lượng riêng của củi khoảng 700kg/m3
Vậy lượng khí thải sinh ra khi nấu 1 mẻ là:
3,5 m3/mẻ x 700 kg/m3 x 4,23 m3/kg = 10.363,5 m3/mẻ
Và lượng khí thải sinh ra trên 1 tấn sản phẩm thạch:
10.363,5 m3/mẻ : 6 tấn/mẻ = 1727,25 m3/tấn
Với cơ sở sản xuất thạch thô – cắt nhỏ – ép khô Lữ Ngọc Quyền sản xuất 9 mẻ thạch/tháng, lượng củi sử dụng khoảng 2,5 m3 củi đòn/mẻ (kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở).
Ta có thể tính lưu lượng khí thải tương tự như trên
Khối lượng riêng của củi khoảng 700kg/m3
Vậy lượng khí thải sinh ra khi nấu 1 mẻ là:
2,5 m3/mẻ x 700 kg/m3 x 4,23 m3/kg = 7402,5 m3/mẻ = 7402,5
Và lượng khí thải sinh ra trên 1 tấn sản phẩm thạch:
7402,5 m3/mẻ : 3,5 tấn/mẻ = 2115 m3/tấn
Do lượng khí thải phát sinh phụ thuộc vào các yếu tố như độ ẩm của nhiên liệu đốt, loại củi sử dụng, nên có thể lấy con số trung bình của 2 cơ sở trên để ước tính lượng khí phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu là: 1921,12 m3/tấn sản phẩm.
Bằng cách tính toán như trên, có thể tính tổng thể tích khí thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất thạch dừa trong phường 7 như bảng 3.6 dưới đây:
Bảng 3.6: Lượng khí thải ước tính phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thuộc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre
STT
Tên cơ sở
Phân loại sản xuất
Công suất trung bình (tấn/tháng)
Lưu lượng khí thải (m3/tháng)
1
Lữ Ngọc Quyền
Thạch thô – cắt ép khô
30
57634
2
Lương Tấn Nghiệp
Thạch thô
55
105662
3
Nguyễn Ngọc Thảo
Thạch thô
40
76845
4
Phạm Hồng Nhung
Thạch thô
20
38422
5
Lê Thị Cẩm Hà
Thạch thô
25
48028
6
Hồ Thị Đua
Mua – cắt thạch thô
60
0
7
Đào Thị Thanh Nguyệt
Thạch thô
35
67239
8
Như Bình – Võ Quốc Hoài
Thạch thô – cắt ép khô
90
172901
9
Huy Phong – Dương Thị Nga
Mua – cắt thạch thô
1000
0
10
Nguyễn thị Tước
Mua – cắt thạch thô
60
0
11
Lê Văn Danh
Mua – cắt thạch thô
30
0
12
Tấn Phúc – Trần Thị Phi
Thạch thô
50
96056
13
Anh Khoa – Lâm xuân
Thạch thô
10
19211
14
Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm
Thạch thô
30
57634
15
Nguyễn Thị Kim Liên
Thạch thô
23
44186
16
Nguyễn Ngọc Ẩn
Thạch thô – cắt nhỏ
25
48028
17
Nguyễn Thị Yến
Thạch thô
23
44186
18
Phạm Lê Vinh
Thạch thô
75
144084
19
Lê Quang Đặng
Mua – cắt thạch thô
30
57634
20
Trương Văn Bình
Thạch thô
5
9606
21
DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm
Mua – cắt thạch thô
50
0
22
Trần Kim Hoàng
Thạch thô
15
28817
3.3.4. Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải
a. Số liệu đo đạc tại cơ sở sản xuất Lương Tấn Nghiệp, địa chỉ 240 C, Kp3, phường 7
- Số lượng mẫu: 2 mẫu.
- Vị trí lấy mẫu: 01 điểm bên trong cơ sở và 01 điểm cách cơ sở khoảng 100m theo hướng gió.
Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng khí thải khu vực quầy bán hàng
của cơ sở Lương Tấn Nghiệp (đo đạc vào tháng 3/2011)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN
05:2009/BTNMT
TCVS – QĐ 3733/2002/BYT và QCVN 26:2010/BTNMT
1
Độ ồn
dBA
66,3 – 79,8
-
£ 70
2
Nhiệt độ
0C
31,6
-
£ 32
3
Bụi
mg/m3
0,18
0,3
6
4
CO
mg/m3
3,4
30
40
5
SO2
mg/m3
0,02
0,35
5
6
NO2
mg/m3
0,043
0,2
5
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre)
Ghi chú:
- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QĐ 3733/2002/QĐ-BYT - Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
Kết quả giám sát cho thấy đa số các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Riêng chỉ tiêu nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng khí thải khu vực sản xuất của
cơ sở Lương Tấn Nghiệp (đo đạc vào tháng 3/2011)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN
05:2009/BTNMT
TCVS – QĐ 3733/2002/BYT và QCVN 26:2010/BTNMT
1
Độ ồn
dBA
51.4 – 61.8
-
£ 70
2
Nhiệt độ
0C
30.5
-
£ 32
3
Bụi
mg/m3
0.29
0.3
6
4
CO
mg/m3
3.0
30
40
5
SO2
mg/m3
0.031
0.35
5
6
NO2
mg/m3
0.042
0.2
5
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre)
Ghi chú:
- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QĐ 3733/2002/QĐ-BYT - Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
Kết quả phân tích cho thấy đa số các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Riêng chỉ tiêu nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
b. Số liệu đo đạc tại cơ sở sản xuất Lữ Ngọc Quyền, địa chỉ 24D, Khu phố 4, phường 7
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng khí thải khu vực sản xuất của
cơ sở Lữ Ngọc Quyền (đo đạc vào tháng 3/2011)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN
05:2009/BTNMT
TCVS – QĐ 3733
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DO AN 05.09.doc
- MUC LUC 01.doc