Đồ án Khảo sát hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình trung tâm trao đổi thông tin chất thải cho khu công nghiệp Biên Hòa I, tỉnh Đồng Nai

Nhiệm vụ đồ án

Nhận xét giáo viên hướng dẫn

Lời cảm ơn

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

Danh mục các sơ đồ

Danh mục các từ viết tắt

Mục lục

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .3

4. Nội dung nghiên cứu .3

5. Phương pháp nghiên cứu .3

CHUONG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT SINH THÁI

CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỔI CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP . 5

1.1. Lý thuyết sinh thái công nghiệp (STCN) .5

1.1.1. Khái niệm sinh thái công nghiệp (Industrial Ecology) .5

1.1.2. Hệ sinh thái công nghiệp (HSTCN) 7

1.1.2.1. Các thành phần chính của hệ sinh thái công nghiep .7

1.1.2.2. Các dạng hệ sinh thái công nghiệp 8

1.1.3. Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) 9

1.2. Lý thuyết trao đổi chất công nghiệp (industrial metabolism) .10

1.2.1. Khái niệm về quá trình trao đổi chất công nghiệp .10

1.2.2. Quá trình trao đổi chất công nghiệp so với

 quá trình trao đổi chất sinh học .10

 

doc98 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình trung tâm trao đổi thông tin chất thải cho khu công nghiệp Biên Hòa I, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các loại CTRCN ở KCN Biên Hòa I Nguồn : Ban Quản Lý Các KCN Đồng Nai Các loại chất thải của các nhà máy cũng đa dạng, phức tạp, gây tác động xấu dến con người và môi trường. Một số nhà máy có CTNH được liệt kê trong bảng 9. Bảng 9 : Các nhà máy sinh ra chất thải có khả năng gây nguy hại. STT Tên nhà máy Thành phần chất thải Khối lượng chất thải (tấn/năm) Tính chất 1 Nhà máy hóa chất Biên Hòa Bùn lắng nước muối Vôi xử lý Cl2 Bao đựng hóa chất 1.040 - 2.400 cái/năm Ăn mòn Độc hại 2 Nhà máy hóa chất Đồng Nai CTR sau sản xuất Muối Xi chì 9 8 Ăn mòn Độc hại 3 Acquy Đồng Nai Vôi sau xử lý nước thải Vôi tráng lá cực 3,6 - Độc hại 4 Công ty tấm lợp và VLXD Đồng Nai Cặn bùn 540 Ăn mòn 5 Nhà máy sơn Đồng Nai Cặn sơn sau khi lọc Bao bì hóa chất độc 0,6 0,54 Độc hại Độc hại 6 Tole Phương Nam Bùn từ xử lý nước xi mạ 20 Độc hại 7 Công ty điện tử Biên Hòa Xi hàn chì 50 Độc hại 8 Nhà máy bột giặt NET Bao đựng hóa chất 48.000 bao/năm Độc hại 9 Công ty CFT Bùn từ hệ thống xử lý nước thải - Độc hại Nguồn : Ban Quản Lý Các KCN Đồng Nai Chất thải rắn sinh hoạt CTR sinh hoạt của KCN Biên Hòa I phát sinh chủ yếu từ hoạt động của công nhân viên, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và nhà ăn bao gồm giấy, nylon, lon nhựa, kim loại đựng đồ hộp, thức uống thực phẩm dư thừa, ngoài ra còn có lá cây. Cỏ trong khuôn viên của KCN. Bảng 10 : Khối lượng CTR sinh hoạt của một số nhà máy trong KCN Biên Hòa I STT Tên nhà máy Rác sinh hoạt (tấn/năm) 1 SONADEZI Biên Hòa 15 2 Xưởng DONIMEX 9 3 Vật tư Nông nghiệp 12 4 Vận tải Đường sông 0,03 5 Xí nghiệp Cơ Giới 9 105 Nguồn : Ban Quản Lý Các KCN Đồng Nai 2.4. HIỆN TRẠNG TRAO ĐỔI CHẤT THẢI CỦA KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HOÀ I Các hình thức trao đổi hiện tại của KCN Biên Hòa I Hiện nay, xử lý CTRCN tại KCN Biên Hòa I bao gồm các hoạt động : Tái sinh, tái sử dụng : Bán phế liệu, chất thải cho cơ sở bên ngoài chiếm 75%. Trao đổi với nhau chiếm 1%. Sử dụng lại chất thải tại chỗ chiếm 27%. Lưu trữ tại nhà máy. Đổ chung với CTR sinh hoạt. Hợp đồng với Công ty xử lý CTRCN. Dựa vào đợt khảo sát trên 53 cơ sở sản xuất có phát sinh CTRCN tại KCN Biên Hòa I phục vụ cho Hội Thảo “Công Nghiệp Và Môi Trường Hướng Đến Phát Triển Khu Công Nghiệp Sinh Thái Tại Đồng Nai” của SONADEZI, VEPA, CENTEMA, cho thấy hiện trạng trao đổi chất thải tại KCN Biên Hòa I theo các hướng như sau : 2.4.1. Tái sử dụng ngay chính trong dây chuyền sản xuất của mình Thống kê : 14 cơ sở tiến hành tái sử dụng, chiếm 27% thể hiện ở bảng sau : Bảng 11 : Các cơ sở sản cuất tái sử dụng chất thải, phế phẩm trong nhà máy STT Nhà máy Chất thải rắn cộng nghiệp Thành phần Khối lượng 1 Xí nghiệp Acquy Đồng Nai Rẻo từ công đoạn cắt thẻ, sản phẩm không đạt chất lượng - 2 Công ty chế tạo động cơ Vinapro Mạt gang, phôi gang 360 kg/năm 3 Nhà máy luyện thép Vicasa Sắt, thép vụn, mạt sắt 3.000 tấn/năm 4 Nhà máy VIKINO Sắt, thép, phế liệu 50 kg/ngày 5 Công ty LENEX Mẫu sắt thép vụn 84 tấn/năm 6 xí nghiệp đèn ống Vụn thủy tinh 3 tấn/năm 7 Nhà máy bao bì Biên Hòa Giấy không đạt tiêu chuẩn 840 tấn/năm 8 Công ty giấy Đồng Nai Bột giấy thu hồi 1.260 tấn/năm 9 Công ty nhựa Đồng Nai Nhựa phế phẩm - 10 Xí nghiệp Việt Thái Xi nhôm dạng cục, thau vụn - 11 Công ty PROCONCO Bao bì phế phẩm - 12 CFT Đồng vụn 1,2 tấn/năm 13 Xí nghiệp phụ tùng thiết bị Điện 4 Kim loại vụn 9 tấn/năm 14 Xí nghiệp Thành Mỹ Xi nhôm, vụn đồng, nhôm 30 tấn/năm Nguồn : CENTEMA 2.4.2. Trao đổi giữa các nhà máy trong khu công nghiệp Đã có một số cơ sở sản xuất tiến hành trao đổi CTRCN với nhau đó là : xí nghiệp Dây Đồng Long Biên, công ty CFT, xí nghiệp Cơ Điện 2, công ty Thiết Bị Điện, nhà máy Luyện Thép VICASA, xí nghiệp Thành Mỹ, xí nghiệp Việt Thái, cụ thể là : Xí nghiệp Dây Đồng Long Biên bán dây đồng phế phẩm cho công ty CFT, bán nhựa phế phẩm cho xí nghiệp Cơ Điện 2. Xí nghiệp Thành Mỹ bán vụn đồng, nhôm cho xí nghiệp Việt Thái. Công ty Thiết Bị Điện hằng năm bán 12 tấn sắt, thép phế liệu, phôi kim loại cho nhà máy luyện thép VICASA. 2.4.3. Trao đổi với bên ngoài Đa số các nhà máy trong KCN Biên Hòa I bán phế liệu/ chất thải cho các cơ sở bên ngoài (chiếm 75%) cụ thể như trong bảng 12. Bảng 12 : Các nhà máy KCN Biên Hòa I thực hiện TĐCT với bên ngoài STT Công ty, nhà máy, xí nghiệp Chất thải rắn công nghiệp Hình thức xử lý Thành phần Khối lượng NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT VÀ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT 1 Hóa Chất Biên Hòa Cặn, bã vôi - Bán 2 Hóa Chất Đồng Nai Bao phế phẩm hóa chất 200 bao/tháng Bán Bao phế phẩm nguyên liệu khác 4.000 bao/tháng Bán Can nhựa 30L 16 – 24 can/tháng Bán 3 Bột Giặt NET Bao đựng hóa chất 4.000 bao/tháng Bán Can nhựa đựng hóa chất - Bán 4 Sơn Đồng Nai Bao bì giấy 30 tấn/năm Bán 5 Acquy Đồng Nai Can nhựa đựng H2SO4 Trả lại nơi bán Bao giấy, Bao nhựa Bán Rẻo lá cách PVC Bán làm simili CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ LUYỆN KIM & GIA CÔNG CÁC LOẠI VẬT LIỆU KIM LOẠI 6 Công ty chế tạo động cơ Vinapro Mạt gang, phôi gang 360 kg/năm Tái sử dụng 10%, còn lại bán cho nhà thầu và chôn 7 Cơ khí Đồng Nai Sắt, thép vụn 15 tấn/năm Bán 8 Nhà máy VIKINO Phôi, gang thép 150 kg/ngày Bán Bao bì gỗ 50 kg/ngày Bán Bao bì giấy, giấy văn phòng 20 kg/ngày Bán 9 Cơ khí thực phẩm Phôi, sắt vụn 30 tấn/năm Bán 10 Công ty LENEX Mẫu sắt, thép vụn 84 tấn/năm Tái sử dung, bán 11 Công ty thiết bị điện Sắt thép phế liệu, phôi kim loại 12 tấn/năm Bán cho VICASA Giấy cách điện, bao bì phế thải 1,2 tấn/năm Bán 12 Điện cơ Đồng Nai Phôi sắt vụn 30 tấn/năm Bán 13 Vĩnh Hưng Phôi sắt vụn 6 tấn/năm Bán CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CAO SU VÀ GIẢ DA 14 Cao su Đồng Nai Giấy - Bán CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GIẤY VÀ GỖ 15 Công ty Tín Nghĩa Mạt cưa 90 tấn/năm Bán 16 Công ty Kiến Hữu Mạt cưa 45 tấn/năm Bán 17 Công ty Donabochang Mạt cưa, gỗ vụn 120 tấn/năm Bán 18 Công ty Việt Giai Mạt cưa, gỗ vụn 10,8 tấn/năm Bán 19 Công ty DONAPACK Giấy, bao bì phế liệu 18 tấn/năm Bán 20 Công ty giấy Đồng Nai Gỗ vụn, mảnh tre, bụi tre. . . 1.650 tấn/năm Bán Dây kẽm buộc nguyên liệu 24 tấn/năm Bán 21 Công ty nhựa Đồng Nai Gỗ phế phẩm, mạt cưa 240 tấn/năm Bán 22 Gỗ Đồng Nai Gỗ vụn, mạt cưa 6 tấn/năm Bán CÔNG NGHIỆP MAY MẶC, VẢI SỢI 23 Công ty may Đồng Nai Vải vụn các loại 30 tấn/năm Bán 24 Len Biên Hòa Sợi rối, chỉ vụn 21 tấn/năm Bán 25 Công ty may công nghiệp Đồng Nai Vải vụn các loại, goon vụn, phế liệu phế phẩm, giấy vụn 4,5 tấn/năm Bán 26 Fashion Garment Vải vụn 6 tấn/năm Bán 27 VIKOMOONSAN Bông, giấy 30 tấn/năm CÔNG NGHIỆP ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ 28 Điện tử Biên Hòa Giấy carton, gồ tạp - Bán 29 Công ty CFT Đồng vụn, xi đồng 1,2 tấn/năm Bán 30 Cáp Viễn Thông Mạt sắt, gỗ vụn, nhựa vụn 159 tấn/năm Bán 31 Thành Mỹ Dây điện, vỏ dây điện hỏng, nhựa - Bán Vụn đồng, nhôm - Bán Xi nhôm 30 tấn/năm Tồn trữ 32 Xí nghiệp dây đồng Long Biên Giấy, bao bì phế phẩm 1,5 tấn/năm Bán Dây đồng phế phẩm - Bán cho công ty CFT Nhựa phế phẩm - Bán cho xí nghiệp Cơ Điện 2 CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN GIA SÚC 33 Công ty Donanewtower Vỏ lon hỏng 100 kg/ngày Bán Ba dớ thiếc 100 kg/ngày Bán Nắp nhựa hỏng 8 kg/ngày Bán 34 Công ty PROCONCO Bao bì phế phẩm - Tái sử dụng và bán 35 Nhà máy cà phê Biên Hòa Bã cà phê 348 tấn/năm Bán cho nông dân Bao bì phế phẩm - Bán 36 Nhà máy sữa Dielac Vụn kim loại, bao bì phế phẩm - Bán 37 Xí nghiệp quốc doanh Nước Đá Bao bì phế phẩm - Bán Nguồn : CENTEMA 2.4.4. Chất thải cần xử lý Các loại chất thải không thể tái sinh để tham gia chương trình TĐCT phải có biện pháp xử lý thích hợp, vì đây là những CTNH gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến con người. Tùy đặc tính của chất thải mà có biện pháp xử lý thích hợp (phương pháp đốt, hóa rắn, chôn lấp). Đối với KCN Biên Hòa I, các loại chất thải và phương pháp xử lý tương ứng trong các bảng 13; 14; 15. Bảng 13 : Các loại chất thải phải xử lý bằng phương pháp đốt. Loại chất thải Khối lượng (tấn/năm) Thành phần cháy (%) Độ tro (%) Năm 2000 Năm 2020 Cặn sơn 0,6 0,9 99 1 Giẻ lau dính hóa chất, dầu nhớt - - 99,9 0,1 Hóa chất quá hạn 12 18 99,9 0,1 Mút polyfoom 6 9 99,99 0,01 Bã vỏ hạt điều 256 384 85 15 Than hoạt tính 390 585 66 34 Nguồn : CENTEMA Bảng 14 : Các loại chất thải phải hóa rắn trước khi chôn lấp. Loại chất thải Khối lượng (tấn/năm) Năm 2000 Năm 2020 Xí nghiệp chì 21 31,5 Bùn từ xử lý nước thải xi mạ 6 9 Boat cặn tráng tấm soon (PbO) 10 14,5 Nguồn : CENTEMA Bảng 15 : Các loại chất thải cần chôn lấp. Thành phần Khối lượng (tấn/năm) Khối lượng riêng (tấn/m3) Thể tích cần chôn lấp (m3) Vôi sau xử lý nước thải 93,6 0,65 144 Bùn phân xưởng tấm lợp & vật liệu xây dựng 990 1,1 900 Đất neon 438 0,518 845,6 Bùn sau lắng lọc 4.500 1,05 4.285,7 Cặn lắng phản ứng sút 90 1,0 90 Xi than đá 30 30 1,3 23 Vôi sau xử lý Clo 60 1,02 58,8 Nguồn : CENTEMA CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRAO ĐỔI CHẤT THẢI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HOÀ I 3.1. TIỀM NĂNG TRAO ĐỔI CHẤT THẢI TẠI KCN BIÊN HÒA I KCN Biên Hòa I hiện có 103 cơ sở sản xuất đi vào hoạt động tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như đã nêu ở phần trước. Do đó, các loại chất thải (rắn, lỏng , khí) phát sinh khối lượng lớn và đa dạng. Tuy nhiên, nhận thấy tiềm năng tái sử dụng lại các chất thải này phục vụ cho sản xuất là rất khả quan. Có 4 hình thức trao đổi CTCN như sau : Trao đổi trực tiếp : các loại chất thải này có thể tiến hành tái sử dụng hay trao đổi với các nhà máy mà không thông qua các biện pháp xử lý kỹ thuật (tất nhiên phải tiến hành phân loại tại nguồn) như : vụn kim loại, phôi xi kim loại, giấy, nhựa, gỗ vụn, mạt cưa, dăm bào, vải vụn. . . Trao đổi trực tiếp với bên ngoài : trong KCN không có loại hình sản xuất thích hợp để tiếp nhận nên bán cho các cơ sở sản xuất bên ngoài có nhu cầu như : chất thải hữu cơ, vải vụn, săm xe. . . Trao đổi trực tiếp với các cơ sở sản xuất trong cùng KCN. Trao đổi sau khi tái chế : thùng can, bao bì chứa hóa chất, dung môi hóa chất Chất thải cần phải xử lý tức trao đổi với môi trường sau khi xử lý tốt : mực in, giẻ lau dính hóa chất, cặn sơn. . . Trong phần này chủ yếu tìm hiểu những cơ hội thực hiện chương trình TĐCT đối với các loại chất thải, phế phẩm để phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng mô hình KCN thân thiện môi trường (TTMT) tại các KCN hiện hữu trong tương lai. 3.1.1. Tiềm năng trao đổi nước thải Hiện nay, KCN Biên Hòa I có lưu lượng xả thải lớn nhất trong các KCN tại Đồng Nai, trung bình 15.000 m3/ngàyđêm, phần lớn nước thải của các doanh nghiệp thường có sự pha trộn của nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước mưa. Lượng nước thải sản xuất thường có thành phần rất khác nhau tùy theo từng loại hình công nghiệp và công nghệ sản xuất. Đối với nước thải của KCN Biên Hòa I có hai phương án trao đổi được đề xuất : Phương án 1 : trao đổi với môi trường tự nhiên thông qua việc tưới tiêu cây xanh cho KCN. Đây là phương án được đánh giá cao về mặt thực tiễn, bởi hoạt động này đã được áp dụng tại KCN Biên Hòa I. Phương án 2 : tái sử dụng lại trong nhà máy và trao đổi giữa các cơ sở sản xuất không ra khỏi phạm vi KCN. 3.1.1.1 Trao đổi với môi trường tự nhiên Phương án tái sử dụng nước thải KCN Biên Hòa I tốt nhất hiện nay là dùng cho tưới tiêu cây xanh. Đặc biệt, đối với nước thải sản xuất ngành nghề chế biến thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể thay thế cho việc bón phân định kỳ cho cây xanh. Tuy nhiên, một khó khăn gặp phải của KCN Biên Hòa I là chỉ có một số doanh nghiệp đấu nối nước thải để xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Biên Hòa II (khoảng 2.000 m3/ngày điêm), do đó rất khó kiểm soát và quản lý nguồn nước thải của KCN. Như vậy, thực tế lượng nước thải dùng để tái sử dụng cho tưới cây không có, KCN Biên Hòa I vẫn phải dùng nguồn nước khác để tưới cây trong mùa nắng. KCN Biên Hòa I với tổng diện tích là 335 ha, trong đó diện tích trồng cây xanh là 83,75 ha (chiếm 25% diện tích KCN). Với tiêu chuẩn lượng nước tưới cây là 0,5L/m2/ngày thì lượng nước cần thiết tái sử dụng cho mục dích này là 420 m3/ngày. Ngoài ra, có thể dùng lượng nước thải sau xử lý này cho việc tưới tiêu cây xanh cho toàn thành phố Biên Hòa. Trong phương án này, công ty SONADEZI sẽ bán nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại A “(tiêu chuẩn 5945 -2005) cho công ty Dịch Vụ Môi Trường Đô Thị (DVMTĐT) Biên Hòa để tưới cây trong các công viên và dọc đường phố. Cuối cùng là thải vào sông Đồng Nai (sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn) nhằm hoàn trả lại tự nhiên phần nào lượng nước đã dùng cho sinh hoạt và sản xuất ở các khu vực dân cư xung quanh lưu vực sông. Nhận xét : Phương án tưới cây cho KCN và hoàn trả lại nước sạch cho sông Đồng Nai dễ dàng thực hiện khi đã xây dựng xong đường ống dẫn nước thải từ KCN Biên Hòa I sang KCN Biên Hòa II. Phương án cung cấp nước tưới tiêu cho toàn thành phố Biên Hòa (phối hợp với KCN Biên Hòa II) gặp khó khăn trong hiện tại bởi nhận thức về môi trường của hai bên tham gia trao đổi còn hạn chế. Về phía SONADEZI sẽ lo ngại cho hình ảnh công ty mình một khi xảy ra vấn đề gì đối với các công viên cây xanh. Còn về phía công ty DVMTĐT Biên Hòa cũng lo ngại về chất lượng nước thải, hơn nữa công ty DVMTĐT Biên Hòa được cung cấp nước tưới với giá rẻ nên động lực thay đổi nguồn nước không lớn. Tuy nhiên, trong tương lai, khi mối quan hệ cộng sinh qua lại giữa KCN và các thành phần bên ngoài như tổ chức chính quyền, viện nghiên cứu, các tổ chức cộng đồng khác được hình thành vấn đề này sẽ được giải quyết. 3.1.1.2. Trao đổi giữa các nhà máy Trong phương án này, chủ yếu áp dụng đối với các nhà máy thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng và ngành chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn gia súc. Nước thải ngành sản xuất vật liệu xây dựng Đối với các xí nghiệp, nhà máy thuộc các lĩnh vực như bê tông, gạch ngói, nước thải có nhiều chất rắn là thành phần nguyên liệu sản xuất nên cò thể trao đổi với nhau như sau : Công ty Tấm Lợp Vật Liệu Xây Dựng Đồng Nai Công ty Bêtông Biên Hòa Trạm trộn Bêtông DP Gạch men Thanh Thanh Gạch ngói Đồng Nai] Vina Block Sơ đồ 4 : Trao đổi nước thải giữa các nhà thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong KCN Biên Hòa I Ngoài ra, đối với các nhà máy, xí nghiệp này, yêu cầu chất lượng nước phục vụ cho sản xuất không cao, ta có thể tận dụng các nguồn nước thải từ hệ thống giải nhiệt của các nhà máy khác như Nhà Máy Thiết Bị Điện 4, Vinapro, Cơ Khí Luyện Kim, Dây Đồng Long Biên. . . nhằm tiết kiệm nươc cấp và giảm lưu lượng nước thải. Nước thải ngành chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc Nước thải của ngành chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi gia súc có thể dùng để tưới vào một số giai đoạn trong quá trình làm phân Compost nhằm bổ xung thêm chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nước thải của nhà máy Vitaga cũ, Sấy Thăng Hoa có nồng độ Nitơ, Photpho cao thích hợp cho việc làm phân Compost. Nhận xét : Thực ra, việc trao đổi nước thải giữa các nhà máy rất khó thực hiện bởi nhiều lý do sau : Nhu cầu sản xuất hay làm sạch thiết bị của các nhà máy phần lớn đều cần nước thủy cục mới đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Nước thải các ngành sản xuất rất phức tạp, nhiều tạp chất, khó tái sử dụng. Việc vận chuyển nước thải giữa các nhà máy khó khăn vì chưa có các đường ống dẫn và không kinh tế. Việc hạn chế tiêu thụ nước cấp, phát sinh nước thải không mang lại lợi ích đáng kể cho các nhà máy, nhất là khi nhà sản xuất không phải trả phí xử lý nước thải. Tóm lại, phương án dùng nước thải để tưới cho cây xanh và hoàn trả nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn mới mang tính thực tiễn và dễ dàng thực hiện, có tính kinh tế nhất trong tất cả các phương án. 3.1.2. Tiềm năng trao đổi chất thải dạng lỏng Trong phần này, đồ án đề cập đến khả năng trao đổi của các loại dung môi hóa chất, nhớt phế thải và dung dịch thải lỏng của nhà máy Ajinomoto. 3.1.2.1. Các loại dung môi hóa chất và nhớt phế thải Chất thải lỏng của các nhà máy sản xuất trong KCN Biên Hòa I cũng khá đa dạng và phức tạp, điển hình vài dạng sau : Công nghiệp hóa chất và liên quan đến hóa chất : phần lớn là các dung dịch acid, bazơ với nồng độ khá cao. Ngoài ra, còn có các loại hóa chất hết hạn sử dụng, chất hoạt động bề mặt, dung môi pha chế sơn. . . Công nghiệp luyện kim và chế tạo máy, sản xuất linh kiện điện tử : dung môi phế thải như axeton, tricloetylen sinh ra từ quá trình tẩy rửa bề mặt kim loại, dầu nhớt phế thải. Đối với khâu định hình và hoàn tất sản phẩm, các công đoạn rửa còn sinh ra nhiều chất thải lỏng mang tính acid có thể là acid clohydric, acid sulphuric, acid nitric. Ngành cao su và sản phẩm cao su (xí nghiệp giày thể thao Tam Hiệp) : dung dịch rửa khuôn 175, rửa bồn. . . Các loại chất thải dạng lỏng này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, gây cháy nổ, được liệt vào danh sách các CTNH, cần được thu gom và có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với các loại dung môi và dầu nhớt phế thải muốn trao đổi được phải tiến hành tái sinh để loại bỏ các tạp chất, cặn bã tạo thành dầu gốc và dung môi gốc như trong sơ đồ 5 và 6 sau : Dung môi gốc thành phẩm Dung môi phế thải Nhà máy luyện kim Nhà máy sx tôn Nhà máy khác Hơi dung môi --------- --------- Chưng cất Ngưng Trao Cặn Đốt tụ đổi Sơ đồ 5 : Quy trình tái sinh và trao đổi dung môi phế thải Parafin nhẹ Các nhà máy có nhu cầu sử dụng Cặn Hỗn hợp dầu gốc và dung môi --------- --------- Dầøu gốc thành phẩm Dung môi gốc thành phẩm Nhớt phế thải Khuấy lắng Gia Nhiệt Trao đổi Sơ đồ 6 : Quy trình tái sinh và trao đổi nhớt phế thải Hiện nay, ở nước ta, công nghệ tái sinh dung môi và nhớt phế thải đã được nghiên cứu và áp dụng trong thực tế. Các sản phẩm dung môi và dầu gốc đạt yêu cầu chất lượng của thị trường nên việc tái sinh chúng phục vụ cho hoạt động TĐCT là rất khả thi. Tại KCN Biên Hòa I, các nhà máy hoạt động trong lĩnh vực luyện kim và sản xuất tôn có nhu cầu về dung môi tẩy rửa bề mặt kim loại rất lớn. Việc trao đổi lại các cơ sở sản xuất sau khi tái sinh chất thải hoàn toàn hợp lý và sẽ tiết kiệm chi phí nhập liệu, giảm ô nhiễm. Do đó các công ty như Tân Phát Tài, SONACEZI. . . đã thu gom và tái sinh chúng để bán cho các cơ sở có nhu cầu, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nhớt. Trong trường hợp này, các loại dung môi và nhớt phế thải vừa có thể trao đổi với bên trong và ngoài KCN, đều đạt hiệu quả tốt. 3.1.2.2. Sản xuất sản phẩm phụ của nhà máy Ajinamoto Tại phân xưởng sản xuất bột ngọt của nhà máy Ajinamoto, trong quá trình phân ly dung dịch lên men để thu hồi acid glutamic sẽ tạo ra một khối lượng dung dịch gốc (dung dịch sau khi tách acid glutamic). Hiện nay lượng dung dịch này khoảng 600 m3/ngày. Thành phần chủ yếu của dung dịch thải lỏng là xác bã men, tinh bột, mật rỉ đường, acid amin, protein. . . với nồng độ rất đậm đặc, số liệu cụ thể được đưa ra trong bảng 16. Bảng 16 : Thành phần của dịch thải sau khi tách acid glutamic. STT Thành phần % trọng lượng 1 2 3 4 5 6 7 Nước Protein Chất béo Chất xơ, bã Carbonhydrat Chất tro Các chất khác 67,0 16,3 1,0 0,5 8,2 6,0 1,0 Nguồn : nhà máy Ajinomoto Do mức độ đậm đặc của dịch lỏng, phương án tối ưu là sản xuất phân bón hữu cơ lỏng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Công ty Ajinomoto Việt Nam đã đầu tư phân xưởng sản xuất phân bón Ami-Ami từ dịch lỏng vào name 1998 (đã xây dựng bản ĐTM vào 6/1998). Quy trình sản xuất phân Ami-Ami được đưa ra như ở sơ đồ 3.4. Tại Việt Nam, phân bón hữu cơ Ami-Ami đã được Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn cấp giấy phép sử dụng bằng quyết định số 38 NN-KHCN/QĐ. Dịch lỏng chuyển từ phân xưởng lên men Bồn pha trộn vôi Bổ sung NH3 lỏng Làm nhân bón Trộn điều hòa Bể C Kiểm tra pH, độ đạm Trích sữa vôi Bồn chính pH Chứa tại các bể chứa A & B Sơ đồ 7 : Quy trình sản xuất phân bón Ami-Ami Nguồn : Nhà máy Ajinomoto 3.1.3. Tiềm năng trao đổi khí thải Đặc tính khí thải rất khó thu hồi, khả năng trao đổi không cao. Tuy nhiên, nhận thấy KCN Biên Hòa I với nhiều loại hình sản xuất mà khí thải có chứa nhiều bụi nguyên liệu có thể tiến hành tái sửõ dụng ngay trong nhà máy và ở nơi khác. Đồ án đề xuất một số phương án tái sử dụng và trao đổi mà khả năng ứng dụng trong thực tiễn là có thể xem xét. 3.1.3.1. Tái sử dụng ngay trong chính nhà máy Yêu cầu : Khí thải có chứa nhiều bụi có thành phần là nguyên liệu. Phải có hệ thống thu hồi bụi hoạt động có hiệu quả. Các nhà máy có thể áp dụng : Sản xuất thức ăn gia súc : PROCONCO, Vitaga. Sản xuất sản phẩm nhựa : công ty Nhựa Đồng Nai. Sản xuất vật liệu xây dựng : trạm trộn bêtông Biên Hòa, nhà máy nghiền clanhke. . . Cách thức : Bụi sinh ra từ các công đoạn khác nhau sẽ được thu gom bằng các quạt hút và cho qua các thiết bị xiclon của thiết bị lọc bụi tay áo. Khi nhiễm bụi được quạt thổi vào các túi vải, bụi được giữ lại, rơi xuống đáy thiết bị, bụi này có thành phần giống như nguyên liệu nên được thu hồi phục vụ cho sản xuất. Việc tái sử dụng này đã được nhà máy PROCONCO và Vitaga thực hiện trong dây chuyền sản xuất của mình. 3.1.3.2. Trao đổi giữa các nhà máy Việc trao đổi giữa các nhà máy được thực hiện đối với bụi ngũ cốc, bụi kim loại và oxit kim loại. Bụi ngũ cốc : (tinh bột, bột bắp. . .) VITAGA (sản xuất các loại thức ăn gia súc loại trung bình) Đường Biên Hòa Bánh kẹo BIBICA Sữa Dielac Sơ đồ 8 : Trao đổi bụi ngũ cốc giữa các nhà máy Bụi kim loại và oxit kim loại : Khí thải chứa nhiều bụi kim loại và oxit kim loại của các nhà máy luyện kim, gia công cơ khí, sản xuất tôn có thể trao đổi với nhau, với các nhà máy khác ngoài KCN. Trong công nghiệp sản xuất thép và gia công cơ khí, công nghệ thường dùng là kỹ thuật lò điện (áp dụng tại KCN Biên Hòa I) vấn đe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai viet.doc
  • docphu luc.doc
  • docBIA.doc
  • docMuc luc.doc
  • docDANH MUC CAC BANG.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
  • docloi cam on.doc
  • docdanh muc cac tu viet tat.doc
Tài liệu liên quan