MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu 1
1.2 Ý nghĩa của đề tài 3
1.3 Mục tiêu của đề tài 3
1.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài 3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu 4
1.7 Ý nghĩa khoa học của đề tài 6
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
2.1 Khái niệm cơ bản về CTR 7
2.1.1 Khái niệm CTR 7
2.1.2 Nguồn gốc phát sinh CTR 7
2.1.3 Phân loại CTR 9
2.1.4 Thành phần CTR 12
2.1.5 Tính chất CTR 15
2.1.6 Tốc độ phát sinh CTR 24
2.2 Sự chuyển hoá tính chất của CTR đô thị 25
2.2.1 Sự chuyển hoá vật lý 25
2.2.2 Sự chuyển hoá hoá học 26
2.2.3 Sự chuyển hoá sinh học 28
2.3 Ảnh hưởng CTR đến môi trường 30
2.3.1 Rác gây ô nhiễm môi trường đất 30
2.3.2 Rác gây ô nhiễm nguồn nước – cản trở dòng chảy 31
2.3.3 Rác gây ô nhiễm môi trường không khí 32
2.3.4 Giảm mỹ quan đô thị 33
2.3.5 Rác gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng 34
2.3.6 Tăng trưởng chi phí về y tế do ô nhiễm 35
2.4 Hình thức thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt tại Việt Nam 35
2.5 Sơ đồ của hoạt động thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt 36
2.6 Xử lý CTR 37
2.6.1 Sơ lược các công nghệ xử lý CTR trên thế giới 37
2.6.2 Tình hình công nghệ xử lý CTR ở Việt Nam hiện nay 40
Chương 3: HIỆN TRẠNG QLCTR ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO
3.1 Tổ chức quản lý 43
3.2 Đặc điểm của CTR 44
3.2.1 Nguồn phát sinh 44
3.2.2 Thành phần CTR 46
3.2.3 Khối lượng CTR sinh hoạt tại Tp Mỹ Tho 48
3.3 Hiện trạng hệ thống thu gom 49
3.3.1 Tốc độ thải rác 49
3.3.2 Lưu giữ tại nguồn 50
3.3.3 Lao động và phương tiện 52
3.3.4 Tổ chức thu gom 54
3.3.5 Hình thức thu gom 55
3.4 Hiện trạng hệ thống vận chuyển 56
3.4.1 Lao động và phương tiện 56
3.4.2 Thời gian vận chuyển 57
3.4.3 Hình thức hoạt động 57
3.5 Hiện trạng xử lý rác thải Tp Mỹ Tho 58
3.6 Đánh giá hiện trạng QLCTR tại Tp Mỹ Tho 60
3.6.1 Đánh giá công tác thu gom 60
3.6.2 Đánh giá công tác vận chuyển 62
3.6.3 Xử lý CTR 63
Chương 4: DỰ BÁO PHÁT SINH CTR ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO
4.1 Dự báo dân số Tp Mỹ Tho đến năm 2020 64
4.2 Dự báo tốc độ phát sinh CTR tại Tp Mỹ Tho đến năm 2020 66
4.3 Dự báo về nhu cầu vận chuyển 67
4.4 Dự báo về nhu cầu xử lý 68
Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QLCTR ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ
MỸ THO
5.1 Phân loại tại nguồn 70
5.2 Thu gom, vận chuyển và xử lý 73
5.3 Một số đề xuất đối với công nghệ phân loại rác tại nguồn 78
5.4 Kế hoạch trang bị các phương tiện thu gom, vận chuyển rác 79
5.5 Kế hoạch xử lý rác trên địa bàn Tp Mỹ Tho 80
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN 83
6.2 KIẾN NGHỊ 84
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5952 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực vật trong nước bị tác động trực tiếp nên khi quan sát ta thấy nước đen ngòm, hôi thối, thảm xanh thực vật bị phá hoại. Thực vật nước như : tảo, rong, lục bình bị héo lá, còi cọc, chết dần làm gia tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước. Khi nguồn nước mất khả năng tự làm sạch, đất đai hai bên bờ rạch bị ô nhiễm nặng, cây trồng có hiện tượng úng gốc, héo lá hoặc khó lớn tạo hiện tượng xói lở hai bên bờ.
Những cảnh tượng làm mất vệ sinh và mỹ quan như: rác bừa bãi quanh miệng cống, còn chất khó phân huỷ sinh học tồn lưu lại làm nghẽn dòng chảy hệ thống thoát nước gây ứ đọng vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa, gây ách tắc giao thông làm khó khăn trong việc đi lại của người dân . Ngoài ra việc tồn tại các điểm tập kết trên các tuyến đường cũng làm mất vẻ mỹ quan và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình sống ở gần đó .
Rác ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng
Con người luôn chịu sự tác động của môi trường và ngược lại. Nếu môi trường không lành mạnh thì sức khoẻ con người sẽ bị ảnh hưởng. Với dân cư đông và cuộc sống phức tạp với nhiều thành phần, đời sống sinh hoạt của người dân luôn ở trong môi trường không lành mạnh vì vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức.
Từ việc thải các chất hữu cơ , xác chết động vật qua những trung gian truyền bệnh sẽ gây ra nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành dịch bệnh (điển hình nhất là dịch hạch thông qua môi trường trung gian là chuột đã gây ra cái chết cho hàng ngàn người vào những năm 1930 – 1940 ). Người ta tổng kết rác thải đã gây ra 22 loại bệnh cho con người ( điển hình như rác plastic sau 49 năm ra đời với nhiều ưu điểm như ít bị oxy hoá, nhẹ, dẻo, không thấm nước … đến nay lại là nguyên nhân gây bệnh ung thư cho súc vật ăn cỏ; mặt khác khi đốt cháy nó ở 12000C thì thành phần biến đổi thành dạng đioxít gây quái thai cho con người ) .
Ô nhiễm không khí do rác sinh hoạt tác động vào con người và động vật trước hết qua đường hô hấp. Chúng gây ra một số bệnh như: viêm phổi, viêm họng … một số chất ô nhiễm gây kích thích đối với bệnh ho, hen suyễn … Do tiếp xúc với mùi hôi , khói bụi xe cộ… nên công nhân vệ sinh thường mắc các chứng bệnh ngoài da như: viêm da , viêm nang lông, chàm, mề đai …
Tăng trưởng chi phí về y tế do ô nhiễm
Do suy thoái môi trường ở các khu đô thị nên số người bị bệnh đường tuần hoàn, hô hấp, ung thư tăng lên nhanh chóng. Sức lao động bị giảm trong khi chi phí y tế do cá nhân hoặc do ngân sách nhà nước, quỹ phúc lợi xã hội đài thọ đang tăng lên nhanh chóng.
HÌNH THỨC THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CTR SINH HOẠT TẠI VIỆT NAM
Hiện nay, ở nước ta thường áp dụng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH theo hình thức thu gom tại các nguồn thải bằng các loại xe đẩy tay, xe ba gác, xe ba bánh, xe lam … từ các hộ dân; tập trung tại các điểm hẹn hay trạm trung chuyển để đưa đến bãi xử lý chất thải.
Việc quản lý CTRĐT phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải
Phải đảm bảo việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất nhưng lại thu được kết quả cao.
Đưa các công nghệ và kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý chất thải tiên tiến của các nước vào sử dụng ở trong nước, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và lòng yêu nghề, có trách nhiệm với vấn đề môi trường của đất nước.
Sơ đồ các biện pháp quản lý CTR được trình bày trong hình 2.1.
Các kỹ thuật mới
Thiêu đốt
Ủ sinh học làm phân bón
Thu gom chất thải
Xử lý chất thải
Vận chuyển chất thải
Tiêu huỷ tại các BCL
Nếu không được xử lý
Hình 2.1: Sơ đồ các biện pháp QLCTR
SƠ ĐỒ CỦA HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH
Hình thức thu gom CTRSH được thực hiện liên tục 1 lần/ngày, các xe thu gom sẽ đến các hộ dân để thực hiện công đoạn thu gom với qui trình thực hiện theo từng tuyến thu gom, trên các tuyến thu gom được phân thành các dây thu gom chính. Người đi thu gom có trách nhiệm thu gom trong các dây thu gom của họ (do được phân công, hợp đồng thu gom, …). Sau đó chuyển đến các điểm hẹn (trạm trung chuyển cách xa nơi thu gom), hoặc trạm trung chuyển. Từ đó, giao rác cho các xe vận chuyển chuyên dụng trong hoạt động vận chuyển CTRSH. Các xe này có nhiệm vụ vận chuyển đến các bãi xử lý chất thải hoặc đến trạm phân loại tập trung. (Xem hình 2.2).
Nguồn phát sinh
Trạm trung chuyển rác
Xe thô sơ
Xe ép kín (QTTG chuyển thẳng)
Điểm hẹn
Bãi xử lý rác
Trạm ép kín
Xe ép
Thu gom
Xúc vc
Thẳng
Xe tải
ben
Xe ép (QTTG chuyển thẳng)
Xe thô sơ
Hình 2.2: Quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH
(Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993)
Ghi chú:
QT: quy trình
TC: thu gom
VC: vận chuyển
Xe ép (QT TG đường; cơ quan; xí nghiệp)
XỬ LÝ CTR
Sơ lược các công nghệ xử lý CTR trên thế giới
Các công nghệ xử lý CTR được sử dụng trong hệ thống QLCTR bao gồm các loại sau đây:
Công nghệ tái chế và tái sử dụng nguyên liệu rác thải.
Công nghệ đốt CTR và thu hồi nhiệt năng.
Công nghệ ủ sinh học.
Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.
Công nghệ ép kiện.
2.6.1.1 Công nghệ tái chế và tái sử rác thải
Công nghệ gồm các công đoạn cơ bản sau đây:
Vật liệu được tách ra khỏi CTRĐT để tái chế và sử dụng lại. Những vật liệu được tách ra bao gồm: nhôm, sắt, nhựa, thuỷ tinh, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng và phá huỷ công trình.
Xử lý sơ bộ, chẳng hạn như phân loại và nén.
Vận chuyển.
Xử lý cuối cùng.
Cung cấp nguyên liệu thô cho nhà máy sản xuất.
Ưu điểm cơ bản của công nghệ này là tiết kiệm được nguồn tài nguyên tự nhiên và diện tích BCL. Tuy nhiên việc thu gom và vận chuyển nguyên liệu đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và nhân công.
Công nghệ đốt CTR và thu hồi nhiệt năng
Công nghệ này được sử dụng để giảm thiểu thể tích, khối lượng chất thải và thu hồi năng lượng dưới dạng nhiệt năng. Như đã đề cập ở phần trên thành phần hữu cơ của CTRĐT có thể bị chuyển hoá bởi các quá trình hoá học và sinh học. Quá trình chuyển hoá hoá học được sử dụng phổ biến nhất là đốt CTR. Công nghệ này khá thu hút do:
Thể tích CTR sẽ giảm khoảng 85 – 95% so với thể tích ban đầu.
Thu hồi được năng lượng lớn dưới dạng nhiệt năng.
Mặt dù công nghệ đốt rác có nhiều ưu điểm nhưng chi phí đầu tư thiết bị cao và kiểm soát ô nhiễm không khí vẫn là vấn đề chính liên quan đến việc thực hiện công nghệ này.
2.6.1.3 Công nghệ ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) có thể được coi là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học, tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ coi như một quá trình xử lý tốt hơn và so sánh với quá trình lên men yếm khí bùn hoặc quá trình hoạt hoá bùn. Quá trình ủ áp dụng đối với chất hữu cơ độc hại, lúc đầu là khử nước, sau đó là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra để giữ cho vật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxi hoá các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO2, nứơc và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulô, sợi.
Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Công nghệ này tương đối đơn giản, chôn lấp là phương pháp có thể chấp nhận về khía cạnh môi trường và có kỹ thuật nhất để xử lý CTR. Cả những nước phát triển và những nước đang phát triển đều áp dụng công nghệ xử lý này.
Thậm chí với việc thực hiện các công nghệ chuyển hoá, tái chế, giảm thiểu chất thải, việc đổ CTR trong những bãi chôn lấp hợp vệ sinh vẫn là phương pháp quan trọng trong lĩnh vực quản lý CTR.
Tuy nhiên, khi xây dựng các BCL, chúng ta cần quan tâm ảnh hưởng của bãi rác đến môi trường như nước rò rỉ và khí tạo thành trong quá trình phân huỷ kỵ khí của bãi rác.
Công nghệ ép kiện
Công nghệ ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại, nilon, giấy, thuỷ tinh, plastic … được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao. ( Xem hình 2.3).
Các kiện rác đã ép nén này đựơc sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp những vùng trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát.
Rác thải
Băng tải rác
Phân loại
Phễu nạp rác
Kim loại
Thuỷ tinh
Giấy
Nhựa
Các khối ép kiện sau khi ép
Băng tải thải vật liệu
Máy ép rác
Hình 2.3: Công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện
Tình hình công nghệ xử lý CTR ở Vịêt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế chưa phát triển, nên hầu hết các nơi chưa đầu tư thích đáng cho vấn đề xử lý rác thải. Những thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và thị trấn Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến phân rác làm phân hữu cơ. Hầu hết các nơi khác đã và đang lập dự án BCL hợp vệ sinh cùng với chế biến rác thải làm phân hữu cơ.
2.6.2.1 Nhà máy xử lý rác ở Hoc-Môn Tp Hồ Chí Minh
Nhà máy xử lý rác Hoc-Môn là nhà máy làm phân hữu cơ hiếu khí do Đan Mạch tài trợ. Công nghệ này được cơ khí hoá cao, sử dụng hai lò ủ trong môi trường bổ sung và duy trì liên tục không khí và độ ẩm. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, công nghệ này trở nên không còn phù hợp nữa do:
Không đáp ứng được với lượng rác ngày càng gia tăng (quá tải)
Tính chất và thành phần rác ngày càng phức tạp, không còn phù hợp với công nghệ thiết kế ban đầu.
Nhà máy phân rác Hoc-Môn sử dụng phương pháp ủ khí, hầu hết các công đoạn đều thủ công. Các bãi tập kết rác được gom thành những đống cao 1.5 – 2.0m và được khử bằng một lớp vôi bột để khử mùi. Tuy nhiên, do lượng rác gia tăng mạnh, việc ủ yếm khí không thể đáp ứng được do thời gian ủ quá lâu, đòi hỏi mặt bằng phải lớn.
2.6.2.2 Nhà máy phân rác Cầu Diễn – Hà Nội
Thủ đô Hà Nội tiếp nhận dự án viện trợ của Tây Ban Nha đầu tư cho nhà máy phân rác Cầu Diễn công suất 200 tấn rác tươi/ngày. Nhà máy này sử dụng công nghệ ủ hiếu khí, nhằm rút ngắn thời gian phân huỷ rác để đáp ứng với lượng rác khổng lồ. Việc ủ hiếu khí ở đây được thực hiện nhờ VSV hiếu khí sẵn có trong rác, có bổ sung thêm VSV phân lập và nhân giống. Quá trình ủ được thực hiện trong các hầm ủ, thổi gió cưỡng bức và duy trì độ ẩm thích hợp.
Công nghệ ủ rác ở Cầu Diễn là một trong những công nghệ tiên tiến nhất, tuy nhiên nó đòi hỏi đầu tư lớn.
2.6.2.3 Nhà máy phân rác Buôn Mê Thuột
Nhà máy phân rác được xây dựng và đi vào hoạt động từ ngày 5/1994 tại Tp Buôn Mê Thuột (tỉnh Đarlak). Do điều kiện thuận lợi về phế phẩm nông sản hữu cơ (vỏ đậu phộng, vỏ cafê), dồi dào phân gia súc, than bùn, nhà máy này lựa chọn phương pháp ủ rác kỵ khí. Bước đầu ở đây cho thấy hiệu quả kinh tế và sản phẩm có thành phần dinh dưỡng khá tốt. Nhà máy còn dự định sản xuất phân hữu cơ giàu NPK dựa vào sản phẩm phân hữu cơ cơ bản hiện có của nhà máy.
CHƯƠNG 3:
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI TP MỸ THO
3.1 TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Tại TP Mỹ Tho công ty chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH là Công ty Công Trình Đô Thị Tp Mỹ Tho.
UBND tỉnh Tiền Giang có quyết định số 699/1998/QĐ.UB ngày 31 tháng 3 năm 1998 về việc thành lập CTCTĐT Tp Mỹ Tho, có chức năng và nhiệm vụ:
Quét dọn, thu gom, vận chuyển rác từ 48 tuyến đường với hơn 20.000 hộ dân, các chợ, cơ quan, trường học, rác thải sinh hoạt bệnh viện (rác y tế được thu gom riêng đốt thiêu huỷ) …, trong nội ô thành phố và một số xã ngoại thành, KCN Mỹ Tho và xã Bình Đức đến bãi rác Tân Lập để xử lý bằng biện pháp chôn lấp.
Riêng bãi rác Tân Lập do công ty quản lý còn tiếp nhận thêm lượng rác của huyện Châu Thành (khoảng 11tấn/ngày – năm 2001) và huyện Tân Phước (1tấn/ngày).
Duy tu bảo dưỡng hệ thống cầu đường, cống thoát nước.
Bảo trì quản lý hệ thống điện chiếu sáng thành phố.
Quản lý bảo trì hệ thống công viên cây xanh, nghĩa trang.
Về nhân sự , số lượng riêng của bộ phận môi trường gồm:
Đội trưởng, đội phó 2 người
Các tổ thu gom quét rác 87 người
Tổ vận chuyển cơ giới 39 người
Tổ quản lý bãi rác 2 người
Lao động gián tiếp của công ty 10 người
Tổng cộng: 140 người
Sơ đổ tổ chức quản lý của công ty được đưa ở hình 3.1:
CHỦ TỊCH CÔNG TY KIÊM GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TC - HC
PHÒNG
KH - KT
PHÒNG
KT - TV
PHÒNG
THU PHÍ
ĐỘI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
ĐỘI CÔNG VIÊN CÂY XANH
ĐỘI XÂY LẮP ĐIỆN
ĐỘI CẦU ĐƯỜNG – THOÁT NƯỚC
CÁC TỔ VẬN CHUYỂN
CÁC TỔ QUÉT RÁC – THU GOM
TỔ QUẢN LÝ BÃI RÁC
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
3.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CTR
3.2. Nguồn phát sinh
Trong quá trình sinh học cũng như sản xuất thì chỉ một phần nguyên liệu chuyển thành năng lượng, còn lại sẽ trở thành phế phẩm hoặc là chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Do đó, chất thải luôn được sinh ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Như vậy, rác thải xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chung qui vẫn do hoạt động của con người mà có, tuỳ theo mức độ tác động, mục đích sử dụng mà con người tạo ra nhiều loại rác thải có tính chất độc hại khác nhau, đồng thời cũng chính con người tìm ra biện pháp khống chế mức nguy hại tối thiểu do ảnh hưởng của rác tới môi trường mà con người sống. ( Xem bảng 3.1)
Bảng 3.1: Một số nguồn hoạt động phát sinh ra chất thải
STT
Nguồn thải
Hoạt động nơi có rác thải phát sinh
Dạng thải
1
Chất thải sinh hoạt
Khu dân cư, hộ gia đình
Thực phẩm, rác, tro, các chất thải đặc trưng khác
2
Chất thải khu thương mại
Chợ, nhà hàng, khách sạn…
Thực phẩm, rác, tro, các chất thải đặc trưng khác
3
Chất thải khu công sở
Cơ quan, văn phòng, trường học
Thực phẩm, rác, tro, các chất thải đặc trưng khác
4
Chất thải quét đường
Đường phố
Lá cây, xác thực vật, thực phẩm, phân người
5
Chất thải làm vườn
Công viên, khu giải trí
Cây cỏ, cành cây
6
Chất thải xây dựng
KDC qui hoạch xây dựng, khu xây dựng mới
Cát, đá, gạch, xà bần, bao bì,…
7
Chất thải từ hệ thống thoát nước đô thị
Trạm xử lý nước, hệ thống cống rãnh thoát nước
Bùn cống …
8
Chất thải công nghiệp
Xí nghiệp, nhà máy, KCN
Chất thải độc hại, thuốc nhuộm, hoá chất, kim loại
9
Chất thải bệnh viện
Bệnh viện, trung tâm y tế, nhà hộ sinh
Bông băng, kim tiêm…
( Nguồn: Quản lý CTR, tập 1: CTR đô thị, nhà xuất bản xây dựng Hà Nội)
Mỹ Tho là thành phố thuộc vào đô thị loại II có số dân170.369 người. Nguồn phát sinh chất thải chính của thành phố bao gồm các nguồn sau:
Rác sinh hoạt từ các hộ gia đình
Rác từ các công trình công cộng như chợ, công viên…
Rác trong khâu quét dọn đường phố
Rác từ các công sở, trường học, cơ quan….
Rác từ các cơ sở sản xuất, nhà hàng….
Rác từ các bệnh viện, bao hồm rác sinh hoạt, rác y tế, bệnh phẩm đã được xử lý, ….
Rác từ các công trình đang xây dựng, phá huỷ để xây dựng mới, sữa chữa nâng cấp, …
3.2.2 Thành phần CTR
Thành phần rác là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống, một dây chuyền phân loại chế biến và tái sử dụng. Số liệu về các thành phần rác cho chúng ta thông tin có lợi cho công tác quản lý CTR hiện nay, nó chỉ ra hướng giải quyết đúng cho một khu vực, một thành phố, thậm chí cho cả quốc gia bởi vì thông qua thành phần rác ở nơi đó, người ta thành lập một hệ thống vận chuyển và xử lý hoàn chỉnh.
Kết quả khảo sát về thành phần rác tại Tp Mỹ Tho được trình bày ở bảng 3.2 dưới đây.
Bảng 3.2: Thành phần rác đô thị của TP Mỹ Tho
Thành phần
Bao gồm
Phần trăm(%)
Giấy
Sách, báo, tạp chí và các vật liệu giấy khác
3.89
Thuỷ tinh
Thuỷ tinh
0.21
Kim loại
Lon sắt, lon nhôm, hợp kim các loại
0.23
Nhựa
Chai nhựa, bao nilon, các loại khác
6.37
Chất hữu cơ
Thức ăn thừa, rau trái, các chất hữu cơ khác
77.53
Các chất độc hại
Pin, acqui, sơn, bệnh phẩm
0.06
Xà bần
Sành, sứ, bêtông, vỏ sò
2.14
Chất hữu cơ khó phân huỷ
Cao su, da, giả da
0.99
Các chất có thể đốt cháy
Cành cây gỗ, vải vun, lông gia súc, tóc
8.58
TỔNG CỘNG
100
(Nguồn: Viện KTKĐ và BVMT, 6/2001)
Kết quả trên cho thấy rác thải của Tp Mỹ Tho cũng có một số đặc trưng như các thành phố khác trong nước, đó là thành phần rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao (77.53%). Mặt khác còn thấy thành phần rác có thể tái sử dụng (nylon, nhựa, mũ, giấy, thuỷ tinh …) cũng chiếm tỷ lệ quan trọng. Tại bãi rác, có một nhóm chuyên thu nhặt phế liệu cho biết: rác khi được vận chuyển đến đây cũng đã bị lựa lại khá nhiều từ lúc tải rác trên xe đẩy tay và chuyển lên xe tải. Điều này cho thấy lượng rác có thể tái sử dụng của thành phố khá cao, vì vậy cần phải có công tác quản lý tốt trong việc thu nhặt phế liệu để góp phần mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho môi trường và vừa tiết kiệm được nguyên liệu.
3.2.3 Khối lượng CTRSH tại Tp Mỹ Tho
Cùng với sự phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao kéo theo tình hình rác thải trên địa bàn diễn biến khá phức tạp. Lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều, hiện nay khoảng 110 tấn/ngày, với nguồn phát sinh đa dạng và khó kiểm soát đã tạo nên áp lực rất lớn đối với công tác giữ gìn VSMT.
Bảng 3.3: Khối lượng rác thải thu gom được từ 2002 – 2006
Năm
Tp Mỹ Tho(tấn/ngày)
Tổng lượng rác(tấn/năm)
2002
86,12
31433,8
2003
95,18
34740,7
2004
98,24
35857,6
2005
104,3
38069,5
2006
107,36
39186,4
(Nguồn:CTCTĐT Tp Mỹ Tho)
Hình 3.2: Phân bố lượng rác thải thu gom được từ 2002 - 2006
Qua hình 3.2 cho thấy lượng rác thải hàng năm tăng không đáng kể. Lượng rác tập trung tại khu vực chủ yếu là rác hữu cơ, thành phần không phức tạp. Lượng rác này ít tăng là do lượng rác ổn định không có đột biến về số lượng cũng như thành phần. Thêm vào đó là sự ổn định của dân cư địa phương, tỷ lệ tăng dân số hàng năm là rất thấp.
3.3 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM
3.3.1 Tốc độ thải rác
Tốc độ thải rác là một trong những thông số quan trọng trong công tác quản lý CTR đô thị vì qua thông số tốc độ thải rác , chúng ta tính toán được tổng khối lượng CTR trong tương lai nhằm lựa chọn thiết bị thu gom, thiết kế hệ thống đường thu gom, những thiết bị thu hồi tái sử dụng rác thải, làm phân hữu cơ hoặc những BCLHVS sao cho đáp ứng được yêu cầu cả về khối lượng và thời gian.
Theo số liệu các đề tài nghiên cứu về tốc độ thải rác của khu vực dân cư thuộc các thành phố, tỉnh, huyện, xã … so với một số nước trên thế giới được thông qua trong bảng sau:
Bảng 3.4: Tốc độ thải rác bình quân trên đầu người của một số khu vực
Nước hoặc thành phố
Tốc độ thải rác
Canada
Uùc
Thụy Sĩ
Nhật Bản
Thụy Điển
Trung Quốc
Việt Nam
Thủ đô Hà Nội
TP Hồ Chí Minh
Tp Đà Nẵng
Tp Đà Lạt
Tp Biên Hoà
Tp Buôn Mê Thuột
1.7
1.6
1.3
0.9
0.8
0.5
0.2 – 0.5
0.45
0.63
0.3
0.53
0.4
0.35
(Nguồn: ECP thu thập tài liệu 1993 – 1996)
Cùng với sự phát triển kinh tế, công nghiệp hoá và đô thị hoá đời sống người dân ngày càng được nâng cao và do đó kéo theo tốc độ thải rác của mỗi người cũng sẽ gia tăng. Nói chung tốc độ thải rác sinh hoạt tính theo đầu người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức sống, mức đô thị hoá, công nghiệp hoá, nhu cầu và tập quán sinh hoạt của người dân. Theo số liệu điều tra Tp Hồ Chí Minh có tốc độ thải cao. Riêng Tp Mỹ Tho là nơi tập trung đầu mối vận chuyển, buôn bán tiêu thụ nông sản cao (rau, trái cây,…). Tốc độ thải rác tính theo thu gom thực tế tới 0.71kg/ngày/người.
3.3.2 Lưu giữ tại nguồn
Các phương tiện lưu giữ tại nguồn bao gồm các loại túi nilon, giỏ, cần xé, thùng nhựa, các loại thùng chứa rác loại 240l, 660l, …
Các loại dụng cụ này lưu giữ các loại CTRSH khác nhau, tuỳ từng khu vực thải bỏ như:
Chợ: Phần lớn chất thải là rau quả, thực phẩm không còn sử dụng được. Tất cả các loại này được đổ thành đống hoặc bỏ vào thùng đẩy tay và được công nhân vệ sinh đến quét dọn thu gom theo đúng giờ qui định. Tuỳ theo qui mô chợ mà thùng đẩy tay có thể tích khác nhau (từ 120 – 660l). tuy nhiên, do diện tích hẹp nên các chợ Hàng Còng, Vòng Nhỏ,… không thể đặt thùng mà chỉ đổ trực tiếp xuống chợ hoặc đổ thành đống cho CNVS đến thu gom, quét dọn và lấy rác. Các thùng chứa đặt tại chợ do CTCTĐT đầu tư.
Nhà hàng, khách sạn: chất thải chủ yếu là thực phẩm, rau quả, lon, hộp, giấy, thùng carton … được lưu giữ trong các thùng có thể tích phù hợp với điều kiện nơi đặt thùng chứa. Loại thùng thường được sử dụng hiện nay là thùng đẩy tay 120l – 660l. Các phương tiện lưu trữ này đều do chủ các nguồn phát sinh chất thải đầu tư. Khi đến giờ thu gom công nhân của tổ vận chuyển sẽ trực tiếp đến thư gom và vận chuyển về bãi rác.
Cơ quan, trường học: chủ yếu là đồ dùng văn phòng hư, giấy và thực phẩm. Lượng chất thải này thường chứa trong túi nilon bỏ vào thùng nhựa có nắp đậy (với qui mô nhỏ) hoặc chứa trực tiếp vào thùng đẩy tay.
Đối với các hộ gia đình: hình thức lưu trữ bao gồm:
Chất thải được thải bỏ vào túi nilon đặt trong thùng (nhựa, kim loại, cần xé).
Chất thải được bỏ trực tiếp vào thùng (nhựa, kim loại, cần xé).
Chất thải được bỏ vào túi nilon
Đối với rác hè phố: thành phần chủ yếu của rác đường phố là lá cây, cỏ, giấy và nhiều thứ khác mà người đi đường thải bỏ và cả rác sinh hoạt của các hộ gia đình không đăng ký thu gom. Rác đường phố phần lớn vẫn thải bỏ trên mặt đường và chỉ được dọn sạch khi có CNVS đến thu gom.
3.3.3 Lao động và phương tiện
1) Lao động:
Tổng số công nhân thu gom rác trực tiếp của tổ thu gom rác được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Tình hình nhân sự – lao động của tổ thu gom rác
Ca làm việc
Thời gian
Tổ vệ sinh
Số nhân công mỗi tổ
Ca ngày
7g – 17g
1
8
2
8
3
8
4
8
Ca đêm
18g – 4g
5
9
6
9
7
9
8
9
9
9
Tổ chợ
10
(Nguồn: CTCTĐT và khảo sát)
- Tổ chợ do tổ vệ sinh rác chợ thu gom gồm 10 công nhân thu gom vào ca đêm.
- Ca ngày gồm 32 công nhân làm công việc quét đường, vỉa hè (cách lề 1m), gom rác hộ dân, cơ quan, trường học, quán ăn ,…
- Ca đêm thu gom rác đường phố, rác chợ,