MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Lý do chọn đề tài 1
1.3. Giới hạn của đề tài 2
1.4. Mục tiêu của đề tài 2
1.5. Nội dung nghiên cứu 2
1.6. Phương pháp nghiên cứu 2
1.6.1 Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu 2
1.6.2 Phương pháp thống kê 2
1.6.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 3
1.6.4 Phương pháp khảo sát thực địa 3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 4
2.1. Cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái 4
2.1.1. Định nghĩa du lịch sinh thái 4
2.1.2. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái 6
2.1.3. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái 7
2.1.4. Các bên tham gia vào du lịch sinh thái 8
2.2. Tổng quan về tình hình phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng 10
2.2.1. Khái quát chung về tình hình du lịch 10
2.2.2. Thực trạng của hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam 14
2.3. Tác động và vai trò giữa hoạt động DLST và môi trường 21
2.3.1. Tác động của môi trường đến hoạt động DLST 21
2.3.2. Tác động của hoạt động phát triển du lịch sinh thái đến môi trường 22
2.3.3. Vai trò của hoạt động du lịch sinh thái và môi trường 24
2.3.4. Vai trò của tài nguyên đối với du lịch sinh thái 26
2.4. Giới thiệu một số mô hình du lịch sinh thái kết hợp chương trình bảo vệ môi trường trên thế giới và trong nước 27
2.4.1. Mô hình Làng du lịch ở Australia 27
2.4.2 Mô hình Ecomost: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu 28
2.4.3. Mô hình DLST ở khu cắm trại vịnh Maho và Estate (Đảo Virgin, Mỹ) 30
2.4.4 Mô hình DLST ở Giao Xuân (huyện Xuân Thủy – Tỉnh Nam Định) 32
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 34
3.1. Điều kiện tự nhiên 34
3.1.1. Vị trí địa lý 34
3.1.2. Khí hậu 36
3.1.3. Hệ thống sông ngòi 37
3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên 38
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 40
3.2.1. Diện tích và tỷ lệ tăng dân số 40
3.2.2. Lao động, việc làm và thu nhập 41
3.2.3. Giáo dục 42
3.3. Hiện trạng du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như tình hình du lịch sinh thái nói riêng 42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 46
4.1. Nhận thức bảo vệ môi trường trong du lịch sinh thái 46
4.1.1. Sự mở rộng hoạt động du lịch sinh thái trong các tour du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh 46
4.1.2. Khảo sát nhận thức môi trường 47
2. Khu DLST Vàm Sát 48
3. Khu Di tích Địa đạo Củ Chi 48
4.2. Nguyên nhân của những khó khăn về ý thức bảo vệ môi trường trong du lịch sinh thái hiện nay 53
4.2.1. Chính sách của nhà nước 54
4.2.2. Các nhà tổ chức, quản lý khu du lịch 55
4.2.3. Dân địa phương 57
4.2.4. Khách du lịch 57
5.1. Đề xuất các giải pháp quản lý 59
5.1.1. Pháp luật, chính sách của nhà nước 59
5.1.2. Nhận thức từ các nhà quản lý, tổ chức 64
5.1.3. Người dân địa phương 68
5.1.4. Du khách 68
5.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường 69
5.3. Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức môi trường trong các tour du lịch sinh thái 70
5.3.1. Xác định tầm quan trọng của nhận thức về bảo vệ môi trường trong du lịch sinh thái 70
5.3.2. Xây dựng một vài chương trình hành động thiết thực 71
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 83
PHỤ LỤC I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHẢO SÁT 92
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5994 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– 3 giờ. Cường độ mưa khá lớn (0,8 – 1,5 mm/phút).
Lượng mưa phân bố nhiều trong mùa mưa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường thành phố:
Làm quá tải khả năng thu nước của hệ thống cống rãnh và thoát nước;
Gây ra hiện tượng ngập lụt trong một số khu vực sau những cơn mưa dài,
Gia tăng mức độ ô nhiễm nước do việc nước mưa hòa lẫn với nước thải từ các cống thoát nước.
Gió: TP.HCM nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu:
Từ ngoài biển Đông thổi về theo hướng Đông Nam - Tây Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4;
Từ Ấn Độ Dương thổi về theo hướng Tây Nam - Đông Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10.
Ngoài ra còn có hướng gió từ phương Bắc thổi về trong tháng 11, tháng 12 và tháng 1.
Hướng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp và dân cư của thành phố, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí.
Hệ thống sông ngòi
Hệ thống sông rạch thành phố có tổng chiều dài 7.955 Km, mật độ dày và phân bố chằng chịt ở khu vực Cần Giờ, Nhà Bè. Tổng diện tích nước mặt 33.814 ha.
TP.HCM nằm giữa hai sông lớn: sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và chịu ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai. Tại địa phận quận Thủ Đức sông rộng 400 - 600 m. Lòng sông không sâu so với các sông khác, độ sâu trung bình 12 -15 m. Dòng chảy trung bình 500 m3/s. Sông Đồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn bằng hệ thống kênh Rạch Chiếc.
Hệ thống kênh rạch của TP.HCM có hai hệ thống chính: Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là: rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi - kênh Tẻ như: rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hóa - Lò Gốm... Đặc điểm của các kênh rạch này là chúng đều độc lập, có một phần chảy trọng lực và bắt nguồn từ vùng đất cao Gò Vấp.
Với mạng lưới sông rạch như vậy và chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông đã tạo nên sự phức tạp trong chế độ thủy văn, thủy vực vùng cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn. Tuy nhiên nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy và phát triển thủy sản.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Theo tài liệu khảo sát thổ nhưỡng, trên địa bàn các huyện và quận ven thành phố Hồ Chí Minh có 6 loại đất chính:
- Đất cát: có diện tích 5.182 ha, chiếm 4,19% diện tích vùng khảo sát. Phân bố ở huyện Cần Giờ.
- Đất mặn: với diện tích 19.757 ha, chiếm khoảng 15,99% diện tích vùng khảo sát. Phân bố tập trung ở huyện Cần Giờ.
- Đất phèn: chủ yếu là đất phèn tiềm tàng, diện tích khoảng 44.535 ha chiếm 36,04% diện tích vùng khảo sát. Phân bố ở các vùng thấp, trũng, tiêu thoát nước kém như: phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Sài Gòn và phía Bắc huyện Cần Giờ.
- Đất phù sa: có diện tích khoảng 20.405 ha, chiếm 16,51% diện tích vùng khảo sát, trong đó loại đất phù sa ngọt chỉ chiếm khoảng 3%. Phân bố chủ yếu ở vùng Nam Bình Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Môn, độ cao khoảng 1,5 m.
- Đất xám: có diện tích khoảng 31.255 ha, chiếm khoảng 25,29% diện tích vùng khảo sát. Phân bố chủ yếu trên vùng đất cao, gò ở huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức, quận 9 và phía Bắc huyện Bình Chánh.
- Đất đỏ vàng: có diện tích khoảng 2.430 ha, chiếm 1,98% diện tích vùng khảo sát. Phân bố trên vùng gò ở huyện Củ Chi và quận Thủ Đức, quận 9.
Diện tích còn lại không khảo sát là 85.990 ha, gồm đất phi nông nghiệp (đất ở, chuyên dùng,…) và núi đá 5,4 ha thuộc xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
Tài nguyên nước
- Nước mặt: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, giáp với biển Đông, nên nguồn nước ngọt của sông Đồng Nai là nguồn nước ngọt chính với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2, hàng năm cung cấp 15 tỷ mét khối nước.
- Nước dưới đất: Nguồn nước dưới đất phân bố khá rộng, nước dưới đất ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pliocen ở độ sâu 100 - 300 m, cá biệt có nơi 0 - 50 m. Tập trung ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, phía Bắc huyện Bình Chánh, các quận Tân Bình, Gò Vấp… Trữ lượng nước khai thác ước tính 300 - 400 m3/ngày. Tổng lưu lượng nước hiện đang khai thác khoảng 600.000 m3/ngày.
Tài nguyên rừng
Rừng phân bố tập trung ở Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi; trong đó chủ yếu là diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ (chiếm khoảng 94% diện tích rừng). Đặc biệt khu rừng ngập mặn Cần Giờ không những là rừng phòng hộ mà còn là Khu Dự trữ sinh quyển của thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2000.
Tài nguyên biển
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có huyện Cần Giờ là có biển với chiều dài bờ biển 23 km kéo dài từ giáp ranh tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đến tỉnh Tiền Giang với hai vịnh lớn nhất là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.
Đa dạng sinh học
Thực vật bậc thấp - tảo : 555 loài
Thực vật bậc cao:
Thực vật thủy sinh và ven bờ : 448 loài
Thực vật bậc cao có mạch mọc hoang : 572 loài
Động vật không xương sống : 654 loài
Lớp cá : 171 loài
Lớp lưỡng cư : 14 loài
Lớp bò sát : 60 loài
Lớp chim : 140 loài
Lớp thú : 41 loài (Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM)
Tài nguyên nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử hơn 300 năm với nhiều công trình kiến trúc cổ như đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát Lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ, hệ thống các nhà thờ cổ, hệ thống chợ: Sài Gòn, Bà Chiểu, Bình Tây… Cụ thể là:
126 công trình, địa điểm đã được xếp hạng di tích gồm một di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử dinh Thống Nhất).
53 di tích quốc gia (25 di tích lịch sử, 26 di tích kiến trúc nghệ thuật, 2 di tích khảo cổ học),
70 di tích cấp thành phố (28 di tích lịch sử, 42 di tích kiến trúc nghệ thuật). Trong đó có 62 di tích là cơ sở tín ngưỡng (đình, đền, miếu) thuộc hình thức sở hữu chung của cộng đồng dân cư;
26 di tích là cơ sở tôn giáo thuộc sở hữu chung của cộng đồng dân cư.
Nhiều dân tộc sinh sống: Việt (kinh), Hoa, Khmer, Chăm… sinh sống với nền văn hóa phong phú đa dạng.
(Nguồn: Thống kê của Sở Văn hóa -Thể thao-Du lịch TP.HCM)
Điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam với tổng diện tích đất là 2.095,01 km2 được chia thành 19 quận và 5 huyện.
Diện tích và tỷ lệ tăng dân số
Theo niên giám thống kê năm 2009 của thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố là 7.165.398 người, chiếm 8,3% dân số của cả nước với mật độ trung bình 3.401 người/km2. Trong đó dân số 5 huyện ngoại thành là 1.281.157 người, chiếm 17,88% dân số thành phố. Tỷ lệ tăng cơ học lớn do lao động từ các tỉnh thành khác đến làm việc.
Dân số nông nghiệp năm 2009 là 1.200.910 người, chiếm tỷ lệ thấp 16,76% và dân số phi nông nghiệp chiếm đa số với 5.964.488 người chiếm tỷ lệ 83,24%. Mật độ dân số bình quân toàn thành phố là 3.420 người/km2, trong đó tại các quận là 11.911 nguời/km2 và các huyện ngoại thành là 800 người/km2, chênh lệch nhau gần 15 lần.
Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Dựa trên mức độ đô thị hóa có thể chia thành phố Hồ Chí Minh ra 3 vùng :
Vùng sinh thái gò đồi – ven đô thị huyện Củ chi:
Là vùng đồi lượn sóng, đất phù sa cổ, công nghiệp chưa phát triển, mật độ dân cư vừa phải, mức độ đô thị hóa thấp.
Vùng sinh thái đô thị trung tâm – nội thành và các quận huyện ven đô:
Chiếm tổng diện tích 94.492 ha, tức chiếm 46% diện tích toàn thành phố, nhưng chứa đựng tới 94% số dân và cũng chiếm hầu hết cơ sở công nghiệp có trên điạ bàn thành phố.
3. Vùng sinh thái rừng ngập mặn – huyện Cần Giờ:
Cách trung tâm nội đô khoảng 45 – 50 km; đây là vùng cửa sông ven biển, nơi thấp nhất của thành phố, độ cao trung bình so với mặt biển 0,5 – 1,0 m và phần lớn diện tích bị ngập. Có diện tích rừng tập trung 23.055 ha, trong đó, 6.161 ha là rừng tự nhiên và16.894 ha là rừng trồng.
Lao động, việc làm và thu nhập
Cơ cấu lao động có sự dịch chuyển khá nhanh sang các ngành công nghiệp (35%) và dịch vụ (60%). Lao động nông nghiệp năm 2009 khoảng 220.000 người, chiếm 57% nhân khẩu nông nghiệp và chỉ chiếm 5% tổng số lao động trên địa bàn thành phố. Trong 10 năm qua, có khoảng 32% dân số ở nông thôn (tương ứng 230.000 người) chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp.
Về thu nhập, GDP bình quân đầu người của thành phố năm 2009 là 2.606 USD. Nếu theo tiêu chí mới thu nhập bình quân dưới 12 triệu đồng/người/năm, 5 huyện ngoại thành có 74.187 hộ, chiếm 29,9% số hộ ngoại thành, trong đó có 65% là hộ nông dân (48.284 hộ).
Giáo dục
Năm học 2010 – 2011, toàn thành phố có 677 trường mẫu giáo, mầm non tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, có 876 trường phổ thông, số lớp học là 26.742, số phòng học là 25.393 phòng. Hiện có 41.224 giáo viên và 1.008,8 ngàn học sinh phố thông các cấp.
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội (Cục thống kê TP.Hồ Chí Minh)
Hiện trạng du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như tình hình du lịch sinh thái nói riêng
ì Một số hình ảnh về các địa điểm nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh
Hình 7. Dinh Thống Nhất
Hình 8. Nhà thờ Đức Bà
ì Hoạt động du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh
Du lịch thành phố Hồ Chí Minh là một ngành rất phát triển, thu hút vốn đầu tư lớn và có những quy hoạch thu hút nhiều khách du lịch cả trong nước và nước ngoài với những đặc điểm:
Lượng khách quốc tế đến du lịch ở thành phố chiếm khoảng 60% trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam;
Đóng góp một phần không nhỏ cho GDP của đất nước;
Mang lại mức sống cho người dân thuộc hạng cao nhất so với toàn quốc;
Là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường.
ï Chú thích:
- HN: Hà Nội
- QN: Quảng Ninh
- ĐN: Đà Nẵng
- Q.NAM: Quảng Nam
- TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
õ Nhận xét
Từ đồ thị ta thấy, du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ngành dịch vụ phát triển với lượng khách du lịch chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, lượng khách nước ngoài đến TP.HCM là cao nhất so với các tỉnh thành còn lại.
Æ Thành phố Hồ Chí Minh rất chịu khó chú trọng phát triển các dịch vụ để thu hút khách du lịch với những chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư và có quy hoạch chi tiết cho từng vùng để hình thành nên nhiều hình thức du lịch khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại.
Bên cạnh đó, khi so sánh lượng khách nội địa và khách nước ngoài đến thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây thì tỷ lệ khách nội địa chiếm số lượng khá lớn (Biểu đồ 3). Vì thế, xu hướng đi du lịch đang được cộng đồng xã hội quan tâm và xem như là hoạt động thường niên để giải trí. Đây là điểm lưu ý về thành phần đối tượng cần giáo dục khi đề ra những chương trình, hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng khi thiết kế du lịch sinh thái.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhận thức bảo vệ môi trường trong du lịch sinh thái
Sự mở rộng hoạt động du lịch sinh thái trong các tour du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4. Vị trí những địa điểm được khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh
Những địa điểm
Vị trí, đặc điểm
LÀNG DL BÌNH QUỚI
Vị trí: Làng Du lịch Bình Quới nằm trên bán đảo Thanh Đa bên bờ sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 8 Km. Đặc điểm: Với cảnh quan sông nước độc đáo, đây là khu du lịch tổng hợp lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh.
THẢO CẦM VIÊN
Vị trí: Số 2B, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. HCM
Đặc điểm: Thảo Cầm Viên là một trong những địa chỉ văn hóa của TP. HCM, nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới.
ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
Vị trí: ấp Phú Hiệp - Xã Phú Mỹ Hưng - Huyện Củ Chi Ðặc điểm: Là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi
KHU DLST VÀM SÁT
Vị trí: Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM
Đặc điểm: Nằm giữa dòng chảy của hai con sông Vàm Sát - Lòng Tàu, Khu DLST Rừng Ngập Mặn Vàm Sát mang trong mình những khoảng rừng đẹp nhất của khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ.
Khảo sát nhận thức môi trường
Nhận xét chung
Từ Bảng 4 ta nhận thấy, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống và đều mang dáng dấp của hình thức DLST. Các điểm du lịch được chọn để khảo sát này có những vị trí hoàn toàn cách xa với nhau, có những điểm nằm trong trung tâm thành phố nhưng cũng có những nơi thuộc vùng ngoại ô của Sài Gòn. Tuy vậy, chúng có đặc điểm chung là vào những ngày nghỉ và ngày lễ, các khu du lịch luôn là điểm tập trung rất nhiều khách đến tham quan, giải trí cùng người thân hay bạn bè…
Thảo Cầm Viên
õ Ưu điểm:
Bảo vệ và duy trì các loài động, thực vật.
Đóng góp vào công tác bảo tồn hệ sinh thái sinh vật cho thành phố Hồ Chí Minh;
Là nơi có đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ sinh vật và môi trường;
Địa điểm vui chơi, nghỉ ngơi lý tưởng giữa trung tâm thành phố;
Tạo cơ hội cho mọi người được tiếp xúc với những động, thực vật chỉ có trên truyền hình, sách báo…
Giáo dục cho cộng đồng ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang dã thông qua vẻ đẹp thực của các hệ sinh vật trong công viên.
Trang bị rất nhiều thùng rác để nâng cao ý thức khách du lịch
õ Hạn chế:
Chưa có đội ngũ quản lý chặt chẽ về vệ sinh môi trường;
Mạng lưới bảo vệ cảnh quan môi trường còn thiếu;
Chưa có nhiều các biển báo, băng rôn… tuyên truyền cho các hoạt động bảo vệ môi trường;
Không có nhiều đổi mới qua các năm để thu hút khách;
Các sản phẩm lưu niệm chưa mang dấu ấn của khu bảo tồn
Chưa xây dựng những trò chơi mang hình thức giáo dục;
Chưa xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho du khách;
Khu DLST Vàm Sát
õ Ưu điểm:
Được xây dựng để bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn và các loài chim quý hiếm có trong danh sách bảo vệ của Việt Nam và thế giới;
Là điểm thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan;
Có thiết kế đều hợp với tiêu chí sinh thái, sử dụng các nguyên liệu là tre gỗ, rơm… làm nhà nghỉ cho khách
õ Hạn chế:
Không có hệ thống xử lý sơ bộ nước thải từ khu nhà ăn và khu lưu trú trước khi xả vào môi trường.
Hệ thống giao thông đi đến khu du lịch còn hạn chế; không có biển chỉ dẫn đường đi từ xa;
Phương tiện vận chuyển phục vụ khách trong khu du lịch phát sinh nhiều khói thải.
Không có nhiều thùng rác, thiết kế những nơi bỏ rác rất khó nhận ra hoặc đã bị hư hại;
Đội ngũ hướng dẫn viên DLST còn thiếu;
Không thiết kế các sản phẩm lưu niệm
Chưa có hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường nơi đây;
Khu Di tích Địa đạo Củ Chi
õ Ưu điểm
Có sự giới thiệu tổng quan về khu di tích thông qua tờ rơi
Xây dựng và hướng dẫn hệ thống phòng cháy chữa cháy khi sự cố xảy ra ¦ có sự bảo vệ cảnh quan môi trường.
Hướng dẫn viên được đào tạo chuyên môn để tái hiện lại lịch sử cho khách du lịch
õ Hạn chế
Chưa có các biển báo về bảo vệ môi trường
Các thùng rác chưa được trang bị nhiều
Không có nhiều sản phẩm du lịch
Hình thức tổ chức tham quan còn đơn giản
Thái độ và giá trị
Du lịch sinh thái mang đến nhiều lợi ích thiết thực với mục đích tốt đẹp, nó giúp con người phần nào quên đi áp lực của công việc, những vấn đề căng thẳng của cuộc sống; tận dụng kỳ nghỉ ngơi để hưởng thụ bầu không khí trong lành, tìm hiểu về thiên nhiên và văn hóa bản địa bên cạnh người thân, bạn bè, đồng nghiệp… thông qua các chuyến đi du lịch dài hạn hay ngắn hạn, khơi gợi trong con người ý thức yêu thiên nhiên, niềm tự hào về nền văn hóa lâu đời, cảm nhận được lối sống thân thiện với môi trường.
Thông qua quá trình khảo sát thực địa bằng phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra, tôi thu được một số kết quả như sau:
Bảng 5. Khảo sát về sự quan tâm của du khách đến DLST
STT
Nội dung khảo sát
Kết quả
1.
Hiểu đúng ý nghĩa của hình thức du lịch sinh thái
97%
2.
Mức độ thường xuyên đến các khu DLST
48%
3.
Mức độ hài lòng với những thiết kế trong DLST khi đến tham quan
53% hài lòng
35% không hài lòng
12% không có ý kiến
4.
Thái độ sẵn sàng trả chi phí cao để phục vụ công tác bảo tồn, vệ sinh môi trường đảm bảo
80% đồng ý
5.
Hình thức tổ chức tham gia hoạt động DLST
85% đi theo nhóm hoặc theo đoàn du lịch
15% hình thức khác
6.
Du khách biết các thông tin về một khu sinh thái thông qua :
50% từ bạn bè
40% từ báo đài, ti vi
10% hình thức khác
7.
Du khách sẽ chú ý đến gì khi đặt chân đến một khu DLST
99% là cảnh quan môi trường
1% khác
8.
Du khách có chú ý đến các biển báo, băng rôn… về BVMT trong khu du lịch
97% chú ý
õ Nhận xét:
Ngày nay, DLST không còn là một thuật ngữ xa lạ với xã hội và hầu như mọi người đều hiểu đúng ý nghĩa mà DLST đem lại, những người được khảo sát sẵn sàng trả chi phí cao để vào những khu du lịch có môi trường còn hoang sơ, nguyên vẹn. Thế nhưng một số điểm DLST ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng lại chưa có đủ sức hấp dẫn để khách du lịch lựa chọn là điểm đến trong những kỳ nghỉ của mình.
Hành vi và cách ứng xử
Kiến thức của du khách về môi trường không nhiều, đa phần họ quan tâm đến khía cạnh môi trường chỉ là không vứt rác bừa bãi và bỏ rác đúng vị trí quy định, rất ít du khách đề cập đến việc giữ gìn cảnh quan xung quanh, không viết vẽ bậy lên các nơi trong khu di tích hoặc trùng tu và giữ gìn các tài nguyên du lịch đang xuống cấp…
Bảng 6. Tìm hiểu ý thức về môi trường trong DLST
STT
Nội dung khảo sát
Kết quả
1.
Sự quan tâm của du khách đến tình hình môi trường trên toàn cầu hiện nay
ï Có
ï Không
80%
20%
2.
Sự quan tâm đến tình trạng ô nhiễm môi trường du lịch?
ï Có
ï Thỉnh thoảng
ï Không
71%
20%
9%
3.
Một khu DLST như thế nào là thân thiện với môi trường?
ï Rác được bỏ đúng nơi quy đinh và có biển chỉ dẫn rõ ràng
ï Các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch phải có hệ thống xử lý và xả nước thải đạt tiêu chuẩn;
ï Thiết kế KDL không ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên
ï Có hình thức tuyên truyền, bảo vệ môi trường du lịch
ï Khác
13%
6,7%
68%
6,7%
5,6%
4.
Thái độ sẵn sàng tham gia các trò chơi bảo vệ môi trường
ï Có
ï Thỉnh thoảng
ï Không
21%
64,3%
14,7
5.
Nếu thấy một người có hành vi vứt rác bừa bãi, bạn sẽ:
ï Nhắc nhở người đó bỏ rác đúng nơi quy định
ï Tự mình nhặt rác bỏ vào thùng
ï Làm ngơ và đi nơi khác
ï Ý kiến khác
26,7%
13,9%
20%
39,4
6.
Rác bị vứt bừa bãi trong KDL, trên bãi biển và những nơi công cộng là do?
ï Chưa có ý thức
ï Do thói quen
ï Không có nơi bỏ rác
ï Khác
46,2%
47,3%
6,5%
7.
Hoạt động du lịch của con người có gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hay không?
ï Có
ï Không
72%
28%
8.
Tài nguyên bị ảnh hưởng nhiều nhất xét theo khía cạnh môi trường do tác động của con người?
ï Tài nguyên rừng
ï Tài nguyên biển
ï Di tích lịch sử
ï Động, thực vật
ï Tài nguyên khác
51,2%
12,5%
11,9%
19,75%
4,65%
9.
Bạn có tìm hiểu về cảnh quan môi trường trước khi đưa ra lựa chọn địa điểm cho mỗi chuyến đi du lịch?
ï Có
ï Thỉnh thoảng
ï Không
74,8%
3,5%
21,7%
10.
Bạn sẽ lựa chọn hình thức du lịch nào trong thời đại ngày nay?
ï Du lịch thân thiện với môi trường
ï Du lịch thỏa mãn nhu cầu của bản thân
ï Không quan tâm đến loại hình
ï Ý kiến khác
65,9%
34,1%
11.
Bạn học hỏi được gì sau mỗi chuyến đi đến các khu DLST?
ï Quan tâm đến vấn đề môi trường hơn
ï Tự hào về thiên nhiên và văn hóa dân tộc
ï DLST cần được tiếp tục đầu tư và phát triển
ï Ý kiến khác
25%
14,3%
60,7%
12.
Tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua hoạt động DLST nên được mở rộng và phát huy?
ï Đúng
ï Sai
100%
õ Nhận xét:
Thông qua bảng khảo sát lấy ý kiến của những người tham gia du lịch, tôi có những nhận xét như sau:
Đa số khách du lịch được tham vấn ý kiến đều nhận thức rõ tình trạng môi trường hiện nay và tỏ thái độ quan tâm đến môi trường trên toàn cầu;
Hầu hết các ý kiến đều thống nhất về: thiết kế khu du lịch không gây cản trở cho sự phát triển của hệ sinh thái là mục tiêu hàng đầu mà DLST phải làm được.
Các hoạt động về môi trường chưa thực sự thu hút khách du lịch tham gia;
Du khách chưa nhìn nhận được trách nhiệm của bản thân với môi trường;
Gây ra những hành vi thiếu thân thiện với môi trường thì nguyên nhân chính là do nhiều cá nhân vẫn chưa có ý thức và cũng do thói quen của họ;
Nguồn tài nguyên chịu nhiều ảnh hưởng nhất của hoạt động du lịch đó là tài nguyên rừng;
Tìm hiểu về một khu du lịch là cách để nhiều người lựa chọn điểm nghỉ mát cuối tuần hay trong ngày nghỉ của mình;
Hầu hết mọi người đều lựa chọn hình thức du lịch thân thiện với môi trường là điểm đến cho mỗi chuyến đi
Nguyên nhân của những khó khăn về ý thức bảo vệ môi trường trong du lịch sinh thái hiện nay
Trong số nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan thì trước hết phải xét đến những nguyên nhân chủ yếu là :
Do chưa có quy hoạch chi tiết phát triển du lịch;
Công tác xúc tiến thương mại và quảng bá du lịch còn hạn chế;
Sự hợp tác phát triển du lịch với các vùng ngoài tỉnh chưa được đầu tư để phát huy;
Vốn đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch chưa cân xứng với tiềm năng phát triển;
Ngành du lịch lệ thuộc quá nhiều và chủ yếu vào tài nguyên có sẵn, chưa năng động tìm hiểu phát triển các sản phẩm mới.
Lao động thiếu tính chuyên nghiệp, kém chuyên môn và trình độ thấp.
Trình độ dân trí, nhận thức của người dân về bảo tồn và phát huy tài nguyên, sản phẩm du lịch còn hạn chế thậm chí yếu, kém;
Hàng hóa lưu niệm còn lẫn tạp, chưa tạo được điểm độc đáo riêng thực sự.
Việc khai thác tiềm năng du lịch hiện chưa thực sự đi đôi với công tác giảm thiểu sử dụng năng lượng và bảo vệ, bảo tồn tài nguyên môi trường.
Phần lớn lượng rác thải tại các điểm du lịch không được xử lý dẫn đến ô nhiễm môi trường, giảm giá trị của môi trường sinh thái cho du lịch, dẫn tới sự phát triển không bền vững trong tương lai… Cụ thể là:
Chính sách của nhà nước
Khả năng phối hợp, làm việc giữa các Ban Ngành; giữa nhà nước, giới doanh nghiệp và giới nghiên cứu còn hạn chế.
Chưa có quy hoạch chi tiết nên việc quản lý, đầu tư và phát triển không dựa theo hệ thống các tiêu chí, quy hoạch và quy định cụ thể nào.
Ngành du lịch và ngành môi trường chưa có sự phối hợp đồng đều với nhau để có những nghiên cứu về nhu cầu của khách du lịch khi đến một địa điểm để tham quan, hay đánh giá ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia.
Chưa có các đề án đánh giá về sức chứa của các điểm du lịch để có căn cứ phân vùng và xác định các biện pháp quản lý cụ thể; gây không ít khó khăn trong việc quản lý du lịch bền vững hơn về mặt kinh tế, môi trường và xã hội.
Các chính sách hỗ trợ phát triển, đầu tư về du lịch nhất là DLST chưa nhiều, hoặc nếu có chỉ tập trung trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển loại hình này chứ hầu như không liên quan tới công việc bảo vệ môi trường,
Khó khăn và bất cập trong kiểm soát, thống kê để xác định được mô hình nào mới thực sự là DLST, mô hình nào chỉ chú trọng đến vấn đề kinh doanh, hoạt động không mang ý nghĩa bảo vệ môi trường trong vùng.
Chưa xây dựng cụ thể luật về DLST thậm chí là không có.
Các luật về chất thải, nước thải,… trong khu du lịch chưa được quy định chặt chẽ, cụ thể để có sự kiểm soát, điều tra từ các cán bộ, quản lý nhà nước.
Thiếu sự phối hợp liên ngành trong sử dụng và quản lý tài nguyên dẫn tới mâu thuẫn lợi ích giữa phát triển du lịch biển với các ngành khác ở vùng ven bờ và các đảo có chiều hướng gia tăng vì tài nguyên biển là dạng tài nguyên chia sẻ (shared resources) và thường bị “khai thác tự do”; không ít nơi có tiềm năng du lịch biển lại nằm cạnh các cảng biển, khu nuôi trồng và khai thác thủy sản… gây tác động tiêu cực lẫn nhau.
Hạn chế về quyền xử phạt vi phạm trong công tác bảo tồn tài nguyên, kiểm soát ô nhiễm của các nhà chức trách
Chưa có định hướng cho sự kết hợp giữa bảo vệ môi trường và du lịch giải trí nhằm nâng cao nhận thức cho những người tham gia.
Các nhà tổ chức, quản lý khu du lịch
Vấn đề môi trường mới chỉ dừng lại như là lời kêu gọi chung cho toàn xã hội chứ chưa thực sự là vấn đề đáng chú trọng và chưa có hành động cụ thể trong các điểm du lịch đối với các nhà hoạch định, quản lý và tổ chức du lịch bởi một số nguyên nhân sau đây:
Chưa có ý thức cao hoặc tầm hiểu biết rõ ràng về ý nghĩa của loại hình du lịch sinh thái.
Thiếu sự quan tâm từ các nhà tổ chức, quản lý tại các khu du lịch mặc dù các doanh nghiệp du lịch đã thu về không ít vốn từ khai thác vẻ đẹp của hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng nhưng con số chi cho bảo tồn lại rất ít.
Nguồn nhân lực từ địa phương phục vụ cho khu sinh thái chưa được đào tạo về kiến thức môi trường để truyền tải đến cho du khách;
Việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên, văn hóa và thương mại hóa một cách nhanh chóng, thiếu cân nhắc, thiếu chọn lọc kỹ lưỡng từ những nhà làm du lịch dễ làm mất đi bản sắc văn hóa địa phương, tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên.
Chưa thiết lập được các phương pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, các sự cố - tai biến có thể xảy ra trong du lịch;
Lỏng lẻo trong công tác quản lý tài nguyên, không có sự liên hệ hợp tác với cư dân bản địa đã gây ra một số bất cập và mâu thuẫn về bảo vệ môi trường du lịch.
Chưa xây dựng tốt mối quan hệ cho các thành phần tham gia là một trong những sai sót cơ bản trong phát triển du lịch sinh thái.
Chưa phát huy và lồng ghép thế mạnh của các giá trị văn hóa truyền thống như lễ hội nghề cá, chọi trâu: các di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng ven biển, các kiểu văn hóa làng chài, các thành tựu kinh tế qua các hội chợ