MỤC LỤC
Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp i
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ii
Lời cám ơn iii
Tóm tắt iv
Danh mục sơ đồ, bảng biểu và các từ viết tắt v
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU 1
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HỆ THỐNG CO.OP MART 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP HTX THƯƠNG MẠI TPHCM 3
1.1.1 GIỚI THIỆU VỀ LIÊN HIỆP HTX THƯƠNG MẠI TPHCM 3
1.1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LIÊN HIỆP HTX THƯƠNG MẠI TPHCM 4
1.1.3 MÔ HÌNH TỔ CHỨC 5
1.1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SAIGON CO.OP 5
1.1.5 CÁC THÀNH TỰU MÀ SAI GON CO.OP ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 10
1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CO.OP MART 11
1.2.1 HỆ THỐNG CÁC CO.OP MART THUỘC LIÊN HIỆP HTX THƯƠNG MẠI TP.HCM 11
1.2.2 CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG CO.OP MART TP.HCM 19
1.2.3 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ VỊ TRÍ CỦA HỆ THỐNG CO.OP MART TẠI TP.HCM 19
1.2.4 HẠ TẦNG CƠ SỞ VÀ TIỆN ÍCH CỦA CÁC CO.OP MART 21
1.2.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC BQL CO.OP MART 21
1.2.6 CÁC CHỦNG LOẠI MẶT HÀNG ĐƯỢC BÀY BÁN TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART 23
CHƯƠNG 2 25
NHỮNG KHÍA CẠNH VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 25
2.1 KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART TPHCM 26
2.1.1 KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA NHÓM THỰC PHẨM 26
2.1.1.1 NHÓM THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ 26
2.1.1.2 NHÓM THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG 27
2.1.2 KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA KHU ẨM THỰC 29
2.1.3 KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CHỦNG LOẠI MẶT HÀNG KHÁC 31
2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG HỆ THỐNG CO.OP MART TPHCM 32
2.2.1 RÁC THẢI 32
2.2.2 NƯỚC THẢI 32
2.2.3 KHÍ THẢI 33
2.2.3.1 KHÍ THẢI TỪ HỆ THỐNG LÀM LẠNH 33
2.2.3.2 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG NẤU NƯỚNG 34
2.2.4 TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG LÀM SUY GIẢM TÀI NGUYÊN 35
CHƯƠNG 3 36
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 36
3.1 VỀ MẶT TỔ CHỨC 36
3.2 VỀ MẶT KỸ THUẬT 39
3.3 VỀ MẶT NHẬN THỨC 39
CHƯƠNG 4 41
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 41
4.1 ĐÀO TẠO, NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TRONG SIÊU THỊ 41
4.2 PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC 48
4.3 NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO KHÁCH HÀNG 50
4.4 XỬ LÝ NƯỚC THẢI 57
4.5 GIẢM THIỂU CHẤT THẢI 58
4.5.1 GIẢM THIỂU NƯỚC THẢI 58
4.5.2 GIẢM THIỂU CHẤT THẢI RẮN 59
4.5.3 GIẢM THIỂU KHÍ THẢI 60
4.6 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM 60
CHƯƠNG 5 67
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 67
5.1 KẾT LUẬN 67
5.2 KIẾN NGHỊ 69
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2707 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát những vấn đề môi trường và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm trong hệ thống siêu thị Co.op mart thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên cho chúng ta thấy rằng một lượng năng lượng điện bị tiêu tốn, điều này có tác động đến việc suy giảm nguồn tài nguyên của đất nước.
Trong quá trình tìm hiểu về những vấn đề môi trường của hoạt động thương mại trong hệ thống siêu thị Co.op Mart TPHCM có thể khái quát lại như sau:
Phát sinh lượng chất thải rắn đặc biệt là các rác thải là chất dẻo khó phân huỷ và các rác thải thực phẩm.
Sinh ra lượng nước thải từ sinh hoạt của nhân viên , sơ chế thực phẩm và chế biến thức ăn.
Phát sinh lượng khí thải từ hệ thống làm lạnh và từ hoạt động nấu nướng.
Tiêu thụ điện năng làm suy giảm nguồn tài nguyên.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong chương 2 luận văn đã làm rõ được phần nào những khía cạnh và tác động môi trường trong hoạt động thương mại của hệ thống siêu thị Co.op Mart. Trong chương này sẽ trình bày thực trạng quản lý môi trường trong hệ thống siêu thị Co.op Mart TPHCM với các nội dung sau:
Đánh giá thực trạng quản lý thông qua mặt tổ chức.
Thực trạng quản lý môi trường qua các biện pháp kỹ thuật.
Thực trạng quản lý môi trường thông qua nhận thức của cán bộ, nhân viên và khách hàng.
3.1 VỀ MẶT TỔ CHỨC
Là một nước đang phát triển nên việc ưu tiên cho phát triển kinh tế là trên hết, chính vì vậy mà vấn đề môi trường ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, nhất là trong lĩnh vực thương mại. Theo như cơ cấu tổ chức ở trên (1.2.6) thì hiện nay các siêu thị chưa có một ban ngành nào chịu trách nhiệm về mặt môi trường trong siêu thị. Đây không chỉ là tình trạng riêng của hệ thống Co.op Mart mà là vấn đề chung của tất cả các hệ thống siêu thị trong cả nước. Có hay chăng ở đây chỉ là Ban Chất Lượng ở Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại có nhiệm vụ đảm bảo vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng là một trong những nhiệm vụ được Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) xác định là mục tiêu hàng đầu. Nhất là gần đây, vấn đề an toàn thực phẩm càng được người tiêu dùng nói riêng và xã hội nói chung đặc biệt xem trọng, khi liên tiếp xảy ra hàng loạt những vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên diện rộng, mà gần nhất là dịch cúm gia cầm…
Saigon Co.op từ lâu đã xác định vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là không thể xem nhẹ, nên đã đầu tư và xây dựng hẳn một quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm trong hệ thống của mình, từ đầu vào của hàng hoá thực phẩm (nhất là thực phẩm tươi sống) cho đến khâu tiêu thụ cuối cùng tại các Co.opMart… Ngoài ra, Liên hiệp HTX còn phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình này.
Quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm áp dụng tại Saigon Co.op như sau:
Kiểm soát từ nguồn hàng đầu vào: Phòng Nghiệp vụ mua liên hệ với các nhà cung cấp có uy tín, có thương hiệu mạnh… để khảo sát nguồn hàng, xem xét chất lượng hàng… để đưa hàng vào bán trong hệ thống. Còn với nguồn hàng do Saigon Co.op tự cung cấp (qua bếp chế biến mẫu của Saigon Co.op) thì được kiểm tra hàng ngày và có quy trình kiểm tra riêng.
Kiểm tra trong quá trình bán hàng: gồm hai khâu:
Kiểm tra: Văn phòng liên hiệp, Phòng nghiệp vụ bán lập một bộ phận chuyên trách kiểm tra các siêu thị trong hệ thống Co.opMart (định kỳ và đột xuất) về các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm (vệ sinh môi trường, cá nhân, phiếu khám sức khỏe nhân viên…), kiểm tra date trên các nhãn hàng thực phẩm, nhãn hàng hoá, thông tin giá cả..
Kiểm nghiệm chất lượng hàng hoá: nhóm chuyên trách lấy mẫu kiểm nghiệm trước khi quyết định kinh doanh và kiểm tra định kỳ, đột xuất các nhóm hàng để xem xét chất lượng hàng hoá sau khi được xét đưa vào kinh doanh. Việc kiểm nghiệm có phối hợp với Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm để kiểm nghiệm và đánh giá (cả với hàng hoá của nhà cung cấp lẫn sản phẩm thực phẩm chế biến của bếp chế biến mẫu Saigon Coop). Nếu có mẫu nào không đạt, sẽ cho ngưng bán mặt hàng này trong hệ thống và thông báo cho nhà cung cấp/sản xuất để họ có hướng khắc phục.
Tự kiểm soát trong quá trình nhận và bán hàng: đây là khâu do các Co.opMart đảm trách, tự kiểm tra, kiểm soát theo các quy định của Liên Hiệp về nhập hàng, bảo quản, trưng bày, bán hàng thực phẩm (kiểm tra bao bì, hạn sử dụng, bảo quản riêng biệt cho từng nhóm hàng, trưng bày theo tính chất hàng hoá…). Nhìn chung những khâu kiểm tra, kiểm soát này đều có mối liên hệ chặt chẽ và rõ ràng về phân công cũng như về trách nhiệm nên dễ xác định nguyên nhân từ khâu nào nếu có vấn đề về chất lượng xảy ra.
Đầu tư trang thiết bị: Liên hiệp đã chi rất nhiều tiền bạc và công sức để đầu tư trang thiết bị bảo quản thực phẩm, như các loại tủ đông, tủ mát, tủ nóng…
Huấn luyện và đào tạo: do Văn phòng liên hiệp, Phòng tổ chức nhân sự và đào tạo đảm trách: huấn luyện trong nội bộ về các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên nâng cao và cập nhật kiến thức về vấn đề này thông qua việc mời các đơn vị đến phổ biến như Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm dinh dưỡng…
Thông tin cho khách hàng: Văn phòng Liên hiệp yêu cầu nhà cung cấp/nhà sản xuất cung cấp thông tin về sản phẩm của mình, còn các siêu thị thì phổ biến thông tin này đến người tiêu dùng qua các bảng thông tin tại quầy, các chương trình quảng cáo khuyến mãi… hoặc qua nhân viên trực tiếp bán hàng tại quầy hàng…
Quy trình này thường xuyên được các cơ quan chức năng giám sát, kiểm ra như Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục bảo vệ thực vật, Quản lý thị trường.... Nhìn chung, nỗ lực của Liên Hiệp trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không ngoài mục tiêu nào khác là phục vụ tối đa cho sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng và xã hội, qua đó tạo nên uy tín cho thương hiệu của Liên Hiệp nói chung và hệ thống siêu thị Co.opMart nói riêng, và tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ của Liên Hiệp trong hệ thống phân phối thương mại trên cả nước.
Như vậy về mặt lý thuyết thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở siêu thị đã được đảm bảo, nhưng để khách hàng thực sự an tâm khi lựa chọn những sản phẩm ở siêu thị cho việc tiêu dùng của mình thì siêu thị cần phải triệt để thực hiện những chính sách chất lượng, quy trình kiểm tra chất lượng đã nêu ở trên.
3.2 VỀ MẶT KỸ THUẬT
Hệ thống PCCC của mỗi siêu thị Co.op Mart đều được trang bị tương đối tốt, mỗi siêu thị có ít nhất 03 họng phun nước chữa cháy, 10 bình chữa cháy.
Về các biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải, rác thải, khí thải thì hầu như vẫn chưa có. Đối với rác thải chỉ mới có biện pháp thu gom nhưng chưa phân loại tại nguồn. Các loại rác hầu như được gom chung vào một thùng và đợi xe đổ rác đến đổ.
3.3 VỀ MẶT NHẬN THỨC
Đối với lãnh đạo thì hầu như họ đã có nhận thức rất rõ về mặt môi trường nhưng do bận bịu với công việc quản lý nên thường không quan tâm đến khía cạnh quản lý môi trường trong công việc hàng ngày.
Đối với nhân viên thì hầu như nhận thức của họ về môi trường chưa có một khái niệm rõ ràng.
Còn đối với khách hàng thì tùy thuộc vào trình độ học vấn và sự tiếp nhận thông tin của mỗi người. Nhưng trong một xã hội tiền công nghiệp như Việt Nam chúng ta thì số người có học vấn cao và khả năng tiếp nhận và chuyển hóa thông tin tốt còn là một con số rất nhỏ. Lượng khách hàng trong các siêu thị cũng vậy, số lượng người có ý thức về việc bảo vệ môi trường là chưa cao, một số người khi được hỏi: “Những túi nilong khi mang hàng từ siêu thị về anh (chị) sẽ làm gì?”, câu trả lời là: “Bỏ vào thùng rác”; trong khi đó họ phải bỏ tiền ra để mua về những cuộn nilong để lót thùng rác. Qua những việc làm đó cho thấy kiến thức về việc tái sử dụng, về những tác hại của người dân nói chung và khách hàng của siêu thị nói chung là chưa cao hay nói một cách bi quan hơn là chưa có.
Có thể nói rằng ở các siêu thị trong nước không riêng gì hệ thống siêu thị Co.op Mart thì vấn đề môi trường đều chưa được quan tâm đúng mức. Từ cán bộ nhân viên trong siêu thị cho đến khách hàng đều không chú ý đến những vấn đế môi trường trong siêu thị, hầu như ai cũng nghĩ siêu thị là một nơi không hề có những khía cạnh môi trường. Là một doanh nghiệp đã đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 nên việc đảm bảo chất lượng hàng hóa đã rất tốt song những chính sách về môi trường thì vẫn chưa nhiều và gần như là không có. Vấn đề đặt ra ở đây cho doanh nghiệp là phải làm sao đưa những giải pháp quản lý cũng như kỹ thuật vào áp dụng trong siêu thị để làm cho môi trường siêu thị ngày càng trong lành hơn, xứng đáng với những gì mọi người nghĩ về nó.
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM TRONG HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chương 1 luận văn đã tìm hiểu và đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh gọi tắt là Saigon Co.op và hệ thống siêu thị Co.op Mart trực thuộc. Trong chương 2 luận văn đã làm rõ các khía cạnh và tác động môi trường của hoạt động thương mại trong hệ thống siêu thị. Chương 3 luận văn đã đánh giá về thực trạng quản lý môi trường trong siêu thị dựa trên các mặt tổ chức, kỹ thuật và nhận thức. Trên cơ sở ca1c phân tích của các chương trước, trong chương 4 này sẽ đưa ra một số đề xuất về những giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm trong siêu thị nhằm bảo vệ môi trường:
Đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên trong siêu thị.
Phân loại và xử lý rác.
Nâng cao nhận thức cho khách hàng.
Xử lý nước thải.
Giảm thiểu chất thải.
Xây dựng chương trình quản lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm.
4.1 ĐÀO TẠO, NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TRONG SIÊU THỊ
Như đã nói ở trên thì vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở các siêu thị. Như vậy việc đào tạo, nâng cao nhận thức về môi trường cho các cán bộ, nhân viên trong siêu thị là một việc làm hết sức cần thiết. Là một doanh nghiệp đã đạt chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001:2000 nên việc đào tạo nâng cao nhận thức sẽ là một vấn đề không mấy khó khăn đối với Liện Hiệp HTX Thương Mại nói chung và của từng Co.op Mart nói riêng.
Theo tiêu chuẩn ISO 14001 thì một doanh nghiệp phải có phương pháp đào tạo thích hợp cho nhân viên của mình, những người mà công việc của họ có thể gây ra những tác động đáng kể tới môi trường. Việc đào tạo nhằm giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ với chính sách môi trường, các quy trình và với HTQLMT. Họ cũng phải hiểu rõ công việc của họ có thể tạo ra những tác động tới môi trường như thế nào và trách nhiệm cụ thể của họ là gì. Mọi người tại mọi phòng ban chức năng đều có vai trò nhất định trong việc quản lý môi trường của doanh nghiệp. Bởi vậy, chương trình đào tạo phải rất đa dạng. Mọi người trong doanh nghiệp cần được đào tạo về chính sách môi trường, các tác động môi trường đáng kể của công việc của họ... Muốn vậy, doanh nghiệp phải xác định các phòng ban liên quan có thể gây ra các tác động môi trường đáng kể, từ đó xây dựng một ma trận về nhu cầu đào tạo cho các phòng ban nhằm xác định được yêu cầu cụ thể đối với từng cá nhân, phòng ban.
Đối với hệ thống các siêu thị thì để nâng cao nhận thức của các cán bộ và công nhân viên có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:
Mời các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường về phổ biến kiến thức cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Giúp cho họ biết được chính xác những tác hại của các chất thải mà siêu thị có khả năng thải ra. Chỉ cho họ biết cách phân loại rác và tái sử dụng rác.
Cũng có thể cử một số cán bộ đi học tập tại những nơi có uy tín trong việc đào tạo chuyên gia môi trường sau đó về phổ biến lại kiến thức cho các nhân viên trong siêu thị, phương pháp này có thể giảm bớt được chi phí nhưng hiệu quả thì không được cao như việc trực tiếp mời các chuyên gia môi trường về giảng dạy tại siêu thị.
Tổ chức các cuộc thi sáng kiến làm thế nào để siêu thị sạch hơn, đẹp hơn và thực phẩm an toàn hơn. Qua các cuộc thi này, nhân viên trong siêu thị sẽ dần dần nhận thức được tầm quan trọng của một môi trường trong lành, sạch đẹp.
Một số nội dung gợi ý trong công tác đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên của siêu thị:
1. Những kiến thức về tái sinh, tái chế
Rác là sản phẩm tất yếu của cuộc sống. Càng ngày con người càng tạo ra nhiều rác hơn, với những thành phần phức tạp hơn.
Rác thải sinh hoạt ở thể rắn thường gồm giấy, thuỷ tinh, kim loại, nhựa, vải, thức ăn cành cây, xác động vật,... Trong đó, các chất hữu cơ tự nhiên như lá, cành cây, thức ăn thừa, xác chết động vật,... là những thứ rất chóng phân huỷ, gây ô nhiễm môi trường. Khi bị phân huỷ, chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh thu hút công trùng, ruồi, nhặng, chuột, bọ, tạo điều kiện cho chúng phát triển gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và truyền bệnh sang người và gia súc. Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý, lượng chất hữu cơ này có thể trở thành nguyên liệu rất tốt để sản xuất phân hữu cơ, khí sinh học.
Rác thải là giấy, bìa, nhựa, thuỷ tinh, kim loại vụn là những thứ có thể tái chế hoặc tái sử dụng được. Tái chế tức là dùng nó làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm mới. Tái sử dụng tức là thu hồi, rửa sạch và sử dụng lại. Việc tái chế, tái sử dụng đem lại nhiều lợi ích:
Làm giảm lượng rác thải ra môi trường.
Tạo thêm hàng hoá sử dụng.
Tạo công ăn việc làm cho những người làm công tác thu nhặt, phân loại rác.
Thay thế một phần nguyên liệu đầu vào, do đó tiết kiệm được tài nguyên, khoáng sản và công khai thác chúng.
Góp phần thay đổi thói quen của con người trong tiêu thụ và thải loại.
Các chất thải cháy được như chất hữu cơ, giấy, vải, nhựa,... có thể dùng làm chất đốt, lấy nhiệt cung cấp cho sưởi ấm, sấy hàng hoá. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sinh ra nhiều loại khí độc có hại cho sức khoẻ. Những phần không thể tái chế, tái sử dụng, làm phân bón được của rác thải có thể dùng làm vật liệu san lấp trong xây dựng.
Như vậy, rác thải không hoàn toàn là thứ bỏ đi, vô giá trị mà vấn đề là con người đối xử với chúng như thế nào.
2. Kinh nghiệm về thu gom rác ở các nước phát triển
Rác là một vấn đề môi trường, nhất là ở các thành phố lớn, cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, rác thải cũng ngày càng nhiều. Xử lý rác thải đã trở thành vấn đề nóng bỏng của các thành phố trên thế giới. Ở Nhật Bản, rác được phân thành hai loại: rác cháy được và không cháy được để riêng trong những túi có màu khác nhau. Hàng ngày, khoảng 9 giờ sáng họ đem các túi đựng rác đó ra đặt cạnh cổng. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến từng nhà đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ngay hôm sau sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố.
Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường.
Phân loại và thu gom rác đã trở thành một việc làm bình thường ở các nước phát triển, túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Ở những nước này, dân chúng coi rác thải sinh hoạt không phải đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích như giấy cũ, túi nilon, mảnh thủy tinh, săm lốp cũ, thậm chí cả những đồ điện hỏng nhằm đem lại lợi ích cho nhà nước, đồng thời làm trong sạch môi trường sống của họ.
3. Khái niệm về chất thải độc hại
Chất thải độc hại là các chất thải có thể được sinh ra do các hoạt chất công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Các chất thải độc hại có thể là các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất sệt. Trong định nghĩa chất thải độc hại không nói đến các chất thải rắn sinh hoạt, nhưng thật ra rất khó phân biệt một cách toàn diện chất thải công nghiệp với chất thải sinh hoạt. Chất thải độc hại không bao gồm chất thải phóng xạ vì loại chất thải này đã được hầu hết các nước phân cách và tổ chức quản lý riêng.
Độ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau, có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác. Những chất thải có chứa những hoá chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng.
Có thể xác định 3 nhóm chất thải độc hại chính:
Nhóm 1 bao gồm các chất thải có hàm lượng độc tố cao, dễ thay đổi, bền vững hoặc tích tụ sinh học. Ví dụ:
Các chất thải dung môi Clo.
Chất thải thuỷ ngân.
Các chất thải PDB.
Nhóm 2 là các chất thải thông thường khác như các sệt Hydroxyt kim loại.
Nhóm 3 là các chất thải có khối lượng lớn, có thể hàm lượng độc tố không cao nhưng có khả năng gây hại trên quy mô lớn.
4. Những đường dẫn truyền của các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường
Các chất thải độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường trực tiếp như bay hơi hoá chất trong khí quyển hoặc có thể gây ô nhiễm gián tiếp qua vận chuyển của gió hoặc bề mặt nước. Vấn đề quan trọng không phải chỉ phụ thuộc vào nơi đổ thải và tình trạng đất ở bên dưới.
Đất và nước bị ô nhiễm:
Sự có mặt của vùng chưa bão hoà ở bên dưới mặt đất của nơi đổ thải rất quan trọng. Đó là vùng cao hơn mặt nước, ở nơi này nước thấm xuống dưới đến khi gặp mặt nước chảy ngang. Nếu bên dưới chỗ rác thải là vùng chưa bão hoà thì hoạt động đất nước như trên sẽ là một quá trình lọc bởi các hoạt động hoá và hoá sinh.
Ô nhiễm nước bề mặt:
Bề mặt ngoài của nước ở gần chỗ chất thải có thể nhận những chất thải độc hại từ bề mặt chảy. Hơn nữa, dòng chảy đất - nước của các hoá chất cũng đưa ô nhiễm vào mặt nước. Trong điều kiện tiếp xúc không khí sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ hoá, hoá sinh các hợp chất hữu cơ. Quá trình bay hơi ở mặt nước cũng dễ hơn ở đất.
Các đường ô nhiễm khác:
Các hợp chất hữu cơ có thể bay hơi trong không khí, gió có thể đưa chất thải độc hại vào môi trường, rau quả trồng gần nơi chất thải có thể hấp thụ những độc tố của chất thải.
5. Khái niệm về ô nhiễm thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm
Các loại thực phẩm chúng ra ăn hàng ngày nói chung đều sạch, không có chất ô nhiễm. Nhưng hầu như không có thực phẩm nào tuỵệt đối tinh khiết mà ít nhiều đều có mang theo chất ô nhiễm. Có chất ô nhiễm tự sản sinh trong thực phẩm, có chất ô nhiễm do con người đưa đến. Ví dụ như trong những hạt lạc để lâu ngày bị mốc có chứa chất độc aflatoxin; trong dăm bông, cá hun khói, thịt lạp (thịt sấy, thịt khô),... đều có chứa muối nitrat hoặc muối nitric là những chất độc hại. Nếu hàm lượng những chất đó trong thực phẩm không nhiều hoặc chúng ta ăn ít thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu hàm lượng vượt quá tỉ lệ cho phép hoặc chúng ta ăn nhiều những thực phẩm đó sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, thậm chí đe hoạ tính mạng. Lúc đó chúng ta sẽ nói rằng, những thực phẩm đó đã bị ô nhiễm và không nên ăn.
Đối với lạc hoặc các thực phẩm để lâu bị mốc, tuyệt đối không nên ăn vì mốc lạc chứa aflatoxin gây bệnh ung thư. Năm 1960, một số xí nghiệp nuôi gà của Anh do dùng nhân lạc mốc của Brasil làm thức ăn nuôi gà, đã làm 10 vạn con gà bị chết trong một thời gian ngắn.
Một số loài thực phẩm bị ô nhiễm là do môi trường bị ô nhiễm, sử dụng thuốc trừ sau sai quy định hoặc do đóng gói, vận chuyển sai quy cách. Ví dụ chất thải công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước, nếu dùng nguồn nước bị ô nhiễm đó để nấu rượu, pha chế nước ngọt thì nhất định không thu được rượu ngon và nước ngọt ngon.
Sử dụng thuốc trừ sâu cũng khiến nhiều loại thực phẩm bị ô nhiễm. Một số nước thường xảy ra hiện tượng nhiễm độc thiếc do ăn đồ hộp. Đó là do nước trong hộp hoa quả có chứa gốc axit nitric kết hợp với thiếc trong sắt tây không xử lý tốt khi đóng hộp khiến người ăn đồ hộp bị nôn mửa và ỉa chảy.
Ngoài ra còn một số chất ô nhiễm do con người đưa vào thực phẩm. Ví dụ khi làm món thịt, lạp xường,... người ra trộn diêm sinh (muối nitrat) vào thịt để thực phẩm có màu đẹp và ăn ngon miệng, đồng thời chống vi khuẩn xâm nhập để bảo quản được lâu ngày. Nhưng nếu trộn nhiều muối nitrat sẽ gây ngộ độc cho người ăn; hoặc những kẻ nhẫn tâm còn pha phân đạm hoặc thuốc DDT vào rượu trắng để làm tăng nồng độ rượu. Ngoài ra có một số thực phẩm bị ô nhiễm là do sự cố khách quan gây ra.
Những sự kiện trên nhắc nhở loài người chớ tắc trách trong việc sản xuất thực phẩm và cần hết sức thận trọng khi sản xuất các loại thực phẩm có sử dụng hoá chất độc hại.
Trên đây là một số nội dung mà tác giả gợi ý trong việc giáo dục, đào tạo cho cán bộ công nhân viên của hệ thống siêu thị về những vấn đề môi trường cấp thiết mà xã hội đang ngày ngày phải đối mặt. Ngoài ra, tuỳ theo lĩnh vực của từng chuyên gia, tuỳ vào từng thời điểm mà các chuyên gia có thể chọn những nội dung khác để giảng dạy, tuyên truyền.
4.2 PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC
Như đã nói ở chương 2 thì rác trong siêu thị chủ yếu thuộc các nhóm sau đây: nhóm rác thực phẩm dễ dàng phân huỷ và nhóm rác khó phân huỷ gồm các rác là chất dẻo tổng hợp, giấy, kim loại. Như vậy vấn đề ở đây là phải phân loại được các nhóm rác này ra và bỏ vào những thùng khác nhau.
Sau đây là một giải pháp được đề xuất:
Mỗi siêu thị sẽ đặt 3 thùng rác với 3 màu khác nhau: đỏ, vàng và xanh; trên mỗi thùng sẽ có dán nhãn ghi tên của loại rác được bỏ vào thùng.
Thùng màu xanh sẽ bỏ rác thực phẩm, loại rác này sẽ được những người thu gom về nấu cho gia cầm, gia súc ăn lấy vào lúc 14h và 22h hàng ngày.
Đối với rác thực phẩm còn có một giải pháp khác đó chính là việc xay nhuyễn rác ra và đổ vào hầm tự hoại. Do hầm tự hoại có hệ thống ủ, lắng lọc nên tất cả các loại rác thực phẩm (chủ yếu là các chất hữu cơ như cenlulo, protein...) khi đi qua các cấu trúc của hầm sẽ được phân hủy hoàn toàn, không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Thùng màu vàng sẽ bỏ rác là các loại chất dẻo tổng hợp. Đây có lẽ là một vấn đề khó giải quyết. Như vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất dẻo phế thải? Biện pháp được áp dụng đầu tiên là đốt cháy. Nhưng khi cháy, các khí độc hại sản sinh ra như clo, hydroclorit,... bay vào không khí làm ô nhiễm môi trường khí quyển.
Do đốt cháy phế liệu chất dẻo không phải là phương pháp tối ưu, người ta đã chuyển sang biện pháp chôn sâu chúng trong lòng đất. Nhưng các phế liệu đó dù bị chôn sâu nhưng nếu có những trận mưa lớn, động đất thì nó lại bị đưa lên mặt đất gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc chôn sâu các phế liệu từ chất dẻo tổng hợp vẫn chưa phải là biện pháp thoả đáng. Một số nước trên thế giới đã xử lý nguồn chất dẻo phế thải bằng cách thu gom và tái sinh. Họ cho thu nhặt phế thải chất dẻo rồi tái sinh thành sản phẩm mới. Biện pháp này tận dụng được nguyên liệu, nhưng vẫn không thể khắc phục được ô nhiễm trong quá trình tái sinh phế thải chất dẻo, đồng thời chất lượng của sản phẩm tái sinh không tốt, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.
Biện pháp tốt nhất là nghiên cứu sản xuất loại chất dẻo dễ phân hủy trong quá trình phân hủy không làm ô nhiễm môi trường. Nhưng biện pháp này rất khó thực hiện. Gần đây các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và sản xuất ra loại chất dẻo từ tinh bột và nước. Tinh bột được lấy từ lúa mì, khoai tây, gạo,.. và đạt được yêu cầu trong nguyên liệu không có bất kỳ chất độc hại nào. Khi loại chất dẻo này chôn xuống đất, các loại vi sinh vật rất thích ăn và phân giải nhanh thành khí cacbonic và nước không gây ô nhiễm môi trường, và dù gia súc có ăn phải các mảnh vụn chất dẻo cũng vô hại. Thành quả này đang cổ vũ các nhà sản xuất tạo ra các loại chất dẻo dễ phân giải nhằm đạt yêu cầu căn bản là không gây ô nhiễm môi trường.
Thùng màu đỏ sẽ dùng để chứa các loại rác thải nguy hại như: các chai thuốc tẩy rửa, hóa chất,…. Các loại rác này sẽ được giao cho đơn vị xử lý vệ sinh sạch sẽ, sau đó được dập lại hoặc cắt nhỏ chuyển sang mục đích sử dụng khác nhằm tránh trường hợp để thất thoát ra thị trường tiêu thụ, sử dụng vào mục đích chứa, đựng nước uống hoặc thực phẩm.
Vấn đề đặt ra ở đây không chỉ là lượng chất thải rắn phát sinh trong nội vi siêu thị mà còn cả một lượng lớn rác thải gián tiếp xuất phát từ siêu thị, đó chính là những loại chất dẻo tổng hợp, những loại rác thực phẩm,… đã theo khách hàng từ siêu thị về nhà. Và như vậy với kiến thức phân loại rác còn yếu kém thì những loại rác trên, nhất là những loại chất dẻo tổng hợp sẽ dẽ dàng bị thải ra ngoài môi trường và ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị là điều tất nhiên không thể tránh khỏi.
4.3 NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO KHÁCH HÀNG
Sự phát triển văn minh của loài người làm cho con người luôn có tư tưởng theo đuổi sự phát triển, nhất là theo đuổi không giới hạn đối với tiêu dùng vật chất. Tác dụng tiêu cực của tiêu dùng vật chất đang khiến nhiều người suy ngẫm về cái giá phải trả cho sự theo đuổi ấy, mong muốn thoát khỏi sự trói buộc của vật chất, chuyển hướng sang phát triển tinh thần, văn hoá và lối sống. Và chính ở đây sự tuyên t