Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục các hình, bản đồ
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu của đề tài 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3
1.5. Nội dung của đề tài 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu 3
1.6.1. Phương pháp luận 3
1.6.2. Phương pháp cụ thể 5
1.6.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 5
1.6.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa 5
1.6.2.3. Phương pháp so sánh 5
1.6.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 6
144 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát tài nguyên đa dạng sinh học tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn và Khu Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen. Đề xuất biện pháp bảo tồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kê được 167 loài thực vật rừng ngập mặn tại Cần Giờ, trong đó:
+ Loài cây rừng ngập mặn: 34 loài thuộc 15 họ
+ Loài cây tham gia rừng ngập mặn: 33 loài thuộc 19 họ.
+ Loài cây trên đất cao: 19 loài thuộc 42 họ.
Có tài liệu khác đã thống kê trong rừng ngập mặn Cần Giờ có 35 loài cây thực sự thuộc rừng ngập mặn thuộc 17 họ, 30 loài cây tham gia rừng ngập mặn và 61 loài cây đất cao.
Bảng 9: So sánh thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ với các nước Đông Nam Á
Quốc Gia
Số lượng loài
Nguồn
Cần Giờ ( Việt Nam)
Campuchia
Indonesia
Malaysia
Philippines
Singapore
Thái Lan
34
19
32
31
31
31
35
Nam, Thụy, 1998
Dyphon P, 1970
Soemodiharato, 1986
Chan, 1986
Arroyo, 1977, Rao, 1986
Coriett, 1986
Dy Phon P, 1970
Số liệu bảng 11 cho thấy, nếu chỉ xét về loài cây rừng ngập mặn thực sự thì số lượng loài ở Cần Giờ tương đương với Thái Lan (Dyphon P, 1970) và cao hơn tất cả các khu vực còn lại của Đông Nam Á. Đây là dấu hiệu chứng tỏ hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay đang được phục hồi, chủng loại cây rừng phong phú, đa dạng và ngày càng phát triển
Bảng 10: Danh mục các loại thực vật hiện có tại huyện Cần Giờ
TT
Tên họ
TT
Tên loài
Tên Việt Nam
Dạng
Rừng ngập mặn
1
Acanthaceae
1
Acanthus ebracteaus
Ô rô
Cây bụi
2
Aizoaceae
2
Sesuvium portulacastrum
Rau sam đỏ
Thân thảo
3
Avicenniaceae
3
Avicennia lanata
Mấm trắng
Thân gỗ
4
Avicennia officinalis
Mấm quăn
Thân gỗ
5
Lumnitzera racenosa
Mấm đen
Thân gỗ
4
Combretaceae
6
Excoecaria agallocha
Cóc vàng
Thân gỗ
5
Euphorbiaceae
7
Thesesia populnea
Giá
Thân gỗ
6
Malvaceae
8
Hibicus tillaceus
Tra lâm vồ
Thân gỗ
9
Xylocarpus granatum
Tra bụp
Thân gỗ
7
Meliaceae
10
Xylocarpus grannatum
Xu ổi
Thân gỗ
8
Myrsinceae
11
Aegiceras corniculatum
Sú
Thân gỗ
9
Palmae
12
Nypa fruticans
Dừa nước
Bụi
13
Phoenix paludosa
Chà là
Bụi
10
Pteridaceae
14
Acrostichum aureum
Ráng đại
Dương sỉ
11
rhizophiraceae
15
Bruguiera gymnorhiza
Vẹt dù
Thân gỗ
16
Bruguiera paviglora
Vẹt tách
Thân gỗ
17
Ceriops decandra
Dà quánh
Thân gỗ
18
Ceriops tagal
Dà vôi
Thân gỗ
19
Rhizophora apiculata
Đước đôi
Thân gỗ
20
Rhizophora mucronata
Đưng
Thân gỗ
12
Rubiaceae
21
Scyphiphora hydrophullaceae
Côi
Cây bụi
13
sonneratiaceae
22
Sonneratia alba
Bần trắng
Thân gỗ
23
Sonneratia caseolaris
Bần chua
Thân gỗ
24
Sonneratia ovata
Bần ổi
Hậu rừng ngập mặn
1
Annonaceae
1
Annona glabra
Bình bát
Cây bụi
2
Asclepiadaceaea
2
Gymnanthera nitada
Loả hùng
Dây leo
3
Sarcolobus globosus
Dây cám
Dây leo
4
Finlaysonia maritima
Thiên lý dại
Cây bụi
3
Asteraceae
5
Pluchea indica
Lức
Cây bụi
6
Wedelia biflora
Sơn cúc 2 hoa
Cây bụi
4
Cyperaceae
7
Fimbrydtylis litoralis
Cỏ lông tượng
Thân thảo
5
Flagellariaceae
8
Flagellaria indica
Mây nước
Dây leo
6
Legumioseae
9
Deris triflia
Cóc kèn
Cây bụi
7
Loranthaceae
10
Dendrophtoe pentandra
Tầm gởi
Dây leo
11
Viscum ovalifolium
Tầm gởi
Dây leo
8
Poaceae
12
Diplachne fusca
Cỏlông công
Thân thảo
13
Paspalum vaginatum
Cỏ san sát
Thân thảo
9
Salvadoraceae
14
Azima sarmentosa
Chùm lé
Cây bụi
10
Verbenaceae
15
Clerodendron inerme
Ngọc nữ biển
Cây bụi
11
Vitaceae
16
Crayratia trifolia
Dây vác
Dây leo
Cây vùng cao
1
Annonaceae
1
Annona squamosa
Mãng cầu ta
Thân gỗ
2
Amatanthaceae
2
Amaranthus spinosus
Dền gai
Thân gỗ
3
Anacardiaceae
3
Mangifera indica
Xoài
Thân gỗ
4
Apocynaceae
4
Catharatus roreus
Bông dừa cạn
Cây bụi
5
Plumerica rubra
Sứ cùi
Cây bụi
5
Asteraceae
6
Eupatorium odaratum
Cỏ lào
Thân thảo
7
Blumea gladulosa
Cải trời
Thân thảo
6
Caricaceae
8
Carca papaya
Đu đủ
Cây bụi
7
Casuarinaceae
9
Casuariana equisetifolia
Phi lao
Thân gỗ
8
Ceasalpiniaceae
10
Lasiobema curtisii
Móng bò
Cây bụi
11
Cassia siamea
Muồng xiêm
Thân thảo
9
cenvolvulaceae
12
Ipomaea aquatica
Rau muống
Thân thảo
10
Combertaceae
13
Terminalia catappa
Bàng
Thân gỗ
11
Cucurbitaceae
14
Benincosa hispida
Bí đao
Dây bò
15
Cucumis sativus
Dưa leo
Dây bò
16
Curcubita pepo
Bí rợ
Dây bò
17
Momordica chrantia
Khổ qua
Dây bò
Euphorbiaceae
18
Phyllanthus acidus
Chùm ruột
Cây bụi
Fabaceae
19
Aeschynomene american
Điền ma mỹ
Cây bụi
20
Sesbania sesban
Điên điển
Thân thảo
21
Vigna luteola
Dây đâu hoang
Dây bò
Hypericaceae
22
Cratoxylon polyanthum
Thành ngạnh
Cây bụi
Malpighiaceae
23
Malpighia glabra
Sơ ri
Cây bụi
Mimosaceae
24
Acacia auriculiformis
Tràm bông vàng
Thân gỗ
25
Mimosa invisa
Mắc cở gai
Thân thảo
Myrtaceae
26
Eucalyptus camaldulensis
Bạch đàn trắng
Thân gỗ
27
Psidium gujava
Ổi
Thân gỗ
Piperaceae
28
Peperomia plucida
Càng cua
Thân thảo
Poacea
29
Imperata cylindrica
Cỏ tranh
Thân thảo
30
Cymbopgon citralus
Sả
Thân thảo
31
Eleusine indica
Cỏ mần trầu
Thân thảo
Punicaceae
32
Punica granatum
Lựu
Cây bụi
33
Panicum repens
Cỏ cống
Thân thảo
Rhamnaceae
34
Ziziphus mauritiana
Táo ăn
Cây bụi
Sapindaceae
35
Euphoria longan
Nhãn
Cây bụi
Solanaceae
36
Capsocum frutegritfolia
Ớt
Cây bụi
Verbenaceae
37
Premna integritfolia
Cách
Cây bụi
Nguồn : Ban quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ
Giá trị đa dạng sinh học của hệ thực vật Cần giờ có nét tiêu biểu và đặc trưng thể hiện ở thành phần loài, cấu trúc kiểu rừng. Tính phong phú và đa dạng sinh học của chúng cũng được đánh giá cao khi so sánh với các thực vật đất ngập mặn trong nước hay toàn cầu, trên cơ sở đó thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ khu thực vật Cần giờ có giá trị to lớn về mặt môi trường, kinh tế và khoa học.
b. Động vật
Rừng ngập mặn đóng vai trò là nơi cung cấp nguồn thức ăn, nuôi dưỡng và là nơi cư trú, sinh sản của các loài thủy sinh vật và động vật có xương sống ở cạn. Môi trường do chính Rừng ngập mặn hình thành đóng vai trò cầu nối, là một hệ sinh thái trung gian (hệ đệm) giữa sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, giữa hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt. Vị trí địa lý của Cần giờ chịu tác động tương tác của thuỷ triều vùng cựa sông đã hình thành các thủy vực như những túi khổng lồ hứng đọng phù sa giàu dinh dưỡng của hai con sông lớn đổ vào là con sông Đồng Nai va sông Sài Gòn, ở đây có nguồn phiêu sinh phong phú cung cấp cung cấp thức ăn tự nhiên quý giá và lâu dài cho các loài động vật dưới nước và trên cạn.
Kết quả điều tra bước đầu cho thấy Rừng ngập mặn Cần giờ có 9 loài lưỡng thê (Amphibia) và 31 loài bò sát (Reptilia), trong đó có 4 loài lưỡng thể và 11 loài bò sát quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam, đang bị đe doạ diệt chủng.
Trong chiến tranh, rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá do chất độc hoá học nên các loài động vật đã bị chết hoặc di chuyển nơi khác. Một số thành phần động vật trước kia đã biến mất. Từ năm 1978 đến nay, rừng đã được phục hồi và phát triển tạo điều kiện thuận lợi về môi trường sống cho các loài động vật rừng có nhiều thức ăn do các loài thủy sinh vật của rừng có điều kiện phát triển. Thảm thực vật rộng lớn, đa dạng là nơi thích hợp của nhiều nhóm động vật rừng có các tập tính sinh thái khác nhau.
Một số loài động vật tưởng đã biến mất song lại hồi sinh phát triển mạnh mẽ thành từng đàn như: đàn Khỉ đuôi dài (Macaca fascilularis) 400-500 con ở Lâm viên Cần giờ, Heo rừng (sus srcofa), Chồn, Trăn, Kỳ đà, Mèo rừng (felis bengalensis), Mèo cá (felis viverrina), Rái cá (Lutra lutra) Đặc biệt là sân chim tự nhiên đã và đang hình thành thu hút các đàn chim. Hàng trăm loài tiếp tục hồi Cần giờ, sinh sôi và phát triển.
Hiện nay, Rừng ngập mặn được bảo vệ khá nghiêm ngặt, hơn nữa ý thức bảo vệ rừng vì môi trường của người dân Cần giờ khá cao đặc biệt là ở Tam Thôn Hiệp nên rừng ngập mặn không còn đe doạ bị tàn phá.
Bảng 11: Danh mục các loài động vật cần được bảo vệ tại Cần Giờ
STT
Tên thông thường
Tên khoa học
Mức độ đe doạ
Lớp bò sát
Riptilia
1
Tắc kè
Gekko gekko
SĐVN xếp T
2
Kỳ đà nước
Varanus salvator
SĐVN xếp V
3
Trăn đất
Python reticulatus
SĐVN xếp V
4
Trăng gấm
Python reticulatus
SĐVN xếp V
5
Rắn cạp nong
Bungarus fasciatus
SĐVN xếp T
6
Rắn hổ mang
Naja naja
SĐVN xếp T
7
Rắn hổ chúa
Ophiophagus hannah
SĐVN xếp E, PB01-I
8
Vích
Chlonia mydas
SĐVN xếp E
9
Đồi mồi
Eremochelis imbricata
SĐVN xếp E
10
Quân đồng
Lepidochelus olivacea
SĐVN xếp V
11
Cá sấu hoa cà
Crocodylus porosus
SĐVN xếp E, PB01-I
Lớp chim
Aves
12
Bồ nông chân xám
Pelecanus philippensis
SĐVN xếp R
13
Giang sen
Mycteria leucocephala
SĐVN xếp R
14
Cò lao xám
Mycteria cinerea
SĐVN xếp V
15
Già đẩy nhỏ
Leptoptilos javanicus
SĐVN xếp R
16
Choắc lớn mỏ vàng
Tringa guttifer
PB01-II
17
Aùc là
Pica pica
SĐVN xếp E
Lớp thú
Mammalia
18
Rái cá thường
Lutra lutra
SĐVN xếp T
19
Rái cá vuốt bé
Aouyx cinerea
SĐVN xếp T
20
Mèo cá
Flis viverrina
SĐVN xếp R
21
Mèo rừng
Flis bengalensis
PB01 - II
Nguồn: Ban quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ
Ghi chú: Các cấp bậc đe doạ theo Sách Đỏ Việt Nam
- T (threatened): Bị đe doạ
- V (Vulnerable): Sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ diệt chủng)
- E (endangered): Đang nguy cấp (bị đe doạ diệt chủng)
- R (Rare): Hiếm ( có thể nguy cấp)
- PB01-I: Động vật quý hiếm nhóm I; PB01-II: động vật quý hiếm nhóm II theo nghị định 18/HĐBT
4.1.2. Đa dạng sinh học rừng úng phèn
HST rừng úng phèn (Rear mangrove ecosystem) được Whitmore TC gọi là rừng ngập nước ngọt trên than bùn (Peat fresh water swamp forest ecosystem) mà loài cây chiếm ưu thế là Tràm (Melaleuca leucadendra = melaleua cajuputi).
HST rừng úng phèn phát triển trên trầm tích biển – đầm lầy, phèn ở phía Tây Nam thành phố, kéo dài từ Thái Mỹ, Củ Chi qua huyện Hóc Môn đến Bắc Bình Chánh, Nhà Bè. Có tổng diện tích 28.200ha. Cây trồng chủ yếu là Bạch đàn, keo ( Lá tràm, Tai tượng, Lai, Dậu), các loại Tre, cây họ Sao Dầu (Dầu con rái, Sao đen).
Ở Bình Chánh vườn thực vật ngập phèn chỉ 2 khu Tân Tạo 26 ha và Láng Le 321,5 ha. Ngoại trừ khu vực Tân Tạo với chủng loài tương đối phong phú gồm Bạch đàn (Eucalytus spp), Keo (Acacia spp) Tràm úc trên đất liếp, Tràm trên đất ngập; ở Láng Le cây trồng cũng chỉ mới tập trung cho một số loài như Trâm (Eugenia spp), Gáo vàng (Nauclea oienti L), Gáo trắng (neolamrkia cadmba Roxb, Bosser)
Theo Nguyễn Văn Vân (1972), thực vât trên vùng đất ngập phèn Tây Nam có 75 loài của 60 chi thuộc 30 họ, chủ yếu là 3 họ: Gramineae, Cyperaceae và Compositaceae, Trâm mốc (Eugenia spp), Bình bát (Annona glabra L.Nê), Chòi mòi (Antidesma ghesembilla Gaern.) Điều tra bổ sung (Lý Thọ,1982) và kết quả thực nghiệm (N.P.Phước, 1995) cho thấy có khoảng 40 loài cây trồng phổ biến cho rừng trồng tập trung và phân tách thuộc 16 họ như:
- Mimosacear (Keo ngọt, Me tây, Điệp phèo heo, Keo đậu, Keo tai tượng, Keo lai, Keo lá tràm)
- Myrtaceae (Bạch đàn, Tràm chua, Tràm úc, Trâm)
- Meliaceae (Xoan, Xà cừ, Dái ngựa)
- Caesalpinaceae (Me chua, Điệp phương, Muồng đen, Lim xẹt)
- Rhizophoraceae (Vẹt đen)
- Sonneratiaceae (Bần chua)
- Verbenaceae (Mắm trắng, mắm đen)
- Bambusaceae (Tre gai, Trúc)
- Palmae (Dừa trái, Dừa lá)
- Dipterocarpaceae (Dầu con rái, Sao đen, Sao xanh)
- Casuarinaceae (Phi lao)
- Combretaceae (Trâm bầu)
- Annonaceae (Bình bát, Mãng cầu xiêm)
- Anacardiaceae (Điều lộn hột, Xoài)
- Euphorbiaceae (Bã đậu)
- Lythraceae (Bằng lăng nước)
4.1.3. Đa dạng sinh học rừng ẩm nhiệt đới
Phát triển trên đất xám và Feralite vàng nâu đồi gò Củ Chi, phân bố chủ yếu ở Củ Chi (rừng di tích lịch sủ Bến Đình, Bến Dược) và chiếm khoảng 129 ha và một số diễn tích rải rác còn sót lại sau khi khai hoang. Ngoài ra, vườn thực vật Củ Chi còn đang trong giai đoạn xây dựng đề án, chiếm khoảng 150 ha, là nơi dự kiến sưu tập không những các chủng loại cây trồng đặc trưng cho miền Đông Nam Bộ ẩm thường xanh mà còn là nơi tập trung một số loài cây rừng thuộc các vùng khác của đất nước.
Nơi đây, xưa kia là thảm thực vật nguyên sinh của rừng nhiệt đới ẩm, kín rậm, một nữa thường phủ xanh Sao Dâu. Trên thảm thực vật tự nhiên còn sót lại, người ta đã phục chế rừng ẩm và bán ẩm miền Đông Nam Bộ với các loại cây họ Dầu, họ Đậu là chủ yếu. Thảm thực vật thứ sinh phát triển trên hai loại đất xám và Feralite vàng nâu có nguông gốc trầm tích phù sa cổ. Diện tích rừng thứ sinh này có chiều cao trung bình thấp, tương đối ít thành phần và loài, bao gồm 81 loài, xuất hiện với nhiều tần số khác nhau như:
Gõ mật (Sindora sianursis Teysm), Sến mũ (Shorea roxburghii G.Don), Lồng mức (Wrightia pubescers Roem. Et Shult), Bằng lăng ổi (Lagerstroemia tomenosa Presl), Bình linh (Vitex pubescens Vahl), Trường chua (Nephelium Chryseum BL), Sầm (Memecylon edule Roxb) xuất hiện từ trung bình đến nhiều.
Trắc (Dalbergia cochnchinensis), Dáng hương (Pterocarpus pierre), Cầy (Irvingia malayam Oliv.ex Benth) rất hiếm.
Dầu lông (Dipterocarpus intricatus Dyer), Bời lời, Xoan, Mít nài (Artocarpus asperula Gagnep), Lòng mang lá nhỏ (Pterospermum heterophullum Hance), Sò đo bông tím (Marchamia Pierre Dop), Săng đen (Carrllia sp), Chai (Shorea giuso (Blo) BL), Vừng (Careya arborea Roxb) xuất hiện rải rác.
Trong đó, khoảng 40% số loài rụng lá như là Bằng lăng, Dầu lông
Một số cây bụi và thân thảo như Cò ke (Mecrocos paniculata Linn), Tai nghé (Hymennodctyon excelsm (Roxb) Wall.var elutinum Pierre), Lành ngạnh (Cratoxylon formosum (Jack) Dyer), Mắc cỡ (Mimosa pudica L), Cơm nguội (Mitrella mensnyi (Pierre)), Bần, Lốp bốp (Connarus cochinchinesis Pierre), Ngọc nữ (Clerodendrum cochinchimsis P.Dop) xuất hiện thường xuyên.
4.2. Đa dạng sinh học hệ sinh thái đồng ruộng
Đây là một hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao. Trong đồng lúa, tuy chỉ được canh tác 1 – 2 vụ, nhưng cùng với nước mưa và nước dâng do ảnh hưởng của thuỷ triều, nước còn là phương tiện mang phù sa và làm lắng đọng phù sa lại trên ruộng lúa. Cá đồng và các loài giáp xác, nhuyễn thể, côn trùng sống cùng với sự hiện diện của lúa cũng có mặt. Các loại nay không chỉ có gía trị kinh tế đối với nông dân trong vùng mà còn có giá trị môi trường. Chúng làm tăng đa dạng sinh học trong đồng ruộng, giữ cân bằng sinh thái và là các thiên địch đối với sâu hại.
4.3. Đa dạng sinh học hệ sinh thái vườn
Vườn là Hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) hợp nhất trong đó con người, cây cỏ, vật nuôi có liên quan (Soemar woto, 1979)
Vừơn là HST ổn định và được xem như HSTNN nhân tạo, chẳng những duy trì lâu mà còn ngày càng phát triển tốt hơn. Nó ít khi bị dịch bệnh phá hoại như các trường hợp độc canh và ổn định qua việc bảo đảm lượng hàng hoá sản xuất hàng năm từ mùa vụ này sang mùa vụ khác. Đó là lý do vườn được xem như là kho dự trử sống động về lương thực, thực phẩm để dành cho gia đình (rau cải, trái cây, các loài gia vị, dược thảo).
Khác với hệ sinh thái rừng, vừơn có những nét riêng biệt hết sức đặc thù. Đây là một quần thể nhân tạo, hình thành trong điều kiện có sự tác động tích cực của con người. Vườn có cấu trúc động vì hàng năm, các cây trong vườn được vun đắp một lượng phân bón, đươc chăm sóc và bản thân nó được phát triển nhiều hay ít phụ thuộc vào con người. Ngược lại, vườn cũng cung cấp cho con người một lượng sản phẩm đáng kể.
Trong cấu trúc sinh thái của vườn, các loài cây gỗ, bụi, cỏ hoà thảo, rau cải, cây ăn trái, hoa màu chiếm phần lớn không gian của vườn nhà, tạo nhiều sinh tầng (3 – 4 sinh tầng) khá tiêu biểu.
Tầng cao nhất (tạm gọi là tần A) cao 10m, gồm những cây ăn trái chiếm phần lớn trên cao, vượt tán như cau, dừa, tre, tràm, bạch đàn hoặc những cây khác.
Tầng giữa (tạm gọi là tầng B) khoảng 5 – 10m, chiếm ưu thế là các cây ăn trái như xoan, đào lộn hột, vú sữa, mít, chôm chôm
Tầng thấp hơn (tạm gọi là tầng Cần giờ) cao 1 – 5m, gồm những cây ăn trái như đu đủ, chuối, táo, mận, ổi, sapochê và cây lương thực như khoai mì, bắp.
Tầng sát mặt đất (tạm gọi là tầng D) gồm các cây thân thảo cỏ như cà chua, rau cải, các loại cây gia vị như hành hẹ, gừng ớt, tiêu các cây khoai lang, khoai môn, cây họ hoà thảo, cây kiểng trồng làm cảnh như cúc, sao nháo, vạn thọ, hoa mười giờ
Càng xa đô thị, xa chợ hay thị trấn thì cây trồng tự cung cấp là chủ yếu; ngược lại, gần nơi thị trấn,buôn bán sầm uất thì cây xanh, cây hoa kiểng được trồng nhiều.
Trong những năm qua, diện tích các vườn cây ăn trái tăng nhanh ở quận 9, quận 12, Hoc Môn. Chủng loại cây ăn trái khá phong phú và đa dạng, phân bố tập trung ở các vùng sau:
Ven sông Sài Gòn: Chủ yếu là nhãn, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt kéo dài từ Củ Chi đến quận 12. Trong quy hoạch, vùng này luôn gắn với vùng cây ăn trái (CAT) ven sông Đồng Nai (quận 9, Thủ Đức), diện tích khoảng 8.000 ha. Đây là vùng CAT kết hợp du lịch đầy triển vọng của thành phố.
Vùng đất phèn Tam Tân, Thái Mỹ – Củ Chi va Bình Chánh: Do điều kiện đất đai, nguồn nước không thuận lợi như vùng ven sông, nhưng CAT vùng này gồm Nhãn, Thanh long, Xoài, Mãng cầu ghép, Bình bát, Sapochê, Chanh, Ổi cũng được quy hoạch là một trong các vùng CAT chính.
Vùng đất cát ven biển Cần Thạnh, Long Hoà – Cần Giờ: 116 ha, gồm Xoài, Nhãn, Mãng cầu, Sapochê, Ổi, chanh, me tập trung chủ yếu ở Củ Chi và phía Nam huyện Cần Giờ (xã Cần Thạnh)
Vườn hoa, cây kiểng có diện tích khoảng 605 ha tập trung ở quận Thủ Đức ( Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước): quận 12 (An Phú Đông, Thạnh lộc), Bình Chánh ( Tân Quý Tây); trồng phân tán ở một số quận Gò Vấp, quận 2,9; các khu vực kinh tế vườn, biệt thự vườn.
a. Thực vật:
Thành phần hệ thực vật của vườn gồm những cây bụi, hoà thảo, day leo với nhiều chủng loại khác nhau. Khảo sát vườn TP. Hồ Chí Minh, người ta đã tìm thấy tổng số 270 loài thuộc 85 họ. Số loài này có thay đổi trong mùa mưa và mùa khô, tuỳ theo thời vụ và điều kiện khu vực.
Trong tổng số 270 loài đã gặp, có:
- 29 loài cây gỗ, xây dựng, củi đối.
- 31 loài cây cho trái.
- 29 loài cây dùng làm cảnh.
- 14 loài cây dùng làm thuốc.
- 2 loài cây công nghiệp.
- 6 loài cây dùng làm gia vị.
- 33 loài rau, dùng làm lương thực, thực phẩm.
- Số còn lại thuộc các loài hoang dại, trung bình có 5 – 30 loài ở mỗi vườn.
Động vật
Vườn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh của vùng. Đây cũng là nơi cung cấp nguồn thức ăn cho một số loài chim nước và thú ăn trái cây như dơi nghệ.
Chăn nuôi:
- Trên cạn: các loại gia súc, gia cầm thường được người nuôi như là Trâu, Bò, Heo, Chó, Gà, Vịt, Ngỗng
- Dưới nước: phần lớn là nuôi trồng thủy sản như Cua, Tôm càng xanh, Nghêu, Sò ốc, Cá tra, Mè hoa, Trắm cỏ, Phi chép, Tai tượng
Tự nhiện:
- Trên cạn: Trăn, Rắn, Ếch, Nhái, Chim, Chuột
- Dưới nước: Tôm thẻ, Tôm he, Tép, Cá rô, Cá trê, Cá lóc, Cá sặc, Cá trạch, Bống tượng, Lươn
4.4. Đa dạng sinh học hệ sinh thái đồng cỏ
Đồng cỏ được phát triển nhằm phục vụ cho việc chăn nuôi. Xét về mặt sinh thái môi trường thì đồng cỏ Cần Giờ không phải là một bãi đất hoang mà đó chính là nơi sống của nhiều loài nhuyễn thể. Đây là môi trường lắng đọng và lưu giữ phù sa sông từ thượng nguồn và từ biển mang vào qua thuỷ triều. Quá trình hình thành đất trên các đồng cỏ này tương đối lâu dài nhưng có tính ổn định hơn trong rừng ngập mặn nhờ có thực vật của tầng thảm tươi dày đặc của các họ cói, cỏ và họ cúc. Các đồng cỏ này phân bố rải rác ở các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình Khánh, Thới Nhơn. Tính nguy cấp của các đồng cỏ ở đây khá cao vì lợi nhuận kinh tế từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác lúa hay đất hoang, đất trồng dừa nước sang ruộng tôm.
Diện tích đồng cỏ chăn nuôi phân bố ở năm huyện ngoại thành như sau: Bình Chánh: 807 ha; Củ Chi: 5144 ha; Hoc Môn: 1086 ha; Nhà Bè: 324 ha; Cần Giờ: 1089 ha.
Như vậy, từ những phân tích trên ta có thể kết luận, độ ĐDSH ở Tp.Hồ Chí Minh khá phong phú, đặc biệt là tại RNM Cần Giờ, nhưng với quá trình phát triển đô thị như hiện nay và trong tương lai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ ĐDSH, nhất là các hệ sinh thái đồng cỏ và đồng ruộng, do đó việc bảo tồn các hệ sinh thái là rất quan trọng và cần thiết.
CHƯƠNG V
TỔNG QUAN VỀ CÔNG VIÊN VĂN HOÁ ĐẦM SEN VÀ THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN
5.1. Tổng quan về Công Viên Văn Hoá Đầm Sen
5.1.1. Lịch sử hình thành
Trước năm 1975, mảnh đất thuộc Công Viên Văn Hoá Đầm Sen hiện nay là một khu đầm lầy hoang hoá. Trong các năm 1976-1978, theo lời kêu gọi của Thành uỷ – Uỷ Ban Nhân Dân(UBND) Thành Phố Hồ Chí Minh, hàng chục ngàn lao động từ khắp các Quận, Huyện trong Thành phố được huy động đến để nạo vét, trồng cây ở khu vực này.
Năm 1983, công trình bước đầu đưa vào sử dụng khoảng 30 ha vừa mặt nước, vừa thảm xanh. Thành Phố giao cho Quận 11 quản lý. UBNN Quận 11 giao cho 3 đơn vị: Công ty ăn uống Quận 11, Công ty Văn Hoá Tổng Hợp và Xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản khai thác.
Năm 1989, Công ty được giao cho Công ty Dịch vụ Phú Thọ – đơn vị vừa mới tách ra từ Công ty Aên uống Quận 11 quản lý và đầu tư cho đến nay.
5.1.2. Quá trình phát triển
Công Viên Văn Hoá Đầm Sen (CVVHĐS) với diện tích 50 ha theo quy hoạch, gồm 20% là mặt hồ, 60% là cây xanh và vườn hoa. Hàng năm, CVVHĐS luôn được đầu tư những công trình mới để phục vụ du khách.
Năm 1992: Xây dựng Vườn chim thú thiên nhiên.
Năm 1995: Hình thành Vườn hoa Nam Tú, vườn lan, Vườn bonsai- kiểng cổ, non bộ- thuỷ cung, câu cửu khúc, trò chơi Rồng lựơn và dịch vụ câu cá.
Năm 1996: Xây dựng monnorail, trò chơi thế giới động vật, xiếc thú, múa rối nước, patin, khu khủng long.
Năm 1997: Xây dựng thêm Quảng trường Âu Lạc, trò chơi thực tế ảo, trò chơi xe điện bình, trò chơi vượt thác.
Năm 1998: Đưa vào hoạt động Trò chơi tàu lượn siêu tốc.
Năm 2001: Xây dựng Cụm tượng ngũ Long, thạch thuỷ cầm, trò chơi xe điện đụng, tây du ký.
2002: Hình thành nhà hoa ôn đới, nhà xương rồng, xe đạp nước, cano điện, trò chơi đu quay dây.
Năm 2003: Xây dựng đoàn tàu cổ tích, vườn tượng, khám phá kim tự tháp, tàu xoay, hoa đăng.
Năm 2005: Có thêm các công trình như: Công viên Khủng Long, sân khấu Laser nhạc nước, triển lãm sành sứ và nghệ thuật tạo hình, băng đăng mới, thuỷ cung mới.
Năm 2006: Hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà chiếu phim không gian ba chiều, du thuyền câu cá sấu, trượt tuyết, dòng sông cổ tích mới, trượt tuyết, leo núi, quảng trường dế mèn.
5.1.3. Giới thiệu phong cảnh
5.1.3.1. Nam tú thượng uyển
Đây là nơi trưng bày hoa kiểng đép có giá trị cao, gồm nhiều tiểu cảnh riêng biệ