Đồ án Khảo sát tài nguyên đa dạng sinh học tại thảo cầm viên Sài Gòn và khu du lịch văn hoá Đầm Sen, đề xuất biện pháp bảo tồn
Đồng cỏ được phát triển nhằm phục vụ cho việc chăn nuôi. Xét về mặt sinh thái môi trường thì đồng cỏ Cần Giờ không phải là một bãi đất hoang mà đó chính là nơi sống của nhiều loài nhuyễn thể. Đây là môi trường lắng đọng và lưu giữ phù sa sông từ thượng nguồn và từ biển mang vàoqua thuỷ triều. Quá trình hình thành đất trên các đồng cỏ này tương đối lâu dàinhưng có tính ổn định hơn trong rừng ngập mặn nhờ có thực vật của tầng thảm tươi dày đặc của các họ cói, cỏ và họ cúc. Các đồng cỏ này phân bố rải rác ở các xãTam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình Khánh, Thới Nhơn. Tính nguy cấp của các đồng cỏ ở đây khá cao vì lợi nhuận kinh tế từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đấtcanh tác lúa hay đất hoang, đất trồng dừa nước sang ruộng tôm. Diện tích đồng cỏ chăn nuôi phân bố ở năm huyện ngoại thành như sau: Bình Chánh: 807 ha; Củ Chi: 5144 ha; Hoc Môn: 1086 ha; Nhà Bè: 324 ha; Cần Giờ: 1089 ha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát tài nguyên đa dạng sinh học tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn và Khu Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen Đề xuất biện pháp bảo tồn.pdf