Đồ án Khảo sát tiềm năng sử dụng phế phẩm nông nghiệp làm nguồn nhiên liệu sản xuất điện tại tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

MỞ ĐẦU 2

1. Lý do chọn đề tài. 2

2. Mục đích của đề tài. 2

3. Nội dung của đề tài. 2

4 Giới hạn của đề tài. 2

5 Phương pháp thực hiện. 3

5.1 Phương pháp thu thập tài liệu. 3

5.2 Phương pháp điều tra khảo sát. 3

5.3 Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng. 3

5.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. 3

5.5 Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá. 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP 4

1.1 Định nghĩa về phế phẩm nông nghiệp. 4

1.2 Nguồn gốc phát sinh phế phẩm nông nghiệp. 4

1.3 Phân loại phế phẩm nông nghiệp. 4

1.3.1 Bã nông nghiệp. 4

1.3.2 Chất thải từ chăn nuôi gia súc. 5

1.4 Thu gom, xử lý và tái chế phế phẩm nông nghiệp. 5

1.5 Tổng quan về rơm rạ. 6

1.5.1 Nguồn gốc của rơm rạ. 6

1.5.2 Hiện trạng rơm rạ tại Việt Nam. 8

1.5.3 Ứng dụng của rơm rạ hiện nay. 9

1.5.3.1 Sử dụng rơm rạ trồng nấm. 9

1.5.3.2 Sử dụng rơm rạ làm phân hữu cơ. 11

1.5.3.3 Sử dụng rơm rạ sản xuất dầu sinh học. 12

1.5.3.4 Sử dụng rơm rạ tạo ra điện. 17

1.5.3.5 Sử dụng rơm trong thủ công mỹ nghệ. 17

1.6 Tổng quan về vỏ trấu. 19

1.6.1 Nguồn gốc của vỏ trấu. 19

1.6.2. Hiện trạng vỏ trấu tại Việt Nam. 20

1.6.3. Các ứng dụng của vỏ trấu hiện nay. 21

1.6.3.1. Sử dụng làm chất đốt. 21

1.6.3.2. Dùng vỏ trấu để lọc nước. 23

1.6.3.3. Sử dụng vỏ trấu tạo thành củi trấu. 23

1.6.3.4. Vỏ trấu làm sản phẩm mỹ nghệ. 24

1.6.3.5. Aerogel vỏ trấu- Mặt hàng công nghệ cao. 25

1.6.3.6. Trấu và các phế phẩm khác có thể làm pin sạc. 27

1.6.3.7. Vỏ trấu làm sản phẩm vật liệu xây dựng nhẹ không nung . 27

1.6.3.8. Sử dụng nhiệt lượng của trấu sản xuất điện năng. 28

1.6.3.9. Vỏ trấu còn có thể làm nguyên liệu xây dựng sạch. 29

1.7 Tổng quan về bã mía. 30

1.7.1 Nguồn gốc bã mía. 30

1.7.2 Hiện trạng bã mía tại Việt Nam. 30

1.7.3 Các ứng dụng của bã mía hiện nay. 31

1.7.3.1 Sử dụng bã mía trong công nghệ trồng nấm linh chi. 31

1.7.3.2 Ứng dụng bã mía trong xử lý nước thải chăn nuôi. 32

1.7.3.3 Sử dụng bã mía làm ván ép. 33

1.7.3.4 Làm vật liệu siêu bền từ bã mía. 34

1.7.3.5 Sử dụng bã mía tạo ra điện. 34

1.7.3.6 Sử dụng bã mía trong hàng thủ công mỹ nghệ. 35

1.8 Tổng quan về chất thải chăn nuôi. 36

1.8.1 Nguồn gốc chất thải chăn nuôi. 36

1.8.2 Hiện trạng chất thải chăn nuôi tại Việt Nam. 37

1.8.3 Các ứng dụng của chất thải chăn nuôi hiện nay. 37

1.8.3.1 Sử dụng ủ biogas. 37

1.8.3.2 Sử dụng làm phân bón. 39

1.8.3.3 Sử dụng làm thức ăn cho thủy sản. 41

CHƯƠNG II GIỚI THIỆU VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 42

2.1 Điều kiện tự nhiên. 42

2.1.1 Vị trí địa lý. 42

2.1.2 Địa hình địa chất. 43

2.1.2.1 Địa hình. 43

2.1.2.2 Thổ nhưỡng 44

2.1.3 Khí hậu. 45

2.1.4 Thủy văn. 46

2.1.4.1 Mùa lũ. 46

2.1.4.2 Mùa cạn. 47

2.1.5 Tài nguyên. 48

2.1.5.1 Tài nguyên nước. 48

2.1.5.2 Tài nguyên sinh vật. 48

2.1.5.3 Tài nguyên khoáng sản. 50

2.2 Hiện trạng kinh tế -xã hội -dân số. 51

2.2.1 Dân số. 51

2.2.1.1 Quy mô và sự phân bố. 51

2.2.1.2 Cơ cấu dân số. 52

2.2.2 Kinh tế. 53

2.2.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 53

2.2.2.2 Nông nghiệp-nông thôn. 54

2.2.2.3 Công nghiệp xây dựng. 56

2.2.2.4 Thương mại-dịch vụ. 58

2.2.3 Văn hóa - xã hội. 59

2.2.3.1 Giáo dục đào tạo. 59

2.2.3.2 Y tế. 60

2.2.3.3 Chính sách xã hội. 60

2.2.3.4 Quốc phòng an ninh. 61

2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng. 61

2.3.1 Hệ thống giao thông. 61

2.3.2 Hệ thống cấp thoát nước. 62

2.3.3 Hệ thống cung cấp điện. 63

2.4 Hiện trạng môi trường. 63

2.4.1 Chất thải rắn. 63

2.4.1.1 Chất thải sinh hoạt. 63

2.4.1.2 Chất thải công nghiệp. 63

2.4.1.3 Chất thải y tế. 63

2.4.2 Nước thải. 64

2.4.2.1 Nước thải sinh hoạt. 64

2.4.2.2 Nước thải sản xuất. 64

2.4.3 Không khí. 64

CHƯƠNG III KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP 65

3.1 Nội dung và phương pháp khảo sát. 66

3.1.1 Nội dung khảo sát. 66

3.1.2 Địa điểm khảo sát. 67

3.1.3 Số mẫu khảo sát. 68

3.1.4 Phương pháp khảo sát. 69

3.2 Kết quả khảo sát. 69

3.2.1 Về cơ cấu cây trồng - vật nuôi. 69

3.2.2 Về số lượng phế phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi. 70

3.2.3 Về các hình thức tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp. 73

3.2.3.1 Các hình thức tái sử dụng đối với vỏ trấu. 73

3.2.3.2 Các hình thức tái sử dụng đối với rơm rạ. 75

3.2.3.3 Hình thức tái sử dụng bã mía. 78

3.2.3.4 Các hình thức tái sử dụng các phế phẩm từ cây ăn quả . 78

3.2.3.5 Hình thức sử dụng chất thải chăn nuôi (phân heo). 79

3.2.4 Hiện trạng cấp điện. 81

CHƯƠNG IV ĐỀ XUẤT HƯỚNG TẬN DỤNG VỎ TRẤU LÀM NGUỒN NHIÊN LIỆU SẢN XUẤT ĐIỆN 82

4.1 Các loại hình sản xuất điện hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. 82

4.1.1 Thuỷ điện. 82

4.1.2 Nhiệt điện. 84

4.1.3 Điện hạt nhân. 85

4.1.4 Điện mặt trời. 87

4.1.5 Điện gió. 89

4.1.6 Địa nhiệt. 91

4.2 Những hạn chế trong loại hình sản xuất điện hiện nay. 93

4.3 Những hạn chế trong việc cung cấp điện hiện nay trên phạm vi cả nước và tại tỉnh Đồng Tháp. 94

4.4 Những biện pháp khắc phục các hạn chế trên tại các địa phương. 95

4.5.Một số mô hình nhà máy nhiệt điện sử dụng trấu làm nguồn nhiên liệu đầu vào trên thế giới và tại Việt Nam. 96

4.5.1 Trên thế giới. 96

4.5.2 Tại Việt Nam. 97

4.6 Đề xuất mô hình nhà máy nhiệt điện chạy bằng trấu cho tỉnh Đồng Tháp. 97

4.6.1 Cơ sở đề xuất mô hình. 97

4.6.1.1 Khả năng tạo ra điện của vỏ trấu. 97

4.6.1.2 Nhu cầu dùng điện của người dân và khả năng cung cấp điện của điện lưới quốc gia. 102

4.6.1.3 Lợi ích kinh tế. 103

4.6.1.4 Yếu tố môi trường. 104

4.6.1.5 Lợi thế của địa phương. 104

4.6.2 Các bước thực hiện mô hình. 104

4.6.2.1 Xác định mục tiêu của nhà máy. 104

4.6.2.2 Xác định nơi đặt nhà máy. 105

4.6.2.3 Xác định công suất nhà máy. 105

4.6.2.4 Công nghệ sử dụng trong nhà máy. 105

4.6.2.5 Tìm nguồn nhiên liệu cho nhà máy. 106

4.6.2.6 Giảm phí vận chuyển và kho bãi 106

4.6.3 Các biện pháp hỗ trợ. 107

4.6.3.1 Cơ quan Nhà Nước. 107

4.6.3.2 Hỗ trợ của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh 108

4.6.3.3 Hỗ trợ của các Sở ban Ngành liên quan. 108

4.6.3.4 Hỗ trợ từ các nhà chuyên môn, các trường Đại học 108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109

KẾT LUẬN 109

KIẾN NGHỊ 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

docx119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5756 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát tiềm năng sử dụng phế phẩm nông nghiệp làm nguồn nhiên liệu sản xuất điện tại tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Tam Nông, huyện Thanh Bình, huyện Tháp Mười, huyện Tân Hồng. Đất xám: Đất xám được tạo nên những phù sa cổ, có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự. Đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, muốn canh tác phải bón phân, cải tạo Nhóm đất cát: Nhóm đất này có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười. Thích hợp cho một số loại cây trồng như: lạc, chà là, ớt, dưa leo, bắp trắng... Địa hình toàn tỉnh tương đối thấp, bằng phẳng, càng đi sâu vào nội đồng địa hình càng thấp do bị chia cắt bởi sông ngòi nên thích hợp cho việc tười tiêu, nên cần hạn chế cơ giới hóa trong nông nghiệp. Bên cạnh đó thì kết cấu nên đất không vững chắc nên khi xây dựng thường tốn kém hơn những nơi khác. 2.1.3 Khí hậu. Đồng Tháp nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm trên 27,30C, cao nhất vào tháng 4 với 29,50C, thấp nhất vào tháng 1 với 25,10C. Số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày, 2.522,4 giờ/năm, cao nhất vào tháng 4 với 275,2 giờ, thấp nhất vào tháng 9 với 143 giờ. Biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch rất lớn, rất thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản. Hình 2.2 Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2010. [21] Lượng mưa trung bình năm là 1.739mm, phân bố không đều, 99% lượng mưa trong năm tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Hình 2.3 Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2010. [21] Độ ẩm trung bình năm khoảng 83%, cao nhất vào tháng 7 - 10 với khoảng 87%, thấp nhất vào tháng 11 với 40%. Hình 2.4 Biểu đồ độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2010. [21] 2.1.4 Thủy văn. Đồng Tháp là tỉnh nằm ở thượng nguồn sông Tiền, nên chịu ảnh hưởng của chế độ nước sông Tiền, ít chịu tác động của biển. Chế độ thủy văn sông Tiền, sông Hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. 2.1.4.1 Mùa lũ. Mùa lũ thường bắt đầu từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra 3 giai đoạn. + Giai đoạn 1 từ tháng 7 đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kênh và các mương rạch thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười. + Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4.2m, và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3.5m. + Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12. Những năm lũ lớn, nước lên tận cả sân vườn, quốc lộ; nhà cửa, trường học, trạm xá bị ngập sâu trong nước; giao thông chủ yếu bằng xuồng. Mùa lũ cũng mang lại cho vùng nguồn lợi thủy sản phong phú. Ở Đồng Tháp, mùa lũ về cũng là mùa cá linh, bông súng, chuột đồng, bông điên điển.... 2.1.4.2 Mùa cạn. Mùa cạn bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 6 hằng năm, mực nước trên các sông xuống thấp. Trên các con kênh, nước rút cạn chỉ còn đục ngầu một màu bùn đất. Nước cạn làm cho lòng kênh nhỏ lại, lộ ra những bãi bùn chạy dài. Đây là mùa thu hoạch lúa, mùa tát đìa bắt cá của người dân Đồng Tháp. Năm 2010, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thủy văn ở Đồng Tháp có những diễn biến thất thường, mùa khô kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Mực nước các nơi trong tỉnh ở mức thấp hơn mùa khô năm 2009 và thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 0.1 – 0.3m. Tình hình ít mưa, nắng nóng và mực nước xuống thấp đã gây nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy và nước sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Trong khi đó, nguồn nước trên các kênh rạch lại bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng do lượng thuốc bảo vệ thực vật từ các cánh đồng, chất thải từ các hầm nuôi cá tra và rác thải sinh hoạt của người dân. Tháng 04 - 2010, mực nước ở Tân Hồng - huyện đầu nguồn của tỉnh - xuống thấp hơn cùng kỳ năm trước từ 50 - 70cm. 2.1.5 Tài nguyên. Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp nên nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là nước, đất vốn được khia thác và sử dụng từ bao đời nay. 2.1.5.1 Tài nguyên nước. Tài nguyên nước mặt. Nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Tiền, lưu lượng bình quân 11,500m3/s. Nhờ hệ thống sông ngòi chằng chịt nên điều hòa lượng nước ngọt cho toàn tỉnh. Tuy nhiên khi khoảng cách càng xa sông Tiền thì lưu lượng nước càng ít nên dẫn đến tình trạng thường thiếu nước vào mùa khô và dâng nước phèn vào đầu mùa mưa. Nguồn nước ngọt có vai trò rất quan trọng trong việc canh tác, sản xuất của người dân bao đời nay. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác và sản xuất do nhiều nguyên nhân nên hiện nay nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm. Tài nguyên nước ngầm: Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá dồi dào, ở nhiều độ sâu khác nhau từ 120m - 300m. Hiện nay nguồn nước này ít được sử dụng trong công tác tưới tiêu và phục vụ đời sống. 2.1.5.2 Tài nguyên sinh vật. Thực vật Hệ thực vật ở Đồng Tháp rất phong phú với nhiều hệ sinh thái khác nhau, đặc biệt là hệ sinh thái ngập nước. Tỉnh có 14.900 ha diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng tràm ngập nước. Vườn quốc gia Tràm Chim và rừng tràm Xẻo Quýt là là hai khu vực có hệ sinh thái ngập nước phong phú nhất của tỉnh. Ngoài tràm, sen cũng là loài thực vật chiếm số lượng áp đảo ở Đồng Tháp. Đặc biệt, tỉnh có loài sen kỳ lạ, lá to hơn cái nia, có thể cho phép một người nặng khoảng 60 kg đứng bên trên. Loài sen này được trồng ở chùa Phước Kiển, xã Hoà Tân, huyện Châu Thành. Theo tài liệu tra cứu, đây là loài sen Victoria Regia, mọc rất nhiều ở khu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Hình 2.5 Cây và hoa tràm trong khu du lịch Xẻo Quýt. Động vật Theo thống kê trên Website tỉnh Đồng Tháp, hệ động vật của tỉnh có khoảng 40 loài cá, 198 loài chim, và hàng chục loài bò sát... Vườn quốc gia Tràm Chim và rừng tràm Xẻo Quýt là nơi sinh trưởng của nhiều loại động vật quý hiếm: rắn, rùa, sếu đầu đỏ (hạc), bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời v.v. Đặc biệt, sếu đầu đỏ có tên khoa học là Grusantigone, là một loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và của thế giới. Khác với các loài chim khác, sếu chỉ kiếm ăn trên mặt đất, nên phải di trú nơi khác để tránh mùa nước nổi của vùng Đồng Tháp Mười. Vì vậy, chỉ có thể xem sếu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Hình 2.6 Các loài động vật đặc trưng ở Đồng Tháp. 2.1.5.3 Tài nguyên khoáng sản. Tỉnh Đồng Tháp có nhiều lọai khoáng sản như: Cát xây dựng: Đồng Tháp có trữ lượng cát lớn nhất và chất lượng tốt nhất so với các tỉnh ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ. Nguồn khoáng sản này chủ yếu nằm dọc theo các Doi, Cồn cát, Cù lao sông lớn, thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển. Sét gạch ngói: Nguồn đất sét này có trữ lượng lớnvà phủ rộng khắp địa bàn tỉnh nên đây là điều kiện thúc đẩy ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển đặc biệt là ngành làm gạch. Tuy nhiên các cơ sở sản xuất đều nhỏ, lẻ nên cần được liên kết với nhau để thúc đẩy ngành này phát triển hơn nửa. Sét Kaolin: Loại sét Kaolin này có nguồn gốc trầm tích sông. Và chúng chủ yếu phân bố ở các huyện phía Bắc của tỉnh. Bề dày mỏ khoảng 1 – 1,5m, nằm dưới lớp đất mặt từ 0,6 – 1,3m. Đây là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sành, sứ và gốm mỹ nghệ. Than bùn: Loại than này là nguyên liệu chủ yếu sản xuất than tổ ong. Có nguồn gốc hình thành từ thế kỷ IV. Trữ lượng khoảng 2 triệu m3. Phân bố ở các huyện: Tam Nông, Tháp Mười dưới dạng vỉa và dạng lòng sông cổ thuộc bưng biền. Các vỉa than nằm dưới mặt đất từ 0,5 – 1,2m, nhiệt lượng cháy từ 4.100 – 5.700 kcal/kg Tháng 05 - 2009, Đồng Tháp ban hành lệnh cấm khai thác đất sét và than bùn ở 15 khu vực có tổng diện tích hơn 44 triệu m2, cấm khai thác cát trên sông ở 5 khu vực có tổng chiều dài là 11,35km. Các khu vực cấm khai thác khoáng sản đã được tỉnh quy hoạch là: các khu di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng và khoanh vùng bảo vệ; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đất ngập nước và khu vực bảo tồn địa chất; khu quy hoạch đất đai dành riêng cho mục đích quốc phòng hoặc ảnh hưởng xấu đến nhiệm vụ quốc phòng anh ninh; các vùng quy hoạch sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các vùng cấm khai thác khoáng sản thuộc hành lang, phạm vi bảo vệ an toàn các công trình quan trọng về giao thông, thủy lợi, đê điều; khu đô thị, khu thương mại, khu du lịch hoặc công trình kết cấu hạ tầng quan trọng. Ở những nơi cho khai thác cát trên sông Tiền và sông Hậu thì giới hạn khai thác phải cách bờ từ 100m - 200m; riêng khu vực bờ sông bị sạt lở mạnh, vực sâu gần bờ -39.1m thì giới hạn khai thác cách bờ 500m. Đối với các cồn mới nổi giữa sông ưu tiên cấp phép khai thác cát nhằm làm thu hẹp diện tích cồn trên bình đồ, không để các cồn nổi giữa sông làm thay đổi dòng chảy và gây sạt lở bờ sông. Đối với khai thác đất sét, chiều dày khai thác sét trung bình giới hạn khai thác đến độ sâu 3m là 2,4- 2,5m. 2.2 Hiện trạng kinh tế -xã hội -dân số. 2.2.1 Dân số. 2.2.1.1 Quy mô và sự phân bố. Đồng Tháp là tỉnh có dân số đông ở khu vực ĐBSCL. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010. Dân số của tỉnh là 1.667.706 người, đứng thứ 4 khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (sau An Giang, Kiên Giang và Tiền Giang) và đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Dân số của tỉnh tăng nhanh qua các thời kỳ, nhưng có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây. Trong vòng 10 năm (2000 - 2010), dân số tỉnh Đồng Tháp đã tăng hơn 95.000 người. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số không cao và bình quân mỗi năm chỉ tăng 0,6% bằng với tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2000 – 2010 của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và thấp hơn tốc độ tăng dân số bình quân 10 năm 1990 – 2000 của tỉnh (1,35%). Dân cư Đồng Tháp phân bố không đều, tập trung ở các khu đô thị như thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và thưa thớt ở các huyện thượng nguồn sông Tiền và vùng Đồng Tháp Mười. Tỉnh có mật độ đô thị hoá thấp hơn so với trung bình cả nước. Tỷ lệ dân thành thị trong tổng số dân của tỉnh năm 2003 là 15% so với mức bình quân của cả nước là 25,1%. Dân số thành thị tập trung ở thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và các thị trấn. Riêng thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc chiếm hơn 50% tổng số dân thành thị của tỉnh. 2.2.1.2 Cơ cấu dân số. Xét theo độ tuổi: Những người trong độ tuổi dưới 15 chiếm 31,9%. Từ 15 - 59 tuổi chiếm 60,5%. Từ 60 tuổi trở lên chiếm 7,6% [26]. So với mức trung bình của khu vực và cả nước, Đồng Tháp có tỷ lệ người dưới 15 tuổi thấp hơn, nhưng tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động lại cao hơn nhiều. Xét theo giới tính: Năm 2000, nữ giới chiếm 51,31% dân số tỉnh. Năm 2005, con số này giảm còn 51,19% dân số tỉnh. Năm 2010, tỷ lệ dân số nam chiếm 49,97% và tỷ lệ dân số nữ chiếm 50,03%. Hình 2.7 Dân số trung bình tỉnh Đồng tháp phân theo giới tính. [21] Xét về dân tộc. Trên địa bàn Đồng Tháp có 22 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 99,8%, người Hoa chiếm 0,17%, người Khmer chiếm 0,02%; còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Thái, Chăm, Ê - đê.... Xét về tôn giáo: Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tôn giáo. Theo kết quả điều tra năm 1999, Đồng Tháp có 38,8% dân số theo đạo, cao hơn mức 32,3% của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Các tôn giáo chính ở đây bao gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo. Trong đó, tín đồ theo Phật giáo chiếm 57,9% số người theo tôn giáo của tỉnh, tiếp theo là tín đồ Hoà Hảo với 35,5%, Cao Đài chiếm 9,2%, Công giáo chiếm 6,8%, Tin Lành chiếm 0,5%, Hồi giáo chiếm 0,1% [26]. Kinh tế. 2.2.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tổng sản phẩm nội tỉnh GDP: Năm 2010, kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá, tổng giá trị gia tăng (GDP) ước đạt 12.709 tỷ VNĐ (giá 1994), tăng 11,09% so với năm 2009. Trong đó, khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp đạt 5.596 tỷ VNĐ, tăng 4,18%. Khu vực Công nghiệp - Xây dựng đạt 3.119 tỷ VNĐ, tăng 17,6%. Khu vực Thương mại - Dịch vụ đạt 3.994 tỷ VNĐ, tăng 16,91%. GDP bình quân đầu người: GDP bình quân đầu người ước đạt 7.631 triệu VNĐ, tương đương 691 USD, tăng 12,2% so với năm 2009. Cơ cấu kinh tế năm 2010 như sau: Nông - Lâm - Ngư nghiệp 53,08%, Công nghiệp - Xây dựng 20,10%, Thương mại. Dịch vụ 26,82% (giá thực tế). Tính trung bình trong 5 năm (2006 - 2010). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh đạt 14,4%/năm. Năm 2011, tỉnh đề ra mục tiêu kinh tế như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%. Trong đó, khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 5,2%, khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 24,5%, khu vực Thương mại- Dịch vụ tăng 15,0%. GDP bình quân đầu người đạt 775 USD. Cơ cấu kinh tế bao gồm: Nông - Lâm - Ngư nghiệp 41,0%, Công nghiệp - Xây dựng 27,0%, Thương mại - Dịch vụ 32,0%. 2.2.2.2 Nông nghiệp-nông thôn. Nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn nước ngọt, Đồng Tháp đã sớm xác định vai trò quan trọng của nông nghiệp và tập trung đầu tư phát triển ngành này. Nhờ vậy, những cánh đồng bùn lầy, phèn chua, hoang hoá, chủ yếu trồng lúa một vụ, năng suất thấp trước đây đã nhanh chóng được thay thế bằng những cánh đồng lúa 2 - 3 vụ với năng suất cao. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông nghiệp sơ bộ năm 2009 của tỉnh đạt 6.087,1 tỷ VNĐ (giá so sánh 1995), đứng thứ 3 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, sau hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Thời gian qua, Đồng Tháp không ngừng ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau gần 10 năm thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng khoa học - kỹ thuật giai đoạn 2001 - 2010, chất lượng các loại giống cây trồng, vật nuôi của tỉnh đã có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là giống lúa, giống thủy sản. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, các nhà quản lý, trong 5 năm trở lại đây, khoa học - công nghệ đã đóng góp khoảng 40% trong giá trị tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tỉnh còn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Đây được xem là nguyên nhân cơ bản góp phần bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp có mức tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm liền. Tỉnh đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh mương các cấp, bờ bao chống lũ, cống tưới tiêu, trạm bơm (điện, dầu) từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây trồng hàng năm thực hiện đạt 478.275 ha. Trong đó, diện tích lúa 450.876 ha (luá chất lượng cao đạt trên 60%), chiếm 94,27% tổng diện tích gieo trồng, năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 58,68 tạ/ha, sản lượng lúa đạt khoảng 2.645 triệu tấn. Diện tích cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày ước đạt 27,399 ha, trong đó, diện tích bắp 4.121 ha, đậu nành 5.342 ha, rau đậu các loại 9.492 ha, mè 2,48 ha, sen 1.859 ha, rau muống hạt 575 ha…; diện tích hoa kiểng 315 ha, cây ăn trái 22.999 ha. Chăn nuôi: Chăn nuôi giữ vị trí khá khiêm tốn, giá trị sản xuất ngành này chỉ chiếm 9,13% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Vật nuôi chính bao gồm: heo, trâu bò, gia cầm, dê, cừu. Năm 2010, tỉnh có 290.642 con heo, 4,85 triệu con gia cầm, 50.605 tấn thịt hơi các loại. Những năm gần đây, ngành chăn nuôi Đồng Tháp đã có những bước phát triển đáng kể, chăn nuôi đã dần chuyển đổi từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn tập trung. Trong đó, chăn nuôi trang trại, nuôi công nghiệp theo xu hướng tăng lên. Các mô hình hợp đồng liên kết đầu tư chăn nuôi đã hình thành và đi vào hoạt động (Cty Huỳnh Gia Huynh Đệ đầu tư nuôi vịt an toàn sinh học ở huyện Cao Lãnh, Tháp Mười; Cty CP hợp đồng nuôi heo gia công ở huyện Lấp Vò). Những năm gần đây ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã triển khai nhiều dự án, mô hình thí điểm chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hiện đại ở một số địa phương để phổ biến phương pháp chăn nuôi nhằm từng bước hướng nông dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học. Qua đó, người nuôi được công ty cung cấp con giống chất lượng, được hướng dẫn các quy trình kỹ thuật và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm (mô hình hình này đã được triển khai thực hiện ở nhiều địa phương). Đối với dự án chăn nuôi heo gia công, đây là hình thức nuôi hiện đại, được nuôi dưỡng và phòng bệnh đúng kỹ thuật, chuồng trại chăn nuôi được thiết kế khép kín ở khâu xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học không gây ô nhiễm môi trường. Lâm nghiệp: Diện tích rừng tập trung có xu hướng giảm, do nhiều chủ rừng sau khi khai thác không trồng lại rừng, vì doanh thu không bù đắp được chi phí đã đầu tư trồng rừng. Trong năm, diện tích rừng khai thác 514 ha, diện tích trồng lại rừng 320 ha được hỗ trợ từ Chương trình 661. Số cây phân tán trồng mới khoảng 5 triệu cây. Bên cạnh đó, do chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy, mưa sớm trái mùa, nên số vụ cháy rừng có giảm, chỉ xảy ra 10 vụ, diện tích cháy 22,5 ha, giảm 11 vụ và diện tích giảm 372,3 ha so với cùng kỳ năm 2009. Ngư nghiệp: Nuôi trồng thủy sản của tỉnh có chậm lại, chủ yếu nuôi cá tra bãi bồi theo hướng tập trung trong vùng quy hoạch, có sự liên kết chặt giữa sản xuất và tiêu thụ, cùng với việc mở rộng vùng nuôi của các nhà máy chế biến, các mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, nuôi cá đồng (cá rô, cá lóc) đuợc nhân rộng, đạt hiệu quả. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 4.950 ha (nuôi cá tra 1.580 ha, nuôi tôm 1.300 ha), sản lượng nuôi đạt 284.569 tấn, trong đó sản lượng cá tra 246.500 tấn, tôm càng xanh 2.080 tấn. Sản xuất con giống 9,8 tỷ con cá tra bột, 97 triệu tôm càng xanh và 146 triệu con cá giống khác, cung cấp con cá giống cho tỉnh và cho các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Riêng con giống tôm càng xanh mới đáp ứng một phần nhu cầu nuôi trong tỉnh. 2.2.2.3 Công nghiệp xây dựng. Công nghiệp - Xây dựng giữ vị trí thứ 3 trong cơ cấu GDP của tỉnh. Năm 2010, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp ước đạt 8.381 tỷ VNĐ. Trong đó, công nghiệp chế biến 838 tỷ VNĐ, công nghiệp khai thác 117 tỷ VNĐ. Trong năm 2010, tỉnh thu hút được khoảng 09 dự án, nâng tổng số dự án đầu tư trên địa bàn có khoảng 117 dự án, trong đó, có 57 dự án đi vào hoạt động, 26 dự án đang triển khai xây dựng, 34 dự án chuẩn bị đầu tư (khu công nghiệp 57 dự án: 33 dự án hoạt động, 16 dự án đang xây dựng, 08 dự án chuẩn bị đầu tư). Trong tổng số dự án đầu tư, lĩnh vực chế biến thủy sản và sản xuất thức ăn thủy sản chiếm khoảng 80%. Các ngành công nghiệp chủ yếu. Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ngành công nghiệp này đang trên đà phát triển. Tính đến tháng 05-2010, toàn tỉnh đã có 32 dự án đăng ký vào các khu cụm công nghiệp. Trong số đó, đã có 15 dự án đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế hơn 250.000 tấn thành phẩm/năm. Các dự án khác đang trong quá trình xây dựng cơ bản hoặc thực hiện thủ tục đầu tư. Sự góp mặt của các nhà máy chế biến thủy sản này đã tạo nên tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành công nghiệp Đồng Tháp trong thời gian qua. Chế biến gạo xuất khẩu. Đến cuối năm 2010, toàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 270 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xay xát và lau bóng gạo, mỗi năm có thể cho ra hơn 2 triệu tấn gạo thành phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công nghiệp khai thác. Bao gồm khai thác cát sông và đất sét sản xuất vật liệu xây dựng. Giá trị trị sản xuất của ngành đạt 137,1 tỷ VNĐ (giá hiện hành). Công nghiệp dược. Đồng Tháp có 2 công ty dược nổi tiếng là Công ty Cổ phần Imexpharm và Công ty Xuất nhập khẩu y tế Domesco. Các công ty này có công nghệ sản xuất đạt trình độ tiên tiến, có khả năng nâng cao năng suất, chất lượng và mở ra thị trường xuất khẩu. Riêng Imexpharm đã đạt tiêu chuẩn GMP – ASEAN. Các khu, cụm công nghiệp. KCN Sa Đéc. KCN có tổng diện tích 323 ha, các ngành nghề thu hút đầu tư bao gồm: chế biến nông, thủy sản; xay xát, chế biến gạo chất lượng cao; chế biến thức ăn thủy sản, chế biến rau quả xuất khẩu, chế biến nấm rơm xuất khẩu, chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí chất lượng cao; công nghiệp vật liệu xây dựng: sản xuất gạch granit, gạch ceramic, công nghiệp điện tử, điện lạnh; các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động. KCN Sông Hậu. KCN Sông Hậu có tổng diện tích quy hoạch là 400 ha, các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển bao gồm: chế biến nông, thủy sản; công nghệ vật liệu mới; chế biến thức ăn gia súc; công nghiệp may mặc; công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp; các dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường. KCN Trần Quốc Toản. KCN có các ngành công nghiệp thu hút đầu tư gồm: chế biến nông, thủy sản; xay xát, chế biến gạo chất lượng cao; chế biến thủy sản, thức ăn thủy sản; chế biến rau quả xuất khẩu; chế biến nấm rơm xuất khẩu; chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí chất lượng cao; công nghiệp vật liệu xây dựng: sản xuất gạch granit, gạch ceramic; công nghiệp điện tử, điện lạnh. Khu kinh tế cửa khẩu. Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên là 31.936 ha. Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp sẽ phát triển theo hướng khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với cửa khẩu quốc tế; là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông, trước hết trong quan hệ với Campuchia. 2.2.2.4 Thương mại-dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 21.630 tỷ VNĐ. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 442 triệu USD. Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ đến năm 2020 đạt 68.105 tỷ VNĐ. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 1.688 triệu USD. Các loại hình thương mại phát triển trong giai đoạn đến năm 2020, bao gồm các trung tâm thương mại và siêu thị, mạng lưới chợ, cửa hàng xăng dầu, hệ thống kho hàng. Tỉnh đang huy động các nguồn vốn ngân sách và các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống chợ; khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, chuyên doanh theo quy hoạch; khuyến khích xây dựng hệ thống đại lý, phát triển mạng lưới phân phối đa dạng, tiện lợi phù hợp với điều kiện của địa phương đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá ra ngoài tỉnh. 2.2.3 Văn hóa - xã hội. 2.2.3.1 Giáo dục đào tạo. Sự nghiệp giáo dục của tỉnh không ngừng phát triển, quy mô học sinh của các bậc học tăng nhanh. Chất lượng giáo dục hàng năm đều được nâng lên. Hội khuyến học của thành phố, thị xạ, huyện được thành lập và đi vào hoạt động cùng với các trung tâm giáo dục thường xuyên ngày càng phát huy có hiệu quả. Tỉnh Đồng Tháp có 493 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 3 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Năm học 2009 - 2010, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt: + Tiểu học 100%, trung học cơ sở 90%, + Trung học phổ thông 80,82%, + Bổ túc trung học phổ thông 9,11% (kể cả thí sinh tự do); + Có 5.774 thí sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. 2.2.3.2 Y tế. Những năm qua, ngành y tế tỉnh đã không ngừng nổ lực nâng cao chất lượng phục vụ. Cơ sở vật chất đã được nâng lên đáng kể như trang bị thêm máy móc thiết bị, đầu tư nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở theo hướng chuẩn quốc gia về y tế xã. Tỉnh Đồng Tháp có 168 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 12 bệnh viện, 13 phòng khám đa khoa khu vực, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng và 142 trạm y tế phường xã. Tổng số giường bệnh là 3.458 giường, trong đó các bệnh viện có 2.440 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 150 giường, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng có 80, trạm y tế có 888 giường. Cũng theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2010, tỉnh có 765 bác sĩ, 990 y sĩ, 1.029 y tá, 414 nữ hộ sinh, 183 dược sĩ cao cấp, 838 dược sĩ trung cấp và 492 dược tá. 2.2.3.3 Chính sách xã hội. Trong năm 2010, các huyện, thị, thành phố của tỉnh đã tổ chức có hiệu quả việc thực hiện công tác chăm sóc người có công như hỗ trợ đời sống, sửa chữa, xây dựng nhà tình nghĩa. Riêng nguồn Quỹ đến ơn đáp nghĩa đã vận động được 800 triệu đồng, đạt 107,8% kế hoạch. Đối với lĩnh vực bảo trợ xã hội tính đến thời điểm này các địa phương đã ra quyết định trợ cấp cho 15.860 đối tượng được hưởng trợ cấp đạt 96% kế hoạch. Phối hợp với trung tâm Chỉnh hình Cần Thơ cấp phát 167 chân tay giả cho người tàn tật ở huyện Hồng Ngự. Ngoài ra, đã kịp thời cứu trợ cho các gia đình bị thiên tai. Riêng chương trình hành động vì trẻ em thời gian qua Đồng Tháp đã mở Hội thi về quyền trẻ em do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển hỗ trợ kinh phí với 320 người tham gia, hỗ trợ dụng cụ học tập cho 294 trẻ em lang thang và trẻ em có ngu cơ bỏ học, đưa 16 em đi phẫu thuật tim và 8 trường hợp khác đi khám tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thêm vào đó cùng với các nhà tài trợ đi khảo sát thực tế cá gia đình có trẻ em bị bệnh tim, nghiên cứu xây dựng các trường mẫu giáo tại mỗi địa phương sao cho có hiệu quả cao nhất, giám sát các hoạt động dự án “xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em tại cộng đồng”. 2.2.3.4 Quốc phòng an ninh. Năm 2010 công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh trong tỉnh được thực hiện đúng theo phân cấp, mở rộng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho nhiều đối tượng. Kết quả trường Quân sự và trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx5- HOAN CHINH (1).docx
  • docx2- nhiem vu do an.docx
  • docx3- L_I CAM _OAN 3.docx
  • docx4- L_I C_M _N.docx
  • docx6- T_I LI_U THAM KH_O.docx
  • docx8- bPHI_U KH_O S_T.docx
  • pptxBÁO CÁO TỐT NGHIỆP.pptx
  • docCD.doc
Tài liệu liên quan