MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.1 Phương pháp điều tra bằng câu hỏi 2
1.4.2 Phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến 3
1.4.3 Phương pháp thu thập số liệu 3
1.5 Đối tượng nghiên cứu 3
1.6 Các kết quả đạt được của đề tài 3
1.7 Kết cấu của đồ án 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIOGAS 4
2.1 Tổng quan công nghệ biogas trong nông nghiệp 4
2.1.1 Nguồn nguyên liệu thô trong quá trình sản xuất biogas 4
2.1.2 Nguyên lý của quá trình chuyển hóa. 11
2.1.3 Thành phần, tính chất biogas 18
2.1.4 Các yếu tố hóa lý ảnh hưởng đến quá trình phân hủy sinh học 20
2.1.5 Lợi ích của công nghệ biogas trong nông nghiệp 29
2.2 Tình hình ứng dụng công nghệ biogas ở Việt Nam 32
2.2.1 Lịch sử quá trình hình thành và phát triển công nghiệp biogas 32
2.2.2 Một số kiểu hầm biogas ở Việt Nam 34
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ XÃ AN PHÚ - HUYỆN CỦ CHI 42
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 42
3.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội 42
3.1.1 Vị trí địa lý 42
3.1.2 Địa hình 43
3.1.3 Thổ nhưỡng 43
3.1.4 Thủy văn 44
3.1.5 Khí hậu 44
3.1.6 Nhiệt độ 44
3.1.7 Nắng 44
3.1.8 Mưa 45
3.1.9 Độ ẩm không khí 45
3.1.10 Gió 45
3.1.11 Nguồn nước 45
3.2 Dân số và lao động 46
3.3 Cơ sở vật chất 46
3.3.1 Giao thông 46
3.3.2 Thủy lợi 46
3.3.3 Điện nước sinh hoạt 47
3.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế - cơ cấu ngành 47
3.4.1 Tăng trưởng kinh tế 47
3.4.2 Cơ cấu kinh tế 47
3.5 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 47
3.5.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 47
3.5.2 Trồng trọt 49
3.5.3 Chăn nuôi – thủy sản 49
3.6 Tình hình phát triển mô hình biogas tại xã An Phú 50
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HẦM Ủ BIOGAS TẠI XÃ AN PHÚ, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 52
4.1 Kết quả khảo sát tình hình lắp đặt hầm ủ biogas của xã An Phú 52
4.1.1 Kết quả khảo sát đàn gia súc trên địa bàn xã 52
4.1.4 Các kiểu công trình biogas trên địa bàn 55
4.1.5 Chi phí lắp đặt 56
4.2 Kết quả khảo sát tình hình sử dụng biogas 56
4.2.1 Mục đích sử dụng khí gas 56
4.2.2 Loại bếp sử dụng cho biogas 57
4.2.3 Thời gian nấu ăn bằng biogas 58
4.2.4 Lượng khói trong nhà bếp 58
4.2.5 Mùi trong nhà bếp 59
4.2.6 Tình hình vệ sinh của xoang nồi 60
4.3 Đánh giá kết quả khảo sát 61
4.4 Khó khăn và thuận lợi của người dân khi lắp đặt biogas 63
4.4.1 Thuận lợi 63
4.4.2 Khó khăn 63
CHƯƠNG 5 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HẨM Ủ BIOGAS 65
5.1 Giải pháp quản lý 65
5.2 Giải pháp kỹ thuật 65
5.2.1 Khắc phục sự cố hầm ủ biogas 65
5.2.2 Xử lý nước thải chăn nuôi sau hầm ủ biogas bằng công nghệ “đất ngập nước” 69
5.2.3 Sử dụng hiệu quả bả thải sau khi nạo vét hấm ủ 69
5.3 Giải pháp hổ trợ 75
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
6.1 Kết luận 77
6.2 Kiến nghị 78
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4516 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát tình hình sử dụng hầm ủ biogas tại xã An Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hầm ủ biogas, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS 9%. Hỗn hợp phân bò dạng bùn nhão này sẽ dễ thao tác và tự chảy dễ dàng vào hầm phân hủy.
Đối với các dạng hầm ủ mà nguyên liệu đầu vào là chất thải rắn như giấy, bã mía, sinh khối… với tỷ trọng tương đối thấp thì lực đẩy nổi từ các bọt khí bám chặt vào sẽ làm nguyên liệu nổi lên trên mặt hầm ủ, khi đó quá trình phân hủy sẽ không diễn ra được. chính vì vậy quá trình phân hủy đòi hỏi phải có sự hiện diện của pha lỏng. Trong trường hợp nguyên liệu là sinh khối thải, nguyên cứu cho thấy, sinh khối bùn tươi sẽ phân hủy dễ dàng hơn so với bùn khô.
Khi thành phần độ ẩm quá cao, điều đó có nghĩa là nhiệt độ chất thải thấp, kết quả là sản lượng biogas sinh ra sẽ giảm. nếu thành phần độ ẩm quá thấp, các axit hoạt tính sẽ tích lũy và gây trở ngại cho quá trình lên men. Đối với hầu hết các loại hầm ủ biogas, tỷ lệ nguyên liệu thô đầu vào: nước lý tưởng phải đạt mức 1:1. Hàm lượng TS tối ưu khoảng 7-9%.
Sản lượng khí biogas sinh ra là phụ thuộc vào hàm lượng chất răn trong nguyên liệu đầu vào và khả năng phân hủy sinh học của chúng trong hầm phân hủy. Hàm lượng TS càng cao, hầm phân hủy sẽ có thể tích càng nhỏ và chi phí đầu tư cho hệ thống sẽ thấp.
Tuy nhiên, một số nguyên cứu về vai trò của nước trong hầm lên men kỵ khí cho thấy, xét một cách tương đối, thành phần chất hữu cơ khô, khi lên men cũng có thể chuyển hóa thành metan hiệu quả. Nghiên cứu cũng cho thấy, tốc độ và hiệu suất của quá trình lên men kỵ khí không ảnh hưởng bởi thành phần độ ẩm khi hàm lượng độ ẩm thấp hơn 68% tổng khối lượng ( khi hàm lượng độ ẩm giảm xuống 60-68% tổng khối lượng sẽ gây ra hiện tượng tích tụ các axit bay hơi và ức chế khả năng tạo khí biogas ). Quá trình lên men khi hàm lượng nước thấp hơn 68% được gọi là lên men khô.
2.1.4.6 Thành phần gây độc
Nồng độ cao của amonia, chất kháng sinh, thuốc trừ sâu, bột giặt và kim loại nặng…là các yếu tố gây độc với VSV, ảnh hưởng đến khả năng sinh khí biogas. Tỷ lệ C/N thấp trong hỗn hợp đầu vào sẽ làm tăng hàm lượng amonia. Chất kháng sinh sử dụng trong thức ăn của động vật hoặc khi tiêm phòng cho động vật có thể gây ra các tác động tiêu cực đến khả năng sinh biogas. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại được trình bày trong bảng 2.15
Bảng 2.14 Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại
Thành phần
mg/l
Sunfate SO42-
5.000
NaCl
40.000
Cu
100
Cr
200
Ni
200-500
Cianua ( CN)
<25
Hợp chất bề mặt
40 ppm
Amonia
3.000
Na
5500
K
4.500
Ca
4.500
Mg
1.500
Nguồn: B.T.NIJAGUNA, Biogas Technology, New Age Iternational Publisher
2.1.5 Lợi ích của công nghệ biogas trong nông nghiệp
Công nghệ ủ khí biogas được ứng dụng để cung cấp năng lượng với nhiều quy mô khác nhau, quy mô nhỏ cho hộ gia đình, quy mô vừa cho một khu dân cư và quy mô lớn cho các nhà máy sản xuất.
Biogas rất dễ cháy và có thể thay thế than củi, do đó làm giảm nạn phá rừng ở những vùng nông thôn nhiệt đới, gián tiếp hạn chế những ảnh hưởng do thiên tai, lũ lụt. Đồng thời góp phần cải thiện điều kiện làm việc của người phụ nữ nông thôn, tiết kiệm được thời gian.
Về Lợi ích về kinh tế: Khí thu được để đun nấu thay thế việc mua gas, nếu một hộ xây công trình biogas cỡ 10 m3 sẽ cho lượng khí đốt tương đương 1,5-2 bình gas 13kg, đủ để hộ xây dựng công trình khí sinh học đun nấu cho sinh hoạt hàng ngày và có thể chạy bình nóng lạnh gas, thắp sáng hoặc chạy máy nổ...sẽ giảm chi cho hộ tối thiểu khoảng 300.000 đồng/tháng. Nếu các hộ gia đình chưa xây dựng các công trình phụ thì quy hoạch khu chăn nuôi gần khu vệ sinh của người để tập trung nguồn phân vào cùng với bể nạp phân gia súc sẽ tiết kiệm được tiền xây dựng bể tự hoại.
Về môi trường: Phân gia súc, gia cầm được tập trung vào bể nạp rồi chuyển sang bể phân giải đã giảm được mùi hôi thối trong chăn nuôi, trứng giun, sán, mầm bệnh (trường hợp gia súc, gia cầm bị bệnh thì mầm bệnh được tập trung vào bể nạp và bị tiêu diệt ở đây không bị phát tán ra xung quanh).
Trong nông nghiệp, khi phân gia súc, gia cầm nạp vào bể nạp, một phần chuyển hóa thành khí đốt, phần còn lại là nước và bã thải dùng để bón cho cây trồng sẽ làm tăng năng suất cây trồng, hạn chế sâu bệnh hại cây và nâng cao độ phì của đất.
Quá trình lên men kỵ khí diễn ra trong thời gian dài, có thể làm giảm 90% ký sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh cho người, gia súc và cây trồng. Vì thế, vấn đề vệ sinh được cải thiện.
Điểm nổi bật của mô hình biogas là so với lợi ích về mặt kinh tế - xã hội thì chi phí lắp đặt thấp, nên dễ dàng được người nông dân ứng dụng và có thể phát triển trên diện rộng. Lợi ích công nghệ khí sinh học rất đa dạng và phong phú, nếu người nông dân mạnh dạn tiếp cận công nghệ mới và ứng dụng vào cuộc sống thì sẽ giúp chăn nuôi phát triển tốt hơn, hiệu quả cao hơn, kết hợp với việc bảo vệ môi trường nông thôn một cách bền vững.
Bảng 2.15 Hiệu quả kinh tế thu được từ hầm ủ biogas
Chỉ tiêu đánh giá
Hầm biogas
Số nhân khẩu
6 người
6 người
Số lượng gia súc
3 con bò
10 con heo
20 con bò
Khối lượng chất thải phát sinh
Phân bò: 52 kg
Phân heo: 20kg
Phân bò: 350 kg
Khi không xây dựng hầm biogas
Chi phí mua bếp gas, sử dụng 3 năm
1.050.000
1.050.000
Chi phí gas sử dụng hàng tháng, bình gas 260.000 đ/12kg
250.000
500.000
Chi phí mỗi tháng ( tiền bếp + gas)
279.000
529.000
Tiền bán phân bò VNĐ, với giá phân bò 10.000 đ/bao 50 kg
10.500
70.000
Chi phí mỗi tháng sau khi trừ tiền thu được từ bán phân bò
268.500
459.000
Khi đầu tư xây dựng hầm biogas
Kích thước hầm biogas, m3
8
12
Kinh phí đầu tư xây dựng ban đầu, VNĐ, sử dụng trong 10 năm
13.000.000
19.500.000
Vốn vay với thời gian hoàn vốn 36 tháng
13.000.000
12.000.000
Chi phí hàng tháng tính từ tiền đầu tư xây dựng hầm ủ
109.000
162.500
Khoản kinh phí tiết kiệm VNĐ/tháng
250.000
500.000
Thời gian hoàn vốn thực tế
36 tháng
24 tháng
Khoản lợi ích thu được hàng tháng
141.000
337.500
Đánh giá
Hiệu quả, thời gian hoàn vốn ≤36 tháng
Hiệu quả, thời gian hoàn vốn ≤36 tháng
Nói tóm lại, ta thấy rõ ràng những lợi ích mà biogas mang lại là rất lớn so với những bất lợi của nó. Những bất lợi đó không đáng kể nên người ta vẫn đánh giá lợi ích từ biogas rất cao. Không một ai than phiền về việc khi có biogas thì họ mất đi một số diện tích đất hay phải đốn bỏ một số cây trồng lâu năm, bởi vì đa số hầm được xây dựng chìm dưới đất và được lắp đặt ở nơi thông thoáng.
2.2 Tình hình ứng dụng công nghệ biogas ở Việt Nam
2.2.1 Lịch sử quá trình hình thành và phát triển công nghiệp biogas
Kỹ thuật biogas được phát triển tại Việt Nam từ năm 1960. Sau ngày thống nhất đất nước (1975) cho đến năm 1990, kỹ thuật này được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của đất nước trong chương trình nghiên cứu tìm nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo. trong khuôn khổ chương trình, rất nhiều nguyên cứu đã được thực hiện, tập trung vào công nghệ biogas. Các đơn vị tham gia vào chương trình phát triển biogas bao gồm Viện Năng Lượng, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TpHCM, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại Học cần Thơ, các Sở Khoa học, Công Nghệ và Môi trường địa phương.
Từ năm 1992, trong chương trình dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự hổ trợ của các tổ chức như FAO, SAREC, SIDA và Viện chăn nuôn nông nghiệp Quốc gia, trường Đại học Nông Lâm TpHCM đã phát triển mô hình hầm ủ biogas dạng túi. Với ưu thế chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật lắp đặt và vận hành đơn giản, kỹ thuật này đã nhanh chóng được chấp nhận và nhân rộng bởi Hội Làm vường Việt Nam và các tổ chức cá nhân khác.
Thời gian gần đây, trong chương trình Quốc gia về cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm hỗ trợ Phát triển nông thôn đã phát triển mô hình hầm ủ nắp vòm, cố định với nắp hầm dạng hình bán cầu, cấu tạo từ vật liệu composit và xi măng lưới thép ( mô hình hầm ủ Thái – Đức).
Bên cạnh đó, chương trình biogas của Ngành chăn nuôi Nông nghiệp – dự án liên kết của chính phủ Việt Nam và Hà Lan đã hổ trợ nông dân xây dựng 18.000 hầm biogas trong giai đoạn 1 ( 2003-2005) tại 12 tỉnh thành của 8 vùng sinh thái; 27.000 hầm vào cuối năm 2006 và đến năm 2007, hơn 16.000 hầm đã được xây dựng. trong giai đoạn 2 ( 2008 -2011) chương trình BP dự kiến sẽ mở rộng ra trên 50 tỉnh thành trong số 64 tỉnh thành củ Việt Nam với số lượng khoảng 14.000 hầm ủ. Hiện nay, trên cả nước có khoảng 150.000 hầm ủ biogas, hầu hết thuộc dạng hầm ủ nắp vòm cố định và dạng túi.
Bảng 2.16 Tổng quan chung về số lượng hầm ủ
Thông số
Đơn vị
Giai đoạn 1
Năm 2006
Năm 2007
Kích thước hầm ủ
m3
9,78
9,72
11,03
Hầm ủ kết hợp nhà vệ sinh
%
57,03
89,50
86,50
Hộ gia đình sử dụng bải thải sau biogas
%
41,00
60,00
61,72
Nguồn: Le Thi Xuan Thu, Biogas Engineer/Extension in charge – biogas Projec Division – The Biogas Program for the Animal Husbandry Sector of Viet Nam
2.2.2 Một số kiểu hầm biogas ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều loại hình biogas được sử dụng ở nhiều địa phương khác nhau. Ví dụ như Hầm xây kiểu tháp của Viện Năng Lượng, hầm trụ Đồng Nai, hầm hình hộp của bác Nguyễn Độ, hình trụ chóp giả Đồng Nai…
Hầm xây KT1
Hầm kiểu KT1 được ứng dụng tại những vùng có nền đất tốt, mực nước ngầm thấp, có thể đào sâu và diện tích mặt bằng hẹp.
Hình 2.3 Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.1
Nguồn: www.biogas.org.vn
Hầm xây KT2
Hầm Kiểu KT2 phù hợp với những vùng có nền đất yếu, mực nước ngầm cao, khó đào sâu và diện tích mặt bằng rộng.
Hình 2.4 Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.2
Nguồn: www.biogas.org.vn
Hầm ủ quy mô hộ gia đình
Từ năm 2008 đến năm 2010, Trung tâm Năng lượng mới và tái tạo, Viện Khoa học Năng lượng đã tiến hành thực hiện dự án “ Hoàn thiện công nghệ và xây dựng hầm Biogas quy mô hộ gia đình cho khu vực nông thôn chăn nuôi tập trung ở tỉnh Hà Nam ” với mục tiêu nắm bắt, hoàn thiện và cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện nông thôn Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu qủa sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và cải thiện đời sống của bà con nông dân. Đây là dự án sản xuất thử nghiệm do Viện Khoa học Năng lượng, Viện KHCNVN chủ trì và ông Trần Khắc Tuyến, Giám đốc Trung tâm Năng lượng mới và tái tạo làm chủ nhiệm.
Về nguyên lý, mô hình hệ thống hầm Biogas do Trung tâm Năng lượng mới và tái tạo sản xuất và triển khai có một số thay đổi so với các loại hầm truyền thống khi bể điều áp được phân thành hai phần riêng biệt là ngăn điều áp và ngăn thải cặn.
Hình 2.5 Mô hình hầm biogas hộ gia đình
So với những mô hình Biogas đang được lưu hành hiện nay, hệ thống hầm Biogas quy mô gia đình này có một số điểm ưu việt:
Thi công đơn giản;
Có kết cấu bền vững, bảo đảm chống dò rỉ nước và khí do được tăng cường bằng keo chống thấm, vì thế tăng khả năng sinh khí;
Có khả năng tự tống cặn bã nên không bị ùn tắc cặn, có khả năng tự phá váng bề mặt;
Mức độ sinh khí nhanh, sản lượng khí cao, ổn định trong mọi điều kiện thời tiết;
Thiết bị khử H2S tiên tiến đã nâng cao chất lượng Biogas, làm tăng tuổi thọ của thiết bị sử dụng như bếp, nồi cơm, đèn ...
Diện tích chiếm đất nhỏ, tiết kiệm nhân công.
Giúp bảo vệ sức khoẻ con người, tiêu diệt vi trùng gây bệnh.
Các thiết bị sử dụng khí đồng bộ và chuyên dụng nên bảo đảm độ tin cậy;
Dịch vụ hậu mãi hoàn thiện. Bảo hành Hầm sinh khí, bể điều áp trong 10 năm. Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống trong 15 năm.
Thiết bị đo áp lực, bếp đun, đèn, ấm đun siêu tốc, bình tắm nóng lạnh, máy phát điện được chế tạo chuyên dụng cho Biogas.
Ngay sau khi nghiệm thu kỹ thuật, Trung tâm Năng lượng mới và tái tạo đã chính thức bàn giao hầm Biogas cho hộ gia đình sử dụng và bảo quản. Kết quả theo dõi vận hành bước đầu cho thấy khả năng sinh khí rất tốt, đồng hồ áp lực luôn ở mức 12-13 kPa (1Pa ~N /m2), ứng với nhiệt độ ngoài trời dao động từ 25-34 độ C. Ngoài cung cấp chất đốt cho đun nấu, còn phải kể đến hiệu quả về mặt xã hội và bảo vệ môi trường.
Hầm ủ nắp vòm cố định Trung Quốc
Loại hầm này có phần chứa khí được xây dựng ngay trên phần ủ phân. do đó, thể tích của hầm ủ bằng tổng thể tích của 2 phần này. Hầm ủ có dạng bán cầu được chôn hoàn toàn dưới đất để tiết kiệm diện tích và ổ định nhiệt độ. Phần chứa khí được tô bằng nhiều lớp vữa để đảm bảo yêu cầu kín khí. Ở phần trên có một nắp đậy được hàn kín bằng đất sét, phần nắp này giúp cho thao tác làm sạch hầm ủ khi các chất rắn lắng đầy hầm. Loại hầm này rất phổ biến ở Trung Quốc nhưng có nhược điểm là phần chứa khí rất khó xây dựng và bảo đảm độ kín khí do đó hiệu suất của hầm thấp.
Hình 2.6 Hầm ủ nắp vòm cố định Trung Quốc Nguồn: www.ctu.edu.vn
2.2.2.5 Hầm ủ nắp vòm cố định TG-BP ( hầm kiểu Thái - Đức)
Loại hầm ủ này đã được Trung tâm Năng Lượng mới, Đại học Cần Thơ thủ nghiệm và phát triển có hiệu quả ở miền Nam trong việc xử lý phân người và phân gia súc. đây cũng là loại hầm đang được triển khai xây dựng trong dự án vệ sinh nước sạch của TpHCM tại địa bàn nghiên cứu – Xã An Phú huyện Củ Chi.
Hình 2.7 Hầm ủ nắp vòm cố định TG-BP
Nguồn: www.ctu.edu.vn
Túi Biogas
Loại nầy có ưu điểm là vốn đầu tư thấp phù hợp với mức thu nhập của bà con nông dân hiện nay. Tuổi thọ của túi ủ tùy thuộc vào thời gian lão hóa của nguyên liệu làm túi. Nhược điểm của loại túi ủ là rất dễ hư hỏng do sự phá hoại của chuột, gia súc, gia cầm.
Hình 2.8 Túi biogas bằng plastic
2.2. 3 Tiêu chuẩn kỹ thuật về hầm ủ biogas tại Việt Nam
Để thống nhất trong toàn quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định số 21/2002/QĐ-BNN ngày 21 tháng 3 năm 2002 về việc ban hành tiêu chuẩn ngành về Lĩnh vực môi trường. Ban hành cùng quyết định này là 8 tiêu chuẩn ngành về lĩnh vực môi trường, áp dụng cho các công trình khí sinh học nhỏ 10m3, đơn giản, dùng để xử lý chất thải, sản xuất khí sinh học và phân hữu cơ với nguyên liệu là các loại phân người, phân động vật và thực vật. Tiêu chuẩn này đã góp phần chuẩn hóa chất lượng và sử dụng toàn diện các công trình biogas, bảo vệ quyền lợi của người ứng dụng và phát triển công nghệ biogas một cách vững chắc.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 492-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật chung.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 493-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 2: Yêu cầu về xây dựng.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 494-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 3: Yêu cầu về phân phối và sử dụng khí.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 495-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 4: Tiêu chuẩn kiểm tra và nghiệm thu.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 496-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 5: Yêu cầu vận hành và bảo dưỡng.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 497-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 6: Yêu cầu về an toàn.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 498-2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 7: Danh mục các thông số và đặc tính kỹ thuật cơ bản.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 499 - 2002: Công trình khí sinh học nhỏ - Phần 8: Thiết kế mẫu.
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ XÃ AN PHÚ - HUYỆN CỦ CHI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội
3.1.1 Vị trí địa lý
Xã An Phú nằm cách trung tâm huyện Củ Chi khoảng 22 km về phía Đông Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 2.432,37 ha, được chia thành 6 ấp, bao gồm Ấp An Bình, An Hòa, Xóm Thuốc, Xóm Chùa, Phú Trung, Phú Bình ( thuộc vùng triền và vùng trũng). Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:
Phía Đông giáp xã An Tây huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương.
Phía Tây giáp Xã Phú Hòa Đông.
Phía Bắc giáp sông Sài Gòn ( bên kia sông là xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương).
Phía Nam giáp xã An Nhơn Tây.
Xã An Phú
Hình 3.1 Bản đồ hành chánh xã An Phú
Vị trí thuận lợi có đường Tỉnh Lộ 15 là trục lộ chính, đường liên xã chạy dọc xã, bên cạnh đó lại nằm giáp ranh với tỉnh Bình Dương, với các khu công nghiệp phát triển sẽ là lợi thế, để xã phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, trao đổi hàng hóa đến trung tâm huyện và Thành phố cũng như các địa phương lân cận. Với vị trí như hiện nay, trong thời gian tới An Phú có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội.
3.1.2 Địa hình
An Phú nói riêng và Củ Chi nói chung nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền nâng Nam Trung Bộ và miền sụt Tây Nam Bộ. Nơi tập trung dân cư tại trung tâm xã là nơi cao nhất, thấp nhất dần về các hướng. Hướng thấp nhất là hướng Nam, với chênh lệch độ cao gần 2.2m . Địa hình xã An Phú quan hệ chặt chẽ đến việc phân bố dân cư các cấp.
3.1.3 Thổ nhưỡng
Theo Lê Văn Tự ( 1989) đất đai xã An Phú thuộc nhóm: Đất vàng đỏ và đất xám. Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolimit. Hàm lượng chất hữu cơ thấp, axit mùn chủ yếu là fulvic, hàm lượng N, P, K tổng số và dễ tiêu trong đất nghèo, chất hòa tan dễ bị rửa trôi. Loại đất này phân bố trên địa hình cao từ 10-15m so với mực nước biển, phù hợp với việc trồng cây công nghiệp như cao su, mía hay trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Ngoài ra tùy theo điều kiện hộ gia đình có thể phát triển trồng hoa, cây kiểng các loại và kết hợp chăn nuôi.
Loại đất phù sa trên nền phèn và đất phèn trung bình phân bố dọc sông Sài Gòn. Đối với loại đất phù sa trên nền phèn có tầng phù sa không dày chỉ đạt 20-30cm. Hai loại đất này có đặc điểm gần tương tự nhau. Loại đất này được sử dụng để canh tác lúa, một số nơi chuyển sang lập vườn.
Chuyển tiếp giữa địa hình cao và địa hình trũng là loại đất xám triền với diện tích không lớn. Loại đất này thích nghi với việc lập vườn trồng cây ăn trái do hàm lượng hữu cơ khá hơn đất xám thường, thoát nước tốt, không bị ngập úng.
3.1.4 Thủy văn
Chế độ thủy văn xã An Phú chịu ảnh hưởng trực tiếp vào dao động bán nhật triều sông Sài Gòn, bình quân thấp nhất là 1.2m và cao nhất là 2m. Ngoài ra lượng nước mưa hàng năm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chế độ thủy văn. Thủy văn của xã có thể chia thành 2 chế độ:
Khô hạn: Thường bắt đầu từ tháng 12 năm này sang tháng 4 năm sau. Vào mùa khô, lượng nước của sông rạch trên địa bàn xã thấp, vì thế một số vùng phải bơm nước tưới để sản xuất.
Mùa mưa: Thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, trong thời gian này lượng nước ở các kênh rạch ở mức cao nên một số vùng bị ngập.
3.1.5 Khí hậu
Xã An Phú nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo, khí hậu 2 mùa rõ rệt. Khu vực xã An Phú có nhiệt độ cao, ổn định lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo mùa.
3.1.6 Nhiệt độ
Không có sự phân hóa đáng kể theo mùa về nhiệt độ. Theo số liệu thống kê nhiệt độ bình quân qua các năm tại Củ chi thì nhiệt độ trung bình của xã là 260C, nhiệt độ thấp nhất là 240C.
3.1.7 Nắng
Xã An Phú nằm trong vùng giàu ánh sáng, có số giờ nắng bình quân năm 2880 giờ/năm, tháng có số giờ nắng thấp nhất là 180 giờ ( tháng 9), tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3: 300 giờ. Vào tháng mùa khô, số giờ nắng bình quân mỗi ngày thường cao hơn 2 giờ so với ngày ở tháng vào mùa mưa.
3.1.8 Mưa
Lượng mưa trung bình năm là 1.770mm, năm cao nhất đạt trên 2.200 mm và năm thấp nhất xuống tới 1.000 mm. Số ngày mưa bình quân năm là 160 ngày. Tuy nhiên số ngày mưa và tổng lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 nhưng tập trung nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 9.
3.1.9 Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao đạt 79.5%, vào mùa khô là 70% và 80% đến 90% vào mùa mưa. Trong một ngày đêm độ ẩm không khí thấp nhất vào lúc 13 giờ ( 48%) và đạt cao nhất từ 1-7 giờ sáng ( 95%).
3.1.10 Gió
Chế độ gió khá thuận, từ tháng 2 đến tháng 5 thịnh hành gió Tín Phong có hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Từ tháng 5 đến tháng 9 năm sau thịnh hành gió hướng Tây có hướng Tây Nam. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau thịnh hành gió Đông Bắc. tốc độ gió trung bình ở các mùa đạt 2 m/s.
Với nhiệt độ cao đều trong các năm, giàu ánh sáng và không có bão, điều kiện khí hậu ở Củ Chi nói chung và Xã An Phú nói riêng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng cây trồng vật nuôi và các mô hình sản xuất.
3.1.11 Nguồn nước
Tài nguyên nước của xã An Phú bao gồm:
Nguồn nước mặt chủ yếu nhờ vào nước qua các kênh rạch chảy qua xã ( theo triều sông Sài Gòn) và nước mưa.
Nguồn nước ngầm: Theo kết quả thăm dò địa chất thủy văn cho thấy tầng nước ngầm xuất hiện đã cung cấp nguồn nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trong xã.
3.2 Dân số và lao động
Xã An Phú có tổng số nhân khẩu là 9.480 với 2483 hộ, trong đó số hộ nông-lâm nghiệp, thủy sản là 950 hộ. Số hộ trong tuổi lao động là 5.803 người, chiếm 61,7% tổng nhân khẩu, mật độ dân số bình quân 425 người/km2.
Lao động nông nghiệp chiếm 70% lao động toàn xã, còn lại là lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại và công chức viên chức nhà nước. Phần lớn lao động tại xã chưa được đào tạo cơ bản, do đó dù số lượng lao động dồi dào nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu lao động có ứng dụng kỹ thuật lại thấp.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ:
Nghề tiểu thủ công nghiệp ở xã chủ yếu là nghề làm bánh tráng xuất khẩu. Địa bàn xã có 500 hộ làm bánh tráng xuất khẩu, có 5 hộ tráng bánh theo hướng thủ công nghiệp.
Về thương mại dịch vụ: Xã có 60 hộ kinh doanh quy mô lớn và 120 hộ kinh doanh nhỏ lẻ, doanh thu hàng tháng ước đạt 500 triệu đồng, nôp ngân sách nhà nước 55 triệu.
3.3 Cơ sở vật chất
3.3.1 Giao thông
Xã An Phú có tuyến đường tỉnh lộ 15 nối dài qua Bình dương, hệ thống giao thông liên ấp đa dạng gấn kết trong xã, nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của xã đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, tuy nhiên một số tuyến đường còn kém.
3.3.2 Thủy lợi
Xã An Phú có hệ thống sông ngòi, kênh mương khá phong phú, đó là nguồn nước phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp. Các tuyến kênh lớn được phân bố tương đối nhiều trên các vùng sản xuất trong địa bàn xã vì thế không có trình trạng khô hạn xảy ra.
Tuy nhiên hệ thống kênh mương thủy lợi theo thời gian đã xuống cấp dần ( xã có 20 rạch, bị lấp 12 rạch, các vàm chỉ có 1 cống nhỏ không đủ nước để thoát phèn) cần được duy tu, chỉnh sửa để tạo thông thoáng trong lưu thông nước, rửa phèn để phục vụ cho sản xuất của người dân.
3.3.3 Điện nước sinh hoạt
Hệ thống điện lưới hạ thế đã phủ toàn xã.
Nước sinh hoạt cơ bản là dùng nước giếng khoan, chất lượng nước khá tốt, đảm bảo nhu cầu sử dụng của người dân.
3.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế - cơ cấu ngành
3.4.1 Tăng trưởng kinh tế
Những năm gần đây thực hiện việc đổi mới nền kinh tế cùng cả nước, Xã An Phú đã đạt được những thành tựu to lớn, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên nền kinh tế của xã vẫn tập trung chủ yếu vào ngành sản xuất nông nghệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại còn phát triển chậm, tăng trưởng trung bình hàng năm là 10%. Thu nhập bình quân nhân khẩu trên 7 triệu đồng/người/năm.
3.4.2 Cơ cấu kinh tế
An Phú vẫn là xã nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của xã hiện nay là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra chậm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, thương mại và dịch vụ vẫn chưa đáp ứng nhu cầu giao thương, mua bán của người dân trong xã.
3.5 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
3.5.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp trên địa bàn xã có chất lượng tốt, phần lớn là loại đất 2 vụ. Quỹ đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, nhìn chung được sử dụng tiết kiệm hợp lý. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Xã An Phú được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.17 Diện tích đất nông nghiệp xã An Phú
Chỉ tiêu
Diện tích ( ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên
2.432,37
Đất nông nghiệp
- Trong đó đất của công ty bò sữa
- Đất sản xuất nông nghiệp còn lại
1.951,26
883,56
1.057,65
Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng lúa
- Đất tròng cây hàng năm khác
- Đất trồng cỏ
439,03
418,37
0,09
20,57
Đất trồng cây lâu năm
- Hoa cây kiểng
- Cây công nghiệp lâu năm
- Cây ăn quả lâu năm
- Cây trồng lâu năm khác
618,62
1
73,1
22,22
522,3
Đất nuôi trồng thủy sản
5,65
Đất nông nghiệp khác
4,17
Nguồn: UBND xã An Phú, 2009
Đất trồng cây hàng năm: Loại đất này là tiềm năng phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đất trồng cây lâu năm: Loại đất này phân bố rải rác, đan cài trong các khu dân cư. Diện tích này chủ yếu là trồng cây ăn trái, một số còn lại là các loại cây khác, trong thời gian tới sẽ chuyển sang trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.
3.5.2 Trồng trọt
Diện tích trồng lúa nước của xã chiếm 95,29% diện tích đất trồng cây hàng năm. Tổng bộ diện tích là đất 2 vụ. Trong những năm qua diện tích gieo trồng khoảng 627,55 ha, hệ số sử dụng đất đai đạt 1,5 lần/năm. Sản lượng lúa bình quân đạt 3 tấn/ha, đạt mức bình quân thu nhập là 10 triệu đồng/ha.
3.5.3 Chăn nuôi – thủy sản
Thủy sản: Mặc dù có điều kiện về nguốn nước sông Sài Gòn, tuy nhiên diện tích nuôi trồng thủy sản không lớn ( 5.65 ha), chủ yếu nuôi cá thương phẩm các loại. Trong xã phát triển một số mô hình nuôi ươm cá cảnh để cung cấp cá giống cho thành phố.
Chăn nuôi: Tốc độ chăn nuôi của xã phát triển mạnh. Thông qua số liệu tổng đàn từ năm 2006 đến năm 2009 nhận thấy tình hình chăn nuôi heo và bò của xã tăng nhanh qua các năm.
Bảng 2.18 Tình hình đàn heo tại xã An Phú
Năm
2006
2008
2009
T