Đồ án Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Qui Nhơn tỉnh Bình Định nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái

MỤC LỤC

 

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

 

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI 4

2.1. Khái niệm khu đô thị sinh thái 4

2.2. Tổng quan các mô hình quản lý đô thị theo hướng khu đô thị sinh thái 4

2.2.1.Mô hình khu đô thị cũ cải tạo thành khu đô thị mới 4

2.2.2. Mô hình khu đô thị sinh thái xây dựng mới 5

2.3. Các tiêu chí qui hoạch khu đô thị sinh thái 5

2.4. Mô hình làng sinh thái trong khu đô thị 7

2.5. Mô hình khu dô thị sinh thái thành công 7

2.5.1. Trên thế giới 7

2.5.2.Ở Việt Nam 8

 

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ QUI NHƠN 11

3.1 Đặc điểm địa lí 11

3.1.1 Vị trí địa lí 11

3.1.2 Đặc điểm địa hình 12

3.1.3 Đặc điểm địa chất 12

3.1.4 Đặc điểm khí hậu 12

3.1.4.1 Nhiệt độ không khí 12

3.1.4.2 Lượng mưa 13

3.1.4.3 Độ ẩm 14

3.1.4.4 Khả năng bốc hơi 14

3.1.4.5 Lượng mây 14

3.1.4.6 Nắng 14

3.1.4.7 Gió 14

3.1.4.8 Các loại thời tiết đặc biệt 14

3.1.5 Mạng lưới thủy văn và chất lượng nước mặt 15

3.1.5.1 Chế độ thủy triều 15

3.1.5.2 Thủy vực sông 15

3.1.5.3 Các hồ ở Qui Nhơn 15

3.1.5.4 Chất lượng nước sông và biển 15

3.1.5.5 Tài nguyên hệ động thực vật và khu cư trú tự nhiên 16

3.2 Điều kiện Kinh tế- Xã hội 16

3.2.1 Tình hình phát triển Kinh tế 16

3.2.1.1 Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) 16

3.2.1.2 Thương mại và Dịch vụ 17

3.2.1.3 Giao thông vận tải 17

3.2.1.4 Du lịch 18

3.2.1.5 Nông nghiệp- Thủy sản 18

3.2.2 Tình hình phát triển Xã hội 19

3.2.2.1 Tình hình dân số 19

3.2.2.2 Tình hình xã hội 20

 

Chương 4: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUI NHƠN

4.1 Hiện trạng môi trường nước 22

4.1.1 Tình hình thóat nước và xử lí nước thải tại thành phố Qui Nhơn 22

4.1.1.1 Hệ thống thoát nước 22

4.1.1.2 Tình trạng các hồ tự nhiên 22

4.1.1.3 Tình trạng ngập lụt 22

4.1.1.4 Hệ thống cống và xử lí nước thải 23

4.1.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước 24

4.1.2.1 Chất lượng môi trường nước năm 2008 25

4.1.2.2 Chất lượng môi trường nước năm 2009 25

4.1.3 Đánh giá chung hiện trạng môi trường nước thành phố Qui Nhơn 34

4.2 Hiện trạng môi trường không khí 34

4.2.1 Chất lượng môi trường không khí năm 2008 34

4.2.2 Chất lượng môi trường không khí năm 2009 38

4.2.3 Đánh giá chung hiện trạng môi trường không khí thành phố Qui Nhơn

4.3 Hiện trạng quản lí chất thải rắn 41

4.3.1 Tình hình thu gom và xử lí chất thải rắn trên địa bàn thành phố Qui Nhơn

4.3.1.1 Chất thải sinh hoạt 41

4.3.1.2 Chất thải y tế 41

4.3.1.3 Chất thải công nghiệp 42

4.3.1.4 Chất thải khác 42

4.3.1.5 Tình trạng của bãi rác Long Mỹ hiện hữu 42

4.3.2 Hiện trạng quản lí chất thải rắn 42

6.3.3 Đánh giá chug về hiện trạng quản lí chất thải rắn tại thành phố Qui Nhơn

6.4 Đánh giá chung hiện trạng môi trường thành phố Qui Nhơn 44

6.4.1. Những mặt đạt được 44

6.4.2 Những mặt chưa đạt 45

 

 

 

 

 

Chương 5: CÔNG TÁC QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUI NHƠN 47

5.1 Công tác quản lí môi trường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn 47

5.1.1 Công tác tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lí môi trường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn 47

5.1.2 Hiện trạng quản lí môi trường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn 48

5.1.2.1 Thực trạng vệ sinh môi trường thành phố Qui Nhơn 48

5.1.2.2 Tình hình quản lí môi trường tại Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố 49

5.1.2.3 Tình hình quản lí khai thác tài nguyên môi trường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn 51

5.1.3 Đáng giá hiện trạng môi trường ở thành phố Qui Nhơn 52

5.1.3.1. Những thuận lợi 52

5.1.3.2.Những khó khăn 52

5.1.3.3. Những mặt đạt được 52

5.1.3.4. Những mặt chưa đạt 53

5.1.3.5. Một số điềm ô nhiễm còn tồn tại ở thành phố Qui Nhơn 53

5.2 Phân tích ưu, nhược điểm của công tác quản lí môi trường thành phố Qui Nhơn 54

5.2.1 Ưu điểm 54

5.2.2 Nhược điểm 54

 

Chương 6: XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUI NHƠN THEO HƯỚNG KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI

6.1 Qui hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội thành phố Qui Nhơn đến năm 2020

6.1.1 Phạm vi điều chỉnh qui họach thành phố 56

6.1.2 Thiết kế thành phố 58

6.1.3 Quy mô dân số 58

6.1.4 Quy mô đất đai 58

61.5 Định hướng tổ chức không gian 58

6.1.5.1 Cơ cấu sử dụng đất và phân vùng chức năng 58

65.1.5.2 Qui họach kiến trúc và bảo vệ cảng quan thiên nhiên 60

6.5.1.6 Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 61

6.1.6.1 Về giao thông 62

6.1.6.2 San nền, thoát nước 62

6.1.7 Quy họach giai đọan đợt đầu 2010 63

 

6.1.7.1 Đầu tư khai thác, cải tạo khu đô thị cũ 63

6.1.7.2 Đầu tư xây dựng các khu mở rộng 63

6.1.7.3 Các dự án hạ tầng cơ sở 63

5.1.7.4 Các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng 64

6.2. Xây dựng các giải pháp quản lí môi trường thành phố Qui Nhơn 64

6.2.1 Các giải pháp đối với các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường thành phố

6.2.1.1 Đối với cơ quan quản lí cấp Trung Ương 64

6.2.1.2 Đối với cơ quan quản lí thành phố 65

6.2.2 Các giải pháp cụ thể cải thiện môi trường thành phố 68

6.2.2.1 Giải pháp xử lí nước thải tập trung cho thành phố 68

6.2.2.2 Giải pháp thoát nước cho thành phố 69

6.2.2.3 Giải pháp xây dựng mô hình qủn lí chất thải rắn cho thành phố 70

5.2.2.4 Giải pháp cải thiện môi trường không khí cho thành phố 72

6.2.2.5 Các giải pháp cải thiện môi trường đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Qui Nhơn 73

6.2.2.6 Giải pháp xây dựng mô hình Khu công nghiệp thân thiện môi trường cho các khu công nghiệp đang họat động trên thành phố Qui Nhơn 77

6.2.2.7 Giải pháp tăng cường công tác giám sát chất lượng môi truờng thành phố

6.2.2.8 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân thành phố 80

6.3. Định hướng qui hoạch thành phố Qui Nhơn theo hướng đô thị sinh thái

80

 

Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Qui Nhơn tỉnh Bình Định nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
88 70 3 Áp suất mbar 1013 1010 1007 4 Tốc độ gió m/s 0,4 0 0,6 5 Hướng gió E SE 6 Bụi lơ lửng mg/m3 0,51 0,67 0,61 0,3 7 SO2 mg/m3 0,089 0,287 0,006 0,35 8 NO2 mg/m3 0,010 0,036 0,007 0,2 9 CO mg/m3 2,240 1,800 0,860 30 C_NO_24 C_NO_24 C_NO_24 C_NO_24 TCVN 5949-1995 Laeq dBA 73,8 78,5 81,8 70 Lamax dBA 87,6 91,6 92,4 70 La50 dBA 61,5 70,8 65,7 70 (Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2008) Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng khí thải khu đô thị tại một số nơi của thành phố Qui Nhơn năm 2008 cho thấy chất lượng khí thải khu đô thị có nồng độ bụi và tiếng ồn trong một số lần quan trắc cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Do quá trình đô thị hóa làm gia tăng lượng phương tiện giao thông thải ra một lượng lớn khói thải và bụi vào môi trường không khí thành phố. 4.2.2. Chất lượng môi trường không khí năm 2009: a) Khí thải công nghiệp: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường khí thải KCN Thành phố Qui Nhơn năm 2009 được trình bày trong các bảng sau: Bảng 22: Chất lượng môi trường không khí KCN Nhơn Hội thành phố Qui Nhơn năm 2009 TT Thông số Đơn vị đo Vị trí lấy mẫu TCVN 5937-2005 Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV C_AI_33 C_AI_33 C_AI_33 C_AI_33 1 Nhiệt độ không khí Độ C 28,6 31,2 32,4 2 Độ ẩm % 76 70 71 3 Áp suất mbar 1013 1011 1009 4 Tốc độ gió m/s 0,6 1,2 0,8 5 Hướng gió NW NW SE 6 Bụi lơ lửng Mg/m3 0,56 0,49 0,38 0,3 7 SO2 mg/m3 0.031 0,049 0,005 0,35 8 NO2 mg/m3 0,019 0,019 0,007 0,2 9 CO mg/m3 3,029 1,005 1,79 1,765 Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2009 Bảng 23: Chất lượng môi trường không khí KCN Phú Tài thành phố Qui Nhơn năm 2009 TT Thông số Đơn vị đo Vị trí lấy mẫu TCVN 5937-2005 Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV C_AI_35 C_AI_35 C_AI_35 C_AI_35 1 Nhiệt độ không khí Độ C 30,4 34,7 33,8 2 Độ ẩm % 67 58 65 3 Áp suất mbar 1012 1007 1009 4 Tốc độ gió m/s 1,8 1,2 1,7 5 Hướng gió NE SW  SE 6 Bụi lơ lửng mg/m3 0,24 0,15 0,21 0,3 7 SO2 mg/m3 0,023 0,064 0,003 0,35 8 NO2 mg/m3 0,018 0,008 0,005 0,2 9 CO mg/m3 1,397 1,280 0,71 30 (Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2009) Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng khí thải KCN tại hai KCN Nhơn Hội và Phú Tài thành phố Qui Nhơn năm 2009 cho thấy chất lượng khí thải KCN có nồng độ bụi tại KCN Nhơn Hội trong một số lần quan trắc cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Do sự phát triển, mở rộng của các KCN, hàng loạt các nhà máy mọc lên nên trong quá trình sản xuất gây ra nhiều khí thải hơn các năm trước làm gia tăng mức độ ô nhiễm ở các KCN. Đồng thời kết hợp với quá trình các nhà máy đang trong giai đoạn xây dựng mở rộng qui mô sản xuất. Khí thải đô thị: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường khí thải khu đô thị Thành phố Qui Nhơn năm 2009 được trình bày trong các bảng sau: Bảng 24: Chất lượng môi trường không khí tại phường Quang Trung thành phố Qui Nhơn năm 2009 TT Thông số Đơn vị đo Vị trí lấy mẫu TCVN 5937-2005 Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV C_AI_38 C_AI_38 C_AI_38 C_AI_38 1 Nhiệt độ không khí Độ C 29,4 29,6 29,8 2 Độ ẩm % 74 72 78 3 Áp suất mbar 1014 1010 1010 4 Tốc độ gió m/s 0,8 0,3 1,1 5 Hướng gió NE NE SE 6 Bụi lơ lửng mg/m3 0,29 0,31 0,25 0,3 7 SO2 mg/m3 0,019 0,064 0,009 0,35 8 NO2 mg/m3 0,021 0,016 0,006 0,2 9 CO mg/m3 2,240 1,600 1,97 30 10 TCVN 5937 - 2005 Laeq dBA 63,6 64,8 74,3 70 Lamax dBA 74,8 68,3 78,7 70 La50 dBA 60,1 58,2 65 70 Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2009 Bảng 24: Chất lượng môi trường không khí tại phường Lê Hồng Phong thành phố Qui Nhơn năm 2009 TT Thông số Đơn vị đo Vị trí lấy mẫu TCVN 5937-2005 Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV C_AI_37 C_AI_37 C_AI_37 C_AI_37 1 Nhiệt độ không khí Độ C 27,9 30,0 28 2 Độ ẩm % 83 74 78 3 Áp suất mbar 1013 1011 1009 4 Tốc độ gió m/s 1,6 0,8 0,7 5 Hướng gió NE E SE 6 Bụi lơ lửng mg/m3 0,62 0,56 0,39 0,3 7 SO2 mg/m3 0,041 0,077 0,007 0,35 8 NO2 mg/m3 2,240 1,600 1,97 0,2 9 CO mg/m3 30 TCVN 5949-1995 Laeq dBA 73,8 71,6 70,6 70 Lamax dBA 87,5 74,0 70,6 70 La50 dBA 65,5 66,2 62,1 70 Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường Bình Định, năm 2009 Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng khí thải khu đô thị tại một số nơi của thành phố Qui Nhơn năm 2009 cho thấy chất lượng khí thải khu đô thị có nồng độ bụi và tiếng ồn trong một số lần quan trắc cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Do quá trình đô thị hóa phát triển gắn liền với quá trình xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng thành phố,các công trường xây dựng mọc lên càng nhiều làm phát sinh bụi và tiếng ồn trong quá trình xây dựng. Kết hợp với lượng phương tiện giao thông gia tăng đáng kể làm phát sinh lượng khói thải đáng kể. 4.2.3. Đánh giá chung hiện trạng môi trường không khí thành phố Qui Nhơn: Vẫn còn tình trạng chưa kiểm soát chặt chẽ việc xả thải không khí ra môi trường xung quanh ở các nhà máy trong KCN Nhơn Hội và KCN Phú Tài nên tình trạng ô nhiễm ở 2 KCN này ngày càng gia tăng. Việc kiểm soát khí thải công nghiệp trong các KCN chưa được chặt chẽ dẫn đến tình trạng xả thải khí thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn ra không khí xung quanh ngày càng gia tăng . Lượng phương tiện giao thông thành phố trong những năm gần đây gia tăng đáng kể nên tình trạng kẹt xe trong giờ cao điểm ngày càng nhiều nhất là các tuyến đường lớn như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ… Nhiều trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà hàng khách sạn… mọc lên làm gia tăng tiếng ồn trong thành phố. Việc quan trắc chất lượng không khí chưa được tiến hành rộng rãi., chỉ thực hiện ở những vị trí nhạy cảm nên việc quản lý chất lượng không khí thành phố chưa được tốt. Vấn đề khai thác gây ra lượng bụi lớn gây ô nhiễm môi trường tại khu vực núi Hòn Chà thuộc hai khu vực phường Bùi Thị xuân và Trần Quang Diệu chưa được giải quyết triệt để. 4.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn: 4.3.1. Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Qui Nhơn: 4.3.1.1. Chất thải sinh hoạt: Hiện nay, dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu chỉ cung cấp cho các tuyến đường chính của thành phố, trong khi đó việc thu gom chất thải ở các khu vực nhỏ hơn hoặc ngõ hẻm chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp do việc tiếp cận bị giới hạn. Kết quả là người dân ở các khu vực không có dịch vụ phải dùng cách đốt, chôn hoặc để xả chất thải tự do ra ngoài bãi biển, sông hoặc các kênh lộ thiên. Lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay thu gom mỗi ngày của 16 phường trong thành phố Qui Nhơn vào khoảng 366m3/ngày. Dựa theo báo cáo NCTKT, thành phần chất thải rắn của Qui Nhơn được thể hiện trong bảng có thể cho thấy những cơ hội quan trọng để giảm thiểu khối lượng chất thải rắn hiện tại và dự báo lượng chất thải rắn trong tương lai, đặt biệt là những vật liệu có thể tái chế và chất hữu cơ. Lượng xà bần từ xây dựng rõ ràng được thu gom như một dịch vụ công cộng sẽ phải được rà xét đặc biệt do những vật liệu này không thích hợp cho việc thu gom bằng những xe cuốn ép rác đề xuất. Hiện vẫn chưa có báo cáo nào về sự tham gia của tư nhân trong công tác thu gom chất thải rắn. Bảng 26: Thành phần chất thải rắn thành phố Qui Nhơn năm 2008 STT Thành phần % Lượng chất thải của mẫu Hộ gia đình Lẫn lộn Nhà hàng 1 Chất hữu cơ 60,80 48,95 53,55 2 Xương/Gốm sứ 0,65 1,35 2,75 3 Giấy loại 3,32 2,88 3,46 4 Vải, giẻ rách 2,06 1,52 1,25 5 Nhựa 5,82 5,35 3,66 6 Da, Cao su 3,30 2,40 1,78 7 Kim loại 2,65 4,23 4,54 8 Thủy tinh 2,20 4,02 3,45 9 Khác 19,2 29,32 25,56 10 Tổng cộng 100 100 100 Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Qui Nhơn, năm 2008 4.3.1.2. Chất thải y tế: Chất thải y tế hầu hết ở các bệnh viện trong tỉnh và trung tâm y tế huyện đã được thu gom và đưa đến xử lý tại lò đốt chất thải y tế nguy hại tại bệnh viện Lao. Tuy nhiên, rác thải tại nhiều trung tâm y tế huyện, các cơ sở y tế tư nhân trong tỉnh chưa được thu gom. Tại lò đốt chất thải y tế bệnh viện Lao, chưa có phương tiện làm lạnh nào để trữ một cách an toàn chất thải y tế được URENCO thu gom và vận chuyển. Hiện nay Công ty URENCO chưa có thiết bị vận chuyển và lưu chứa chuyên dụng cho chất thải nguy hại nên dễ phát sinh sự cố, dịch bệnh. 4.3.1.3. Chất thải công nghiệp: Cho đến thời điểm hiện nay thành phố chưa có sự kiểm kê hoặc phân loại nào đối với nguồn rác thải công nghiệp trong thành phố. Hiện nay, các chất thải công nghiệp được thu gom và chôn lấp một cách đơn giản cùng với các rác thải khác. Do đó, có thể nói vấn đế rác thải công nghiệp đang là một trong những áp lực lớn đối với môi trường thành phố hiện nay mà chưa được giải quyết đúng mực. Riêng vấn đề rác thải công nghiệp từ các doanh nghiệp không nằm trong các khu công nghiệp thì việc thu gom và xử lý hết sức tùy tiện, một số đơn vị có thể chôn lấp trong khuôn viên nhà máy, một số doanh nghiệp hợp đồng với các cá nhân thu gom đổ rác bừa bãi hoặc đốt rác thải gây nhiều khiếu kiện trong các khu dân cư lân cận các doanh nghiệp. Ở Qui Nhơn, cho đến hiện nay việc Quản lý Chất thải rắn nguy hại đã không được thực hiện đúng hoặc không tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia. Về khối lượng rác thải công nghiệp tuy không nhiều nhưng thành phần chất thải cũng đa dạng gồm đủ các loại ngành nghề như : hóa chất, cơ khí,chế biến gỗ, thực phẩm, sơn, thuốc bảo vệ thực vật 4.3.1.4. Các chất thải khác: Hiện nay URENCO quản lý một số chất thải như: chất thải xây dựng, chất thải do dọn bãi biển, chất thải sinh ra do các cơn bão nhiệt đới và chất thải từ các con tàu cập cảng tại thành phố. 4.3.1.5. Tình trạng của bãi rác Long Mỹ hiện hữu: Hiện nay, tất cả các chất thải rắn đô thị do URENCO quản lý đều được đổ tại bãi rác Long Mỹ, xã Phước Mỹ, thành phố Qui Nhơn, các trung tâm thành phố 22km về phía Tây. Bãi chôn lấp này được đưa vào hoạt động từ tháng 6 năm 2001 và cho tới thời điểm này có khoảng 1 hecta đất được sử dụng cho bãi chôn lấp này (Ô số 1). Việc đóng cửa hoạt động ở ô 1 chưa được bắt đầu do tất cả chất thải ở đây (cao tới 10m so với mặt đất) vẫn để lộ thiên. Được biết Ô số 1 tại bãi rác này không có hệ thống lớp lót bên trong hoặc không có hệ thống thu gom nước rỉ rác tại móng của ô. Nước rỉ rác từ ô 1 của bãi rác Long Mỹ được tập trung tại 1 hồ chứa không được thiết kế trạm xử lý hợp lý và không có lớp lót ở đáy. 3.3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn: Hiện trạng quản lý chất thải rắn Thành phố Qui Nhơn có thể được đánh giá qua 4 khâu chủ yếu sau: Phân loại và tồn trữ tại nguồn; Thu gom, trung chuyển và vận chuyển; Xử lý; Chôn lấp. Phân loại và tồn trữ tại nguồn: Qua khảo sát thực tế tại một số phường tại địa bàn thành phố Qui Nhơn cho thấy hiện nay, công tác phân loại tồn trữ riêng CTRCN và CTRSH đã được quan tâm. Đặc biệt là vấn đề phân loại CTRCN không nguy hại và CTRCN nguy hại cũng đã được quan tâm hơn trước.Chất thải rắn được phân loại chủ yếu dựa vào khả năng tái sinh, tái sử dụng và tái chế của chúng (dựa vào giá trị của chúng). Các loại chất thải có thể bán được như thùng carton, bao bì, nhựa, giấy, kim loại, nguyên liệu tái sinh,…được phân loại riêng và được các đơn vị dịch vụ hoặc tư nhân bên ngoài mua về để tái chế sử dụng. Các chất thải không còn khả năng tái sử dụng và chất thải sinh hoạt được thu gom tập trung theo từng khu vực chờ công ty dịch vụ đến thu gom. Thu gom, trung chuyển và vận chuyển: Hiện tại trên địa bàn thành phố Qui Nhơn chưa trạm trung chuyển rác nào . Hầu hết các phường trong địa bàn thành phố phải ký hợp đồng với các công ty dịch vụ đến thu gom và xử lý. Việc thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Qui Nhơn do Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Qui Nhơn (URENCO) đảm nhận. Xử lý: Tính đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố Qui Nhơn chưa có trạm xử lý CTR. Phương pháp xử lý chủ yếu là đốt, cố định – hóa rắn. Chôn lấp: Hiện nay trên địa bàn thành phố Qui Nhơn cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước đều chưa có bãi chôn lấp CTRCN nào. 4.3.3. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý CTR thành phố Qui Nhơn: Việc xây dựng hệ thống quản lý riêng đối với CTR tại các phường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn chưa được thực hiện tốt. Nguồn phát sinh CTR tại các phường chưa được quản lý chặt chẽ dẫn đến hiện tượng thu gom chung CTRSH và CTRCN. Việc điều tra, quản lý dữ liệu về khối lượng và thành phần CTR phát sinh tại các phường hầu như chưa thực hiện được tốt. Các số liệu quản lý trước đây (trước năm 2005) chỉ mang tính lý thuyết do công tác điều tra chỉ dựa vào các hồ sơ môi trường. Cho đến nay công tác điều tra khối lượng CTR phát sinh cũng được triển khai ở một số phường trên địa bàn thành phố . Tuy nhiên số liệu cung cấp cũng chưa phản ánh đúng thực tế khối lượng CTR phát sinh. Chưa có phường nào trong địa bàn thành phố thực hiện một cách có hệ thống công tác lưu trữ, thu gom và vận chuyển CTR đặc biệt là CTR nguy hại. Thùng chứa và khu vực lưu trữ chất thải tại đa số các khu vực tập trung rác thải theo từng khu vực của các phường chưa được quy định cụ thể. Dịch vụ thu gom chất thải rắn cho đến nay chỉ cung cấp cho các tuyến đường lớn còn các khu vực nhỏ, các ngõ hẻm vẫn chưa được trang bị đầy đủ. Hiệu quả thu gom thấp do thiếu thiết bị thích hợp cho việc thu gom và vận chuyển , thiếu thiết bị và trạm sửa chữa bảo dưỡng cho xe cộ và thiết bị thu gom. Rác thải sau khi thu gom được thải loại tại bãi chôn lấp Long Mỹ, hiện có một ô đang được vận hành như một bãi rác lộ thiên, ô chôn lấp này chưa được xây dựng và vận hành đảm bảo các yêu cầu qui định hiện hành nên đã gây ô nhiễm môi trường. Các ô số 2 và 3 theo báo cáo được xây dựng mới dựa theo thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh mới. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trong những phường nội thành vẫn còn thấp (85% khu đô thị và 60% khu ngoại ô). Một số hộ không được thu gom rác vẫn sử dụng cách không chính thức đổ rác lộ thiên. Vẫn còn tình trạng xả thải rác tự do ra ngoài biển, sông, hồ, các kênh lộ thiên trong nhân dân.Do ý thức của người dân chưa được nâng cao trong việc ý thức bảo vệ môi trường. Nhìn chung hệ thống quản lý CTR tại thành phố Qui Nhơn hiện nay chưa được tốt lắm, vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Trong tương lai, với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng như hiện nay, việc thành lập và đưa vào sử dụng hệ thống quản lý CTR theo công nghệ tiên tiến, hiện đại là một vấn đề cần thiết, đáng quan tâm để ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường do CTR gây ra. 4.4. Đánh giá chung hiện trạng môi trường thành phố Qui Nhơn: Nhìn chung hiện trạng môi trường thành phố Qui Nhơn gồm có những mặt đạt được kết quả tốt và chưa tốt như sau: 4.4.1. Những mặt đạt được: Hệ thống thoát nước thành phố đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu thoát nước cho thành phố trong những năm gần đây. Nhìn chung chất lượng môi trường nước thành phố Qui Nhơn chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chất lượng nước mặt và nước ngầm tuy có các chỉ tiêu quan trắc cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng nhìn chung thì cũng chưa có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng lắm. Nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt của thành phố nhìn chung đã được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường tự nhiên. Chất lượng môi trường không khí thành phố nhìn chung chưa bị ô nhiễm lắm. Chỉ tập trung ở các KCN mới đưa vào hoạt động những năm gần đây. Nhưng mức độ ô nhiễm cũng không nghiêm trọng. Chất lượng môi trường không khí thành phố tương đối tốt so với các khu đô thị khác trong khu vực. Hệ thống quản lý chất thải rắc thành phố trong những năm gần đây được xây dựng và hoàn thiện hơn các năm trước. Hệ thống thu gom được đầu tư cung cấp trang thiết bị đáp ứng được nhu cầu phục vụ rộng rãi hơn những năm trước. Thành phố đã được xây dựng bãi chôn lấp CTR với qui mô lớn và phù hợp với lượng chất thải rắn thải ra của thành phố trong hiện tại và tương lai. Nhìn chung hiện trạng môi trường thành phố trong những năm gần đây có những mặt đạt được kết quả tốt là do: Trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội thành phố phát trển mạnh mẽ nên chính quyền địa phương thành phố có điều kiện tốt hơn trong công tác bảo vệ môi trường thành phố. Trình độ khoa học – kỷ thuật phát triển góp phần nâng cao chất lượng quản lý và xử lý chất thải thành phố. Hệ thống quản lý môi trường thành phố được đầu tư máy móc, trang thiết bị xử lý hiện đại hơn. Thành phố đang trong tiến trình xây dựng một đô thị loại I nên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại hơn. Trong đó có hệ thống thu gom và xử lý rác thải thành phố cũng được đầu tư xây dựng nâng cấp hơn. Chính quyền thành phố tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường chặt chẽ hơn. Tiến hành tăng cường xử phạt các trường hợp gây ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó cũng tiến hành khen thưởng các trường hợp có thành tích trong công tác BVMT Ý thức của người dân được nâng cao đáng kể về công tác BVMT thông qua các chính sách, các phong trào vận động, tuyên truyền trong rộng rãi quần chúng nhân dận do chính quyền thành phố tổ chức như: các cuộc mitting hưởng ứng ngày môi trường thế giới... 4.4.2. Những mặt chưa được: Hệ thống thoát nước thành phố vẫn còn là hệ thống cống chung cho cả nước thải và nước mưa. Chưa được phân ra từng hệ thống riêng biệt cho từng loại nước thải riêng biệt. Chất lượng môi trường nước tại các hồ tự nhiên là nơi lưu trữ lượng nước xả thải của thành phố có một số nơi bị ô nhiễm do lượng nước xả thải tại các KCN, KDC trong khu vực đó chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải vào môi trường tự nhiên. Vẫn còn tình trạng ngập lụt ở các khu vực có địa hình thấp trên địa bàn thành phố do hệ thống cống thoát nước chưa đáp ứng lượng nước cần thoát khi xảy ra lũ lụt, mưa bão. Tại các KCN vẫn còn tình trạng xả thải bừa bãi khí thải ra môi trường xung quanh của các CSSX trong KCN do sự quản lý chưa chặt chẽ của BQL các KCN. Hệ thống thu gom chất thải rắn thành phố chưa hoạt động hiệu quả do thiếu trang thiết bị và kỷ thuật. Hiện nay tại thành phố Qui Nhơn việc quản lý CTRNH vẫn chưa được quan tâm, vẫn còn tình trạng thu gom chung CTRNH và CTR không nguy hại. Nhìn chung hiện trạng môi trường thành phố trong những năm gần đây có những mặt chưa được tốt là do: Tốc độ đô thị hóa của thành phố ngày càng mạnh mẽ kéo theo đó là sự gia tăng của các KCN, KDC làm cho lượng rác thải của thành phố thải ra càng gia tăng, dẫn đến việc kiểm soát lượng rác phát sinh của thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu. Công tác thanh tra, giám sát chất lượng môi trường chưa được thực hiện thường xuyên do chi phí đầu tư cho công tác BVMT thành phố còn hạn chế. BQL các KCN, CCN chưa thực sự quan tâm đến công tác BVMT tại các KCN,CCN mình. Ý thức BVMT của người dân tuy đã được nâng cao nhưng vẫn còn hạn chế. Tập quán xả rác bừa bãi ra môi trường tự nhiên vẫn còn tồn tại trong nhân dân. Chương 5: CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUI NHƠN 5.1.Công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn: 5.1.1. Công tác tổ chức thực hiện BVMT của các cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn: Căn cứ qui định của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản pháp qui khác. Phòng Tài Nguyên & Môi Trường thành phố được giao nhiệm vụ tham mưu với UBND thành phố Quản lý Nhà nước trên lĩnh vực môi trường từ đầu năm 2005 đến nay. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. Trong thời gian qua, phòng Tài nguyên & Môi Trường đã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành kế hoạch số: 26/KH – UBND ngày 16/9/2006 về công tác BVMT trên địa bàn thành phố Qui Nhơn từ nay đến năm 2010 và sau khi Luật môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006, được sự quan tâm của UBND Thành phố tháng 12/2006 Phòng Tài Nguyên & Môi trường phố hợp với Sở Tài Nguyên & Môi trường tổ chức tập huấn triển khai Luật Bảo vệ môi trường tại thành phố cho cán bộ các phòng ban và UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố Qui Nhơn. - Ban hành các công văn hướng dẫn các nội dung qui định về BVMT đối với UBND các phường, xã. - Ban hành văn bản các biện pháp BVMT đối với các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. - Phối hợp với Hội Nông dân thành phố xây dựng qui chế phối hợp trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực Tài nguyên và môi trường. - Thực hiện Luật BVMT, Phòng Tài Nguyên & Môi trường đã tham mưu cho UBND thành phố ký xát nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường cho 88 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài KCN,CCN trên địa bàn thành phố Qui Nhơn đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục pháp lý về môi trường cho các cơ sở. - Tham gia với các ngành của Tỉnh, Sở Tài Nguyên & Môi Trường thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân phản ánh các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp. - Phòng Tài Nguyên & Môi Trường phối hợp Cảnh sát Môi trường Công an thành phố và các phòng ban, UBND các phường , xã giải quyết đơn thư khiếu nại của các hộ dân phản ánh các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường cụ thể như sau: Năm 2004: nhận 7 đơn, đã giải quyết theo thẩm quyền 5 đơn và chuyển phường xử lý 2 đơn. Năm 2005: nhận 5 đơn, giải quyết theo thẩm quyền 3 đơn và chuyển phường xử lý 2 đơn. Năm 2006: nhận 20 đơn, đã giải quyết theo thẩm quyền 17 đơn, chuyển phường xử lý 1 đơn và 2 đơn chưa giải quyết. Năm 2007: nhận 28 đơn, đã giải quyết 26 đơn và chuyển phường xử lý 2 đơn. Năm 2008: nhận 25 đơn, đã giải quyết 20 đơn và chuyển phường xử lý 5 đơn. - Đối với cơ sở sản xuất nằm trong khư dân cư từ năm 2004 đến năm 2007 Phòng Tài Nguyên & Môi Trường thành phố phối hợp với các phòng ban thành phố thường xuyên thành lập đoàn kiểm tra, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã và đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường qua đó tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện đúng Luật bảo vệ môi trường đạt được kết quả như sau: Năm 2004: kiểm tra 80 DN, cơ sở SXKD, năm 2005 kiểm tra 52 DN, cơ sở SXKD và năm 2006 kiểm tra 43 DN, cơ sở SXKD từ những kết quả trên cho thấy các doanh nghiệp , cơ sở sản xuất kinh doanh đã có ý thức trong công tác BVMT. - Trong những năm qua Phòng đã chủ động tham mưu cho UBND Thành phố xây dựng kế hoạch truyền thông về BVMT. Hoạt động phổ biến nhất là tổ chức buổi mítting hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, ngày chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn và triển khai tháng hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm. 5.1.2.Hiện trạng quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Qui Nhơn: 5.1.2.1. Thực trạng VSMT thành phố Qui Nhơn: Trong những năm qua, các ngành chức năng của tỉnh và chính quyền TP Quy Nhơn đã có nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ngập úng, xử lý nước và rác thải ở nội thành Quy Nhơn; đồng thời quy hoạch diện tích đất xây dựng công viên, trồng cây xanh, tạo môi trường cảnh quan thông thoáng, để diện mạo TP Quy Nhơn ngày càng xanh – sạch – đẹp hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện các phần việc nói trên chưa đồng bộ và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Đáng quan tâm nhất là vấn đề thoát nước thải của thành phố. Trên địa bàn TP Quy Nhơn hiện có trên 100 km đường có hệ thống ống cống, mương thoát nước được đầu tư xây dựng từ lâu, nhiều lần nâng cấp, sửa chữa, song không đồng bộ, qua thời gian sử dụng đến nay đã bị xuống cấp; nhiều cống nước bị hư hỏng, rác thải và bùn đất bồi lấp nhiều nên khi gặp mưa lớn không tiêu thoát kịp; nhiều tuyến đường ở nội thành Quy Nhơn thường bị ngập úng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông. Bảng 27: Tóm tắc tải lượng ô nhiễm vào hồ Thị Nại năm 2008 BOD5 (kg/ngày) COD (kg/ngày) TN (kg/ngày P2O5 (kg/ngày) Coliform (mil.microbes/ngày) Lúc trước 1.351,08 2.252,81 315,25 76,57 11.258,000 Hiện nay 1.801,08 3.001,81 420,25 102,07 15.008,000 Mức gia tăng 450,00 749,00 105,00 25,50 3.750.000 % gia tăng 33 33 33 33 33 Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Bình Định năm 2008 Việc quy hoạch hệ thống thoát nước của thành phố còn nhiều bất cập, một số người dân lấn chiếm đường phân lũ để xây nhà trái phép nên khi có mưa lớn nước không có đường thoát, gây sập nhà, hư hỏng nhiều công trình của Nhà nước và nhân dân. Điều đáng lo ngại là ở trên địa bàn thành phố chưa có bất kỳ sự xử lý nào trước khi nước thải được đưa thẳng xuống các hồ, đầm trong nội ô thành phố và sau đó chảy ra biển. Nước thải bẩn đã làm cho diện tích và không gian ô nhiễm ngày càng lan rộng, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe. Bảng 28: Dự báo thay đổi nồng độ ô nhiễm trong đầm Thị Nại BOD5 (mg/l) COD (mg/l) TN (mg/l) P2O5 (mg/l) Coliform (million/100ml) Lúc trước 0,027 0,045 0,006 0,002 0,022516 Hiện tại 0,036 0,060 0,008 0,002 0,030016 Gia tăng 0,009 0,020 0,002 0 0,0075 % gia tăng 33 33 33 0 33 Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Bình Định năm 2008 Mặt khác, do ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) của một số doanh nghiệp và một bộ phận dân cư trên địa bàn thành phố còn thấp,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDANTTN~1.DOC
  • docDANHMC~1.DOC
  • docDANHMC~2.DOC
  • docDANHMC~3.DOC
  • docLICMON~1.DOC
  • dwgLIEU PHIEU PHIEU 2.dwg
  • docLIMDU~1.DOC
  • docMCLC(M~1.DOC
  • docPHLC~1.DOC
  • docTAILIU~1.DOC
Tài liệu liên quan